Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá phương pháp khâu ép niêm mạc cố định trong phẫu thuật vách ngăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.23 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP KHÂU ÉP NIÊM MẠC CỐ ĐỊNH
TRONG PHẪU THUẬT VÁCH NGĂN
Nguyễn Thanh Tâm*, Trần Anh Tuấn*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá phương pháp khâu ép niêm mạc cố định trong phẫu thuật vách ngăn mũi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu trên 90 bệnh nhân vẹo vách ngăn
chia làm 3 nhóm cố định niêm mạc mũi theo 3 cách khác nhau tại Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2 từ tháng
7/2014 đến tháng 7/2015.
Kết quả: Tuổi bệnh nhân từ 16 đến 59, nam (62,2%), nữ (37,8%). Phương pháp khâu cố định có ưu điểm
vượt trội hơn nhét meche hay mecrocell. Sau phẫu thuật khâu cố định bệnh nhân không cảm giác căng nặng ở
mũi, không thở khó, không chảy nước mắt, ... có khác biệt với hai phương pháp nhét meche và mecrocell với
(p<0,001). Tuy nhiên thời gian khâu ép (trung bình 15,86 phút) dài hơn so với nhét meche (3,96 phút), mecrocell
(3,45 phút ). Dùng mecrocell cố định thì dịch mũi ít chảy nhất so với 2 phương pháp còn lại có sự khác biệt với
(p<0,05).
Kết luận: Qua kết quả trên chúng tôi thấy cả ba phương pháp cố định sau phẫu thuật vách ngăn lành như
nhau. Tuy nhiên khâu niêm mạc cố định giúp người bệnh giảm bớt rất nhiều biến chứng và giảm được chi phí cho
người bệnh. Đây là phương pháp thực sự hữu ích.
Từ khóa: phương pháp khâu ép niêm mạc, phẫu thuật vách ngăn mũi.

ABSTRACT
EVALUATION METHODS FIXED STITCH MUCOSA IN NASAL SEPTUM SURGERY
Nguyen Thanh Tam, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 95 - 101
Objective: Assessment methods fixed stitch mucosa in nasal septum surgery.
Population and study methods: Designed prospective intervention study on 90 patients septum divided
into 3 groups, Fixed nasal mucosa by 3 different ways in university hospitals unit 2 from 7/2014 to 7/2015.


Results: Patients age 16 to 59, male( 62.2 %), female( 37.8 %). Fixed stitching method advantages over
stuffed meche or mecrocell. After surgery the patients who were fixed stitching felt no heavy tension in the nose,
no breathing, no tears, ... no difference with the two methods stuffed meche and mecrocell with (p < 0.001). But
time presses stitching (average 15.86 minutes) longer than the stuffed meche (3.96 minutes), mecrocell (3.45
minutes). Use the nasal fixed mecrocell less flowing than remaining two methods with (p <0.05).
Conclusion: Through our results show all three methods do similar nasal septum healing. However, method
fixed stitch mucosa helps greatly reduce disease complications and reduce costs for patients. This method is really
useful.
Keywords: Methods fixed stitch mucosa, nasal septum surgery.
và được cải tiến dần khoảng 1 thế kỷ nay. Sau
ĐẶT VẤN ĐỀ
phẫu thuât cố định vách ngăn mũi bằng nhiều
Phẫu thuật vách ngăn điều trị đã có từ rất lâu
phương pháp khác nhau như: viên tăm bông,
* Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: Ths.BS Nguyễn Thanh Tâm

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

ĐT: 0988.869.275

Email:

95


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015


meche, mecrocell…. Mỗi kỹ thuật đều có ưu và
khuyết điểm khác nhau.

sống mũi và có ảnh hưởng lớn đến sự lưu thông
không khí qua mũi(6, 9).

Với phương pháp nhét chặt mũi để cố định
nhận thấy: bệnh nhân đau nhiều ở mũi, nhức
đầu, tắc nghẽn đường thở, rối loạn chức năng
vòi nhĩ… và cả ảnh hưởng lên lông chuyển của
niêm mạc mũi. Sau khi rút mũi thoáng, người
bệnh mới cảm giác dễ chịu trở lại.

Vẹo vách ngăn có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, vẹo VN có ảnh hưởng đến chức
đường hô hấp, ảnh hưởng đến sự thông khí
mũi xoang mới cần can thiệp phẫu thuật. Theo
Guya Settipane, có khoảng 20% dân số vẹo
vách ngăn mũi, trong đó khoảng 1/4 phải sữa
chữa lại vách ngăn(1,2), tức 5% dân số trong
cộng đồng, ở nghiên cứu của Nguyễn Văn
Đức thì ít hơn 3%(8).

Để giảm bớt những khó chịu người bệnh găp
phải, rút ngắn thời gian nằm viện cũng như chi
phí điều trị chúng tôi thực hiện phương pháp
khâu cố định vách ngăn sau phẫu thuật mà
không dùng vật liệu nhét chặt mũi hay nẹp mũi.

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá biến chứng gặp phải sau mổ của
phương pháp khâu ép cố định niêm mạc vách
ngăn.
- So sánh với phương pháp nhét meche và
mecrocell cố định niêm mạc sau phẫu thuật.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Giải phẫu mũi và sinh lý mũi

Phẫu thuật vẹo vách ngăn
- Phẫu thuật VN mũi có khoảng 300 năm
nay. Phương pháp phẫu thuật ngày càng hoàn
thiện tốt hơn. Trước đây phẫu thuật Killian thực
hiện rộng rãi trên thế giới, là phẫu thuật xén
vách ngăn vẹo dưới niêm mạc. Tuy nhiên sau
đó, các phẫu thuật viên dùng phương pháp mới
hơn là chỉnh hình vách ngăn “sửa chữa, sắp đặt
lại vách ngăn mũi” phổ biến hơn(7). Ngày nay với
sự phát triển của kỹ thuật nội soi mũi xoang, thì
nội soi cũng được ứng dụng trong chẩn đoán và
điều trị vẹo vách ngăn mũi(3).

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm những bệnh nhân được chẩn đoán vẹo
vách ngăn nhập viện phẫu thuật tại khoa Tai
Mũi Họng Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 từ tháng 7 năm 2014
đến tháng 7 năm 2015.
Hình 1: Giải phẫu vách ngăn mũi. 1.sụn tứ giác 2.

mảnh đứng xương sàng. 3. xương lá mía. 4 xương
hàm.
- Mũi được chia thành 3 phần: tháp mũi, lỗ
mũi, hốc mũi. Vách ngăn mũi là vách thẳng chia
lỗ mũi, hốc mũi ra 2 phần: bên mũi phải và trái.
Vách ngăn được cấu tạo bên ngoài là niêm mạc
kế đến lớp dưới niêm, ở giữa là sụn ở phía trước
gắn với xương ở dưới và sau. Phía trước vách
ngăn là sụn tứ giác phía sau là mảnh đứng
xương sàng gắn với xương lá mía dựng trên nền
xương hàm. VN góp phần cố định tháp mũi,

96

Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tuổi từ 18 tuổi đến 50 tuổi.
-Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán vẹo vách
ngăn qua khám lâm sàng và nội soi mũi ghi hình
lưu lại có các triệu chứng nhức đầu, nghẹt mũi…

Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có bệnh lý khác ở mũi cần can
thiệp: viêm xoang, cắt concha bullosa cuốn giữa,
đốt cuốn dưới….
- Bệnh nhân bị viêm tai giữa, viêm tai xương
chũm, rối loạn chức năng vòi nhĩ…

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
- Bệnh nhân có bệnh lý thần kinh, tim mạch,
bướu giáp…
- Không khâu cố định khi vách ngăn bị rách
nhiều (hơn 1 một nơi).
- Chẩn đoán gai vách ngăn.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu.

Xử lý số liệu
Theo phần mền SPSS.

Phương tiện sử dụng nghiên cứu
- Máy nội soi mũi xoang để chẩn đoán vẹo
vách ngăn.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật vách ngăn thông
thường.
- Đèn Clar.
- Chỉ khâu Chronic 4/0.

Các bước tiến hành
Phân loại
- Phân loại vẹo vách ngăn

Nghiên cứu Y học

+ Bóc tách niêm mạc và màng sụn ra khỏi
phần sụn- xương vẹo ở cả hai mặt của vách
ngăn.

+ Chỉnh sửa, lấy bỏ phần vẹo cho vách ngăn
thẳng.
+ Ép cố định niêm mạc hai bên vách ngăn
vào đúng vị trí giải phẫu.
-Khâu ép hay nhét cố định vách ngăn:
phẫu thuật sẽ lấy đi phần vẹo và phần liên quan
đến chỗ vẹo cần thiết. Ép niêm mạc theo phương
pháp khâu ép hay đặt meche hay mecrocell.
Khâu ép: dùng chỉ chromic 4/0 khâu và cột
điểm gần trong nơi lấy phần vách ngăn vẹo sau
đó luồn chỉ vắt gần đến ngoài thì khâu điểm thứ
2. Khâu ép điểm thứ 3 hay thứ 4 thêm dưới như
hình vẽ khi quang trường phẫu thuật rộng. Kế
tiếp dùng một đoạn meche dài khoảng 25cm
nhét tạm nhẹ nhàng qua hai bên hốc mũi để
thấm dịch. Rút meche này sau 6 giờ tính từ lúc
ngưng mổ.

+ Hình chữ “ C “.
+ Hình chữ “S”.
+ Vẹo phần trước.
+ Mào vách ngăn.
-Tổng số nghiên cứu 90 bệnh nhân chia 3
nhóm
+ Nhóm I: 30 bệnh nhân được khâu cố
định vách mũi.
+ Nhóm II: 30 bệnh nhân được nhét cố
định mũi bởi meche.
+Nhóm III: 30 bệnh nhân được nhét cố
định mũi bởi mecrocell.


Hình 2: Chỉ catgut dùng khâu và phương pháp khâu
cố định(4)

Phẫu thuật
- Tiến hành theo trình tự đúng theo các bước
phẫu thuật vách ngăn.

Nhét meche: dùng banh mũi dài đã phủ bao
cao su đưa vào trong hốc mũi. Mở banh mũi nhẹ
nhàng cho lỗ đủ rộng để nhét meche bằng kẹp
khuỷu theo kiểu đèn xếp. Thực hiện tương tự
với với bên mũi đối diện. Sau khi thực hiện
xong, cột 2 đầu ngoài của túi meche với nhau để
tránh tụt túi meche. Rút meche sau 48 giờ.

+ Bệnh nhân được gây mê nội khí quản.
+ Rạch niêm mạc ở phía trước vách ngăn.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

97


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Giới tính
Nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ 62,2% so với
37,8% (nữ).


Nhập viện
Bảng 2: Lý do nhập viện điều trị
Lí do
Nhức đầu
Nghẹt mũi
Nhức đầu và nghẹt mũi

Số lượng
10
30
50

Hình 3: Nhét meche mũi cố định trong bao

Kiểu vẹo vách ngăn

Nhét mecrocell (hình 4): sau phẫu thuật lấy
phần vẹo đưa miếng mecrocell vào hốc mũi để
cố định. Tương tự thực hiện đối với bên đối
diện. Dùng nước muối NaCl 0.9% bơm nhẹ vào
mecrocell căng lên thì niêm mạc vách ngăn được
ép cố định. Rút mecrocell sau 48 giờ.

Bảng 3: Phân loại vẹo vách ngăn
Phân loại
Hình chữ “ C ”,
Hình chữ “ S “
Veo phần trước
Mào vách ngăn


Phần trăm
11,1%
33,3%
55,6%

Số lượng
17
7
19
37

Tỷ lệ (%)
30,0%
7,8%
21,1%
41,1%

Thời gian cố định sau phẫu thuật
Bảng 4: Thời gian cố định mũi khi phẫu thuật
Thời gian(phút)
Thời gian ngắn nhất
Thời gian dài nhất
Thời gian trung bình

Khâu ép
12
20
15,86


Meche
2
6
3,97

Mecrocell
2
5
3,45

Chảy dịch mũi trước
Bảng 5: Chảy dịch mũi trước
Chảy
Số ca chảy
Số ca không chảy

Khâu ép
23
6

Meche
30
0

Mecrocell
16
15

Khó chịu ở mũi hay thở khó
Bảng 6: Cảm giác căng nặng hay thở khó

Khó chịu, thở khó
Số ca thở khó
Số ca không thở khó

Khâu ép
1
28

Hình 4: mecrocell mũi cố định vách ngăn

Ù tai

KẾT QUẢ

Bảng 7: Ù tai, nặng tai sau mổ

Tổng số 90 bệnh nhân được nghiên cứu, chia
thành 3 nhóm

Ù tai
Số ca ù tai
Số ca không ù tai

Bảng 1: số bệnh nhân được cố định trong mỗi phương
pháp

Chảy nước mắt

Nhóm
Số lượng


Khâu ép
29

Nhét meche
30

Nhét mecrocell
31

Tuổi

Khâu ép
0
29

Meche
29
1

Meche
6
24

Mecrocell
30
1

Mecrocell
2

29

Bảng 8: Chảy nước mắt sau phẫu thuật
Chảy nước mắt
Số ca chảy nước mắt
Số ca không chảy

Khâu ép Meche
0
6
29
24

Mecrocell
2
29

Bệnh nhân tuổi từ 16 đến 59 tuổi.

98

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Đau khi rút
Bảng 9:cảm giác đau khó chịu khi rút
Đau khi rút
Số ca đau khi rút
Số ca không đau


Khâu ép
0
29

Meche
30
0

Mecrocell
30
1

Nghiên cứu Y học

Theo dõi sau mổ đến sau xuất viện 3 tuần
các biến chứng: chảy máu vách ngăn, tụ máu
vách ngăn, sụp sống mũi, vách ngăn bị vẹo trở
lại thì không có trường hợp nào xảy ra ở cả 3
phương pháp cố định vách ngăn.

Hình ảnh nội trước và sau phẫu thuật ở cả 3 phương pháp
Khâu ép

Trước mổ

Sau mổ 1 tuần

Sau mổ 3 tuần


Nhét mecrocell

Trước mổ

Sau mổ 1 tuần

Sau mổ 3 tuần

Nhét meche trong bao

Trước mổ

Sau mổ 1 tuần
Sau mổ 3 tuần
cao hơn nữ (nam: 62,2%, nữ: 37,8%). Hầu hết
BÀN LUẬN
trường hợp bệnh nhân nhập viện vì nghẹt mũi
Kết quả nghiên cứu ở 3 nhóm bệnh nhân vẹo
và nhức đầu (55,6%), nghẹt mũi (33,3%), vài
vách ngăn: tuổi từ 16 đến 59 tuổi, nam chiếm tỉ lệ
trường hợp do nhức đầu (11,1%). Mào vách

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

99


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015


ngăn chiếm tỉ lệ nhiều nhất (41,1%), kế tiếp vẹo
vách ngăn phần trước (21,1%), ít nhất vẹo vách
ngăn hình chữ S (7,8%).

Thời gian thực hiện cố định niêm mạc vách
ngăn
Phương pháp khâu cố định niêm mạc thời
gian thực hiện khá lâu (trung bình 15,86 phút).
Thời gian lâu hơn so với phương pháp may cố
định của Nguyễn Kim Phong là 10 phút (5). Thời
gian tốn nhiều ở phương pháp này do cần xác
định vùng phẫu thuật, phụ thuộc vào hốc mũi
người bệnh to hay nhỏ và kỹ năng của từng
phẫu thuật viên. Đối với phương pháp nhét
meche hay mecrocell chỉ cần đưa vật dụng vào
mũi ép là được do vậy thời gian dùng ngắn hơn.
Và sự khác biệt về thời gian của phương khâu cố
định với nhét meche hay mecrocell mũi có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001)

Chảy dịch cửa mũi trước sau phẫu thuật
Cả 3 phương pháp đều gây chảy dịch sau
mổ. Không có sự khác biệt giữa phương pháp
khâu ép hay nhét meche mũi trong bao. Tuy
nhiên có sự khác giữa khâu ép với nhét
mecrocell dùng phép kiểm thống kê anova one
way với p< 0,05, nhét mecrocell thực sự ít chảy
dịch hồng ở mũi hơn.


Theo dõi thở khó, khó ăn khó uống, cảm
giác căng hay nghẹt mũi sau phẫu thuật
Đối với phương pháp khâu ép thì điều này là
ưu điểm hơn hẳn so với phương pháp nhét
meche hay dùng mecrocell dùng phép kiểm
thống kê anova one way và Turkey với p < 0,001.
Sau phẫu thuật chỉ có trường hợp bệnh nhân
nghẹt mũi nhiều trong số 29 cas mổ.

Vấn đề ù tai, nặng tai hay chảy nước mắt
sau mổ
Ở phương pháp khâu ép thì bệnh nhân
không ù tai nặng tai hay chảy nước mắt vì sau
mổ chỉ khâu cố định niêm mạc. Với phương
pháp nhét mehe hay mecrocell thì mũi bệnh
nhân bị bít chặt nên khi nhét quá chặt hay
mecrocell to hơn hốc mũi thì dẫn đến ù tai. Và sự

100

khác giữa phương pháp khâu ép với nhét meche
hay mecrocell là có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)

Đau hay khó chịu khi rút meche hay
mecrocell
Đa số trường hợp bệnh nhân đau hay khó
chịu khi rút. Khi rút meche cần chậm và nhẹ
nhàng nhưng bệnh nhân cảm giác căng đau, tức
khi rút. Với mecrocell, khi rút cần lực khá mạnh
vì sự giãn nở cùa mecrocell nên chà sát niêm

mạc làm bệnh nhân đau khi rút. Nhận thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa theo phép kiểm thống kê
anova one way và Turkey thống kê với P< 0,001
giữa phương pháp khâu cố định vách ngăn với
nhét meche hay nhét mecrocell.

Các biến chứng
Chảy máu vách ngăn, tụ máu vách ngăn, sụp
sống mũi, vách ngăn bị vẹo trở lại được đánh giá
và theo dõi từ sau mổ đến 3 tuần sau mổ ở cả 3
phương pháp thì không có trường hợp nào xảy
ra. Cả 3 phương pháp sau mổ 3 tuần qua nội soi
kết quả: vết mổ đã lành, vách ngăn thẳng, bệnh
nhân không cảm giác nghẹt mũi.
- Bên cạnh đó, giá thành dụng cụ khi dùng
phương pháp khác nhau thì cũng khác nhau.
Ở phương pháp dùng chỉ khâu có thể dùng
chung chỉ khâu đường rạch niêm mạc vách
ngăn nên đôi khi không cần dùng thêm tép chỉ
khâu thứ hai. Do vậy chi phí cho vật liệu khâu
ép thấp. Với phương pháp nhét meche thì giá
thành cuộn meche không cao, bệnh viện có thể
tự tạo được. Tuy nhiên khi dùng mecrocell để
ép cố định đây là vật liệu mềm và khá đắt tiền
khi sử dụng.

KẾT LUẬN
Khâu niêm mạc cố định trong phẫu thuật
vách ngăn mũi là phương pháp hữu ích và ít tốn
kém cho người bệnh. Phương pháp này giúp

bệnh nhân sau mổ sớm phục hồi lại sức khỏe, ổn
định tinh thần đồng thời bệnh nhân có thể xuất
viện sớm trong 24 giờ. Kết quả theo dõi sau phẫu
thuật của cả ba phương pháp cố định vách ngăn
lành tương tự nhau. Tuy vậy, phương pháp này

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
cũng có hạn chế không nên dùng trong trường
hợp vách ngăn rách nhiều phần, hốc mũi quá
hẹp. So với phương pháp meche và mecrocell thì
khâu ép tốn thời gian nhiều hơn. Do vậy phương
pháp khâu cố định cũng cần thực hiện nhuần
nhuyễn, chọn hốc mũi rộng để giảm thời gian
phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Ballenger JJ (1985). Diseases of the nose, throat, Ear,Head
and neck, Philadenphia USA, p.69-88
Johnson JT (1998). Instructional courses-Mosby companyToronto p.110-115
Lê Trần Quang Minh (2001). ”Chỉnh hình vách ngăn qua
nội soi” Hội nghị khoa học kỹ thuât lần II, Trung tâm Tai
Mũi Họng, trang 68 -73


Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

4.
5.

6.
7.
8.
9.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Đình Bảng (1991). “Tập tranh giải phẫu tai mũi
họng” bộ môn tai mũi họng , đại học y dược Tp.HCM.
Nguyễn Kim Phong (2002). “ May cố định và không nhét
bấc trong phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi.” Luận
văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II.
Nguyễn Quang Quyền (1990). Giải phẫu học, NXB Y học,
tập 1 trang 326.
Nguyễn Tấn Phong (1995). ”Phẫu thuật chỉnh hình vách
ngăn mũi và tháp mũi”, Tạp chí y học, (3), trang 18-19.
Nguyễn Văn Đức (1979). Một số bệnh thông thường về
mũi xoang- NXB Y học tr.42-44.
Võ Tấn (1979). “Bệnh của vách ngăn mũi”, Tai Mũi Họng
Thực Hành, NXB Y học, tập 1, trang 58 – 63.

Ngày nhận bài báo:

23/8/2015


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

16/9/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

101



×