Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm màng não ở trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2014-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.73 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2014 - 2015
Hà Kim Cương*, Nguyễn Thị Thu Ba**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm màng não ở trẻ em từ 2
tháng - 15 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiền cứu. Bệnh nhi từ 2 tháng-15 tuổi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
viêm màng não điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.
Kết quả: Trẻ từ 5tuổi-15 tuổi chiếm đa số (70,8%), tỷ lệ nam/nữ là 1,67. Triệu chứng thường gặp là sốt
(100%), cổ gượng (79,2%), nôn vọt/ọc sữa (75%), nhức đầu/quấy khóc (68,8%). Bạch cầu trong dịch não tủy từ
50-500/mm3 (79,2%). Trong viêm màng não mủ, protein trong dịch não tủy > 1 g/l (60%), lactate > 4 mmol/l
(36,8%). Tỷ lệ điều trị thành công là 87,5%, có di chứng là 2,1%.
Kết luận: Thay đổi lâm sàng và dịch não tủy trong viêm màng não hiện nay không điển hình.
Từ khóa: Viêm màng não, dịch não tủy.

ABSTRACT
STUDY ON CLINICAL FEATURES, LABORATORY FINDINGS AND EVALUATE TREAMENT
RESULTS IN CHILDREN AGE RANGED FROM 2 MONTH – 15 YEARS OLD WITH MENINGITIS
AT CAN THO PEDIATRIC HOSPITAL, 2014 – 2015
Ha Kim Cuong, Nguyen Thi Thu Ba
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 205 - 210
Objective: To describe clinical features, laboratory findings and evaluate treatment results in children age
ranged from 2 month-15 years old with meningitis at Can Tho Pediatric hospital.
Materials and methods: All children age ranges from 2 month-15 years old who were diagnosed meningitis
and treated at Can Tho Pediatric hospital. Methods: the prospective, descriptive cross – sectional study.


Results: There were totally 48 respondents. Meningitis was mainly in children age from 5-15 years old
(70.8%). Male/female was 1.67. The common clinical feature was fever (100%), neck stiffness (79.2%), vomiting
(75%), headache or crying (68.8%). The cerebrospinal fluid (CSF) leukocyte count in meningitis was usually
elevated (50-500/mm3) (79.2%). Bacterial meningitis increased CSF protein >1g/l (60%) and CSF lactate
>4mmol/l (36.8%). The rate of successful treatment was 87.5 %, 2.1% had sequelae.
Conclusion: Clinical features and cerebrospinal fluid changes of meningitis are not typical.
Keywords: Meningitis, cerebrospinal fluid.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm màng não là tình trạng viêm nhiễm ở
màng não do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu
là do vi khuẩn và siêu vi khuẩn; trong đó có

viêm màng não mủ là bệnh nhiễm khuẩn cấp và
nặng. Trên thế giới mỗi năm ước tính có khoảng
1,38 trường hợp mắc viêm màng não trong
100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 14,8%(14). Bệnh viện
Nhi Đồng Cần Thơ năm 2013-2014 ghi nhận 60

* Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. **Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Tác giả liên lạc: Bs.Hà Kim Cương
ĐT: 0917141848
Email:

Chuyên Đề Nhi Khoa

205


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016


Nghiên cứu Y học

trường hợp viêm màng não, tỷ lệ di chứng là
8,3%; phương pháp cấy dịch não tủy tìm được
nguyên nhân chỉ có 3,7%, phương pháp ngưng
kết hạt latex tìm thấy nguyên nhân chỉ có 10%(6).

Bệnh nhi có dị tật bẩm sinh về thần kinh, não
úng thủy, bại não, động kinh.Bệnh nhi không
chọc dò tủy sống lấy DNT được.Gia đình bệnh
nhi không đồng ý tham gia.

Hiện nay, sử dụng kháng sinh rộng rãi trong
cộng đồng đã làm thay đổi triệu chứng lâm sàng
và cận lâm sàng của viêm màng não ở trẻ em,
gây khó khăn cho việc chẩn đoán sớm và điều trị
tích cực.

Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

KẾT QUẢ

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của
viêm màng não ở trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi
tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.

Nghiên cứu thực hiện trên 48 trường hợp

VMN, trong đó, viêm màng não mủ (VMNM) có
20 trường hợp, viêm màng não nước trong
(VMNNT) có 28 trường hợp.

Đánh giá kết quả điều trị viêm màng não trẻ
em từ 2 tháng đến 15 tuổi tại bệnh viện Nhi
Đồng Cần Thơ.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng
Trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi được chẩn
đoán viêm màng não (VMN) điều trị tại bệnh
viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2014-2015.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi có triệu chứng
lâm sàng của VMN, dịch não tủy (DNT) có 2 đặc
điểm: Tế bào trong DNT tăng ≥ 50/mm3 và
protein trong DNT tăng: ≥ 0,5g/l(4).
Tiêu chuẩn loại trừ

Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu.

Xử lý và phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 18.0.

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Trẻ nam chiếm 62,5%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,67.
Trẻ từ 5 tuổi – 15 tuổi là 70,8%; các nhóm tuổi
khác ít gặp hơn. Trẻ ở nông thôn là chủ yếu,

chiếm 85,4%. Tháng 1 và tháng 8 là hai thời điểm
mắc bệnh nhiều nhất trong năm.

Đặc điểm lâm sàng
Lý do vào viện
Sốt (41,7%); nhức đầu (25%), co giật (16,7%);
ba lý do này gặp ở cả VMNM và VMNNT. Riêng
VMNNT có 2 trẻ vào viện vì lơ mơ và yếu chi.
Sử dụng kháng sinh trước nhập viện
Có 33,3% bệnh nhi sử dụng kháng sinh
đường tĩnh mạch ở tuyến trước.

Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của viêm màng não.
Chẩn đoán
Đặc điểm
o

o

37,5 C - < 38 C
o
o
Thân nhiệt
38 C - < 39 C
o
o
39 C - 41 C
Nhức đầu (quấy khóc)
Nôn vọt (ọc sữa)
Táo bón

Cổ gượng
Kernig (+)
Rối loạn tri giác
Co giật
Yếu/liệt chi

206

VMNM (n=20)
n
%
1
5,0
6
30,0
13
65,0
15
75,0
14
70,0
13
65,0
14
70,0
12
60,0
13
65,0
7

35,0
1
5,0

VMNNT (n=28)
n
%
2
7,1
13
46,4
13
46,4
18
64,3
22
78,6
22
78,6
24
85,7
13
46,4
18
64,3
10
35,7
3
10,7


Tổng (VMN) (n=48)
n
%
3
6,3
19
39,6
26
54,2
33
68,8
36
75,0
35
72,9
38
79,2
25
52,1
31
64,6
17
35,4
4
8,3

p

> 0,05


> 0,05

-

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Nhận xét: Bệnh nhi VMN có các triệu
chứng hay gặp là sốt cao (54,2%), nôn vọt (ọc
sữa) (75%), táo bón (72,9%), nhức đầu (68,8%).
Dấu hiệu màng não hay gặp nhất là cổ gượng
79,2%. Kernig (+) (52,1%). Dấu hiệu thần kinh
chủ yếu là rối loạn tri giác 64,6%, co giật
35,4%, yếu/liệt thần kinh khu trú (8,3%). Triệu
chứng lâm sàng giữa VMNM và VMNNT là
tương tự nhau (p > 0,05).
Bảng 2: Triệu chứng trong ba ngày đầu của bệnh
Chẩn đoán
Triệu
chứng
Sốt
Nhức đầu (quấy khóc)
Nôn vọt (ọc)
Táo bón
Co giật
Kích thích

VMNM
(n=20)

n
%
20 100
12 60,0
13 65,0
12 60,0
4 20,0
3 15,0

VMNNT
(n=28)
n
%
28 100
18 64,3
21 75,0
20 71,4
5 17,9
15 53,6

Tổng (VMN)
(n=48)
n
%
48
100
30 62,5
34 70,8
32 66,7
9

18,8
18 37,5

Nhận xét: trong ba ngày đầu của VMN, các
triệu chứng chiếm tỷ lệ cao là sốt (100%), nôn vọt
(ọc sữa) (70,8%). Kích thích và co giật gặp ít hơn
(37,5% và 18,8%). Bệnh nhi VMNM và VMNNT
có sốt (100%), nôn vọt (ọc sữa) (65% và 75%),
nhức đầu (quấy khóc) (60% và 64,3%). Các triệu
chứng của 2 nhóm bệnh này là tương đương
nhau, riêng dấu hiệu kích thích gặp nhiều ở
nhóm VMNNT hơn VMNM (53,6% và 15%).

Đặc điểm cận lâm sàng
Số lượng BC trong máu
Thấp nhất là 4.900BC/mm3, cao nhất là
33.300BC/mm3, trung bình là 14.993 ± 6.163
BC/mm3. VMN có BC máu tăng >10.000BC/mm3
chiếm 77,1%, trong đó có 80% bệnh nhi VMNM
và 75% VMNNT.
Nồng độ CRP trong máu
CRP tăng >10mg/l chiếm 55,6% (cả 2 nhóm
VMNM và VMNNT có tỷ lệ bằng nhau). Còn
CRP tăng > 40mg/l chiếm 35,6%, không có sự
khác biệt giữa nhóm VMNM và VMNNT. CRP
không tăng (< 10mg/l) cũng gặp 44,4% và không
có sự khác biệt giữa các nhóm bệnh.

Chuyên Đề Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học

Bảng 3: Số lượng bạch cầu trong dịch não tủy.
Chẩn đoán VMNM VMNNT Tổng (VMN)
Số lượng BC
n %
n
%
n
%
3
50-500 /mm
10 50,0 28 100 38 79,2
3
> 500-1.000 /mm
6 30,0 0
0
6
12,5
3
> 1.000 /mm
4 20,0 0
0
4
8,3
Tổng
20 100 28 100 48
100

Nhận xét:số lượng bạch cầu trong DNT thấp

nhất là 50/mm3, cao nhất là 3.710/mm3, bạch cầu
từ 50-500/mm3 chiếm 79,2%. Trong đó, VMNM
có bạch cầu từ 300-500/mm3 chiếm 50%, >
1.000/mm3 chiếm 20%. Còn VMNNT 100% có tế
bào từ 50-500/mm3 DNT.
Bảng 4: Đặc điểm sinh hóa của dịch não tủy.
VMNM
n
%
0,5-1g/l
8
40,0
Nồng độ
protein
> 1g/l
12 60,0
Tổng
20 100
35,0
Nồng độ < 2,2mmol/l 7
glucose ≥ 2,2mmol/l 13 65,0
Tổng
20 100
Nồng độ ≤ 4mmol/l 12 63,2
lactate > 4mmol/l
7
36,8
Tổng
19 100
Chẩn đoán


Đặc điểm

VMNNT
n
%
26 92,9
2 7,1
28 100
0
0
28 100
28 100
27 100
0
0
27 100

Tổng (VMN)
n
%
34 70,8
14 29,2
48
100
7
14,6
41 85,4
48
100

39 84,8
7
15,2
46
100

Nhận xét: protein trong DNT >1g/l chỉ có
29,2% trẻ VMN; và chiếm ưu thế ở trẻ VMNM
(60%) (p < 0,001); từ 0,5-1g/l gặp 70,8% trẻ VMN,
trong đó có 92,9% VMNNT. Lactate trong DNT
tăng > 4mmol/l có 15,2% trẻ VMN, và chỉ gặp ở
VMNM (p < 0,01). Đường trong DNT < 2mmol/l
gặp 14,6% trẻ VMN, và cũng chỉ gặp ở VMNM.
Xác định nguyên nhân gây bệnh trong DNT:
Tác nhân tìm được là S.pneumoniae nhờ cấy DNT
(+) 2,1%, phản ứng latex (+) 2,1% ở ngày thứ 3
của bệnh.

Kết quả điều trị
Bảng 5: Kết quả điều trị.
VMNM
n %
Thành công
18 90,0
Bệnh nặng chuyển tuyến 1 5,0
Bệnh rất nặng xin về
1 5,0
Di chứng
0 0
Tổng

20 100
Kết quả điều trị

VMNNT Tổng (VMN)
n %
n
%
24 85,7 42
87,5
2 7,1 3
6,3
1 3,6 2
4,2
1 3,6 1
2,1
28 100 48
100

207


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nhận xét: bệnh nhi VMN điều trị thành công
chiếm 87,5%. Bệnh nặng chuyển tuyến hoặc xin
về chiếm 10,5%, có di chứng chiếm 2,1% (chỉ gặp
ở VMNNT), những trường hợp này là bệnh nhi
đến viện trễ đã có biến chứng, có suy dinh

dưỡng, viêm phổi. Không có trường hợp nào tử
vong. Tỷ lệ điều trị thành công cho VMNM và
VMNNT là tương đương nhau (90% và 85,7%).

do vào viện thường gặp nhất là sốt (41,7%);
tương đương với nghiên cứu của tác giả Phan
Thị Kim Chi(7) với lý do sốt chiếm 50%. Lý do vào
viện tương tự nhau giữa VMNM và VMNNT
với triệu chứng sốt thường gặp nhất (40% và
42,9%). Như vậy, bệnh nhi VMN thường vào
viện do sốt, là triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính
của bệnh.

Phương pháp điều trị
Có sử dụng kháng sinh là 100%; trong đó,
phối hợp kháng sinh chiếm 75%. Điều trị
VMNM cần phối hợp kháng sinh chiếm 90% cao
hơn VMNNT chỉ 64%.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhi
VMN có sốt cao chiếm ưu thế (54,2%), kế đến là
sốt vừa (39,6%), không có trường hợp nào sốt rất
cao; phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Hiền Nhơn(6) với sốt cao (51,7%).

Đánh giá kết quả điều trị VMN theo thời gian
khởi bệnh trước nhập viện
Bệnh nhi VMN vào viện sớm (< 5 ngày đầu
của bệnh) có tỷ lệ điều trị thành công 94,3%.
Bệnh nhi vào viện sau ≥ 5 ngày khởi bệnh, điều

trị thành công 69,2% (p = 0,038).

Theo chúng tôi, trong VMN tam chứng
màng não có tỷ lệ xuất hiện cao gồm nhức đầu
(68,8%), nôn vọt (ọc sữa) (75%), táo bón (72,9%).
Kết quả này tương đương với nghiên cứu của
Nguyễn Hiền Nhơn(6) với nhức đầu (70,0%), nôn
vọt (ọc sữa) (85,0%). Bệnh nhi VMNM của chúng
tôi có nhức đầu (quấy khóc) chiếm 75,0%, nôn
vọt (ọc sữa) chiếm 70,0%; tương đương với
nghiên cứu của tác giả Ahmed(1), và của tác giả
Phạm Nhật An(6).

BÀN LUẬN
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
Về giới tính, nghiên cứu của chúng tôi có số
bệnh nhi nam chiếm 62,5% và nữ chiếm 37,5%,
tỷ lệ nam/nữ là 1,67. Tương đương với nghiên
cứu của tác giả Alkholi(2) bệnh nhi nam chiếm
57,5% và nữ chiếm 42,5%, tỷ lệ nam/nữ là 1,35,
của tác giả Phan Thị Kim Chi(7) với tỷ lệ nam/nữ
là 1,36, và của tác giả Nguyễn Hiền Nhơn(6) với
tỷ lệ nam/nữ là 1,8. Như vậy các nghiên cứu đều
cho thấy viêm màng não có tỷ lệ nam mắc nhiều
hơn nữ.
Về tuổi, có 70,8% trẻ > 5 tuổi-15 tuổi, tỷ lệ này
cao hơn nghiên cứu của tác giả Phan Thị Kim
Chi(7) (38,5%). Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ
bệnh nhi từ 5 tuổi-15 tuổi cao, các nhóm tuổi còn
lại thấp có thể do môi trường sống của bệnh nhi,

có 85,4% bệnh nhi ở nông thôn nên môi trường
sống khác so với thành phố; và cũng có thể do
thời gian mắc bệnh khác nhau.

Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng khiến bệnh nhi VMN nhập viện
rất đa dạng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lý

208

Cổ gượng là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán
lâm sàng VMN. Kết quả của chúng tôi VMN có
dấu hiệu cổ gượng gặp với tỷ lệ cao 79,2%.
Tương tự, theo Nguyễn Hiền Nhơn(6) tỷ lệ cổ
gượng là 73,3%, theo Phan Thị Kim Chi(7) là
76,9%. Bệnh nhi VMNM của chúng tôi có cổ
gượng chiếm 70%, tương đương với nghiên cứu
của tác giả Ahmed(1), của tác giả Trần Thị Thanh
Nhàn(9), và của tác giả Phạm Nhật An(6) tỷ lệ cổ
gượng từ 65-78%.
VMN là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính của
hệ thần kinh trung ương, thường có khởi đầu
với sốt, triệu chứng đường hô hấp trên hoặc
đường tiêu hóa vài ngày(8). Kết quả của chúng tôi
cũng tương tự vậy, triệu chứng xuất hiện trong
ba ngày đầu của VMN là sốt (100%), nôn vọt (ọc
sữa) (70,8%), táo bón (66,7%), nhức đầu (quấy
khóc) (62,5%).
Như vậy, triệu chứng lâm sàng giữa hai
nhóm bệnh VMNM và bệnh VMNNT là tương


Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
tự nhau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 33,3%
bệnh nhi sử dụng kháng sinh đường tiêm tĩnh
mạch trước nhập viện. Như vậy, tỷ lệ sử dụng
kháng sinh đường tiêm trước nhập viện vẫn
chiếm tỷ lệ không nhỏ, và là nguyên nhân dẫn
đến VMNM mất đầu.

Đặc điểm cận lâm sàng
Kết quả của chúng tôi cho thấy số lượng
trung bình của bạch cầu trong máu là 14.993 ±
6.163/mm3. CRP tăng > 40mg/l chiếm 35,6%. Giá
trị bạch cầu và CRP trong máu cũng tương
đương nhau giữa VMNM và VMNNT.
Bạch cầu trong DNT tăng từ 50-500/mm3
chiếm 79,2%, nồng độ protein trong DNT tăng >
1g/l chiếm 29,2%, glucose trong DNT giảm <
2,2mmol/l chiếm 14,6%. Kết quả này tương
đương với nghiên cứu của tác giả Phan Thị Kim
Chi(7) với nồng độ protein > 1g/l chiếm 26,9%,
glucose giảm < 2,2mmol/l chiếm 23,1%. Tuy
nhiên, do không đủ điều kiện thực hiện định
lượng glucose máu cùng lúc chọc dò tủy sống
nên chúng tôi không đề cập nhiều hơn về vấn đề
glucose trong DNT. Nồng độ lactate trong DNT

tăng > 4mmol/l ở 15,2% bệnh nhi VMN. Mặt
khác, so sánh giữa hai nhóm bệnh VMNM và
VMNNT, chúng tôi nhận thấy VMNNT có
protein và lactate trong DNT thấp hơn, còn
glucose cao hơn nhóm VMNM.
Về vi sinh học DNT, chúng tôi có cấy DNT
(+) 2,1%, phản ứng ngưng kết latex DNT (+)
2,1%. Nguyên nhân tìm được là S. pneumoniae.
Kết quả này tương đương nghiên cứu của tác giả
Li Y(5) xác định được nguyên nhân gây bệnh là
2,2%, và của Nguyễn Hiền Nhơn(6) cấy DNT
3,7%, latex DNT (+) 10,0%. Tỷ lệ xác định được
nguyên nhân còn thấp gây khó khăn cho việc
chẩn đoán và điều trị VMN hiện nay.

nhi VMN điều trị thành công chiếm 87,5%, có di
chứng chiếm 2,1%, những trường hợp này là
bệnh nhi đến viện trễ đã có biến chứng, có suy
dinh dưỡng, viêm phổi. Tỷ lệ điều trị thành công
cho VMNM (90%) và VMNNT (85,7%) là tương
đương nhau. Kết quả điều trị trong nghiên cứu
của chúng tôi tương đương của tác giả Nguyễn
Hiền Nhơn thực hiện tại cùng địa điểm vào năm
2014(6). So với các tác giả Ahmed(1), Trần Thị
Thanh Nhàn(9), và tác giả Phan Thị Kim Chi(7) thì
tỷ lệ thành công trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn và tỷ lệ di chứng thấp hơn.
Đánh giá kết quả điều trị VMN theo thời
gian vào viện: bệnh nhi VMN vào viện sớm
(trong 4 ngày đầu của bệnh) có tỷ lệ điều trị

thành công 94,3% cao hơn bệnh nhi vào viện từ
ngày 5 của bệnh trở đi (69,2%) (p < 0,05). Như
vậy, trẻ vào viện càng sớm thì điều trị thành
công càng cao.

KẾT LUẬN
VMN thường gặp ở trẻ từ 5 tuổi – 15 tuổi
(70,8%), nam nhiều hơn nữ. Các dấu hiệu lâm
sàng của VMN thường gặp làsốt cao, nôn vọt/ọc
sữa, nhức đầu/quấy khóc, cổ gượng. Đặc điểm
lâm sàng, xét nghiệm máu của VMNM và
VMNNT là tương tự nhau. VMNM có protein
DNT tăng > 1g/l chiếm 60%, lactate tăng >
4mmol/l chiếm 36,8%; VMNNT có DNT giống
VMNM mất đầu. Kết quả điều trị VMN thành
công 87,5%, trong đó VMNM (90%) tương
đương VMNNT (85,7%). Bệnh nhi vào viện sớm
khi chưa sử dụng kháng sinh giúp chẩn đoán
sớm, điều trị kịp thời làm giảm tỷ lệ bệnh nặng
và giảm di chứng cho bệnh nhi về sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Kết quả điều trị

3.

Bệnh nhi VMN có sử dụng kháng sinh là

100%, trong đó, phối hợp kháng sinh chiếm 75%.
VMNM có phối hợp kháng sinh (90,0%) cao hơn
VMNNT (64,3%). Với phương pháp này, bệnh

4.

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

5.

Ahmed A (2012), Etiology of bacterial meningitis in Ethiopia,
A Retrospetive Study, University of Osloensis, p.201-3.
Alkholi UM (2011), "Serum procalcitonin in viral and bacterial
meningitis", J Glob Infect Dis, 3(1), pp. 14-18.
Bộ môn Nhi Trường Đại học Y khoa Hà Nội (2000), Bài giảng
nhi khoa, Nhà Xuất Bản y học, Hà Nội, tr. 274-289.
Fritz SA, Hunstad DA (2009), “Infectious Diseases”,
Washington Manual TM of Pediatrics, Lippincott Williams &
Wilkins, p. 273-313.
Li Y, Yin Z (2014), "Population - based Surveilance for
bacterial meningitis in China September 2006 to December

209


Nghiên cứu Y học

6.


7.

8.

9.

210

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

2009", Emerging Infectious Diseases, 20 (1), p. 61-69.
Nguyễn Hiền Nhơn (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm màng não ở trẻ
em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, Luận án chuyên khoa
cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr 35-38.
Phạm Nhật An (2014), "Căn nguyên, đặc điểm lâm sàng viêm
màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung
Ương", Truyền Nhiễm Việt Nam, 04 (8), tr. 17-22.
Phan Thị Kim Chi (2006), Đặc điểm viêm màng não trẻ em tại
bệnh viện Bình Thuận 2003-2004, Luận văn thạc sĩ y học,
Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.27-29.
Prober CG (2011), "Central nervous system infections",
Nelson’s Texbook of Pediatrics, 19th ed., W.B. Saunders
company, Philadelphia, p. 2038-2047.

10.

11.


Thigpen MC (2011), "Bacterial Meningitis in the United States
1998-2007", The New England Journal of Medicince, 364(21),
p. 2016-2017.
Trần Thị Thanh Nhàn (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và mộ số yếu tố tiên lượng bệnh viêm màng não
nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.30-35.

Ngày nhận bài báo:

21/06/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

13/07/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/09/2016

Chuyên Đề Nhi Khoa



×