Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về điều trị và phòng ngừa của bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn người lớn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.51 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA
CỦA BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI C MẠN NGƯỜI LỚN ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP. HỒ CHÍ MINH
Lý Nguyễn Chiến Thắng*, Nguyễn Quang Trung*, Huỳnh Ngọc Vân Anh**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm gan siêu vi C (VGSV C) là một bệnh nguy hiểm. Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM
(BVNĐ HCM) trung bình hằng tháng tiếp nhận khoảng 2.400 lượt bệnh nhân (BN) đến khám, điều trị VGSV C
mạn tính. Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh nặng mới biết mình bị viêm gan cũng như không có kiến thức phòng
bệnh.(10)
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ, thực hành về VGSV C và các yếu tố liên quan. Có
hay không mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa VGSV C.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ 6/2015 - 7/2015 trên 200 đối tượng bệnh nhân
VGSV C mạn tại BVNĐ HCM bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Sau khi được giải thích mục tiêu nghiên
cứu, BN VGSV C mạn ≥ 18 tuổi đồng ý tham gia được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kiểm định
chi bình phương, kiểm định chính xác Fisher với ngưỡng bác bỏ khi p < 0,05 được dùngđể xét các yếu tố có liên
quan đến kiến thức, thái độ, thực hành. Sử dụng số đo tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy (KTC) 95% để
đo lường mức độ liên quan.
Kết quả: Bệnh nhân ≥ 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, học vấn đa phần từ cấp 2 trở xuống, nghề nghiệp công
nhân, đã kết hôn (92%). Khoảng 39,5% BN có kiến thức chung đúng. Thái độ, thực hành của BN về điều trị và
phòng ngừa chiếm > 90% . Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ gồm: nguồn thông tin, nơi cư trú, tuổi
giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Những người có kiến thức đúng có tỷ lệ thái độ phòng ngừa tốt cao gấp 1,15
lần với KTC 95% từ 1,07 đến 1,25 và có tỷ lệ thực hành phòng ngừa đúng cao gấp 1,09 lần với KTC 95% từ 1,01
đến 1,17 so với những người không có.
Kết luận: Kiến thức của BN về VGSV C còn thấp. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ gồm: nguồn
thông tin, nơi cư trú, nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Có mối liên quan giữa kiến thức với
thái độ và thực hành về phòng ngừa VGSV C của những BN đang điều trị tại đây.


Từ khóa: kiến thức, thái độ, thực hành, HCV, phòng ngừa viêm gan siêu vi C, bệnh viện Nhiệt Đới

ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE ABOUT PREVENTION AND TREATMENT OF CHRONIC
HEPATITIS C OUTPATIENT IN THE HO CHI MINH CITY HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES
Ly Nguyen Chien Thang, Nguyen Quang Trung, Huynh Ngoc Van Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 – 2016: 285 - 291
Background: Hepatitis C virus (HCV) is a serious disease. The Ho Chi Minh City (HCMC) Hospital for
Tropical Diseases (HTD) receives about 2,400 outpatients for examination and treatment of chronic HCV
monthly. Most patients know they have HCV lately as soon as no knowledge of prevention.
Objectives: Determine the percentage of patients with knowledge, attitudes,practices about hepatitis C and
identify factors related to knowledge, attitudes and practices.Specify the relationship between knowledge, attitudes
*Bộ môn Nhiễm ĐHYD TP HCM
** Bộ môn Thống kê y học và Tin học ĐHYD TP HCM
Tác giả liên lạc: BS Lý Nguyễn Chiến Thắng
ĐT: 0942220091
Email:

Bệnh Nhiễm

285


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

and practices of prevention of hepatitis C.
Method: A cross-sectional study was conducted from June to July 2015 on 200 chronic HCV outpatients in
HCMC HTD by convenience sampling method. After being explained the purpose of research, patients aging 18

years and above, agree to participate will be interviewed directly by the prepared questionnaire. Chi-squared test
and Fisher exact test with significance level of p < 0.05 was used to consider factors related to knowledge, attitude,
practice. Using the prevalence ratio (PR) with 95% confidence interval (CI) to measure the associations.
Results: Patients aging 50 years and above accounted for the highest proportion, the majority of education
from grade 2 or less, occupational workers, married (92%). Approximately 39.5% of patients have general
knowledge about hepatitis C. Attitude, practice about the treatment and prevention of transmission are above
90%. Factors related to knowledge and attitudes include: source of information, place of residence, age, gender,
education level and occupation. Compared with those with no knowledge, people with it have rate of good
preventative attitude 1.15 times higher with the 95% CI [1.07, 1.25] and have the rate of preventative practice
1.09 times higher with the 95% CI[1.01, 1.17].
Conclusion: Knowledge of the patient of hepatitis C is low. Factors related to knowledge and attitude include
information source, residence, age, gender, education level, occupation. There is a relationship between knowledge
with attitude and practice about the prevention of chronic hepatitis C patients are treated here.
Keywords: knownledge, attitude, practice, HCV, prevetion hepatitis C, Hospital for Tropical Diseases
gan siêu vi. Với tỷ suất mắc bệnh VGSV C còn
ĐẶT VẤN ĐỀ
cao như hiện nay, cần thực hiện đánh giá kiến
Viêm gan siêu vi C (HCV) mạn tính gây
thức, thái độ, thực hành về bệnh trên đối tượng
những tổn thương tế bào gan nghiêm trọng, gây
bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính đang
suy giảm chức năng gan, rối loạn hoạt động của
điều trị nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng điều trị
các cơ quan khác.(3) Theo báo cáo của WHO, hiện
cũng như phòng bệnh lây lan trong cộng đồng.
nay ước tính trên thế giới có hơn 185 triệu người
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
nhiễm VGSV C. Khoảng một phần ba trong số
cung cấp những số liệu cần thiết để xây dựng
này được dự đoán sẽ tiến triển thành xơ gan

chương trình can thiệp nhằm nâng cao khả
hoặc ung thư biểu mô tế bào gan.(11) Bệnh lây
năng điều trị cũng như giảm tỷ suất bệnh
truyền qua đường máu, các thủ thuật xuyên da,
trong cộng đồng.
từ mẹ sang con và quan hệ tình dục.(6)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới về kiến
thức, thái độ thực hành về VGSV C được tiến
hành trên các đối tượng khác nhau đều cho
thấy tỷ lệ kiến thức còn khá thấp. Ngoài ra,
một số nghiên cứu còn chỉ ra mối liên quan
giữa kiến thức với các nguồn thông tin, kiến
thức với thái độ cũng như cho thấy sự thay
đổi có ý nghĩa thông kê của kiến thức giữa
trước và sau khi thực hiện can thiệp.(7,1,2,3,5,7)
Tại Việt Nam năm 2012, tần suất nhiễm
VGSV C là 1,5% và tỷ lệ phát hiện vi rút HCV
trong máu là 1,2%.(9) BVNĐ HCM là một trong
những bệnh viện thường xuyên tiếp nhận điều
trị các bệnh nhân bị viêm gan, xơ gan sau viêm

286

PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu
được thực hiện tại BVNĐ HCM tiến hành từ
tháng 3 đến tháng 7 năm 2015 trên những bệnh
nhân VGSV C mạn ≥ 18 tuổi. Sử dụng kỹ thuật
lấy mẫu thuận tiện với phương pháp phỏng vấn

trực tiếp mặt đối mặt. Sau khi được giải thích rõ
về mục tiêu nghiên cứu và đồng ý tham gia
nghiên cứu thì phỏng vấn viên sẽ tiến hành
phỏng vấn dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn bao gồm
các nội dung về đặc điểm dân số, bệnh mạn tính
kèm theo, tiền sử HCV gia đình, nguồn thông tin
tiếp cận về HCV, phương pháp điều trị, kiến

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
thức, thái độ và thực hành. Ngoài ra, nghiên cứu
đã tiến hành phỏng vấn thử 15 người để hiệu
chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp với đối tượng
nghiên cứu.

Phân tích thống kê
Sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm để mô tả
cho các biến số như giới tính, nhóm tuổi, trình
độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú,
bệnh kèm theo, tiền sử HCV gia đình, phương
pháp điều trị, nguồn thông tin tiếp cận, kiến
thức, thái độ, thực hành về điều trị và phòng
ngừa HCV. Xác định mối liên quan giữa các
biến số về đặc điểm dân số xã hội và các yếu
tố bản thân với các biến số về kiến thức, thái
độ, thực hành: sử dụng kiểm định chi bình
phương hoặc kiểm định Fisher chính xác nếu
tỷ lệ các ô có vọng trị < 5 là quá 20% với

ngưỡng bác bỏ là p < 0,05. Mức độ kết hợp
giữa biến số phụ thuộc và các biến số độc lập
được xác định bằng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR
(prevalence ratio) với khoảng tin cậy 95%
(KTC 95%).

KẾT QUẢ
Nghiên cứu có 200 người đồng ý tham gia
với các đặc tính được thể hiện dưới đây.
Bảng 1: Đặc điểm dân số xã hội và yếu tố bản thân
của đối tượng nghiên cứu (N= 200)
Đặc tính
Tần số
Giới Nam
87
Nơi cư trú:
Miền Tây
118
HCM
49
khác
33
Nhóm tuổi
18- 29
11
30- 49
63
≥ 50
126
Học vấn

Cấp 2 trở xuống 139
Cấp 3 trở lên
61
Tình trạng hôn nhân Kết hôn
184

Tỉ lệ (%)
43,5
59
24,5
16,5
5,5
31,5
63
69,5
30,5
92

Nghiên cứu Y học

Đặc tính
Nông dân
Nghỉ hưu
Buôn bán
Nội trợ
Cán bộ viên chức
Lao động tự do
Thất nghiệp
Công nhân
Phương pháp điều trị: Đặc hiệu

Hỗ trợ
Nghề nghiệp

Tần số
57
36
35
29
16
13
8
6
74
126

Tỉ lệ (%)
28,5
18
17,5
14,5
8
6,5
4
3
37
63

Bảng 2: Tỷ lệ các nguồn thông tin về HCV (N= 200)
Nguồn thông tin
Nhân viên y tế

Sách báo internet
Bạn bè người thân
Đài radio tivi
Câu lạc bộ viêm gan

Tần số
200
29
21
19
0

Tỷ lệ (%)
100
14,5
10,5
9,5
0

Bảng 3: Nguyên nhân không điều trị và mong muốn
điều trị đặc hiệu ở nhóm điều trị hỗ trợ (N= 126)
Đặc tính
Nguyên nhân không điều trị đặc hiệu
Chi phí điều trị cao
Chống chỉ định điều trị
Chờ duyệt hồ sơ BHYT
Lớn tuổi
Khác
Tác dụng phụ của thuốc
Mong muốn điều trị đặc hiệu


Không

Tần số Tỷ lệ (%)
126
58
46
29
23
28
22,2
24
19
6
4.8
4
3,2
126
87
69
39
31

Bảng 4: Tỷ lệ kiến thức đúng về HCV (N= 200)
Đặc tính
Tác nhân gây bệnh
Triệu chứng
Điều trị
Đường lây
Biến chứng

Phòng ngừa
Kiến thức chung đúng (4/6)

Tần số
50
46
186
90
158
76
79

Tỷ lệ (%)
25
23
93
45
79
38
39,5

Bảng 5: Thái độ và thực hành về HCV (N= 200)
Đặc tính
Thái độ phòng ngừa
Thái độ điều trị
Không kỳ thị xã hội
Thái độ chung tốt (3/3)

Bệnh Nhiễm


Tần số
181
193
147
79

Tỷ lệ (%)
90,5
96,5
73,5
39,5

Đặc tính
Sử dụng thuốc theo toa
Tái khám theo lịch hẹn
Không hành vi nguy cơ
Thực hành chung đúng (3/3)

Tần số
199
197
185
181

Tỷ lệ (%)
99,5
98,5
92,5
90,5


287


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 6: Hành vi nguy cơ lây truyền trước và sau khi phát hiện VGSV C (N=200)
Thời điểm
Hành vi nguy cơ
Dùng chung vật dụng cá nhân
Châm cứu cắt lễ
Xăm mình xỏ lỗ tai
Tiêm chích ma túy
Quan hệ tình dục không an toàn
Có hành vi nguy cơ (1/5)

Trước phát hiện
Tần số
Tỷ lệ (%)
72
36
32
16
5
2,5
3
1,5
2
1

102
51

Sau phát hiện
Tần số
Tỷ lệ (%)
12
6
4
2
0
0
0
0
0
0
15
7,5

Bảng 7: Các yếu tố liên quan đến kiến thức về HCV của bệnh nhân (N= 200)
Kiến thức chung
Đúng (n= 79)
Chưa đúng (n= 121)
Tần số (%)
Tần số (%)
47 (54)
40 (46)
32 (28,3)
81 (71,7)
8 (72,7)

3 (27,3)
32 (50,8)
31 (49,2)
39 (31)
87 (69)
6 (10,2)
52 (89,8)
27 (33,8)
53 (66,2)
46 (75,4)
15 (24,6)
32 (65,3)
17 (34,7)
32 (27,1)
86 (72,9)
15 (93,8)
1 (6,2)
25 (71,4)
10 (28,6)
11 (19,3)
46 (80,7)
1 (16,7)
5 (83,3)
4 (13,8)
25 (86,2)
17 (47,2)
19 (52,8)
4 (30,8)
9 (69,2)
2 (25)

6 (75)
42 (56,8)
32 (43,2)
37 (29,4)
89 (70,6)
15 (71,4)
6 (28,6)
64 (35,8)
115 (64,2)
14 (73,7)
5 (26,3)
65 (35,9)
116 (64,1)
26 (89,7)
3 (10,3)
53 (31)
118 (69)

Đặc tính
Giới:

Nam
Nữ

Nhóm tuổi:

18- 29
30- 49
≥ 50
Trình độ học vấn:

Cấp 1 trở xuống
Cấp 2
Cấp 3 trở lên
Nơi cư trú:
Hồ Chí Minh
Tỉnh miền Tây
Nghề nghiệp: Cán bộ viên chức
Buôn bán
Nông dân
Công nhân
Nội trợ
Nghỉ hưu
Lao động tự do
Thất nghiệp
Phương pháp điều trị: Điều trị đặc hiệu
Điều trị hỗ trợ
Bạn bè người thân: Có
Không
Đài radio tivi: Có
Không
Sách báo internet:

Không

Giá trị p

< 0,001

PR
(KTC 95%)


< 0,001

1,91 (1,34 - 2,72)
1
0,77 (0,63 - 0,93)
0,59 (0,40 - 0,87)
1
2,52 (1,80 - 3,52)
6,33 (3,24 - 12,40)
1
0,42 (0,25 - 0,68)
1
0,76 (0,40 - 1,45)
0,21 (0,09 - 0,45)
0,18 (0,02 - 1,35)
0,15 (0,05 - 0,44)
0,50 (0,25 - 1,01)
0,33 (0,11 - 0,99)
0,27 (0,06 - 1,16)
1,93 (1,38 - 2,70)

0.002

2,00 (1,43 - 2,79)

0,001

2,05 (1,47 - 2,86)


< 0,001

2,89 (2,24 - 3,73)

0,008*
< 0,001*

< 0,001
0,405
< 0,001
0,094
0,001
0,053
0,048
0,079

* Kiểm định chi bình phương khuynh hướng

Bảng 8: Các yếu tố liên quan đến thái độ về HCV của bệnh nhân (N= 200)
Đặc tính
Nơi cư trú :

Hồ Chí Minh
Tỉnh miền Tây
Tỉnh miền Đông
Tỉnh khác
Tình trạng hôn nhân: Kết hôn
Sống một mình
Sách báo internet:


Không

288

Thái độ chung
Tốt (n= 130)
Chưa tốt (n= 70)
Tần số (%)
Tần số (%)
44 (89,8)
5 (10,2)
66 (55,9)
52 (44,1)
10 (52,6)
9 (47,4)
10 (71,4)
4 (28,6)
116 (63)
68 (37)
14 (87,5)
2 (12,5)
26 (89,7)
3 (10,3)
104 (60,8)
67 (39,2)

Giá trị p

PR
(KTC 95%)


0,049

1
0,62 (0,43 - 0,91)
0,59 (0,29 - 1,16)
0,80 (0,40 - 1,58)
0,72 (0,58 - 0,93)

0,003

1,47 (1,24 - 1,75)

0,015
0,127
0,514

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 9: Mối liên quan giữa kiến thức đúng và thái độ tốt về phòng ngừa lây truyền HCV (N= 200)
Đặc tính

Kiến thức

Đúng (%)

Chưa đúng (%)

Thái độ
Tốt (%)
75 (98,7)
106 (85,5)

Giá trị p
Chưa tốt (%)
1 (1,3)
18 (14,5)

0,002

PR
(KTC 95%)
1,15 (1,07- 1,25)

Bảng 10: Mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về phòng ngừa lây truyền HCV (N= 200)
Đặc tính

Kiến thức

Đúng (%)
Chưa đúng (%)

Đúng (%)
74 (97,4)
111 (89,5)


Thực hành
Chưa đúng (%)
2 (2,6)
13 (10,5)

BÀN LUẬN
Trong 200 người tham gia nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ mắc bệnh ở 2 giới gần bằng nhau và
giới tính không có liên quan đến lây nhiễm
HCV. Phần nhiều bệnh nhân tham gia nghiên
cứu thuộc nhóm tuổi ≥ 50 chiếm 63% có thể giải
thích do người lớn tuổi quan tâm về sức khỏe, có
điều kiện tầm soát bệnh hơn người trẻ tuổi.
Trình độ học vấn đa phần là cấp 2 trở xuống cho
thấy đa số bệnh nhân có thể đọc, viết và hiểu
những thông tin cơ bản, cần thiết về HCV. Tỷ lệ
bệnh nhân đến từ các tỉnh miền Tây chiếm 59%
phản ánh tỷ lệ nhiễm VGSV C khá cao tại các
tỉnh Tây Nam Bộ. Hầu hết đối tượng tham gia
nghiên cứu đã kết hôn, điều này có thể là yếu tố
thuận lợi giúp việc điều trị và chăm sóc của bệnh
nhân tại gia trong suốt quá trình điều trị. Tỷ lệ
bệnh nhân đang điều trị đặc hiệu HCV chiếm
37% (bảng 1).
Lý do người bệnh cho không điều trị đặc
hiệu cao nhất là chi phí điều trị cao với 46% và tỷ
lệ mong muốn điều trị đặc hiệu là 69% cho thấy
rằng chi phí điều trị VGSV C còn khá cao cản trở
bệnh nhân được điều trị đặc hiệu cũng như hoàn
thành phác đồ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y

Tế (bảng 3).
Khi xét về nguồn thông tin về bệnh của bệnh
nhân, chủ yếu là đến từ nhân viên y tế (100%)
mà cụ thể là bác sĩ điều trị và nhân viên tư vấn.
Điều này dễ hiểu do địa điểm tiến hành nghiên
cứu là tại khoa khám bệnh và bệnh nhân đến với
tâm lý quan tâm đến sức khỏe nên hoàn toàn
lắng nghe, tiếp nhận nguồn thông tin này. Các
nguồn thông tin khác như sách báo internet

Bệnh Nhiễm

Giá trị p
0,041

PR
(KTC 95%)
1,09 (1,01- 1,17)

(14,5%), đài radio tivi (9,5%), người thân bạn bè
(10,5%) còn khá khiêm tốn. Số người bệnh cần
khám, điều trị cũng như tư vấn cao trong khi
thời gian có hạn nên thông tin đến được bệnh
nhân có thể có thiếu sót hoặc chưa rõ ràng.
Không ghi nhận nguồn thông tin về VGSV C từ
câu lạc bộ viêm gan trên 200 đối tượng tham gia
nghiên cứu. Điều này cho thấy vai trò của câu lạc
bộ chưa thật sự hiệu quả (bảng 2).
Kiến thức về bệnh có sự mất cân đối rõ ràng.
Nhóm kiến thức về điều trị cũng như biến

chứng của bệnh có tỷ lệ rất cao > 75%. Tuy nhiên
các kiến thức về tác nhân (25%), triệu chứng biểu
hiện (23%), đường lây truyền (45%) và phòng
ngừa lây truyền (38%) còn khá thấp < 50% (bảng
4).Tỷ lệ kiến thức về đường lây truyền (45%) và
điều trị (93%) của bệnh nhân tương đồng với tỷ
lệ 57,1% và 48,2% kiến thức đúng của 1509 sinh
viên thuộc 7 trường cao đẳng và đại học y tại
Pakistan trong nghiên cứu của tác giả Khan N
với p < 0,05.(5) Tỷ lệ kiến thức về đường lây
truyền cũng như phòng ngừa lây truyền cũng
tương đồng với nghiên cứu của tác giả
Chaudhry MA trên 41 thợ hớt tóc tại Pakistan là
1% với p<0,001.(1) Tỷ lệ kiến thức chung về VGSV
C (39,5%) tương đương với tỷ lệ kiến thức về
bệnh trong nghiên cứu của Amir Razi trên nhóm
1600 sinh viên ngành học không liên quan sinh
học (62,5%) với p < 0,001.(7)
Tỷ lệ bệnh nhân không cảm thấy đồng
nghiệp, người xung quanh e ngại khi giao tiếp là
73,5%. Đây là một điều đáng mừng vì đa số bản
thân bệnh nhân đã có thái độ tích cực. Tuy nhiên
còn tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân VGSV C cảm

289


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016


thấy mình bị e ngại khi giao tiếp với người xung
quanh gây hạn chế mối quan hệ xã hội và ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính bản
thân người bệnh. Sự e ngại này có thể là do kiến
thức về bệnh chưa đầy đủ (bảng 5).
Thực hành về điều trị bao gồm sử dụng
thuốc đúng theo toa và tái khám theo lịch hẹn
đều có tỷ lệ đúng trên 98% cho thấy tư vấn trước
điều trị cho bệnh nhân có hiệu quả (bảng 5).
Điều này cho thấy người bệnh tuân thủtốt với
điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi nguy cơ
trước và sau khi phát hiện bệnh có sự chênh lệch
đáng kể, phản ánh việc khám và điều trị tại bệnh
viện giúp cho người bệnh có thực hành tốt hơn
và có khả năng phòng ngừa lây truyền bệnh.
Điều này sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ lây truyền
bệnh ở nhóm đối tượng nghiên cứu cho cộng
đồng qua các hành vi nguy cơ (bảng 6). Kết quả
nghiên cứu này là tỷ lệ thực hành đúng chiếm
90,5%. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ thực
hành 62,8% trên 1600 sinh viên ngành học không
liên quan sinh học trong nghiên cứu của Amir
Razi với giá trị p < 0,001.(7)
Tỷ lệ bệnh nhân nam có kiến thức cao gấp
1,91 lần bệnh nhân nữ. Điều này có thể được lý
giải do bệnh nhân nam thường giao thiệp rộng,
thích xem các chương trình thời sự, y tế, thích
sách báo và nghe đài hơn nữ giới. Những người
lớn tuổi thì tỷ lệ kiến thức sẽ thấp hơn là những

người trẻ tuổi. Điều này có thể giải thích do
người bệnh có tuổi, trí nhớ suy giảm, khả năng
nắm bắt và lưu trữ thông tin chậm hơn người
trẻ. Những người có trình độ học vấn càng cao
thì tỷ lệ kiến thức chung sẽ càng cao. Bệnh nhân
ở các tỉnh miền Tây có tỷ lệ kiến thức đúng thấp
hơn ở TPHCM do những người ở TP.HCM thì
điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin, các
dịch vụ y tế sẽ dễ dàng hơn ở các tỉnh và phần
nhiều người bệnh đến từ miền Tây có nghề
nghiệp là nông dân, trình độ học vấn chưa cao.
Người điều trị đặc hiệu có tỷ lệ kiến thức cao
hơn người điều trị hỗ trợ do người điều trị đặc
hiệu được tư vấn, theo dõi kĩ và bản thân họ
cũng quan tâm, cũng có điều kiện kinh tế nhất

290

định để tìm kiếm thông tin về bệnh hơn là
những người điều trị hỗ trợ. Tỷ lệ này có thể cao
do bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM là tuyến
điều trị cao nhất (bảng 7).
Những người nhận thông tin từ nguồn bạn
bè người thân, từ đài radio tivi và từ sách báo
internet có tỷ lệ kiến thức cao hơn những
người không tiếp nhận thông tin từ các nguồn
này. Bạn bè người thân là nguồn thông tin dễ
tiếp cận và thường là đầu tiên khi bệnh nhân
muốn tìm kiếm, đài radio tivi là nguồn thông
tin đại chúng. Riêng sách báo internet cung

cấp thông tin có giá trị cao hơn các nguồn còn
lại và ngày càng có nhiều người sử dụng
nguồn thông tin này (bảng 7).
Người bệnh ở các tỉnh miền Tây sẽ có tỷ lệ
thái độ chung thấp hơn ở TPHCM vì người bệnh
sống ở một thành phố lớn như TP.HCM sẽ có cơ
hội tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, có kiến
thức tốt hơn những người bệnh ở các tỉnh khác.
Bệnh nhân đã kết hôn có thái độ chung thấp hơn
so với bệnh nhân sống một mình do đa phần
người sống một mình là những người thuộc
nhóm tuổi từ 18- 29 tuổi, trình độ học vấn cao
nên có kiến thức về bệnh đúng và tỷ lệ thái độ
đúng sẽ cao hơn nhóm bệnh nhân đã kết hôn.
Người nhận thông tin từ sách báo internet sẽ có
tỷ lệ thái độ chung đúng cao hơn người không
nhận thông tin từ nguồn này. Nguồn thông tin
này chỉ phù hợp cho nhóm người có tri thức
trong xã hội và có điều kiện kinh tế nhất định.
Kiến thức từ nguồn đọc, nhìn thấy sẽ có giá trị
hơn là từ các nguồn nghe (bảng 8).
Người có kiến thức về phòng ngừa đúng sẽ
có tỷ lệ thái độ phòng ngừa tốt cao gấp 1,15 lần
người có kiến thức chung không đúng với giá trị
p < 0,05 và KTC 95% từ 1,07 đến 1,25. Điều này
hợp lý vì khi bệnh nhân có kiến thức về phòng
ngừa đúng về bệnh thì họ sẽ hiểu rõ các đường
lây và biện pháp phòng ngừa lây truyền. Từ đó
họ sẽ có thái độ về phòng ngừa lây truyền tốt
hơn những người có kiến thức về phòng ngừa

không đúng (bảng 9).

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bệnh nhân có kiến thức đúng về phòng
ngừa lây truyền thì có tỷ lệ thực hành phòng
ngừa lây truyền đúng gấp 1,09 lần so với
những bệnh nhân không có kiến thức đúng
với KTC 95% từ 1,01 đến 1,17 (p < 0,05). Điều
này có thể lý giải là khi bệnh nhân có kiến
thức đúng thì họ sẽ biết những hành vi nguy
cơ lây truyền VGSV C và họ tránh thực hiện
các hành vi đó để tránh lây truyền bệnh cho
những người xung quanh(bảng 10).

2.

KẾT LUẬN

6.

Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức chung đúng về
HCV là 39,5%. Tỷ lệ kiến thức đúng cao nhất là
về điều trị 93%. Tỷ lệ bệnh nhân có thái độ
chung tốt về HCV là 65%. Trong đó, tỷ lệ thái độ

tốt cao nhất là về điều trị 96,5%, có 73,5,5% bệnh
nhân không cảm thấy người xung quanh ngại
giao tiếp với người nhiễm VGSV C. Tỷ lệ bệnh
nhân có thực hành chung đúng về bệnh VGSV C
là 90,5%. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và
thái độ bao gồm nguồn thông tin, nơi cư trú,
nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề
nghiệp. Có mối liên quan giữa kiến thức với thái
độ và thực hành về phòng ngừa VGSV C của
những bệnh nhân đang điều trị tại đây.

7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày nhận bài báo:

27/11/2015

1.

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

28/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2016

Chaudhry MA, Rizvi F, Ashraf MZ, Niazi M (2010)

"Knowledge and practices of barbers regarding hepatitis B
and hepatitis C in Bahra Kahu, Islamabad–Pakistan". Rawal
Medical Journal, 35 (1), 37-40.

Bệnh Nhiễm

3.
4.

5.

8.

9.
10.

11.

Chen EY, North CS, Fatunde O, Bernstein I, Salari S, Day B,
Jain MK (2013) "Knowledge and attitudes about hepatitis C
virus (HCV) infection and its treatment in HCV monoinfected and HCV/HIV co-infected adults". J Viral Hepat, 20
(10), 708-14.
Franciscus A (2015) A Guide to understanding hepatitis C.
Jokhio AH, Bhatti TA, Memon MS (2010) "Knowledge,
attitudes and practices of barbers about hepatitis B and C
transmission in Hyderabad, Pakistan".
Khan N, Ahmed SM, Khalid MM, Siddiqui SH, Merchant
AA (2010) "Effect of gender and age on the knowledge,
attitude and practice regarding hepatitis B and C and
vaccination status of hepatitis B among medical students of

Karachi". Pakistan. J Pak Med Assoc, 60 (6), 450-5.
Nguyễn Trần Chính (2006) Bài Học Bệnh Truyền Nhiễm,
NXB Y Học, tr. 333-334.
Razi A, Rehman R ur, Naz S, Ghafoor F, Khan MAU (2010)
"Knowledge attitude and practices of university students
regarding hepatitis B and C". ARPN Journal of Agricultural
and Biological Science 5(4).
Shalaby S, Kabbash IA, El Salee t G, Mansour N, Omar A, El
Nawawy A (2010) "Hepatitis B and C viral infection:
prevalence, knowledge, attitude and practice among barbers
and clients in Gharbia governorate, Egypt". EMHJ - Eastern
Mediterranean Health Journal.
The Center for Disease Analysis (2012) HCV global
prevalence map.
Thiên Chương (2011) Không có văcxin ngừa bệnh, viêm gan
C
bùng
phát,
/>w=article&id=511:vnekhong-co-vcxin-nga-bnh-viem-gan-cbung-phat-&catid=12:tin-tc&Itemid=11, truy cập ngày 09
tháng 3 2015.
WHO (2014) Guidelines for the screening, care and
treatment of persons with hepatitis C infection.

291



×