Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả nội soi mật - tụy ngược dòng cấp cứu điều trị viêm đường mật và viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi đường mật ngoài gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.5 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ NỘI SOI MẬT - TỤY NGƯỢC DÒNG CẤP CỨU
ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG MẬT VÀ VIÊM TỤY CẤP THỂ PHÙ NỀ
DO SỎI ĐƯỜNG MẬT NGOÀI GAN
Lê Quang Nhân*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của nội soi mật - tụy ngược dòng (NSMTND) cấp cứu trong điều trị viêm
đường mật và viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi đường mật ngoài gan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả dọc. Chúng tôi thu thập và phân tích số liệu từ 72 trường
hợp được NSMTND cấp cứu trong thời gian từ 01/2014 đến 07/2015 tại khoa Nội soi bệnh viện Đại học Y Dược
TP HCM.
Kết quả: Có 29 bệnh nhân nam và 43 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 47,3 tuổi. Trong đó
có 6 trường hợp sốc nhiễm trùng do sỏi OMC (có 1 nam và 5 nữ), 6 trường hợp viêm mủ đường mật kèm viêm
tụy cấp thể phù nề do sỏi OMC (có 2 nam và 4 nữ), 20 trường hợp viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi OMC (có 8
nam và 12 nữ) và 46 trường hợp viêm mủ đường mật do sỏi ống mật chủ và ống gan chung (có 18 nam và 28
nữ). Tỉ lệ thành công của ERCP là 98,6%. Thời gian nằm viện trung bình là 6,2 ngày. Kết quả qua theo dõi trong
1 tháng không thấy có tai biến và biến chứng.
Kết luận: Những kết quả của chúng tôi cho thấy NSMTND cấp cứu hiệu quả và an toàn trong điều trị
viêm đường mật và viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi đường mật ngoài gan.
Từ khóa: Nội soi mật - tụy ngược dòng, sỏi đường mật ngoài gan, sỏi ống mật chủ, sỏi ống gan chung,
choáng nhiễm trùng do sỏi ống mật chủ, viêm mủ đường mật do sỏi đường mật ngoài gan, viêm tụy cấp thể
phù nề.

ABSTRACT
INITIAL RESULTS OF EMERGENCY ERCP
IN TREAMENT OF ACUTE OBSTRUCTIVE SUPPURATIVE CHOLANGITIS
AND EDEMATOUS PANCREATITIS CAUSED BY EXTRAHEPATIC STONES


Le Quang Nhan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 127 - 130
Objectives: To assess the initial results of endoscopic retrograde cholangiopancreatography (ERCP) in
treatment of acute obstructive suppurative cholangitis and edematous pancreatitis caused by extrahepatic stones.
Method: This is an observation study of 72 patients. These patients were treated by emergency ERCP from
Jan 2014 to July 2015 in the endoscopy department, University Medical Center of HCM city.
Results: There were 29 males and 43 females with mean age 47.3. Of them, there were 6 cases of septic shock
caused by common bile duct (CBD) stones (1 male and 5 female patients), 6 cases of acute obstructive suppurative
cholangitis combined with acute edematous pancreatitits by CBD stones (2 male and 4 female patients), 20 cases
of acute edematous pancreatitis caused by CBD stones (8 male and 12 female patients) and 46 cases of acute
obstructive suppurative cholangitis caused by CBD and common hepatic duct (CHD) stones (18 male and 28
female patients). The success rate of ERCP is 98.6%. Average length of stay is 6.2 days. The overall results were
no complications of ERCP after 1 month follow-up.
Conclusion: Our study shows that emergency ERCP can be used effective and safe in treatment of acute
Khoa Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS BS. Lê Quang Nhân
ĐT: 0908853389
*

Ngoại Tổng Quát

Email:

127


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

obstructive suppurative cholangitis and edematous pancreatitis caused by extrahepatic stones.

Keywords: Endoscopic retrograde cholangiopancreatography (ERCP), extrahepatic stone, common bile duct
(CBD) stone, common hepatic duct (CHD) stone, septic shock caused by CBD stone, acute obstructive
suppurative cholangitis, acute edematous pancreatitis.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiêu chuẩn loại trừ:

Viêm đường mật và viêm tụy cấp do sỏi
ống mật chủ (OMC) là bệnh lý thường gặp trong
cấp cứu. Phẫu thuật cấp cứu mở OMC gắp sỏi
và dẫn lưu đường mật với ống T đã từ lâu được
xem là phương pháp điều trị hữu hiệu. Tuy
nhiên, phẫu thuật cấp cứu trong các trường hợp
này có tỉ lệ tử vong và biến chứng cao, nhất là
đối với sỏi tái phát(8,2). Từ khi có NSMTND,
NSMTND đã góp phần cải thiện tỉ lệ tử vong và
biến chứng trong điều trị viêm đường mật và
viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi OMC.

Bệnh nhân nhỏ hơn 15 tuổi hoặc không đồng
ý NSMTND.

Hiện tại chưa có nghiên cứu được báo cáo
về kết quả NSMTND điều trị viêm đường mật
và viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi OMC và
OGC. Đây là lý do chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định tỉ lệ thành công của NSMTND cấp
cứu trong điều trị viêm đường mật và viêm tụy
cấp thể phù nề do sỏi đường mật ngoài gan.
Xác định tỉ lệ tử vong, tai biến và biến chứng
của NSMTND (bao gồm chảy máu, viêm tụy cấp
tiếp diễn, thủng gây viêm phúc mạc).

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả dọc.

Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn
đoán viêm đường mật và viêm tụy cấp thể phù
nề do sỏi đường mật ngoài gan có chỉ định
NSMTND cấp cứu.

Tiêu chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu:
Bệnh nhân trên 15 tuổi.
Bệnh nhân có viêm đường mật và viêm tụy
cấp thể phù nề do sỏi đường mật ngoài gan.
INR PT và aPTT < 1,3.

128

Có nhồi máu cơ tim cấp.
Bệnh nhân có viêm tụy cấp thể hoại tử.
Hoặc bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thực
quản độ II, độ III.
Bệnh nhân có tiền sử cắt dạ dày, hẹp thực

quản, tâm vị hoặc hẹp môn vị.

Cách tiến hành:
Bệnh nhân có chỉ định NSMTND với các kết
quả đông máu INR PT và aPTT < 1,3.
Trong khi NSMTND có gây mê nội khí quản,
sau khi thông thành công vào đường mật chính,
dịch mật được hút ra để cấy và kháng sinh đồ
nếu có mủ trong dịch mật. Sau khi xác định số
lượng và kích thước sỏi mật qua chụp hình
đường mật, chúng tôi cắt cơ vòng Oddi rộng
khoảng 75%. Tùy kích thước sỏi mà chúng tôi
dùng bóng kéo, rọ kéo hoặc rọ tán sỏi cơ học. Để
kiểm tra sạch sỏi, chúng tôi kiểm tra bằng bóng
và chụp hình đường mật. Trước khi ngừng thực
hiện thủ thuật, chúng tôi bơm rửa đường mật và
kiểm tra có chảy máu vết cắt Oddi hay không.
Đối với các trường hợp viêm đường mật, từ
ngày thứ nhất sau NSMTND, bệnh nhân ăn
uống bình thường kèm dùng thuốc kháng sinh
điều trị. Đối với các trường hợp sốc nhiễm trùng
đường mật, bệnh nhân ăn uống bình thường trở
lại khi sốc đã được điều trị ổn. Đối với các
trường hợp viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi
OMC, bệnh nhân ăn uống trở lại bình thường
khi không còn đau bụng, ói, siêu âm kiểm tra
không có biến chứng viêm tụy cấp thể hoại tử,
amylase máu giảm dần.

KẾT QUẢ

Trong thời gian từ 01/2014 đến 07/2015, tại
khoa Nội soi bệnh viện Đại học Y Dược TP

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
HCM, chúng tôi đã thực hiện NSMTND cấp cứu
cho 29 bệnh nhân nam và 43 bệnh nhân nữ.
Tuổi trung bình của bệnh nhân: 47,6 ± 11,5 tuổi.
Tổng số ca
Sốc nhiễm trùng đường
6
mật do sỏi OMC
Viêm mủ đường mật
6
kèm viêm tụy cấp thể
phù nề do sỏi OMC
Viêm tụy cấp thể phù
20
nề do sỏi OMC
Viêm mủ đường mật do
46
sỏi OMC và OGC
Tổng số ca
72

Nam
1


Nữ
5

2

4

Tỉ lệ thành công của ERCP là 98,6%. Thời
gian nằm viện trung bình là 6,2 ngày.

BÀN LUẬN
8

12

18

28

29

43

-

Số lượng bạch
12.300/mm3.

-


Kết quả cấy dịch mật: Escherichia coli ESBL
(+) (43 trường hợp, chiếm 59,7%), Klebsiella
ESBL (+) (16 trường hợp, chiếm 22,2%) và
ESBL (-) (3 trường hợp, chiếm 4,1%), tất cả
đều
nhạy
với
Meropenem
hoặc
Cefoperazon phối hợp với Sulbactam, ngoài
ra có 10 trường hợp (14%) vi trùng không
mọc. Không thực hiện cấy máu ở tất cả các
bệnh nhân.

trung

bình



Trong các trường hợp viêm tụy cấp do sỏi
OMC, trị số trung bình của amylase máu trước
khi NSMTND là 895 IU/L, sau 2 ngày NSMTND
thì trị số này giảm đi trung bình 600 IU/L.
Đối với các trường hợp có sỏi đường mật
ngoài gan, chúng tôi ghi nhận không còn sỏi
đường mật trong lúc NSMTND kiểm tra bằng
bóng và chụp hình đường mật, cũng như qua
kiểm tra bằng siêu âm bụng trước khi xuất viện
và khi tái khám sau 1 tháng.

Đối với các trường hợp viêm tụy cấp do sỏi
OMC: không ghi nhận có viêm tụy cấp tiến triển
hoặc có biến chứng nặng khi theo dõi amylase
máu và nước tiểu, siêu âm bụng trước khi xuất
viện và khi tái khám sau 1 tháng.

Ngoại Tổng Quát

Thời gian trung bình thực hiện NSMTND là
43 phút.

Kết quả qua theo dõi trong 1 tháng không
thấy có tai biến và biến chứng.

Trong các trường hợp viêm đường mật do
sỏi đường mật ngoài gan, trị số trung bình của
bilirubin liên hợp trước khi NSMTND là 5,7
mg/dL, sau 2 ngày NSMTND thì trị số này giảm
đi trung bình 4 mg/dL.
cầu

Nghiên cứu Y học

Viêm đường mật và viêm tụy cấp là các biến
chứng có thể gặp ở khoảng 30% bệnh nhân có
sỏi mật, đây là các biến chứng thường gặp trong
cấp cứu với tỉ lệ tử vong cao(11). Viêm đường mật
do sỏi sẽ dẫn đến 100% tử vong nếu không điều
trị(2). Bên cạnh đó nếu chẩn đoán và điều trị
không kịp thời sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong ở các

bệnh nhân bị viêm đường mật do sỏi(2).
Phương pháp điều trị kinh điển trong viêm
đường mật là mổ cấp cứu dẫn lưu mật với tỉ lệ
tử vong có thể lên đến 40%(2). Từ những năm
thập niên 1970 cho đến những năm gần đây với
sự phát triển của NSMTND trong điều trị sỏi
đường mật ngoài gan, giải áp mật qua
NSMTND cho các bệnh nhân viêm đường mật
do sỏi là lựa chọn đầu tiên vừa giúp tránh một
cuộc mổ vừa giúp giảm tỉ lệ tử vong. Sullivan
nhận thấy NSMTND giải áp mật là phương
pháp điều trị thay thế cho phẫu thuật mở ống
mật chủ ở những bệnh nhân lớn tuổi có nhiều
yếu tố nguy cơ(10). Trong viêm mủ đường mật do
sỏi, lấy sỏi qua NSMTND là lựa chọn đầu tiên,
nếu không thuận lợi, nên xét đến vấn đề đặt
stent dẫn lưu trong hoặc đặt stent mũi - mật(4).
Để giải áp mật trong điều trị viêm đường mật,
Lee và Hui đề nghị NSMTND cắt cơ vòng Oddi
và đặt stent đường mật(3, 5).
Trong nghiên cứu, chúng tôi thực hiện
NSMTND cấp cứu có cắt cơ vòng và kéo sỏi một
thì với tỉ lệ thành công là 98,6%, tỉ lệ sạch sỏi là
100% và không có trường hợp nào tử vong, sở dĩ
chúng tôi đạt được thành công như vậy là vì các
bệnh nhân đã được hồi sức tích cực có huyết
động học ổn định trong lúc NSMTND cấp cứu
nên chúng tôi cắt cơ vòng kéo sỏi trong một thì
và tránh đặt stent nhựa giải áp mật tạm thời để


129


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

sau này lấy sỏi thì hai. Một số tác giả khuyên nên
đặt stent ở những bệnh nhân có nguy cơ tim
mạch cao hoặc có rối loạn đông máu, việc cắt cơ
vòng kéo sỏi to sẽ kéo dài thời gian gây mê ảnh
hưởng đến chức năng gan. Theo Gogel(2), tỉ lệ
thành công của cắt cơ vòng trong viêm đường
mật do sỏi là hơn 95% với tỉ lệ sạch sỏi là 90%, tỉ
lệ tử vong là 1%.

của thế giới khi thực hiện NSMTND trước 72
giờ sau khi khởi bệnh và trong vòng 24 giờ
nhập viện, chính nhờ can thiệp NSMTND sớm
nên tỉ lệ khỏi bệnh tăng và không có trường
hợp nào tử vong khi điều trị các bệnh nhân
viêm tụy cấp do sỏi OMC, kết quả này cũng
giống như kết quả nghiên cứu của Tenner(10).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, cấy và
kháng sinh đồ dịch mật trong NSMTND điều
trị viêm đường mật được thực hiện thường
qui. Theo Negm(7), tác giả ghi nhận tỉ lệ thành
công trong cấy dịch mật trong viêm đường
mật là 72%, trong đó vi trùng thường gặp

trong viêm đường mật là E.Coli và nhóm
Enterobacter Gram dương. Trong nghiên cứu
của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự và rất
may là các chủng vi trùng này vẫn nhạy với
kháng sinh Meropenem hoặc Cefoperazon
phối hợp với Sulbactam. Theo Negm(7), nguyên
nhân cấy dịch mật có kết quả âm tính có thể do
có tắc nghẽn đường mật nhiều nơi.

Những kết quả sớm của chúng tôi cho thấy
NSMTND cấp cứu hiệu quả và an toàn trong
điều trị viêm đường mật và viêm tụy cấp thể
phù nề do sỏi đường mật ngoài gan.

Trong viêm tụy cấp do sỏi đường mật
ngoài gan, Cotton(1) khuyến cáo thực hiện
NSMTND cắt cơ vòng kéo sỏi thì một. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các trường
hợp chẩn đoán viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi
ống mật chủ đều được dựa trên kết quả xét
nghiệm amylase máu và nước tiểu, chụp CT
bụng có cản quang. Ngay sau NSMTND 1
ngày, tình trạng viêm tụy cấp cải thiện rõ rệt
với triệu chứng đau bụng vùng thượng vị và
amylase máu giảm trung bình sau 2 ngày
NSMTND là 600 IU/L, siêu âm không còn sỏi,
đường mật trong gan không giãn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ thành công của
NSMTND cắt cơ vòng kéo sỏi ống mật chủ là
100%, tỉ lệ này cũng phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Liu(6). Tất cả các bệnh nhân
đều có cải thiện rõ rệt về đau bụng và sốt sau
24 giờ NSMTND cấp cứu, sau 2 ngày
NSMTND thì trị số trung bình của bilirubin
liên hợp giảm đi 4 mg/dL. Có được kết quả
như trên là do chúng tôi theo đúng khuyến cáo

130

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

6.
7.

8.
9.
10.

11.


Cotton P.B (1984). Endoscopic management of bile duct
stones: (apples and oranges). Gut, 25: 587 – 97.
Gogel H.G, Bruce A.R, Volpicelli N.A, et al. (1987). Acute
suppurative obstructive cholangitis due to stones: treatment
by urgent endoscopic sphincterotomy. Gastrointest Endosc,
33: 210 – 13.
Hui C-K, Lai K-C, Yuen M-F, et al. (2003). Does the addition of
endoscopic sphincterotomy to stent insertion improve
draingae of the bile duct in acute suppurative cholangitis?.
Gastrointest Endosc, 58: 500 – 4.
Itoi T, Kawai T, Atsushi S, et al. (2008). Efficacy and safety of
1-step transnasal endoscopic nasobiliary drainage for the
treatment of acute cholangitis in patients with previous
endoscopic sphincterotomy (with video). Gastrointest Endosc,
68: 84 – 90.
Lee D.W.H, Chan A.C.W, Lam Y.H, et al. (2002). Biliary
decompression by nasobiliary catheter or biliary stent in acute
suppurative cholangitis: a prospective randomized trial.
Gastrointest Endosc, 56: 361 – 5.
Liu C.L, Lo C.M, Fan S.T (1997). Acute biliary pancreatitis:
diagnosis and management. World J Surg, 21: 149 – 54.
Negm A.A, Schott A, Vonberg R-P, Weismueller T.J, et al.
(2010). Routine bile collection for microbiological analysis
during cholangiography and its impact on the management
of cholangitis. Gastrointest Endosc, 72(2): 284 – 91.
Nguyễn Thế Hiệp (1996). Mổ cấp cứu nhiễm trùng đường
mật do sỏi. Ngoại khoa, 9: 325-29.
Sullivan D.M, Ruffin-Hood T, Griffin W.O (1982). Biliary tract
surgery in the elderly. Am J Surg, 143: 218 – 20.
Tenner S, Baillie J, Dewitt J, et al. (2013). American college of

gastroenterology guideline: management of acuter
pancreatitis. Am J Gastroenterol, pp. 1 – 16.
Zhang W-Z, Chen Y-S, Wang J-W, et al. (2002). Early
diagnosis and treatment of sever acute cholangitis. World J
Gastroenterol, 8(1): 150 – 2.

Ngày nhận bài báo:

24/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

27/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2015

Chuyên Đề Ngoại Khoa



×