Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Vô thức trong chuyện chúng ta bắt đầu của tobias wolff (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.68 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THU TRANG

VÔ THỨC TRONG
CHUYỆN CHÚNG TA BẮT ĐẦU
CỦA TOBIAS WOLFF

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Lương Thị Hồng Gấm

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THU TRANG

VÔ THỨC TRONG CHUYỆN
CHÚNG TA BẮT ĐẦU CỦA
TOBIAS WOLFF

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Lương Thị Hồng Gấm


HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô giáo
hướng dẫn khoa học ThS Lương Thị Hồng Gấm, người đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tập thể thầy cô khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các
thầy cô trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài và trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và
học tập tại trường.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn là điểm tựa cho tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu!
Hà Nội, Ngày tháng năm
Tác giả

Trần Thu Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, khóa luận với đề tài “Vô thức trong Chuyện chúng
ta bắt đầu của Tobias Wolff” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của ThS.Lương Thị Hồng Gấm.
Các số liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong khóa luận là hoàn toàn
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, Ngày tháng năm
Tác giả

Trần Thu Trang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................7
6. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................7
NỘI DUNG .................................................................................................................8
Chương 1. PHÂN TÂM HỌC VỚI THUYẾT VÔ THỨC ........................................8
1.1. Phân tâm học và S.Freud ..................................................................................8
1.1.1. Bối cảnh ra đời của phân tâm học .............................................................8
1.1.2. S.Freud – cha đẻ của phân tâm học .........................................................10
1.2. Phân tâm học như là một lý thuyết về vô thức ...............................................11
1.2.1. Những khái niệm và định đề cơ bản.........................................................11
2.2.2. Ý nghĩa của vô thức trong khoa học và đời sống .....................................19
1.3. Tobias Wolff với những ám ảnh vô thức........................................................23
Tiểu kết ..................................................................................................................25
Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA VÔ THỨC TRONG CHUYỆN CHÚNG TA
BẮT ĐẦU .................................................................................................................26
2.1. Vô thức thể hiện qua những giấc mơ xa rời hiện thực ...................................27
2.2. Vô thức thể hiện qua bản năng tính dục .........................................................33
2.3. Vô thức thể hiện qua những mặc cảm thân phận - sự nói dối ........................39
Tiểu kết ..................................................................................................................50
KẾT LUẬN ...............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................53


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phân tâm học – chủ nghĩa Freud là một trong những trào lưu có tầm ảnh
hưởng rất rộng lớn đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Xuất hiện vào
khoảng đầu thế kỷ XX, nó đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng mang tính thời
sự nóng hổi suốt thế kỷ, là trào lưu gây nhiều tranh cãi vào bậc nhất. Điều này
không chỉ xuất phát bởi việc “gây dư luận trái chiều” là tình hình chung mà mọi
trào lưu khi mới ra đời phải chấp nhận mà còn vì những nội dung mà chủ nghĩa
Freud bàn tới là cực kỳ nhạy cảm, không chỉ ở phương Đông mà cả phương Tây.
Nhưng không thể phủ nhận rằng, phân tâm học có ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều
lĩnh vực như: y học, triết học, tâm lý học, xã hội học,… Ảnh hưởng của học thuyết
phân tâm học đối với văn học, nghệ thuật cũng đáng chú ý không kém, trong đó
trọng tâm là vấn đề vô thức. Sự can thiệp của vô thức vào đời sống ý thức của con
người được thể hiện một cách hệ thống và bài bản nhất. Nội dung biểu hiện của
phân tâm học không ngoài các phương diện: vô thức và bản năng tính dục, cấu trúc
nhân cách, giấc mơ xa rời hiện thực. Qua đó, chúng ta không chỉ nhận ra những nét
độc đáo nội tại trong tác phẩm mà còn có những phát hiện sâu sắc hơn về cảm quan
nhà văn cũng như độc giả với cả một thời đại văn học. Bên cạnh đó, việc tiếp cận
sáng tác của nhà văn hậu hiện đại dưới góc nhìn vô thức của phân tâm học là một
điều cần thiết vì nó chính là một sự kiểm nghiệm của lý thuyết này. Chúng tôi lựa
chọn đi theo hướng nghiên cứu còn nhiều mới mẻ này, góp phần xua đi những định
kiến lâu dài về hướng tiếp cận phân tâm học với văn học. Và sau là với mong muốn
khám phá và đánh giá giá trị của tác phẩm văn học từ một góc độ mới.
1.2. Tobias Wolff (1945) là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc
nhất của văn học đương đại Mỹ. Ông có đóng góp đáng kể cho nền văn học nước
nhà nói riêng và nền văn học thế giới nói chung trên nhiều thể loại như tiểu thuyết,
hồi ký, truyện ngắn,… Song, chỉ riêng với truyện ngắn, Tobias Wolff cũng xứng
đáng được coi là bậc thầy bên cạnh những cây bút nổi tiếng cùng thời như:
Raymond Carver, Flannery O’Connor, Donald Barthelme,… Sự thành công của ông

1



đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng văn chương danh giá. Tuy nhiên, với bạn
đọc Việt Nam, Tobias Wolff vẫn là một cái tên còn khá lạ lẫm, cùng với các tác
phẩm văn chương kiệt xuất của ông vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Bởi vậy, việc
tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu
và mở mang thêm những hiểu biết về cây bút truyện ngắn xuất sắc này của văn học
Mỹ đương đại tới các bạn đọc Việt Nam.
1.3. Chuyện chúng ta bắt đầu (Our Story Begins) là tuyển tập truyện ngắn
mới nhất của Tobias Wolff. Cuốn truyện được ra mắt bạn đọc Mỹ vào năm 2008.
Và đến cuối năm 2011, cuốn sách này đã chính thức được dịch giả Phan Việt giới
thiệu tại Việt Nam. Chuyện chúng ta bắt đầu đã mang đến cho Tobias Wolff giải
thưởng văn học uy tín dành cho tập truyện ngắn hay nhất năm 2008 tại Mỹ. Bên
cạnh hình thức truyện độc đáo với những mẩu chuyện không xuyên suốt và những
kết thúc lại chẳng phải là kết thúc… là một thế giới nghệ thuật đầy thú vị - cái thế
giới đã được mã hóa, được xem như ký hiệu của văn bản khổng lồ. Việc tiếp cận
chính là giải mã nó mà chìa khóa phần nào nằm trong sự soi chiếu bằng lý thuyết
phân tâm học cụ thể là vấn đề vô thức. Việc nghiên cứu vấn đề vô thức trong
Chuyện chúng ta bắt đầu của Tobias Wolff sẽ không chỉ giúp ngườii đọc có những
hiểu biết sâu sắc hơn về tuyển tập truyện này mà còn nhận diện được những cách
tân cũng như sự kế thừa truyền thống độc đáo của Tobias Wolff. Trên cơ sở đó,
hướng nghiên cứu cũng góp phần lý giải vì sao Chuyện chúng ta bắt đầu (Our story
begins) lại đem đến cho nhà văn Tobias Wolff thành công lớn đến vậy.
2. Lịch sử vấn đề
Tobias Wolff đã và đang là cây bút truyện ngắn xuất sắc, thu hút sự quan tâm
đặc biệt của giới nghiên cứu, đặc biệt là ở Mỹ. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tại Việt
Nam, nhà văn này và những tác phẩm của ông vẫn chưa được biết đến rộng rãi.
Điều này trở thành một trong những khó khăn cho chúng tôi khi tìm hiểu lịch sử
vấn đề. Mặt khác, hạn chế về điều kiện sưu tầm cũng như vốn ngoại ngữ nên chúng
tôi mới chỉ tập hợp được một số tài liệu nhất định. Song, những tài liệu ấy chính là

nguồn định hướng quý báu giúp chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài này.


2.1. Nguồn tài liệu Tiếng Việt
Như đã nói, Tobias Wolff vẫn chưa là một cái tên quen thuộc trong giới
nghiên cứu văn học Việt Nam. Bởi vậy, nguồn tài liệu tiếng Việt mà chúng tôi sưu
tầm được về Wolff cũng như những gợi mở về vô thức trong tuyển tập Chuyện
chúng ta bắt đầu của ông, cho đến nay, cũng còn rất hạn chế. Trước hết, về sáng
tác, có thể thấy rằng, Wolff không chỉ nổi danh ở lĩnh vực truyện ngắn mà ông còn
được biết đến với những cuốn tiểu thuyết và hồi ký. Tuy nhiên, số lượng các tác
phẩm của ông đã được dịch sang Tiếng Việt hiện nay chưa nhiều. Chúng mới chỉ
tập trung ở những truyện ngắn nằm trong tuyển tập Chuyện chúng ta bắt đầu (Our
Story Begins, do dịch giả Phan Việt dịch, Nxb Trẻ, 2011). Tập truyện ngắn này
cũng là nguyền tài liệu chính mà chúng tôi triệt để vận dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Trong Lời giới thiệu của Chuyện chúng ta bắt đầu, Tobias Wolff đã bày tỏ
quan điểm cũng như mong muốn của mình khi sáng tác: “Và khi tôi viết những tiểu
thuyết và truyện ngắn của chính mình, tôi mong muốn mang lại cho độc giả niềm
vui giống như niềm vui tôi đã có từ văn học, và cũng để mang lại một hình hài nghệ
thuật cho những suy nghĩ và hiểu biết mà tôi có được từ các kinh nghiệm sống”
[16]. Từ đây, có thể thấy rằng, vốn hiểu biết và những kinh nghiệm từng trải của
Tobias Wolff đã góp phần không nhỏ cho nhà văn xây dựng những tác phẩm của
mình. Đây cũng chính là một hướng tiếp cận mà chúng tôi sẽ vận dụng trong phần
nội dung của khóa luận. Bên cạnh đó, ông còn hé mở cho người đọc những hiểu biết
về các nhân vật được biểu hiện trong các truyện ngắn của ông. Trên cơ sở ấy, người
đọc với những khả năng tri nhận của riêng mình, sẽ có những cách cắt nghĩa khác
nhau về đời sống, về nhân vật, và tự tìm thấy mình trong những con người, nhân vật
ấy. Bằng cách này, truyện ngắn của Tobias Wolff có thể đến với độc giả và cuộc
sống hậu hiện đại một cách chân thực hơn, gần gũi hơn.
Tiêu biểu là trong bài viết với đề mục Tương lai nằm ngoài mọi sự chờ đợi,

Nguyễn Vĩnh Nguyên đã khẳng định sức hấp dẫn của mỗi truyện ngắn trong
Chuyện chúng ta bắt đầu, đồng thời cũng gợi lên trong mỗi người đọc những ý


tưởng sáng tạo riêng: “Khó lòng đọc hết cuốn sách này trong một lúc. Vì mỗi truyện
là một dạng thức hư cấu ngắn về một thứ hiện thực hoàn toàn dị biệt. Ở đó, người
đọc không đóng vai trò tiêu thụ trí tưởng tượng của người sáng tạo, mà chính là kẻ
có thể chủ động mở rất nhiều cánh cửa khác nhau để bước vào trung tâm câu
chuyện, làm chủ hư cấu” [12]. Trong đó người đọc mới là kẻ làm chủ sự tạo nghĩa,
chứ không phải nhà văn. Trong khóa luận của mình, chúng tôi cũng đã vận dụng tối
đa tinh thần đó để tạo ra những cách nhìn, cách hiểu khá rộng mở và thú vị cho mỗi
câu chuyện của Wolff. Ngoài ra, bài viết còn điểm lược một vài thông tin về tiểu sử
và những sáng tác gây tiếng vang trước đó của Tobias Wolff như: Đời của cậu bé
này (This Boy’s Life, 1989), Trong quân đội Phanaoh (In Phanaoh’s Amy, 1994).
Nhưng quan trọng hơn, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã đưa ra cho người đọc một triết lý
viết truyện ngắn của nhà văn này, trong mối liên hệ từng được bắt gặp ở truyện
ngắn của E. Hemingway và Raymond Carver, đó là “chủ trương xóa hết mọi dấu
viết sắp đặt, trả lại cho những chuyện kể sự tinh khôi và ngẫu nhiên của hiện thực,
tôn trong sự dẫn dắt của cái phi lý. Hay nói cách khác, ông tiết chế cảm xúc người
viết, đồng thời phó mặc câu chuyện cho chính sự vận động của nó, cho trí tưởng
tượng của người đọc tùy nghi dẫn dắt” [12]. Đây là một nhận định cho thấy những
cây bút đi trước, đặc biệt là Hemingway và Raymond Carver đã có một sức ảnh
hưởng không nhỏ trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Tobias Wolff. Dường như,
trong mỗi câu chuyện của nhà văn này đều có một “tảng băng trôi”, kích thích trí tò
mò và khát khao chiếm lĩnh từ độc giả. Và như thế, tính chất liên văn bản của tập
truyện cũng sẽ được mở rộng ra trên nhiều chiều kích khác nhau, qua những nhìn
nhận và khám phá khác nhau của người đọc.
Trong những trang đầu của cuốn Chuyện chúng ta bắt đầu, Phan Việt cũng
đã dịch và đưa ra những lời nhận định của một số tạp chí nước ngoài về tuyển tập
này. Theo mục điểm sách của Thời báo Los Angeles, Chuyện chúng ta bắt đầu

( Our Story Begins) là “một cuốn sách nên có trên giá sách của mọi người, bên
cạnh Hemingway, Salinger, Flannery O’Connor, Raymond Carver, Gabriel Garci
Marquez, William Trevor, và Alice Munro,…”. Còn mục điểm sách của tờ Thời


báo New York Times thì lại viết: “Cuốn sách này tập hợp một số truyện ngắn hay
nhất của Tobias Wolff và phản ánh tài năng của ông với thể loại này. Trong những
câu chuyện về các cặp vợ chồng, về những đứa trẻ giàu và nghèo, về những người
lính và những người mẹ…, giọng văn của Wolff luôn chân thực, ông đón nhận
những kinh nghiệm của đời sống Mỹ bằng sự thấu suốt và bao dung” [16,6]. Bên
cạnh đó, Phạn Việt còn dẫn ra những nhận định của The New York Sun,
Entertainmrnt Weekly, Chicago Sun- Times... Nhìn chung, tất cả đều nhằm tập
chung khẳng định giá trị và những thành công của tập truyện ngắn này, đồng thời
cũng khẳng định tài năng “Bậc thầy về truyện ngắn” (The New York Sun) của nhà
văn Tobias Wolff.
Bài dịch phỏng vấn nhà văn Tobias Wolff do Phan Việt thực hiện đăng trên
trang điện tử www.tuoitre.vn cũng gợi mở nhiều điều thú vị về con người, tư tưởng,
quan niệm sáng tác của nhà văn Tobias Wolff. Ông cho rằng, bất cứ một nhà văn trẻ
nào trong quá trình trưởng thành cũng đều cần có nhu cầu tìm kiếm một người cha
hay người mẹ nghệ thuật nào đó, và sau đó, cũng như là đối với cha mẹ đẻ của
mình, họ tách khỏi cha mẹ nghệ thuật. Họ có nhu cầu chịu ảnh hưởng và chối bỏ
ảnh hưởng từ người khác. Về nhiều mặt, sự trưởng thành của một nhà văn cũng
giống như sự trưởng thành của một con người, anh ta phải tìm kiếm thần tượng, tìm
kiếm chỗ đứng của mình trong thế giới, phải tìm cách để viết, để bày tỏ bản thân,
phải tìm ra giọng của chính mình; nó cũng giống như thử quần áo vậy, anh ta sẽ
nhận ra, có những quần áo mặc vào không hợp với mình, thậm chí làm mình trông
hết sức lố bịch, vậy là phải tìm cái hợp với mình” [14]. Với quan niệm này, Tobias
Wolff đã ngầm khẳng định rằng, bất cứ tác phẩm văn học của nhà văn nào cũng đều
được nảy sinh và phát triển trong cái nôi nghệ thuật của nó, có mối liên hệ, sự ảnh
hưởng qua lại với những văn bản sáng tác của những nhà văn khác. Song, trên cái

nền ấy, chúng sẽ vươn lên thể hiện những ấn tượng riêng, thành công riêng không
lẫn vào đâu mà chỉ người “cha đẻ” tinh thần của chúng mới tạo ra được.
2.2. Nguồn tài liệu tiếng anh
Nguồn tài liệu tiếng anh của Tobias Wolff và Our Story Begins (Chuyện
chúng ta bắt đầu) mà chúng tôi sưu tầm được chủ yếu là những bài viết, bài nghiên


cứu, tiểu luận được đăng tải trên những trang web nước ngoài. Riêng ở trang
www.nvtimes.com chúng tôi đã thống kê được đến gần ba mươi bài viết về Wolff và
những tác phẩm của ông. Tuy nhiên để phục vụ cho nội dung đề tài Vô thức trong
Chuyện chúng ta bắt đầu của Tobias Wolff, chúng tôi chỉ tập trung quan tâm đến
các bài viết có liên quan hay có tính gợi mở hướng nghiên cứu của khóa luận.
Nhìn chung, tất cả những tài liệu chính bằng tiếng Việt và tiếng Anh mà
chúng tôi thu thập được trên đây đều ít nhiều xoay quanh những vấn đề nổi bật
trong Chuyện chúng ta bắt đầu của Tobias Wolff. Tuy nhiên, chưa có bài viết, bài
nghiên cứu nào đề cập (một cách có hệ thống) về tập truyện này trong vấn đề vô
thức. Mặc dù vậy, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc
nghiên cứu Tobias Wolff ở nước nhà, những tài liệu quý giá, được tìm kiếm và chắp
nhặt từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước và ngoài nước ấy sẽ trở thành những
định hướng gợi mở, dẫn đường cho chúng tôi thực hiện đề tài: Vô thức trong
“Chuyện chúng ta bắt đầu” của Tobias Wolff.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện khóa luận, chúng tôi tập trung nghiên cứu đối tượng là tuyển tập
truyện ngắn Chuyện chúng ta bắt đầu (Our Story Begins), Phan Việt dịch (Nhà xuất
bản Trẻ, 2011).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu ở vấn đề Vô Thức trong Chuyện
chúng ta bắt đầu của Tobias Wolff, được tập trung vào hai nội dung chính: Phân
tâm học với thuyết vô thức và Biểu hiện của vô thức trong “Chuyện chúng ta bắt

đầu” (giấc mơ xa rời hiện thực, bản năng tính dục và mặc cảm thân phận).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
_ Khái quát thuyết vô thức của phân tâm học, vận dụng vào tìm hiểu cấu trúc
tâm lý và vô thức trong tập truyện ngắn “Chuyện chúng ta bắt đầu” của Tobias
Wolff. Nêu được những điểm cơ bản về dạng thức biểu hiện và bản chất của vô
thức, chỉ ra được quan niệm con người của nhà văn thông qua tìm hiểu vô thức nhân


vật nói riêng và thuyết vô thức nói chung.
_ Phân tích những yếu tố độc đáo trong bút pháp thể hiện vô thức của Tobias
Wolff trên các phương diện: ngôn ngữ (đối thoại và độc thoại), các thủ pháp nghệ
thuật. Qua đó, kết quả của khóa luận hi vọng sẽ ít nhiều góp phần khẳng định tên
tuổi, những giá trị nghệ thuật cũng như thành công lớn trong sáng tác của Tobias
Wolff.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp tư liệu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật
- Phương pháp thống kê, so sánh
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận , Thư mục tài liệu tham khảo, khóa luận được
kết cấu thành 2 chương như sau:
Chương 1: Phân tâm học với thuyết vô thức
Chương 2: Biểu hiện của vô thức trong Chuyện chúng ta bắt đầu


NỘI DUNG
Chương 1. PHÂN TÂM HỌC VỚI THUYẾT VÔ THỨC
1.1. Phân tâm học và S.Freud

1.1.1. Bối cảnh ra đời của phân tâm học
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là lúc chủ nghĩa tư bản đi vào giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa, các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc. Phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa chạy theo lợi nhuận tối đa đã đẩy con người vào tình trạng bị
tha hóa cùng cực. Những tệ nạn xã hội cùng với sự tàn phá khủng khiếp của cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) cùng với nguy cơ nổ ra chiến tranh thế
giới thứ 2 (1939 -1945) đã đẩy con người vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong
đời sống tinh thần. Gây ra các căn bệnh tinh thần mà y học truyền thống không thể
giải quyết. Thời kỳ đó người ta thường quan niệm, nguồn gốc chủ yếu của các căn
bệnh thuộc loại tinh thần là do tổn thương của hệ thần kinh với tư cách là một cơ
quan phủ tạng như các cơ quan phủ tạng khác gây ra. Với loại bệnh này thầy thuốc
phải dùng thuốc hay phẫu thuật khi cần thiết với hi vọng chữa trị có hiệu quả. Trong
trường hợp này người thầy thuốc dù có coi trọng yếu tố tinh thần đến đâu cũng
không thể thay thế hoàn toàn thuốc. Với hiểu biết thời đó, người ta chưa biết đến
một loại bệnh có nhiều triệu chứng như bệnh thần kinh mà ngày nay chính thức
được gọi là những loại bệnh tâm thần. Đó là những loại bệnh không phải do những
tổn thương của hệ thần kinh với tư cách là một cơ quan phủ tạng là thủ phạm chính
gây ra mà là do những hụt hẫng, những cú sốc về tinh thần gây ra. Với loại bệnh
này việc chữa trị theo phương pháp cũ là không có tác dụng hoặc nếu có thì cũng
chỉ là tạm thời, không triệt để. Thực trạng này nhắc nhở mọi người phải tìm căn
nguyên bệnh tâm thần ở phương diện tâm lý, do đó nảy sinh việc nghiên cứu tâm lý
học biến thái mà hai người thầy của Freud là J.M.Charcot và J.Breuer là những
người nghiên cứu nổi tiếng. Đó cũng là bối cảnh cho Freud sáng lập ra phương pháp
phân tâm học (tức phân tích tâm lý), chú trọng đến phân tích đời sống nội tâm của
con người. Từ đó, căn bệnh tâm thần chỉ được chữa trị có hiệu quả và triệt để bằng
các tác động tinh thần, các thủ pháp chữa trị bằng thuốc và phẫu thuật chỉ là sự hỗ
trợ khi cần thiết mà thôi.


Đặc biệt, phân tâm học ra đời còn chịu ảnh hưởng không nhỏ của bầu không

khí ở Viên nơi Freud sống và làm việc vào cuối thế kỷ XIX. Châu Âu lúc này thực
tế tồn tại hai xã hội đầy mâu thuẫn và căng thẳng. Một mặt, khoa học phát triển đã
làm mất sức mạnh của đạo đức, tôn giáo truyền thống, biến Châu Âu thành xã hội
“duy lý”, thói đạo đức giả trở thành “mốt” của thời đại. Kinh tế phát triển nhưng
đạo đức, văn hóa thì suy đồi. Mặt khác, một xã hội sục sôi những nhu cầu sinh lý cơ
bản bị thói đạo đức giả và tôn giáo chèn ép đang được xã hội quan tâm với thái độ
khác nhau, nó nổi lên như một vấn đề quan trọng trong đời sống tinh thần suốt cả
cuộc đời của mỗi người như vấn đề vô thức, vấn đề tính dục và các nhu cầu sinh
học khác được biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong các ấn phẩm
khoa học. Trước khi ra đời học thuyết Freud, đã có hàng loạt công trình về bệnh học
tính dục, tính dục trẻ em cũng như ảnh hưởng của dồn nén ham muốn tính dục đến
sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. Freud không phải người đầu tiên nói
đến vấn đề vô thức và tính dục, phần lớn những nội dung này đã được đồng nghiệp
đề cập ở nhiều mức độ khác nhau. Chính giới chuyên môn và dư luận xã hội đã
chuẩn bị cho việc nhận thức vấn đề này làm tư tưởng của Freud ra đời càng nhận
được sự hưởng ứng to lớn.
Phân tâm học đã tác động lớn đến tư duy thế giới và góp phần “định dạng lại
nhiều khía cạnh trong xu thế xã hội, văn hóa và tri thức của thế kỷ 20” [13,48] Nhận
định sức mạnh của học thuyết này, Barry D.Smith và Harold J.Vetter, trong cuốn
Các học thuyết về nhân cách viết: “Xây dựng thuyết phân tâm học, S.Freud đã xây
nên một cây cầu vĩ đại, một sự khải hoàn của kiến trúc trí tuệ, nó bắc qua vực thẳm
giữa triết học và tâm lý học, nối liền tâm trí và thể xác con người và thúc đẩy sự tiến
bộ từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX. Những xà cầu đồ sộ của cây cầu do Freud xây
thừa đủ hỗ trợ những mặt quan trọng của vô số các ngành học, đủ rộng để cho phép
xây dựng vô số những học thuyết “vụn vặt” mà không làm trở ngại đáng kể đến sự
phát triển tiến bộ của đường giao thông huyết mạch học thuyết trọng yếu, và đủ
mạnh để chịu nôit sức đè từ các lời phê bình” [13,108].
Như vậy, thuyết phân tâm học do S.Freud sáng tạo không chỉ có giá trị khám
phá vĩ đại, sự ảnh hưởng sâu sắc mà còn là nền móng cho nhiều ngành khoa học trí



tuệ. Bên cạnh đó, phân tâm học còn thực sự là “một thuyết khoa học đầu tiên về
hành vi con người, thể hiện cái nhìn tổng quan nhận thức về bản chất con người”,
“giá trị và cũng là thành công vĩ đại của học thuyết nằm trong quan niệm đầy đủ và
ý nghĩa của Freud khi xem con người như là một tạo vật mà cùng lúc vừa thô sơ,
vừa phức tạp, vừa bốc đồng, vừa duy lý, ích kỷ và quảng đại, thoái hóa và sáng tạo,
con và người” [13,110]
1.1.2. S.Freud – cha đẻ của phân tâm học
S.Freud sinh năm 1856 tại Freiburg (Moravia, nay là Pribor, Cộng hòa
Czech) trong một gia đình Do Thái, vốn là bác sĩ trị bệnh tâm thần. Nhận thấy sự
hạn chế của phương pháp thôi miên trong việc điều trị bệnh thần kinh, Freud đã bỏ
nhiều công sức nghiên cứu nhằm tìm ra một phương pháp hiệu quả hơn. Trong quá
trình tìm hiểu và quan sát các bệnh nhân, ông đã tiến hành phân chia bệnh thần kinh
ra làm hai loại: loại thông thường do các rối loạn sinh lí, tổn thương cơ cấu hệ thần
kinh, có thể chữa trị bằng cách châm cứu, dùng thuốc điều trị, bấm huyệt và loại
bệnh có nguyên nhân từ tâm lí, thường liên quan đến dục tính. Theo ông, thôi miên
chỉ có thể chữa cho những bệnh nhân bị tổn thương cơ cấu thần kinh mà ít có tác
dụng đối với bệnh nhân bị tâm thần do tâm lí. Kết hợp nghiên cứu tâm sinh lí các
bệnh nhân, Freud đã chia ra ba thời kỳ phát triển tâm sinh học của con người là:
sinh lí trẻ con (từ lúc mới sinh đến 5 tuổi), thời kì tiềm ẩn và thời kì phát dục (bắt
đầu từ tuổi thanh xuân và mở rộng suốt tuổi trưởng thành). Ông cho rằng những
bệnh nhân bị nhiễu tâm (bệnh tâm thần do rối loạn nhân cách dẫn đến. Bệnh nhân
luôn sống trong sự kinh sợ, lo âu, thất vọng, ám ảnh, thúc ép và chứng cuồng loạn)
xuất phát từ những gì trải qua ban đầu thuở ấu thơ, phát triển trong một thời gian
dài và mọc rễ sâu trong nội tâm người bệnh. Chủ yếu là do bản năng tính dục mạnh
mẽ bị ám ảnh và ức chế không được giải tỏa. Ông đã thay phương pháp thôi miên
bằng phương pháp liên tưởng tự do, cho phép bệnh nhân trình bày các ý nghĩ trong
trạng thái thư giãn tỉnh táo và ông thông giải các ẩn ức thời thơ ấu, các giấc mộng
để giúp bệnh nhân nhận biết một cách có ý thức các tình huống bị lãng quên, từ đó
bộc lộ nguyên nhân gây bệnh. Danh xưng psychoanalyse ban đầu là do Freud đặt ra



thực chất là để chỉ một hệ thống tâm thần bệnh học cùng cách điều trị để đặc biệt
ứng xử với bệnh rối loạn nhân cách chứ chưa có ý nghĩa là một thuyết như sự phát
triển về sau.
Như một hệ quả và cũng là sự bù đắp công sức cho S.Freud, quá trình phân
tích, nghiên cứu tâm lý và chữa trị cho bệnh nhân tâm thần đã giúp ông nhận ra hiện
tượng vô thức và tầm quan trọng của nó đói với sự phát triển của nhân cách. Ông
trở thành người đầu tiên đưa vô thức vào làm thành tố trung tâm của nhân cách.
Trước kia, người ta tự tin rằng con người có thể dùng ý thức để quyết định hành vi,
hoạt động của chính mình. Nhưng Freud đã lật ngược vấn đề, xúc phạm lòng tự
kiêu của nhân loại bằng cách chỉ ra vai trò quyết định của vô thức đối với hành vi
và tin rằng những xung đột bản năng chịu trách nhiệm tối thượng cho toàn bộ
những hành động. Dưới ánh sáng của thuyết vô thức của Freud, con người từ ngỡ
ngàng đến bàng hoàng, giật mình nhìn lại thân phận để rồi chợt nhận ra cái tôi
không phải là chủ nhân của chính ngôi nhà của mình, không phải được tự do hành
động mà là bị hành động. Sau này cùng với sự nghiên cứu về tính dục, nhân cách,
giấc mơ,… Khi được nhiều người ủng hộ. Freud đã lập ra học thuyết phân tâm học
với tính cách là một triết học về tâm lý, nhân cách người, một khoa học nghiên cứu
về vô thức.
1.2. Phân tâm học như là một lý thuyết về vô thức
1.2.1. Những khái niệm và định đề cơ bản
Trước Freud, khái niệm vô thức đã được bàn luận khá rộng rãi trong giới trí
thức. Tuy nhiện chỉ đến những công trình của S.Freud, những vấn đề vô thức mới
thực sự trở thành một học thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ và có ảnh hưởng sâu
sắc nhất. Đồng thời ông cũng là người đầu tiên hoàn thiện khái niệm vô thức,
nghiên cứu tỉ mỉ vai trò của vô thức và đưa nó trở thành nhân tố trung tâm trong cấu
trúc tâm lý con người.
S.Freud không phải người đầu tiên nhận thức được sự tồn tại của vô thức.
Rất nhiều triết gia, nhà tâm lý học trước Freud đã nhận ra sự tồn tại của nó.

Thế kỷ 17, La Rochefoucauld nhận định: “Con người tưởng mình tự do hành
động trong lúc thật ra mình bị bó buộc phải hành động” [8,29]


Thế kỷ 19, Schaupenhauer nhận định: “Ở mỗi người có ẩn sâu một ý chí mù
quáng và xuất phát căn nguyên của sự sống” [8,30]
Và đến Carl G.Carus trong cuốn Tâm thần còn nhấn mạnh hơn sự tồn tại của
vô thức và chức năng giới tính của nó cũng như một số cách vô thức bộc lộ trong
các giấc mơ. Theo ông, chìa khóa cho sự hiểu biết về đặc tính của cuộc sống có
nhận thức nằm ẩn dưới vô thức.
Theo quan điểm Mác xít, vô thức là một trong các yếu tố thuộc kết cấu ý
thức khi tiếp cận ý thức theo chiều sâu của nội tâm con người nhằm nhận thức về
chính mình khác với cách tiếp cận với các nhân tố giúp con người nhận thức thế
giới bên ngoài. Quan điểm này không phủ nhận sự tồn tại khách quan tất yếu của vô
thức nhưng coi vô thức như là một yếu tố thuộc kết cấu ý thức, được điều khiển
chung bởi tổ chức vật chất cao đó là bộ óc của con người. Đều có chung nguồn gốc
là thế giới khách quan nhưng vô thức có những đặc điểm, cơ chế riêng không đồng
nhất với ý thức. Các biểu hiện của vô thức có chức năng “giải tỏa những ức chế
trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng”, “góp phần lặp lại thế cân bằng trong hoạt
động tinh thần của con người mà không dẫn tới trạng thái ức chế quá mức”[3,176].
Vô thức mặc dù có những biểu hiện rất phong phú, đa dạng, thậm chí là thường
xuyên và cần thiết trong đời sống nhưng nó không thể thay thế ý thức, càng không
thể đóng vai trò là yếu tố chỉ đạo, quyết định hành vi con người bởi mọi hành vi của
con người đều cần sự điều khiển có tổ chức và chặt chẽ của ý thức. Sự xác định
nguồn gốc “vô thức là gì?” chính là điểm khác biệt về chất trong quan niệm về vô
thức của Freud với các nhà Mác xít trước đó. Nếu như các nhà Mác xít cho rằng
nguồn gốc xã hội trong đó có nguồn gốc tự nhiên là yếu tố không thể thiếu nhưng
chưa đủ mà điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội bao
gồm: lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Như vậy, tựu trung lại thì ý thức
nói chung và vô thức nói riêng đều xuất phát từ thế giới khách quan, là sự phản ánh

thế giới khách quan theo những điều kiện, khả năng và nhu cầu của chủ thể phản
ánh là con người. thì đến Freud lại cho rằng nguồn gốc của vô thức là do các xung
năng tính dục (libido) sinh ra, vô thức có nguồn gốc hoàn toàn do bản năng sinh học
của con người quy định.


Vào giai đoạn bắt đầu của cuộc nghiên cứu, Freud cho rằng nguồn gốc của
vô thức là do “xung năng tính dục” thúc đẩy và ông quy về một lực lượng duy nhất
là năng lượng tính dục (libido) - xung năng quan trọng nhất trong số những bản
năng. Tuy nhiên theo Freud, libido không phải là nhu cầu tình dục theo tư duy truyền
thống gắn với việc sinh sản và cơ quan sinh dục mà Freud mở rộng khái niệm libido
là những khoái lạc được tạo ra do nhu cầu tính dục được thỏa mãn (khi đói thì được
ăn, khát thì được uống…). Quan niệm này rất gần với quan niệm “dục vọng” trong
Phật giáo, khi Đức Phật cho rằng “dục vọng” là những thứ có thể là tiền bạc, danh
vọng và cả những thứ tưởng chừng lặt vặt như bát cơm, manh áo khi toàn bộ trí lực
và niềm vui sướng của chúng tập trung vào nó. Năng lực libido khiến chúng ta sống,
hành động, hưởng thụ, di truyền nòi giống…tổng quát hơn là hoàn chỉnh sự thăng
bằng bên trong cơ thể. Freud gọi đó là “nguyên tắc khoái lạc” của năng lực tính dục,
thúc đẩy ta thỏa mãn thường xuyên nhu cầu của chúng ta nhằm tránh những căng
thẳng, đau dớn, luôn luôn đưa tới khoái lạc. Tất cả các bản năng làm phát sinh
“nguyên tắc khoái lạc” đó, Freud gọi là “bản năng sống” - là bản năng duy trì sự tồn
tại sự sống, là động lực cơ bản và duy nhất của vô thức cũng như mọi hoạt động tinh
thần khác. Nhưng không phải lúc nào “nguyên tắc khoái lạc” cũng được thực hiện;
trong điều kiện hoàn cảnh không cho phép, các nhu cầu thỏa mãn ấy phải bị trì hoãn
lại cho đến khi tìm đươc một hoàn cảnh thích hợp để đảm bảo không làm ảnh hưởng
đến các hoạt động xã hội khác. Đó chính là “nguyên tắc thực tại” của “năng lực tính
dục”. Các nguyên tắc đan xen lẫn nhau giữ trạng thái ổn định cân bằng cho đời sống
tâm hồn con người. Một trong những điều đầu tiên Freud nhận thấy là có một xu
hướng thường xuyên muốn kéo dài, muốn kéo dài việc đạt tới cực khoái càng lâu
càng tốt như là: các giấc mơ lặp đi lặp lại, trẻ em muốn nghe mãi những câu chuyện

cổ tích mà chúng đã thuộc từ lâu, người già thích kể lại những kỷ niệm trong quá
khứ,… Từ đó “nguyên tắc cưỡng bức lặp lại” ra đời, nó là nhu cầu trở về quá khứ
hay lặp lại những trạng thái đã từng xảy ra là các trạng thái mà ta đạt được khoái
cảm. Đến khi sự lặp lại đó không còn gây hứng thú như ban đầu nữa thì cũng là lúc
Freud rút ra khái niệm “bản năng chết” trên nền tảng của bản năng tự hủy hoại.
“Bản năng chết”


được xem như là xung lực tàn phá có ở tất cả mọi người nhằm khôi phục lại trạng
thái trước đó. Freud cho rằng bản năng sống mạnh mẽ hơn bản năng chết nên nó
giúp chúng ta tồn tại chứ không phải là tự phá hủy.
Từ những lý luận của mình S.Freud đã đề xướng mô hình họa đồ của nhân
cách làm tiền đề giải thích cho những tư tưởng, quan niệm của ông về vô thức. Mô
hình đầu tiên gồm ba tầng: vô thức, tiềm thức và ý thức. Về sau, nhận thấy chưa hợp
lý, Freud đã bổ sung và điều chỉnh lại mô hình cấu tạo nhân cách của mình. Vẫn là
kết cấu ba tầng nhưng được hình dung bằng các khái niệm khác, trực diện với con
người chứ không chỉ đơn thuần là trạng thái tâm lý: di ngã, bản ngã và siêu ngã.
S.Freud hình dung thế giới tinh thần con người giống như một tảng băng.
Trong đó ý thức chỉ là phần nhỏ nhô lên khỏi mặt nước còn vô thức chính là phần
lớn chìm sâu khuất trong lòng nước. Ý thức bao gồm sự cảm giác, tri giác, tư duy,
sự đánh giá…là hệ thống đối diện với thế giới bên ngoài. Nó không ổn định hay nói
cách khác là thay đổi từ thời điểm này đến thời điểm khác. Trong khi đó, vô thức
chi phối hành vi con người qua những ham muốn bản năng, những ham muốn này
chịu trách nhiệm cho toàn bộ những hành vi quan trọng của con người. Giữa ý thức
và vô thức có một miền trung gian là tiền thức. Miền này chứa đựng những suy nghĩ
, ký ức và hiểu biết của con người về các đối tượng thuộc thế giới bên ngoài và dễ
dàng trở thành nhận thức khi chúng trở thành trung tâm của sự chú ý. Ba bộ phận
này không hoạt động độc lập mà có sự tương tác, chuyển hóa lẫn nhau trong hoạt
động tâm lý của con người.



Tư duy
Tri giác
Siêu ngã

Ý thức
Bản ngã

(Lương tâm)
Trí nhớ

Quá trình thứ hai
Nguyên lí thực tại

Thói quen

Tiền ý thức

Sự lo âu vô thức
Bản năng giới tnh

Bản năng gây hấn
Xung động bản năng
Nguyên lí khoái lạc
Quá trình căn bản

Ham muốn bản năng

Vô thức


Động cơ và nhu cầu

(Sơ đồ cấu trúc nhân cách theo quan niệm của S.FREUD)
S.Freud cho rằng nội dung của vô thức là những xung động bản năng mà lõi
của nó là những ham muốn về tình dục. Mà bản năng là “một cấu trúc cực kỳ
nguyên sơ và không có tổ chức, vô tư, vô luận và bốc đồng” [13,147]. Về cơ bản nó
là sự kích thích tâm lý bẩm sinh, đáp ứng cho nguồn kích hoạt vật lý nào đó trong
cơ thể. Những kích thích thân xác bắt nguồn từ tình trạng tạm thời hoặc định kỳ
nào


đó của mô tế bào, được gọi là một nhu cầu, tạo nên động cơ cung cấp lực đẩy cho
nhân cách và hành vi của con người. Bản năng là kho chứa những động cơ, ước
nguyện, ham muốn tạo thành nguyên nhân chính giữ quyền quyết định tối
thượng
cho hành động của con
người.
Trong con người luôn tồn tại hai loại bản năng có sức mạnh ngang nhau và có
xu hướng chống đối nhau: một lực đẩy thúc đẩy ta hành động, sống và chinh phục
cuộc sống; một lực kéo thúc ép chúng ta buông xuôi, tan biến và chết. Sự tương
tác mâu thuẫn này dẫn đến tnh chất “lưỡng năng tình cảm” trong cảm xúc con
người.
Do đó, cơ chế hoạt động của vô thức liên quan chặt chẽ đến tính dục và được
đặt trong mối quan hệ với bản ngã và siêu ngã. Những bản năng về tnh dục hoạt
động trên nền tảng nguyên lý khoái lạc, luôn đòi hỏi có sự thỏa mãn ngay lập tức
những ham muốn trỗi dậy. Từ đó con người thường có những tác động phản ứng
để đáp lại. Hoạt động của con người hướng đến đối tượng thỏa mãn ở thế giới
bên ngoài dưới sự chi phối của nguyên tắc khoái lạc có tnh chất bốc đồng, thiếu
suy xét, vì vậy có thể đặt con người vào những tình huống nguy hiểm. S.Freud
quan niệm, những xung năng này không hoạt động độc lập mà có sự tương tác với

siêu ngã và bản ngã. Xung động bản năng về tnh dục để được thỏa mãn thì phải
chiến đấu với thực tế, với tính hợp lý của bản ngã và tnh luận lý của siêu ngã.
Mối quan hệ giữa xung động bản năng (di ngã), siêu ngã và bản ngã được
minh họa bằng sơ đồ như
sau:
Xung động
bản năng

Bản ngã

Siêu ngã

Trong tâm lý con người, hai cực bản năng và siêu ngã luôn luôn kéo bản ngã về
phía nó. Ở các nhân nào siêu ngã mạnh hơn thì nó sẽ kéo bản ngã về phía nó và vì
thế con người sống tự chủ, biết kiềm chế mình trong những ham muốn, sống nghị
lực, ý chí, tuân theo chuẩn mực đạo đức xã hội. Còn ở cá nhân nào bản năng mạnh


hơn thì nó sẽ kéo bản ngã về phía nó và bởi thế con người chỉ hành động theo bản
năng, hoàn toàn buông thả theo những dục vọng, bị ham muốn chi phối mà không
thể điều khiển


được bản thân. Nhưng trong suốt cuộc đời con người, không phải bản năng hay
siêu ngã chiếm ưu thế trọn vẹn, hoàn toàn mà có sự dao động trong những khoảng
thời gian nhất định, từng thời điểm cụ thể, từng giai đoạn phát triển tâm sinh lý.Ở
một con người có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh cũng không thể tránh
khỏi trong cuộc đời mình những lúc không tự chủ được mà chạy theo những cám
dỗ. Đó cũng là do sự chi phối của bản năng nhất thời. Trên thực tế thì những tiến
trình của xung đột bản năng bao giờ cũng có khuynh hướng thoát khỏi sự kiềm tỏa

của siêu ngã và ý thức. Và những ham muốn không được giải tỏa sẽ bị dồn nén, khi
không được giải thoát thì nó sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh tâm thần. Mà
S.Freud cho rằng có hai con đường cơ bản để giải thoát những ham muốn tnh dục
mà sẽ không vi phạm đạo đức xã hội, đó là: giấc mơ và sự sáng tạo nghệ thuật.
Đối với S.Freud vấn đề vô thức trong kết cấu ý thức được nghiên cứu một
cách có hệ thống. Không chỉ thông qua việc xây dựng các “mô hình kiến trúc” cho
sự tồn tại của các yếu tố mà ông còn nghiên cứu về chiều sâu các cơ chế, nguồn gốc
của các yếu tố đó. Mối quan hệ giữa vô thức và ý thức được Freud xây dựng và dần
dần hoàn thiện theo xu hướng nghiên cứu ngày càng mở rộng và phức tạp
của thuyết phân tâm học. Cho thấy Freud luôn mong muốn hoàn thiện hơn nữa lý
thuyết của mình, đó là tnh thần khoa học nghiêm túc của một nhà khoa học chân
chính.
Thuyết vô thức của Freud sau này cũng được những học trò xuất sắc cũng ông
phát triển nhưng theo những hướng
mới.
Trong đó phải kể đến K.Jung (1875 – 1961), người mà S.Freud cho rằng sẽ kế
tếp sự nghiệp của ông. Nhưng cũng chính những nội dung về vô thức và nguồn gốc
của vô thức mà K.Jung đã đoạn tuyệt với thầy mình để đưa ra một lý thuyết
riêng mà ở đó vai trò của vô thức đã khác hẳn với những gì mà thầy ông đã nghiên
cứu. Xét về nguồn gốc của vô thức, nếu S.Freud cho rằng “xung lực tnh dục”
(libido, tức nguồn năng lượng do tnh dục sinh ra) là xung năng chủ yếu thúc đẩy
vô thức thì K.Jung lại mở rộng hơn nữa khái niệm libido khi cho rằng libido là một
loại sức sống phổ biến, biểu hiện sự sinh trưởng, sinh sôi và ở các hoạt động khác


nữa chứ không chỉ là tính dục đơn thuần như S.Freud quan niệm. Với K.Jung, libido
hầu như


mất đi hàm nghĩa tnh dục. Cũng từ nguồn gốc này của vô thức, K.Jung bổ sung cho

vô thức của S.Freud (mà K.Jung gọi là “vô thức cá nhân”) thêm một khía cạnh khác
là “vô thức tập thể”. Vì K.Jung cho rằng “vô thức cá nhân” của S.Freud tồn tại
nhược điểm lớn là đã coi vô thức quá nhỏ hẹp. Từ đó “vô thức tập thể là sự
phát triển rộng hơn và là nền tảng cho “vô thức cá nhân”. “Vô thức cá nhân” là
những gì bị lãng quên, áp chế và được cảm thụ cá nhân còn “vô thức tập thể” còn
bao gồm mọi cơ năng tnh thần mang tnh phổ biến, được bảo lưu bởi sự di
truyền, bao hàm những kinh nghiệm từ quá khứ tích lũy mà thành. K.Jung đã có
đóng góp nhất định vào vấn đề vô thức nhưng cũng đồng thời lại làm cường điệu
hơn nữa vai trò của vô thức trong kết cấu ý thức khi mở rộng hơn nữa phạm vi của
vô thức so với S.Freud.
Cũng là học trò của S.Freud, A.Adler (1870 – 1937) lại tiếp cận vô thức của
S.Freud theo một hướng khác K.Jung. Nếu K.Jung phân tch vô thức để tìm ra “vô
thức tập thể” thì A.Adler lại đưa ra lý thuyết về “tâm lý học cá nhân”. A.Adler đối
lập với Freud khi Freud quá nhấn mạnh tnh dục trong vô thức còn A.Adler lại tối
thiểu hóa vai trò của tính dục cùng với quan niệm hành vi của con người được xác
định trước hết không phải bởi yếu tố sinh học mà bởi yếu tố xã hội. Theo đó,
A.Adler tập trung vào ý thức chứ không phải là vô thức. Ông cho rằng hành vi của
con người được hình thành dựa vào mục đích của chúng ta trong tương lai.
Chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo lập một cách có ý thức số phận của mình chứ
không phải phụ thuộc vào quá khứ (những uẩn khúc chưa được giải quyết thời thơ
ấu) như Freud quan niệm. A.Adler cho rằng động lực thức đẩy sự phát triển của
con người không phải là “tnh dục” như S.Freud quan niệm mà là do “mặc cảm tự
t” hay nói cách khác chính là những khuyết điểm cơ thể, thể chất, tâm lý xã hội.
Từ những mặc cảm tự t này mỗi chúng ta sẽ tìm ra một phương thức, phương
pháp, hình thức đặc trưng nào đó để “bù lại” những yếu kém thực sự của bản
thân mà ông gọi là mặc cảm tự tôn.
Những quan điểm của K.Jung và A.Adler thể hiện sự li khai với quan điểm
của S.Freud đã cho thấy những cách nhìn khác nhau về vô thức cũng như vai trò



×