Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Ứng dụng phần mềm chess assistant 3 0 vào giảng dạy khai cuộc cho nam đội tuyển cờ vua trường THPT tiên hưng thái bình (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.63 KB, 64 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

PHẠM NGỌC SƠN

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CHESS
ASSISTANT 3.0 VÀO GIẢNG DẠY
KHAI CUỘC CHO NAM ĐỘI TUYỂN
CỜ VUA TRƯỜNG THPT
TIÊN HƯNG - THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 5- 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

PHẠM NGỌC SƠN

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CHESS
ASSISTANT 3.0 VÀO GIẢNG DẠY
KHAI CUỘC CHO NAM ĐỘI TUYỂN
CỜ VUA TRƯỜNG THPT
TIÊN HƯNG - THÁI BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành học: Giáo dục Thể chất
Cán bộ hướng dẫn



TS. Hà Minh Dịu
HÀ NỘI, 5- 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: PHẠM NGỌC SƠN
Sinh viên lớp: K39A - GDTC Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Ứng dụng phần mềm
Chess Assistant 3.0 vào giảng dạy khai cuộc cho nam đội tuyển cờ vua
trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình” là của tôi. Những vấn đề tôi đưa ra
bàn luận đều là những vấn đề mang tính cấp thiết và đúng với thực tế cũng
như điều kiện khách quan của trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình. Đề tài
không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Nếu có gì không trung
thực tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2017
Sinh viên

PHẠM NGỌC SƠN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

CT

: Chỉ thị

2.


ĐTTĐ

: Độ tăng tuyệt đối

3.

GDTC

: Giáo dục thể chất

4.

HCB

: Huy chương Bạc

5.

HCV

: Huy chương Vàng

6.

HLV

: Huấn luyện viên

7.


NĐC

: Nhóm đối chứng

8.

NTN

: Nhóm thực nghiệm

9.

NXB

: Nhà xuất bản

10. P2
11. TDTT

: Phương pháp

12. THPT

: Trung học phổ thông

13. TTg

: Thủ tướng Chính phủ

14. TW


: Trung ương

15. VĐV

: Vận động viên

: Thể dục thể thao


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 5
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trường học .............. 5
1.2. Cơ sở lý luận về giai đoạn khai cuộc ............................................................. 6
1.2.1. Khái niệm, các nguyên tắc, phân loại khai cuộc ........................................ 6
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu khai cuộc.......................................................... 11
1.3. Cấu trúc chương trình Chess Assistant 3.0 và tác dụng của Chess
Assistant 3.0 trong giảng dạy khai cuộc ............................................................. 13
1.4. Các phương pháp giảng dạy Cờ Vua ........................................................... 14
CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU… . 17

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 17
2.1.1. Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện Cờ Vua và kiến
thức, kỹ năng khai cuộc của nam học sinh đội tuyển Cờ Vua trường THPT
Tiên Hưng - Thái Bình. .......................................................................................17
2.1.2. Nhiệm vụ 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả phần mềm Chess
Assistant 3.0 vào giảng dạy khai cuộc cho nam đội tuyển Cờ Vua trường
THPT Tiên Hưng - Thái Bình.............................................................................. 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 17

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu............................................. 17
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................... 17
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm................................................................ 17
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ................................................................ 18
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 18
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ............................................................... 18
2.3. Tổ chức nghiên cứu...................................................................................... 19
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 19
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 20


2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 21
3.1. Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện và kiến thức, kỹ năng khai
cuộc của nam học sinh đội tuyển Cờ Vua trường THPT Tiên Hưng - Thái
Bình ..................................................................................................................... 21
3.1.1. Thực trạng phong trào tập luyện Cờ Vua trường THPT Tiên Hưng Thái Bình ............................................................................................................. 21
3.1.2. Đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng khai cuộc của nam đội tuyển
Cờ Vua trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình .................................................... 22
3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả phần mềm Chess Assistant 3.0 trong
giảng dạy khai cuộc cho nam đội tuyển Cờ Vua trường THPT Tiên Hưng Thái Bình............................................................................................................. 31
3.2.1. Cách thức khai thác thư viện dữ liệu phần mềm Chess Assistant 3.0 khi
giảng dạy khai cuộc ............................................................................................ 31
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm .................................................................. 33
3.2.3. Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu.................................................. 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 43
PHỤ LỤC



DANH MỤC BIỂU BẢNG

STT

Nội dung

Trang

Bảng 3.1. Các phương pháp được sử dụng trong giảng dạy
1

cho học sinh đội tuyển Cờ Vua trường THPT Tiên Hưng -

23

Thái Bình (n=7)
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn tính hiệu quả thực tiễn của các
2

phương pháp đang được sử dụng trong giảng dạy khai cuộc
cho nam học sinh đội tuyển Cờ Vua trường THPT Tiên

25

Hưng - Thái Bình (n=30)
Bảng 3.3. Phỏng vấn lựa chọn test đánh giá kỹ năng khai
3

cuộc cho đội tuyển Cờ Vua trường THPT Tiên Hưng – Thái


30

Bình (n=15)
4
5
6
7
8

9

Bảng 3.4. Xác định độ tin cậy của các Test lựa chọn trên đối
tượng nghiên cứu
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm
đối chứng và thực nghiệm (nA = nB = 15)
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra giữa thực nghiệm của hai nhóm
đối chứng và thực nghiệm (nA = nB = 15)
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra kết thúc thực nghiệm của hai
nhóm đối chứng và thực nghiệm (nA = nB = 15)
Bảng 3.8. Bảng so sánh kết quả kiểm tra trước, giữa và sau
thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (nA=
nB=15)
Biểu đồ 3.1. Thành tích trung bình Test “Xử lý ưu thế trong
khai cuộc” trước, giữa và sau thực nghiệm của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng (điểm)

30
35
36
37

38

39


Biểu đồ 3.2. Thành tích trung bình Test “Xác định chiến lược
10 chơi trong khai cuộc” trước, giữa và sau thực nghiệm của

39

nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (điểm)
Biểu đồ 3.3. Thành tích trung bình Test “Thi đấu ván cờ tích
11 cực 30 phút” trước, giữa và sau thực nghiệm của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng (điểm)

40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao (TDTT) là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần
được sáng tạo ra trong quá trình phát triển xã hội loài người trong lĩnh vực
hoàn thiện thể chất con người. Nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện có
tri thức, có đạo đức và hoàn thiện thể chất, tăng cường sức khỏe cho nhân
dân, nâng cao trình độ thể chất, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa và
tinh thần, giáo dục con người phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và
sự hội nhập kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm với trình độ

dân trí, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm đào tạo ra con người mới
phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động.
Thể thao Việt Nam hội nhập khá muộn so với thể thao khu vực và thế
giới. Song nhờ sự cố gắng cũng như lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà
nước đã dành cho TDTT nước nhà một sự quan tâm đặc biệt. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói “Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một
phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh
khỏe”[5]. Xác định vai trò quan trọng của TDTT trong đời sống của mỗi
người, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều đầu tư cho ngành TDTT, phong
trào thể thao đã phát triển rộng rãi, sâu rộng hơn. Trong nhiều năm trở lại đây
TDTT nước nhà đã dành nhiều thành tích vang dội trên đấu trường khu vực
và thế giới. Như bơi lội có Ánh Viên lọt top 10 VĐV xuất sắc nhất thế giới,
đặc biệt trong năm 2016 vừa qua là một năm đại thắng của thể thao Việt Nam,
có thể kể đến như đội tuyển futsal Việt Nam xuất sắc vào đến vòng 1/8 trong
kì World Cup futsal đầu tiên tham dự, đội tuyển bóng đá U19 cũng xuất sắc
đạt huy chương Đồng giải U19 Châu Á và đồng thời mang về chiếc vé chính


2

thức tham dự giải U20 World Cup 2017, còn có thể kể đến thành tích đạt
HCV của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio 2016. Việt Nam hiện
đang xếp thứ 41/173 nước thành viên Liên đoàn Cờ Vua thế giới (theo bảng
xếp hạng của Liên đoàn Cờ Vua thế giới tháng 2/2016) với những thành tích
rất đáng tự hào như Lê Quang Liêm giành ngôi á quân giải vô địch Cờ Vua
Châu Á năm 2016, Nguyễn Ngọc Trường Sơn giành HCB lứa tuổi 18 giải vô
địch Cờ Vua trẻ thế giới năm 2008 và cùng đồng đội giành hai HCB tại giải
đồng đội Châu Á năm 2016, Phạm Lê Thảo Nguyên giành HCB giải vô địch
Cờ Vua Châu Á năm 2011…
Cờ Vua là một môn thể thao ít đòi hỏi cao về các tố chất thể lực, song

lại yêu cầu cao về sự bền bỉ, mưu trí, thông minh, óc sáng tạo ở người chơi.
Chính vì vậy, Cờ Vua phù hợp với con người và có điều kiện phát triển ở Việt
Nam. Chơi Cờ Vua không đòi hỏi sân bãi, dụng cụ phức tạp như một số môn
thể thao khác, tập luyện không cần nhất thiết phải đông người. Hình thức tập
luyện thì phong phú, đa dạng, có thể tự mình nghiên cứu tài liệu sách báo,
máy đánh cờ hoặc chơi trên máy tính tùy theo từng trình độ khác nhau.
Cờ Vua giúp phát triển tư duy logic, luyện trí thông minh, giáo dục
những phẩm chất tốt đẹp như tính tổ chức kỉ luật, kiên cường bình tĩnh, luyện
mưu trí, óc sáng tạo, luyện cách nhìn xa trông rộng, biết phân tích, tổng hợp
tình hình một cách khách quan khoa học, rèn luyện cách làm việc một cách
khoa học, rèn luyện cách làm việc có kế hoạch, tính quyết đoán và táo bạo
trong xử lý tình huống.
Chơi Cờ Vua, chính là góp phần xây dựng con người mới Xã hội Chủ
nghĩa nâng cao đời sống văn hóa tinh thần nhân dân, thực hiện việc trao đổi
văn hóa thể dục thể thao với các nước trên thế giới. Chơi cờ là một môn giải
trí tao nhã, tạo ra cảm giác sảng khoái của sự sáng tạo và mưu trí, bởi có sự
biến hóa kỳ diệu trong mỗi nước cờ, mỗi thế biến.


3

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, các em tập luyện Cờ Vua giúp các
em học tập, tiếp thu kiến thức về các môn khoa học tự nhiên và xã hội tốt hơn.
Trường THPT Tiên Hưng- Thái Bình là trường có phong trào thể dục
thể thao tương đối phát triển. Song song với việc dạy văn hóa trên lớp, nhà
trường cũng chú trọng công tác giáo dục thể chất giúp cho các em học sinh
tăng cường thể lực, nâng cao năng lực thể chất. Một số thành tích của nhà
trường trong các giải thể thao học sinh như hội khỏe Phù Đổng, các cuộc thi
huyện, thi tỉnh về các môn như Điền kinh, Cầu lông, Cờ Vua…
Qua quan sát thực tế, các em học sinh trường THPT Tiên Hưng- Thái

Bình có sự yêu thích, hứng thú với môn Cờ Vua, tuy nhiên do các phương
tiện hỗ trợ giảng dạy còn nhiều thiếu thốn nhất là các phần mềm hỗ trợ vào
giảng dạy, học tập hầu như chưa được ứng dụng, dẫn đến các em chưa có cơ
hội tìm hiểu, học hỏi sâu hơn, nâng cao trình độ về môn Cờ Vua. Mỗi khi thi
đấu các em không triển khai được thế cờ, gần như đánh theo bản năng nên
hầu hết bị thua cờ ngay từ giai đoạn khai cuộc. Trong quá trình nghiên cứu tài
liệu, tôi thấy có tác giả Phạm Việt Đức - sinh viên trường Đại học TDTT 1có nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khai thác thư viện dữ liệu thông tin của
chương trình Chess Assistant 3.0 phục vụ việc giảng dạy khai cuộc cho sinh
viên chuyên sâu Cờ Vua trường Đại học TDTT 1”[2]. Tuy nhiên, tác giả tiến
hành nghiên cứu đề tài nhằm khai thác thư viện dữ liệu của phần mềm Chess
Assistant 3.0 và phục vụ cho đối tượng là sinh viên chuyên sâu Cờ Vua
trường Đại học TDTT 1. Cũng có nhiều tác giả khác nghiên cứu về đề tài Cờ
Vua tuy nhiên đề tài nghiên cứu ứng dụng một phần mềm Cờ Vua cho đối
tượng là học sinh THPT vẫn còn bỏ ngỏ.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng phần mềm Chess Assistant 3.0 vào giảng dạy khai cuộc
cho nam đội tuyển Cờ Vua trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình”.


4

* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích đánh giá các phần mềm
hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập Cờ Vua, đề tài tiến hành nghiên cứu khai
thác một cách triệt để dữ liệu thông tin của chương trình Chess Assistant 3.0
trong giảng dạy khai cuộc cho nam đội tuyển Cờ Vua trường THPT Tiên
Hưng - Thái Bình, góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy, giúp HLV nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời nâng cao
kỹ năng khai cuộc, trình độ chuyên môn cho nam đội tuyển Cờ Vua trường
THPT Tiên Hưng - Thái Bình.
* Giả thuyết khoa học: Nếu thực hiện việc ứng dụng phần mềm Chess

Assistant 3.0 trong giảng dạy khai cuộc cho nam đội tuyển Cờ Vua trường
THPT Tiên Hưng - Thái Bình có hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập Cờ Vua, góp phần nâng
cao kỹ năng chơi trong các dạng thức khai cuộc, từ đó nâng cao trình độ,
thành tích cho nam đội tuyển cờ vua trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tác giáo dục thể chất
trường học.
Nhà nước rất coi trọng công tác GDTC trong trường học, công tác này
nhằm phát triển, hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh - thiếu niên, nhi đồng.
GDTC là nội dung bắt buộc của học sinh - sinh viên, nó được thực hiện trong
hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. Nhà nước khuyến khích
và tạo điều kiện cho học sinh được tập luyện TDTT phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi và điều kiện cơ sở vật chất từng nơi.
Chỉ thị 36/CT - TW ngày 24/03/1994 của Ban Chấp hành TW Đảng
giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục TDTT thường xuyên
phối hợp chỉ đạo công tác GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, để việc tập
luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên.
Chỉ thị 36/CT - TW đã nêu rõ: “Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao
thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam. Phát triển phong trào TDTT quần
chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ VĐV thể
thao thành tích cao, đưa Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông
Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến
khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả trong các hoạt
động văn hóa thể thao”[1].

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII cũng khẳng định: “Công
tác TDTT cần được coi trọng và nâng cao chất lượng GDTC trong các
trường học. Tổ chức hướng dẫn và vận động nhân dân tham gia rèn luyện
hằng ngày”[10].


6

Với mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ tương lai của đất nước phát triển toàn
diện: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Tại Hội nghị TW 4 khóa VIII về đổi mới công tác
Giáo dục và Đào tạo, trong văn kiện có ghi: “Phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức…”[4] đã
khẳng định mục tiêu giáo dục nhằm giáo dục về nhân cách tăng cường thể lực
cho học sinh, sinh viên. Ngày 7/8/1995 Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị
113/TTg nêu rõ yêu cầu đối với Tổng cục TDTT: “Ngành TDTT phải xây
dựng định hướng phát triển có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các hình
thức hoạt động mang tính phổ biến đối với mọi đối tượng lứa tuổi tạo thành
phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng hướng đến mục tiêu khỏe để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[8].
GDTC trong nhà trường phổ thông nhằm từng bước nâng cao trình độ
văn hóa thể chất và thể thao cho học sinh góp phần vào sự nghiệp TDTT của
đất nước và đặc biệt nghị quyết TW II bàn về công tác giáo dục và đào tạo đã
khẳng định rõ GDTC trong trường học là rất quan trọng.
Công tác TDTT phải góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã
hội, quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước, trước
hết là góp phần nâng cao sức khỏe, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nâng
cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc và đẩy lùi tệ nạn xã hội ở từng địa
phương.
1.2. Cơ sở lý luận về giai đoạn khai cuộc.

1.2.1. Khái niệm, các nguyên tắc, phân loại khai cuộc.
a. Khái niệm khai cuộc.
Khai cuộc là giai đoạn đầu của ván đấu, tại đây hai bên đều nhanh
chóng phát triển lực lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến
thuật đã định trước trong mỗi dạng thức khai cuộc.


7

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta chia ván cờ ra làm 3 giai
đoạn: Khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Vì khai cuộc là giai đoạn mở đầu
của ván cờ, nên cách bố trí lực lượng trong khai cuộc là nền tảng cho những
thành công trong giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc. Vì vậy, nhiều cuốn sách
khai cuộc ra đời để chỉ dẫn cho người chơi ở giai đoạn này.
Theo quan điểm chung nhất, khai cuộc là sự tập trung huy động các
quân của hai bên tham chiến. Trong giai đoạn này, cần phải tiến Tốt lên
chiếm giữ trung tâm và tạo không gian để phát triển Tượng và Mã. Sau khi
các quân nhẹ như Tượng và Mã phát triển, thì có thể nhập thành (đưa Vua vào
vị trí an toàn), đưa Xe ra các cột quan trọng. Đến đây, về cơ bản là kết thúc
giai đoạn khai cuộc.
Những người chơi Cờ Vua thường tự đặt ra câu hỏi, vậy thì khai cuộc
kéo dài trong bao nhiêu nước đi? Khi nào thì ván cờ chuyển sang giai đoạn
trung cuộc? Nếu xét mối liên hệ giữa khai cuộc với giai đoạn khác của ván
đấu, thì việc phân chia rõ ràng như vậy không thể thực hiện được. Giai đoạn
khai cuộc thường kéo dài khoảng từ 10 - 15 nước đi. Cả hai bên vừa phải triển
khai thật nhanh lực lượng của mình, vừa tìm cách cản trở đối phương thực
hiện chính ý đồ đó. Khi một bên đã phát triển xong lực lượng của mình trước
đối phương thì nhiệm vụ của giai đoạn này coi như đã hoàn thành. Đây
chính là nhiệm vụ quan trọng nhất mà người chơi cờ cần phải nắm vững ở giai
đoạn này. b. Các nguyên tắc khai cuộc.

Các nguyên tắc này là những lý luận đã được đúc rút ra từ thực tiễn thi
đấu. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc khai cuộc, sẽ dẫn tới một thế cờ kém
ưu thế và nhiều khả năng thua ván cờ một cách đáng tiếc.
Dù ý đồ chiến lược trong mỗi dạng thức khai cuộc có khác nhau, nhưng
trong giai đoạn này những người chơi cờ đều phải tuân thủ chặt chẽ các
nguyên tắc sau:


8

- Nguyên tắc 1: Tranh giành quyển kiểm soát khu trung tâm.
Trong khai cuộc, việc tranh giành quyền kiểm soát trung tâm đóng vai
trò quan trọng. Ở trung tâm các quân có thể phát huy tối đa sức mạnh của
mình, có thể huy động tới tất cả các hướng nhanh nhất và khống chế được các
ô cờ ở mức tối đa. Quân Hậu đứng ở trung tâm sẽ khống chế được 27 ô cờ,
còn ở góc chỉ khống chế được 23 ô; Mã ở trung tâm khống chế được 8 ô cờ,
còn ở góc chỉ khống chế được 2 ô cờ... Vì vậy, trung tâm chính là điểm xuất
phát để tấn công hay phòng thủ. Trong cuộc chiến giành khu trung tâm, các
Tốt đóng vai trò đặc biệt. Tiến Tốt vào trung tâm sẽ dồn các quân đối phương
vào các vị trí bất lợi, tạo điều kiện cho các quân của mình chiếm giữ những vị
trí tích cực. Từ đó, cho phép các quân tự do cơ động ở bất cứ khu vực nào của
bàn cờ dù ở chính trung tâm hay các cánh. Đó chính là lý do tại sao các ván
cờ thường bắt đầu bằng các nước tiến Tốt vào trung tâm: 1. e4; 1. d4 hoặc 1.
c4.
Ví dụ: 1. e4 e5 2. Mf3 f6? Nuớc đi yếu! Tốt Đen đã chiếm một vị trí
kiểm soát trung tâm rất mạnh của Mã g8, thêm vào đó là làm yếu mặt Vua và
cản trở các quân phát triển. Sau nước đi này, Trắng có ưu thế lớn.
3. Me5 Trắng thí Mã 3...ef 4. Hh5+. Bây giờ nếu 4...g6 thì 5.He5+ và
6.Hh8
4...Ve7 5.He5+ Vf7 6.Tc4+ Vg6 7.Hf5+ Vh6 8.d4+ g5 9.h4 Te7

10.hg+ Vg7 11.Hf7 .
- Nguyên tắc 2: Triển khai nhanh chóng và hài hoà toàn bộ lực lượng.
Để đảm bảo nguyên tắc này, người chơi cần tiến hành phát triển lực
lượng của mình theo trình tự sau:
+ Tiến Tốt (cột c, d, e) lên chiếm giữ và khống chế trung tâm. Mở
đường cho Hậu và Tượng triển khai.
+ Phát triển các quân nhẹ về hướng trung tâm (Tượng và Mã).
+ Nhập thành (đưa Vua vào vị trí an toàn).


+ Đưa các quân nặng (Hậu và Xe) ra những vị trí thuận lợi để tham
chiến.
Người mới học chơi cờ, hay coi thường việc phát triển lực lượng theo
nguyên tắc. Thực hiện nhiều nước đi bằng một quân, hoặc tham ăn Tốt đối
phương... như vậy, rất dễ thất bại. Ví dụ sau sẽ chứng minh rõ điều đó:
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5 Mf6 4.0-0.
Trắng thí Tốt nhằm phát triển lực lượng thật nhanh (nuớc thí là tình
nguyện bỏ Tốt hoặc quân cho đối phương nhằm phát triển nhanh lực lượng để
tổ chức tấn công hoặc làm mạnh hơn thế cờ của mình). Lối chơi này, ở giai
đoạn đầu của ván cờ được gọi là "Gambít".
4...M:e4? Đáng lẽ Đen phải nhanh chóng phát triển quân bằng cách lên
Tượng để chuẩn bị nhập thành.
5.d4... Trắng vừa kết hợp phát triển vừa khống chế đối phương triển
khai lực lượng của mình. Bằng nước đi này, Trắng buộc Đen phải tiếp tục đi
một quân, nói cách khác là dậm chân tại chỗ.
5...Md6 6.Tb6 bc 7.de Mb7. Sau 7 nước đi, bên Đen đã đi Mã tới 4
lần, lực lượng còn lại triển khai quá chậm.
8. Md4 Te7 9. Mf5 Tf8? Nuớc đi quá yếu! Sau 9 nước đi, Đen chỉ đưa
được Mã đến ô b7. Trong khi bên Trắng đã có đủ lực lượng để tấn công.
10.Xe1 g6? 11.Md6! Td6 12.ed+ Vf8 13.Th6+ Vg8 14.Hd4 f6 15.Hc4

.
Càng có nhiều quân tham gia vào cuộc chiến, vị trí đứng của các quân
tích cực, hài hòa, thì khả năng tổ chức tấn công vào đối phương càng có hiệu
quả. Ngược lại, khi chưa phát triển đủ lực lượng đã ham tấn công sớm sẽ gặp
thất bại.
Một trong những sai lầm thường gặp khi phát triển quân là đưa Hậu lên
tham gia tấn công quá sớm. Hậu là quân rất mạnh, vì thế việc đưa Hậu tham
gia tấn công thiếu suy nghĩ, rất dễ bị các quân yếu hơn của đối phương tấn


công. Hậu sẽ mất thời gian (temp) chạy, tạo điều
kiện cho đối phương triển khai lực lượng của
mình.
- Nguyên tắc 3: Xây dựng cấu trúc Tốt vững
chắc.
Tuy là quân cờ yếu nhất và kém cơ động
nhất, nhưng Tốt có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất
của thế cờ. Tốt là yếu tố tích cực khi cơ động
quân, chưa nói đến khả năng phong cấp của

Hình 1

chúng. Khi di chuyển về phía trước, Tốt hạn chế sự cơ động của các quân đối
phương, nhất là ở trung tâm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu của ván cờ, điều
quan trọng là phải bố trí cấu trúc Tốt như thế nào cho hợp lý, vừa chiếm được
không gian, vừa mở đường cho các quân khác triển khai. Nếu đi Tốt thiếu suy
nghĩ sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn.
Ví dụ: 1. d4 c5 2. dc Đen tạm thời hy sinh Tốt để phá vỡ áp lực của Tốt
Trắng ở trung tâm. 2... e6, một trong những cách bắt lại Tốt. 3. b4? Nước đi
yếu, trái với nguyên tắc xây dựng cấu trúc Tốt vững chắc. Bởi vì, Tốt dâng

quá cao sẽ là mục tiêu cho đối phương tấn công và làm suy yếu thế trận của
mình. Mạnh nhất là nên chơi 3.Mf3 hoặc 3.Mc3 hay 3.e4. Ván cờ tiếp diễn
như sau: 3...a5 4.c3 Trắng tìm mọi cách giữ Tốt. 4... ab 5. cb Hf6! Hậu xuất
trận sớm trong trường hợp này là chính xác vì có mục tiêu rõ ràng. Xe yếu
trên đường chéo a1 - h8, Trắng mất Tượng hoặc Mã và xin thua.
Trong thế cờ ban đầu, điểm yếu nhất của cả 2 bên là Tốt f2 và Tốt f7,
bởi lẽ chúng chỉ được bảo vệ bằng Vua, nên khi chưa kịp nhập thành sẽ rất dễ
bị tấn công.
Trong ván đấu với Lixuxin năm 1944, nhà vô địch thế giới M.
Bốtvinnhích cầm quân Đen đã bố trí các Tốt của mình rất hoàn hảo (hình 1).


Các Tốt Đen khống chế các ô trung tâm, các quân ở sau được bố trí rất
thuận lợi. Còn các quân của bên Trắng thì rất gò bó. Và Bốtvinnhích đã giành
được thắng lợi không mấy khó khăn.
c. Phân loại khai cuộc.
Thuật ngữ "Khai cuộc" dùng để chỉ giai đoạn ra quân, có hàng loạt các
kiểu ra quân với tên gọi khác nhau như phòng thủ Ấn Độ, phòng thủ Xixilia,
phòng thủ Alêkhin... Và mỗi loại khai cuộc trên đều có nguồn gốc, xuất xứ
tên gọi của nó.
Người ta chia khai cuộc ra thành 3 hệ thống: Hệ thống khai cuộc
thoáng, hệ thống khai cuộc nửa thoáng và hệ thống khai cuộc kín.
+ Hệ thống khai cuộc thoáng là những khai cuộc được bắt đầu bằng
nước đi 1.e4 e5.
+ Hệ thống khai cuộc nửa thoáng là những khai cuộc được bắt đầu
bởi Trắng đi 1. e4 nhưng Đen đáp lại khác e5 (1. e4  e5).
+ Hệ thống khai cuộc kín là những khai cuộc được bên Trắng bắt đầu
bằng nước đi không phải là 1.e4 (1.  e4 ...).
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu khai cuộc.
Một ván cờ chứa đựng muôn vàn khả năng khác nhau. Những trận biến

đó, chỉ là những nước đi tiếp tục đã được kiểm nghiệm trong thi đấu, trong
từng thế trận ra quân đều có thể tìm kiếm thêm những nước đi hoàn toàn áp
dụng được. Do đó, việc "học vẹt" các thế biến khai cuộc là điều không cần
thiết, thậm chí còn có hại, vì nó hạn chế tính sáng tạo của VĐV Cờ Vua.
Đại kiện tướng Richard Réti cho rằng: "Hiểu biết dựa trên các phương
án có sẵn chỉ là ảo tưởng". Các phương án khai cuộc luôn luôn thay đổi và
hoàn thiện. Thay đổi cả cách đánh giá không chỉ riêng của từng phương án,
mà của cả toàn bộ từng hệ thống khai cuộc. Ý thức nắm vững và hiểu biết các
nguyên tắc chung của chiến lược khai cuộc cũng như nội dung tư tưởng các


hệ thống khai cuộc, đó chính là điều cần thiết đối với mỗi một ai muốn hoàn
thiện trình độ chơi cờ.
Trong quá trình nghiên cứu khai cuộc, không được bỏ qua những chỗ
chưa thấu đáo. Nếu chưa hiểu mục đích của một nước đi nào đó trong khai
cuộc mà ta nghiên cứu thì hãy cố gắng tìm hiểu thêm những điều chỉ dẫn
trong sách cũng như xem các ván cờ thi đấu của các Kiện tướng về đề tài đó.
Tuy nhiên, những kiến thức thu được sẽ chỉ là tài sản nằm bất động nếu như
không được áp dụng, kiểm nghiệm trong thực tiễn thi đấu. Nên ghi chép cẩn
thận các ván cờ đã chơi, sau đó giành thời gian phân tích và xác định nước đi
nào đã sai lầm cũng như chỗ nào có thể đi hay hơn. Vấn đề trang bị "vốn"
khai cuộc nên bắt đầu nghiên cứu khai cuộc thoáng, ở phần này các khái niệm
cơ bản như trung tâm, phát triển quân... được thể hiện rõ nét.
Không nên có thái độ tôn sùng trước các nguyên tắc chung hay các
phương án lý thuyết. Thông thường các nguyên tắc chung này rất đúng đắn.
Nhưng mọi quy luật đều có ngoại lệ và trong một số trường hợp riêng nào đó,
các nguyên tắc chung này không áp dụng được. Trong cuốn sách: "Sự nghiệp
của tôi trong môn Cờ Vua", cựu vô địch thế giới Capablanca viết: "Khi chơi
khai cuộc, bạn có thể gặp những nước đi đối đáp của đối phương mà bạn
chưa quen thuộc, trường hợp đó bạn chơi như thế nào? Bạn hãy đi theo suy

nghĩ lành mạnh, hãy nhanh chóng đưa các quân đến vị trí an toàn. Có thể bạn
không thực hiện nước đi mạnh nhất, nhưng nhận được các thất bại của mình
như những bài học, và học tập theo các bài học đó sẽ có thể tránh được
chúng trong tương lai. Nếu bạn cho nước đi là hay thì bạn sẽ đi nước cờ đó,
kinh nghiệm là người thầy tốt. Nhiều người sau khi tìm ra một cách di chuyển
tốt mà họ cho rằng rất khả quan lại không dám thực hiện nó. Thật là đáng
tiếc, cần thực hiện không do dự điều mà bạn cho là hay, là đúng đắn".


Giai đoạn khai cuộc gắn bó với các giai đoạn khác của ván cờ, nhiều khi
các phương án của khai cuộc có thể dẫn đến các tình huống thông dụng ở ván cờ
mà ta đã rõ. Hơn thế nữa, nhiều khi xuất hiện cách bố phòng các Tốt theo một sơ
đồ cụ thể và chúng có thể tác động đến cách chơi trong giai đoạn tàn cuộc.

Tóm lại: Nghiên cứu khai cuộc cần phải được thực hiện tuần tự,
nghiêm túc theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu bước đầu về các phương án, hệ thống khai cuộc.
- Giai đoạn 2: Làm sáng tỏ tất cả ý đồ, mục đích chiến lược của hệ thống,
phương án mà chúng ta đang nghiên cứu.
- Giai đoạn 3: Áp dụng khai cuộc đó vào tất cả các ván đấu có thể để kiểm
nghiệm hệ thống khai cuộc đó và biến chúng thành kiến thức riêng của
mình.

1.3. Cấu trúc chương trình Chess Assistant 3.0 và tác dụng của Chess
Assistant 3.0 trong giảng dạy khai cuộc.
Chương trình Cờ Vua Chess Assistant 3.0 do công ty phần mềm
Convekta L.t.d, xây dựng năm 1998. Chương trình được viết trên ngôn ngữ
Visual Basic với dung lượng 120Mb. Mục đích của chương trình là nhằm
phục vụ cho công tác giảng dạy- huấn luyện môn Cờ Vua.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, chương trình Chess Assistant 3.0 có

những ưu điểm chính sau đây:
- Là một chương trình Cờ Vua mạnh, dữ liệu trong chương trình chứa
đựng 800.000 ván đấu có chất lượng cao của các vận động viên Cờ Vua hàng
đầu thế giới chứa và một lượng thông tin lớn về các kiến thức phục vụ ván
đấu, với những chức năng chính như: Chuẩn bị khai cuộc, giải cờ thế, phân
tích đánh thế cờ, tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo và các tình thế điển hình.
- Chương trình thể hiện tính tiện ích và có thể chạy được trong môi
trường Window.


1.4. Các phương pháp giảng dạy Cờ Vua.
Các phương pháp dạy học đại học rất phong phú, đa dạng và phức tạp.
Đối với quá trình giảng dạy Cờ Vua các giáo viên thường hay sử dụng 3
nhóm phương pháp giảng dạy chính đó là:
- Nhóm phương pháp giảng dạy.
- Nhóm phương pháp thực hiện nhiệm vụ sư phạm.
- Nhóm phương pháp thực tập sư phạm.
(Trong đó nhóm phương pháp thực hiện nhiệm vụ sư phạm được coi là
có hiệu quả hơn cả).
Cụ thể đó là các phương pháp :
Phương pháp dùng lời hay phương pháp mô tả bằng lời (kể chyện, miêu
tả, giải thích, giảng bài, trò chuyện, nghiên cứu tài liệu): phương pháp được
dùng trong việc giảng dạy các nội dung như: giới thiệu môn học Cờ Vua.Vị
trí môn học trong hệ thống đào tạo cán bộ Thể dục thể thao bậc đại học.
Nhiệm vụ, nội dung và cấu trúc môn học. Lịch sử phát triển của môn Cờ Vua.
Luật Cờ Vua, các thuật ngữ trong Cờ Vua. Tổ chức thi đấu và trọng tài trong
Cờ Vua. Lý thuyết về khái niệm, phân loại, các nguyên tắc, các dạng thức của
các giai đoạn của ván đấu. Và lý thuyết mang tính lý luận về Cờ Vua.
Phương pháp trưng bày (biểu bảng, kế hoạch, biểu đồ, áp phích, đèn
chiếu, bàn cờ treo): phương pháp được dùng để hỗ trợ cho phương pháp mô tả

khi giảng dạy về các dạng thức khai cuộc,tàn cuộc,trung cuộc,các bẫy trong
khai cuộc.các dạng thức khác nhau của đòn phối hợp... Đây là phương pháp
được dùng nhiều trong giảng dạy Cờ Vua.
Phương pháp tham quan (tổ chức tham quan các giải đấu lớn...): Người
giáo viên đưa học sinh đi xem thực tế tại các giải Cờ Vua để học hỏi kinh
nghiệm về tổ chức, thi đấu, tiến hành giải...


Phương pháp sử dụng bài tập khai cuộc (giải các thế cờ theo các chủ
đề đã được chọn lựa riêng nhằm tạo ra những kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn)
Giáo viên đưa ra bài tập theo chủ đề như về bài tập phân tích tính toán các
tnh huống,các đòn phối hợp, các bài tập chiến thuật cơ bản của giai đoạn khai
cuộc...

Phương pháp trò chơi (chơi với bạn cùng nhóm những thế cờ đang
học, hoặc các trích đoạn của ván đấu...): Sau khi dạy về một dạng khai
cuộc nào đó, người giáo viên yêu cầu cả lớp tạo thành từng cặp đấu cờ theo
dạng khai cuộc đó.
Phương pháp thi đấu (thi đấu các giải hạn chế thời gian, chơi Blid):
phương pháp được tổ chức vào các giờ thực hành, các giờ tự tập luyện, lớp
chia thành các cặp thi đấu với nhau theo sở trường của mình, hoặc tiến hành
các giải trong lớp với thời gian hạn chế.
Phương pháp phân tích ván đấu và các thế cờ điển hình (phân tch các
tình thế điển hình trong khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc...): Là phương pháp
người giáo viên đưa ra những tình thế cờ thường gặp trong Cờ Vua rồi
yêu cầu cả lớp cùng phân tch, đánh giá.
Phương pháp sử dụng phần mềm Cờ Vua: Là phương pháp mà giáo
viên sử dụng các phần mềm chuyên biệt về Cờ Vua ứng dụng vào giảng dạy
cho học sinh học tập, tập luyện...
Trong tập luyện Cờ Vua lượng vận động tác động vào VĐV dưới dạng

những bài tập có nội dung, tính chất và hình thức thực hiện khác nhau.
Các bài tập trong tập luyện Cờ Vua được chia thành 3 nhóm: Nhóm bài tập
bổ trợ, nhóm bài tập chuyên môn và nhóm bài tập thi đấu.
- Nhóm bài tập bổ trợ: Bao gồm các bài tập thể chất (ở các môn
thể thao khác) nhằm tác động gián tếp đến việc hình thành và phát triển các
năng lực chuyên môn Cờ Vua. Các bài tập thể chất cũng chủ yếu nhằm


phát triển thể lực (sử dụng bài tập thể chất thuần tuý), các bài tập "chuyển
tốt" trong quá


trình phát triển các phát triển năng lực chuyên môn (Cờ Nhảy, Cờ Vây, Cờ
Tướng...), các tác động xã hội nhằm phát triển và hình thành nhân cách (hoạt
động xã hội) như: Thăm quan, du lịch, hoặc tác động của các môn khoa học
khác nhằm phát triển các năng lực tâm lý, sinh lý...
- Nhóm bài tập chuyên môn: Bao gồm các bài tập nghiên cứu, các bài
tập hình thành và phát triển năng lực chuyên môn. Có thể hiểu chúng là
các bài tập nghiên cứu các giai đoạn của ván đấu mang tính chất lý luận, các
bài tập chiến thuật- chiến lược, bài tập nghiên cứu các yếu tố thành phần
(không gian, thời gian, "Temp"...), các bài tập nhằm trực tiếp phát triển các
kỹ năng chuyên môn (tác động vào tư duy dưới các tình huống cờ, bài tập
hoàn thiện quá trình tư duy- định hướng nhiệm vụ dưới dạng các trích đoạn
của ván đấu, cờ thế hoặc thi đấu Blid...
- Nhóm bài tập thi đấu: Bao gồm các ván đấu theo quy trình thi đấu
(có thời gian hạn định, kiểm tra nước đi...) được thực hiện trong các điều
kiện khác nhau.



×