Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Nghiên cứu Y học
TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP, ĐƯỜNG HUYẾT VÀ LIPID MÁU
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
MỚI MẮC
Nguyễn Ngọc Thanh Vân*, Châu Ngọc Hoa*
TÓM TẮT
Mở đầu:Tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 là sự kết hợp thường gặp trong thực hành lâm sàng, chiếm
khoảng 8,1% dân số Hoa Kỳ năm 2012. Tuy nhiên, sự mới mắc đái tháo đường typ 2 trên dân số tăng huyết áp
chỉ được nghiên cứu rõ vào đầu thế kỉ 21. Bên cạnh các đặc điểm riêng về lâm sàng, dân số này còn sự khác biệt về
trị số trung bình của huyết áp, đường huyết, lipid máu cũng như tiên lượng tử vong. Tại Việt Nam chưa có
nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân này.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dân số tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2 mới mắc; xác định tỷ lệ kiểm soát
huyết áp theo JNC VIII 2014, kiểm soát đường huyết và lipid máu theo ADA 2014; và mối liên quan giữa các đặc
điểm dân số với tỷ lệ kiểm soát đồng thời huyết áp, đường huyết và lipid máu.
Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu cắt ngang trên 304 bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo
đường typ 2 mới mắc (định nghĩa là đái tháo đường phát hiện ít nhất 2 năm sau khi đã biết tăng huyết áp), theo
dõi ít nhất 3 tháng tại phòng khám bệnh viện Nhân Dân Gia Định và bệnh viện Đại học Y Dược từ tháng 9/2016
đến tháng 5/2017.
Kết quả: Đặc điểm dân số: Tuổi trung bình là 64,6, tỷ số nam/nữ là 1,0;1,9, 54,6% học cấp 1, 8,9% hút
thuốc lá, 34,5% dư cân, 63,5% có tiền sử gia đình tăng huyết áp, 26,6% có tiền sử gia đình đái tháo đường,
77,6% có rối loạn chuyển hoá lipid, 50,7% có bệnh tim thiếu máu cục bộ, 42,1% bệnh thận mạn, số viên thuốc
trung bình 8,1, 56,3% tuân thủ điều trị. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp, đường huyết và lipid máu lần lượt là 86,2%,
41,1% và 4,6%. Tỷ lệ kiểm soát đồng thời huyết áp <140/90 mmHg, HbA1c <7% và LDL-c <2,6 mmol/L là
12,5%. Chỉ có sự tuân trị có liên quan có ý nghĩa thống kê với kiểm soát đồng thời các yếu tố trên.
Kết luận: Trong nghiên cứu, tuổi trung bình là 64,6, chỉ số khối cơ thể trung vị là 23,7, 89,8% là đái tháo
đường mới mắc khởi phát sớm, thời gian trung vị từ lúc tăng huyết áp đến lúc đái tháo đường là 4,0 năm. Tỷ lệ
kiểm soát đồng thời huyết áp, đường huyết và lipid máu là 12,5% và thấp nhất với LDL-c.
Từ khoá: tăng huyết áp, đái tháo đường mới mắc, sự tuân trị, kiểm soát đa yếu tố
ABSTRACT
BLOOD PRESSURE, GLYCEMIC AND LIPID CONTROL IN PATIENTS WITH HYPERTENSION AND
NEW-ONSET TYPE 2 DIABETES MELLITUS
Nguyen Ngoc Thanh Van, Chau Ngoc Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 357 - 362
Background: Co-occurrence of hypertension and type 2 diabetes mellitus is an increasingly common
phenomenon in clinical setting, accounting for 8.1% of the American in 2012. Yet only in the first few years of the
21st century has mounting researches on hypertension and new-onset diabetes been carried out. Apart from
specific clinical features, hypertensive patients with new-onset diabetes also have higher value of office blood
pressure, glycemia, lipid as well as marked increase in mortality. There is no prior study on hypertensive with
* Bộ môn Nội tổng quát, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Thanh Vân
ĐT: 0989303571
Email:
Chuyên Đề Nội Khoa
357
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
new-onset diabetes conducted in Vietnam.
Objectives: Describing characteristics of hypertensive with new-onset type 2 diabetes mellitus, identifying
control rate of hypertension according to JNC VIII 2014, and that of glycemia and lipid profile according to ADA
2014 as well as simultaneous control of blood pressure, HbA1c and LDL-c.
Method: Cross-sectional study on 304 patients with diagnosed hypertension and new-onset diabetes, with at
least three months of follow-up at outpatient department of Gia Dinh’s People Hospital and University Medical
Hospital from September, 2016 to May, 2017.
Results: Patient’scharacteristics: Mean age was 64.6, gender ratio was 1.0:1.9, 54.6% finished primary
school, 8.9% was current tobacco smokers, 34.5% was overweight, 63.5% had family history of hypertension,
26.6% had family history of diabetes, 77.6% had dyslipidemia, 50.7% had ischemic heart disease, 42.1% had
chronic kidney disease, mean number of drug used per day was 8.1, 56.3% adhered to medical treatment. Control
rate for blood pressure, glycemia and lipid was 86.2%, 41.1% and 4.6% respectively. Simultaneous control,
defined as blood pressure <140/90 mmHg, HbA1c <7% and LDL-c <2.6 mmol/L, was achieved in 12.5% patients.
Medical adherence was the only factor associated with simultaneous control.
Conclusion: Mean age was 64.6, median BMI was 23.7, 89.8% was early new-onset diabetes, median time
from hypertension to onset of diabetes was 4.0 year. Simultaneous control was achieved in 12.5% patients with
least patients had control of lipid profile.
Keyword: hypertension, new-onset diabetes, medical adherence, simultaneous control
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp
Dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều
trị, cho đến nay tăng huyết áp vẫn là vấn đề sức
khoẻ cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm
2013, tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp tăng từ 29%
lên 40% trong 10 năm, và dự đoán đến năm 2025,
sẽ tăng thêm 80%, chủ yếu tập trung ở các nước
có nền thu nhập trung bình thấp.
Một phân tích năm 2016 cho thấy tỷ lệ hiện
mắc giảm 2,2% và tỷ lệ kiểm soát tăng 10,5% ở
các nước thu nhập cao. Ngược lại, tỷ lệ hiện mắc
tăng 7,7% và tỷ lệ kiểm soát giảm 0,7% ở các
nước thu nhập trung bình-thấp(3).
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hội Tim mạch
học Việt Nam năm 2015 cho thấy tỷ lệ hiện mắc
tăng huyết áp ở người trưởng thành tăng gấp ba,
từ 16,3% lên 47,3% trong 13 năm, trong khi tỷ lệ
kiểm soát chỉ tăng gấp đôi 9,4% lên 17,7%(1).
Các nguyên nhân gây thất bại kiểm soát
huyết áp bao gồm: sử dụng và phối hợp thuốc
điều trị tăng huyết áp không hợp lý, sự kém tuân
trị, và sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ cũng
như bệnh đi kèm.
358
Trong các bệnh đi kèm, bệnh đái tháo đường
được quan tâm nhiều nhất, không chỉ vì sự
thường gặp trên thực tế lâm sàng, mà còn vì khó
khăn trong kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
Sự đồng mắc này dao động khoảng 15,3-47%
bệnh nhân tăng huyết áp và 50-84,6% bệnh nhân
đái tháo đường.
Tăng huyết áp và đái tháo đường mới mắc
Nếu như tăng huyết áp trên bệnh nhân đái
tháo đường đã được ghi nhận từ lâu thì sự
mới mắc đái tháo đường trên bệnh nhân tăng
huyết áp được nghiên cứu từ những năm đầu
của thế kỉ 21.
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu chủ yếu
khảo sát tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ xuất hiện đái
tháo đường mới mắc trên dân số tăng huyết áp.
Tỷ lệ dao động khá nhiều trong các nghiên cứu,
từ 3,1% đến 24,8%, với nhiều định nghĩa khác
nhau về đái tháo đường mới mắc. Gần đây,
nhiều tác giả sử dụng mốc thời gian là 2 năm sau
khi chẩn đoán tăng huyết áp.
Từ năm 2011, một số tác giả như Balogun W
và Tsiachris D bắt đầu mô tả các đặc điểm lâm
sàng của bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo
Chuyên Đề Nội Khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
đường mới mắc. Tuy nhiên, các nghiên cứu này
có cỡ mẫu nhỏ và thời gian theo dõi ngắn(6).
Đến năm 2016, Lip S và cộng sự công bố một
nghiên cứu trên 15 089 bệnh nhân, theo dõi
trong 40 năm, ghi nhận sự khác biệt về kiểu
hình, trị số trung bình của huyết áp, đường
huyết, lipid máu lẫn tiên lượng tử vong ở các
nhóm bệnh nhân tăng huyết áp với thời điểm
chẩn đoán đường khác nhau(2).
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu về đặc
điểm dân số, tình hình kiểm soát huyết áp,
đường huyết và lipid máu trên bệnh nhân tăng
huyết áp có kèm đái tháo đường mới mắc.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm dân số tăng huyết áp có
đái tháo đường typ 2 mới mắc.
Xác định tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo
khuyến cáo JNC VIII 2014, tỷ lệ kiểm soát đường
huyết và lipid máu theo khuyến cáo ADA 2014.
Khảo sát mối liên quan giữa các đặc điểm
dân số với tỷ lệ kiểm soát đồng thời huyết áp,
đường huyết, và lipid máu.
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Cỡ mẫu
Áp dụng tính cỡ mẫu của nghiên cứu cắt
ngang
Nghiên cứu Y học
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân ≥18 tuổi được chẩn đoán và điều
trị tăng huyết áp tại phòng khám bệnh viện
Nhân Dân Gia Định, bệnh viện Đại học Y Dược,
được theo dõi ≥3 tháng, đái tháo đường typ 2
phát hiện ít nhất 2 năm sau khi đã biết tăng
huyết áp, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tăng huyết áp thứ phát, thai kỳ, đang mắc
các bệnh cấp tính, điều trị thay thế thận, không
trả lời đầy đủ thông tin.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ
được mời phỏng vấn đối mặt theo phiếu thu
thập số liệu, khám bệnh và ghi nhận các xét
nghiệm cận lâm sàng trong 3 tháng gần nhất.
Các số liệu thu thập xử lý theo thuật toán thống
kê y học bằng phần mềm SPSS 24.
Vấn đề y đức
Nghiên cứu không can thiệp vào quá trình
điều trị, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người
bệnh và được sự chấp thuận của Hội đồng Đạo
đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược
Tp. Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ
Từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2017, chúng tôi
thu được 304 bệnh nhân vào nghiên cứu, kết quả
được trình bày trong các bảng 1-2.
N: Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra.
α: Xác suất sai lầm loại I, chọn α=0,05 thì Z(1-α/2) =1,96.
p: Tỷ lệ đái tháo đường mới mắc trên bệnh nhân tăng huyết
áp. Hiện tại chưa có số liệu tại Việt Nam, do đó, chúng tôi
sử dụng kết quả từ nghiên cứu tại Châu Á, tính ra xác suất
là 5,4%(4).
d: Độ chính xác (sai số cho phép), chọn d=0,05.
Vậy N = 79.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn thuận tiện liên tiếp các bệnh nhân thoả
tiêu chuẩn chọn bệnh và không có tiêu chuẩn
loại trừ.
Chuyên Đề Nội Khoa
Biểu đồ 1- Phân bố theo tuổi
359
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Nghiên cứu Y học
Đặc điểm
Không KSĐYT Có KSĐYT
p
(266)
(38)
<18,5
6
2
18,5-<23,0
84
14
BMI
0,457
23,0-<25,0
91
9
≥25,0
85
13
Trình độ
Mù chữ
53
1
học vấn
Cấp 1
160
6
<0,001
Cấp 2
39
9
Cấp 3 trở
14
22
lên
Hút thuốc Đang hút
20
7
lá
Ngưng hút
34
5
0,082
Không hút
212
26
Thời gian
THA
Thời gian
ĐTĐ
ĐTĐ mới Khởi phát
mắc
sớm
Khới phát
muộn
Tiền sử
Có
GĐ THA
Không
Tiền sử
Có
GĐ ĐTĐ
Không
Biểu đồ 2: Trình độ học vấn
Suy tim
Rung nhĩ
Bệnh tim
thiếu máu
cục bộ
Bệnh đi
kèm
Biểu đồ 3: Thời gian từ lúc THA đến lúc ĐTĐ
Số thuốc
HA
Số thuốc
hạ đường
huyết uống
Số viên
thuốc
Biểu đồ 4- Số viên thuốc uống mỗi ngày
Bảng 1. Mối liên quan giữa đặc điểm dân số và kiểm
soát đa yếu tố
Đặc điểm
Không KSĐYT Có KSĐYT
(266)
(38)
Tuổi
64,8±10,5
62,9±9,4
Nam
Nữ
TPHCM
Nơi sống
Tỉnh
Campuchia
88
178
128
134
4
17
21
21
15
2
Giới
360
Sử dụng
Insulin
Sử dụng
Statin
Sự tuân trị
p
0,296
0,158
0,171
7,9±4,6
8,5±4,9
0,537
2,5±2,9
2,9±2,7
0,176
24026
335
0,519
172
94
69
197
21
17
12
26
Có
Không
Có
Không
Có
Không
16
250
18
248
135
131
2
36
1
37
19
19
0
1
2
11
63
88
2
12
14
≥3
1
2
≥3
1
≥2
104
40
125
101
120
136
10
11
15
12
23
15
≤6
7-9
67
125
14
19
≥10
Có
Không
Có
Không
Có
Không
74
14
252
169
97
137
129
5
0
38
29
9
34
4
0,260
0,462
0,854
0,325
0,931
0,470
0,100
0,116
0,105
0,148
0,122
<0,001
Bảng 2. Phân tích đa biến các đặc điểm dân số và
kiểm soát đa yếu tố.
Đặc điểm
OR
p
Khoảng tin cậy 95%
Sự tuân trị
Trình độ học vấn
0,63
0,96
<0,001
0,122
0,61-0,64
0,93-1,00
Chuyên Đề Nội Khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình là 64,6±10,4, 65,5% dân số là
nữ, chỉ số khối trung vị là 23,7, tỷ lệ bệnh nhân
học cấp 1 và mù chữ chiếm đa số, lần lượt là
54,6% và 17,8%. Tỷ lệ thấp hơn ở nhóm tốt
nghiệp cấp 2 (15,8%) và cấp 3 trở lên (11,8%).
Trong nhiều nghiên cứu trên dân số tăng huyết
áp có đái tháo đường, trình độ học vấn được
chứng minh là yếu tố dự đoán tốt sự tuân thủ và
hiệu quả điều trị.
Bên cạnh các yếu tố về lối sống- xã hội, tăng
huyết áp và đái tháo đường còn mang tính di
truyền. Tỷ lệ có người thân trực hệ tăng huyết
áp, đái tháo đường typ 2 theo nghiên cứu lần
lượt là 63,5% và 26,6%. Trên bệnh nhân tăng
huyết áp, tiền sử gia đình đái tháo đường làm
gia tăng nguy cơ đái tháo đường mới mắc với
OR 2,17. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
những số liệu đầu tiên trên dân số tăng huyết áp
và đái tháo đường mới mắc tại Việt Nam.
Thời gian từ lúc tăng huyết áp đến lúc đái
tháo đường trung vị là 4,0 năm. Trong nghiên
cứu năm 2016, Lip S chia bệnh nhân tăng huyết
áp và đái tháo đường thành 3 nhóm: đái tháo
đường sẵn có, đái tháo đường mới mắc khởi
phát sớm và đái tháo đường mới mắc khởi phát
muộn. Tỷ lệ tử vong của nhóm đái tháo đường
mới mắc khởi phát sớm cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm đái tháo đường mới mắc
khởi phát muộn, nhóm này có tỷ lệ tử vong gần
tương đương với nhóm không có đái tháo
đường. Từ đó kết luận, mặc dù cứ 8 người tăng
huyết áp sẽ có 1 người xuất hiện đái tháo
đường mới mắc, nhưng tỷ lệ tử vong chỉ tăng lên
ở người đái tháo đường mới mắc khởi phát sớm, tức
là 1 trong 20 người. Với kết quả của nghiên cứu
này, một số tác giả đề nghị hướng tiếp cận mới
trong quản lý bệnh nhân tăng huyết áp và đái
tháo đường mới mắc(2).
Về bệnh đi kèm khác, 77,6% bệnh nhân có
rối loạn chuyển hoá lipid, 50,7% bệnh tim thiếu
máu cục bộ, 42,1% bệnh thận mạn. Trong các
Chuyên Đề Nội Khoa
Nghiên cứu Y học
nghiên cứu trên bệnh nhân tăng huyết áp và đái
tháo đường typ 2, tỷ lệ bệnh tim thiếu máu cục
bộ, rối loạn chuyển hoá lipid, và bệnh thận mạn
đều cao hơn dân số chung. Ngoài ra, chúng tôi
ghi nhận >75% có ít nhất 1 bệnh đi kèm với số
viên thuốc trung bình bệnh nhân sử dụng mỗi
ngày là 8,1±2,3 viên. 56,3% bệnh nhân tuân thủ
điều trị.
Kiểm soát huyết áp, đường huyết và lipid máu
Tỷ lệ đạt kiểm soát huyết áp, đường huyết và
lipid máu lần lượt là 86,2%, 41,1% và 4,6%.
Về kiểm soát đường huyết, 31,6% đạt mục
tiêu đường huyết đói và HbA1c. Trên phân
nhóm bệnh nhân có đường huyết đói đạt mục
tiêu nhưng HbA1c >7%, 62,5% có đường huyết
sau ăn 2 giờ <10,0 mmol/L.
Về kiểm soát lipid máu, tỷ lệ đạt mục tiêu
LDL-c, triglyceride, và HDL-c lần lượt là 27,0%,
30,6% và 77,3%.
Mối liên quan giữa đặc điểm dân số và sự kiểm
soát đồng thời huyết áp, đường huyết và lipid
máu
Để dễ so sánh với các nghiên cứu khác,
chúng tôi định nghĩa kiểm soát đa yếu tố là
huyết áp <140/90 mmHg, HbA1c< 7% và LDL-c
<2,6 mmol/L. Với định nghĩa này, tỷ lệ đạt kiểm
soát ít nhất 1 yếu tố, 2 yếu tố và 3 yếu tố lần lượt
là 92,8%, 51,3%và 12,5%. Đa phần bệnh nhân đạt
kiểm soát huyết áp (86,2%), kế đó là HbA1c
(43,4%) và cuối cùng là LDL-c (27,0%).
Chúng tôi đánh giá mối liên quan giữa 21
đặc điểm dân số và kiểm soát đa yếu tố, kết quả
chỉ có sự tuân trị và trình độ học vấn có liên
quan có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Khi tiếp tục
tiến hành phân tích đa biến, sự tuân trị là yếu tố
duy nhất có liên quan với kiểm soát đa yếu tố
(OR= 0,63, KTC 95% 0,61-0,64, p<0,001). Sự tuân
trị được chứng minh là yếu tố có khả năng dự
báo mạnh kiểm soát đa yếu tố trên bệnh nhân
tăng huyết áp và đái tháo đường trong nghiên
cứu của Schroeder E.B(5). Tuy nhiên, trên thực tế,
tỷ lệ này thường thấp, dao dộng từ 51-69% trên
các bệnh nhân có nhiều bệnh đi kèm và không
361
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
có sự thống nhất về định nghĩa tuân trị trong các
nghiên cứu. Hiện nay các báo cáo mới nhất tại
các hội nghị tim mạch và đái tháo đường quốc tế
đều nhấn mạnh vai trò của giáo dục bệnh nhân
và cải thiện sự tuân trị.
HẠN CHẾ
Đây là nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trong
thời gian ngắn (9 tháng), do đó, chúng tôi chỉ
khảo sát đặc điểm dân số và tình hình kiểm soát
huyết áp, đường huyết, lipid máu trên bệnh
nhân tăng huyết áp có đái tháo đường mới mắc,
mà không xác định được tỷ suất mới mắc và các
yếu tố nguy cơ.
KẾT LUẬN
Tăng huyết áp và đái tháo đường mới mắc
là sự kết hợp thường gặp trên lâm sàng, có
tiên lượng tử vong cao, đặc biệt ở nhóm khởi
phát sớm.
Các yếu tố dự đoán đái tháo đường mới mắc
khởi phát sớm mạnh nhất là tuổi, chỉ số khối cơ
thể, và đường huyết đói ban đầu. Các yếu tố này
có thể thực hiện dễ dàng trong điều kiện phòng
khám tại Việt Nam.
362
Cần có các biện pháp và thái độ điều trị tích
cực, đặc biệt chú trọng trị số LDL-c và sự tuân trị
của người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Hội tim mạch học Việt Nam (2016), "Điều tra Việt Nam 20152016Tăng huyết áp quốc gia".
Lip S, et al (2016), "Contrasting mortality risks among
subgroups of treated hypertensive patients developing newonset diabetes", European Heart Journal, Vol 37 (12), pp 968-974.
Mills KT, et al (2016), "Global Disparities of Hypertension
Prevalence and Control: A Systematic Analysis of PopulationBased Studies From90 Countries", Circulation, Vol 134 (6), pp
441-50.
Park YJ, et al (2013), "Impact of hypertension on development of
new-onset diabetes mellitus in Asian population: five-year
clinical follow up results", European Heart Journal, Vol 34 (Sppl
1), pp 817.
Schroeder EB,etal (2012), "Simultaneous Control of Diabetes,
Hypertension, and Hyperlipidemia in Two Health Systems",
Circ Cardiovasc Qual Outcomes, Vol 5 (5), pp 645-53.
Tsiachris D, et al (2011), "New-onset diabetes and
cardiovascular events in essential hypertensives: a 6-year
follow-up study", Int J Cardiol, Vol 153 (2), pp 154-8.
Ngày nhận bài báo:
16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
18/11/2017
Ngày bài báo được đăng:
15/03/2018
Chuyên Đề Nội Khoa