Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tình trạng kháng thuốc in vitro của Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes gây bệnh chốc ở trẻ em đến khám tại Bệnh viện Da Liễu tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.07 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

TÌNH TRẠNG KHÁNG THUỐC IN VITRO CỦA STAPHYLOCOCCUS
AUREUS VÀ STREPTOCOCCUS PYOGENES GÂY BỆNH CHỐC Ở TRẺ EM
ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Nguyên Ánh Tú *, Văn Thế Trung**

TÓM TẮT
Mở đầu: Chốc là bệnh nhiễm trùng da nông thường gặp ở trẻ em, có tính lây nhiễm cao, rất dễ thành dịch
bệnh. Trước đây, điều trị chốc chủ yếu bôi kháng sinh tại chỗ, và chỉ dùng kháng sinh uống trong trường hợp
bệnh lan rộng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu gần đây tỉ lệ S.aureus và S.pyogenes kháng với các thuốc bôi
ngày càng cao. Năm 2012, Bolaji, R. S., và cộng sự thống kê vấn đề điều trị trên 3722 462 bệnh chốc tại Mỹ, thấy
rằng điều trị bằng kháng sinh bôi có tỉ lệ thất bại cao hơn điều trị bằng kháng sinh uống.
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và tình trạng kháng thuốc in vitro của các vi trùng gây bệnh chốc ở
trẻ em đến khám tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh từ 09/2013 – 04/2014.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân trẻ em bị bệnh chốc đến khám tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh
được nuôi cấy và làm kháng sinh đồ.
Kết quả: 72 trường hợp trẻ em bị chốc có kết quả cấy vi trùng dương tính (92,31%). Trong số này, chốc
không bóng nước là 48,6%, chốc bóng nước là 25% và chốc loét là 26,4%. Đa số vi trùng phân lập được là
S.aureus (90,3%). Tỉ lệ S.aureus kháng với penicillin là 98,5% và erythromycin là 81,5%. Tỉ lệ chủng tụ cầu
vàng kháng methicillin (MRSA) được phát hiện trong nghiên cứu là 13,8%. Đặc biệt, tỉ lệ nhiễm các chủng
MRSA trên bệnh nhân chốc loét cao hơn 3 lần so với tỉ lệ nhiễm MRSA trên bệnh nhân không phải chốc loét
(p<0,05). Và cả 2 ca cấy ra S.pyogenes (chiếm 2,8%) vẫn còn nhạy với penicillin.
Kết luận: Chốc không bóng nước là thể bệnh thường gặp nhất trên lâm sàng. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là
S.aureus, gần như kháng toàn bộ với penicillin, erythromycin, và vẫn còn nhạy cao với oxacillin, cefuroxime.
Từ khóa: chốc, kháng kháng sinh, S.aureus, S.pyogenes

ABSTRACT


IN VITRO ANTIBIOTIC RESISTANCE OF STAPHYLOCOCCUS AUREUSAND STREPTOCOCCUS
PYOGENES CAUSING IMPETIGO IN CHILD PATIENTS AT HO CHI MINH CITY HOSPITAL OF
DERMATO-VENEREOLOGY
Tran Nguyen Anh Tu, Van The Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 2 - 2016: 63 - 69
Background: Impetigo is a highly contagious skin infection that is most common in children. Previously,
topical antibiotics were used as major treatment, and oral antibiotics were indicated only for serious cases.
However, according to recent researches, topical antibiotic resistance of S.aureus and S.pyogenes has been
increasing. In 2012, Bolaji, R. S. et al. had a analysis review of treatment over 3,722,462 cases of impetigo in the
USA and found that oral antibiotics had more effective than topical antibiotics.
Objective: To demonstrate clinical features and antibiotic resistance of bacteria causing impetigo in child
patients at HCMC Hospital of Dermato - Venereology from September 2013 to April 2014.
* BV. Da Liễu TP. HCM
** Bộ môn Da Liễu, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Văn Thế Trung, ĐT: 0908282705. Email:

63


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

Methods: A case series study was designed. Clinical characteristics of patients with impetigo were recorded.
Bacteria from impetigo pus were isolated. Antiobiogram examination with multiple antibiotics was performed.
Results: 72 (92.31%) children with impetigo had positive bacteriological cultures. Regarding clinical
features, non-bullous impetigo was 48.6%, bullous impetigo was 25% and ecthyma was 26.4%. On the
examination of biology features, S.aureus was 90.3% of cases. Penicillin-resistant S.aureus was 98.5% and
erythromycin-resistant S.aureus was 81.5%. Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus (MRSA) was 13.8%.
Spectially, we found that MRSA had higher potential than Methicillin-Sensitive Staphylococcus aureus (MSSA)
in causing ecthyma (RR=3, p<0.05). And 2 S.pyogenes cases (2.8%) remained susceptible to penicillin.

Conclusion: Non-bullous impetigo was the most common clinical feature. The main bacterium is S.aureus,
which was almost completely resistant to penicillin and erythromycin. On the other han, it was still highly
sensitive to oxacillin and cefuroxime.
Key words: Impetigo, antiobiotics resistance, S.aureus, S. pyogenes

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Chốc là bệnh nhiễm trùng da nông rất
thường gặp trong chuyên ngành Da Liễu(8,10).
Riêng tại Khoa Khám Bệnh của bệnh viện Da
Liễu TP. Hồ Chí Minh, trong 5 năm (2008 –
2012), mỗi năm có khoảng 2000-3000 trẻ em được
chẩn đoán bệnh chốc. Nếu không điều trị hoặc
điều trị không đúng bệnh sẽ lan rộng, có thể gây
ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, chẩn đoán
và điều trị sớm, đúng thuốc, đúng liều là một
yêu cầu rất cần thiết.

Đối tượng nghiên cứu

Theo y văn, tại các nước đang phát triển,
S.pyogenes là tác nhân gây bệnh chủ yếu(8,10).Và
việc điều trị hiệu quả là dựa vào tình trạng
kháng thuốc của tác nhân gây bệnh tại thời điểm
nhất định. Tuy nhiên, ở Việt Nam trong những
năm gần đây chưa có nghiên cứu nào khảo sát
tác nhân gây bệnh chốc trẻ em cũng như sự
kháng thuốc của các tác nhân này.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi
thực hiện đề tài “Tình trạng kháng thuốc in vitro
của Staphylococcus aureus và Streptococcus
pyogenes gây bệnh chốc ở trẻ em đến khám tại
bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh”.

Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của
bệnh chốc trẻ em.
- Khảo sát tình trạng kháng thuốc in
vitrocủa vi trùng S.aureus và S.pyogenes gây
bệnh chốc trẻ em.

64

Tất cả các bệnh nhân trẻ em mắc bệnh chốc
đến khám tại Khoa Khám Bệnh của bệnh viện
Da Liễu TP. Hồ Chí Minh từ tháng 09/2013 –
04/2014 thỏa các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân < 16 tuổi
Bệnh nhân bị chốc nguyên phát
Bệnh nhân và phụ huynh đồng ý tham gia
nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đã dùng kháng sinh bôi trong
vòng 2 tuần và kháng sinh uống trong vòng 1
tháng

Kết quả cấy vi trùng âm tính

Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca

Phương pháp tiến hành
Khám lâm sàng và làm bệnh án, thu thập số
liệu.
Chẩn đoán chốc trên lâm sàng dựa vào các
đặc điểm:
- Chốc bóng nước: nhiều mụn nước tiến
triển nhanh thành bóng nước chùng, nông,
kích thước khoảng 1-2 cm, chứa dịch vàng
trong hoặc đục dần tạo thành bóng mủ. Bóng
nước vỡ nhanh trong 1-2 ngày để lại những


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
vết trợt, đóng mài, giới hạn rõ. Mài thường
mỏng, có màu vàng hay nâu nhạt, vết trợt có
viền thượng bì xung quanh. Có thể gặp ở bất
cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường ở mặt,
quanh mũi, miệng, thân mình.
- Chốc không bóng nước: nhiều mụn nước
hay mụn mủ, vỡ nhanh, đóng mài vàng mật ong
với viền mủ rất đặc trưng, có mảng hồng ban
viêm đỏ xung quanh đường kính khoảng 2 cm.
Thương tổn tiến triển lan rộng nhanh ra xung
quanh tạo sang thương vệ tinh. Vị trí thường gặp
ở mặt, nhất là quanh mũi, và ở tay, chân (sau

chấn thương).
- Chốc loét bắt đầu với những mụn nước
hoặc mụn nước – mụn mủ, sau đó tiến triển lan
rộng, sâu hơn, đóng mài dày trong vài ngày. Khi
mài tróc ra sẽ thấy vết loét nông, hình đĩa, đáy
màu đỏ và bờ nhô cao. Thường xảy ra ở 2 chi
dưới, nhất là cẳng chân và lưng bàn chân.
Cấy vi trùng: tại phòng xét nghiệm vi trùng
của bệnh viện Da Liễu, bệnh nhân được lấy bệnh
phẩm bằng tăm bông vô trùng phết ở trung tâm
thương tổn,cho vào ống nghiệm có chứa môi
trường chuyên chở và sau đó cấy trực tiếp lên
môi trường thạch máu.
Làm kháng sinh đồ: theo Qui trình thao tác
chuẩn về thử nghiệm tính nhạy cảm kháng
sinh (CLSI)(7).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu Y học
Nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ (Bảng 2).
Bảng 1. Phân bố nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu
Nhóm tuổi
1–5
6 – 10
10 – 15
Tổng

Số ca (n)
55

14
3
72

Tỷ lệ(%)
76,4
19,4
4,2
100

Bảng 2. Tỉ lệ về giới của mẫu nghiên cứu
Giới
Nam
Nữ
Tổng

Số ca (n)
39
33
72

Tỉ lệ (%)
54,2
45,8
100

Đặc điểm lâm sàng của bệnh chốc trẻ em
Bảng 3. Tỉ lệ các thể lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Thể lâm sàng
Chốc không bóng nước

Chốc bóng nước
Chốc loét
Tổng

Số ca (n)
35
18
19
72

Tỉ lệ (%)
48,6
25
26,4
100

Nhận xét bảng 3: Thể lâm sàng chốc không
bóng nước chiếm tỉ lệ cao nhất (48,6%).
Bảng 4. Sự liên quan giữa chốc loét và thời gian bệnh
Thời gian bệnh
> 7 ngày < 7 ngày

Tổng

Phép kiểm
Fisher
p = 0,000…
RR = 5,23
KTC 95%
(2,65 –10,32)


Chốc loét
Loại khác

15
8

4
45

19
53

Tổng

23

49

72

Nhận xét bảng 4: Tỉ lệ bệnh nhân có thời gian
bệnh > 7 ngày trong thể chốc loét cao hơn 5 lần
so với tỉ lệ bệnh nhân có thời gian bệnh > 7 ngày
trong thể không phải chốc loét (p < 0,05).

Tình trạng kháng thuốc in vitro của vi
trùng gây bệnh chốc trẻ em

Trong khoảng thời gian 8 tháng từ tháng

09/2013 đến tháng 04/2014 chúng tôi thu thập
được 78 bệnh nhân có thương tổn chốc thỏa mãn
tiêu chuẩn chọn bệnh ban đầu, trong đó kết quả
cấy dương tính 72 bệnh nhân (92,31%). Dưới đây
là kết quả nghiên cứu của 72 bệnh nhân chốc có
kết quả cấy vi trùng dương tính.

Bảng 5. Tỉ lệ về tác nhân vi trùng gây bệnh chốc trẻ
em

Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh chốc trẻ
em

*3 ca S. epidermidis, 1 ca S. hominis, 1 ca S. haemalyticus

Tuổi và giới
Tuổi nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 14, trung
bình 4,46 ± 2,77. Tập trung nhiều ở nhóm tuổi
1 – 5 (76,4%) (Bảng 1).

Tác nhân vi trùng
S.aureus
S.pyogenes
Khác*
Tổng

Số ca (n)
65
2
5

72

Tỉ lệ (%)
90,3
2,8
6,9
100

Nhận xét: Đa số vi trùng gây bệnh là S. aureus
(90,3%).
Tỉ lệ kháng thuốc của S.aureus cao nhất là
penicillin (98,5%), kế đến là erythromycin

65


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học
(81,5%) và clindamycin (69,2%). S.aureus vẫn
còn nhạy cảm với oxacillin (86,2%) và
cefuroxime (83,1%) (Bảng 6).
Bảng 6. Kết quả kháng sinh đồ của 65 trường hợp
S.aureus
Kháng
Số ca
Tỷ lệ
(n)
(%)
64

98,5

Kháng sinh
penicillin

Nhạy
Số ca
Tỷ lệ
(n)
(%)
1
1,5

gentamycin (33,3%), cloramphenical (22%) và
cotrimoxazol (11,1%) cao hơn chủng MSSA. Cả
2 chủng MRSA và MSSA hoàn toàn không
kháng
rifampicin,
pristinomycin

vancomycin (Bảng 9).
Bảng 9: Tỉ lệ đề kháng một số kháng sinh tiêu biểu
không phải nhóm β-lactams của chủng MRSA so với
chủng MSSA

erythromycin

53

81,5


6

9,2

Kháng sinh

clindamycin
oxacillin
cefuroxim
cloramphenicol

45
9
8
8

69,2
13,8
12,3
12,3

6
56
54
56

9,2
86,2
83,1

86,2

gentamycin

5

7,7

60

92,3

cotrimoxazol

3

4,7

61

95,3

erythromycin
clindamycin
ciprofloxacin
gentamycin
cloramphenicol
cotrimoxazol
R-P-V*


ciprofloxacin
tetracyclin
rifampicin
pristinamycin
vancomycin

3
2
0
0
0

4,7
3,1
0
0
0

56
35
64
65
65

86,2
53,8
98,5
100
100


Bảng 7. Sự liên quan giữa chốc loét và MRSA

Chốc loét

Tác nhân gây bệnh
MRSA
MSSA
5
12

Tổng

Phép kiểm

17

Fisher
p = 0,04
RR = 3,52
KTC 95%
(1,07 –11,6)

Loại khác

4

44

48


Tổng

9

56

65

Nhận xét: Tỉ lệ nhiễm MRSA trên bệnh nhân
chốc loét cao hơn 3,5 lần so với tỉ lệ nhiễm MRSA
trên bệnh nhân không phải chốc loét (p<0,05).

Tác nhân gây bệnh
MRSA
MSSA
88,9%
80,4%
88,9%
66,1%
33,0%
0%
33,3%
3,6%
22,2%
10,7%
11,1%
3,6%
0%
0%


R-P-V: rifampicin, pristinamycin, vancomycin

BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ mẫu nghiên cứu
Theo nghiên cứu của chúng tôi tuổi nhỏ nhất
là 1 tuổi, lớn nhất là 14 tuổi, trung bình là 4,46 ±
2,77. Tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 1 – 5
(76,4%) (bảng 1). Về giới, nam (54,2%) chiếm tỉ lệ
cao hơn nữ (45,8%) (bảng 2). Kết quả này cũng
phù hợp với các tác giả Steer, AC, và cộng sự(21).

Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu

Chủng MRSA có tỉ lệ đề kháng các kháng
sinh nhóm β-lactams khác penicillin cao hơn
chủng MSSA

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi về
thể lâm sàng, chốc không bóng nước chiếm tỉ lệ
cao nhất là 48,6% (bảng 3). Theo y văn, tỉ lệ chốc
không bóng nước là 70%(8,10). So sánh với các
nghiên cứu của các tác giả Cole C và cộng sự(4),
Abdullash SH và cộng sự(1) tỉ lệ này là 70% và
66,7%. Nhìn chung, kết quả của tất cả các nghiên
cứu cho thấy chốc không bóng nước luôn chiếm
vị trí cao nhất trong tất cả các thể lâm sàng của
bệnh chốc. Tuy nhiên, tỉ lệ này trong nghiên cứu
của chúng tôi có thấp hơn các tác giả khác, sự
khác biệt này là do có thể chốc loét (25%), nếu
không bao gồm thể lâm sàng này thì tỉ lệ chốc

không bóng nước là tương đương (66%).

Tỉ lệ đề kháng của cả MRSA và MSSA đối
với erythromycin (88,9% và 80,4%) và
clindamycin (88,9% và 66,1%) đều rất cao.
Chủng MRSA kháng ciprofloxacin (33,3%),

Theo tác giả Davis L, và Dhar D,(5) những
bệnh nhân có thời gian bệnh kéo dài trên 1 tuần
có nguy cơ bị chốc loét, nhất là tại những quốc
gia đang phát triển vùng nhiệt đới, điều kiện

Bảng 8: Tỉ lệ đề kháng một số kháng sinh nhóm βlactams của chủng MRSA so với chủng MSSA
Kháng sinh
penicillin
cefuroxim
tetracyclin

Tác nhân gây bệnh
MRSA
MSSA
100%
98,2%
77,8%
1,8%
11,1%
3,6%

Cả 2 chủng MRSA và MSSA gần như kháng
tất cả với penicillin.


66


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
sống đông đúc chật chội, vệ sinh thân thể kém,
không điều trị sớm chốc bóng nước và chốc
không bóng nước. Và kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả trên, tỉ lệ
bệnh nhân có thời gian bệnh > 7 ngày trong thể
chốc loét cao hơn 5 lần so với tỉ lệ bệnh nhân có
thời gian bệnh > 7 ngày trong thể không phải
chốc loét có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (bảng 4).

Tác nhân gây bệnh chốc trẻ em
Theo y văn, tại các nước công nghiệp,
nguyên nhân của chốc không bóng nước thường
do S.aureus, còn tại các nước đang phát triển thì
S.pyogenes vẫn là tác nhân thường gặp(8,10). Tuy
nhiên, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi,
S.aureus là tác nhân gây bệnh chủ yếu trong chốc
nói chung (90,3%), và cả trong thể lâm sàng chốc
không bóng nước nói riêng (88,6%), chỉ một số ít
do S.pyogenes (2,8%) (bảng 5). Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác giả
Kumar R, và cộng sự(12) được thực hiện tại bệnh
viện Nhi ở Ấn Độ (2002) với tỉ lệ cấy S.pyogenes
trong bệnh chốc ở trẻ em là 2,6% (2/75 mẫu bệnh
phẩm lấy từ thương tổn da).
Bên cạnh đó, theo các tác giả Steer A(21) và

Dhar D

(5)

S.pyogenes thường gây biểu hiện lâm

sàng nặng hơn, bệnh lan rộng và sâu hơn, dễ
dẫn đến thể chốc loét. Nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp với các tác giả trên. Trong thể chốc
loét phân lập được cả 2 loại vi trùng với tỉ lệ cấy
ra S.aureus là 89,5%, S.pyogenes là 10,5%.
Theo y văn, chốc loét thường do S.pyogenes,
nếu không điều trị sẽ bội nhiễm thêm S.aureus
tiết các ngoại độc tố gây hoại tử mô tạo ra thể
lâm sang nặng hơn là chốc loét(8,10). Tuy nhiên,
theo nghiên cứu của chúng tôi, chốc loét chủ yếu
do S.aureus, và tỉ lệ nhiễm MRSA trên bệnh nhân
chốc loét cao hơn 3,5 lần so với tỉ lệ nhiễm MRSA
trên bệnh nhân không phải chốc loét có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) (bảng 7).

Nghiên cứu Y học
Tình hình kháng thuốc in vitro của tác
nhân vi trùng gây bệnh chốc trẻ em
S. aureus
Tỉ lệ S.aureus kháng methicillin (MRSA) và ý nghĩa
trên lâm sàng.
Từ những năm đầu thập niên 60, tụ cầu vàng
kháng methicillin đã được báo cáo, và tình trạng
đề kháng này ngày càng nặng nề hơn. Theo

CLSI, MRSA sẽ kháng được tất cả các kháng sinh
thuộc nhóm β-lactam, và có thể kháng chéo
aminoglycosides và macrolides. Vì vậy việc phát
hiện MRSA được xem như phát hiện một thông
số chỉ điểm được S.aureus kháng đa kháng sinh.
Có nhiều phương pháp kháng sinh đồ để
phát hiện MRSA, trong nghiên cứu của chúng
tôi, xác định MRSA dựa vào phương pháp
khuếch tán kháng sinh trong thạch và dùng đĩa
kháng sinh oxacillin 1µg, vì đây là phương pháp
đơn giản, dễ làm và hiện đang áp dụng tại
phòng xét nghiệm vi sinh của bệnh viện Da Liễu
TP. Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn CLSI(7). Và theo
kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên 65 chủng
S.aureus phân lập được, tỉ lệ MRSA là 13,8%
(bảng 6) phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác
giả Duran N(6), tỉ lệ MRSA là 7 - 16,5%.
Tại Việt Nam, tác giả Hồ Thị Kim Thoa(11)
báo cáo tỉ lệ MRSA chung trên các bệnh nhi
nhập viên tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2009
là 20%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi có nhiều tương đồng với các tác giả
trên, tỉ lệ tụ cầu vàng kháng methicillin ở trẻ
em tương đối thấp <20%.
Tuy nhiên, khi so sánh với các nghiên cứu
khác trong nước của tác giả Nguyễn Hữu An, Đỗ
Tuyết Nga(16), Phạm Hùng Vân(17) trong khoảng
gần 10 năm trở lại đây (2005 - 2013) tỉ lệ MRSA
rất cao (từ 39,2% đến 92,6%). Sự khác biệt này là
do các nghiên cứu trên được thực hiện với tất cả

các loại bệnh phẩm khác nhau như mủ, dịch âm
đạo, nước tiểu, phân... từ các bệnh nhân khác
nhau kể cả người lớn và trẻ em có tất cả các bệnh
lý khác nhau. Trong khi đó, chúng tôi chỉ thực
hiện cấy mủ ở thương tổn da trên nhóm bệnh

67


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

nhân trẻ em bệnh chốc đến khám tại bệnh viện
Da Liễu TP. Hồ Chí Minh.

lactams cũng cho kết quả MRSA có tỉ lệ kháng
cao hơn (bảng 9)

Theo tác giả Rortveit S và cộng sự(19),
Alsterholm M và cộng sự(2) đã phát hiện được
rằng bệnh chốc do MRSA thường gây nhiễm
trùng nghiêm trọng hơn, ít hiệu quả với các
kháng sinh tại chỗ như mupirocin, acid fusidic
và một số kháng sinh uống như erythromycin,
penicillin… Bệnh kéo dài dễ dẫn đến thể lâm
sàng chốc nặng hơn là chốc loét.

Lí do MRSA thường kéo theo sự đề kháng
các kháng sinh khác là vì cơ chế đề kháng của

S.aureus đối với methicillin là biến đổi protein
bám penicillin chỉ do một gen mecA quy định.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đa số
các thể lâm sàng của bệnh chốc, tỉ lệ MRSA thấp
hơn nhiều so với tỉ lệ MSSA. Và trong các chủng
MRSA, chốc loét chiếm tỉ lệ cao nhất (55,6%), kế
đến là chốc không bóng nước và chốc bóng nước
chiếm tỉ lệ tương đương nhau (22,2%). Và tỉ lệ
nhiễm MRSA trên bệnh nhân chốc loét cao hơn
3,5 lần so với tỉ lệ nhiễm MRSA trên bệnh nhân
không phải chốc loét có ý nghĩa thống kê (p
<0,05) (bảng 7).
Tình hình đề kháng kháng sinh của S.aureus
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
kháng thuốc của tụ cầu vàng cao nhất là
penicillin (98,5%), kế đến là erythromycin
(81,5%) và clindamycin (69,2%). Các kháng sinh
còn lại S.aureus kháng với tỉ lệ thấp (3,1 – 12,3%).
Không có ca nào kháng pristinomycin,
rifampicin và vancomycin.
Kết quả nghiên cứu các nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với các tác giả khác trên thế
giới là Liu Y và cộng sự(14), Duran N và cộng sự(6)
tại Trung Quốc và Ấn Độ cũng như tại Việt Nam
là Nguyễn Hữu An và cộng sự(16), Phạm Hùng
Vân và Phạm Thái Bình(17).
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy đối với các kháng sinh thuộc nhóm βlactams, ngoại trừ tỉ lệ đề kháng đối với
penicillin của cả 2 chủng đều rất cao (100% và

98,2%), còn lại chủng MRSA có tỉ lệ đề kháng với
các kháng sinh thuộc nhóm β-lactams khác cao
hơn chủng MSSA (bảng 8). Tương tự, khi so
sánh tỉ lệ đề kháng giữa MRSA và MSSA với
một số kháng sinh tiêu biểu không phải β-

68

S. pyogenes
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cả 2
mẫu cấy vi trùng là S.pyogenes đều kháng
tetracycline, còn đối với cotrimoxazol, 1 ca
kháng, 1 ca trung gian. Kết quả này phù hợp với
tác giả Richter SS và cộng sự(18) không có trường
hợp S.pyogenes nào kháng penicillin.

KẾT LUẬN
Bệnh nhân bị bệnh chốc trong mẫu nghiên
cứu chủ yếu là chốc không bóng nước, với tỉ lệ
48,6%, kế đến là chốc loét 26,4% và chốc bóng
nước 25%. Trong chốc loét, có tỉ lệ cao bệnh nhân
có thời gian bệnh dài hơn 1 tuần.
Tác nhân gây bệnh chủ yếu làS.aureus với tỉ
lệ là 90,3% trong các trường hợp cấy dương tính.
Tình trạng đề kháng với kháng sinh
penicillin của S.aureus là rất cao (98,5%), kế đến
là erythromycin (81,5%), clindamycin (69,2%).
Tuy nhiên, vi trùng này vẫn còn nhạy cao với
oxacillin (86,2%), cefuroxime (83,1%) và tỉ lệ
MRSA là 13,8%. Riêng 2 trường hợp S.pyogenes

đều nhạy cảm với penicillin.
Tỉ lệ nhiễm MRSA trên bệnh nhân chốc loét
cao hơn 3,5 lần so với tỉ lệ nhiễm MRSA trên
bệnh nhân không phải chốc loét (p<0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.
5.

Al-ouqaili MTS, Hassan AS, (2007), "Clinical and
microbiological aspects of impetigo in Ramadi city". J. of AlAnbar university for pure science, 1, pp. 1 - 6.
Alsterholm M, Flytstrom I, Bergbrant IM, et al (2010), "Fusidic
acid-resistant Staphylococcus aureus in impetigo contagiosa and
secondarily infected atopic dermatitis". Acta dermatovenereologica, 90(1), pp.52-57.
Bolaji RS, Dabade TS, Gustafson CJ, et al (2012), "Treatment of
impetigo: oral antibiotics most commonly prescribed". Journal
of drugs in dermatology : JDD, 11(4), pp.489-494.
Cole C, Gazewood J (2007), "Diagnosis and treatment of
impetigo". American family physician, 75(6), 859-864.
Dhar D (2007), "Impetigo and Ecthyma". Merck Manuals.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
6.


7.

8.
9.

10.
11.

12.

13.

14.

15.

Duran N, Ozer B, et al (2012), "Antibiotic resistance genes and
susceptibility patterns in Staphylococci". Indian J Med Res, 135,
pp. 389 - 396.
Đỗ Thị Thúy Nga (2011), "Tiêu chuẩn đọc kết quả kháng sinh
đồ và MIC". Qui trình thao tác chuẩn về thử nghiệm tính nhạy
cảm kháng sinh (21).
Fitzpatrick's (2008), "Superficial cutaneous infection and
pyoderma". Dermatology in general medicine, 2, pp. 1694 - 1709.
Gould IM, David MZ, Esposito S, et al (2012), "New insights
into meticillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA)
pathogenesis, treatment and resistance". International journal of
antimicrobial agents, 39(2), pp.96-104.
Habif TP (2010), "Skin infection". Clinical Dermatology, pp. 336 342

Hồ Thị Kim Thoa (2009), "Sử dụng kháng sinh và đề kháng
kháng sinh 6 tháng đầu năm 2009 tại BVNĐ2 Tp. Hồ Chí
Minh". Báo cáo khoa học tại BVNĐ2.
Kumar R, Vohra H, Chakraborty A, et al (2009),
"Epidemiology of group A streptococcal pharyngitis &
impetigo: a cross-sectional & follow up study in a rural
community of northern India". The Indian journal of medical
research, 130(6), 765-771.
Lesko Catherins (2011), "A community antibiogram for
community associated staphylococcus aureus in Florida, 2006 2010". Florida Deparment of Heath, pp. 247 - 250.
Liu Y, Kong F, Zhang X, et al (2009), "Antimicrobial
susceptibility of Staphylococcus aureus isolated from children
with impetigo in China from 2003 to 2007 shows communityassociated methicillin-resistant Staphylococcus aureus to be
uncommon and heterogeneous". The British journal of
dermatology, 161(6), 1347-1350.
Mika A, Reynolds SL, Pickering D, et al (2012), "Complement
Inhibitors from Scabies Mites Promote Strepcoccal Growth - A

Nghiên cứu Y học

16.

17.

18.

19.

20.


21.

Novel Mechanism in Infected Epidermis?" PLoS Neglected
Tropical Diseases, 6, pp. 1563.
Nguyễn Hữu An, Trần Thị Tuyết Nga, Cao Hữu Nghĩa, và cs
(2013), "Tỷ lệ kháng kháng sinh trong các mẫu bệnh phẩm tại
viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh". Tạp chí y học dự phòng, 23,
tr.270.
Phạm Hùng Vân (2005), "Vai trò và ý nghĩa các kết quả kháng
sinh đồ trong tình hình đề kháng kháng sinh hiện nay". Y học
thực hành, 513, tr. 244 - 248.
Richter SS, Heilmann KP, Beekmann SS, et al (2005),
"Macrolide-resistant Streptococcus pyogenes in the United
States, 2002-2003". Clinical Infection Diseases, 41, pp. 599 - 608.
Rortveit S, Rortveit G (2007), "Impetigo in epidemic and
nonepidemic phases: an incidence study over 4(1/2) years in a
general population". The British journal of dermatology, 157(1),
100-105.
Shittu AO, Okon K, Adesida S, et al (2011), "Antibiotic
resistance and molecular epidemiology of Staphylococcus
aureus in Nigeria". BMC microbiology, 11, 92.
Steer AC, Jenney AW, Kado J, et al (2009), "High burden of
impetigo and scabies in a tropical country". PLoS neglected
tropical diseases, 3(6), e467.

Ngày nhận bài báo:

24/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


30/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/02/2016

69



×