Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu đổi mới phương án tuyển sinh tại trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI PHƢƠNG ÁN TUYỂN SINH
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ,
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số: Đ2013-06-10-BS

Chủ nhiệm đề t i: TS N u n Anh Du

Đ Nẵn , 12/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI PHƢƠNG ÁN TUYỂN SINH
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ,
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Mã số: Đ2013-06-10-BS



Xác nhận của cơ quan chủ trì đề t i
(ký, họ và tên, đóng dấu)

Đ Nẵn , 12/2014

Chủ nhiệm đề t i
(ký, họ và tên)


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI VÀ
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Các thành viên tham gia đề tài
1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Duy, trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng
2. Thành viên: TS. Võ Nhƣ Tiến, trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
3. Thành viên: ThS. Dƣơng Ngọc Thọ, trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng
4. Thành viên: ThS. Nguyễn Văn Lành, trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng
5. Thành viên: ThS. Nguyễn Văn Thiết, trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng
Đơn vị phối hợp chính
Trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng

1


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... 7
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 8
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ................................................................... 9
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 10
Chƣơng 1
CÁC PHƢƠNG ÁN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƢỚC .................................................................................................................. 14
1.1 Mở đầu ......................................................................................................................... 14
1.2 Các yếu tố đƣợc xem xét trong việc tuyển sinh đại học .............................................. 14
1.2.1 Kết quả các kỳ thi.................................................................................................. 15
1.2.2 Kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông .......................................................... 16
1.2.3 Hồ sơ xin học ........................................................................................................ 17
1.2.4 Các yếu tố dân số .................................................................................................. 18
1.3 Những vấn đề cần xem xét khi xây dựng một hệ thống tuyển sinh đại học................ 18
1.3.1 Mức độ kiểm soát của nhà nƣớc ........................................................................... 19
1.3.2 Mức độ khách quan của các tiêu chí tuyển sinh ................................................... 19
1.3.3 Độ tin cậy và độ giá trị của các bài thi sử dụng trong tuyển sinh ......................... 20
1.3.4 Sự công bằng trong tuyển sinh .............................................................................. 21
1.3.5 Kiểm soát chất lƣợng công tác tuyển sinh ............................................................ 22
1.4 Các phƣơng thức tuyển sinh đại học trên thế giới ....................................................... 22
1.5 Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam................................................................. 25
1.5.1 Các kỳ thi tuyển sinh trƣớc năm 2015 ................................................................... 25
1.5.2 Kỳ thi chung năm 2015 (theo tài liệu [3]) .............................................................. 29
Chƣơng 2
TÌNH HÌNH TUYỂN SINH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG ................................................................................................................................. 33
2.1 Tổng quan về trƣờng Cao đẳng Công nghệ................................................................. 33
2



2.1.1 Lịch sử phát triển .................................................................................................. 33
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao ........................................................................... 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................... 35
2.1.4. Qui mô và ngành nghề đào tạo............................................................................. 37
2.1.5. Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên................................................................... 39
2.1.6. Cơ sở vật chất ........................................................................................................ 41
2.1.7 Hợp tác quốc tế ..................................................................................................... 41
2.2 Tình hình tuyển sinh Cao đẳng tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ trong những năm qua
............................................................................................................................................ 43
2.2.1 Tổ chức tuyển sinh - phƣơng án tuyển sinh .......................................................... 43
2.2.2 Thống kê số lƣợng trúng tuyển và nhập học vào trƣờng CĐCN .......................... 44
2.2.3 Nhận xét - những điểm cần lƣu ý .......................................................................... 44
2.3 Một số nhận xét về kết quả khảo sát tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ ...... 47
Chƣơng 3
ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN TUYỂN SINH RIÊNG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG
NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ........................................................................................... 50
3.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................... 50
3.2 Phƣơng án tuyển sinh riêng ......................................................................................... 51
3.2.1 Đối tƣợng tuyển: ................................................................................................... 51
3.2.2 Hồ sơ dự tuyển: ..................................................................................................... 51
3.2.3 Bài thi khảo sát năng lực ....................................................................................... 51
3.3 Qui trình tuyển sinh riêng ............................................................................................ 52
3.3.1 Công bố thông tin tuyển sinh: ............................................................................... 52
3.3.2 Thu nhận hồ sơ xét tuyển ...................................................................................... 53
3.3.3 Phát hành giấy báo dự thi ...................................................................................... 53
3.3.4 Tổ chức kỳ thi khảo sát - đánh giá năng lực ......................................................... 53
3.3.5 Công bố kết quả trúng tuyển ................................................................................. 53
3.3.6 Tổ chức nhập học thí sinh trúng tuyển .................................................................. 54

3.4 Phân tích ƣu nhƣợc điểm của phƣơng án tuyển sinh riêng ......................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 57
3


PHỤ LỤC 1
CÁC BẢNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT VỀ CÁC MÔN TUYỂN SINH TẠI TRƢỜNG CAO
ĐẲNG CÔNG NGHỆ ........................................................................................................ 59
PHỤ LỤC 2
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT TUYỂN SINH ........................................................................ 62

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 3.1

Nội dung
Trang
Bảng phân loại các hệ thống tuyển sinh trên thế giới

23
Bảng điểm sàn đại học và cao đẳng tính đến năm 2014
28
Các chuyên ngành đào tạo cấp cao đẳng
38
Các chuyên ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
38
Kết quả chọn giữa thi tuyển và xét tuyển khối A và B
48
Kết quả chọn giữa thi tuyển và xét tuyển khối A trên tổng số SV
49
khảo sát
Kết quả chọn giữa thi tuyển và xét tuyển khối B trên tổng số SV
49
khảo sát
Phân bổ các nội dung của bài thi khảo sát năng lực
52

5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6


Nội dung
Trang
Sơ đồ tổ chức Trƣờng Cao đẳng Công nghệ hiện nay
37
Qui mô đào tạo trong 6 năm gần đây
39
Thống kê số liệu tuyển sinh hệ chính quy trong 5 năm (201045
2014)
Thống kê số liệu tuyển sinh hệ chính quy liên thông trong 5 năm
45
(2010-2014)
Thống kê điểm trúng tuyển bình quân trong 5 năm (2010-2014)
46
Thống kê số lƣợng sinh viên bỏ học theo phổ điểm trong 5 năm
46
(2010-2014)

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UD-DCT:
MOET:
CĐ:
CĐCN:
CNH-HĐH:
ĐH:
GD&ĐT:

NV1, NV2:
PTN:
SVHS:
TCCN:
THPT:
TN:
TNKQ:
XHCN:

The University of Danang, College of Technology - Trƣờng Cao
đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
Ministry of Education and Training – Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cao đẳng
Cao đẳng Công nghệ
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Đại học
Giáo dục và Đào tạo
Nguyện vọng 1, Nguyện vọng 2
Phòng thí nghiệm
Sinh viên học sinh
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung học phổ thông
Tốt nghiệp
Trắc nghiệm khách quan
Xã hội chủ nghĩa

7


THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu đổi mới phương án tuyển sinh tại trường Cao đẳng Công
nghệ, Đại học Đà Nẵng
- Mã số: Đ2013-06-10-BS
- Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Anh Duy
- Thành viên tham gia:

TS. Võ Nhƣ Tiến
ThS. Dƣơng Ngọc Thọ
ThS. Nguyễn Văn Lành
ThS. Nguyễn Văn Thiết

- Cơ quan chủ trì: Trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
- Thời gian thực hiện:T tháng 12/2013 đến tháng 12 2014
2. Mục tiêu:
- Đề xuất phƣơng án tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
- Làm tiền đề cho việc nghiên cứu triển khai công tác tuyển sinh thực tế tại trƣờng Cao
đẳng Công nghệ
3. Tính mới và sáng tạo:Phƣơng án tuyển sinh mới phù hợp với quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo
4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
- Nghiên cứu các phƣơng án tuyển sinh đại học trên thế giới
- Nghiên cứu, khảo sát về tình hình tuyển sinh hiện tại ở trƣờng Cao đẳng Công nghệ
- Đề xuất phƣơng án tuyển sinh mới
5. Tên sản phẩm:
- Phƣơng án tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ
- Bài báo tại tạp chí Khoa học và Giáo dục, trƣờng Đại học sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng
6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
- Phƣơng án tuyển sinh có thể áp dụng trong tƣơng lai tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ
Cơ quan chủ trì


Chủ nhiệm đề tài

8


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Study to reform the university admission approach at The University
of Danang, College of Technology
Code number: Đ2013-06-10-BS
Project Leader:

Nguyen Anh Duy, PhD

Coordinator:

Vo Nhu Tien, PhD
Duong Ngoc Tho, MEng
Nguyen Van Lanh, MEng

Nguyen Van Thiet, MEng
Implementing institution: The University of Danang, College of Technology (UDDCT)
Duration: from December 2013 to December 2014
2. Objective(s):
- Propose the new university admission approach at UD-DCT
- First step to further research and develop the actual university admission process at DCT
3. Creativeness and innovativeness:
The new university admission approach at UD-DCT suitable to the regulations of the
Ministry of Education and Training (MOET)

4. Research results:
- Study on university admission worlwide
- Research and surveys about the current university admission approach at UD-DCT
- Propose the new university admission approach at UD-DCT
5. Products:
- New university admission approach at UD-DCT
- Paper on Journal of Science & Education, The University of Danang, University of
Education
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
- A new university admission approach can be applied in the future at UD-DCT
9


MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nƣớc
Cùng với sự gia tăng về tầm quan trọng của giáo dục đại học trong nền kinh tế tri
thức, tuyển sinh đại học đang là một vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm trong các cuộc cải
cách giáo dục trên thế giới. Trong bối cảnh này, Tháng 7 2008 Ngân hàng Thế giới đã cho
xuất bản tài liệu University Admission Worldwide (Tuyển sinh đại học trên thế giới) của
tác giả Robin Matross Helms. Mục đích của tài liệu là giúp đỡ các nhà lãnh đạo giáo dục
các nƣớc đang phát triển cải cách việc tuyển sinh đại học, vì theo tác giả, việc tuyển sinh
hiện nay tại các nƣớc đang phát triển là một thực tại đầy những lo ngại và thách thức do
sự thiếu minh bạch, thiên vị và bất công.
Theo Helms [1], các hệ thống tuyển sinh đại học trên thế giới có thể chia thành 5
loại, dựa vào sự có mặt hoặc không có mặt của một hoặc nhiều trong 3 kỳ thi quan trọng:
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, và bài kiểm tra năng lực
chuẩn hóa (standardized aptitude test).
Việc phân tích những ƣu khuyết điểm của các hệ thống tuyển sinh đại học trên thế
giới cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng một phƣơng án tuyển sinh phù hợp với
tình hình, đặc điểm của Việt Nam nói chung và của trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học

Đà Nẵng nói riêng.
Khoản 2 và khoản 3 Điều 34 Luật giáo dục đại học (Luật số 08/2012/QH13 của
Quốc hội khóa 13) đã quy định: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức
tuyển sinh và chịu trách nhiệm về c ng t c tu ển sinh và “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo qu định việc x c định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành Quy chế tuyển sinh”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng
khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội
nhập quốc tế đã xác định: “Giao qu ền tự chủ tuyển sinh cho c c cơ sở giáo dục đại học

10


Ngày 12 12 2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã công bố dự thảo để lấy ý kiến
“Quy định về tự chủ trong tuyển sinh của các trƣờng Đại học Cao đẳng” nhấn mạnh sau
năm 2015 các trƣờng sẽ tự chủ tuyển sinh theo luật Giáo dục Đại học.
Cho đến nay đã có nhiều trƣờng Đại học và Cao đẳng đề xuất tuyển sinh riêng
ngay trong năm 2014, tuy nhiên những vấn đề về tiêu chí, điều kiện cụ thể trong tuyển
sinh, những yêu cầu khi thực hiện ra đề, chấm thi…cũng cần đƣợc sự hƣớng dẫn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng nhƣ sự nghiên cứu của t ng cơ sở phù hợp với đặc điểm riêng.
Công tác tuyển sinh t trƣớc đến nay tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ phụ thuộc cơ
bản vào phƣơng án tuyển sinh thống nhất của Đại học Đà Nẵng. Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã khuyến khích các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Đại học trọng điểm, những cơ
sở có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ sớm đề xuất phƣơng án tuyển sinh riêng, làm
đầu tàu đổi mới tuyển sinh trong cả nƣớc. Vì vậy trong tƣơng lai Đại học Đà Nẵng sẽ xây
dựng phƣơng án tuyển sinh mới và điều này có tác động trực tiếp đến công tác tuyển sinh
tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ

2. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác tuyển sinh t trƣớc đến nay tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ phụ thuộc cơ

bản vào phƣơng án tuyển sinh thống nhất của Đại học Đà Nẵng. Tuy vậy số lƣợng và chất
lƣợng sinh viên vào trƣờng lại chịu ảnh hƣởng lớn bởi việc tuyển sinh vào các trƣờng Đại
học đặc biệt là các trƣờng kỹ thuật trong khu vực. Đứng trƣớc tình hình sẽ có những thay
đổi lớn trong công tác tuyển sinh vào các trƣờng Đại học trong cả nƣớc nói chung và ở
khu vực miền Trung và Tây nguyên nói riêng theo quy định về tuyển sinh sắp đến của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, công tác tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ chắc chắn cũng
sẽ chịu những tác động lớn.
Mặt khác để ngày càng nâng cao chất lƣợng đào tạo, đảm bảo đƣợc chuẩn đầu ra
tốt nhất nhằm cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ cao cho địa phƣơng và khu
vực, công tác tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ cũng cần đƣợc xem xét lại và đổi
mới để đảm bảo chất lƣợng đầu vào.
Vì vậy việc nghiên cứu đổi mới phƣơng án tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng Công
nghệ đáp ứng đƣợc tình hình mới và nhu cầu tiếp tục nâng cao chất lƣợng đầu vào là việc
11


làm cần thiết để đảm bảo thực hiện tầm nhìn, sứ mạng của nhà trƣờng, đóng góp mạnh mẽ
cho công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc

3. Mục tiêu đề tài
- Đề xuất phƣơng án tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
- Làm tiền đề cho việc triển khai công tác tuyển sinh thực tế tại trƣờng Cao đẳng
Công nghệ

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu :
- Việc tuyển sinh Đại học Cao đẳng
Phạm vi nghiên cứu :
- Phƣơng án tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng
- Phƣơng án tuyển sinh cụ thể tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng


5. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận :
- Khảo sát đánh giá chất lƣợng tuyển sinh hiện tại của nhà trƣờng
- Nghiên cứu các Luật, Quy định, các văn bản liên quan về công tác tuyển sinh Đại
học, Cao đẳng
- Nghiên cứu các phƣơng án tuyển sinh đại học trên thế giới và trong nƣớc
- Đề xuất phƣơng án tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
Phƣơng pháp nghiên cứu
Khảo sát đánh giá chất lƣợng tuyển sinh hiện nay tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ,
nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh
và các phƣơng án tuyển sinh đại học trên thế giới và của các trƣờng trong nƣớc. Trên cơ
sở đó đề xuất phƣơng án tuyển sinh phù hợp đối với trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học
Đà Nẵng.

12


6. Nội dung nghiên cứu
- Các phƣớng án tuyển sinh đại học trên thế giới và trong nƣớc
- Tình hình tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
- Đề xuất phƣơng án tuyển sinh riêng tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng

13


Chƣơng 1

CÁC PHƢƠNG ÁN TUYỂN SINH ĐẠI

HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƢỚC
Chƣơng này giới thiệu về các phƣơng thức tuyển sinh trình độ Đại học (bao
gồm các cấp học Đại học và Cao đẳng) của nhiều nƣớc trên thế giới cũng nhƣ việc
tuyển sinh ở nƣớc ta. Qua đó chúng ta cũng sẽ thấy một số điểm cần chú ý đối với
vấn đề tuyển sinh ở cấp học này
1.1 Mở đầu
Cùng với sự gia tăng về tầm quan trọng của giáo dục đại học trong nền kinh
tế tri thức, tuyển sinh đại học đang là một vấn đề đƣợc quan tâm trong các cuộc cải
cách giáo dục ở các nƣớc trên thế giới. Công tác tuyển sinh đại học đang đƣợc thực
hiện với rất nhều cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Trong phạm vi của đề
tài này, chúng tôi sẽ tóm lƣợc về sự phân loại, nêu lên những vấn đề cần xem xét về
các phƣơng án tuyển sinh khác nhau hiện đang đƣợc sử dụng tại nhiều nƣớc trên
thế giới. Tài liệu chính cho phần này là tài liệu [1] và bài tóm lƣợc của TS. Vũ Thị
Phƣơng Anh, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lƣợng đào tạo thuộc
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong [2]
Chƣơng này cũng sẽ đề cập về phƣơng thức tuyển sinh Đại học, Cao đẳng ở
nƣớc ta, đặc biệt là những thay đổi gần đây trong cách tuyển chọn sinh viên vào các
trƣờng Đại học, Cao đẳng.
1.2 Các yếu tố đƣợc xem xét trong việc tuyển sinh đại học
14


Có 4 nhóm yếu tố đƣợc xem xét khi xây dựng một hệ thống tuyển sinh đại
học trên thế giới:
- Kết quả của các kỳ thi
- Kết quả học tập ở trung học phổ thông
- Hồ sơ xin học
- Các yếu tố dân số: nhƣ giới tính, dân tộc, tuổi tác và điều kiện kinh tế
- xã hội

1.2.1 Kết quả các kỳ thi
Đây là nhóm yếu tố đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống tuyển sinh
trên thế giới. Các kỳ thi thƣờng đƣợc xem xét là thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
(THPT), thi tuyển sinh đại học và kỳ thi chuẩn hóa kiểm tra năng lực, thái độ
(standardized aptitude test – ví dụ kỳ thi SAT- Scholastic Aptitude Test hay
Scholastic Assessment Test).
Kỳ thi tốt nghiệp THPT thƣờng do nhà nƣớc (ở cấp quốc gia hay cấp địa
phƣơng) quản lý nhằm xác nhận ngƣời học đã đạt mức tối thiểu của trình độ THPT.
Thi tuyển sinh đại học thƣờng do chính các trƣờng đại học thực hiện nhằm chọn lọc
những ngƣời có kiến thức và kỹ năng tốt nhất trong các thí sinh, đặc biệt trong
trƣờng hợp số chỗ học ít hơn số ngƣời muốn học.
Kỳ thi chuẩn hóa thƣờng là do các tổ chức khảo thí chuyên nghiệp tổ chức
(ví dụ kỳ thi SAT ở Hoa đƣợc quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận College Board và
đƣợc phát triển bởi tổ chức ETS - Educational Testing Service ), mang tính dịch vụ
và nhằm giúp ngƣời học chứng minh khả năng học tập của mình. Các trƣờng tùy
theo uy tín, giá trị của mình mà có thể sử dụng kết quả của kỳ thi chuẩn hóa này để
làm căn cứ lựa chọn những thí sinh tốt nhất.

15


Việc sử dụng kỳ thi nào trong phƣơng án tuyển sinh tùy thuộc vào mục tiêu
và điều kiện của t ng quốc gia cũng nhƣ của t ng trƣờng đại học cụ thể. Ở những
quốc gia phát triển nhƣ các nƣớc ở châu Âu và Bắc Mỹ, với một hệ thống giáo dục
phổ thông có chất lƣợng tốt và có đủ chỗ học ở đại học cho mọi ngƣời thì thƣờng
chỉ cần kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên ở các hệ thống giáo dục đại học có sự
phân biệt rõ ràng giữa đại học công (đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ và thƣờng có chất lƣợng
cao hơn) và đại học tƣ (ngƣời học đóng học phí và chất lƣợng thƣờng kém hơn) ví
dụ ở Nhật Bản, Hàn Quốc…thì sự cạnh tranh vào các trƣờng đại học công vẫn hết
sức gay gắt. Chính vì vậy việc tổ chức các kỳ thi khác sau kỳ thi tốt nghiệp THPT

là điều cần thiết để loại bớt những thí sinh mà các trƣờng không có khả năng nhận.
1.2.2 Kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông
Ở một số nƣớc tiên tiến trên thế giới, thay vì tổ chức nhiều kỳ thi tốn kém để
lấy kết quả tuyển sinh, nhiều trƣờng đại học có thể sử dụng kết hợp hoặc độc lập
kết quả học tập ở bậc phổ thông (xét học bạ) để làm cơ sở đánh giá khả năng thành
công ở bậc đại học của các thí sinh.
Về lý thuyết thì việc sử dụng kết quả ở bậc phổ thông để xét tuyển vào đại
học có nhiều điểm tiến bộ. Trƣớc hết học bạ cho phép thấy đƣợc năng lực của
ngƣời học qua suốt một quá trình 2-3 năm chú không phải chỉ ở điểm cuối. Nhờ đó
có thể phát hiện những học sinh có nỗ lực, phấn đấu, có năng khiếu hay say mê đối
với môn học, ngành học. Những nhận xét của giáo viên cũng bộc lộ tính cách, các
mối quan hệ của học sinh trong suốt quá trình học phổ thông. Điều này có thể giúp
các trƣờng đại học chọn đƣợc đúng những ứng viên tốt đối với chƣơng trình, ngành
nghề đào tạo của trƣờng mình.
Ngoài ra, việc xem xét kết quả ở bậc phổ thông trong quá trình tuyển sinh
cũng thể hiện sự dân chủ, hợp tác trong giáo dục. Nhƣ vậy quyền đánh giá ngƣời
học đã đƣợc trao về cho các giáo viên phổ thông và có thể tạo ra những thay đổi
16


quan trọng ở bậc học này. Việc xem xét học bạ của học sinh phổ thông, sau đó theo
dõi quá trình học tập ở bậc đại học tạo ra sự liền mạch trong quá trình giáo dục t
trung học lên đại học và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa trƣờng đại học và trƣờng
phổ thông trong cả quá trình giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên đối với các nƣớc đang phát triển và chƣa có một nền giáo dục đại
học đại chúng, việc xét học bạ trong tuyển sinh đại học thƣờng không đƣợc sử
dụng phổ biến. Sự không đồng đều về điều kiện học tập, sự thiếu thống nhất trong
quan điểm đánh giá làm cho kết quả tại các trƣờng trung học phổ thông có thể rất
khác nhau. Kết quả ở bậc phổ thông vì vậy không thể dùng so sánh để tạo cơ hội
công bằng cho mọi ngƣời, nhất là trong điều kiện không đủ chỗ học cho mọi ngƣời

muốn học ở bậc đại học.
1.2.3 Hồ sơ xin học
Hồ sơ xin học ngoài học bạ phổ thông với những thông tin do các giáo viên
và nhà trƣờng cung cấp còn bao gồm những thông tin do chính ngƣời học cung cấp.
Thông tin đó thƣờng bao gồm: lý lịch tự thuật, quá trình làm việc (nếu có), thƣ –
hay bài luận, tự giới thiệu nêu lý do chọn trƣờng, chọn ngành và mục tiêu của việc
học, các thƣ giới thiệu của những ngƣời có khả năng đánh giá tính cách và năng lực
của ngƣời học (ví dụ các giáo viên, hiệu trƣởng, các lãnh đạo cơ quan đơn vị, tổ
chức đã t ng tiếp xúc hay làm việc với ứng viên)
Sử dụng hồ sơ xin việc có thể xem là bƣớc tiến cao hơn trong quá trình dân
chủ hóa và hợp tác trong giáo dục. Nhờ đó cùng với việc đánh giá ngƣời học t
giáo viên và trƣờng trung học phổ thông, hồ sơ xin học cho phép ngƣời học tự xây
dựng hình ảnh về năng lực, tính cách của bản thân mình. Qua hồ sơ xin việc do ứng
viên tự chuẩn bị cũng có thể thấy đƣợc khả năng diễn đạt, lập luận và thuyết phục,
quan điểm và sự trƣởng thành, sự say mê đối với ngành học của ngƣời nộp hồ sơ.

17


Cách xét hồ sơ xin việc này rất phù hợp với một số ngành đặc thù đòi hỏi sự
đam mê hoặc/ và kinh nghiệm hay bản lĩnh của ngƣời học, đặc biệt đối với những
ứng viên ngoài lứa tuổi phổ biến vào đại học. Đây là những yêu cầu mà có thể
không thể thấy rõ đƣợc qua học bạ hay kết quả của các kỳ thi. Tuy nhiên phƣơng
thức này khó thực hiện đối với những trƣờng hợp số lƣợng thí sinh quá lớn vì quá
trình xét hồ sơ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra nhiều khi các ứng viên
không thành công thƣờng không có điều kiện để biết lý do của dự thất bại của mình
để cải thiện khi cần.
1.2.4 Các yếu tố dân số
Kèm theo các yếu tố liên quan đến năng lực, đặc biệt là năng lực trí tuệ đƣợc
thể hiện qua thi cử, học bạ, hồ sơ xin học, các yếu tố về nhân thân của ngƣời học

nhƣ giới tính, tuổi tác, nhóm xã hội, địa phƣơng… cũng cần đƣợc xem xét. Về mặt
xã hội các nhóm đối tƣợng bị thiệt thòi (dân tộc thiểu số, nữ giới, dân cƣ vùng sâu
vùng xa, các nhóm thu nhập thấp…) có thể có nguy cơ bị loại cao hơn nếu không
xét đến các yếu tố nhân thân. Điều này có thể dẫn đến sự bất bình đẳng kéo dài cho
các đối tƣợng này. Hơn nữa, sự đa dạng (diversity) về mặt dân số của ngƣời học
trong trƣờng đại học là điều cần thiết để tạo một môi trƣờng phát triển toàn diện
cho sinh viên.
Việc xem xét đến yếu tố dân số khi tuyển sinh có thể là chính sách của t ng
trƣờng riêng lẻ hay là chính sách xã hội chung của nhà nƣớc. Ở nhiều nƣớc, nhiều
trƣờng có thể có chỉ tiêu riêng cho những nhóm bất lợi (đƣợc ƣu tiên) về yếu tố dân
số. Khi xét tuyển, các đối tƣợng này sẽ đƣợc xét riêng theo thứ tự t trên xuông
dƣới trong cùng nhóm nhƣng không xét chung với các nhóm không ƣu tiên.
1.3 Những vấn đề cần xem xét khi xây dựng một hệ thống tuyển sinh đại học

18


Theo Helms [1] có 5 vấn đề cần xem xét và đƣa ra những lựa chọn với
những hệ quả kèm theo
1.3.1 Mức độ kiểm soát của nhà nƣớc
Việc kiểm soát của nhà nƣớc đối với việc tuyển sinh đại học đƣợc thực hiện
bằng 3 cách:
- Quyết định chỉ tiêu (hoặc số lƣợng sinh viên sẽ đƣợc nhận học bổng của
nhà nƣớc) mà mỗi trƣờng và mỗi chƣơng trình đào tạo đƣợc tuyển
- Thiết lập một quy trình tuyển sinh thống nhất đƣợc điều phối t trung ƣơng
- Trực tiếp điều hành kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh đại học
Nhà nƣớc có thể kiểm soát bằng cách thực hiện một số hoặc cả ba biện pháp
trên (ví dụ ở Trung Quốc hay ở Việt Nam trƣớc đây).
Về nguyên tắc, nhà nƣớc càng nắm quyền kiểm soát chặt chẽ ở khâu tuyển
sinh thì càng đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả ở đầu ra (sinh viên tốt nghiệp).

Qua đó nhà nƣớc có thể thực hiện những điều tiết mang tính chiến lƣợc đáp ứng
nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Tuy
nhiên cũng có nhiều yếu tố tác động đến kết quả của các chính sách tuyển sinh làm
cho việc kiểm soát của nhà nƣớc không đem lại hiệu quả nhƣ mong đợi ví dụ nhƣ
việc du học ở nƣớc ngoài, nạn chảy máu chất xám…
Ngƣợc lại nếu nhà nƣớc giảm bớt sự kiểm soát của mình và giao thêm quyền
tự chủ cho các trƣờng trong công tác tuyển sinh thì các trƣờng sẽ có cơ hội để tự
tìm ra đƣợc những phƣơng thức phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và nguồn lực của
mình. Mỗi trƣờng sẽ khai thác đƣợc tối đa thế mạnh của mình để thu hút và đào tạo
nguồn nhân lực trong t ng ngành, t ng lĩnh vực chuyên môn riêng để đóng góp cho
sự phát triển của đất nƣớc.
1.3.2 Mức độ khách quan của các tiêu chí tuyển sinh

19


Sử dụng điểm thi, nhất là các kỳ thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ), nhƣ là
một (trong nhiều) tiêu chí tuyển sinh thực tế là nhằm đạt đƣợc sự chuẩn hóa và
khách quan trong tuyển sinh. Khi tất cả các thí sinh đều đƣợc kiểm tra trên cùng
một đề thi thì việc so sánh và lựa chọn những thí sinh tốt nhất dựa trên kết quả thi
xem ra là cách làm có tính khách quan và minh bạch. Sự minh bạch này rất cần
thiết đối với các quốc gia còn tồn tại nhiều tiêu cực trong giáo dục.
Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng kết quả của các kỳ thi trong tuyển sinh thì nhiều
khi cũng không tránh đƣợc yếu tố chủ quan vì dù sao vẫn còn phần chủ quan trong
đánh giá (đối với thi tự luận) hay lựa chọn nội dung kiểm tra, xây dựng đáp án, đặt
trọng số các bài thi…
Do đó nhiều khi việc sử dụng thêm các tiêu chí chủ quan khác nhƣ thƣ giới
thiệu, học bạ phổ thông hoặc kết quả phỏng vấn trong xét tuyển… để làm tăng sự
đa dạng trong đánh giá lựa chọn sẽ có tác dụng tốt.
1.3.3 Độ tin cậy và độ giá trị của các bài thi sử dụng trong tuyển sinh

Các tiêu chí đƣợc dùng trong tuyển sinh, nhất là điểm số của các bài thi
tuyển chọn, cần đáp ứng yêu cầu của một công cụ đo lƣờng là có độ tin cậy và độ
giá trị tốt. Điều đó yêu cầu các đề thi cần đƣợc xây dựng theo một quy trình chuyên
nghiệp, đƣợc thử nghiệm cẩn thận đảm bảo đánh giá đúng năng lực cần thiết của thí
sinh. Tránh những trƣờng hợp có thể đạt điểm cao nhờ kỹ năng ứng phó đối với
một dạng thức bài thi nào đó hoặc là kết quả của quá trình học tủ, học lệch...
Để đảm bảo đạt đƣợc độ tin cậy cao của các kỳ thi, hình thức TNKQ đã ra
đời, và trong một thời gian dài các kỳ thi năng lực chuẩn hóa sử dụng hình thức
TNKQ đã chiếm vai trò độc tôn. Tuy nhiên, trên thực tế việc quá nhấn mạnh tầm
quan trọng của một kỳ thi nào đó sẽ dẫn đến nhu cầu luyện thi để đạt điểm cao nhất
có thể đƣợc. Hệ quả của điều này là giá trị của các bài thi bị giảm sút đáng kể, vì sẽ
có những thí sinh đạt đƣợc kết quả cao chỉ do có các kỹ năng đối phó với thi cử tốt.
20


Vì vậy, ở nhiều nƣớc tiên tiến trên thế giới hiện nay, mà đặc biệt là ở Hoa Kỳ, cái
nôi của TNKQ, xu thế mới là không còn quá phụ thuộc vào điểm số đạt đƣợc của
các kỳ thi năng lực chuẩn hóa (vd: SAT hoặc ACT) nhƣ trƣớc đây nữa, mà sử dụng
thêm các tiêu chí ít nhiều mang tính chủ quan khác để góp phần nâng cao giá trị
của các tiêu chí tuyển sinh.
1.3.4 Sự công bằng trong tuyển sinh
Thoạt nhìn, để đạt đƣợc sự công bằng trong tuyển sinh có vẻ là một vấn đề
khá đơn giản: chỉ cần tạo điều kiện sao cho các thí sinh có năng lực tốt hơn có
nhiều cơ hội học tập hơn. Nếu thống nhất với quan điểm này, thì công bằng trong
tuyển sinh gần nhƣ đồng nghĩa với mức độ khách quan trong các tiêu chí tuyển sinh
đã nêu ở mục 1.3.2.
Tuy nhiên, việc sử dụng điểm thi làm tiêu chí duy nhất trong tuyển sinh để
đạt đƣợc sự khách quan đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng đã đƣợc các nhà
chuyên môn trong lãnh vực kiểm tra đánh giá giáo dục nhiều lần nêu rõ, là nội dung
của các bài thi quan trọng luôn có nguy cơ tạo ra sự đánh giá thiên lệch đối với một

số đối tƣợng cụ thể. Ngoài ra, cơ hội làm quen với bài thi và luyện thi không đồng
đều giữa các đối tƣợng cũng là một yếu tố tạo ra bất bình đẳng trong tuyển sinh.
Ngoài ra, vai trò của giáo dục đại học trong việc thúc đẩy sự công bằng xã
hội giữa các nhóm đối tƣợng cũng cần phải đƣợc xem xét. Các đối tƣợng thiệt thòi
trong xã hội (nữ giới, dân tộc ít ngƣời, dân cƣ các vùng hẻo lánh, các nhóm thu
nhập thấp…) cần phải đƣợc tạo điều kiện tiếp cận với giáo dục đại học nhiều hơn
để có thể đem lại các tác động tích cực đối với cộng đồng của họ. Việc tuyển sinh
đơn thuần dựa vào một kỳ thi mà các nhóm đối tƣợng này không có nhiều cơ hội để
chuẩn bị tốt chính là tạo thêm sự bất công xã hội trong giáo dục.
Nhiều hệ thống tuyển sinh trên thế giới ngày nay đã đƣa thêm các yếu tố dân
số nhƣ giới tính, độ tuổi, nhóm chủng tộc, nhóm xã hội vv vào các tiêu chí xét
21


tuyển vào đại học. Tất nhiên, các chính sách liên quan đến công bằng trong tuyển
sinh ở mỗi nƣớc là khác nhau, tùy theo tình hình thực tế ở nơi đó. Ở các nƣớc mà
tiêu cực trong giáo dục đang hoành hành thì việc dựa vào những điểm số khách
quan của các kỳ thi khách quan có vẻ nhƣ là giải pháp duy nhất để đem lại sự công
bằng trong tuyển sinh, nhƣng về lâu về dài cũng cần xem xét lại những hạn chế và
hậu quả xã hội có thể có của chính sách này.
1.3.5 Kiểm soát chất lƣợng công tác tuyển sinh
Cho dù hệ thống tuyển sinh nào đang đƣợc áp dụng tại một quốc gia, thì nhất
thiết công tác tuyển sinh cũng phải đƣợc triển khai một cách hiệu quả, và chất
lƣợng công tác tuyển sinh phải đƣợc kiểm soát nghiêm nhặt để tạo đƣợc sự công
bằng và chính xác trong kết quả tuyển sinh. Điều quan trọng ở đây là phải tạo ra
đƣợc một hệ thống minh bạch có giám sát lẫn nhau giữa các bên có liên quan – nhà
nƣớc, trƣờng đại học, giảng viên, sinh viên, gia đình và xã hội.
Chỉ có sự minh bạch và giám sát thƣờng xuyên của tất cả các bên có liên
quan mới có thể tạo ra một hệ thống tuyển sinh hoạt động thực sự có hiệu quả,
thƣờng xuyên phát hiện những yếu tố cần cải thiện, và thƣờng xuyên cải thiện hệ

thống để đạt đƣợc những mục tiêu mà nền giáo dục đại học của một quốc gia đã đặt
ra.
1.4 Các phƣơng thức tuyển sinh đại học trên thế giới
Các phƣơng thức tuyển sinh đại học trên thế giới rất đa dạng. Chúng đƣợc
thiết lập để phù hợp với các điều kiện cụ thể của t ng quốc gia nhằm phục vụ các
mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên có thể phân chia thành 5 loại trong bảng sau

22


Bảng 1.1: Bảng phân loại các hệ thống tuyển sinh trên thế giới
Loại

Phƣơng thức tuyển sinh

Hình thức
Thi TN quốc gia

Quốc gia tiêu biểu
Pháp, Áo, Ireland,
Ai Cập

Thi TN quốc gia
và xét học bạ trung Tanzania
Thi tốt nghiệp (TN) trung học
Loại 1

phổ thông (Secondary Leaving
Examinations)


học phổ thông
Thi TN quốc gia
và xét hồ sơ xin

Anh

học
Thi TN theo tiểu
bang/ khu vực và
xét học bạ trung

Úc

học phổ thông
Thi tuyển sinh

Trung Quốc, Iran,

quốc gia

Cộng hòa Gruzia

Thi tuyển sinh
quốc gia và xét học Thổ Nhĩ Kỳ, Tây
bạ trung học phổ
Loại 2

Thi tuyển sinh đại học

thông


(Entrance Examinations)

Thi tuyển sinh theo
t ng trƣờng

Ban Nha

Argentina, Paraguay

Thi tuyển sinh theo
t ng trƣờng và xét
học bạ trung học

Bulgaria, Serbia

phổ thông
Loại 3

Xét kết quả kiểm tra năng lực

Xét kết quả kiểm

Thụy Điển
23


×