Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 205 trang )

1

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
­­­­­­­­

SẠ VẺNG ĐEN NA MÔN

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƠN VỊ CƠ SỞ 
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

                                                


2

HÀ NỘI ­ 2016


3

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
­­­­­­­­

SẠ VẺNG ĐEN NA MÔN



PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƠN VỊ CƠ SỞ 
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành:  Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Mã số:   62 22 03 02

        

          Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS VĂN ĐỨC THANH

                                                 


4

HÀ NỘI – 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi   xin   cam   đoan   đây   là   công   trình  
nghiên cứu  của riêng  tôi.  Các số  liệu,  kết  
quả  đã nêu trong luận án là trung thực, có  
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
                             Tác giả luận án

SẠ VẺNG ĐEN NA MÔN



5
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

5

TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

11

Chương 1 TIẾP CẬN LÝ LUẬN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA 
TRUYỀN   THỐNG  TRONG   ĐỜI   SỐNG   VĂN   HÓA 
ĐƠN VỊ CƠ SỞ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO
1.1.
Giá trị  văn hoá truyền thống các bộ  tộc Lào và đời sống 
văn hoá đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào 
1.2.
Thực chất và tính quy luật phát huy giá trị  văn hóa truyền 
thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân  
Lào 
Chương 2 THỰC TIỄN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN 
THỐNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƠN VỊ  CƠ 
SỞ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
2.1.
Tình hình phát huy giá trị  văn hóa truyền thống trong đời 

sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay 
2.2.
Yêu cầu phát huy giá trị  văn hóa truyền thống trong đời 
sống văn hóa đơn vị  cơ  sở  Quân đội nhân dân Lào trước 
xu hướng thực tiễn hiện nay
Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN  
THỐNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƠN VỊ  CƠ 
SỞ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
3.1.
Tổ chức tốt việc kế thừa, phát triển và giáo dục giá trị văn 
hóa truyền thống ở đơn vị cơ sở 
3.2.
Tích cực đưa giá trị văn hóa truyền thống thấm sâu vào mọi 
mặt đời sống và hoạt động của đơn vị cơ sở 
3.3.
Giải quyết thoả đáng quan hệ truyền thống – hiện đại trong 
đời sống văn hóa đơn vị cơ sở
KẾT LUẬN 

24
24

46

65
65

97

113

113
119
130
145


6
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐàCÔNG BỐ 
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

148

PHỤ LỤC 

159


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu của luận án
Cộng hòa Dân chủ  Nhân dân Lào là đất nước giàu truyền thống văn 
hóa, và sự  hiện diện giá trị  văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa 
đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào là vấn đề khách quan. Bản sắc dân tộc  
của văn hóa Lào là kết quả trầm tích hàng nghìn năm với sự  kế thừa, tiếp  
nối, bổi đắp và giữ gìn di sản văn hoá qua nhiều thế hệ, hình thành hệ  giá 
trị  tiêu biểu đặc trưng và là cội nguồn sức mạnh cộng đồng. Chính nhờ 

mạch nguồn văn hóa ấy mà các bộ tộc Lào đã xây nên bản lĩnh kiên cường 
để vượt qua thử thách khắc nghiệt của thiên tai và địch họa. Giá trị văn hoá  
truyền thống, trong  đó có văn hoá quân sự, luôn được  coi là một trong 
những động lực cơ  bản, quan trọng của sự phát triển bền vững đất nước  
cũng như từng bộ tộc Lào. Vấn đề đặt ra là phát huy giá trị văn hóa truyền 
thống đó ở từng đơn vị cơ sở.
Đề  tài luận án “Phát huy giá trị  văn hóa truyền thống trong đời sống 
văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay” là sự ấp ủ, tích luỹ 
kiến thức, kinh nghiệm và chủ  động chuẩn bị  từ  lâu của nghiên cứu sinh.  
Đây là hướng nghiên cứu mới, góp phần luận giải khoa học về những vấn 
đề  lý luận và thực tiễn xây dựng Quân đội nhân dân Lào nói chung,  xây 
dựng đời sống văn hoá đơn vị  cơ  sở  nói riêng, trong sự  kết nối truyền  
thống và hiện đại. Trên cơ  sở  thế  giới quan, phương pháp luận của   chủ 
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án tiếp cận, khái quát hệ 
thống khái niệm và lập luận bản chất, tính quy luật, phân tích thực tiễn và 
đề  xuất cách giải quyết mang tính phương pháp luận nhằm tiếp tục phát 
huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân 


6
đội nhân dân Lào. Trục chính xuyên suốt của luận án là cách tiếp cận triết  
học đối với khách thể văn hoá.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Nhìn theo chiều lịch đại, sự phát triển nền văn hóa luôn hàm chứa mối  
quan hệ truyền thống – hiện đại, mà việc kế thừa, phát huy truyền thống là 
tất yếu để  vươn tới hiện đại. Văn hóa là một dòng chảy liên tục từ  quá 
khứ đến hiện tại và tương lai, gắn liền với lôgic phát triển của xã hội loài 
người cũng như  từng cộng đồng. Qua từng giai đoạn lịch sử, văn hóa một  
mặt được tích hợp từ  những  giá trị  người  trong mọi phương diện đời 
sống xã hội, mặt khác tác động tích cực trở  lại con người – chủ  thể  văn 

hóa – bằng cách toả thấm hệ giá trị  người ấy trở  lại đời sống cộng đồng. 
Hệ  giá trị  văn hoá truyền thống của các bộ  tộc Lào được hình thành theo 
con đường này. Lịch sử đã chứng tỏ rằng nhân dân các bộ tộc Lào đã tự xây 
đắp cho mình một nền văn hoá với bản sắc dân tộc đậm nét, có sức sống 
sâu bền.
Trong Quân đội nhân dân Lào hiện nay, việc kế thừa, phát huy những  
giá trị văn hóa truyền thống ấy không những góp phần phát triển đời sống  
văn hóa đơn vị  cơ  sở  lành mạnh, mà còn tạo động lực để  tiếp tục hình  
thành những giá trị mới làm giàu di sản văn hoá truyền thống của nhân dân  
các bộ tộc Lào. Đặc biệt, việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống với tư 
cách động lực thúc đẩy đời sống văn hóa đơn vị cơ sở còn cho phép khẳng 
định sức sống sâu bền, toàn diện, mang tính chỉnh thể của những giá trị văn 
hoá quân sự phản ánh trực tiếp bản chất cách mạng và tính chất nhân dân, 
tính dân tộc của Quân đội nhân dân Lào, hiện diện qua những hoạt động 
văn hoá, những quan hệ văn hoá, những thiết chế văn hoá… ở từng đơn vị.


7
Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, đời sống văn hóa đơn vị  cơ  sở  
Quân đội nhân dân Lào đang được quan tâm đẩy mạnh. Công cuộc đổi mới 
đất nước của nhân dân các bộ  tộc Lào hiện nay gắn với sự  chuyển đổi 
ngày càng mạnh mẽ  sang nền kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa, cùng với đó là sự  tiếp tục phát huy tác dụng tích cực của các giá trị 
văn hoá truyền thống. Theo đó, văn hóa, với tư cách là tổng hòa các giá trị 
bản chất người trong lịch sử,  đang chứng tỏ  vai trò hết sức quan trọng 
trong đời sống văn hóa đơn vị  cơ  sở  một cách trực tiếp và toàn diện. Đặc 
biệt, hệ  giá trị  văn hóa truyền thống của các bộ  tộc Lào được trân trọng 
giữ gìn, phát huy đã tạo ra tổng thể điều kiện, tiền đề để nuôi dưỡng, vun  
đắp, phát triển cơ quan có văn hoá, đơn vị có văn hoá, chiến sĩ có văn hoá...  
trong Quân đội nhân dân Lào.

Tuy nhiên, tác động mặt trái của cơ  chế  thị  trường hiện nay cũng  
đang dẫn đến sự  xuất hiện những phản giá trị, sự  đối lập về  xu hướng  
nhân cách, đạo đức, lối sống… tác động không tốt đến đời sống văn hoá  
đơn vị  cơ  sở  Quân đội nhân dân Lào. Việc phát huy giá trị văn hóa truyền 
thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở hiện nay còn bộc lộ những hạn 
chế, bất cập. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, sĩ quan, chiến sĩ về 
vị  trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề  này chưa đầy đủ  và sâu sắc.  
Năng lực của cán bộ  tiến hành công tác văn hóa trong Quân đội còn hạn  
chế, nhất là  ở  đơn vị  cơ  sở. Mối quan hệ  giữa kế thừa và phát huy giá trị 
văn hóa truyền thống nhằm nuôi dưỡng đời sống vặn hóa đơn vị  cơ  sở 
đang phải đối mặt với những yếu tố lạc hậu, phản giá trị  và âm mưu phá  
hoại của địch về văn hóa.
Để  giải quyết những vấn đề  bất cập trên nhằm xây dựng đời sống  
văn hóa đơn vị  cơ  sở  Quân đội nhân dân Lào một cách tự  giác, nhất định  


8
cần phải tiếp cận, luận giải cơ sở lý luận trên nền tảng phương pháp luận  
triết học. Song, hiện nay ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đang còn thiếu  
vắng những công trình nghiên cứu một cách cơ  bản, hệ  thống và sâu sắc 
về  giá trị  văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị  cơ  sở  Quân 
đội nhân dân Lào. Sự  thiếu vắng  ấy đã gây khó khăn không nhỏ  cho đội 
ngũ cán bộ, chiến sĩ đối với việc chủ động phát huy giá trị  văn hóa truyền 
thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở một cách có cơ sở lý luận, đồng 
thời phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh, điều kiện mới của đất nước và Quân 
đội. 
Từ  những vấn đề  nêu trên, việc nghiên cứu “Phát huy giá trị  văn hóa  
truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị  cơ  sở  Quân đội nhân dân Lào  
hiện nay”  là nhiệm vụ  có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu sinh  
chọn vấn đề này để làm luận án của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án
Dưới góc độ Triết học Mác – Lênin, luận giải làm rõ những vấn đề lý 
luận, thực tiễn, đề  xuất giải pháp phát huy giá trị  văn hóa truyền thống 
trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay
Nhiệm vụ của luận án
1. Làm rõ thực chất, cấu trúc và tính quy luật phát huy giá trị  văn hóa 
truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào
2. Đánh giá tình hình và xác định yêu cầu mới phát huy giá trị văn hóa truyền 
thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay
3. Đề  xuất giải pháp phát huy giá trị  văn hóa truyền thống trong đời 
sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 


9
Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những khía cạnh bản chất, tính 
quy luật của việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn 
hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào.
Phạm vi nghiên cứu của luận án
Trong kho tàng giá trị văn hóa truyền thống phong phú của các bộ  tộc  
Lào, luận án tập trung đề cập những giá trị liên quan trực tiếp đến đời sống 
văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Phạm vi khảo sát ở 
một số đơn vị đủ quân trên địa bàn Viêng Chăn. Các tài liệu thực tiễn được  
tham khảo tập trung từ 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án
Là hệ  thống các quan điểm cơ  bản của chủ  nghĩa Mác – Lê nin, tư 
tưởng Hồ  Chí Minh và quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về 

văn hóa và văn hóa truyền thống, về  quân đội và đời sống văn hóa trong  
quân đội. Đặc biệt, đó là quan điểm của Đảng ủy Bộ Quốc phòng, Chỉ thị 
của Bộ  trưởng Bộ  Quốc phòng, Thủ  trưởng Tổng cục Chính trị  về  xây 
dựng cơ  quan văn hóa và chiến sĩ văn hóa trong Quân đội. Đó còn là tác 
phẩm và bài viết có liên quan của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và 
Quân đội nhân dân Lào.
Cơ sở thực tiễn của luận án
Cơ  sở  thực tiễn của luận án chính là thực tiễn đời sống văn hoá các 
đơn vị cơ sở Quân đội nhan dân Lào. Chủ yếu dựa vào số liệu thống kê, tài 
liệu báo cáo tổng kết của các cơ  quan, đơn vị  cơ  sở; kết quả  nghiên cứu  
thực tiễn qua các đề  tài cấp Nhà nước, cấp Bộ  Quốc phòng; công trình 
nghiên cứu của các các cơ quan, cá nhân trong và ngoài quân đội liên quan. 


10
Cơ sở thực tiễn còn dựa trên kết quả điều tra, khảo sát của tác giả về phát  
huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân 
đội nhân dân Lào.
Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ  sở  phương pháp luận của chủ  nghĩa duy vật biện chứng và 
duy vật lịch sử, luận án vận dụng phương pháp tiếp cận xã hội – lịch sử,  
giá trị  và hoạt động, hệ  thống và cấu trúc, đồng đại và lịch đại…, đồng  
thời vận dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp của các khoa học liên 
ngành, đặc biệt coi trọng phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp 
chuyên gia, phương pháp phân tích và tổng kết thực tiễn…
6. Những đóng góp mới của luận án
­ Góp phần xây dựng quan niệm về đời sống văn hoá đơn vị cơ sở  và 
hệ  thống hoá những giá trị  văn hóa truyền thống của các bộ  tộc Lào đang 
hiện diện trong đời sống văn hoá đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào.
­ Khái quát thực chất, tính quy luật phát huy giá trị  văn hóa truyền 

thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào.
­ Nhận diện những vấn đề  thực tiễn và đề  xuất giải pháp mang tính 
phương pháp luận, đồng bộ, khả  thi về  phát huy giá trị  văn hóa truyền 
thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
7.  Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án góp phần luận giải cơ sở  khoa học của việc phát huy giá trị 
văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị  cơ  sở  Quân đội nhân 
dân Lào, góp phần khẳng định vai trò của văn hoá đối với công cuộc xây 
dựng Quân đội nhân dân Lào cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án


11
Luận án có thể  sử  dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động thực  
tiễn của lãnh đạo và chỉ huy các cấp ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào  
trong xây dựng đời sống văn hoá cho bộ đội hiện nay.
Kết quả  nghiên cứu của luận án có thể  dùng làm tài liệu tham khảo 
cho công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện, nhà trường quân đội.
8.  Kết cấu của luận án
Luận án gồm: mở  đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục công 
trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


12
TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, có rất nhiều công trình khoa học đã công bố dưới các dạng: 
bài báo khoa học, chuyên đề  nghiên cứu, đề  tài khoa học cấp cơ  sở, cấp  

ngành, cấp bộ, cấp quốc gia… nghiên cứu về  các vấn đề  liên quan đến 
phát huy giá trị  văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa nói chung,  ở 
đơn vị cơ sở quân đội nói riêng. Theo hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả 
luận án tiếp cận các công trình khoa học liên quan trên các vấn đề  cơ  bản 
sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu có đề  cập, luận  
giải về đời sống văn hoá 
Ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự nghiên cứu về văn hóa, 
đời sống văn hoá những năm gần đây ngày càng được quan tâm. Các nhà 
khoa học đã đề  xuất nhiều cách tiếp cận, khám phá, chỉ  ra đặc trưng, đặc  
điểm của đời sống văn hóa từ nhiều góc độ. Tiêu biểu là: “Mấy vấn đề lý  
luận và  thực  tiễn  xây dựng văn hóa  ở  nước ta hiện nay”  của PGS.TS 
Hoàng Vinh, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 
1999 đã làm sáng tỏ  thuật ngữ  “đời sống văn hóa; đời sống văn hóa  ở  cơ 
sở” và đưa ra các dạng hoạt động cũng như ý nghĩa của việc xây dựng đời  
sống văn hóa ở cơ sở. 
Cuốn sách “Xây dựng môi trường văn hóa ở  nước ta hiện nay từ góc  
nhìn giá trị học” của GS.TS Đỗ  Huy, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn 
hóa thông tin, Hà Nội, 2001 có dung lượng kiến thức tổng hợp kết hợp với  
sự  phân tích chuyên môn cơ  bản, sâu rộng và toàn diện các vấn đề  quan 
trọng của môi trường văn hóa ở Việt Nam, được vận dụng một cách logic 


13
từ quá khứ đến hiện tại và xuyên suốt tương lai. Tác giả  đã trình bày bản 
chất của cách tiếp cận giá trị học văn hóa là sự vận động của các quan hệ 
văn hóa theo các chuẩn mực của lao động, của hệ tư tưởng, của các thước  
đo mà xã hội tạo lập để  sáng tạo, lưu giữ, trao truyền và hưởng thụ  văn 
hóa. 
Cuốn sách “Xây dựng môi trường văn hóa cơ  sở” của PGS, TS. Văn 

Đức Thanh (2004) đã đề  cập đến một số  vấn đề  chung về  tiếp cận khái 
niệm môi trường văn hoá và vai trò của môi trường văn hóa cơ sở trong xây 
dựng đời sống cộng đồng. Tác giả  đã chỉ  rõ: “Nói đến vai trò của môi  
trường là nói đến tổng thể những điều kiện phát triển con người cả về đời  
sống vật chất và đời sống tinh thần. Song, nói đến vai trò của môi trường 
văn hóa thì chủ yếu là nói đến tác động tổng thể của những điều kiện nuôi 
dưỡng, vun đắp, phát triển những giá trị  văn hóa trong con người và cộng  
đồng từ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ” [75; tr. 46 – 47].
“Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” của PSG. TS. 
Phạm Duy Đức (chủ  biên, 2009), Nxb Chính trị  quốc gia, Hà Nội là công 
trình nghiên cứu mang tính dự  báo chiến lược, tiếp cận văn hóa từ  bình 
diện lý luận chính trị; quán triệt quan điểm cơ  bản của chủ  nghĩa Mác – 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa; thực hiện 
và phát huy quan điểm, đường lối, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà 
nước; tiến hành tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt  
Nam; góp phần xác định phương hướng và nêu những giải pháp cụ thể để 
hoạch định chính sách phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trong những năm qua, việc tiếp 
cận nghiên cứu về văn hóa nói chung, về văn hoá truyền thống và phát triển 
đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào nói riêng còn ít được 


14
đề cập. Tuy nhiên, cùng các tài liệu của Đảng và Nhà nước, cũng đã có một 
số công trình nghiên cứu và một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. 
“Lịch sử Lào” (1998) là đề tài liên quan đến vấn đề phát triển văn hóa 
Lào từ thời tiền sử đến hiện nay, do Viện nghiên cứu Đông Nam Á hợp tác  
với các nhà khoa học xã hội Lào nghiên cứu thành công. Cuốn sách đi từ 
những di tích văn minh thời tiền sử và sơ sử đến sự hình thành các mường 
cổ trên đất nước Lào; Vương quốc Lào Lạn Xạng thời kỳ xây dựng và bảo 

vệ đất nước; Nước Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893 – 1954); cuộc đấu 
tranh của nhân dân Lào dưới sự  lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng  
Lào chống chủ  nghĩa thực dân mới của Mỹ; thắng lợi vĩ đại năm 1975 và 
sự  lựa chọn con đường phát triển của Lào sau cách mạng giải phóng dân  
tộc (1976 – 1995). Công trình này là cơ  sở  lịch sử  làm rõ giá trị  văn hóa 
truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị  cơ  sở  Quân đội nhân dân Lào 
[124].
“Văn hóa nghệ  thuật và vai trò của nó trong sự  nghiệp đổi mới  ở  
nước Cộng hòa Dân chủ  Nhân dân Lào hiện nay”,  Luận án Tiến sĩ Triết 
học của Sỉ  Bun Hương Phăn Đa Vông (1999), Học viện Chính trị  ­ Hành 
chính quốc gia Hồ Chí Minh. Cùng với xác định nội dung khái niệm văn hóa  
nghệ  thuật; làm rõ cơ  cấu, chức năng xã hội và mối quan hệ  với các lĩnh 
vực xã hội khác, luận án đã giới thiệu khái quát những nét tiêu biểu trong  
tiến trình lịch sử văn hóa Lào, xem đó là bối cảnh văn hóa – lịch sử của sự 
nghiệp xây dựng nền văn hóa nghệ  thuật Lào theo phương châm dân tộc, 
khoa học và đại chúng. Văn hóa nghệ  thuật Lào được hình thành có liên 
quan chặt chẽ với phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào 
[130].


15
“Xây dựng và phát triển văn hóa thẩm mỹ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân  
dân Lào trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế”,   Luận án Tiến sĩ 
Triết học của Xi Lửa Bun Khắm (2001), Học viện Chính trị  ­ Hành chính 
quốc gia Hồ  Chí Minh. Luận án chứng minh rằng, nền văn hóa thẩm mỹ 
phản ánh sâu sắc đời sống thẩm mỹ  gắn liền với giá trị  đặc thù độc đáo 
của các bộ  tộc; văn hóa dân tộc được thực thành bởi sự  thống nhất của  
phát huy giá trị  văn hóa, văn hóa đạo đức, văn hóa khoa học, văn hóa giáo 
dục, văn hóa thẩm mỹ… Tất cả  đểu hướng tới cái chân, cái thiện và cái  
mỹ. Đây là công trình tham gia góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa nói chung, 

văn hóa thẩm mỹ  nói riêng  ở  nước Cộng hòa Dân chủ  Nhân dân Lào hiện 
nay [131].
“Vai trò của văn hóa đối với sự  phát triển nền kinh tế  nhiều thành  
phần ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết 
học của Son Thạ  Nu Thăm Mạ  Vông (2004), Học viện Chính trị  ­ Hành 
chính quốc gia Hồ Chí Minh. Thực tiễn đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân 
dân Lào cho thấy vai trò của văn hóa đang được khẳng định như  nhân tố 
bên trong của quá trình phát triển kinh tế  ­ xã hội. Công trình làm rõ thêm 
vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế  trong sự  vận dụng vào điều  
kiện của Lào, từ đó góp phần khắc phục cả xu hướng tách rời văn hóa với 
kinh tế  lẫn xu hướng xem văn hóa chỉ  là sản phẩm thụ  động của kinh tế 
[132].
“Văn hóa chính trị   ở  Cộng hòa Dân chủ  Nhân dân Lào trong giai  
đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Chính trị học của Khăm Mặn Chăn Thạ 
Lăng Sỷ  (2002), Học viện Chính trị  ­ Hành chính quốc gia Hồ  Chí Minh,  
đã nêu rõ: trong quá trình nghiên cứu về chính trị, các nhà khoa học đã chú 
ý đến quan hệ giữa truyền thống văn hóa và hoạt động chính trị.  Luận án 


16
nêu rõ các công trình về  văn hóa chính trị   ở  Lào hiện nay đểu khẳng định 
ngay từ  khi thành lập, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã lấy chủ  nghĩa 
Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam 
cho mọi hoạt động. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cần nhận thức toàn 
diện và sâu sắc về tác động của nhiều nhân tố để đề xuất phương hướng,  
giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả văn hóa chính trị ở Lào hiện nay 
[121].
1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu về giá trị văn hóa  
truyền thống 
Ở  Cộng hòa Xã hội chủ  nghĩa Việt Nam, vấn đề  giá trị  văn hóa 

truyền thống được coi là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn quan 
trọng hàng đầu của chiến lược phát triển con người Việt Nam hiện đại, 
thu hút tâm huyết nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học.
Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra quan niệm về  giá trị  văn hóa 
truyền thống và bức tranh tổng thể  hệ  giá trị  văn hóa Việt Nam truyền  
thống; những biến động mới, xu thế  biến đổi thang giá trị  văn hóa, đạo 
đức, lối sống trong nền kinh tế  thị trường… Tiêu biểu là: “ Về  giá trị  văn  
hóa tinh thần Việt Nam”[82], “Văn hóa xã hội chủ nghĩa” [6], “Một số vấn  
đề lý luận văn hóa thời kỳ  đổi mới”[92], “Văn hóa đạo đức và tiến bộ  xã  
hội” [42], “Vấn đề  khai thác những giá trị  truyền thống vì mục tiêu phát  
triển”  [8]... Đặc biệt, cuốn sách  “Nguồn gốc văn hóa truyền thống Việt  
Nam” của PGS. TS Lê Văn Quán (2007), Nxb Lao động, Hà Nội là tập hợp  
kết quả nghiên cứu và khảo sát về  văn hóa Việt Nam trải nhiều thế kỷ đã 
khẳng định không thể  giải thích các hiện tượng văn hóa  ở  mỗi giai đoạn 
cũng như văn hóa hiện đại nếu tách rời mối quan hệ khăng khít với truyền 


17
thống. Nói cách khác, sẽ  vô cùng phiến diện và sai lầm nếu xem xét các 
hiện tượng văn hóa một cách biệt lập. 
Tác phầm “Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam ” của Ngô Đức 
Thịnh (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2010), dưới góc độ văn hóa  
học đã xây dựng hệ thống lý thuyết về văn hóa và giá trị văn hóa, coi đó là công 
cụ phương pháp luận đề nhận thức hệ giá trị văn hóa Việt Nam. Các tác giả 
cũng đề cập đến hệ giá trị truyền thống tổng quát trong bối cảnh toàn cẩu hoá, 
đồng thời nghiên cứu các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau 
của đời sống xã hội [79]. Các công trình nghiên cứu “ Giá trị, định hướng giá trị  
nhân cách và giáo dục giá trị”  của Nguyễn Quang Uẩn và Mạc Văn Trang 
(Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX07 – 04, Hà Nội, 1994),  
“Đến hiện đại từ truyền thống” của Trần Đình Hượu, Nxb Văn hóa, Hà Nội 

(1996) đã đề cập đến giá trị truyền thống nói chung và vấn đề  kế  thừa, phát 
huy giá trị truyền thống ở Việt Nam [90]. Bài viết “ Giá trị truyền thống – nhân  
lõi và sức sống bên trong của sự  phát triển đất nước, dân tộc” của Nguyễn 
Văn Huyên, Tạp chí Triết học số  4 (1998), đã khẳng định “tính bền vững,  
trường tồn của các giá trị truyền thống, cũng như vai trò, sự cần thiết phải bảo 
vệ, giữ gìn, kế  thừa và phát huy chúng trong quá trình xây dựng xã hội mới” 
[34].
Có nhiều công trình đi sâu khái quát hệ giá trị văn hoá truyền thống tiêu  
biểu của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm “Giá trị  tinh thần truyền thống của  
dân tộc Việt Nam”(1980) của GS. NGND. Trần Văn Giàu, Nxb Chính trị quốc 
gia, Hà Nội, tái bản năm 2011, đã phân tích sâu sắc về giá trị tinh thần truyền  
thống dân tộc và sự vận động qua những giai đoạn lịch sử Việt Nam. Từ góc  
độ sử học, triết học và đạo đức học, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra kiến giải  
về  các giá trị  truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam. Các đức tính tốt 


18
đẹp như  yêu nước, cần cù, anh dũng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì  
nghĩa được trình bày với ý nghĩa một “hằng số” ­ bảng giá trị  tinh thần của 
người Việt, được định hình ngay từ thời dụng nước, phát triển độc lập, không 
bị đồng hóa bởi tác động từ bên ngoài, và được người Việt Nam coi như hồn  
thiêng của dân tộc [ 25 ].
GS Phan Huy Lê trong công trình “Tìm về cội nguồn”, Tập II, Nxb Thế 
giới, Hà Nội (năm 1999) đã đi tìm những giá trị truyền thống trong con người  
Việt Nam hiện đại, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, đặc biệt là  
trong công cuộc đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [41]. Bài 
viết “Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập”  
của Hoàng Chí Bảo đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 797 (2009) đã khẳng định, 
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong điệu kiện hiện 
đại hóa đòi hỏi phải thống nhất quan điểm và phương pháp biện chứng về 

phát triển. Trong các giá trị văn hóa Việt Nam, tác giả nhấn mạnh yêu nước, 
thương người phát triển thành chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo không 
chỉ  là nét đẹp văn hóa mà còn kết tinh thành giá trị  bền vững của văn hóa 
truyền thống Việt Nam, là cội nguồn bản lĩnh văn hóa Việt cần phát huy 
trong hội nhập quốc tế [2]. 
Các học giả Việt Nam khi bàn về văn hoá truyền thống đều đặt nó trong 
cái nhìn đối sánh với hiện đại. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn 
Trọng Chuẩn – Phạm Văn Đức – Hồ Sỹ Quý “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền  
thống trong sự  nghiệp hóa, hiện đại hóa”,  Nxb Chính trị  quốc gia, Hà Nội 
(2001) đã xuất phát từ quan điểm triết học văn hóa đề làm rõ mối quan hệ giữa 
giá trị truyền thống với sự phát triển, nhấn mạnh vị thế chủ đạo của văn hóa nội  
sinh trong hội nhập [9]. Tác phầm “Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi  
mới và hội nhập quốc tế” của Hoàng Chí Bảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 


19
(2010) đã phân tích sâu sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, khẳng  
định văn hóa dân tộc Việt Nam chính là cội nguồn, nền tảng và mục tiêu của 
nền văn hóa, bảo đảm cho dân tộc có vị thế xứng đáng trong cộng đồng nhân 
loại hướng tới phát triển bền vững [3].
Tác phầm “Văn hóa Việt Nam trong con đường đổi mới – những thời  
cơ  và thách thức”,  Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (2010) là tập hợp các 
nghiên cứu của GS Trần Văn Bính về  văn hóa Việt Nam trong giai đoạn 
hiện nay. Tác phẩm đã trình bày những khía cạnh khác nhau về quan điểm 
văn hóa và động lực văn hóa, về  giải phóng con người nhìn từ  góc độ  văn 
hóa trong di sản lý luận của C. Mác, V.I.Lênin, Hồ  Chí Minh. Trên cơ  sở 
đó, tác giả đã đề cập đến vai trò văn hóa qua các giai đoạn cách mạng, nhất 
là tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển cũng như xây dựng con 
người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [7].
Bài viết “Từ  cái thiện truyền thống đến cái thiện trong cơ  chế  thị  

trường  ở  Việt Nam hiện nay”,  đăng trong Tạp chí Triết học, số  8 (135), 
tháng 8 (2002) của GS, TS Nguyễn Hùng Hậu cho rằng: “Trong cơ chế thị 
trường  ở  Việt Nam hiện nay, cái Thiện mang một nội dung mới, một ý 
nghĩa   thiết   thực   cụ   thể   chứ   không   chỉ   là   cái   Thiện   chung   chung,   trừu  
tượng…” [30]. Cuốn sách “Sự  biến đổi của các giá trị  văn hóa trong bối  
cảnh xây dựng nền kinh tế thị  trường  ở  Việt Nam hiện nay”  của Nguyễn 
Duy Bắc (chủ  biên), Nxb Từ  điển bách khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội  
(2008) đã xây dựng hệ  thống lý luận cơ  bản về  biến đổi giá trị  văn hóa 
trong điều kiện nền kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa. Các  
tác giả cũng chỉ ra thực trạng biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống dân 
tộc, góp phần bổ  sung và hoàn thiện hệ  thống đường lối, chính sách phát 
triển văn hóa [4].


20
Ở  Cộng hoà Dân chủ  Nhân dân Lào, vấn đề  văn hoá truyền thống 
cũng được giới nghiên cứu đặt lên hàng đầu. Tiêu biểu là Luận án Tiến sĩ 
Triết học của Bua Phon Bun Nha Nit “Mối quan hệ  giữa truyền thống và  
đổi mới trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới  ở  Cộng hòa dân chủ  
nhân dân Lào” (1990), Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội. Trong luận án, 
tác giả  đã khẳng định: “Truyền thống văn hóa là truyền thống hoạt động  
sáng tạo ra các giá trị văn hóa của con người. Vì vậy, truyền thống văn hóa  
không thể đồng nhất với truyền thống lao động sản xuất và ý thức hệ. Để 
phù hợp với yêu cầu xây dựng xã hội mới, đòi hỏi truyền thống phải đổi 
mới. Thực chất của đổi mới là đổi mới con người – chủ thể sáng tạo ra các 
giá trị văn hóa – chủ thể của truyền thống văn hóa và năng lực thực tiễn…” 
[104].
Luận án Tiến sĩ Chính trị  học của A Loun Boun Mi Xay  “Những giá  
trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới  
ở  Cộng hòa dân chủ  nhân dân Lào hiện nay” (2013), Học viện Chính trị  ­ 

Hành chính quốc gia Hồ  Chí Minh, khẳng định: “Giá trị  văn hóa chính trị 
truyền thống là một bộ phận, một phương diện của văn hóa trong xã hội có  
giai cấp, nói lên chất lượng tổng hợp những giá trị  vật chất và tinh thần 
với hạt nhân là các giá trị chính trị nhân văn được con người sáng tạo ra và  
sử dụng trong thực tiễn chính trị...” [98; tr. 47]. Văn hóa chính trị Lào không  
chỉ góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa truyền thống, mà còn là một 
thành tố cốt lõi tạo sức mạnh tổng hợp vô giá trong sự nghiệp bảo vệ đất 
nước, phát triển kinh tế ­ xã hội hiện nay cũng như trong tương lai. 
Ở Lào còn có các sách, bài viết... của các nhà khoa học được công bố 
liên quan đến vấn đề  phát huy giá trị  văn hóa truyền thống trong đời sống  
văn hóa  ở  Quân đội nhân dân Lào hiện nay như: Bua Ban Vo La Khun, 


21
“Tính dân tộc của văn hóa Lào” (1998), Nxb Bộ Văn hóa – Thông tin và Du  
lịch   Lào   [103];   Bun   Mi   Thệp   Si   Mương,   “Tài   liệu   văn   hóa   và   phát  
triển”( 2008), Nxb Bộ Văn hóa – Thông tin và Du lịch Lào [105]; Mun Kẹo 
O La Bun, “Vấn đề  tư  tưởng ­ chính trị  và văn hóa” (2008), Nxb Bộ  Văn 
hóa – Thông tin và Du lịch Lào [127]… Các công trình này đã phân tích, khái 
quát giá trị văn hóa truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới  
hiện nay.
1.3. Các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu về đời sống văn  
hóa trong quân đội
Ở Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vấn đề phát triển đời sống 
văn hóa trong quân đội đã có một số  công trình khoa học nghiên cứu đề 
cập. Tiêu biểu là “Văn hóa quân sự Việt Nam” của GS, TS, Lê Văn Quang 
và PGS, TS, Văn Đức Thanh (2002), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Cuốn  
sách này đã tiếp cận khá nhiều vấn đề  mới về  văn hóa quân sự  và giá trị 
văn hóa quân sự  Việt Nam: vấn đề  nâng cao chất lượng nhân tố  văn hóa 
trong lĩnh vực đặc thù quân sự; vai trò của văn hóa quân sự trong xây dựng  

đời sống bộ đội ở đơn vị cơ sở. Đặc biệt, cuốn sách đã tìm tòi mới và luận  
chứng sâu sắc các khía cảnh bản chất của hệ giá trị  văn hóa quân sự  Việt 
Nam, vai trò của hệ giá trị văn hóa quân sự đối với chất lượng nhân tố con  
người trong quân đội [67].
Cuốn sách “Chặng đường 5 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng  
môi trường văn hóa trong các đơn vị  quân đội” (1992 ­ 1997)” , Tổng cục 
Chính trị, Cục Tư  tưởng ­ Văn hóa, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà 
Nội, 1997 tập trung bàn về  giá trị  lý luận và thực tiễn của môi trường văn 
hóa ảnh hưởng đến con người, đặc biệt trong lực lượng vũ trang giai đoạn 


22
mới, góp phần không ngừng giữ  gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến,  
đậm đà bản sắc của dân tộc ta. Cuốn sách “Nâng cao chất lượng hoạt  
động văn hóa ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”  
(2005) của Đoàn Mô (chủ  biên), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội đã giải 
quyết cơ  sở  lý luận và thực tiễn, nhân tố  tác động và giải pháp nâng cao 
chất lượng hoạt động văn hóa ở đơn vị cơ sở trong giai đoạn hiện nay [53].  
Đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt  
Nam hiện nay” (2010), Học viện Chính trị, Hà Nội đã đề cập nhiều vấn đề 
liên quan đến đề tài luận án cả về lý luận và thực tiễn, nhất là sự bàn luận 
về  các yếu tố  tác động và định hướng giải pháp trong phát triển đời sống 
văn hóa ở đơn vị cơ sở [39].
Liên quan đến phát triển đời sống văn hóa  ở  đơn vị  cơ  sở  quân đội 
hiện nay còn có các công trình khoa học như: Đinh Xuân Dũng, “Văn hóa – 
văn nghệ  và đời sống quân đội” [10]; Nguyễn Xuân Trường, “Phát triển  
giá trị  văn hóa trong nhân cách sĩ quân trẻ  Quân đội nhân dân Việt Nam  
hiện nay” (2005), Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị, Hà Nội  
[86]. Đỗ Văn Ngoan, “Quan hệ thống nhất – đa dạng trong phát triển môi  
trường văn hóa quân sự các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam”  

(2008), Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị, Hà Nội [62]... Các 
công trình này hàm chứa những vấn đề  lý luận quan trọng để  tác giả luận  
án kế thừa, tiếp thu trong luận giải về đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân  
đội nhân dân Lào.
Ở  Cộng hoà Dân chủ  Nhân dân Lào, chưa có tác giả  nào viết công 
trình khoa học chuyên biệt về đời sống văn hóa trong quân đội. Tất nhiên, 
trong thực tiễn, các giá trị  văn hoá truyền thống vẫn thâm nhập vào mọi 


23
lĩnh vực hoạt động và đời sống đơn vị  cơ  sở  Quân đội nhân dân Lào, thúc 
đẩy sự phát triển tất cả các phương diện đời sống văn hóa. 
Trên Tạp chí Khoa học quân sự ­ chính trị, Học viện Quốc phòng Cay  
xỏn Phom Vi Hản (năm thứ nhất, số 2, tháng 6 – 12/ 2011, tr 16 – 21) có bài 
viết của Đại tá, TS. Sôm Phon Si Sụ Văn Nạ về “Xây dựng môi trường văn  
hóa trong Quân đội nhân dân Lào”. Tác giả cho rằng: Môi trường văn hóa 
trong quân đội là một bộ  phận của môi trường văn hóa – xã hội, nhưng 
phải biết rõ đặc trưng của quân đội trong thực hiện nhiệm vụ  chính trị. 
Môi trường văn hoá phải góp phần làm cho quân đội thực hiện nhiệm vụ 
chính trị  bằng những nội dung và công việc quan trọng như: “Có lý tưởng  
độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã hội, bảo vệ và phát huy các truyền thống 
tốt đẹp của dân tộc và của quân đội, xây dựng và phát triển cách sống của 
bộ  đội cách mạng, có lý tưởng cao cả  trong nhận thức khoa học và mỹ 
học” [133].
Gần đây, Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã có 
Chỉ  thị  số 144/CTH, ngày 27/05/2001 về  Tiêu chuẩn về  xây dựng cơ  quan  
có văn hóa và chiến sĩ có văn hóa,. Nội dung “Xây dựng chiến sĩ văn hóa và 
cơ  quan có văn hóa” của Quân đội nhân dân Lào được khẳng định với tư 
cách là củng cố và xây dựng các cơ quan chính quy và giáo dục – rèn luyện  
chính trị, tư  tưởng cho cán bộ  ­ chiến sĩ có lối sống văn minh; đưa giá trị 

văn hóa tốt đẹp vào cán bộ ­ chiến sĩ trong quân đội và củng cố, phát triển 
đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của bộ  đội; từng bước tiến  
lên để  xây dựng Quân đội nhân dân Lào trở  thành quân đội cách mạng, 
chính quy, từng bước hiện đại. Cùng với Chỉ  thị  này còn có Hướng dẫn 
Tiêu chuẩn về xây dựng cơ  quan có văn hóa và chiến sĩ có văn hóa là một 
nội dung về  xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới. Các 


×