Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Điện di protein hai chiều trong nghiên cứu sàng lọc thuốc trích từ cây dừa cạn lên tế bào u nguyên bào thần kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.29 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐIỆN DI PROTEIN HAI CHIỀU TRONG NGHIÊN CỨU
SÀNG LỌC THUỐC TRÍCH TỪ CÂY DỪA CẠN LÊN TẾ BÀO
U NGUYÊN BÀO THẦN KINH
Võ Văn Thành Niệm*, Trịnh Thị Thu Thảo**, Trương Đình Khải***, Trịnh Thị Diệu Thường****,
Hoe Li Nah*****, Bùi Chí Bảo*

TÓM TẮT
Giới thiệu: U nguyên bào thần kinh (UNBTK) là một dạng khối u đặc phát triển từ tế bào mào thần kinh
của hệ thần kinh giao cảm ngoại biên, thường hình thành trong quá trình thai nhi và những năm đầu sau khi
sinh. Gần đây phương pháp điện di protein hai chiều được áp dung cho sàng lọc thuốc cho thấy hệ protein quan
trọng trong con đường tín hiệu ung thư nói chung và UNBTK nói riêng. Những thông tin về biến đổi trong hệ
thống biểu hiện protein trong tế bào UNBTK trước và sau tác động của thuốc sẽ góp phần phục vụ cho những cơ
chế mới trong điều trị ung thư.
Mục tiêu: Khảo sát tác động của dịch chiết từ hoa dừa cạn (Catharanthus roseus) lên sự biểu hiện protein
trong tế bào phân lập từ khối u UNBTK.
Phương pháp: Phân lập và nuôi cấy tế bào từ khối u UNBTK sinh thiết từ bệnh nhân, sau đó tiến hành xử
lý với thuốc trích từ cây dừa cạn, ly trích protein từ tế bào đã xử lý thuốc. Hệ thống điện di protein 2 chiều lần
đầu được thiết lập tại phòng thí nghiệm thần kinh, Trung tâm y sinh học phân tử. Protein tổng số được chạy với
hệ thống điện di hai chiều để kiểm tra so sánh hai hệ protein có và không tác động thuốc.
Kết quả: Nuôi cấy thành công dòng tế bào UNBTK, đồng nhất từ passage 1 (P1) đến P3. Thành công thiết
lập hệ thống điện di protein 2 chiều với protein tổng số 80 g/ml, chạy được dãy pH từ 3-10. Phân tích hình ảnh
kết quả ở pH 3-10 cho thấy giữa hai nhóm đối chứng và nhóm xử lý dịch chiết Catharanthus roseus có sự khác
biệt. Mẫu NB 25 và mẫu NB 49 lần lượt có hơn 50% số protein tăng biểu hiện, 50% protein giảm biểu hiện, xuất
hiện 57 và 26 điểm protein mới, mất đi 26 và 9 điểm protein so với mẫu đối chứng.
Kết luận: Nghiên cứu đã nuôi cấy, tăng sinh thành công dòng tế UNBTK sinh thiết từ khối u. Bên cạnh đó,
thấy được tác động thay đổi biểu hiện hệ thống protein trong tế bào của thuốc trích từ cây dừa cạn bằng phương
pháp điện di hai chiều. Kết quả này giúp hỗ trợ nhiều nghiên cứu cơ chế con đường tín hiệu protein để làm rõ con


đường đáp ứng thuốc của ung thư UNBTK.
Từ khóa: U nguyên bào thần kinh, điện di hai chiều, cây dừa cạn.

ABSTRACT
2-DIMENSIONAL (2-D) ELECTROPHORESIS ASSAY IN INVESTIGATING THE EFFECT OF DRUG
EXTRACTED FROM CATHARANTHUS ROSEUS ON NEUROBLASTOMA
Vo Van Thanh Niem, Trinh Thi Thu Thao, Truong Đinh Khai, Trinh Thi Dieu Thuong, Hoe Li Nah,
Bui Chi Bao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 129 - 135
Background: Neuroblastoma (NB), often formed during fetal and early postnatal, are tumors developed from
neural crest of the peripheral sympathetic nervous system, 90% of cases are detected in their early years. Recently,


Trung tâm Y sinh học phân tử, Đại học Y Dược Tp. HCM.
Bộ môn Ngoại Nhi Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh

Khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh.



Đại học Khoa học tự nhiên Tp. HCM.



Tác giả liên lạc: TS. Bùi Chí Bảo.

Thần kinh

ĐT: 0909708225




United Scientific Co., Ltd. Malaysia

Email:

129


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

two-dimensional protein electrophoresis approach showed us important proteins in signaling pathways for cancer
screening, particularly in NB. The information about the alternations in protein expression system in NB cells
before and after effects of the drug will provide knowledge for the new cancer treatment.
Objectives: Investigate the effects of drug extracted from Catharanthus roseus on protein expression in NB
cell line.
Methods: Isolation and cell cultures from NB patients’s biopsies. These samples then treated with drugs
from Catharanthus roseus. Extracted proteins were used for 2D electrophoresis system which was first set up in
neuroscience lab, Center for molecular biomedicine. The result was used to comparing two systems with and
without the impact of drugs.
Results: NB cell lines are successfully cultured, consistent from passage 1 (P1) to P3. 2D systems were
established with total protein 80 g/ml, pH range 3-10. Scan images were analysed by ImageMaster 2D Platinum
7.0 DIGE software (GE HealthCare), at pH 3-10 showed difference between the control group and treated group
with Catharanthus roseus extract. NB 25 and NB 49 samples have more than 50% protein increased expression
and 50% protein reducted expression, 57 and 26 new spots appeared, 26 and 9 spots disappeared in comparing
with control, respectively.
Conclusion: The study was successfully culturing NB cell lines from tumor biopsies. Two-dimensional
electrophoresis method can detect protein expression changes under drug effect. These results help to clarify the
signaling pathway of drug response in NB.

Key word: neuroblastoma, 2-D proteomic, vinblastine

ĐẶT VẤN ĐỀ
U nguyên bào thần kinh (UNBTK) là một
dạng khối u đặc phát triển từ tế bào mào thần
kinh của hệ thần kinh giao cảm ngoại biên. Tỷ lệ
mắc UNBTK là 10,7 trên 1.000.000 trẻ trong độ
tuổi 0-14 tuổi(2). Mỗi năm có thêm khoảng 700
bệnh nhân phát hiện có hình thành UNBTK,
chiếm 8% trong chuẩn đoán u ác tính ở trẻ dưới
15 tuổi. Tỷ lệ tử vong khoảng 15%, hơn một nửa
trường hợp mắc bệnh được đánh giá ở mức rủi
ro cao, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân vào khoảng
40%(13). Ở Việt Nam theo thống kê Tại Bệnh viên
Nhi Trung Ương, hàng năm có vào khoảng 30 –
40 trường hợp UNBTK được chẩn đoán và điều
trị. Tỷ lệ tử vong chung đối với các trường hợp
UNBTK được điều trị thống kê từ năm 2002-2006
là 60%(11). 30% UNBTK phát sinh ở tuyến thượng
thận, 60% hình thành trong ổ bụng, phần còn lại
hình thành ở hạch giao cảm ở ngực, đầu, nách và
xương chậu(13). UNBTK bắt nguồn từ những bất
thường ở NST: mất đoạn ở cánh ngắn nhiễm sắc
thể số 1, khuếch đại MYCN, tăng đoạn ở cánh
dài nhiễm sắc thể số 17(5,7,9). Một số nhân tố ảnh

130

hưởng quan trọng khác như ALK, PHOX2B,
nhân tố ngoài di truyền , RNAs không mã hóa.

UNBTK là mối đe dọa rất lớn đến sự sống sót
của các bệnh nhi.
Gần đây, Vinblastine có chứa thành phần
chính là Vinca alkaloid chiết xuất từ cây dừa cạn
Catharanthuhs roseus được sử dụng như một loại
thuốc kháng ung thư và đã góp phần vào những
thành công của liệu pháp hóa trị(8). Vinblastine có
tác dụng chống ung thư thông qua cơ chế ức chế
sự hình thành thoi vô sắc ở pha prometaphase
trong quá trình nguyên phân dẫn đến ngừng
phân chia tế bào(6).
Hệ “proteomics” được Marc Wilkin đề cập
đầu những năm 1990(10), trở thành một công cụ
không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu và
sàng lọc các hệ protein nhằm hỗ trợ điều trị các
bệnh di truyền, ung thư. Điện di hai chiều
protein là một trong những công cụ proteomic
quan trọng trong nghiên cứu về sự thay đổi biểu
hiện hệ thống protein trong tế bào dưới tác động
của thuốc. Phương pháp điện di protein hai
chiều được thiết lập dựa trên nguyên tắc phân
tách protein theo hai thông số điểm đẳng điện và

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
khối lượng phân tử protein. Ưu điểm nổi bật
của phương pháp điện di protein hai chiều là
khả năng phát hiện những biến đổi không được

dự đoán trước của hệ thống protein được biểu
hiện trong những thay đổi của các điều kiện
khác nhau(4). Protein sẽ được phân tách theo
chiều thứ nhất dựa trên điểm đẳng điện trên một
thanh gel polyacrylamide có sự thay đổi theo
gradient pH. Chiều thứ hai của kĩ thuật này sử
dụng phương pháp SDS-PAGE để phân tách
theo khối lượng các protein đã được phân ly trên
thanh gel theo điểm đẳng điện tương ứng của
chúng. Đây là phương pháp rất nhạy, có thể phát
hiện cùng lúc hàng nghìn protein và đo đạc độ
đậm nhạt của các điểm protein bằng máy đọc.
Việc thu nhận các protein từ bản gel cũng dễ
dàng thực hiện cho các thí nghiệm phân tích xa
hơn, đặc biệt là kết hợp với kĩ thuật phân tích
khối phổ (MS) để định lượng và xác định chính
xác protein quan tâm. Trong nghiên cứu này
chúng tôi bước đầu ứng dụng điện di 2 chiều
trong khảo sát hệ proteomics của dòng tế bào
UNBTK dưới sự tác động của thuốc chiết xuất từ
cây dừa cạn.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Khối mô UNBTK (được sự đồng thuận của
gia đình bệnh nhân) thu từ bệnh viện Nhi Đồng
2 TP.HCM thu nhận từ tháng 9-2013 đến tháng
10-2015. Phân loại nguy cơ của UNBTK dựa vào
tiêu chí của hệ thống phân loại trẻ em: Children
Oncology Group 2010(2), trong đó giai đoạn xếp

loại theo hệ thống phân chia giai đoạn quốc tế
(International Neuroblastoma Staging System INSS) gồm giai đoạn 1, 2, 3 4 và 4S(1); mô học, tuổi
(lớn hoặc nhỏ hơn 18 tháng) và sự khuếch đại
MYCN đã được nghiên cứu trước đó trên mẫu
UNBTK của người Việt Nam(6). Chỉ chọn nhóm
bệnh mới chẩn đoán lần đầu, và không chọn
nhóm bệnh UNBTK tái phát.

Phương pháp
Phân lập và nuôi cấy tế bào
Trong nghiên cứu này tế bào UNBTK sinh

Thần kinh

Nghiên cứu Y học

thiết từ khối mô được nuôi trong môi trường
DMEM bổ sung 10% huyết thanh thai bò (FBS),
1% penicillin và streptomycin, ở 370C, 5% CO2.
Mẫu khối u được nghiền bằng biện pháp cơ học
(khoang điện 300mc/V) và hóa học (dung dịch
Trypsin/EDTA 0,5%) giúp tách thành tế bào đơn.

Xử lý thuốc
Tế bào được nuôi cấy trong đĩa 6 giếng tới
khi đạt 60% bề mặt nuôi cấy, sau đó được xử với
dịch chiết từ cây dừa cạn trong 24 giờ. DMSO
0,1% sử dụng làm mẫu chứng(3).
Phân tách protein và chạy điện di hai chiều
Chuẩn hoá quy trình điện di protein 2 chiều

trên mẫu protein E.coli thương mại với nồng độ
1,35 mg/ml, sử dụng bộ hoá chất ReadyPrepTM 2D Starter Kit (Bio-Rad). Sau đó protein của 2 mẫu
tế bào NB 25 và NB 49 được tách chiết bằng
dung dịch ly giải: 7M urea, 2M thiourea, 4%
(w/v) CHAPS, 2% (w/v) IPG buffer pH 3–10, 2%
(w/v) dithiothreitol và tiến hành chạy điện di 2
chiều bằng hệ thống Ettan IPGphor 3 Isoelectric
Focusing System và hệ thống điện di protein
SDS-PAGE của Bio-Rad, sau đó gel được nhuộm
với Comassive blue (Sigma, Cat. B6529), rửa gel
với dung dịch nào methanol acid acetic tỷ lệ 3:1
trên máy lắc ngang ở nhiệt đô phòng. Sau đó
tấm gel với điểm chuyên biệt cho protein được
phân tích kết quả bằng phần mềm ImageMaster
2D Platinum 7.0 DIGE (GE HealthCare). Các
thông số được thống kê bằng phương pháp
thống kê SPSS 16, với thể tích các điểm protein
được tính theo công thức: %V= đ ể
n/
Σ cá đ ể
.

KẾT QUẢ
Phân lập và nuôi cấy sơ cấp
Khoảng 1,2x107 tế bào được thu nhận ngày
0. Ở ngày thứ ba, quan sát thấy có tế bào bám
tuy nhiên chưa nhiều và môi trường còn chứa
nhiều mảnh vụn còn sót lại sau quá trình sử
dụng cơ học để tách tế bào đơn. Ngày thứ sáu
sau nhiều lần thay môi trường các mảnh vỡ

mô, tế bào đã được loại bỏ dần, các tế bào bám

131


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

đều hơn, và bắt đầu tăng sinh. Ngày thứ chín
một số tế bào thể hiện trạng thái biệt hóa, tiếp
tục tăng sinh. Khối u chứa nhiều loại tế bào
khác nhau, do đó trong quá trình nuôi cấy
hình thái của các tế bào không ở dạng đồng

nhất, cố một số cụm tế bào biệt hóa và một số
cụm tế bào ở dạng chưa biệt hóa. Sự tăng sinh
của tế bào được ghi nhận trong 12 ngày, với số
lượng tế bào ổn định là 2x105 (Hình 1).

Hình 5: Kết quả nuôi cấy sơ cấp tế bào đơn thu nhận từ mẫu khối u NB49 (x20). Tế bào được quan sát sau 3
ngày, 6 ngày, 9 ngày, 12 ngày.

Nuôi cấy thứ cấp

Hình 2: Kết quả nuôi cấy thứ cấp tế bào đơn thu nhận từ mẫu khối u NB49(X20). Tế bào đươc quan sát sau 2
ngày, 4 ngày, 6 ngày, 8 ngày.
protein tổng số E.Coli đi kèm trong bộ
Tế bào được quan sát trong 8 ngày sau cấy
ReadyPrepTM 2-D Starter Kit (Cat.163-2105, Biotruyền, các tế bào NB49 mọc khá ổn định, đến

Rad), để chắc chắn rằng quy trình này có khả
ngày thứ 8, bề mặt dĩa đã được các tế bào bao
năng tạo cho ra kết quả các điểm protein tốt
phủ.
phục vụ cho nghiên cứu.
Qua quá trình nuôi cấy thứ cấp (P2), tế bào
thu nhận phát triển bền vững hơn, tăng sinh
nhanh hơn so với quá trình nuôi cấy sơ cấp ban
đầu (Hình 2). Các tế bào này sẽ được xử lý với
thuốc dịch trích Vinblastine từ cây dừa cạn nồng
độ 200ng/ml trong 24 giờ.

Kết quả chuẩn hóa quy trình điện di
protein hai chiều bằng mẫu protein E.Coli.
Để chạy điện di 2D, quy trình điện di trên hệ
thống Ettan IPGphor 3 Isoelectric Forcusing
System (GE) được tối ưu hóa. Quy trình điện di
protein hai chiều được thử nghiệm trên mẫu

132

Hình 6: Kết quả chuẩn quy trình điện di hai chiều
mẫu protein tổng số từ E.Coli (Bio-Rad).

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Quá trình chuẩn hóa quy trình trên mẫu
protein E.Coli đã cho kết quả đồng nhất với hệ

thống quy chiếu của GE (Hình 3). Các điểm
protein đã phân tách rõ ràng trên gel. Từ kết quả
trên, chúng tôi quyết định áp dụng quy trình
điện di protein hai chiều này đối với mẫu NB25
và NB49.

Nghiên cứu Y học

Kết quả chạy điện di protein hai chiều trên
mẫu NB25 và NB 49
Khi so sánh giữa mẫu đối chứng và mẫu
đã qua xử lý, có những thay đổi trong biểu
hiện protein giữa 2 mẫu. Hình 4 cho thầy các
điểm màu xanh là các điểm protein tương
đồng giữa hai mẫu đã được phần mềm nhận
diện. Các điểm màu đỏ là các điểm protein
không tương đồng.

Hình 4: Kết quả điện di hai chiều mẫu NB25, NB 49. A: mẫu đối chứng, B: mẫu xử lý thuốc với nồng độ
200ng/ml
Bảng 2: Số điểm tương đồng và không tương đồng giữa hai mẫu NB25 và NB49
Số điểm tương đồng
Số điểm không tương đống

Mẫu NB25 đối chứng
42
26

Mẫu NB25 xử lý Mẫu NB49 đối chứng Mẫu NB49 xử lý
71

57
26
9

Trong thí nghiệm này chúng tôi tìm thấy ở
mẫu NB 25 xử lý thuốc có 42 điểm protein
tương đồng, 57 điểm protein mới xuất hiện và
26 điểm protein mất đi so với mẫu đối chứng,
ở mẫu NB 49 các số này lần lượt là 71, 26 và 9.

Nhưng thậm chí trong các điểm protein biểu
hiện tương đồng giữa hai mẫu cũng có sự khác
nhau ở phần trăm thể tích các điểm protein so
với tổng thể tích các điểm protein. Những thay
đổi về tỷ lệ thể tích của một điểm protein so với
tổng thể tích giữa mẫu đối chứng và xử lý sẽ
được trình bày trong Bảng 2 và Bảng 3.

Bảng 3: Tỷ lệ thể tích của các điểm protein tương đồng khi so sánh giữa hai mẫu đối chứng và xử lý của mẫu NB 25
Stt
1
2
3
4
5
6
7

%V mẫu
đối chứng

23,43
0,99
3,03
0,46
1,10
2,21
1,06

Thần kinh

%V mẫu
xử lý
5,62
0,22
0,22
0,84
1,12
3,63
0,95

Stt
15
16
17
18
19
20
21

%V mẫu

đối chứng
0,82
0,58
0,67
0,26
6,65
0,58
0,35

%V mẫu
xử lý
0,52
0,21
0,26
0,79
1,03
0,22
1,12

Stt
29
30
31
32
33
34
35

%V mẫu
đối chứng

0,56
0,97
0,61
0,63
0,65
0,62
0,76

%V mẫu
xử lý
0,17
0,12
0,49
0,70
1,24
2,09
2,54

133


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học
Stt
8
9
10
11
12

13
14

%V mẫu
đối chứng
0,62
1,05
0,87
1,01
0,54
0,45
0,58

%V mẫu
xử lý
0,59
0,31
0,16
0,21
0,09
0,07
0,10

Stt
22
23
24
25
26
27

28

%V mẫu
đối chứng
2,91
1,79
1,50
0,83
1,10
0,33
0,44

%V mẫu
xử lý
5,73
3,64
0,83
1,55
0,59
0,09
0,13

%V mẫu
đối chứng
0,97
4,88
3,64
2,75
1,29
0,72

1,14

Stt
36
37
38
39
40
41
42

%V mẫu
xử lý
1,92
7,14
4,88
3,94
2,37
0,10
0,20

Bảng 4: Tỷ lệ thể tích của các điểm protein tương đồng khi so sánh giữa hai mẫu đối chứng và xử lý của mẫu NB 49
Stt
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

%V mẫu
đối chứng
1,72
0,23
0,34
0,52
1,02
0,45
0,35
0,74
0,33
0,30

0,86
6,77
0,50
0,75
0,90
0,44
0,37
0,40
1,06
0,51
0,91
0,32
0,67
0,90

%V mẫu
xử lý
1,25
0,65
1,04
0,57
0,86
0,60
0,58
0,74
0,90
0,72
0,74
8,72
1,54

0,18
1,17
1,22
0,73
0,28
1,35
1,17
2,51
0,36
0,71
0,78

Stt
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

42
43
44
45
46
47
48

%V mẫu
đối chứng
0,98
1,18
4,60
0,47
0,50
1,00
2,23
2,48
3,33
3,09
4,12
2,22
0,69
0,56
0,31
2,91
1,14
0,63
1,55
1,12

0,81
3,40
1,68
1,25

%V mẫu
xử lý
0,82
0,79
2,72
0,67
0,82
0,90
1,61
2,59
2,76
2,50
2,54
1,57
0,64
0,37
0,45
1,75
1,30
0,25
1,54
1,36
0,72
3,84
1,78

1,14

Stt
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71

%V mẫu đối
chứng
1,20

8,32
5,19
0,61
0,93
0,39
0,90
0,41
0,47
0,45
0,48
0,63
0,21
0,15
0,47
0,59
1,03
0,26
0,82
0,52
0,37
0,33
0,57

%V mẫu
xử lý
1,25
8,94
5,85
0,75
1,17

0,62
1,59
1,01
0,36
0,59
0,48
0,65
0,39
0,38
0,57
0,60
0,93
0,34
1,12
0,61
0,64
0,60
0,81

Hình 7: So sánh thay đổi phần trăm thể tích của các điểm protein tương đồng giữa hai mẫu đối chứng và xử lý.
Thông tin ở Bảng 2, Bảng 3 sẽ được chuyển
đổi sang dạng thông tin bằng hình ảnh qua
Hình 5.

134

Chúng tôi ghi nhận được rằng ở mẫu NB 25,
trong tổng số điểm tương đồng thì có hơn 50%
protein giảm biểu hiện sau khi xử lý với thuốc,


Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
còn mẫu NB 49 thì lại có hơn 50% các điểm
protein tăng biểu hiện so với mẫu đối chứng.
Những thay đổi này là kết quả của quá trình đáp
ứng của thuốc đối với các tế bào UNBTK.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến
hành sàng lọc sự thay đổi biểu hiện của hệ thống
protein trong tế bào UNBTK trước và sau khi trải
qua sự tác động của thuốc Vinblastine trích từ
cây dừa cạn Catharanthuhs roseus. Có sự khác biệt
lớn trong thay đổi biểu hiện protein ở hai mẫu
NB25 và NB49 sau khi xử lý với thuốc. Hai mẫu
NB25 và NB49 đều thuộc giai đoạn 4, nhưng có
mức độ khuếch đại MYCN khác nhau: NB 25
(670 bản copy), NB 49 (135 bản copy)(2), mẫu NB
25 có số bản copy MYCN gấp 5 lần mẫu NB 49
có thể là nguyên nhân cho sự khác biệt trên.
Nhưng do giới hạn của đề tài chúng tôi chưa thể
chạy khối phổ để xác định rõ protein nào tăng
hoặc giảm biểu hiện, ngoài ra, chúng tôi chỉ có

thể tiến hành thí nghiệm trên 2 mẫu NB 25 và
NB 49. Do đó cần tiến hành trên nhiều mẫu hơn
để có thể xác định chính xác mối liên hệ số bản
copy MYCN và biểu hiện các protein khi đáp
ứng thuốc.

KẾT LUẬN
Kết quả của nghiên cứu này sẽ làm nền tảng
cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn sử dụng
hệ thống giải trình tự peptide qua LC/Ms để tìm
ra nhóm protein đặc trưng trong quá trình đáp
ứng thuốc của những tế bào UNBTK. Điều này sẽ
góp phần quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị
ung thư UNBTK. Nghiên cứu này được tài trợ bởi
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng.

Thần kinh

Nghiên cứu Y học

3.

4.

5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

Bùi Chí Bảo (2014). Khảo sát tác động gen HBx của Virus
viêm gan B trong sự hình thành đa bội. Y học TP Hồ Chí
Minh, 18: 291-295.
Bùi Chí Bảo (2015). Xây đựng quy trình phân loại nhóm
nguy cơ cao của U nguyên bào thần kinh khuếch đại
MYCN. Y học TP Hồ Chí Minh, 19: 1-7.
Castel V, Grau E, Noguera R, and Martinez F (2007).
Molecular biology of neuroblastoma. Clinical and
Translational Oncology, 9: 478-483.
Cellulaire B (2002). Two-dimensional gel electrophoresis
in proteomics: old, old fashioned, but it still climbs up the
mountains. Proteomics, 2: 3-10.
Fujita T, et al. (2008). CHD5, a tumor suppressor gene
deleted from 1p36.31 in neuroblastomas. Journal of the
National Cancer Institute, 100: 940-949.
Gigant B, et al. (2005). Structural basis for the regulation of
tubulin by vinblastine. Nature, 435: 519-522.
Huang M and Weiss WA (2013). Neuroblastoma and
MYCN. Cold Spring Harbor perspectives in medicine, 3:
a014415.

Jordan MA and Wilson L (2004). Microtubules as a target
for anticancer drugs. Nature Reviews Cancer, 4: 253-265.
Louis CU, and Shohet JM (2015). Neuroblastoma:
Molecular Pathogenesis and Therapy. Annual Review of
Medicine, 66: 49–63.
Nguyễn Thị Lang (2014). Proteomic và sinh học hiện đại. In:
Ngô Trần Ái. Proteomics và chức năng của Proteomincs, 1:
5-12.
Phùng Tuyết Lan (2007). Nghiên cứu phân loại và nhận
xét kết quả điều trị UNBTK ở trẻ em tại bệnh viện Nhi
trung ương (2002 - 2006). Tạp chí Nhi Khoa, 6(1): 68-73.
Theissen J, et al. (2014). Chromosome 17/17q gain and
unaltered profiles in high resolution array-CGH are
prognostically informative in neuroblastoma. Genes,
Chromosomes and Cancer, 53: 639-649.
United States Cancer Statistics Working Group. (2014).
United States Cancer Statistics: 1999–2011 incidence and
mortality web-based report. Atlanta (GA): Department of
Health and Human Services, Centers for Disease Control and
Prevention, and National Cancer Institute.

Ngày nhận bài báo:

24/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/11/2015

Ngày bài báo được đăng:


15/02/2016

135



×