Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của nhồi máu não ở người trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.96 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA NHỒI MÁU NÃO Ở
NGƯỜI TRẺ
Vũ Anh Nhị*, Nguyễn Kinh Lương**

TÓM TẮT
Mở đầu: Nhồi máu não ở người trẻ thì ít gặp và là vấn đề chưa được chú ý đến. Nguyên nhân và yếu tố
nguy cơ nhồi máu não người trẻ có rất nhiều và không thống nhất như dân số lớn tuổi
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ các nguyên nhân theo phân loại TOAST và yếu tố nguy cơ của nhồi máu não người
trẻ. Tìm mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân nhồi máu não người trẻ phân nhóm theo
TOAST.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiền cứu 122 bệnh nhân bị nhồi máu
não trong độ tuổi 18 – 45 tuổi ở bệnh viện Nhân Dân 115, thời gian từ 11/2014 đến 5/2015. Chúng tôi ghi nhận
và tìm mối tương quan giữa các nguyên nhân theo phân loại TOAST và các yếu tố nguy cơ tìm được.
Kết quả: Có 122 bệnh nhân từ 18 - 45 tuổi, nam (68,9%) và nữ (31,1%), tuổi trung bình là 38,32  6,43
tuổi. Phân loại nguyên nhân theo TOAST: không xác định được nguyên nhân (36,1%), bệnh lý mạch máu nhỏ
(29,5%), xơ vữa động mạch lớn (19,7%), thuyên tắc từ tim (9,8%) và các nguyên nhân khác xác định được
(4,9%). Các yếu tố nguy cơ gặp chủ yếu là tăng huyết áp (65,6%), tăng lipid máu (61,5%), hút thuốc lá (36,1%),
tiền căn đột quỵ (24,6%), các bệnh tim khác (14,8%), tiền sử gia đình bị đột quỵ (13,1%), bệnh đái tháo đường
(11,5%), bệnh động mạch vành (8,2%), đau nửa đầu Migraine (7,4%), uống thuốc ngừa thai (4,9%), rung nhĩ
(3,3%), béo phì (3,3%), bệnh lý máu tăng đông (3,3%). Mất ngủ (19,7%) đang được xem là một yếu tố nguy cơ
mới của nhồi máu não người trẻ. Khi tìm sự tương quan giữa nguyên nhân và yếu tố nguy cơ: nguyên nhân do
xơ vữa động mạch lớn có liên quan với rối loạn lipid máu (p = 0,047, OR = 6,18) và đau đầu Migraine (p = 0,01,
OR = 6,18); nguyên nhân do thuyên tắc từ tim có liên quan với rung nhĩ (p = 0,003, OR = 36,33); nguyên nhân
do bệnh lý mạch máu nhỏ có liên quan với tăng huyết áp (p = 0,02, OR = 2,84) và hút thuốc lá ở giới nam (p =
0,01, OR = 4,0); nguyên nhân khác xác định được có liên quan với bệnh lý máu tăng đông (p = 0,001, OR = 115);
nguyên nhân không xác định được có liên quan với tăng huyết áp (p = 0,002, OR = 0,4).
Kết luận: Có sự tương quan giữa nguyên nhân theo TOAST và các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não


người trẻ
Từ khoá: Nhồi máu não, người trẻ, TOAST, yếu tố nguy cơ nhồi máu não.

ABSTRACT
ISCHEMIC STROKE IN YOUNG ADULTS: ETIOLOGY AND RISK FACTORS
Vu Anh Nhi, Nguyen Kinh Luong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 40 - 48
Background: Ischemic stroke is relative rare and the problem has not been noticed. Etiologies and risk factors
of ischemic stroke in young adults are generally considered to be very different from those of older patients.
Objective: Survey ratio etiologies according to TOAST classification and risk factors of ischemic stroke
young people. Find the correlation between the risk factors and etiology of ischemic stroke according to TOAST
subtypes.
Methods: we evaluated 122 ischemic stroke patients aged 18 to 45 admitted to People 115 Hospital, 11/2014
*

Khoa Y - ĐHYD TP.HCM ** BV. Chợ Rẫy,
Tác giả liên hệ: BS. Nguyễn Kinh Lương
ĐT: 0983207475, Email:

40

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

to 5/2015. We recognize and find the correlation between the etiologies according to TOAST classification and the
risk factors.

Results: 122 patients aged 18 - 45 years, males (68.9%) and female (31.1%), average age 38.32  6.43.
Etiologies classification according TOAST: undetermined (36.1%), small - vessel disease (29.5%), large -artery
atherosclerosis (19.7%), cardioembolism (9.8%) and other determined (4.9%). The risk factor finded: hypertension
(65.6%), hyperlipidemia (61.5%), smoking (36.1%), previous history of stroke (24.6%), other cardiac diseases
(14.8%), stroke family history (13.1%), diabetes (11.5%), coronary artery disease (8.2%), Migraine (7.4%), oral
contraceptive drugs (4.9%), atrial fibrillation (3.3%), obesity (3.3%), hypercoagulate state (3.3%). Insomnia
(19.7%) was finded as a new risk factor for ischemic stroke of young adults. When looking for a correlation
between the causes and risk factors: large -artery atherosclerosis was associated with hyperlipidemia (p = 0.047,
OR = 6.18) and Migraine (p = 0.01, OR = 6.18); cardioembolism was associated with atrial fibrillation (p = 0.003,
OR = 36.33); small - vessel disease was associated with hypertension (p = 0.02, OR = 2.84) and smoking in men (p
= 0.01, OR = 4.0); other determined was associated with hypercoagulate state (p = 0.001, OR = 115);
undetermined cause was associated with hypertension (p = 0.002, OR = 0.4).
Conclusion: There is a correlation between the etiologies according to TOAST and the risk factors of
ischemic stroke in young adults.
Keywords: cerebral infarction, young adults, TOAST, risk factors.

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Nhồi máu não người trẻ (NMNNT) trong độ
tuổi từ 15 - 45 chiếm trên 10% các trường hợp
nhồi máu não. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
nhồi máu não người trẻ có rất nhiều và không
thống nhất như dân số lớn tuổi. Nguyên nhân
này thay đổi tùy theo vùng địa lý, tình trạng
kinh tế xã hội và yếu tố môi trường. Tỉ lệ các
nhóm nguyên nhân cũng khác nhau giữa các
nghiên cứu và các quốc gia do tiêu chuẩn chẩn
đoán chưa thống nhất và do không chú ý đến

những nguyên nhân ít gặp. Vì vậy, xác định
nguyên nhân và yếu tố nguy cơ là vấn đề thách
thức trong chẩn đoán. Đột quỵ thiếu máu não ở
những người dưới 45 tuổi thì ít gặp hơn người
lớn tuổi nhưng có tác động rất lớn đến cá nhân
và xã hội.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang – tiến cứu

Ở Việt Nam, nhồi máu não người trẻ là một
vấn đề ít được chú ý đến. Do vậy, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu “Nguyên nhân và yếu tố nguy
cơ của nhồi máu não ở người trẻ” với các mục
tiêu sau: khảo sát tỉ lệ các nguyên nhân theo
phân loại TOAST và yếu tố nguy cơ của nhồi
máu não người trẻ, sau đó là tìm mối tương
quan giữa các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân
tìm được.

Thần kinh

Có 122 bệnh nhân trong độ tuổi từ 18 - 45
tuổi được nhập viện điều trị đột quỵ thiếu máu
cục bộ tại khoa đột quỵ bệnh viện Nhân Dân 115
từ tháng 11/2014 đến tháng 5/2015. Bệnh nhân
huyết khối tĩnh mạch não, đột quỵ thiếu máu cục
bộ thứ phát do xuất huyết dưới nhện, hoặc cơn
thiếu máu não thoáng qua (được định nghĩa là
có đợt cấp rối loạn chức năng thần kinh do thiếu
máu não cục bộ tạm thời mà không có bằng

chứng của nhồi máu não trên hình ảnh não) bị
loại trừ. Chẩn đoán đột quỵ thiếu máu cục bộ
dựa trên đặc điểm lâm sàng và CT - scan (hoặc
MRI não nếu cần) ở tất cả các bệnh nhân. Mỗi
bệnh nhân trải qua khám lâm sàng thần kinh và
được kiểm tra theo quy trình tại khoa đột quỵ
của bệnh viện (Bệnh viện Nhân Dân 115), theo
dõi điện tâm đồ và xét nghiệm máu thường quy.
Các bệnh nhân được siêu âm tim qua thành
ngực (hoặc siêu âm tim qua thực quản) và siêu
âm Doppler động mạch cảnh (hoặc CTA/MRA
hoặc DSA). Ở những bệnh nhân không tìm thấy
nguyên nhân đột quỵ hoặc yếu tố nguy cơ rõ

41


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

ràng, xét nghiệm yếu tố đông máu và viêm mạch
có thể được thực hiện.

chúng tôi sử dụng phân loại theo TOAST (the
Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment).

Loại nhồi máu và định khu vùng nhồi máu
trên CT - scan hoặc MRI được ghi nhận, cũng
như tiền sử của đột quỵ và / hoặc hình ảnh thiếu

máu cục bộ não có thể nhìn thấy trên MRI. Hơn
nữa, đặc điểm của mỗi bệnh nhân và các yếu tố
nguy cơ [còn lỗ bầu dục (PFO), sa hai lá van,
rung nhĩ, tiền căn của bệnh động mạch vành
và/hoặc bệnh động mạch ngoại biên, tăng huyết
áp (có tiền sử điều trị hoặc đang tăng huyết áp
lúc nhập viện), tăng lipid máu (có tiền sử điều trị
hoặc tăng cholesterol cao), bệnh đái tháo đường
(có tiền sử điều trị hoặc đường huyết lúc đói cao
và HbA1C cao), béo phì, hút thuốc lá, tiền sử đau
nửa đầu Migraine và tiền sử gia đình bị đột quỵ,
tiền căn sử dụng thuốc tránh thai, mất ngủ] được
ghi nhận trong hồ sơ của chúng tôi. Để phân loại
đột quỵ thiếu máu cục bộ theo nguyên nhân,

Phương pháp thống kê
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần
mềm SPSS 22.0 và Microsoft Exel 2007.

KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện
từ 12/2014 đến 5/2015, có 122 trường hợp thỏa
mãn tiêu chuẩn nghiên cứu, trong đó nam giới
có 84 (68,9%) và 38 nữ (31,1%). Tuổi trung
bình của mẫu là 38,32 ± 6,43, lớn nhất là 45
tuổi, nhỏ nhất là 19 tuổi. Tuổi trung bình của
nam là 37,5  7, tuổi trung bình của nữ là 40,13
 4,53. Khi chia vào 2 nhóm tuổi: nhóm từ 18 31 tuổi có 18 người (14,8%), nhóm 32 - 45 tuổi
có 104 người (85,2%).


Phân loại nguyên nhân theo TOAST

BẢNG 1: Phân loại nguyên nhân theo TOAST, chia theo giới tính và tuổi
Nguyên nhân TOAST

Xơ vữa động mạch lớn
Thuyên tắc từ tim
Bệnh lý mạch máu nhỏ
Nguyên nhân xác định khác
Nguyên nhân
không xác định được
Tổng cộng

Số lượng Tỉ lệ chung
Giới tính
(người)
(%)
Nam (n=84) %
Nữ(n=38)%
24
12
36
6
44

19,7
9,8
29,5
4,9

36,1

20,2
7,1
25
2,4
45,2

18,4
15,8
39,5
10,5
15,8

122

100

Kiểm Fisher p = 0,005

Nhóm tuổi
18 - 31 tuổi
(n=18) %
22,2
11,1
22,2
5,6
38,9

32 - 45 tuổi

(n=104) %
19,2
9,6
30,8
4,8
35,6

Kiểm χ2 p = 0,97

Trong các nguyên nhân cụ thể từ tim thì gặp
nhiều nhất là bệnh tim do thấp (5 bệnh nhân),
tiếp theo là u nhầy nhĩ trái (myxoma), thất trái
giảm động, sa van 2 lá, suy tim sung huyết và
bệnh cơ tim giãn nở. Trong các nguyên nhân xác
định được thì gặp nhiều nhất là bệnh đa hồng
cầu (3 bệnh nhân), tiếp theo là bệnh Moyamoya,
lao màng não, thai kì. Trong phân loại không xác
định được nguyên nhân do có trên 2 nguyên
nhân tìm thấy được thì có 2 trường hợp.

dần: tăng huyết áp (65,6%), tăng lipid máu

Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não người trẻ

tách động mạch không phát hiện được ở trong

Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não

(61,5%), hút thuốc lá (36,1%), tiền căn đột quỵ
(24,6%), mất ngủ (19,7%), các bệnh tim khác

(14,8%), tiền sử gia đình bị đột quỵ (13,1%),
bệnh đái tháo đường (11,5%), bệnh động mạch
vành (8,2%), đau nửa đầu Migraine (7,4%),
uống thuốc ngừa thai (4,9%), rung nhĩ (3,3%),
béo phì (3,3%), bệnh lý máu tăng đông (3,3%).
Các yếu tố nguy cơ như còn lỗ bầu dục và bóc
nghiên cứu này.

người trẻ là xếp theo thứ tự phổ biến giảm

42

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 2: Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não người trẻ
YẾU TỐ NGUY CƠ

TỈ LỆ
%

GIỚI TÍNH
Nam%
Nữ %
65,5
65,8

61,9
60,5
52,4
0
25
23,7
20,2
18,4
14,3
15,8
16,7
5,3
10,7
13,2
10,7
2,6

Tăng huyết áp
Tăng lipid máu
Hút thuốc lá
Tiền căn đột quỵ
Mất ngủ
Các bệnh lý về tim
Tiền sử gia đình bị đột quỵ
Đái tháo đường
Bệnh động mạch vành

65,6
61,5
36,1

24,6
19,7
14,8
13,1
11,5
8,2

Migraine
Thuốc ngừa thai
Rung nhĩ

7,4
4,9
3,3

4,8
0
2,4

13,2
4,9
5,3

0,13*

Béo phì
Bệnh lí máu tăng đông
Giảm sản động mạch đốt sống
Còn lỗ bầu dục PFO
Bóc tách động mạch


3,3
3,3
1
0
0

3,6
1,2
1
0
0

2,6
7,9
0
0
0

1,0*
0,08*
0,14*

*: kiểm định Fisher
Khi phân thành 2 nhóm tuổi 18 – 31 và 32 45 tuổi, trong số các yếu tố nguy cơ xác định
được thì tăng huyết áp, tăng lipid máu và hút
thuốc lá (nam giới) thường gặp ở nhóm tuổi lớn

Giá trị p,
(OR)

0,97
0,88
0,001
0,87
0,81
0,82
0,76*
0,17*

0,58*

NHÓM TUỔI
18-31 (%)
32-45 (%)
27,8
72,1
27,8
67,3
22,2
38,5
11,1
26,9
33,3%
17,3%
16,7
14,4
16,7
12,5
0
13,5

0
9,6

Giá trị p, (OR)
0,001 (6,72)
0,001 (5,35)
0,02 (3,79)
0,23*
0,12*
0,72*
0,12*
0,17

16,7
16,7
5,6

5,8
2,9
2,9

0,12*
0,001
0,55

5,6
5,6
0
0
0


2,9
2,9
1
0
0

0,47*
0,47*

hơn (p < 0,05). Trong khi đó, yếu tố nguy cơ do
uống thuốc ngừa thai lại gặp nhiều ở nhóm 18 31 tuổi (p = 0,001). Khi chia theo giới tính thì chỉ
có yếu tố nguy cơ hút thuốc lá có liên quan
(100% người hút thuốc lá là nam giới).

Tương quan giữa yếu tố nguy cơ và phân nhóm nguyên nhân TOAST
Bảng 3: Tương quan giữa yếu tố nguy cơ và phân nhóm nguyên nhân TOAST
XVĐM lớn Thuyên tắc từ Bệnh lý MMN NN khác NN không xác định Tổng cộng
n=24 (%) tim n=12 (%)
n=24 (%)
n=6 (%)
được n=44 (%) n=122 (%)
Tăng lipid
máu

19 (79,2%)

Migraine

5 (20,8%)


Bệnh tim
khác

0

Rung nhĩ

p

75 (61,5%) 0,04
9 (7,4%)

0,01*

18 (14,8%) 0,02*
3 (25%)

4 (3,3%) 0,003*

Tăng huyết
áp

29 (80,6%)

80 (65,6%) 0,02

Nam hút
thuốc lá


16/21 nam
(76,2%)

44/84 nam 0,01*
(52,4%)

Bệnh lý máu
tăng đông

3 (50,0%)

Tăng huyết
áp

4 (3,3%) 0,001*
23 (52,3%)

80 (65,6%) 0,02

OR
(95%, CI)
2,85
(0,98 - 8,25)
6,18
(1,51 - 25,18)
0,76
(0,69 - 0,85)
36,33
(3,42 - 385,98)
2,84

(1,12 - 7,21)
4,0
(1,3 - 12,26)
115
(9,09 -1453,64)
0,40
(0,18 - 0,87)

*: kiểm định Fisher, XVĐM: xơ vữa động mạch, MMN: mạch máu nhỏ, NN: nguyên nhân

Bảng 3 cho thấy mối tương quan giữa yếu
tố nguy cơ và phân nhóm nguyên nhân

Thần kinh

TOAST. Chúng tôi chia nguyên nhân TOAST
thành 5 dưới nhóm (subtype): xơ vữa động

43


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

mạch lớn, thuyên tắc từ tim, bệnh lý mạch
máu nhỏ, nguyên nhân khác xác định được và
nguyên nhân không xác định được. Khi phân
tích mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ
và nguyên nhân TOAST, chúng tôi sử dụng

cách chia nguyên nhân thành 2 nhóm: nguyên
nhân A và không do nguyên nhân A (ví dụ:
nguyên nhân do xơ vữa động mạch lớn và
nguyên nhân không do xơ vữa động mạch
lớn). Chỉ có những yếu tố nguy cơ có liên quan
với nguyên nhân xác định (p < 0,05) thì tiếp
tục phân tích sự tương quan.

BÀN LUẬN

nghiên cứu của chúng tôi là 38,32 ± 6,43. Độ tuổi
này tương tự với nghiên cứu về nhồi máu não
người trẻ của các nước khác trên thế giới(2,11,15,17).
Về giới tính trong đó có 84 nam (68,9%) và 38
nữ (31,1%). Kết quả này tương tự như nghiên
cứu khác ở châu Á(11,12,15) nhưng kết quả này khác
với các nước phương tây (tỉ lệ nam là 44,1% đến
58,9%) và của bệnh viện Bạch Mai có 74/125
(59,2%) là bệnh nhân nam(1,4,5,10). Ở nghiên cứu
của chúng tôi, tỉ lệ nam vượt trội so với nữ
(2,2:1). Có thể lý giải nguyên nhân tỉ lệ nam
chiếm đa số bởi vì trong nhồi máu não nói chung
thì tỉ lệ nam cũng chiếm ưu thế nhiều hơn nữ.

Dân số chung
Trong nghiên cứu của chúng tôi khảo sát 122
bệnh nhân từ 18-45 tuổi, tuổi trung bình trong

Nguyên nhân nhồi máu não theo phân loại TOAST
Bảng 4: So sánh phân loại nguyên nhân nhồi máu não theo TOAST với các nghiên cứu khác

Nghiên cứu
Lê Văn Thính và cộng sự
(6)
(Bv Bạch Mai - Hà Nội)
Kwon và cộng sự
(11)
(Hàn Quốc)
Lee và cộng sự
(12)
(Đài Loan)
Dharmasaroja và cộng sự
(15)
(Thái Lan)
Lipska và cộng sự
(9)
(Ấn Độ)
Putaala và cộng sự
(16)
(Phần Lan)
A. Chatzikonstantinou và
(20)
cộng sự (Đức)
(17)
Renna và cộng sự (Ý)
Chúng tôi

Xơ vữa động Bệnh lý mạch Thuyên tắc từ Nguyên nhân khác
mạch lớn (%) máu nhỏ (%)
tim (%)
xác định được (%)

20
27,2
12,8
11,2
20,8

17,4

18,1

26,8

16,8

7,9

22,4

19,5

24,5

25,7

13
12,6

7,5

25,2


11,2

43,5

7,5

13,8

19,6

26

33,1

10,6

9,6

21,2

19,2

39,4

11,3
19,7

8
29,5


24
9,8

27,3
4,9

29,3
36,1

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì nguyên
nhân xơ vữa động mạch lớn chiếm 19,7%, tương
tự với nghiên cứu của Lê Văn Thính và Kwon
(20 - 20,8%)(6,11) nhưng nhiều hơn đáng kể so với
các nước phương Tây và Ấn Độ, Đài Loan (7,5%
- 12,6%)(2,9,12,17). Sự khác biệt này có thể do liên
quan đến yếu tố chủng tộc kèm với chế độ ăn
uống và sinh hoạt.
Nguyên nhân bệnh lý mạch máu nhỏ
chiếm 29,5%, tương tự với nghiên cứu của Lê

44

Nguyên nhân không
xác định được (%)
28,8

Văn Thính và cộng sự (27,2%)(6), Lee và cộng
sự (22,4%)(12), nhưng cao hơn hẳn các nghiên
cứu ở còn lại (7,5%- 17,4%). Đáng chú ý là khi

loại trừ đi các trường hợp không xác định
được nguyên nhân theo TOAST thì bệnh lý
mạch máu nhỏ là nguyên nhân hàng đầu ở
phụ nữ (39,5%) và nam giới (25%).
Nguyên nhân thuyên tắc từ tim chiếm 9,8%,
tương tự với Lê Văn Thính (12,8%)(6) và
Dharmasaroja (13%),(15) nhưng thấp hơn hẳn so
với các nghiên cứu khác (18,1% - 25,2%). Có thể

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
lý giải một phần là do siêu âm tim qua thành
ngực được thực hiện chủ yếu trong nghiên cứu
của chúng tôi, nên có thể bỏ sót các bệnh tim
khác (như còn lỗ bầu dục). Đối với còn lỗ bầu
dục, nghiên cứu của chúng tôi tương tự với
nghiên cứu của Lê Văn Thính và cộng sự
(0/125),(6) Dharmasaroja và cộng sự (Thái Lan)
(1/100),(15) nhưng khác so với các nghiên cứu còn
lại: Lee và cộng sự (Đài Loan) (8/264, 3%),(12)
Kwon và cộng sự (Hàn Quốc) (21/149, 14,1%),(11)
A. Chatzikonstantinou và cộng sự (29/104,
27,9%),(2) Putaala và cộng sự (Phần Lan) (87/198,
44%).(16) Một số nghiên cứu cho thấy còn lỗ bầu
dục thường gặp từ 24 - 50% ở bệnh nhân nhồi
máu não < 45 tuổi,(8,13,18) Kristensen và cộng sự
phát hiện rằng với những tiến bộ trong chẩn
đoán hình ảnh của tim mạch (mà điều này phụ

thuộc vào kĩ năng của bác sĩ siêu âm tim và có
thể tăng lên nếu siêu âm tim qua thực quản được
sử dụng), có thể giảm tỉ lệ của nguyên nhân
không xác định được từ 37% xuống 21%.(10,12)
Chúng tôi không gặp trường hợp nào có: còn lỗ
bầu dục, nhồi máu cơ tim < 4 tuần, hội chứng
suy nút xoang hoặc huyết khối thất trái.
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì nguyên
nhân khác xác định được chiếm 6/122 (4,9%)
bệnh nhân, gần bằng so với Lê Văn Thính và
cộng sự (11,2%),(6) Lipska và cộng sự (Ấn Độ)
(11,2%),(9) nhưng thấp hơn nhiều so với các
nghiên cứu khác (từ 19,2% - 27,3%). Nguyên
nhân cụ thể có đa hồng cầu (3/122), lao màng não
(1/122), bệnh Moyamoya (1/122), thai kì (1/122).
Chúng tôi không phát hiện được các nguyên
nhân liên quan đến bệnh lý máu tăng đông
(giảm protein C, protein S, antithrombin III, hội
chứng kháng phospholipid), một phần do bệnh
nhân và bệnh viện không có điều kiện để thực
hiện xét nghiệm bệnh lý máu tăng đông.
Nguyên nhân không xác định được chiếm
44/122 (36,1%) bệnh nhân (tỉ lệ nam 45,2%, nữ
15,8%) trong đó có 3/122 bệnh nhân có trên 2
nguyên nhân xác định được. Kết quả này tương
tự nghiên cứu của Putaala và cộng sự (33,1%),(16)
A. Chatzikonstantinou và cộng sự (39,4%),(2)

Thần kinh


Nghiên cứu Y học

nhưng cao hơn Lê Văn Thính và cộng sự
(28,8%),(6) Kwon và cộng sự (16,8%),(11) Lee và
cộng sự (25,7%),(12) Renna và cộng sự (29,3%),(17)
và kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu
của Lipska và cộng sự (Ấn Độ) (43,5%).(9) Để lý
giải cho tỉ lệ tương đối cao của không xác định
được nguyên nhân theo TOAST, có thể là do tỉ lệ
của các nguyên nhân khác xác định được hơi
thấp (4,9%), thứ 2 là có thể bỏ sót một số trường
hợp do không thực hiện được siêu âm tim qua
thực quản một cách thường quy, cuối cùng do
không có điều kiện làm các xét nghiệm chẩn
đoán tăng đông.

Yếu tố nguy cơ và mối tương quan với
nguyên nhân nhồi máu não theo TOAST
Yếu tố nguy cơ gặp nhiều nhất trong kết quả
của chúng tôi là Tăng huyết áp.Tăng huyết áp
gặp trong (65,6%), tỉ lệ nam nữ gần tương đương
nhau và gặp nhiều trong nhóm lớn tuổi hơn
(72,1% so với 27,8%) (p = 0,001 < 0,05). Khi so
sánh với các nghiên cứu khác thì nghiên cứu của
chúng tôi có tỉ lệ cao hơn hẳn: Lê Văn Thính và
cộng sự (BV Bạch Mai) (45,6%),(6) Kwon và cộng
sự (Hàn Quốc) (38,3%),(11) Lee và cộng sự (Đài
Loan) (45,8%),(12) Lipska và cộng sự (Ấn Độ)
(16,8%),(9) Putaala và cộng sự (Phần Lan) (39%),(16)
Renna và cộng sự (Ý) (39,3%),(17) Aude Jaffre và

cộng sự (Pháp) (25,3%).(3) Khi phân nhóm
nguyên nhân TOAST và phân tích dưới nhóm
thì phát hiện tăng huyết áp có liên quan với bệnh
lý mạch máu nhỏ: OR = 2,843 (95%, CI 1,12 - 7,21,
p = 0,024). Điều này giống với Aude Jaffre và
cộng sự (Pháp) OR = 8,65 (95%, CI 3,18 – 22,6, p =
0,001)(3) và Dharmasaroja và cộng sự (Thái Lan)
OR = 14,67 (95%, CI 4,78 - 45,04).(15)
Trong nghiên cứu của chúng tôi có tăng
lipid máu 61,5%, gặp nhiều ở nhóm có độ tuổi
lớn hơn OR = 5,35 (95% CI 1,76 - 16,24, p =
0,001). Tỉ lệ này tương tự ở các nghiên cứu
khác(6,12,15,16) nhưng
lại
cao
hơn
A.
Chatzikonstantinou và cộng sự (Đức)
(27,6%)(2). Kwon và cộng sự (Hàn Quốc)
(8,1%)(11). Tăng lipid máu có liên quan với

45


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

nguyên nhân xơ vữa động mạch lớn (79,2%,
phép kiểm χ2, p = 0,047). Một số nghiên cứu

khác cũng đồng tình rằng tăng lipid máu có
nguy cơ cao với nguyên nhân xơ vữa động
mạch lớn như nghiên cứu của Dharmasaroja
và cộng sự (Thái Lan) (OR = 5,80 (95%, CI 1,8 18,58, p < 0,05),(15) Lee và cộng sự (Đài Loan) (p
= 0,046, 95% CI 1,0 - 47,0).(12)

huyết não và cơn thiếu máu não cục bộ thoáng
qua), bệnh nhân nhồi máu não có IRR (incidence
rate ratio) cao hơn ở bệnh nhân mất ngủ (IRR
1,79; 95% CI, 1,56 – 2,06). IRR của bệnh nhân đột
quỵ cao nhất ở nhóm tuổi 18 - 34 tuổi (IRR = 8,06)
và giảm theo độ tuổi. Khi phân nhóm nguyên
nhân TOAST và phân tích dưới nhóm thì không
phát hiện mối liên quan giữa tiền căn mất ngủ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hút thuốc lá
có 36,1% và toàn bộ người hút thuốc là nam giới
(52,4% nam giới, p=0,001), tỉ lệ hút thuốc ở nhóm
lớn tuổi cao hơn nhóm trẻ tuổi (p = 0,18 > 0,05).
Khi phân nhóm nguyên nhân TOAST và phân
tích dưới nhóm thì phát hiện hút thuốc lá không
có liên quan đến các nguyên nhân của TOAST.
Tuy nhiên, khi tách riêng giới tính nam và phân
tích dưới nhóm nguyên nhân TOAST, chúng tôi
phát hiện ra hút thuốc lá có tương quan với
nguyên nhân của nhồi máu não lỗ khuyết (OR =
4,0, 95% CI 1,3 - 12,26, p = 0,01 < 0,05). Nghiên
cứu của Aude Jaffre và cộng sự (Pháp) cũng cho
thấy mối tương quan giữa hút thuốc lá và xơ vữa
động mạch lớn OR = 3,17 (95%, CI 1,11–6,96, p =

0,007) ở dân số chung.(3)

với nguyên nhân TOAST.

Tiền căn đau đầu Migraine xác định được
trên 9/122 (7,4%) bệnh nhân bị nhồi máu não.
Trong đó tỉ lệ nữ cao hơn nam và nhóm tuổi trẻ
hơn gặp nhiều hơn (sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê, p > 0,05). Tỉ lệ này tương đương
với các nghiên cứu khác (4,8% - 5,7%) (6,17) và thấp
hơn đáng kể so với A. Chatzikonstantinou và
cộng sự (Đức) (21%),(2) Putaala và cộng sự (Phần
Lan) (17,2% tỉ lệ chung, nam 9,7% < nữ 29,5%, p =
0,001).(16) Khi phân nhóm nguyên nhân TOAST
và phân tích dưới nhóm thì phát hiện đau đầu
Migraine có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch
lớn OR = 6,18 (95% CI 1,51 - 25,18, p = 0,01).
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 24/122
(19,7%) bệnh nhân bị mất ngủ xảy ra trước khi bị
nhồi máu não, tỉ lệ nam nữ tương đương nhau
và gặp ở nhóm tuổi trẻ nhiều hơn nhóm tuổi già
(sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p = 0,12
> 0,05). Trong nghiên cứu của Wu và cộng sự,(14)
khi chia nhóm đột quỵ (nhồi máu não, xuất

46

Bệnh đái tháo đường gặp ở 14/122 (11,5%)
bệnh nhân, không có sự khác biệt giữa bệnh
đái tháo đường liên quan với giới tính và

nhóm tuổi. Tỉ lệ này tương đương các nghiên
cứu khác (6,7% -12%), (2,15,11,3) nhưng thấp hơn
so với Lê Văn Thính và cộng sự (BV Bạch Mai)
(24%).(6) Nhiều tác giả cho rằng khi đường
máu tăng cao sẽ tác động lên các mạch máu
làm thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch
nói chung và mạch não nói riêng. Nhiều
nghiên cứu cũng cho thấy đái tháo đường là
yếu tố nguy cơ độc lập của đột quỵ thiếu máu
não. Khi chúng tôi phân tích dưới nhóm
nguyên nhân TOAST thì ghi nhận không liên
quan giữa bệnh đái tháo đường với các
nguyên nhân. Tuy nhiên, theo P.A
Dharmasaroja và cộng sự (Thái Lan) đái tháo
đường làm tăng nguy cơ của bệnh lý mạch
máu nhỏ OR = 6,81 (95%, CI 1,9 - 24,36) p =
0,05),(15) còn Aude Jaffre và cộng sự tìm thấy
đái tháo đường có liên quan tới nguyên nhân
xơ vữa mạch máu lớn OR = 6,99 (95%, CI 2,35 –
20,9, p = 0,001)(3)
Có 4/122 (3,3%) bệnh nhân bị rung nhĩ, trong
đó có: 2 trường hợp rung nhĩ + bệnh tim do thấp;
1 trường hợp rung nhĩ kèm suy tim sung huyết;
1 trường hợp rung nhĩ + van tim cơ học + giảm
sản động mạch đốt sống. Tỉ lệ này giống với các
nghiên cứu trong và ngoài nước 2,7% 4,2%),(6,2,15,3,12,16,17). Kết quả này cho thấy rung nhĩ
là yếu tố nguy cơ ít gặp ở người trẻ. Khi phân
nhóm nguyên nhân TOAST và phân tích dưới
nhóm thì phát hiện yếu tố nguy cơ rung nhĩ có
liên quan đến nguyên nhân thuyên tắc từ tim

OR=36,33 (95%, CI 3,42 - 385,98, p=0,02).

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 122 bệnh nhân từ 18 45 tuổi bị nhồi máu não tại Bệnh Viện Nhân Dân
115 từ tháng 11/2014 đến tháng 5/2015. Đặc điểm
dân số nam chiếm 68,9% và nữ chiếm 31,1%, tuổi
trung bình là 38,32  6,43 tuổi. Phân loại nguyên
nhân theo TOAST xếp theo thứ tự là: không xác
định được nguyên nhân (36,1%), bệnh lý mạch
máu nhỏ (29,5%), xơ vữa động mạch lớn (19,7%),
thuyên tắc từ tim (9,8%) và các nguyên nhân
khác xác định được (4,9%).
Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não người
trẻ là xếp theo thứ tự phổ biến giảm dần: tăng
huyết áp (65,6%), tăng lipid máu (61,5%), hút
thuốc lá (36,1%), tiền căn đột quỵ (24,6%), mất
ngủ (19,7%), các bệnh tim khác (14,8%), tiền sử
gia đình bị đột quỵ (13,1%), bệnh đái tháo đường
(11,5%), bệnh động mạch vành (8,2%), đau nửa
đầu Migraine (7,4%), uống thuốc ngừa thai
(4,9%), rung nhĩ (3,3%), béo phì (3,3%), bệnh lý
máu tăng đông (3,3%).
Khi phân nhóm nguyên nhân nhồi máu não
người trẻ theo phân loại TOAST, chúng tôi tìm
thấy mối tương quan của từng nhóm nguyên
nhân và các yếu tố nguy cơ: nguyên nhân do xơ

vữa động mạch lớn có liên quan với rối loạn
lipid máu (p = 0,047, OR = 6,18) và đau đầu
Migraine (p = 0,01, OR = 6,18); nguyên nhân do
thuyên tắc từ tim có liên quan với rung nhĩ (p =
0,003, OR = 36,33); nguyên nhân do bệnh lý mạch
máu nhỏ có liên quan với tăng huyết áp (p = 0,02,
OR = 2,84) và hút thuốc lá ở giới nam (p = 0,01,
OR = 4,0); nguyên nhân khác xác định được có
liên quan với bệnh lý máu tăng đông (p = 0,001,
OR = 115); nguyên nhân không xác định được có
liên quan với tăng huyết áp (p = 0,002, OR = 0,4).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Adams HP Jr, Kappelle LJ, Biller J, et al. (1995), “Ischemic
stroke in young adults: experience in 329 patients enrolled in
the Iowa Registry of stroke in young adults”, Arch Neurol. vol
52, pp. 491 – 495.
Chatzikonstantinou A, et al (2011), “Ischemic stroke in young
adults: classification and risk factors”, J Neurol, vol 259, pp.
653 – 659, DOI 10.1007/s00415-011-6234-3

Thần kinh

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.
12.
13.

14.

15.

16.

17.

18.

Nghiên cứu Y học

Jaffre A, Ruidavets JB, Calviere L, et al (2014), “Risk factor
profile by etiological subtype of ischemic stroke in the young”,

Clinical Neurology and Neurosurgery, vol 120, pp. 78 – 83.
Bogousslavsky J, Pierre P. (1992), “Ischemic stroke in patients
under age 45”, Neurol Clin. vol 10, pp. 113 – 124.
Chan MT, Nadareishvili ZG, Norris JW. (2000), “Diagnostic
strategies in young patients with ischemic stroke in Canada”,
Can J Neurol Sci. vol 27, pp. 120 – 124.
Lê Văn Thính, Đoàn Thị Bích, Lê Mai Trà Mi (2011), “Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và nguyên nhân nhồi
máu não ở bệnh nhân dưới 50 tuổi”, Bệnh viện Bạch Mai, Hà
Nội.
Bartels E, Bartels S, Turčáni P (2012), “Vertebral artery
hypoplasia and the posterior circulation stroke”, Perspectives in
Medicine, Elsevier, doi:10.1016/j.permed.2012.02.063.
Job FP, Ringelstein EB, Grafen Y, et al. (1994), “Comparison of
transcranial
contrast
Doppler
sonography
and
transesophageal contrast echocardiography for the detection
of patent foramen ovale in young stroke patients”, Am J
Cardiol. vol 74, pp. 381 – 384.
Lipska K, Sylaja PN, Sarma PS, et al. (2007), “Risk factors for
acute ischaemic stroke in young adults in South India”, J
Neurol Neurosurg Psychiatry, vol 78, pp. 959 – 963, doi:
10.1136/jnnp.2006.106831.
Kristensen B, Malm J, Carlberg B, et al. (1997), “Epidemiology
and etiology of ischemic stroke in young adults aged 18 to 44
years in northern Sweden”, Stroke, vol 28, pp. 1702 – 1709.
Kwon SU, Kim JS, et al (2000), “Ischemic stroke in Khôngrean

young adults”, Acta Neurol Scand. vol 101, pp. 19 – 24.
Lee et al. (2001), “Etiology study of young ischemic stroke in
Taiwan”, Stroke, vol 33, pp. 1950 - 1955.
Leung DY, Black IW, Cranney GB, Walsh WF, Grimm RA,
Stewart WJ, Thomas JD. (1995), “Selection of patients for
transesophageal echocardiography after stroke and systemic
embolic events: role of transthoracic echocardiography”,
Stroke, vol 26, pp. 1820 – 1824.
Wu MP, Lin HJ, Weng SF, et al (2014), “Insomnia Subtypes
and the Subsequent Risks of Stroke Report From a Nationally
Representative Cohort”, Stroke, vol 45, pp. 1349 - 1354.
Dharmasaroja PA, Muengtaweepongsa S, et al. (2011),
“Causes of Ischemic Stroke in Young Adults in Thailand: A
Pilot Study”, Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases,
vol. 20, No. 3 (May - June), pp. 247 - 250.
Putaala J. et al. (2009), “Analysis of 1008 consecutive patients
aged 15 to 49 with first-ever ischemic stroke: the Helsinki
young stroke registry”, Stroke, vol 40, pp. 1195 – 1203.
Renna R, Pilato F, Profice P, et al. (2014), “Risk Factor and
Etiology Analysis of Ischemic Stroke in Young Adult
Patients”, Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases, vol. 23,
no. 3 (March), pp. e221 - e227.
Webster MW, Chancellor AM, et al. (1998), “Patent foramen
ovale in young stroke patients”, Lancet. vol 2, pp. 11 – 12.

Ngày nhận bài báo:

20/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


30/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2016

47



×