Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới tác động của đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.29 MB, 243 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

HỒ HUY THÀNH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ KINH TẾ HỘ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

HỒ HUY THÀNH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ KINH TẾ HỘ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Chuyên ngà nh: Quản lý đất đai
Mã số:

9.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đào Châu Thu


2. TS. Mai Văn Phấn

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong Luận án trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong Luận án này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả Luận án

Hồ Huy Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Luận án này, tơi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
tập thể, cá nhân:
- PGS.TS. Đào Châu Thu - Hội Khoa học đất Việt Nam; TS. Mai Văn Phấn - Tổng
cục Quản lý đất đai đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi thực hiện hồn thành Luận án này.
- Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý đào tạo và các thầy cô Khoa Quản lý đất
đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã góp ý kiến và tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt
thời gian tôi thực hiện và hoàn thành Luận án này;

- Lãnh đạo và các phòng, đơn vị chức năng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Hà Tĩnh, Lãnh đạo và các phịng,
đơn vị chức năng thuộc UBND thành phố Hà Tĩnh; Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn các
xã Thạch Hạ, Thạch Môn và phường Thạch Quý; các nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu
đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu, thực hiện Luận án
tại địa phương.
- Vợ, con và gia đình đã đầu tư, hỗ trợ, gánh vác công việc cho tôi trong suốt hơn
6 năm học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án.
- Cơ quan và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, cổ vũ động viên tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả Luận án

Hồ Huy Thành

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi

Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 5


2.1.1. Đất nông nghiệp và tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp ...................................... 5
2.1.2. Đô thị hóa và vấn đề sử dụng đất nơng nghiệp khu vực đô thị và ven đô ............ 10
2.1.3. Kinh tế nơng hộ dưới tác động của đơ thị hóa vùng đô thị và ven đô ................ 20
2.2.

Sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ dưới tác động của đơ thị hóa
tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam ..................................................... 24

2.2.1. Sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ dưới tác động của đơ thị hóa
tại một số nước trên trên thế giới ........................................................................ 24
2.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nơng hộ dưới tác động của đơ thị hóa
tại Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh.............................................................................. 33
2.3.

Những nghiên cứu về sử dụng đất và kinh tế nông hộ dưới tác động của
đơ thị hóa vùng đơ thị và ven đơ ......................................................................... 39

2.4.

Nhận xét, đánh giá chung, định hướng nghiên cứu ............................................ 41

iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 44
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 44


3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong điều kiện ĐTH ở
thành phố Hà Tĩnh .............................................................................................. 44
3.1.2. Sử dụng đất và công tác quản lý đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2015
tại thành phố Hà Tĩnh ......................................................................................... 44
3.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ dưới tác động của ĐTH ở
thành phố Hà Tĩnh .............................................................................................. 44
3.1.4. Kinh tế nơng hộ của một số mơ hình sử dụng đất nông nghiệp dưới tác
động của ĐTH vùng nội đô và ven đô thành phố Hà Tĩnh ................................. 44
3.1.5. Định hướng sử dụng đất và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Tĩnh........................................................... 45
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 45

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................................. 45
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 45
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ............................................................... 47
3.2.4. Phương pháp đánh giá đất theo FAO .................................................................. 48
3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...................................................... 48
3.2.6. Phương pháp đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường ............... 51
3.2.7. Phương pháp ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ .......................................... 51
3.2.8. Phương pháp phân tích đất.................................................................................. 52
3.2.9.

Phương pháp phân cấp xây dựng bản đồ độ phì ................................................ 52

3.2.10. Phương pháp phân tích SWOT ........................................................................... 53
3.2.11. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và minh họa kết quả nghiên cứu ............. 54
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 55
4.1.


Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội dưới tác động của đơ thị hóa
ở thành phố Hà Tĩnh ........................................................................................... 55

4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 55
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội dưới tác động của đơ thị hóa ở
thành phố Hà Tĩnh .............................................................................................. 60
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Tĩnh ............ 66
4.2.

Sử dụng đất và công tác quản lý đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2015
tại thành phố Hà Tĩnh ......................................................................................... 68

iv


4.2.1. Đặc điểm tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh ................... 68
4.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp qua các giai đoạn ....................................... 69
4.2.3. Biến động diện tích đất nơng nghiệp giai đoạn 2000 - 2015 ở thành phố
Hà Tĩnh ............................................................................................................... 71
4.2.4. Công tác quản lý đất đai và chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp ở
thành phố Hà Tĩnh .............................................................................................. 77
4.3.

Sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ dưới tác động của đơ thị hóa
ở thành phố Hà Tĩnh ........................................................................................... 81

4.3.1. Đánh giá bổ sung tính chất đất nơng nghiệp sau tác động của q trình đơ
thị hóa tại 3 xã, phường nghiên cứu.................................................................... 81
4.3.2. Đánh giá thích hợp đất đai của các loại sử dụng đất theo yêu cầu sử dụng

đất thành phố Hà Tĩnh ........................................................................................ 85
4.3.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ dưới tác động của
đơ thị hóa .......................................................................................................... 104
4.4.

Hiệu quả một số mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp dưới tác động của
đơ thị hóa thành phố Hà Tĩnh ......................................................................... 123

4.4.1. Cơ sở để lựa chọn mơ hình sử dụng đất để theo dõi, đánh giá .................... 123
4.4.2. Hiệu quả sản xuất mơ hình trồng hoa đào ........................................................ 124
4.4.3. Hiệu quả sản xuất mơ hình trồng Lạc - Dưa hấu - Bắp cải .......................... 125
4.4.4. Hiệu quả sản xuất mơ hình trồng Hoa ly - Dưa hấu - Súp lơ ....................... 127
4.4.5. Hiệu quả sản xuất mơ hình ni cá Chẽm, cá Chim ..................................... 129
4.4.6. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất của các mơ hình ............................... 130
4.5.

Định hướng sử dụng đất và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Tĩnh......................................................... 132

4.5.1. Căn cứ định hướng sử dụng đất ........................................................................ 132
4.5.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm ổn định
và phát triển kinh tế nông hộ ............................................................................ 139
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 148

5.2.

Đề nghị .............................................................................................................. 149


Các cơng trình khoa học đã công bố ............................................................................. 150
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 151
Phụ lục .......................................................................................................................... 160

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCHC

Cải cách hành chính

CNH

Cơng nghiệp hóa

CPTG


Chi phí trung gian

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DT

Diện tích

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐTH

Đơ thị hóa

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

FAO

Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)

GCN QSD


Giấy chứng nhận quyền sử dụng

GCN

Giấy chứng nhận

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân


HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

KHSD

Kế hoạch sử dụng



Lao động

LMU

Đơn vị đất đai (Land Mapping Unit)

LUT


Loại sử dụng đất (Land Use Types)

MCA

Phân tích đa tiêu chuẩn (Multi Criteria Analysis)

vi


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NCS

Nghiên cứu sinh

NN

Nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QHSD

Quy hoạch sử dụng

SXKD


Sản xuất kinh doanh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1.


So sánh nông nghiệp đô thị và nơng nghiệp nơng thơn ...................................... 13

2.2.

Diện tích các loại đất qua các thời kỳ ở Nhật Bản ............................................. 31

2.3.

Diện tích các loại đất ở Hàn Quốc giai đoạn 2003 - 2011.................................. 32

3.1.

Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
nơng nghiệp ........................................................................................................ 50

3.2.

Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội ..................................................................... 50

3.3.

Các chỉ tiêu phân tích đất ................................................................................... 52

3.4.

Chỉ tiêu đánh giá độ phì ...................................................................................... 53

4.1.


Mức lũ của sơng Rào Cái ................................................................................... 58

4.2.

Diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh ....................................... 60

4.3.

Diện tích, cơ cấu nhóm đất chính thành phố Hà Tĩnh từ 2000 - 2015 ............... 69

4.4.

Diện tích, cơ cấu các loại đất nơng nghiệp thành phố Hà Tĩnh từ 2000 - 2015 ...... 70

4.5.

Chu chuyển diện tích một số loại đất chính giai đoạn 2000 - 2015 ................... 74

4.6.

Một số dự án trọng điểm có tác động đến sản xuất nơng nghiệp ....................... 75

4.7.

Tính chất lý, hóa học đất của phẫu diện HT 08 .................................................. 82

4.8.

So sánh tính chất lý, hóa học đất tầng mặt giữa phẫu diện phúc tra HT08
năm 2015 và phẫu diện xây dựng bản đồ đất TPHT02 năm 2010 ..................... 83


4.9.

Tính chất lý, hóa học đất của phẫu diện HT 10 .................................................. 84

4.10.

Các yếu tố, chỉ tiêu phân cấp xác định đơn vị đất đai thành phố Hà Tĩnh ........ 86

4.11.

Tổng hợp diện tích loại đất theo đơn vị hành chính ........................................... 87

4.12.

Tổng hợp diện tích địa hình tương đối theo đơn vị hành chính ......................... 88

4.13.

Tổng hợp diện tích độ dày tầng canh tác theo đơn vị hành chính ...................... 89

4.14.

Tổng hợp diện tích thành phần cơ giới theo đơn vị hành chính ......................... 90

4.15.

Tổng hợp diện tích độ phì theo đơn vị hành chính ............................................. 91

4.16.


Tổng hợp diện tích chế độ tưới theo đơn vị hành chính ..................................... 92

4.17.

Tổng hợp các đơn vị đất đai thành phố Hà Tĩnh ................................................ 94

4.18.

Mức độ thích hợp đất đai một số loại sử dụng đất chính ................................... 96

4.19.

Tổng hợp các mức độ thích hợp đất đai của LMU ............................................. 97

4.20.

Tổng hợp diện tích thích hợp đất chuyên lúa theo đơn vị hành chính................ 98

viii


4.21.

Tổng hợp diện tích thích hợp đất lúa màu theo đơn vị hành chính .................... 99

4.22.

Tổng hợp diện tích thích hợp đất chuyên màu theo đơn vị hành chính............ 100


4.23.

Diện tích các loại sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh ....................... 104

4.24.

Các loại sử dụng đất chính ở phường Thạch Quý ............................................ 105

4.25.

Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất phường Thạch Quý ........................ 106

4.26.

Tổng hợp phân cấp hiệu quả kinh tế phường Thạch Quý ................................ 107

4.27.

Các loại sử dụng đất chính ở xã Thạch Môn .................................................... 107

4.28.

Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất xã Thạch Môn ................................ 108

4.29.

Tổng hợp phân cấp hiệu quả kinh tế xã Thạch Môn ........................................ 109

4.30.


Các loại sử dụng đất chính ở xã Thạch Hạ ....................................................... 109

4.31.

Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất xã Thạch Hạ ................................... 110

4.32.

Tổng hợp phân cấp hiệu quả kinh tế xã Thạch Hạ ........................................... 111

4.33.

Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất lựa chọn ........................... 112

4.34.

So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý....... 114

4.35.

Diễn biến một số chỉ tiêu mơi trường đất tại các mơ hình sử dụng đất ............ 117

4.36. Tổng hợp hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các LUT .................. 118
4.37.

Kết quả điều tra nông hộ về sản xuất nơng nghiệp dưới tác động của đơ
thị hóa tại các điểm nghiên cứu ........................................................................ 120

4.38.


Hiệu quả của mơ hình sản xuất trồng hoa Đào ................................................. 125

4.39.

Hiệu quả của mơ hình sản xuất trồng Lạc - Dưa hấu - Bắp cải ........................ 127

4.40.

Hiệu quả của mơ hình sản xuất trồng hoa Ly - Dưa hấu - Súp lơ ................... 129

4.41.

Hiệu quả của mơ hình cá (Chẽm, Chim) ni ao ............................................. 130

4.42.

Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 thành phố Hà Tĩnh ...................................... 135

4.43.

Phân tích SWOT ............................................................................................... 135

4.44. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Tĩnh ........................... 137
4.45.

Quy hoạch phát triển đơ thị (lấy trên đất thích hợp sản xuất nông nghiệp:
chuyên lúa, lúa màu, chuyên màu) ................................................................... 140

ix



DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1.

Quy trình đánh giá đất theo FAO ......................................................................... 9

2.2.

Sơ đồ minh họa khu vực đô thị và ven đơ .......................................................... 16

2.3.

Tỷ lệ đơ thị hóa của Trung Quốc thời kỳ 1953 - 2015 ....................................... 25

2.4.

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đô thị của Nhật Bản (2003)....................... 30

3.1.

Sơ đồ vị trí điểm nghiên cứu ở thành phố Hà Tĩnh ............................................ 46

4.1.


Vị trí địa lý thành phố Hà Tĩnh........................................................................... 55

4.2.

Nhiệt độ, lượng mưa và lượng bốc hơi trung bình 2000 -2016 .......................... 56

4.3.

Tổng GDP thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015 ......................................... 63

4.4.

Biến động cơ cấu lao động giai đoạn 2010-2015 ............................................... 64

4.5.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh giai đoạn
2000 - 2015 ........................................................................................................ 73

4.6.

Tỷ lệ diện tích các loại đất nơng nghiệp giảm sang đất phi nông nghiệp
giai đoạn 2000 - 2015 ......................................................................................... 75

4.7.

Phẫu diện HT 08 ................................................................................................. 82

4.8.


Ảnh phẫu diện HT 10 ......................................................................................... 83

4.9.

Sơ đồ đơn vị đất đai ............................................................................................ 93

4.10.

Sơ đồ phân hạng thích hợp đất chuyên lúa ....................................................... 101

4.11.

Sơ đồ phân hạng thích hợp đất lúa màu............................................................ 102

4.12.

Sơ đồ phân hạng thích hợp đất chuyên màu ..................................................... 103

4.13. Xu hướng biến động của các kim loại nặng tại hai điểm lấy mẫu nơng hóa... 116
4.14. Xu hướng biến động của các kim loại nặng tại điểm phẫu diện.................. 117
4.15.

Mơ hình trồng đào của hộ ơng Trần Hữu Sỹ .................................................... 124

4.16.

Mơ hình trồng Lạc - Dưa hấu - Bắp cải của hộ ơng Nguyễn Tiến Trình ........ 126

4.17.


Cánh đồng rau ở Thôn Quyết Tiến, xã Thạch Môn ....................................... 126

4.18.

Hộ ông Đặng Hào Quang làm nhà lưới để trồng Hoa Ly ............................ 128

4.19.

Hoa Ly giai đoạn thu hoạch .............................................................................. 128

4.20.

Ao nuôi cá (Chẽm, Chim) của hộ ông Lê Huy Chương ................................... 129

4.21.

Phân vùng kiến trúc đô thị đến năm 2030 thành phố Hà Tĩnh ......................... 141

4.22.

Phân vùng nông nghiệp đô thị đến năm 2030 thành phố Hà Tĩnh ................... 142

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Hồ Huy Thành
Tên luận án: "Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới
tác động của đơ thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh"
Chuyên ngành: Quản lý đất đai;


Mã số: 9.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả, tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới tác
động của ĐTH.
- Đề xuất mơ hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và các giải pháp để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, kinh tế nông hộ cho khu vực nội đô, ven đô thành
phố Hà Tĩnh.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp;
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp; Phương
pháp đánh giá đất theo FAO; Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất; Phương pháp
đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; Phương pháp ứng dụng GIS
trong xây dựng bản đồ; Phương pháp phân tích đất; Phương pháp phân cấp xây dựng
bản đồ độ phì; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và
minh họa kết quả nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
- Thành phố Hà Tĩnh hiện có tỷ lệ ĐTH là 72%, tốc độ ĐTH là 34,45%, trong
tương lai đất nông nghiệp tiếp tục sẽ bị giảm để phát triển đô thị. Đất nơng nghiệp
Thành phố bố trí khá tập trung ở khu vực ven đơ, diện tích cịn 2.852,89 ha (chiếm
50,45% so với tổng diện tích tự nhiên). Q trình ĐTH đã làm cho tổng diện tích đất
nơng nghiệp giai đoạn 2000 - 2015 giảm sang đất phi nông nghiệp 646,55 ha, chiếm
18,73% so với tổng diện tích đất nơng nghiệp đầu kỳ; diện tích đất khai hoang để
SXNN chỉ đáp ứng được 59,51% số bị mất do ĐTH; diện tích được tưới, tiêu chủ
động và diện tích gieo trồng đều bị giảm dần theo thời gian.
- Bản đồ đơn vị đất đai thành phố Hà Tĩnh được xây dựng từ 6 bản đồ chuyên
đề là bản đồ loại đất, bản đồ địa hình tương đối, bản đồ độ dày tầng canh tác, bản đồ


xi


thành phần cơ giới, bản đồ độ phì và bản đồ chế độ tưới. Thành phố Hà Tĩnh có 51
đơn vị đất đai, từ chất lượng đất đai của các LMU, đã xác định có 1.031,79 ha đất
thích hợp trồng lúa (chiếm 41,7%); có 1.570,19 ha đất thích hợp trồng lúa - màu
(chiếm 63,45%) và 1.253,90 ha đất thích hợp trồng màu (chiếm 50,67%) trên trên
tổng số 2.474,59 ha diện tích đất điều tra. Tuy nhiên, vẫn cịn có 57,03 ha đất khơng
thích hợp cho SXNN.
- Thành phố Hà Tĩnh có 7 LUT chính có hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
xếp theo thứ tự cao - thấp là: chuyên hoa, chuyên màu, hoa - màu, nuôi trồng thủy
sản, cây ăn quả, lúa màu và chuyên lúa. Trong đó, các kiểu sử dụng đất có hiệu quả
cao là Hoa đào, Lạc - Dưa hấu - Bắp cải, Dưa hấu - Dưa hấu - Rau cải, Lạc - Dưa hấu Su hào và Lạc - Dưa hấu - Súp lơ. Mặc dù LUT NTTS cho hiệu quả trung bình nhưng
để góp phần cải thiện kinh tế hộ cần khuyến cáo chuyển phần diện tích đất trồng lúa ở
vùng trũng, nhiễm mặn, năng suất thấp sang NTTS mặn lợ với các bờ bao trồng cây ăn
quả, cây cảnh.
- Kết quả theo dõi, đánh giá mơ hình thực nghiệm trong 3 năm 2013, 2014 và
2015 với 4 kiểu sử dụng đất gồm: Hoa Ly (vụ Đông) - Dưa Hấu (vụ Xuân Hè) - Súp
lơ (vụ Đơng) có GTGT 1.680,83 triệu đồng/ha/năm; trồng hoa Đào có GTGT 770,06
triệu đồng/ha/năm và Lạc Xuân - Dưa Hấu (vụ Hè Thu) - Bắp cải (vụ Đông) có
GTGT 221,23 triệu đồng/ha/năm và mơ hình NTTS gồm cá Chẽm, cá Chim nuôi ao
đất với GTGT 542,38 triệu đồng/ha/năm. Trong thời gian tới để góp phần cải thiện
kinh tế hộ, thành phố Hà Tĩnh cần nhân rộng các mô hình mang lại hiệu quả cao là:
chuyên hoa (Hoa đào), chuyên màu (Lạc - Dưa hấu - Bắp cải, Dưa hấu – Dưa hấu –
Rau cải, Lạc – Dưa hấu – Su hào, Lạc - Dưa hấu - Súp lơ) và NTTS (cá Chẽm, cá chim
nuôi ao).
- Đối với khu vực đô thị và ven đô thành phố Hà Tĩnh đề xuất thực hiện đồng
bộ 7 nhóm giải pháp cho cơng tác quản lý đất đai và 5 nhóm giải pháp, biện pháp sử
dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và ổn định
kinh tế hộ trong điều kiện ĐTH tại địa phương.


xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Ho Huy Thanh
Thesis title: “Study on the status of agricultural land use and household economy
under the influence of urbanization in Ha Tinh city”
Major: Land Management

Code: 9.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To assess the efficiency, potential of agricultural land use and household
economy under the impact of urbanization;
- To propose models of appropriate agricultural land use and solutions to improve
the efficiency of agricultural land use, household economy in the urban and peri-urban
areas of Ha Tinh city.
Materials and Methods
Study methods include: method of secondary data collection; method of site
selection; method of primary data collection; land evaluation method of FAO; method
of land use efficiency assessment; The method of integrated economic, social and
environmental efficiency; method of application of GIS in mapping; method of soil
analysis; SWOT analysis method; decentralization method for mapping fertility;
methods of data aggregation, data processing and illustration of study results.
Main findings and conclusions
- Ha Tinh currently has urbanization ratio of 72%, urbanization rate of 34.45%,
then in the future agricultural land will continue to decline for urban development. The
agricultural land of Ha Tinh city was quite concentrated in the peri-urban area, with area

of 2852.89 hectares after urbanization process (accounting for 50.45% of total natural
area). Urbanization process caused 646.55 ha of agricultural area in the period 2000 2015 transfered to non-agricultural land, accounting for 18.73% of the total agricultural
land at the beginning of the period; The area of land reclaimed for agricultural
production only fulfilled 59.51% of the lost land area due to urbanization. The area
under active irrigation and drainage and the planted area have been reduced over time.
- Land unit map of Ha Tinh city was built by 6 thematic maps as follows: map of
soil type, map of relative terrain, map of top soil depth, map of soil fertility and map of
irrigation regime. The map of land units at the study site had 51 land units, LMU had

xiii


the smallest area was LMU No. 19, with the area of 9.68 ha; LMU had the largest area
was LMU No. 30, with the area of 166.13 ha. From the land quality of the LMUs,
1.031,79 hectares of land were considered suitable for rice (accounting for 41,7%),
1.570,19 hectares of land were considered suitable for growing rice - cash crop
(accounting for 63,45%), and 1.253,90 hectares of land was suitable for cash crop
(accounting for 50,67%) on the total 2.474,59 ha of surveyed land area. However, there
were still 57,03hectares of land less suitable for agricultural production.
3) Ha Tinh city has 7 main LUTs that ranked by efficeient order from high to low
as follows: flower only; cash crop only; flower - cash crop; aquaculture; Fruit tree; Rice
- cash crop; Rice only. In particular, LUTs are highly effective incude: sakura flower,
peanut - watermelon - cabbage, watermelon - watermelon - vegetables, penut watermelon - kohlrabi, peanut - watermelon 0 cauliflower. Although LUT aquaculture
gives a medium efficiency, it is recommended to expand in lowland, salinity and low
productivity.
- The results of the monitoring and evaluation of the experimental models in the
three years 2013, 2014, and 2015 for 4 sub land use types including: lily flower (Winter
crop) - watermelon (Spring - Summer crop) - cauliflower (Winter crop) was VND
1.680,83 million VND/ha/year, sakura flower was 770,06 million VND/ha/year, and
spring peanut - watermelon (Summer - Autumn crop) - Cabbage (Winter crop) was

221,23 million VNĐ/ha/year and aquaculture with Barramundi and Pomfret in pond
was 542,38 millions VNĐ/ha/year. In the next time, it is nessesary to expand the models
of high efficiency as follow: Flower only (sakura flower), cash crop only (peanut watermelon - cauliflower; watermelon - watermelon - vegetables.; penut - watermelon kohlrabi; peanut - watermelon - cabbage), and aquaculture (Barramundi and Pomfret in
pond).
- In order to improve the efficiency of agricultural land use and household
economic stabilization in urban and peri ban areas in Ha Tinh province, it is nessesary
to conduct 7 solutions for land management and 5 solutions for agricultural land use.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đơ thị hóa là một quy luật tất yếu, tỷ lệ đơ thị hóa được xem là một chỉ
báo về sự phát triển của một quốc gia, vùng miền, địa phương. Khơng có quốc
gia nào có thể trở thành nước thu nhập cao và tăng trưởng kinh tế mạnh mà
khơng có đơ thị hóa đi trước và hầu như tất cả các nước đạt đơ thị hóa ít nhất
50% trước khi đạt đến mức thu nhập trung bình (dẫn theo Nguyễn Lưu Bảo
Đoan, 2016). Đơ thị hóa trên thế giới diễn ra ở tốc độ nhanh và có phạm vi khá
rộng lớn. Năm 2007 đánh dấu lần đầu tiên dân số thế giới sinh sống trong các
khu vực đô thị chiếm 50% tổng dân số (United Nations, 2013). Dự báo là số dân
sinh sống trong các khu vực đô thị tiếp tục tăng và sẽ chiếm 70% vào năm 2050.
Việt Nam có lịch sử phát triển đơ thị từ rất lâu đời. Đến thập kỷ 90, số
lượng đô thị đã lên đến khoảng 500 đơ thị, kể từ đó đến nay, số lượng đơ thị tiếp
tục tăng lên nhanh chóng. Tính đến tháng 12 năm 2016, cả nước đã có 795 đơ thị
với tỷ lệ đơ thị hóa đạt 35,2%, gồm 02 đô thị đặc biệt (Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh), 17 đơ thị loại I trong đó có 3 đơ thị trực thuộc Trung Ương (Hải
Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ), 25 đô thị loại II, 41 đô thị loại III, 84 đô thị loại
IV và 626 đô thị loại V (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016b). Theo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và nhóm Ngân hàng thế giới (2014), từ năm 1991 đến 2014, dân số đơ

thị chính thức của Việt Nam đã tăng từ gần 14 triệu lên 30 triệu người và tỷ lệ
dân số đô thị tăng từ mức 1/5 lên 1/3 trong tổng dân số, với tốc độ tăng dân số đô
thị hàng năm của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức bình qn thế giới.
Q trình đơ thị hố (ĐTH) ở các nước cũng như ở Việt Nam đã là động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, kinh tế đô thị chiếm tỷ trọng chi phối
trong tổng GDP, góp phần tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp, giá trị xuất nhập
khẩu, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tiến bộ khoa học cơng nghệ, đã góp phần
nâng cao chất lượng sống cho người dân… Song bên cạnh tác động tích cực cũng
nảy sinh nhiều vấn đề nan giải như: áp lực dân số, giao thông, môi trường, bất
cập giữa khu vực đô thị với khu vực nông thơn… Bên cạnh đó, việc tăng dân số
đơ thị đều đi đơi với tăng diện tích đất đơ thị, tức là nhiều diện tích đất nơng
nghiệp và đất chưa sử dụng sẽ được chuyển đổi thành đất đô thị. Theo Bộ Tài
nguyên và Môi trường (2016a), trong giai đoạn 2000 - 2015, đất phi nông
1


nghiệp cả nước ta tăng 1.199 ngàn ha, đất trồng lúa giảm 437,43 ngàn ha (bình
quân giảm khoảng 29 ngàn ha/năm). Theo đó, cơ cấu sử dụng đất cũng được
chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lực
lượng lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ (so với năm 2000, cơ
cấu nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,53% xuống 17,39%; công nghiệp và xây
dựng tăng từ 36,73% lên 82,61% vào năm 2015. Lao động nông, lâm, ngư
nghiệp giảm từ 68,24% năm 2000 xuống còn 44,69% vào năm 2015). Đặc biệt,
đã tạo điều kiện để kinh tế nơng thơn thốt khỏi tình trạng tự cung, tự cấp và
chuyển sang sản xuất hàng hóa, thúc đẩy nhanh q trình chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế thi ̣trường.
Thành phố Hà Tĩnh bắt đầu tập trung phát triển đô thị kể từ năm 1991 (Thời
điểm chia tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh). Q trình ĐTH đã hình thành
nên nhiều khu đơ thị hiện đại; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư
xây dựng khá đồng bộ. Thành phố hiện có tỷ lệ ĐTH là 72%, tốc độ ĐTH là

34,45% (Tỷ lệ ĐTH của tỉnh Hà Tĩnh là 21,59%; tỷ lệ ĐTH toàn quốc là 35,2%).
Đến nay Thành phố cơ bản đạt 47/49 tiêu chuẩn đô thị loại II (đạt 91 điểm/100
điểm). Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2010 - 2015 của Thành phố đạt
12%; giai đoạn 2005 - 2010 đạt 8%. Cơ cấu kinh tế của Thành phố trong những
năm qua chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị (tăng tỷ trọng khu vực kinh tế
thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng và
nông - lâm nghiệp - thủy sản) (UBND thành phố Hà Tĩnh, 2017). Ngồi những
tác động tích cực thì q trình ĐTH đã làm cho tổng diện tích đất nơng nghiệp
thời kỳ 2000 - 2015 giảm sang đất phi nông nghiệp 646,55 ha, chiếm 18,73% so
với tổng diện tích đất nơng nghiệp đầu kỳ (Đất lúa chuyển sang đất phi nông
nghiệp 574,13 ha, chiếm 16,63%); trong đó, giai đoạn 2000 - 2005 giảm 248,31
ha, chiếm 7,19%; giai đoạn 2005 - 2010 giảm 246,89 ha, chiếm 7,40% và giai
đoạn 2010 - 2015 giảm 151,35 ha, chiếm 4,91% so với tổng diện tích đất nông
nghiệp đầu kỳ (UBND thành phố Hà Tĩnh, 2015a). Mặc dù, diện tích đất sản xuất
của nơng hộ giảm dần do quá trình ĐTH, tỷ lệ lao động trong ngành nơng nghiệp
giảm nhưng để thích ứng phát triển trong điều kiện ĐTH các nông hộ đã biết dứt
bỏ tập quán sản xuất lạc hậu, thay đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề,
chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ; theo đó đời sống kinh tế của
các nông hộ ngày một được nâng cao, nhiều nông hộ đã biết chuyển đổi loại sử
dụng đất, hướng đến sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.
2


Q trình ĐTH gây mất dần diện tích đất SXNN là tất yếu nhưng không thể
chuyển hết đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp trong một
thời điểm mà phải chuyển dần theo lộ trình các kỳ quy hoạch. Vấn đề đặt ra là
phần diện tích đất nơng nghiệp cịn lại sau q trình ĐTH (sau khi thực hiện
QHSD đất theo mỗi kỳ quy hoạch) phải được tổ chức quản lý, sử dụng làm sao
cho hợp lý, hiệu quả nhất, phù hợp với các kỳ QHSD đất tiếp theo trong tương lai,
nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp cho xã hội và cải

thiện tình hình kinh tế nơng hộ khu vực đơ thị và ven đơ, đó là lý do cần phải tiến
hành nghiên cứu đề tài.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả, tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới
tác động của ĐTH.
- Đề xuất mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp hợp lý và các giải pháp để nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, kinh tế nông hộ cho khu vực nội đô, ven
đô thành phố Hà Tĩnh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thuỷ sản của thành phố Hà Tĩnh
giai đoạn 2000 - 2015; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hai loại đất trên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trong ranh giới hành chính thành phố Hà Tĩnh; có
nghiên cứu đại diện tại địa bàn 02 xã khu vực nông thôn (ven đô) và 01 phường
thuộc khu vực nội đô thị của thành phố Hà Tĩnh.
Giới hạn nội dung: Đánh giá hiệu quả, tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp
và kinh tế nơng hộ dưới tác động của đơ thị hóa thành phố Hà Tĩnh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định hiệu quả, tiềm năng các loại sử dụng đất nơng nghiệp dưới tác
động của đơ thị hóa thành phố Hà Tĩnh.
- Đề xuất các mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp thích hợp, hiệu quả và bền
vững cho khu vực nội đô, ven đô thành phố Hà Tĩnh gồm Chuyên hoa (Hoa đào);
Chuyên màu (bao gồm các kiểu sử dụng đất: Lạc - Dưa hấu - Súp lơ; Dưa hấu 3


Dưa hấu - Rau cải; Lạc - Dưa hấu - Su hào, Lạc - Dưa hấu - Bắp cải) và nuôi
trồng thủy sản (cá Chẽm, cá Chim nuôi ao) để nâng cao thu nhập cho nông hộ
thành phố Hà Tĩnh.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa ho ̣c cho việc sử du ̣ng đấ t nông
nghiệp hơ ̣p lý, hiệu quả góp phần phát triể n kinh tế nông hộ cho các khu vực đô
thị và ven đô.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài luận án đã đề xuất các kiểu sử dụng đất thích hợp, hiệu quả và bền
vững trong sử dụng đất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm nơng nghiệp an tồn
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở thành phố Hà Tĩnh; nâng cao
hiệu quả sử dụng đất cho nông hộ khu vực đô thị và ven đô thành phố Hà Tĩnh.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đất nông nghiệp và tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
a. Khái niệm đất nông nghiệp
Theo Từ điển Luật học: “Đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất được xác
định là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt và chăn ni, nghiên
cứu thí nghiệm về trồng trọt và chăn ni, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng
sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ” (Bộ Tư pháp, 2006).
Theo quy định của Luật Đất đai năm 1993, đất nông nghiệp là đất được xác
định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn ni,
ni trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 1993).
Luật Đất đai 2003 đã bổ sung các đối tượng đất nông nghiệp và sử dụng
khái niệm “nhóm đất nơng nghiệp”. Theo quy định của luật này, nhóm đất nơng
nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như
đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ,

rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm
về nơng nghiệp (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003).
Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục sử dụng khái niệm nhóm đất nơng nghiệp
như Luật Đất đai năm 2003. Theo Thơng tư 28/2014-BTNMT, nhóm đất nơng
nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng
nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển
rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản,
đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014).
Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động. Như vậy, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà còn cung
cấp dinh dưỡng nuôi cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều
kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Với ý nghĩa đó, đất đai là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta với
hơn 70% dân số làm nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
5


nước (Lê Du Phong, 2007). Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng
như đất nơng nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần
làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
b. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Theo Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1997), sử dụng đất nông nghiệp
bao gồm 3 nguyên tắc sau:
- Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợplý: Sử dụng đầy đủ và
hợp lý đất nơng nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp cầnđượcsử dụng hết và mọi
diện tích đất nơng nghiệp đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vậtnivừa duy
trì được độ phì nhiêu củađất.
- Đất nơng nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao: Đây là kết quả
của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp.Nguyên tắc chung là đầu

tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu thêm trên một đơn vị diện tích
bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích đó.
- Đất nơng nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững: Sự bền
vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất lượng đất
nơng nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước mắt của
thế hệ hiện tại mà cịn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng của các thế
hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái môi
trường. Vì vậy, cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nơng nghiệp kết hợp
hài hịa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài.
2.1.1.2. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo chỉ dẫn của FAO
a. Một số khái niệm sử dụng trong đánh giá đất của FAO
* Tiềm năng, đánh giá tiềm năng đất đai
Tiềm năng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, tiềm năng có thể là
những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được
biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của con
người (Bù i Văn Sy,̃ 2012).
Đánh giá tiềm năng đất đai là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất
liên quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân
hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử
6


dụng đất như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mịn, khơ hạn, mặn
hóa… để có thể lựa chọn những loại sử dụng đất phù hợp. Đánh giá tiề m năng
đấ t đai cung cấ p về mă ̣t số lươ ̣ng, chấ t lươ ̣ng đấ t gắ n với mu ̣c đić h sử du ̣ng, mức
đô ̣ thić h hơ ̣p và thuâ ̣n lơ ̣i, đây là cơ sở để phân bổ , bố trí quỹ đấ t hơ ̣p lý theo
hướng bề n vững. Đánh giá tiề m năng đấ t đai là cơ sở cho quy hoa ̣ch phát triể n
bề n vững kinh tế - xã hô ̣i, phát huy lơ ̣i thế so sánh theo đă ̣c trưng vùng, miề n (Đỗ
Đình Sâm và cs., 2005).
Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), để đánh giá tiềm năng đất

nông nghiệp, người ta phải tiến hành phân loại đất, phân tích tính chất lý, hóa
học đất theo từng quy mơ diện tích. Tùy theo u cầu về mức độ chi tiết của
việc đánh giá để thể hiện kết quả đánh giá bằng các loại bản đồ chuyên đề với
nhiều loại tỷ lệ khác nhau. Qua đó, sẽ xác định được tiềm năng về loại đất thổ
nhưỡng để bố trí cây trồng thích hợp.
Mục đích của đánh giá tiềm năng đất đai là đánh giá được sự thích hợp
của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục đích và nhu cầu của
con người; xác định những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng
được lựa chọn (Bùi Văn Sy,̃ 2012). Như vậy, đánh giá đất đai thực chất là đánh
giá tiềm năng đất đai và đều dựa trên việc so sánh đối chiếu giữa yêu cầu sử
dụng đất đai của cây trồng với những đặc điểm đất đai của khoanh đất, vạt đất
với một cây trồng cụ thể.
* Loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất
Loại sử dụng đất (Land Utilization Type - LUT) là một phương thức sử
dụng đất trồng một loại cây hay một tổ hợp cây trồng với những hình thức quản
lý chăm sóc nhất định trong những điều kiện kinh tế, xã hội và kỹ thuật nhất định
(Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998). Loại sử dụng đất đai có liên quan tới
mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương pháp quản lý và
tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định. Nói cách
khác, loại sử dụng đất đai được phân định và mô tả bởi các thuộc tính kỹ thuật và
kinh tế - xã hội như loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, loại và khối lượng sản
phẩm, yêu cầu lao động, chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được,… Tùy theo mức
độ đánh giá đất đai, có thể phân loại sử dụng đất đai theo mức khái quát hoặc chi
tiết tương ứng (Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8409: 2011).
Kiểu sử dụng đất (Kind of Land Use): là phần chia nhỏ chủ yếu của sử dụng

7


đất nông nghiệp như đất SXNN, đất lâm nghiệp, đất NTTS, đất làm muối, đất

nông nghiệp khác (Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8409: 2011) và nó cũng là bức
tranh mơ tả chi tiết các loại sử dụng đất khi đánh giá ở cấp huyện, xã, nông trại,
nông hộ. Trong nhiều trường hợp nó cũng có thể là hệ thống cây trồng hoặc luân
canh cây trồng (Ví dụ: LUT chuyên lúa có kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa
hoặc kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa).
* Bản đồ đơn vị đất đai
Theo FAO (1983), đơn vị bản đồ đất đai là một khoanh/vạt đất được xác
định cụ thể trên bản đồ đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt,
thích hợp đồng nhất cho từng loại sử dụng đất, có cùng điều kiện quản lý đất và
cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất.
Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng dựa trên các đặc tính đất đai như: địa
hình, loại đất và thực vật (FAO, 1976). Đặc tính đất đai là một trong những yếu
tố quan trọng nhất của đánh giá sử dụng đất nông nghiệp (Dominati et al., 2016;
Bonfante and Bouma, 2015; Juhos et al., 2016).
Theo quy trình đánh giá đất của FAO, việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở để so sánh với các
yêu cầu sử dụng đất (SDĐ) của từng loại hình sử dụng đất (LUT) (Đào Châu Thu
và Nguyễn Khang, 1998).
b. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo chỉ dẫn của FAO
Theo FAO (1976), “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những
tính chất vốn có của vạt đất, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai
mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”.
Khi tiến hành đánh giá đất cụ thể cho các đối tượng sản xuất nơng, lâm kết
hợp thì đất đai được nhìn nhận như là một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một
diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay
đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của mơi trường bên trong, bên trên
và bên dưới như: khơng khí, loại đất, hình dạng, điều kiện địa chất, thủy văn,
động vật, thực vật, những hoạt động tác động từ trước và hiện tại của con người
phát triển ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc
sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và tương lai. Như vậy, đánh giá đất đai phải

được xem xét trên phạm vi rộng rãi bao gồm cả về không gian, thời gian và điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc điểm đánh giá đất đai của FAO là những tính
8


chất của đất có thể đo lường hoặc ước lượng được (Dent, 1992). Ngoài việc xem
xét xét kỹ về điều kiện tự nhiên thì phương pháp đánh giá đất theo FAO rất chú
trọng tới điều kiện kinh tế - xã hội. Các số liệu sinh học cùng các yếu tố kinh tế xã hội như sở hữu đất đai, khả năng lao động, những quyết định về mặt chính
sách, luật pháp, hệ thống giao thông, thủy lợi, các cơ sở chế biến, thị trường,
vốn... là những kết quả để giúp cho việc đánh giá đất đai mang tính thực tiễn hơn
(Dumanski, 2000).

Hình 2.1. Quy trình đánh giá đất theo FAO
Nguồn: FAO (1976)

Phương pháp đánh giá đất theo FAO được thực hiện dựa trên các nguyên
tắc cơ bản sau đây:
- Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho
các loại sử dụng đất cụ thể. Việc đánh giá đất đai địi hỏi phải có sự so sánh giữa
lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại sử dụng đất (LUT) khác nhau
(phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, chi phí máy móc...).
- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp trong đánh giá đất, nghĩa là phải có
sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã
9


×