Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Quản lý: Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.56 MB, 136 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH LÂM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN LẬP
Ở TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC.
Mã số: 5 . 07 . 03
Người hướng dẫn khoá học :
PGS.TS. HOÀNG TẤM SƠN

TP .HỒ-CHÍ-MINH-2002


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................3
T
4

T
4

LỜI CẢM ƠN............................................................................................7
T
4



T
4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................8
T
4

T
4

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................10
T
4

T
4

1. Lý do chọn đề tài: ..................................................................................... 10
T
4

T
4

2.Mục đích nghiên cứu : ............................................................................... 13
T
4

T

4

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu : ......................................................... 13
T
4

T
4

5.Nhiệm vụ nghiên cứu : .............................................................................. 13
T
4

T
4

6. Phương pháp nghiên cứu : ........................................................................ 14
T
4

T
4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...................................16
T
4

T
4


1.1 Xã hội hóa giáo dục - Đa dạng hóa giáo dục . ........................................ 16
T
4

T
4

1.1.1. Xã hội hóa giáo dục. ....................................................................... 16
T
4

T
4

1.1.2. Đa dạng hóa giáo dục. .................................................................... 18
T
4

T
4

1.2. Loại hình trường THPT dân lập . .......................................................... 19
T
4

T
4

1.2.1. Đặc điểm của các trường ngoài công lập. ...................................... 19
T

4

T
4

1.2.2 Trường THPTdân lập. ..................................................................... 22
T
4

T
4

1.3. Quản ly giáo dục - Quản lý trường học. ................................................ 24
T
4

T
4

1.3.1 Khái niệm về quản lý : .................................................................... 24
T
4

T
4

1.3.2. Quản lý giáo dục - quản lý trường học. .......................................... 25
T
4


T
4

1.4 Người Hiệu trưởng với công tác quản lý các hoạt đông giáo dục trong
T
4

trường THPT hệ dân lập . ............................................................................. 28
T
4

1.4.1 Vai trò trách nhiệm của Hiệu trưởng trong trường học. ................. 28
T
4

T
4

1.4.2 Vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong trường THPTDL. ....... 30
T
4

T
4


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.............................................32
T
4


T
4

2.1.Đọc và phân tích tài liệu : ....................................................................... 32
T
4

T
4

2.2.Xây dựng phiếu điều tra : ....................................................................... 32
T
4

T
4

2.3. Tổ chức khảo sát : .................................................................................. 33
T
4

T
4

2.4.Cách thức tiến hành : .............................................................................. 33
T
4

T
4


2.5.Xử lý số liệu và kết qủa khảo sát: ........................................................... 34
T
4

T
4

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
T
4

TRƯỜNG THPTDL Ở TỈNH ĐỒNG NAI. .........................................35
T
4

3.1. Vài nét về GD-ĐT ở Tỉnh Đồng Nai. .................................................... 35
T
4

T
4

3.1.1. Tổng quan về Tỉnh Đồng Nai và những định hướng phát triển . ... 35
T
4

T
4


3.1.2 Giáo dục -Đào tạo ở Đồng Nai........................................................ 38
T
4

T
4

3.2 Quá trình hình thành và phát triển trường THPTDL ở Đồng Nai. ......... 40
T
4

T
4

3.2.1 Hoàn cảnh ra đời và quy mô phát triển. .......................................... 40
T
4

T
4

3.2.2 Các dạng, trường THPTDL ở Đồng Nai: ........................................ 46
T
4

T
4

3.3 Tình hình đội ngũ Hiểu trưởng trường THPTDL ở Đồng Nai. .............. 47
T

4

T
4

3.4 Thực trạng về quản lý của Hiệu trưởng trường THPTDL ở Đồng Nai. . 51
T
4

T
4

3.4.1 Xây dựng và quản lý đội ngũ. ......................................................... 51
T
4

T
4

3.4.1.1 Đội ngũ cán bộ quản lý. ........................................................... 52
T
4

T
4

3.4.1.2. Đội ngũ giáo viên. ................................................................... 52
T
4


T
4

3.4.1.3 Đội ngũ nhân viên. ................................................................... 58
T
4

T
4

3.4.2 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. ........ 59
T
4

T
4

3.4.3 Quản lý quá trình dạy học và giáo dục. ........................................... 67
T
4

T
4

2.4.3.1. Quản lý quá trình dạy học. ...................................................... 67
T
4

T
4


3.4.3.2 Quản lý quá trình giáo dục. ...................................................... 79
T
4

T
4

3.4.4 Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp. .............................................. 89
T
4

T
4


3.4.5 Quản lý tài chính, tài sản nhà trường. ............................................. 91
T
4

T
4

3.4.5.1 Quản lý tài chính. ..................................................................... 92
T
4

T
4


3.4.5.2 Quản lý tài sản. ........................................................................ 98
T
4

T
4

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
T
4

LƯỢNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTDL Ở
ĐỒNG NAI. ...........................................................................................101
T
4

4.1 Một số giải pháp giúp Hiệu trưởng trường THPTDL ở Đồng Nai thực
T
4

hiện tốt công tác quán lý trường học. ......................................................... 101
T
4

4.1.1 Xác định đúng loại hình các trường THPTDL ở Đồng Nai hiên nay.
T
4

T
4


................................................................................................................ 101
4.1.2 Sắp xếp quy hoạch hệ thống các trường THPTDL ở Đồng Nai cho
T
4

phù hợp. .................................................................................................. 104
T
4

4.1.3 Cải tiến công tác tuyển sinh đối với trường THPTDL ở Đồng Nai.
T
4

T
4

................................................................................................................ 105
4.2 Một số giải pháp trong công tác quản lý của Hiệu trưởng trường ....... 107
T
4

T
4

THPTDL ở Đồng Nai . ............................................................................... 107
T
4

T

4

4.2.1Xác định trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
T
4

trường THPTDL. .................................................................................... 107
T
4

4.2.1.1.Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với HĐQT ở trường THPTDL
T
4

T
4

............................................................................................................ 107
4.2.1.2.Hiệu trưởng với các mối quan hệ phối hợp khác. .................. 109
T
4

T
4

4.2.2.Cải tiến công tác quản lý cho phù hớp với loại hình trường
T
4

THPTDL. ................................................................................................ 110

T
4

4.2.2.1.Xây dựng và quản lý đội ngũ. ................................................ 110
T
4

T
4

4.2.2.2.Quản lý quá trình dạy học - giáo dục. .................................... 112
T
4

T
4

4.2.2.3 Quản lý tài chính và tài sản nhà trường. ................................ 116
T
4

T
4


PHẦN KẾT LUẬN ...............................................................................119
T
4

T

4

1. Ý NGHĨA CỦA CẮC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ............................... 119
T
4

T
4

1.1.Ý nghĩa lý luận : ............................................................................... 119
T
4

T
4

1.2 Ý nghĩa thực tiễn. ............................................................................. 119
T
4

T
4

2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT . ............................................................................. 122
T
4

T
4


2.1.Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo......................................................... 122
T
4

T
4

2.2.Đối với Lãnh đạo địa phương và Ngành GD-ĐT Đồng Nai. ........... 122
T
4

T
4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................124
T
4

T
4

Phụ lục....................................................................................................128
T
4

T
4


LỜI CẢM ƠN


Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS.Hoàng Tâm Sơn, người
Thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình thực hiện, hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với quý Thầy Cô trong Hội đồng khoá
học; quý Thầy Cô Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; cách
riêng quý Thầy và các anh chị thuộc Phòng Khoá học công nghệ và Sau đại học
của Trường đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tác giả trong
quá trình học tập và bảo vệ luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai;
Hội đồng quản trị , Hiệu trưởng các trường THPT công lập, bán công và dân
lập trong Tỉnh... cùng đồng nghiệp, người thân, bạn bè gần xa đã luôn động
viên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn.
Tuy đã cố gắng nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong tiếp tục
nhận được sự giúp đỡ, góp ý của quý Thầy Cô và bạn bè, đồng nghiệp.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC

:

Bán công

BKTTC :

Ban kiểm tra tài chính

CL


Công lập

:

CBQL :

Cán bộ quản lý

CSVC :

Cơ sở vật chất

DL

:

Dân lập

GD

:

Giáo dục

GD-ĐT :

Giáo dục - đào tạo.

GV


Giáo viên

:

HĐQT :

Hội đồng quản trị

HS

Học sinh

:

MTTQ :

Mặt trận tổ quốc

QLGD :

Quản lý giáo dục

THCN :

Trung học chuyên nghiệp

THPT :

Trung học phổ thông


THPTDL

:

Trung học phổ thông dân lập

THPTBC

:

Trung học phổ thông bán công

THPTCL

:

Trung học phổ thông công lập

TN. THCS

:

Tốt nghiệp trung học cơ sở

TIM.; THPT

:

Tốt nghiệp trung học phổ thông


UBND

:

Ủy ban nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

XHH

:

Xã hội hóa


XHHGD

:

Xã hội hóa giáo dục


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Xã hội hóa nói chung, trong đó có xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng lớn

của Đảng và Nhà nước ta.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ
rõ: "Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà
nước giữ vai trò nồng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh
nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng
tham gia giải quyết những vấn đề xã hội". [23] Đây là một tư tưởng chiến lược,
một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển đất nước, giai
đoạn đẩy mạnh nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường có sự định hướng
XHCN. Bản chất của xã hội hóa giáo dục đã được xác định trong Văn kiện Hội
nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) : "Huy động toàn
xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền
giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước ". [26]
Chính phủ cũng đã ra Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 "Về phương
hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa". Theo
đó, một trong những nội dung quan trọng của xã hội hóa giáo dục là việc đa
dạng hóa các hình thức giáo dục và các loại hình nhà trường. Việc mở rộng các
hình thức giáo dục phi chính quy bên cạnh các hình thức giáo dục chính quy,
phát triển các loại hình bán công, dân lập, tư thục bên cạnh trường công lập vốn
là hình thức độc tôn trước đây, đã mở ra khả năng huy động nhiều lực lượng
tham gia vào công tác giáo dục, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển mạnh mẽ
hơn, thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài".[27]
Trong thực tế, xã hội hóa công tác giáo dục đã phát triển ở nhiều nơi
trong cả nước, ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của chủ trương này và ngày
càng được chứng minh như một giải pháp thực sự có hiệu quả cao trong phát
triển sự nghiệp GD-ĐT.


Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh có tiềm năng kinh tế phát triển lớn, do đó đà
thu hút ngày càng nhiều dân cư từ nhiều nơi khác đến lập nghiệp. Điều này dẫn
đến tình hình tăng dân số cơ học rất mạnh. Để giải quyết nhu cầu học tập cho

các em trong lứa tuổi đến trường ngày càng gia tăng, Đảng và chính quyền
Tỉnh thời gian qua đã đầu tư rất nhiều cho giáo dục. Bên cạnh việc thành lập
thêm hàng loạt trường công lập, nhiều trường phổ thông ngoài cồng lập (gồm
cả trường bán công và dân lập) đã được hình thành và ngày càng phát triển. Sự
ra đời của các trường ngoài công lập đều khắp các huyện, thành phố ở Đồng
Nai đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân trong
Tỉnh. Tuy nhiên, do còn mới mẻ nên trong quá trình hoạt động của các trường
ngoài cồng lập nói chung, hệ thống trường THPT dân lập nói riêng đã bộc lộ
những vướng mắc, bất cập, lúng túng trong hoạt động; trong đó có sự lúng túng
về công tác quản lý của Hiệu trưởng làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
của loại hình trường này.
Từ trước đến nay, công tác quản lý trường học đã được nhiều tác giả
nghiên cứu như : Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Hữu Thanh Bình : Công tác quản
lý trường học (1983); Hà Sĩ Hồ : Những bài giảng về quản lý trường học
(1987); Trần Kiểm : Quản lý giáo dục và trường học (1997); Nguyễn Phúc
Châu : Tăng cường hiệu quả quản lý trường THPT bằng công cụ quản lý
(1998)... Cũng đã có những giáo trình, những công trình đi sâu vào việc nghiên
cứu từng lĩnh vực của công tác quản lý trường học như : Nguyễn Huy Diễm :
Hiệu trưởng THPT chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu chất lượng bộ môn (1998);
Dương Thị Trúc Bạch : Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh THPT của người Hiệu trưởng (1998); Ngô Văn Phước : Người
Hiệu trưởng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT
(1999); Nguyễn Trung Hàm : Chỉ đạo quản lý dạy và học trong nhà trường
(1999), Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý tài chính, công tác hành chínhvăn phòng trường trung học (2001); Cao Duy Bình: Kế hoạch hóa hoạt động
nhà trường (1999); Đỗ Thiết Thạch : Xã hội hóa giáo dục và công tác phối hợp
của Hiệu trưởng với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường (2001)...


Riêng trong việc quản lý các trường ngoài công lập, trong đó có loại hình
trường dân lập cũng đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị như các đề

tài cấp Bộ : " Đặc trưng và xu thế phát triển loại hình trường phổ thông bán
công và phổ thông dân lập" - Mã số B92-37-22, " Những cơ sở lý luận và thực
tiễn để xây dựng quy chế trường phổ thông ngoài công lập" - Mã sô" B97-4940 của TS. Nguvễn Văn Đản; Cộng đồng Châu Âu (EU) cũng đã tài trợ để
thành lập dự án hỗ trợ GD-ĐT của Bộ GD-ĐT nhằm giúp Chính phủ và Bộ
GD-ĐT từng bước hoàn thiện các văn bản pháp quy về hệ thống các trường
ngoài công lập; Phạm Văn Luốt : Một số kỉnh nghiệm tổ chức - quản lý loại
hình trường trung học bán công ở Đồng Nai (2000) ... Ngoài ra, còn rất nhiều
bài viết, nhiều ý kiến được đăng trên các tạp chí, các báo của nhiều tác giả như
: Kim Dung, Nguyễn Phan Toàn ( Báo Nhân Dân ); TS. Nguyễn Như Ất, GS.
Văn Như Cương, PGS. Hoàng Dung, Dương Thu Hương, Phí Quốc Thuyên,
Chu Hồng Vân ( Báo Giáo dục và Thời đại); Nguyễn Phượng ( Báo Đồng
Nai)...
Tuy nhiên, công tác quản lý trường THPT thuộc loại hình trường dân lập
ở địa bàn cụ thể như Tỉnh Đồng Nai với những đặc thù riêng của nó đến nay
chưa có tác giả nào nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm để từ đó rút ra những kết
luận khoá học để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý của loại
hình trường còn khá mới mẻ này.
Phương hướng về phát triển giáo dục-đào tạo trong 5 năm từ 2001-2005
của Tỉnh Đồng Nai đã đề ra nhiệm vụ : "Tiến hành khảo sát và có phương án tổ
chức lại các loại hình trường ngoài công lập" và cụ thể trong năm học 20012002 đã đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là "Tiếp tục mở rộng và
nâng quy mô trường lớp, học sinh các loại hình ở các cấp học, ngành học một
cách hợp lý trên cơ sở bảo đảm chất lượng". [1] Việc tìm hiểu thực trạng quản
lý của Hiệu trưởng trường THPTDL ở Đồng Nai và trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng quản lý của Hiệu trưởng đối với
loại trường này là đề tài mà tôi chọn cho luận văn tốt nghiệp của mình, cũng
chính là để góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng của bậc THPT hệ dân lập


đang ngày càng phát triển ở Tỉnh Đồng Nai.


2.Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở khảo sát thực trạng về quản lý của Hiệu trưởng trường THPT
hệ dân lập ở Tỉnh Đồng Nai, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp
thích hợp để giúp cho Hiệu trưởng ở loại hình trường này quản lý thành công,
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các trường THPTDL ở Đồng Nai.

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu :
3.1.Khách thể nghiên cứu : - Hiệu trưởng của 10 trường THPTDL ở Đồng
Nai.
- HĐQT, GV, Quản sinh, HS và phụ huynh của các trường THPTDL
trong Tỉnh Đồng Nai.
3.2.Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng và giải pháp quản lý của Hiệu
trưởng trường THPT hệ dân lập ở Tỉnh Đồng Nai.
Nếu làm rõ được thực trạng về quản lý của Hiệu trưởng trường THPTDL
ở Tỉnh Đồng Nai sẽ có cơ sở tìm được những giải pháp thích hợp để nâng cao
chất lượng quản lý nhà trường của Hiệu trưởng trường THPT thuộc hệ dân lập.

5.Nhiệm vụ nghiên cứu :
Nghiên cứu quản lý của Hiệu trưởng trường THPT hệ dân lập ở Đồng Nai
cần phải đi vào nhiều lĩnh vực; song vì khả năng và thời gian có hạn nên đề tài
của tôi chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ sau đây :
5.1.Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
+ Khái niệm và lý luận về xã hội hóa giáo dục, đi sâu vào việc nghiên cứu
chủ trường đa dạng hóa các loại hình trường học, tìm hiểu nét đặc thù của loại
hình trường THPTDL trong nền giáo dục quốc dân.
+ Khái niệm và lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học.
+ Người Hiệu trưởng với công tác quản lý các hoạt động giáo dục trong
nhà trường nói chung, trong các trường THPT hệ dân lập nói riêng.



5.2.Làm rõ và phân tích thực trạng về quản lý của Hiệu trưởng trường
THPT hệ dân lập Tỉnh Đồng Nai ở các mặt sau :
+ Xây dựng và quản lý đội ngũ.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
+ Quản lý quá trình dạy học và giáo dục.
+ Quản lý hoạt động ngoài giờ lên-lớp.
+ Quản lý tài chính, tài sản nhà trường.
5.3.Đề xuất một số giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng quản lý
của Hiệu trưởng trường THPT hệ dân lập ở Tỉnh Đồng Nai.
+ Đề xuất một số cải tiến về công tác quản lý của Hiệu trưởng .
+ Đề xuất một số giải pháp để giúp Hiệu trưởng các trường THPT hệ dân
lập ở Tỉnh Đổng Nai có thể hoạt động hiệu quả hơn.

6. Phương pháp nghiên cứu :
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là :
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu : Thu thập các tài liệu từ nhiều nguồn
có liên quan đến đề tài về cơ sở lý luận và thực tiễn; khai thác những thông tin
về công tác quản lý loại hình trường dân lập,thu thập kết quả giáo dục các năm
học qua ở các trường THPT trong tỉnh Đồng Nai.
- Phương pháp quan sát : Quan sát về tình hình hoạt động ở các trường
THPT hệ dân lập về một số lĩnh vực nghiên cứu trên ở tất cả các vùng thành
phố, đồng bằng và miền núi của Tỉnh Đồng Nai. Quan sát tình hình dạy và học,
thi cử ở một số trường THPT thuộc tất cả các hệ công lập, bán công, dân lập để
có cơ sở so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp chuyên gia : Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ thu
thập thông tin bổ sung từ các cán bộ quản lý cấp sở : Ban Giám đốc; các
chuyên viên phụ trách phòng THPT, một số hiệu trưởng, hiệu phó các trường
THPT hệ dân lập về công tác quản lý. Kết hợp phương pháp này với phương



pháp phỏng vấn thực hiện ở một số cán bộ địa phương, phụ huynh học sinh và
các em học sinh về một số lĩnh vực liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra giáo dục: Tiến hành lập phiếu điều tra thông qua
việc xây dựng hệ thống câu hỏi để trưng cầu ý kiến trong các lĩnh vực nghiên
cứu liên quan đến đề tài, lên kế hoạch điều tra, sau đó tổng hợp, xử lý để lấy
kết quả.
Ngoài ra, đề tài này còn sử dụng phương pháp thống kê .
Tác giả sẽ nghiên cứu ở 10 trường THPT hệ dân lập, trong đó bao gồm cả
các trường PT cấp 2,3 hệ dân lập ở Tỉnh Đồng Nai :
* Thành phố Biên Hòa :
+ Trường THPT DL Đức Trí + Trường THPT DL Lê Quy Đôn + Trường
THPT DL Nguyễn Khuyến + Trường PT cấp 2,3 DL Bùi Thị Xuân
* Huyện Thống Nhất:
+ Trường THPT DL Trần Quốc Tuấn
+ Trường THPTDL Văn Lang
* Huyện Long Khánh :
+ Trường THPTDL Văn Hiến + Trường THPT DL Nguyễn Huệ
* Huyện Xuân Lộc :
+ Trường THPTDL Hồng Bàng
* Huyện Tân Phú :
+ Trường PT cấp 2,3 DL Ngọc Lâm
Trong quá trình nghiến cứu có liên hệ tham khảo đối chiếu với một số
trường THPT thuộc hệ công lập và bán công trong Tỉnh Đồng Nai.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Xã hội hóa giáo dục - Đa dạng hóa giáo dục .
1.1.1. Xã hội hóa giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục là thực hiện bản chất xã hội của giáo dục. Đó là một
hoạt động có tính quy luật, là một yêu cầu khách quan vốn có của sự nghiệp
giáo dục. Nó là một hệ thống các hoạt động của các cá nhân và tổ chức nhằm
trả lại chức năng giáo dục của xã hội cho xã hội và trả lại chức năng xã hội của
giáo dục cho chính giáo dục. Ý nghĩa phổ biến nhất của xã hội hoá giáo dục là
"Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức
xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước ".[32, tr.3]
- Trước hết, đó là sự phối hợp của liên ngành chức năng trong xã hội tùy
theo tính chất và chức năng của mình. Đối với giáo dục - đào tạo, những ngành
có sự phối hợp thường xuyên là y tế, thể dục - thể thao, dân số - kế hoạch hóa
gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em ... Sự phối hợp này không đơn thuần là
hành động hỗ trợ nhất thời, mà phải được xác định trong một chương trình dài
hạn, được xây dựng trên cơ sở chiến lược con người nói chung và mục tiêu đào
tạo của ngành giáo dục nói riêng trên một địa bàn dân cư nhất định.
- Cùng với sự phối hợp liên ngành, xã hội hoá giáo dục còn là một quá
trình huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các chương trình giáo dục đào tạo. Sự huy động này sẽ tạo ra được môi trường cần thiết cho công tác giáo
dục nói chung và công tác giáo dục ngoài nhà trường nói riêng. Điều đó sẽ làm
cho công tác giáo dục gắn với cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích
của cộng đồng.
- Xã hội hóa giáo dục còn là sự huy động các nguồn đầu tư trong xã hội
vào sự nghiệp giáo dục bằng sự vận động các lực lượng kinh tế, các lực lượng
xã hội, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cùng mỗi người dân đóng góp


xây dựng nhà trường và các tổ chức khác của ngành GD-ĐT.
- Xã hội hóa giáo dục là cuộc vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo
chặt chẽ của tổ chức Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của
ngành giáo dục, xem đó là giải pháp để thực hiện chính sách công bằng xã hội
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng
xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ, tức là người dân được xã hội và

Nhà nước chăm lo, mà còn biểu hiện cả về mặt đóng góp, cống hiến cho xã hội
tùy theo khả năng thực tế của từng người dân, từng địa phương.
- Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh tổng hợp
của toàn dân , của xã hội tham gia vào công tác giáo dục là điều kiện tiên quyết
để phát triển toàn diện và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng và
nền giáo dục quốc dân nói chung, nó mang giá trị chỉ đạo quá trình phát triển
giáo dục một cách lâu dài. Không nên hiểu xã hội hoá giáo dục như một
phương châm hành động khi đất nước còn nghèo, điều kiện đầu tư cho giáo dục
còn quá eo hẹp và cũng không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước,
giảm bớt phần ngân sách Nhà nước; mà trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm
thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho các hoạt động giáo dục,
đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó.
- Xã hội hoá giáo dục là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với với sự
nghiệp phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự
nghiệp do dân, vì dân, gắn với các quá trình phát triển và tiến bộ xã hội.
Trong thực tế, sau gần 15 năm đổi mới, công tác xã hội hoá giáo dục đã
đem lại kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực
vào việc huy động trẻ đến trường, xây dựng CSVC của trường học, đầu tư mở
trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục hình thức khác nhau. Tỷ trọng nguồn
kinh phí xã hội đóng góp trong tổng kinh phí giáo dục ngày càng tăng, đạt
khoảng 25% vào năm 2000. [4]


1.1.2. Đa dạng hóa giáo dục.
Một trong những nội dung của xã hội hoá giáo dục là đa dạng hóa giáo
dục. Với mục tiêu cơ bản là đẩy nhanh quá trình "Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", một trong những giải pháp chủ yếu của đa dạng
hóa giáo dục là đa dạng hóa các hình thức học tập, các loại hình trường lớp.
Bên cạnh việc củng cố các trường công, chuyển một số trường công sang bán
công, khuyến khích mở trường dân lập, cho phép mở trường tư thục. Khuyến

khích tự học, bảo đảm cho mọi công dân quyền được học, được thi, được chọn
trường, chọn thầy, chọn nghề, được học tập trong nước và đi học nước ngoài...
[9, tr.46]
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, việc phát triển các loại hình trường
ngoài công lập, trong đó có trường dân lập, chính là thực hiện chủ trương đa
dạng hóa giáo dục nhằm tạo cơ hội cho thanh thiếu niên nâng cao trình độ học
vấn, tiếp cận những cái mới, những tiến bộ khoá học kỹ thuật để vận dụng
trong công việc và ương đời sống hàng ngày, góp phần'đáp ứng nhu cầu sử
dụng của kinh tế thị trường nói riêng, của đời sống xã hội nói chung.
Thành tựu của giáo dục trong 15 năm đổi mới đã khẳng định : Hệ thống
giáo dục đã bước đầu được đa dạng hóa cả về loại hình, phương thức và nguồn
lực... từng bước hòa nhịp với xu thế chung của giáo dục thế giới. Từ một hệ
thống chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy đến nay đã
có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các
trường mở, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào tạo với
nước ngoài. Thực hiện thu học phí với hầu hết các cấp học và trình độ đào tạo
sau phổ cập. Tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập trong tổng số học sinh,
sinh viên ngày càng tăng; trong năm học 2000-2001 chiếm 66% trẻ em các nhà
trẻ, hơn 50% học sinh mẫu giáo, hơn 34% học sinh THPT, hơn 11% sinh viên
đại học. [4]
Từ những thành tựu trên, một trong những giải pháp để thực hiện mục
tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 là:"Phát triển các trường ngoài công lập;
chuyển một số trường công lập thành trường ngoài côn2 lập khi có đủ điều kiện


thích hợp; củng cô" và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ngoài công
lập; các trường ngoài công lập được ưu tiên thuê đất và vay vốn tín dụng xây
trường; nhà trường, nhà giáo và học sinh, sinh viên các trường ngoài công lập
được bình đẳng như các trường công lập; hoàn thiện và ban hành các cơ chế
chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập". [4]


1.2. Loại hình trường THPT dân lập .
1.2.1. Đặc điểm của các trường ngoài công lập.
Trường dân lập hiện nay thường được xếp trong nhóm các loại hình
trường ngoài công lập gồm bán công, dân lập, tư thục. Cũng như loại hình
trường công lập, các loại hình trường ngoài công lập đều nằm trong hệ thống
giáo dục quốc dân và "đều chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý
giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ" [16,tr.36]. Mà cụ thể là :
-Cùng có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài.
-Cùng thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung do Bộ GD-ĐT ban
hành.
-Đều có trách nhiệm thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục của
Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, quy chế của ngành; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
thanh ưa trực tiếp, toàn diện về chuyên môn của ngành.
Nếu loại trường công lập được Nhà nước tạo điều kiện để giữ vai trò nòng
cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân thì các trường ngoài công lập cũng được
Nhà nước có chính sách khuyến khích như:
-Được hưởng các chính sách khuyên khích về CSVC, đất đai, về thuế,
phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm, khen thưởng và phong tặng danh hiệu theo quy
định của Chính phủ. -Bình đẳng với trường công lập về nhiệm vụ và quyền hạn
của nhà trường, của giáo viên, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên
trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp GD-ĐT và
các quy định liên quan đến tuyển sinh, dạy và học, thi, kiểm tra công nhận tốt
nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ. [32]


Tuy nhiên, giữa các loại hình trường công lập và các trường ngoài công
lập, giữa các trường ngoài công lập với nhau cũng có những đặc điểm riêng :
* Trường công lập là "Do Nhà nước thành lập, bổ nhiệm cán bộ quản lý

và giao chỉ tiêu biên chế; Nhà nước quản lý, đầu tư về CSVC, cấp kinh phí cho
các nhiệm vụ chi thường xuyên". [20,tr.86]
* Đối với các trường ngoài công lập, vì không phải chỉ do Nhà nước thành
lập nên theo quy chế, trường ngoài công lập có từ hai thành viên góp vốn trở
lên phải có Hội đồng quản trị và Ban kiểm ưa tài chính.
Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện quyền sở hữu của nhà trường, có
trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về quy
hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sản của trường.
Hội đồng này có những nhiệm vụ và quyền hạn sau :
+ Quyết định, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường. +
Xây dựng và quyết định các chế độ thu chi tài chính trong trường theo quy định
của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập
hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT.
+ Huy động các nguồn vốn để xây dựng trường, giám sát việc quản lý tài
chính và tài sản của nhà trường, phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách
hàng năm do Hiệu trưởng trình.
+ Giải quyết các yêu cầu đột xuất về việc bổ sung, thay đổi thành viên
HĐQT trong nhiệm kỳ và đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập trường công
nhận.
+ Đề cử và đề nghị công nhận hoặc đề nghị thôi công nhận người giữ
chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo
quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng.
+ Phê duyệt phương án về tổ chức bộ máy, biên chế các vấn đề có liên
quan đến nhân sự của trường do Hiệu trưởng đề xuất.
+ Xây dựng đề án tổ chức và hoạt động của trường để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.


+ Giám sát hiệu trưởng và kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy
định của Nhà nước, của Bộ GD-ĐT, của cơ quan quản lý trực tiếp và các quyết

định của HĐQT. [32]
Ban kiểm tra tài chính do HĐQT thành lập, là bộ phận có chức năng giúp
HĐQT kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của nhà trường và thực hiện
chế độ tài chính công khai. Thành viên HĐQT, hiệu trưởng, kế toán trưởng
không được làm thành viên BKTTC. [32]
Giữa các loại hình trường ngoài công lập cũng có những đặc điểm riêng :
*Trườne bán công là do Nhà nước thành lập trên cơ sở tổ chức nhà nước phối
hợp với các tổ chức không phải là tổ chức nhà nước, thuộc mọi thành phần
kinh tế hoặc với các cá nhân cùng đầu tư xây dựng CSVC hoặc theo phương
thức thành lập mới, hoặc chuyển toàn bộ hoặc một phần CSVC từ trường công
lập sang bán công.
*Trường tư thúc là do cá nhân hay một nhóm cá nhân xin phép thành lập
và tự đầu tư.
*Trường dân lập là "Do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế xin phép thành lập, tự đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước
và huy động các nhà giáo, nhà khoa học, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức,
kinh phí và cơ sở vật chất để xây dựng trường". [32]
Về chế độ quản lý tài chính, trường dân lập hoạt động theo nguyên tắc thu
đảm bảo toàn bộ chi phí của đơn vị và bảo toàn phát triển nguồn tài chính.
Từ năm 1999 trở lại đây, để đẩy mạnh công tác xã hội hóa nói chung,
trong đó có XHHGD, Chính phủ đã ra Nghị định về chính sách khuyến khích
xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể
thao. Theo tinh thần Nghị định này, Nhà nước khuyên khích các tổ chức và cá
nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân và trong các tổ chức thuộc mọi
thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động giáo dục theo đúng quy định của
pháp luật. Riêng trong lĩnh vực GD-ĐT có những chính sách khuyến khích
như:


* Về quản lý tài chính : Được thu học phí và các khoản đóng góp theo quy

định của Chính phủ và của cơ quan có thẩm quyền; được nhận tài trợ và sử
dụng các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo
quy định của pháp luật; phần thu nhập có được từ nguồn vốn góp của Nhà nước
được để lại cho cơ sở để tiếp tục đầu tư...
* Về cơ sở vật chất, đất đai : Được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của
Nhà nước theo quy định của Chính phủ; được Nhà nước giao đất ổn định lâu
dài và không thu tiền sử dụng đất; được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; được thực hiện chế độ miễn giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định ... [20]

1.2.2 Trường THPTdân lập.
Trong hệ thống các trường ngoài công lập, Trường THPTDL là một trong
các bậc học của giáo dục phổ thông, thuộc loại hình trường THPT ngoài công
lập và nằm trong hệ thống trường trung học nói chung. Bắt đầu hình thành từ
những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, loại hình trường THPTDL thời
gian đầu hoạt động còn nhiều mới mẻ, lúng túng cho đến ngày 20/8/1991, Bộ
GD-ĐT đã ban hành "Quy chế về trường phổ thông dân lập" tạo điều kiện cho
các trường phổ thông dân lập, trong đó có trường THPTDL hoạt động. Theo
Quy chế này, một trong những điều kiện để được mở trường THPTDL là phải
được một tổ chức đứng tên xin mở trường. Tổ chức đó có thể là :
Các tổ chức kinh tế quốc doanh; các trường đại học và cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp , trường dạy nghề và các cơ quan văn hóa xà hội khác; các
đoàn thể như Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Mặt trận tổ
quốc (từ cấp Huyện trở len); các Hội khoá học - kỹ thuật, các Hội văn học nghệ thuật trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. [31]
Chính tổ chức đứng tên mở trường mới là người chủ quản nhà trường phổ
thông dân lập, chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương và các cấp quản
lý giáo dục về toàn bộ hoạt động nhà trường.



Ngoài ra quy chế cũng quy định Hiệu trưởng trường THPTDL do tổ chức
mở trường giới thiệu và cơ quan có thẩm quyền cho mở trường xét công nhận.
Mức học phí ở các lớp phổ thông dân lập do nhà trường và cha mẹ học sinh
thỏa thuận. [31]
Ngày 28/8/2001, Bộ GD-ĐT đã ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt động
của các trường ngoài công lập" thay cho quy chế các loại hình trường ngoài
công lập trước đây, trong đó có Quy chế trường phổ thông dân lập năm 1991.
Theo Quy chế mới này, người chịu trách nhiệm mọi mặt về trường THPTDL
không còn là tổ chức mở ưường mà được xác định là Hội đồng quản trị; yêu
cầu tối thiểu về quy mô trường THPTDL là phải có 3 lớp cho mỗi khối lớp; tài
sản trường THPTDL thuộc sở hữu tập thể... [32]
Với mục tiêu giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo
dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông
thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, trường THPTDL
ngoài những đặc thù của trường dân lập cũng có các nhiệm vụ và quyền hạn
được quy định như sau :
+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương
trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Tiếp nhận học sinh, quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.
+ Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy
định của pháp luật.
+ Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng
thực hiện các hoạt động giáo dục.
+ Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội
trong phạm vi cộng đồng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường THPTDL không ở trong biên chế nhà
nước và phải đạt tỷ lệ số giáo viên cơ hữu trong hai năm đầu không dưới 30%,



từ năm thứ ba trở đi không dưới 40%. Các giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng đều
phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, trình độ chuẩn và sức khoe
theo quy định của Luật Giáo dục, do Hiệu trưởng đề xuất và được HĐQT phê
duyệt.
Ngoài việc thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học, trường
THPTDL được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/ năm nhằm bảo
đảm mặt bằng kiến thức và kết quả các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào cấp
học, bậc học cao hơn; được tổ chức học 2 buổi/ ngày nếu có đủ các điều kiện
về CSVC và đội ngũ giáo viên. [32]

1.3. Quản ly giáo dục - Quản lý trường học.
1.3.1 Khái niệm về quản lý :
Quản lý là một dạng đặc biệt trong x-ã hội loài người. Mục đích chính của
dạng hoạt động này là tập hợp, chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp nguồn nhân lực vào
hoạt động chung để có hiệu quả cao. c. Mác đã nêu ra bản chất của quản lý là :
"Bất cứ một lao động xã hội hay lao động chung nào tiến hành trên một quy mô
tương đối lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để làm cho những hoạt động
đó ăn nhịp với nhau. Sự chỉ đạo đó phải làm những chức năng chung tức là
những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể
sản xuất với những vận động cá nhân của những thành phần độc lập hợp thành
cơ sở sản xuất đó. Một người chơi vĩ cầm riêng rẽ thì tự điều khiển mình,
nhưng một giàn nhạc thì cần có một nhạc trưởng." [5, tr.29-30]
Theo tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý thì "Quản lý là sự tác động có ý
thức của chủ thể quản lý đến hệ thống bị quản lý ( các quan hệ ) nói chung
hoặc bộ phận của nó nói riêng trên cơ sở nhận thức và sử dụng những quy luật
và xu thế khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động và
phát triển hợp lý tối ưu đạt mục đích đề ra".[28, tr.9]
Nguyễn Ngọc Quang cũng đã định nghĩa "Quản lý là tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao độn2 nói

chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến" [29, tr.24]


Như vậy, ta có thể hiểu được rằng : Quản lý là những tác động có mục
đích, có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt
động của tổ chức đạt đến kết quả mong muốn với hiệu quả cao.

1.3.2. Quản lý giáo dục - quản lý trường học.
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý đã xác định Quản lý giáo dục là sự tác
động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý , nhằm đưa hoạt động
sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả
nhất. [28, tr. 17]
Xét về bản chất, quản lý giáo dục là hệ thống những hoạt động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống
giáo dục vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện
được tính chất của nhà trường XHCN, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên một
trạng thái mới về chất. [29, tr.31]
Nếu xem quản lý giáo dục là quản lý vĩ mô thì quản lý trường học là quản
ly vi mô, là hệ thống con của quản lý giáo dục. Có thể hiểu quản lý trường học
là một chuỗi tác động hợp lý ( có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch )
mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học
sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nằm huy động
lực lượng này cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà
trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những
mục tiêu dự kiến. [13, tr.16]
Thời gian qua, một trong những yếu kém của giáo dục nước ta như Hội
nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng (Khóa VIII) đã chỉ ra là : "Công tác
quản lý GD-ĐT có những mặt yếu kém, bất cập"; "Cơ chế quản lý của ngành
giáo dục-đào tạo chưa hợp lý" [26] nên chưa phát huy được mặt mạnh, thuận
lợi, chưa tạo được sự phát triển đồng bộ và toàn diện công tác giáo dục. Vì vậy

cần phải đổi mới công tác quản lý giáo dục. Việc đổi mới công tác quản lý giáo
dục trước hết là phải nâng cao khả năng quản lý của chủ thể quản lý, phải "Xây
dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; đào tạo và bồi


×