Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5556:1991

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.14 KB, 16 trang )

Tiêu chuẩn Việt nam
TCVN 5556 – 1991   

THIẾT BỊ ĐIỆN HẠ ÁP 
Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật 
Lời nói đầu
TCVN 5556 – 1991 do Viện nghiên cứu Khoa học kỹ  thuật Bảo hộ  lao  
động Tổng liên đoàn lao động Việt nam biên soạn , Tổng cục Tiêu chuẩn ­ Đo 
lường – Chất lượng đề  nghị  và được Uỷ  ban Khoa học Nhà nước ban hành  
theo quyết định số  607/QĐ ngày 15 tháng 10 năm 1991 .
Tiêu chuẩn Việt nam 

TCVN 5556 ­ 1991

Thiết bị hạ áp 
Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật
Low – voltage electric equipments 
General requirements for 
preventions of electric shock

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại thiết bị điện , máy điện xoay 
chiều có điện áp đến 1000V , tần số  danh định đến 10 KHz và thiết bị  điện 
một chiều có điện áp đến 1500V. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu chung  
về bảo vệ người tránh tiếp xúc với các bộ phận mang điện đang vận hành và 
tiếp xúc với các bộ phận bình thường không mang điện lúc xuất hiện trên các  
bộ phận này điện áp nguy hiểm .


2
1. Yêu cầu đối với bảo vệ tránh tiếp xúc với các bộ phận mang điện 
đang vận hành .


1.1.

Yêu cầu chung 

1.1.1. Các  thiết bị điện và các bộ phận của nó phải có kết cấu chắc chắn  
và có biện pháp bảo vệ để khi vận hành bình thường đảm bảo bảo vệ toàn bộ 
hay cục bộ 
Không bắt buộc bảo vệ toàn bộ trong các trường hợp sau đây :
a)
Nếu chỉ cho phép những người có trình độ  chuyên môn về  điện 
tiến hành công việc trên thiết bị điện .
b)
Nếu dòng điện qua người khi tiếp xúc với các bộ  phận mang  
điện không vượt quá trị số giới hạn an toàn . 
1.1.2.   Các thiết bị  cắt điện tự  động , hay đưa xung đến cắt điện khi 
người chạm vào các bộ phận mang điện không được coi là thiết bị baỏ vệ độc 
lập tránh tiếp xúc .
1.1.3. Các thiết bị điện có tụ điện phải có kết cấu để  đảm bảo trong khi  
vận hành và sau khi cắt điện khoong tạo nên nguy hiểm do pháng điện .
1.1.4. Các phương tiện bảo vệ  và dụng cụ  có cách điện phải được chế 
tạo và bố trí đảm bảo để các phụ tải về cơ , điện và tác động của các yếu tố 
hoá học , nhiệt và khí hậu không làm giảm hiệu quả bảo vệ tránh tiếp xúc .
1.2.

Yêu cầu đối với vỏ bảo vệ 

1.2.1. Vỏ bảo vệ để bảo vệ toàn bộ phải có đặc tính , kích thước và cách 
bố  trí thoả  mãn yêu cầu  ở  điều 1.1.4. và có khả  năng ngăn chặn sự  tiếp xúc 
của người không sử dụng các phương tiện phụ với các bộ phận mang điện 
1.2.2.Vỏ  bảo vệ  để  bảo vệ  toàn bộ  phải có mức bảo vệ  không dưới 

IP2X theo TCVN 4255 – 86.
1.2.3. Khoảng cách bảo vệ giữa vỏ bằng kim loại cũng như giữa bộ phận 
che chắn bằng vật liệu không cách điện và bộ phận mang điện phải được lựa 
chọn thoả mãn yêu cầu ở điều 1.1.4 để loại trừ khả năng tiếp xúc giữa vỏ hay 
bộ phận che chắn và bộ phận mang điện .
1.2.4. Vỏ bảo vệ phải có kết cấu để chỉ có thể mở hay tháo ra được bằng  
một hay một số cách sau :
a)

Dùng dụng cụ

b)

Tự động cắt điện khi mở máy hay tháo vỏ ra .

c)
Khi mở  máy hay tháo vỏ  bảo vệ  phía ngoài thì vỏ  bảo vệ  bên 
trong tự  chuyển dịch tới chỗ  cần bảo vệ  ( ví dụ  dùng nắp bảo vệ  tự  động 
2


3
đóng khi tháo vỏ  ngoài ) . Vỏ  bảo vệ bên trong phải có kết cấu để  khi tháo , 
mở ra cũng phải dùng dụng cụ .
1.3.

Yêu cầu đối với che chắn bảo vệ 

1.3.1. Che chắn bảo vệ  để  bảo vệ  cục bộ  phải được thực hiện dưới 
dạng các tấm , dây , thanh chắn , tay vịn , hay lưới có mức bảo vệ dưới IP 2X  

theo TCVN 4255­86 . Khi đó , khoảng cách giữa bộ  phận che chắn và phần  
mang điện phải đảm bảo loại trừ được sự tiếp xúc ngẫu nhiên của người với  
bộ phận mang điện .
Tấm chắn , dây , thanh chắn , tay vịn , phải bố  trí  ở  độ  cao 1000  200 
mm  so với mặt bằng bình thường có người đi lại .
1.3.2. Che chắn bảo vệ không được phép tự nới lỏng . Cho phép tháo , mở 
bộ phận che chắn bảo vệ không dùng dụng cụ . 
1.4.

Yêu cầu đối với bố trí bảo vệ .

1.4.1. Nếu   các   bộ   phận   mang   điện   được   bố   trí   cách   chỗ   đi   lại   bình 
thường của con người trên khoảng cách đảm bảo loại trừ được khả năng tiếp 
xúc với các bộ phận mang điện khi người không sử dụng các phương tiện phụ 
thì việc bố trí như vậy được xem là bảo vệ toàn bộ .
1.4.2. Nếu việc bố  trí của bộ  phận mang điện loại trừ  được khả  năng  
tiếp xúc ngẫu nhiên với các bộ  phận đó thì được xem là bảo vệ  cục bộ  . 
Những chỗ nguy hiểm phải được đánh dấu .
1.5.

Yêu cầu đối với cách điện chỗ làm việc .

1.5.1. Nền  ở  chỗ  làm việc để  bảo vệ  toàn bộ  phải được làm bằng vật 
liệu cách điện hay phủ  bằng vật liệu cách điện để  chỉ  khi người đứng trên 
nền cách điện mới có thể chạm vào các bộ phận mang điện.
Tại chỗ  làm việc đã được cách điện phải loại trừ được khả  năng người  
tiếp xúc đồng thời với các bộ  phận mang điện hay không mang điện có điện 
thế khác nhau trong phạm vi vươn tới của tay người cần được phủ  bằng vật 
liệu cách điện .
1.5.2. Lớp phủ  cách điện phải thoả  mãn các yêu cầu  ở  điều   1.1.4. và  

phải được bảo vệ tránh bị xê dịch .
1.6.

Yêu cầu khi dùng điện áp an toàn 

1.6.1. Nếu điện áp giữa bộ  phận mang điện và giữa các bộ  phận mang  
điện với đất không vượt quá trị  số  giới hạn an toàn thì khi không có phủ  bảo 
vệ cũng được xem là biện pháp baỏ vệ toàn bộ 
1.6.2. Nguồn cung cấp có điện áp an toàn có thể là :

3


4
        a ) Nguồn cung cấp độc lập có điện áp thấp ( ví dụ ắc qui , pin , máy 
             phát điện áp thấp ...) .
       b ) Nguồn cung cấp được lấy từ mạng có điện áp nguy hiểm nhưng 
            không liên hệ trực tiếp về điện ( ganvalnic ) với mạng điện ( ví dụ 

            máy biến áp cách ly ) .
c)   Nguồn cung cấp lấy từ  mạng có điện áp nguy hiểm và liên hệ  với 
mạng đó nhưng biện pháp cáh điện và ( hay ) sơ đồ  đảm baỏ điện áp trên các  
cực đầu ra khi có sự  cố   ở  nguồn cung cấp không vượt quá trị  số  giới hạn an  
toàn như qui định ở điều 1.6.1 ( ví dụ : chỉnh lưu , máy biến áp an toàn ... ).  
1.6.3. Không cho phép nối mạch điện các nguồn điện áp an toàn với các  
mạch điện không thoả mãn yêu cầu ở điều 1.6.1, và 1.6.2.
Cho phép nối đát mạch điện có điện áp an toàn .
2. Yêu cầu đối với bảo vệ khi tiếp xúc với các bộ phận không mang 
điện lúc có điện áp nguy hiểm 
2.1.


Yêu cầu chung 

2.1.1. Biện pháp bảo vệ  chống điện giật khi tiếp xúc với các bộ  phận 
không mang điện lúc xuất hiện trên đó điện áp là cần thiết nếu trị số điện áp  
chạm ( có xét đến loại và điều kiện vận hành thiết bị  ) vượt quá trị  số  giới 
hạn an toàn .
2.1.2. Biện pháp bảo vệ  phải đảm bảo trị  số  điện áp chạm không vượt  
quá trí số  giới hạn an toàn hoặc cắt nhanh mạch điện bị  sự  cố  khi điện áp  
chạm vượt quá trị số đó .
Được phép kết hợp các biện pháp bảo vệ  khác nhau nếu từng biện pháp 
bảo vệ  riêng biệt không làm giảm hiệu quả  bảo vệ  và độ  tin cậy của biện  
pháp khác .
2.1.3. Để đề phòng điện áp chạm nguy hiểm , trong nhà có đặt thiết điện 
phải nối các bộ  phận kim loại của các đường  ống dẫn nước , dẫn khí , dẫn 
nhiên liệu , điều hoà không khí , kết cấu kim loại của nhà mà người có thể 
chạm tới , dây dẫn sét ...với dây không bảo vệ của mạng và cực nối đất .
2.1.4. Lựa chọn , lắp đặt và nối các dây san bằng thế  phải đảm bảo để 
các phụ  tải cơ  học , điện cũng nhưu tác động của các yếu tố  nhiệt, hoá chất  
,khí hậu trong thời gian sử  dụng không làm giảm hiệu quả  sử  dụng của san  
bằng thế nhân tạo .

4


5
2.1.5. Tại các vị  trí dây san bằng thế  có thể  bị  hư  hỏng do tác động cơ 
học hay bị ăn mòn thì phải có biện pháp bảo vệ .
2.2. Yêu cầu đối với nối không 
2.2.1. Vỏ  các thiết bị  điện có cấp bảo vệ  I ( có nối dây bảo vệ  theo  

TCVN 3144 – 79 ) phải được nối với điểm nối đất trực tiếp của mạng điện 
qua dây bảo vệ . Ngoài ra , dây bảo vệ phải được nối với hệ thống san bằng 
thế nằm trong khu vực đặt thiết bị điện ( xem hình 1 ) phù hợp với yêu cầu ở 
các điều 2.1.3.đến 2.1.5.
2.2.2.Phải nối đất dây bảo vệ   ở  điểm trung tính của nguồn cung cấp  
( máy phát , máy điện áp ) . Nếu có các cực nối đất có khả năng giảm điện áp  
chạm thì dây bảo vệ cũng phải được nối với các cực nối đất này 
2.2.3. Trị  số  lớn nhất cho phép của tổng trở  nối đất phải đảm bảo điện 
thế  của dây bảo vệ  khi có ngắn mạch chạm đất không vượt quá trị  số  giới 
hạn an toàn.
2.2.4. Các thông số của thiết bị bảo vệ và tiết diện danh định của dây dẫn 
và dây bảo vệ  phải được lựa chọn sao cho khi có ngắn mạch thì thiết bị  bảo 
vệ sẽ tự động cặt mạch sự cố phù hợp với qui định ở điều 2.1.2.
2.2.5. Nếu trong mạch TN­C sự dụng cắt điện tự  động kiểu dòng rò để 
làm thiết bị  bảo vệ  thì dây bảo vệ  nối vào vỏ  thiết bị  điện phải rẽ  nhánh 
trước máy cắt điện ( tính theo chiều dòng điện tiêu thụ ).
  2.2.6. Dây bảo vệ phải được lựa chọn , lắp đặt và nối với nhau và với 
vỏ  thiết bị  điện sao cho có thể  chịu được các tải cơ  điện phát sinh trong khi  
vận hành cũng như  tác động của các yếu tố  nhiệt , hoá học và khí hậu ; các  
mối nối thường xuyên phải đảm bảo chắc chắn .       

5


6

Hình 1 . Nối không trong mạng điện ba pha ( mạng TN­C­S )
1. Nối đất làm việc                            N . Dây trung tính 
2. Vỏ thiết bị điện                              PE . Dây bảo vệ 
3. Hệ thống san bằng thế PEN . 

Dây trung tính vừa là dây bảo vệ 

2.2.7.Khung của thiết bị  phân phối , kết cấu đỡ  cáp , đường  ống và các  
kết cấu kim loại tương tự  được dùng làm dây bảo vệ  phải thoả  mãn những  
yêu cầu sau :
a) Phải được nối cố   định với nhau , phải chịu  được dòng  điện ngắn  
mạch lớn nhất và khi tách các phần tử riêng biệt thì không làm đứt mạch bảo 
vệ .
b) Phải có điện trở không lớn hơn trị số yêu cầu đối với dây bảo vệ 
1.2.8. Không được phép lắp máy cắt một cực hay cầu chảy trên dây hay  
mạch bảo vệ .
Khi đóng máy cắt nhiều cực và ( hay ) phích cắm thì tiếp điểm bảo vệ 
phải đóng trước tiếp điểm mang điện , còn khi cắt thì tiếp điểm bảo vệ  phải  
mở sau tiếp điểm mang điện .

6


7
1.2.9. Phải đánh dấu bằng mầu sắc để  phân biệt dây bảo vệ  với dây  
mang điện .
Màu của dây bảo vệ phải kết hợp màu xanh lá cây và màu vàng .
Kí hiệu màu nêu trên chỉ  được sử  dụng cho dây bảo vệ  , dây nối đất và  
dây san bằng thế .
Nếu do nguyên nhân công nghệ mà không thể thực hiện kí hiệu màu trên 
toàn bộ chiều dài hoặc về mặt kỹ thuật an toàn là không cần thiết thì cho phép  
chỉ thực hiện ký hiệu màu ở đầu nối và chỗ rẽ nhánh trên dây bảo vệ .
1.3.

Yêu cầu đối với nối đất bảo vệ .


2.3.1.Vỏ của các sản phẩm kỹ thuật điện có cấp bảo vệ I và các thiết bị 
điện phải được nối đất bảo vệ ( xem hình 2 ).
2.3.2.Trị số lớn nhất của tổng trở nối đất bảo vệ , các thông số  của thiết  
bị  bảo vệ  và tiết diện danh định của dây dẫn và dây bảo vệ  phải được lựa 
chọn để đảm bảo khi có ngắn mạch chạm vỏ hay chạm vào dây bảo vệ thì sẽ 
tự  động cắt mạch sự cố hoặc giảm điện áp chạm đến giá trị  tương ứng vưói  
yêu cầu ở điều 2.1.2.  
 

Hình 2. Nối đất bảo vệ trong mạng điện ba pha loại TT
1.

Nối đất làm việc 

2.

Vỏ 

7


8
3.

Nối đất bảo vệ 

2.3.3.Việc lựa chọn ,lắp đặt dây bảo vệ phải tuân theo các qui định ở các 
điều 2.2.6   2.2.9.
2.4.Yêu cầu đối với hệ thống dây bảo vệ 

2.4.1.Vỏ  các sản phẩm kỹ  thuật điện cấp bảo vệ  I và các thiết bị  điện  
phải được nối với nhau bằng dây bảo vệ và nối với hệ thống đường ống bằng 
kim loại , kết cấu kim loại của nhà và nối đất tự nhiên khác nămg ở gần thiết  
bị điện .
Các dây dẫn mang điện , kể cả điểm trung tính của mạng không được nối  
đất trực tiếp hay nối đất với dây bảo vệ ( xem hình 3 ) 

          Hình 3 . Dây bảo vệ trong mạng điện ba pha loại IT
1.

Nối đất qua khe hở phòng điện 

2.

Vỏ 

3.

San bằng thế 

8


9
2.4.2.Thiết bị  kiểm tra cách điện được lắp trong hệ  thống dây bảo vệ 
phải phát tín hiệu đủ  nhạy , rõ ràng hoặc phải cắt phần mạng có sự  cố  khi  
điện trở cách điện giảm xuống dưới mức giới hạn qui định 
2.5.Yêu cầu đối với cắt bảo vệ dòng rò 
2.5.1.Các thiết bị  điện phải được nối với máy cắt điện dòng rò phù hợp  
với hình 4 hay nối với thiết bị điều khiển bằng máy cắt điện dòng rò có máy  

biến dòng tổng bố trí tách biệt .
2.5.2.Vỏ các sản phẩm kỹ thuật điện có cấp bảo vệ I và các thiết bị điện 
phải được nối với trang bị nối đất bảo vệ bằng dây bảo vệ ( xem hình 4 ) .  
Trong mạng có trung tính cách ly , khi nối một số sản phẩm kỹ thuật điện 
với một máy cắt điện dòng rò thì vỏ của chúng phải được nối với trang bị nối 
đất bảo vệ chung .
2.5.3. Trị  số  lớn nhất cho phép của tổng trở  nối đất bảo vệ  và thông số 
của máy cắt điện dòng rò phải được lựa chọn để  đảm bảo khi có tiếp xúc  
giữa dây dẫn mang điện ( trừ dây trung tính ) với vỏ hoặc dây bảo vệ thì thiết 
bị bảo vệ sẽ tự động cắt phần mạng sự cố thoã mãn yêu cầu ở điều 2.1.2.

     Hình 4. Sơ đồ bố trí máy cắt dòng rò trong mạng điện ba pha loại TT 
1.

Nối đất bảo vệ 

2.

Vỏ 

3.

Nối đất bảo vệ

4.

Máy cắt điện dòng rò  

2.5.4.Lựa chọn , lắp đặt dây bảo vệ  phải thoã mãn yêu cầu  ở  các điều  
2.2.6   2.2.9 

2.6.Yêu cầu đối với cắt điện bảo vệ 

9


10
2.6.1.Các loại vật liệu cách điện được sử dụng để làm cách điện bảo vệ 
như  trình bày  ở  hình 5 phải có đủ  độ  bền cơ  , điện và tính  ổn định dưới tác 
dụng của các yếu tố hoá học , nhiệt , khí hậu do sự già hoá để có thể loại trừ 
được sự xuất hiện điện áp nguy hiểm trên các bộ phận mà người có thể chạm  
tới . Yêu cầu trên phải đảm bảo khi có xét đến ảnh hưởng của điều kiện vận 
hành và môi trường xung quanh .

Hình 5. Các dạng thực hiện các sản phẩm có cấp bảo vệ II
A. Các sản phẩm có vỏ  bọc cách điện cũng như  có cách điện chính và  
cách điện phụ tách biệt .
B. Các sản phẩm có các bộ  phận kim loại mà người có thể  chạm tới  
cũng như có cách điện chính và cách điện phụ tách biệt .
C. Các sản phẩm có các bộ phận kim loại mà người có thể chạm tới và 
             cách điện tăng cường ( hai thành phần ) 
D. Các sản phẩm có các bộ  phận kim loại mà người có thể  chạm tới và 
cách điện tăng cường ( một thành phần ) 
1.Cách điện chính 
2. Bộ phận kim loại người không thể chạm tới 
3. Cách điện phụ 
4. Bộ phận kim loại người có thể chạm tới
5. Cách điện tăng cường .
2.6.2.Không cho phép làm mất hoặc hỏng cách điện chính và cách điện 
phụ của các bộ phận mang điện hay làm giảm tính chất cách điện của nó đến  


10


11
mức có thể  xuất hiện điện áp trên các bộ  phận của sản phẩm kỹ  thuật điện  
hay thiết bị điện mà người có thể chạm tới .
2.6.3.Ơ các thiết bị điện có cách điện bảo vệ không cho phép nối dây bảo 
vệ  và tụ  điện với các bộ  phận kim loại không mang điện mà người có thể 
chạm tới 
Khi đặt dây bảo vệ xuyên qua các bộ phận của thiết bị điện có cách điện 
bảo vệ hoặc đặt dây bảo vệ ở bên trong thiết bị thì phải cách điện dây bảo vệ 
và các chi tiết của nó với các bộ phận không mang điện mà người có thể chạm  
tới . Mức cách điện này phải bằng mức cách điện của bộ phận mang điện .
2.6.4.Các sản phẩm kỹ  thuật điện có cấp bảo vệ  II phải có kí hiệu của 
cách điện bảo vệ (           ) ở mặt ngoài của sản phẩm 
2.7.Yêu cầu khi sử dụng điện áp an toàn 
2.7.1.Các sản phẩm kỹ  thuật và các bộ  phận của thiết bị  điện làm việc  
với điện áp an toàn ( cấp bảo vệ III ) phải có điện áp danh định không lớn hơn  
trị số giới hạn của điện áp an toàn theo qui định ở điều 2.1.2.
2.7.2.Nguồn cung cấp điện áp an toàn phải tuân theo qui định ở điều 1.6.2.
2.7.3.Không được phép nối các mạch điện dùng điện áp an toàn với các  
mạch điện khác không thoả mãn các yêu cầu ở điều 2.7.1. và 2.7.2.
2.7.4. Không được phép nối dây bảo vệ  với các bộ  phận của các sản 
phẩm kỹ thuật điện và các bộ phận của thiết bị điện có cấp bảo vệ III.
2.7.5.Ô , phích cắm dùng điện áp an toàn không được có tiếp điểm bảo vệ 
và phải có kết cấu khác với các  ổ  , phích cắm có điện áp cao hơn qui định ở 
điều 2.7.1.
2.8.Yêu cầu đối với cách ly bảo vệ
2.8.1.Mạch của các thiết bị  dùng điện không có nguồn cung cấp độc lập 
phải được cách ly về  điện ( không được nối ganvanic ) với mạng cung cấp 

bằng cách sử  dụng các nguồn cung cấp có thể  loại trừ  được sự  lan truyền 
điện áp đầu vào sang đầu ra của nguồn .
2.8.2.Không được phép nối đất hay nối các dây dẫn mạng điện của mạch  
điện đã được cách ly bảo vệ với dây dẫn hoặc dây bảo vệ của các loại mạng  
điện khác .
2.8.3.Không được phép nối các dây bảo vệ của mạng cung cấp với các bộ 
phận không mang điện của thiết bị dùng điện ở mạng cách ly mà người có thể 
chạm tới .

11


12
Yêu cầu này không bắt buộc áp dụng trong trường hợp vỏ  của thiết bị 
dùng điện được bố  trí trên các kết cấu kim loại mà các kết cấu đó bắt buộc  
phải nối trực tiếp hay gián tiếp với dây bảo vệ .
2.8.4.ở mạng cách ly chỉ được phép nối một thiết bị dùng điện với nguồn  
cung cấp hay với một cuộn dây ra của máy biến áp có nhiều cuộn dây ở đầu ra  
.
Cho phép nối một số thiết bị dùng điện với nguồn cung cấp khi thoã đồng 
thời các yêu cầu sau :
a)Các thiết bị  dùng điện được bố  trí và lắp chắc chắn trên kết cấu dẫn  
điện chung của cụm 
b)Vỏ  của thiết bị  dùng điện ( trừ  các dụng cụ  điện có cấp bảo vệ  II )  
được nối với nhau bằng dây bảo vệ phù hợp với qui định ở điều 2.1.2.
c)Khi hai pha chạm vỏ thì sẽ  tự  động cắt mạch bị  sự  cố  theo qui định ỏ 
điều 2.1.2.
2.8.5.Các bộ  phận kim loại mà người có thể  chạm tới của các dụng cụ 
điện cấp bảo vệ I phải được nối với nhau và nối với dây bảo vệ .
Lựa chọn , lắp đặt dây bảo vệ  phải thoã mãn yêu cầu  ở  điều 2.2.6 đến 

2.2.9.    

12


13
Phụ lục 1 của TCVN – 1991 
Thuật ngữ và định nghĩa 
1.Bảo vệ  toàn bộ  chống chạm – các biện pháp có thể  bảo vệ  người  
chống chạm vào các bộ  phận mang điện khi không sử  dụng phương tiện phụ 
hoặc loại trừ được điện giật khi chạm vào các bộ phận đó .
2.Bảo vệ cục bộ chống chạm – các biện pháp có thể bảo vệ chống chạm 
ngẫu nhiên vào các bộ phận mang điện .
3.Phạm vi vươn tới của tay người – khoảng không gian được giới hạn  
bởi khả năng vươn xa của tay người khi không sử dụng các phương tiện phụ ( 
kích thước xem hình 6 ).

Hình 6 : 1) Phạm vi vươn tới của tay người 
                      2)Nền 
4.Vỏ  bảo vệ ( bọc bảo vệ ) – biện pháp bảo vệ  chống chạm vào các bộ 
phận mang điện . Nguyên lý thực hiện là bọc , phủ  các bộ  phận mang điện 
bằng các bộ phận có thể bảo vệ toàn bộ chống chạm . 
13


14
5. Che chắn bảo vệ – biện pháp để  bảo vệ  chống chạm ngẫu nhiên vào 
các bộ phận mang điện .
­Nguyên lý thực hiện là che chắn ( rào chắn ) các bộ  phận mang điện 
bằng các phương tiện có thể bảo vệ cục bộ chống chạm. 

6.Bố  trí bảo vệ  – biện pháp để  bảo vệ  chống chạm hay chống chạm  
ngẫu nhiên vào các bộ phận mang điện . Nguyên lý thực hiện là bố  trí các bộ 
phận mang điện cách xa chỗ  làm việc để  bảo vệ  toàn bộ  hay cục bộ  chống  
chạm .
7.Mạng TN­ ký hiệu quốc tế của loại mạng điện có điểm trung tính nối 
đất trực tiếp , còn vỏ thiết bị điện được nối với điểm trung tính ( nối không ). 
8.Mạng TN­C là mạng TN có dây bảo vệ vừa là dây trung tính.
9. Mạng TN­S là mạng TN có dây bảo vệ và dây trung tính riêng biệt.
10.Mạng TN­S­C­ Mạng TN trong đó ở phần đầu của mạng có dây trung 
tính và dây bảo vệ  chung còn  ở  phần sau của mạng có dây trung tính và dây 
bảo vệ riêng biệt ( xem hình 1 ) . 
11. Mạng TT­ ký hiệu quốc tế của loại mạng điện, có trung tính trực tiếp 
nối đất và vỏ thiết bị điện cũng được nối đất bảo vệ ( xem hình 2 và hình 4 ).
12. Mạng IT­ ký hiệu quốc tế của loại mạng điện có điểm trung tính cách 
ly với đất, còn vỏ thiết bị điện thì được nối đất .
Chú thích :
a) Mạng TN và mạng TT cũng được gọi là mạng có trung tính nối đất 
,còn mạng IT là mạng có trung tính cách ly .
b) Các ký hiệu qui ước được sử dụng trong các thuật ngữ trên có ý nghĩa 
như sau :
­ Chữ đầu :
+ T­Terre ( tiếng Pháp ) – nối đất trực tiếp điểm của mạch dòng điện làm  
việc , thường lệ là điểm trung tính .
+ I – Insulation ( tiếng Anh ) – Cách điện tất cả  các dây dẫn mang điện  
đối với đất hay nối các điểm của mạng với nối đất qua tổng trở lớn .
­ Chữ thứ hai :
+ N – neutre ( tiếng Pháp ) , neutral ( tiếng Anh ) – nối trực tiếp vỏ thiết  
bị điện với điểm nối đất của mạng qua dây bảo vệ .  
+ T­ terre ( Tiếng Pháp ) – nối đất vỏ  thiết bị  điện độc lập với nối đất 
của mạng có thể có .


14


15
­ Chữ thứ ba :
+ C – combine ( tiếng Pháp ) , combined ( tiếng Anh ) – dây trung tính 
chung với dây bảo vệ .
+ S – separe ( tiếng Pháp ) , separated ( tiếng Anh ) , dây trung tính tách  
biệt với dây bảo vệ .
13.Cách điện bảo vệ – biện pháp để  bảo vệ  tránh điện giật khi tiếp xúc  
vào các bộ phận không mang điện khi có điện áp nguy hiểm trên đó . . Nguyên 
lý thực hiện của nó là phủ bộ phận không mang điện bằng vật liệu cách điện 
hay cách điện với phần mang điện có khả  năng loại trừ  được xuất hiện điện 
áp trên các bộ phận có thể chạm tới ( xem hình 5 ) .
14.Cách ly bảo vệ – biện pháp để bảo vệ tránh điện giật khi tiếp xúc với  
các bộ phận không mang điện khi xuất hiện trên đó điện áp nguy hiểm .
Nguyên lý thực hiện của nó là loại trừ  xuất hiện điện áp chạm khi có 
ngắn mạch chạm vỏ , bằng cách cách ly về điện mạng tiêu thụ với mạng cung 
cấp , chỉ nối một thiết bị dùng điện vào mạng tiêu thụ và không nối đất mạch  
điện của hệ tiêu thụ trên .
15.Điện giật – tác dụng về mặt sinh lý lên cơ thể người do dòng điện gây 
nên trong thời gian dòng điện chạy qua người .
16.Điện áp an toàn ­ Điện áp nhỏ  không gây nên những tác động nguy 
hiểm hoặc có hại đối với con người . Nguồn cung cấp điện áp an toàn phải 
thoả mãn những yêu cầu đặc biệt về mặt an toàn . 
Phụ lục 2 của TCVN 5556 – 1991
TRỊ SỐ ĐIỆN ÁP CHẠM PHỤ THUỘC VÀP THỜI GIAN TÁC 
ĐỘNG 
( theo PC ­ 1526 ­ 68 và TGL 200 ­ 0603/03 số liệu tham khảo )


Điện áp xoay chiếu tần 
số từ 50Hz đền 100Hz

Thời gian tác  0,06 0,15
động (s)
Điện áp 
chạm (v) 

Điện áp một chiều 

0,5

0,9

3

650 500 400 130

80

65

Thời gian tác  0,0
6
động (s)
15

0,6


0,2

1

3


16
Điện áp 
chạm (v) 

650 250

16

200

140



×