Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6004:1995

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.58 KB, 23 trang )

TCVN  6004­1995
Lời nói đầu
TCVN 6004 ­ 1995 thay thế các chương I, II, III, IV, VI, VII của QPVN 23  
­81 .
TCVN 6004 ­ 1995 do Ban kỹ  thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 11 Thiết bị  áp 
lực biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn  Đo lường ­ Chất lượng đề nghị  và được 
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành. 

NỒI HƠI
YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN
VỀ THIẾT KẾ, KẾT CẤU, CHẾ TẠO
1. Phạm vi áp dụng
1.1.Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại nồi hơi có áp suất làm việc 
định   mức của hơi từ  0,7kg/cm 2  và các nồi đun nước nóng có nhiệt độ  trên  
115oC.
Nồi hơi nêu trong tiêu chuẩn này là thiết bị dùng để sản xuất hơi từ nước  
mà nguồn nhiệt cung cấp cho nó là do sự đốt nhiên liệu hữu cơ, do nhiệt của  
các khí thải, và bao gồm tất cả  các bộ  phận liên quan đến sản xuất hơi của  
nồi hơi.
1.2.Tiêu chuẩn này không áp dụng cho
  a) nồi hơi có áp suất trên 0,7 kg/cm 2 nhưng dung tích chứa hơi và nước 
không quá 25 lít và tích số  giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng  
kg/cm2) không quá 200;
 b) nồi hơi sử dụng năng lượng hạt nhân;
 c) nồi hơi dụng môi chất khác không phải là nước;
 d) bình bốc hơi mà nguồn nhiệt là hơi nước từ nơi khác đưa tới;
 c) nồi hơi dùng năng lượng mặt trời;
 h) nồi hơi dùng năng lượng điện .
2.Thuật ngữ
2.1.Thuật ngữ về thiết bị và thông số
2.1.1. Nồi hơi thuộc hiệu lực của tiêu chuẩn này có thể  gồm nhiều bộ 


phận, khác nhau về trạng thái vật lý của nước hay của hơi, nhưng có liên hệ 
với nhau để sản xuất hơi, đó là:
   ­ bộ hâm nước;

1


   ­ phần sinh hơi;
   ­ bộ quá nhiệt;
   ­ bộ tái quá nhiệt
   Những nồi hơi đơn giản có thể chỉ có phần sinh hết.
2.1.2 Bộ  hâm nước là một bộ  phận của nồi hơi sử  dụng nhiệt của khỏi 
nồi hơi, để gia nhiệt nước cấp cho nồi hơi. 
    Bộ  hâm nước có thể  làm việc  ở  trạng thái sôi, (đã có sinh hơi), hoặc  
chưa sôi. Bộ hâm nước gọi là không ngắt được khi nó được nối với phần sinh  
hơi không qua van khóa và gọi là ngắt được khi có van khóa trên đường nối  
này.
2.1.3.Phần sinh hơi là một bộ  phận của nồi hơi mà trong đó nước được  
bốc hơi. Tuần hoàn của hỗn hợp hơi nước trong phần sinh hơi có thể  là tự 
nhiên hay cưỡng bức.
2.1.4. Bộ quá nhiệt là một bộ phận của nồi hơi để quá nhiệt hơi bởi nhiệt  
của nồi hơi.
2.1.5. Bộ tái quá nhiệt là một bộ phận của nồi hơi để tái quá nhiệt hơi quá 
nhiệt đã sử dụng nhiệt của nồi hơi.
2.1.6. Mỗi Bộ  phận có thể  gồm nhiều phần tử  chịu áp lực (ống góp, ba 
lông, ống tiếp nhiệt, ống dẫn).
2.2. Thuật ngữ về áp suất hơi của nồi hơi
 2.1. áp suất làm việc định  mức là áp suất lớn nhất mà nồi hơi được phép 
làm việc lâu dài.
2.2.2.áp suất thiết kế là áp suất do nhà thiết kế  hay chế  tạo xác định , là 

căn cứ để thiết kế chế tạo các bộ phận nồi hơi.
2.2.3.áp suất cực đại cho phép là áp suất lớn nhất mà nồi hơi được phép  
làm việc trong một khoảng thời gian, do nhà chế tạo quy định.
2.2.4. Các trị  số  áp suất trên là áp suất của môi chất (không tính đến áp 
suất thủy tĩnh) khi ra khỏi: 
  ­ Đối với nồi hơi nói chung là áp suất ở phần hơi ra,  
   ­ Đối với bộ  hâm nước và bộ  quá nhiệt là áp suất khi ra khỏi các bộ 
phận này.
2.2.5.áp suất để  tính sức bền cho các bộ  phận chịu áp lực của nồi hơi  
phải kể thêm áp suất thủy tĩnh tại điểm tính toán.

2


 Việc chọn áp suất tính toán là áp suất thiết kế  hay áp suất cực đại cho  
phép là do nhà thiết kế hay nhà chế tạo quy định .
2.3.Thông số  danh định của hơi được quy định  là thông số  của hơi  
ra khỏi nồi hơi: 
 ­ Đối với những nồi hơi chỉ  sản xuất hơi bão hòa là áp suất của hơi ra 
khỏi nồi hơi;
 ­ Đối với những nồi hơi sản xuất hơi quá nhiệt là áp suất và nhiệt độ hơi  
ra khỏi bộ  quá nhiệt. áp suất danh định  tương  ứng với các điều 2.2.1; 2.2.2; 
2.2.3.
2.4.Thuật ngữ về thiết kế, chế tạo và sử dụng nồi hơi
2.4.1.Người   thiết   kế   là   người   (viện,   trường,   công   ty,   nhà   máy,   xí  
nghiệp...) có tư  cách pháp nhân, được phép của cấp có thẩm quyền theo qui 
định, trong việc thiết kế chế tạo, lắp đặt hay sửa chữa nồi hơi.
2.4.2 Người chế  tạo là người (viện, trường, nhà máy, xí nghiệp, công 
ty,...) có tư cách pháp nhân, được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định ,  
trong việc thiết kế và chế tạo nồi hơi.

2.4.3.Người bán nồi hơi là người có tư cách pháp nhân (cá nhân hay doanh  
nghiệp) được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định, trong việc bán nồi 
hơi có thông số trong phạm vi cho phép.
2.4.4. Người chủ  sở  hữu nồi hơi, là người chủ  thực sự  về  nồi hơi (tư 
nhân, tập thể hoặc quốc doanh).
hơi.

2.4.5.Người sử dụng nồi hơi là người trực tiếp hay gián tiếp sử dụng nồi 

2.4.6.Người cung cấp vật liệu là người bán các vật liệu dùng để chế tạo,  
lắp đặt, sửa chữa nồi hơi.
3.Trách nhiệm bắt buộc của những người liên quan đến thiết kế 
chế tạo và sử dụng nồi hơi 
3.1. Người thiết kế
Người thiết kế  là người chịu trách nhiệm về  thiết kế  nồi hơi, như  xác 
định đúng đắn cấu tạo nồi hơi và các bộ  phận của nó, tính độ  bền và những 
tính toán khác cần thiết cho thiết kế (như tính nhiệt, thủy động, khí động,v.v,), 
chọn vật liệu, các phương tiện đo kiểm, điều khiển,v.v đáp ứng các yêu cầu 
an toàn về kết cấu nồi hơi như đã qui định  trong tiêu chuẩn này.
3.2. Người chế tạo

3


a) Là người chịu trách nhiệm về thiết kế như qui định ở điều 3.1 nếu đảm 
nhiệm việc thiết kế chế tạo nồi hơi;
b) Phải chế tạo nồi hơi và các bộ phận của nồi hơi theo đúng thiết kế và  
theo đúng các qui định   của tiêu chuẩn này, chịu trách nhiệm về  chất lượng  
chế tạo và bảo đảm độ bền của nồi hơi
c)Phải tổ chức kiểm tra chất lượng các khâu trong quá trình chế  tạo theo  

các qui định   trong thiết kế  và các qui định   của tiêu chuẩn này. Các tài liệu  
kiểm tra này phải được lưu giữ trong 5 năm tại nơi chế tạo;
d)Kèm theo nồi hơi phải cung cấp các hồ sơ xuất xưởng (mỗi thứ 2 bản):
­ Lý lịch nồi hơi;
­ Bản vẽ cấu tạo nồi hơi và các bộ phận của nó;
­   Các   chứng   chỉ   kiểm   tra   chất   lượng   và   biên   bản   khám   nghiệm   xuất 
xưởng;
­ Bản hướng dẫn lắp đặt và sử dụng
3.3.Người bán nồi hơi
      Người bán nồi hơi là người chịu trách nhiệm về  chất lượng của nồi  
hơi bán ra ở áp suất làm việc của nồi hơi đã công bố và phải bảo hành về chất  
lượng nồi hơi theo quy định của pháp lệnh chất lượng hàng hóa.
    Người bán nồi hơi phải cung cấp cho người mua các tài liệu kỹ  thuật  
liên quan như quy định ở điều 3.2.d 
    Khi bán không có đủ các tài liệu kỹ thuật theo quy định  ở điều 3.2.d thì  
có thể thuê các cá nhân hay đơn vị  khác lập hồ  sơ  kỹ thuật, nhưng người bán 
phải chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của các hồ sơ này. 
3.4.Người chủ sở hữu nồi hơi
    Người chủ sở hữu nồi hơi là người chịu trách nhiệm pháp lý trong việc 
sử dụng nồi hơi và chịu trách nhiệm vật chất trong việc bồi hoàn thiệt hại do  
sự cố nồi hơi gây ra. 
    Người chủ sở hữu nồi hơi phải ban hành các quy định  trách nhiệm cho  
các đương sự liên quan việc sử dụng nồi hơi.
     Người chủ sở hữu nồi hơi phải đăng kiểm sử dụng nồi hơi tại cơ quan  
có thẩm quyền.
3.5.Người sử dụng nồi hơi
hơi.

 Người sử dụng nồi hơi là người chịu trách nhiệm về sử dụng an toàn nồi 


4


 Người sử dụng trực tiếp nồi hơi (công nhân vận hành) phải thi tuyển lấy  
bằng vận hành nồi hơi tại những nơi được giao nhiệm vụ  đào tạo công nhân 
vận hành nồi hơi.
 Người sử  dụng gián tiếp nồi hơi (cán bộ  quản lý  ở  các cương vị  được 
giao) là người có trách nhiệm đề ra các nội quy, quy trình, lịch khám nghiệm và  
tu sửa, khiếu nại lên cấp trên và giải quyết các khiếu nại trong trách nhiệm  
được giao về độ an toàn của nồi hơi.
3.6.Người cung cấp vật liệu chế tạo, sửa chữa nồi hơi
Người cung cấp vật liệu chế  tạo sửa chữa nồi hơi là người chịu trách  
nhiệm về  chất lượng vật liệu theo đúng nhãn hiệu vật liệu đã bán ra, phải  
cung cấp các đặc tính kỹ thuật của vật liệu như thành phần hóa học, các đặc  
tính bền của vật liệu. Khi không có các đặc tính này thì người bán phải thỏa 
thuận với người mua về  trách nhiệm xác định   các đặc tính này. Việc thỏa 
thuận này phải được ghi trong các văn bản bán.
4.Vật liệu chế tạo, lắp đặt, sửa chữa nồi hơi
4.1.yêu cầu chung
4.1.1.Vật liệu dùng để chế tạo, lắp đặt, sửa chữa các bộ phận chịu áp lực  
của nồi hơi, kể cả que hàn, dây hàn, phải dẻo, đủ độ bền theo yêu cầu, có tính 
hàn tốt, bảo đảm làm việc an toàn ở những điều kiện vận hành đã quy định .
4.1.2.Chất lượng và chủng loại vật liệu dùng để  chế  tạo phải theo đúng  
các yêu cầu của thiết kế. Khi có nghi vấn về  chất lượng và chủng loại vật  
liệu chế  tạo thì nhà chế  tạo, lắp đặt hay sửa chữa phải đem phân tích kiểm  
nghiệm lại vật liệu và xác định   các đặc tính công nghệ  trước khi sử  dụng.  
Các đặc tính của vật liệu phải được ghi rõ trong lý lịch nồi hơi. 
4.1.3.Khi sử dụng kim loại nhiều lớp, phải ghi rõ các đặc tính của lớp kim 
loại cơ bản (chịu lực).
4.1.4.Khi sửa chữa, không được thay thế  bằng vật liệu có chất lượng 

thấp hơn vật liệu chế tạo ban đầu.
4.2.Chọn vật liệu để  chế  tạo các bộ  phận của nồi hơi tuỳ  thuộc vào 
thông số  làm việc của nó.   4.3. Cho phép chế  tạo các bộ  phận của nồi hơi  
bằng vật liệu từ  nhiều nước khác nhau, nhưng phải có đặc tính chất lượng 
tương đương nhau. 
4.4. Không cho phép dùng gang để  chế  tạo các bộ  phận chịu áp lực của 
nồi hơi trừ bộ hâm nước bằng gang như quy định ở điều 5.8.
4.5.Cho phép dùng gang để  chế  tạo các loại van nhưng áp suất làm việc  
của môi chất qua van phải không quá 22 kg/cm2 và nhiệt độ không quá 250 oC.

5


 Người chế  tạo van phải ghi rõ áp suất cho phép làm việc của môi chất 
trên thành van.
4.6. Đồng và các hợp kim đồng chỉ  dùng để  chế  tạo các bộ  phận chịu áp 
lực của nồi hơi có áp suất từ 16 kg/ cm 2 trở xuống và để chế tạo các loại van, 
các dụng cụ đo nhưng nhiệt độ thành không quá 250oC.
5.Yêu cầu an toàn về kết cấu nồi hơi
5.1.yêu cầu chung
5.1.1. Kết cấu nồi hơi phải bảo đảm an toàn khi vận hành và phải thỏa  
mãn các yêu cầu về kiểm tra xem xét, làm sạch và sửa chữa các bộ  phận của  
nồi hơi, phải bảo đảm sự đốt nóng đồng đều và sự dằn nở tự do giữa các chi 
tiết.
5.1.2 Bộ quá nhiệt và bộ hâm nước phải có kết cấu sao cho chúng không 
bị đốt nóng quá mức khi không có dòng môi chất đi qua.
5.1.3. Những nồi hơi có nhiệt độ hơi quá nhiệt lớn hơn 350o C phải trang 
bị bộ phận đều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt.
5.1.4.Việc  đưa nước cấp vào nồi phải tránh làm nguội  đột ngột từng  
vùng.

5.1.5.Những chi tiết bên trong các bộ phận nồi hơi mà không có điều kiện 
kiểm tra xem xét sửa chữa tại chỗ thì phải chế tạo theo kiểu tháo ra được. 
5.1.6.Các nồi hơi đốt bằng nhiên liệu lỏng hoặc khí phải có thiết bị  tự 
động hóa việc cung cấp nhiên liệu và khống chế  áp suất, tự  động cắt nhiên  
liệu khi cạn nước.
5.1.7.Các nồi hơi đốt bằng điện  phải có thiết bị  tự  động ngắt điện khi 
cạn nước hay khi đã đạt tới áp suất quy định. 
5.1.8.Tất cả các thiết bị điện  và hệ thống nối đất trong phạm vi nhà nồi  
hơi phải theo đúng những yêu cầu về an toàn điện hiện hành. 
5.1.9.Những nồi hơi đốt than có công suất từ  4 T/h trở  lên phải trang bị 
thiết bị cấp than và thải xỉ cơ khí.
5.2.Mức nước thấp nhất và cao nhất
5.2.Mức nước thấp nhất cho phép đối với các loại nồi hơi quy định như 
sau:
a) Đối với những nồi hơi có ba lông bị  đốt nóng trực tiếp: phải cao hơn 
đường lửa đốt ít nhất 100mm;
b)Đối với các nồi hơi ống lò, ống lửa nằm ngang: phải cao hơn thành ống  
cao nhất ít nhất 100mm; 

6


c)Đối với các nồi hơi ống lửa đứng: phải cao hơn ít nhất 2/3 ống lửa tính 
từ dưới lên;
d)Đối với các nồi hơi kiểu ống nước nằm nghiêng hay đứng tuần hoàn tự 
nhiên, mức nước thấp nhất do cơ quan thiết kế xác định để bảo đảm sự  tuần  
hoàn ổn định của dòng hỗn hợp hơi nước trong hệ thống ống sinh hơi; 
e)Đối với nồi hơi đầu máy xe lửa thì mực nước thấp nhất (khi nồi  ở 
trạng thái cân bằng) phải cao hơn đỉnh hộp lửa ít nhất 100mm, nhưng khi  
xuống dốc (đầu máy chạy thuận chiều) với độ dốc lớn nhất cũng như khi hãm 

khẩn cấp ở tốc độ tối đa thì điểm cao nhất của đỉnh hộp lửa tại thời điểm đó  
phải nằm sâu trong nước với chiều cao không nhỏ hơn 65mm.
5.2.2.Đối với những loại nồi hơi chưa được quy định trong điều 5.2.1, của  
tiêu chuẩn này thì mức nước thấp nhất cho phép do cơ quan thiết kế quy định.  
Nhưng trong mọi trường hợp, mức nước  ấy cũng phải bảo đảm cho các thành 
nồi hơi không bị đốt nóng quá nhiệt độ cho phép của vật liệu chế tạo.
5.2.3.Mức nước cao nhất cho phép trong các nồi hơi do cơ  quan thiết kế 
quy định: mức nước đó phải bảo đảm mặt thoáng bốc hơi và ngăn ngừa không  
cho nước vào bộ quá nhiệt, vào ống dẫn hơi và các máy nhiệt khác.
5.3.Các cửa và lỗ quan sát
5.3.1.Các cửa người chui trên ba lông hay thân nồi hơi có thể là hình bầu  
dục (nếu đậy từ  bên trong hay hình tròn (nếu đậy từ  bên ngoài). Đường kính 
nhỏ nhất của cửa người chui hình tròn không nhỏ hơn 400mm, kích thước của  
cửa người chui hình bầu dục không nhỏ hơn 300 x 400mm.
5.3.2.Kích thước của các cửa để làm vệ sinh và để sửa chữa là do yêu cầu 
của công việc vệ  sinh hay sửa chữa, và do người thiết kế  quy định , trong 
rường hợp là cửa thò tay phải có đường kính không nhỏ  hơn 80mm đối với  
cửa tròn, không nhỏ hơn 60 x 80mm đối với cửa hình bầu dục. 
 Cho phép trổ  các cửa hay các lỗ  đậy bằng bích, nắp ren hay nút ren với  
kích thước nhỏ hơn nếu vẫn bảo đảm điều kiện để vệ sinh hay sửa chữa.
5.3.3.Những nắp cửa có khối lượng trên 20kg phải làm bản lề hay các kết 
cấu khác cho phép giữ được cửa khi đóng mở. 
5.4.Nắp phòng nổ
5.4.1.Những nồi hơi đốt nhiên liệu lỏng, khí, than bột, than bùn, mùn cưa 
và các sản phẩm thực vật, nồi hơi có buồng đốt kiểu tầng sôi phải đặt nắp 
phòng nổ ở các vị trí sau:
a)Trên buồng đốt, tại đầu cuối đường khói của nồi hơi;
b)Trên đường khói của bộ hâm nước, bộ khử tro, trước và sau quạt khói.

7



5.4.2.Các nắp phòng nổ  phải đặt  ở  phía trên đường khói và ở  vị  trí tránh 
gây ra nguy hiểm cho người phục vụ.
5.4.3.Số lượng, kích thước nắp phòng nỗ do người thiết kế qui định
5.4.4.Các nồi hơi dùng nhiệt của khói thải phải được trang bị thiết bị ngắt  
nhanh đường khói vào nồi hơi.
5.5.Ba lông hay thân nồi hơi
    Ba lông hay thân nồi hơi có thể được chế tạo từ một tấm hay ghép lại  
từ nhiều tấm, có chiều dầy đồng nhất hoặc không đồng nhất nhưng phải cùng 
chủng loại thép và cùng phương pháp gia công.
5.6.Chỏm và mặt sàng ống
5.6.1.Tất cả các đáy, chỏm của ba lông hay thân nồi hơi đều phải có dạng 
elip hay cầu.  ở  dạng elip, tỷ  số giữa chiều cao của đáy (không kể  phần hình 
trụ) và đường kính của đáy (thân kích thước mặt trong) phải không nhỏ  hơn 
0,2.
     Cho phép chế  tạo các đáy phẳng khi đường kính hình tròn của phần  
không gia cường của đáy không lớn hơn 500mm. 
5.6.2.Đáy của những nồi hơi  ống lò, ống lửa (phần nối giữa thân trong và 
thân ngoài) phải được dập cong hình chữ  U. Cho phép thay bằng đáy phẳng 
nhưng chiều rộng của phần chịu áp của đáy phải không lớn hơn 150mm.
5.6.3. Đáy, chỏm của ba lông hay thân nồi hơi phải được kết cấu bằng 
một tấm liền hoặc hai tấm ghép lại nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: 
       a) Các tấm ghép của đáy phải hàn theo kiểu giáp mép cả hai phía,
      b) Có thể hàn trước các tấm phẳng với nhau rồi dập hay gò hoặc dập 
sẵn các tấm rời rồi hàn với nhau thành đáy;
        c)các mối hàn ghép đáy dạng ellíp phái hàn theo dây cung. Khoảng 
cách từ  tấm đến dây cung phải không lớn hơn 0,2 đường kính trong của đáy 
(trước khi gò);
     d)Không cho phép nối các miếng ghép bằng đinh  tán;

     e)Cho phép ghép theo kiểu vòng tròn đồng tâm đối với đáy chỏm dạng  
bán cầu.
5.6.4.Các mặt sàng  ống được phép chế  tạo theo dạng bất kỳ  (trừ  dạng 
bán cầu) và có thể là một tấm liền hay ghép bởi hai tấm như quy định ở  điều  
5.6.3.
5.6.5.Không cho phép khoan lỗ trên mối hàn ghép đáy, chỏm hay mặt sàng.

8


5.6.6.Cho phép dùng các biện pháp gia cường cho đáy, chỏm, mặt sàng 
bằng gân, thanh giằng v.v... 
 Được phép hàn bổ sung các tấm gia cường cho mặt sàng ống.
5.7.Các ống tiếp nhiệt
5.7.1.Tùy theo cấu tạo nồi hơi  ống tiếp nhiệt có thể nối với các bộ  phận 
nồi hơi bằng hàn trực tiếp hay qua các ống nối trung gian. Cho phép nối bằng 
núc khi đường kính ngoài của  ống không quá 102mm và nhiệt độ  thành  ống  
không quá 400oC.
5.7.2.Các ống sinh hơi nằm ngang có môi chất chuyển động bên trong ống 
ở dạng tuần hoàn tự nhiên phải có độ nghiêng không nhỏ hơn 10oc.
5.8.Các mối nối
5.8.1.Tất cả các mối nối trừ mối nối ống với mặt sàng như quy định điều 
5.7.1. của tiêu chuẩn này, trong nồi hơi đều thực hiện bằng hàn và phải tuân  
thủ TCVN 6008 ­ 1995
5.8.2. Không nên sử dụng mối tán rivê khi chế tạo nồi hơi. Không nên sử 
dụng những nồi hơi cũ có mối nối bằng tán rivê và đã có niên hạn sử dụng trên  
30 năm.
5.9.Bộ hâm nước bằng gang
5.9.1.Bộ hâm nước bằng gang là bộ hâm nước ngắt được, nhiệt độ  nước  
ra khỏi bộ hãm nước bằng gang phải thấp hơn nhiệt độ bão hoà của nồi hơi ít 

nhất 40oc.
5.9.2. Bộ hâm nước bằng gang phải có đường khói đi tắt.
5.9.3.áp suất cho phép làm việc lớn nhất của bộ  hãm nước bằng gang là 
22kg/cm2.
6.Chế tạo, lắp đặt và sửa chữa nồi hơi
6.1.Người chế tạo phải căn cứ vào bản thiết kế để  lập ra quy trình công  
nghệ  trước khi chế  tạo và chịu trách nhiệm về  chất lượng các văn bản này. 
Việc chế tạo phải theo đúng các yêu cầu của thiết kế và quy trình công nghệ.  
khi có thay đổi so với thiết kế  phải được sự  thỏa thuận bằng văn bản của  
ngươi thiết kế.
6.2. Người lắp đặt,người sửa chữa phải tuân thủ  những quy định   của  
người chế tạo khi lắp đặt, sửa chữa nồi hơi. Mọi thay đổi về kết cấu nồi hơi  
phải được sự thỏa thuận của nhà chế tạo. Khi không có điều kiện thỏa thuận 
này thì phải được cấp đã cho phép lắp đặt, sửa chữa chấp nhận. Mọi thỏa  
thuận về thay đổi kết cấu phải được thực hiện bằng văn bản.

9


6.3.Các chi tiết của nồi hơi phải khử các ứng suất dư sau khi chế tạo, lắp  
đặt, sửa chữa xong. Người chế tạo, lắp đặt, sửa chữa phải quy định các bước  
khử ứng suất dư trong quy trình công nghệ.
6.4.Dung sai cho phép của các công việc gia công như  độ  ô van của các 
hình trụ  khi lốc tròn, khi uốn  ống, những dung sai về  hình dạng, kích thước, 
về chiều dày, về việc chuẩn bị mối hàn,v.v... do nhà thiết kế qui định.
6.5.Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải theo  đúng quy trình công 
nghệ và phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 6008 ­ 1995,
     Các kết quả thử nghiệm phải được lưu trong hồ sơ thiết bị và lưu giữ 
tại nơi chế tạo, lắp đặt, sửa chữa như  quy định tại điều 3.2.c của tiêu chuẩn  
này.

6.6.Thử thủy lực
6.6.1.Việc thử thủy lực nồi hơi ở áp suất thử là bắt buộc:
­Sau khi chế tạo xong nồi hơi;
­Sau khi lắp đặt xong nồi hơi tại nơi sử dụng nếu những nồi hơi này chưa 
được chế tạo hoàn chỉnh tại nơi chế tạo;  
­Trong các đợt khám nghiệm định  kỳ bình thường sáu năm một lần;
­Sau khi sửa chữa lớn, liên quan đến việc phải núc, hàn lại các mối nối 
của dàn ống, của mặt sàng ống, của thân nồi hơi;
­Sau khi đã để  nồi nghỉ  không làm việc quá hai năm mà không có điều  
kiện phòng mòn nào.
6.6.2.Những nồi hơi được chế tạo trọn bộ (lắp nhanh), đã được bọc bảo  
ôn, trong quá trình vận chuyển bảo quản và lắp đặt không có biểu hiện bị  va 
đập ăn mòn và thời gian thử áp lực kể từ khi xuất xưởng chưa quá hai năm thì 
không cần thiết phải thử thủy lực sau khi lắp đặt.
6.6.3.áp suất p để tính áp suất thử thủy lực được xác định  như sau:
a)Là áp suất thiết kế khi thử xuất xưởng;
b)Là áp suất làm việc định  mức khi thử tại nơi sử dụng;
c)Đối với nồi hơi có bộ quá nhiệt là áp suất ra khỏi bộ quá nhiệt (cho cả 
nồi hơi bao hơi và nồi hơi trực lưu)
d)Đối và bộ hâm nước ngắt được lấy bằng 1,25 lần áp suất của nồi hơi.
6.6.4.áp suất thử thủy lực
  a) Khi xuất xưởng được lấy bằng:
    2p khi p   5kg/cm2 nhưng không nhỏ hơn 2kg/cm2

10


   1,5p khi p>5kg/ cm2 nhưng không nhỏ hơn 10kg/ cm2
   b) Khi khám nghiệm sau lắp đặt, khám nghiệm định  kỳ  và bất thường  
được lấy bằng:

   1,5p khi p < 5kg/ cm2 nhưng không nhỏ hơn 2kg/ cm2;
   1,25p khi p > 5kg/ cm2 nhưng không nhỏ hơn    p + 3kg/ cm2
6.6.5.Nước để thử  thủy lực là nước có nhiệt độ  dưới 50oC và không thấp 
hơn nhiệt độ  môi trường xung quanh quá 5  oC. áp suất khi thử  thủy lực phải  
được tăng giảm từ từ.
         Thử  gian duy trì  ở  áp suất thử  thủy lực là 10 phút. Mọi việc khám 
nghiệm xem xét được tiến hành ở áp suất làm việc.
6.6.6.Trong quá trình chế tạo, cho phép thử từng bộ phận như thử ba lông 
trước khi khoan lỗ, thử  bộ  hâm nước, bộ  quá nhiệt trước khi tổ  hợp với nồi  
hơi nhưng vẫn phải thử toàn bộ khi xuất xưởng hay khi lắp đặt xong. 
 Nồi hơi được xác nhận đạt chất lượng yêu cầu nếu sau khi thử thủy lực:
a)Không có hiện tượng nứt rạn;
b)Không có các bụi nước, hạt nước chảy qua các mối nối bằng núc, ren, 
bích, van;
c) không có có biến dạng;
d) nếu có hiện tượng rò nước qua các van, bích nối, hay ren nối với phụ 
kiện mà áp suất thử  không bị  giảm quá 3% trong thời gian 10 phút thì cũng  
được coi như đạt yêu cầu.
6.6.8.Kết quả  thử  thủy lực phải được lập thành biên bản và phải được  
coi là tài liệu kỹ thuật bắt buộc như quy định ở điều 3.2.d.
7. Các trang bị đo kiểm và an toàn
7.1.Những quy định chung
7.1.1.Mỗi nồi hơi bắt buộc phải có các trang bị  đo kiểm và an toàn sau 
đây:
­Đo áp suất của hơi sản xuất ra;
­Đo nhiệt độ hơi quá nhiệt;
­Đo mức nước trong ba­lông hay thân nồi hơi;
­Van an toàn;
­Van hơi chính, van nước cấp, van xả lò.


11


7.1.2Các trang bị  đo kiểm, an toàn, các loại van phải được đặt  ở  những 
nơi thuận tiện cho việc xem xét và thao tác.
      Các trang bị đo kiểm, an toàn phải có độ chính xác theo quy định của  
tiêu chuẩn này, phải bảo đảm làm việc tin cậy trong suốt quá trình vận hành  
nồi hơi khi có khả  năng làm giảm độ  tin cậy thì phải có thêm trang bị  dự 
phòng.
7.2. Áp kế
hơi.

Mỗi nồi hơi phải có ít nhất một áp kế  thông với phần chứa hơi của nồi  

Đối với nồi hơi trực lưu thì áp kế này phải đặt trước van khóa trên đường 
hơi ra.
Những nồi hơi có bộ quá nhiệt còn phải đặt thêm ít nhất một áp kế trước  
van khóa đường hơi ra.
7.2.2.Cần đặt áp kế trên đường vào và ra khỏi bộ hâm nước ngắt được.
     Trên đường nước cấp vào nồi hơi dùng bơm ly tâm hay pittông cũng 
phải đặt áp kế tại đầu đẩy của bơm.
7.2.3.Cấp chính xác của áp kế đặt trên nồi hơi và bộ quá nhiệt phải không 
thấp hơn 1,5 và đường kính mặt áp kế không dưới 150 mm. Cho phép dùng áp 
kế  có cấp chính xác 2,5 và đường kính áp kế dưới 150mm khi đặt áp kế  cho 
nồi hơi có áp suất không quá 22kg/cm2 và chiều cao tại điểm đặt áp kế so vớt 
cốt phục vụ không quá 2m, cũng như khi định  tại bộ hâm nước bằng gang.
7.2.4.áp kế  phải nối vào  ống xi phông, có van ba ngả  để  lắp với áp kế 
kiểm tra.
7.2.5.Những nồi hơi có áp suất làm việc lớn hơn 39kg/cm2.có thể thay van 
ba ngả  bằng hai van khóa và  ống nối để  lắp được áp kế  kiểm tra và thông  

đường ống nối.
7.2.6. Áp kế của nồi hơi phải được kiểm định  và niêm chì mỗi năm một 
lần và sau mỗi lần sửa chữa, tại các cơ sở được phép kiểm định .
7.2.7. Cấm sử dụng áp kế trong những trường hợp sau:
    a) Không có niêm chì và dấu hiệu của đơn vị  kiểm định , ghi rõ ngày 
kiểm tra lần cuối; 
   b) Quá hạn kiểm định ;
   c) Áp kế không làm việc hoặc làm việc không chính xác;
   d) Kính vỡ.

12


7.2.8.Thang đo của áp kế  phải được chọn sao cho áp suất làm việc lớn  
nhất nằm trong phạm vi từ 1/3 đến 2/3 thang đo. Trên mặt áp kế phải có vạch 
đỏ chỉ áp suất làm việc lớn nhất của nồi hơi.
7.2.9.áp kế phải được đặt như thế nào để dễ nhìn thấy rõ ràng nhất, mặt  
áp kế  phải thẳng đứng khi ngang tầm mắt, phải nghiêng khoảng 30 o khi đặt 
cao hơn tầm mắt.
Đường kính của áp kế được chọn như sau:
­Không nhỏ hơn 150mm khi đặt cao đến 3m so với sàn phục vụ;
­ Không nhỏ hơn 200mm khi đặt cao trên 3 đến 4m so vớt sàn phục vụ;
­ Không nhỏ hơn 250mm khi đặt cao trên 4 đến 5m so vớt sàn phục vụ.
­ Không cho phép đặt áp kế cao quá 5m so với sàn phục vụ.
7.3.Đo mức nước
7.3.1.Thiết bị đo mức nước qui định  trong tiêu chuẩn này là thiết bị để đo 
trực tiếp mức nước trong nồi hơi, ba lông. 
       Các thiết bị đo mức nước có thể là:
       ­ Ống thủy để đo trực tiếp mức nước theo nguyên tắc bình thông nhau 
bằng thủy tinh hay vật liệu khác, chịu nhiệt và áp suất của nồi hơi và là loại 

vật liệu trong suốt;
      ­ Các đồng hồ chỉ mức nước là thiết bị đo giảm tổng mức nước, nhờ 
sự biến đổi địện từ hay các dạng vật lý khác;
       Mỗi nồi hơi loại có ba lông chứa hơi và nước phải có ít nhất 2 thiết  
bị đo mức nước, trong đó ít nhất phải có một cái là loại ống thủy trong suốt.
7.3.2.Khi vị trí đặt ống thủy so với mặt cốt phục vụ chính cao hơn 6m thì  
phải đặt thêm ống thủy ở phía dưới để ở chỗ mà tại cốt phục vụ có thể quan  
sát được. Khi ấy trên ba lông cho phép đặt một ống thủy.
7.3.3.Những nồi hơi bốc hơi theo cấp với việc chia bao hơi thành các ngăn 
cho mỗi cấp bốc hơi thì tại mỗi ngăn phải đặt ít nhất một ống thủy.
7.3.4.Những nồi hơi có nhiều ba lông trên cao thì  ở  ba lông cần theo rõi 
mức nước phải đặt ít nhất hai thiết bị  đo mức nước, còn các ba lông khác ít 
nhất một thiết bị đo. Những ba lông chỉ chứa hơi, không chứa nước thì có thể 
không cần đặt thiết bị đo mức nước.
   Những nồi hơi có nhiều ba lông đặt trên cao có liên thông đường hơi và  
đường nước thì cho phép đặt một ống thủy cho mỗi ba lông.
7.3.5.Các nồi hơi có công suất trên 2T/h phải có thiết bị tự động báo hiệu  
và bảo vệ cạn nước.

13


    Cho phép thay thiết bị tự động báo hiệu và bảo vệ cạn nước bằng một  
đinh chì khi diện tích tiếp nhiệt đến 17m2  và hai đinh   chì khi diện tích tiếp 
nhiệt trên 17m2.
    Kích thước và chất lượng đinh  chì phải bảo đảm chảy được khi nồi  
hơi cạn nước và lượng môi chất thoát ra đủ để dập tắt lửa trong buồng đốt.
7.3.6.Các  ống thủy phải có đủ  van đóng mở  và van xả, bảo đảm việc 
thông rửa và thay thế kính thủy tinh khi nồi hơi còn đang làm việc.
    Những ống thủy tròn phải có bao che nhưng không cản trở việc theo rõi 

mức nước.
7.3.7.Trong mọi trường hợp, ống nối ba lông với ống thủy phải có đường 
kính trong không nhỏ  hơn 15mm, mặt trong phải trơn nhẵn để  tránh làm tắc 
ống dẫn. Không cho phép đặt bích nối hay van khóa trên đường ống dẫn này. 
7.4.Van an toàn
      Mỗi nồi hơi phải được trang bị ít nhất một van an toàn thông với phần 
chứa hơi của nồi bơi. Số lượng và đường kính lỗ qua của van an toàn, do nhà 
chế tạo xác định phải bảo đảm nồi hơi không bị tăng áp suất quá trị số áp suất  
tác động mở của van an toàn.
7.4.2.Van an toàn cũng phải đặt với số lượng ít nhất một cái trên ống góp  
ra của bộ quá nhiệt, của bộ hâm nước bằng gang.
7.4.3.áp suất tác động của van an toàn được xác định  bằng 1,1 lần áp suất 
làm việc định mức:của thiết bị có đặt van an toàn.
7.4.4.Không cho phép lắp van an toàn kiểu đòn bẩy cho những nồi hơi di  
động.
7.4.5.Van an toàn phải được nối trực tiếp vào ba lông,  ống góp hay thân 
nồi hơi nhờ một ống nối. Không cho phép đặt van khóa hay lấy hơi từ ống nối 
này.
7.4.6.Cấu tạo và lắp đặt van an toàn phải bảo đảm sao cho:
­Trong quá trình làm việc, áp suất cân chỉnh van không bị thay đổi
   ­Bảo đảm an toàn cho người vận hành khi van tác động;
   ­Dễ dàng kiểm tra sự hoạt động của van khi nồi hơi đang làm việc.
7.5.Thiết bị cấp nước cho nồi hơi
7.5.1.Thiết bị cấp nước cho nồi hơi có thể là:
­Bơm ly tâm hay bơm pittông truyền động bằng dện, bằng cơ
­Bơm injectơ

14



  ­Những phương tiện có áp suất cao hơn áp suất trong nồi hơi và đủ  sức  
đưa nước cấp vào nồi hơi.
7.5.2.Mỗi nồi hơi phải được trang bị ít nhất hai thiết bị cấp nước.
     Cho phép đặt một thiết bị cấp nước cho những nồi hơi có sản lượng 
nhỏ  hơn 150kg/h, áp suất nhỏ  hơn 4kg/cm2. Công suất của thiết bị cấp nước 
phải lớn .hơn ít nhất 10% so với công suất định  mức của nồi hơi.

15


Phụ lục A
(tham khảo)
Thép sử dụng cho nồi hơi của một số nước
Bảng A.1 .Thép các bon của Liên xô cũ
Hàm lượng các nguyên tố, %

Mác

Mn
BCt2kn
BCt2nc
BCt2cn
BCt3kn
BCt3nc
BCt3cn
  BCt3 nc
BCt4kn
BCt4nc
BCt4cn
15k

20K 
22K
25K .

0,09 ­ 0,15
0,09 ­ 0,15
0,09 ­ 0,15
0,14 ­ 0,22
0,14 ­ 0,22
0,14 ­ 0.22 
0,14 ­ 0,22 
0,18 ­ 0,27
0,1 8 ­ 0,27
0,1 8 ­ 0,27
0,12 ­ 0,20
0,16 ­ 0.24 
0,18 ­ 0,25
0,21 ­ 0,28

si
0,25 ­ 0,50
0,25 ­ 0,50
0,25 ­ 0,50
0,30 ­ 0,60
0,40 ­ 0,65
0,40 ­ 0,65
0,80 ­ 1 ,1 0
0,40 ­ 0,70
0,40 ­ 0,70
0,40 ­ 0,70

0,35 ­ 0,65
 0,35 ­ 0,65
0,70 ­ 0,90
 0,80

Chú thích: Các thành phần khác tính theo %:
P   0,04;   S   0,05 (riêng các loại thép K    O,04);
Cr  O,30;  Ni   O,30; Cu   0,30;  As   0,08
Bảng A­2 ­ Thép hợp kim của Liên xô cũ

16

 0 07
0,05 ­ 0,17
0,12 ­ 0,30
 0,07
0,05 ­ 0,17
0,12 ­ 0,30
 0,15
 0 07
0,05 ­ 0,17
0,12 ­ 0,30
0,15 ­ 0,30
0, 15 ­ 0,65
0,17 ­ 0,37
0,15 ­ 0,30


Hàm lượng các nguyên tố, %
Mác


16m
12MX
12XM
15XM
12X1 M

c

Ma

si

Mo

đi

0,13 ­ 0,19
 0,1 5
0,08 – 0,15
0,12 ­ 0,18
0,08 ­ 0,15

0,4 ­ 0,7
0,4 ­ 0,7
0,4 ­ 0,7
0,4 ­ 0,7
0,4 – 0,7

0,13 – 0,37

0,1 3 ­ 0,37
0,13 ­ 0,37
0,13 ­ 0,37
0,13 ­ 0,37

0,4 ­ 0,55
0,4 ­ 0,55
0,25 ­ 0,35
0,40 ­ 0,55
0,25 ­ 0,35

 0,3
0,4 – 0,6
0,4 ­ 0,6
0,8 – 1,1
0,9 ­ 1,2

Ghi chú: Thành phần khác tính theo % S   O,035 ; P   0,035
Bảng A.3 ­ Phạm vi sử dụng thép tấm của Liên xô cũ cho các bộ phận nồi 
hơi
Thông số làm việc giới hạn
Mác

GOST hay TY

Nhiệt độ 
vách,
oC

17


áp suất môi
chất, kg/cm2

Chiều 
dầy
không lớn
hơn, mm


Ct2Kn3, Ct3Kn3,
Ct2cn3, Ct3nc2
Ct3nc2, Ct3rnc2 
BCt3Kn3,BCt3nc3
BCt3rnc3
BCt3cn5
15K, 20K
16TC, 09r2C, 10
r2c1
22K
12K
16rHM
16rHM
12XM
12MX
12XM
12x1M
12x18h10T
12x18h12T


GOST 380 ­ 71
(nhóm A)
GOST 5520 ­ 69
GOST 380 ­ 71
(nhóm B)
GOST 380 ­ 71
(nhóm.B)
GOST 5520­69
GOST 5520­69

150

6

10

150
150

6
6

10
10

200

8

12


450
450

Không gi ớ i h ạ n
Kbông gi ớ i h ạ n

60
160

MTY 2­153­70
TY
TY
TY
TY 24­10­003­70
TY 14­1­642­73
GOST 4543­71
GOST 10500­63
GOST 5632­72
GOST 7350­77 

450
450
450
450
540

Kbông gi ớ i h ạ n
Không gi ớ i h ạ n
Kbông gi ớ i h ạ n

Kbông gi ớ i h ạ n
Không gi ớ i h ạ n

115
160
160
160
160

4543­71
565
610
610

500
500
500
500

160
160
160
160

18


Bảng A4 ' Thép các bon của một số nước
Pháp


Đức

Anh

A 37 C 1
H 1
A285 gr C
A515 gr55
A 37 P 1

A St 35
A442gr55
A516gr 55

A 42 C 1

H 11
gr 26

A42Pi et 
FP1

A St 41
et TT St41

A515 gr60
gr 26 LT 0

A 48C 1


HIV
17 Mn 4

A48P1etFP 
1

AST45
et TT St45

A442gr60
A516gr60

gr 30
A515gr 70
gr 30 LT 0

A 52 C 1 

19 Mn 5

Hàm lượng các nguyên tố,%

Mỹ

A516gr70
A537C11 

c max
0,17 
0,16

0,28
0,20­0,28
0,16
0,17
0,22
0,18­0,26
0,18
0,20
0,22
0,24­0,31
0,18
0,20
0,17
0,24
0,21­0,27 ­
0,20­0,22
0,26
0,20
0,21
0,31­0,35
0,20­ 0,22
0,22
O,21
0,27­0,31
0,24
19

Mn
 0,40
 0,40

 0,90
  0,90
 0,40
 0,40
0,8­1,1
0,6­0,9
 0,50
 0,50
 0,50
 0,90
0,50
 0,45
0,9­1,5 
0,8­1,1
0,6­0,9
 0,60
 0,60
0,9­1,2 
0,9­1,5 
 0,9
 0,60
0,45
0,9­1,5
0,85­1,2

si max
0,35
0,35
0,15­0,30
0,35

0,35
0,15­0,30
0,15­0,30
0,35
0,35
0,1­0,35
0,15­0,3 
0,35
0,35
0,1­ 0,55
0,15­ 0,3 
0,15­0,30
0,40
0,35
0,20­0,40
0,10­0,55
0,15­0,30
0,40
0,35
0,10­0,55
0,15­0,3
 0,15­0,5

P max
0,04
0,05
0,035
0,035
0,04
0,045

0,04
0,035
0,04
0,04
0,50
0,035
0,04
0,045
0,05
0,04
0,035
0,04
0,05
0,05
0,05
0,035
0,04
0,045
0,05
0,035
0,035

s max
0,04
0,05
0,04
0,04
0,04
0,045
0,05

0,04
0,04
0,04
0,05
0,04
0,04
0,045
0,05
0,05
0,04
0,04
0,05
0,05
0,05
0,04
O,04
0,045
0,05
O,04
0,04 


gr 32
A52 PietFP 
1

A St 52

A299
A612

gr 32 LT 0
A537C 11

0,20­ 0,22
0,23
0,23
O,28­O,31
0,25­0,27
0,20­0,22
0,22
0,23
0,24

20

0,7­1,35
O,9
1­1,3
0,9­1,6
 0,9­1,4
1­1,35
 0,9.
< 1,5
0,9­1,6
0,7­1,35

0,55
0,4­0,6
O,1­0,35
0,15­0,3

0,15­0,30
 0,55
0,55
0,1­0,55
0,15­0,50

0,04
0,05
0,05
0,035
0,035
0,04
0,045
0,05
0,035

0,04
0,05
0,05
0,04
0,04
0,04
0,45
0,05
0,04


Bảng A­5.­ Thép hợp kim cho nồi hơi và bình áp lực của một số nước
Cơ tính


Thành phần hoá học

Pháp

Đức

15D3
15 
Mo3 

18MD4.
05

15CD2.
05

Anh

Mỹ

C% 
max

0,18
0,12­
1501­240
0,2
A204g 0,10­
rA
0,2

0,18­
0,24

1501­
620grA

A302g
rA 
0,2
0,2­
0,25
A387g
r2
0,18
0,15
0,21

Mn%

si% 
max

P% S% cr%
max max

Mo%

0,5­
0,8
0,5­

0,7 
0,45­
0,8
 
0,90

0,15­
0,3
0,15­
0,35
0,10­
0,35
0,15­
0,3

0,03
5
0,04
00,0
50
0,03
5

0,25­
0,35
0,25­
0,35
0,40­
0,70
0,45­

0,60

0,9­
1,4
0,95­
1,3
0,5­

0,03
0
0,04
0
0,05
0
0,04
0

0,15­
0,35
0,15­
0,5 

0,03
0
0,03
0,03 0 
5
0,04
0


0,15­

0,03
0
0,03
21

0,4­0,6
0,45­0,75
0,5­0,8

0,8­1,2
0,7­1,0
0,7­1,0
0,8­1,15
2,0­2,5
2,0­2,5

Xử lý
nhiệt oC

N 900­R 635
N 925
N 900­950
N (e  38)
N 900­R635
N (e   50)

N 900­R660
0,4­0,6 N 940­R640

0,45­
N 925­R675
0,60
N925­R685
N925­R685
0,40­
N940­R640
0.6
N950­R680

Rc
e
(kgf/
(kgf
(mm)
mm2)
/
mm

)
min
80
27
44­54
60
28
44­53
50
22
42,5­

150
25.5 52
45­54

150

80
50

60
60

35
31
28
24
31
30
31

52­62
52­
65,5
46­56
41­
50,5
48,5­
62

Chú

thích


15CD4.
05

13Cr­ 1501­
Mo 
620grB
4.4
A387gr12

10CD9.
10

A387gr32

0,18
0,12­
0,18
0,15
0,17
0,15
0,15

0,9
0,4­
0,7
0,5­
0,8

0,4­
0,8
0,4­
0,7
0,4­
0,7
0,4­
0,65
0,4­
0,8
0,3­
0,6

0,3
0,10­
0,3
0,15­
0,3
0,15­
0,35
0,15­
0,35
0,10­
0,3
0,15­
0,3
0,15­
0,35
0,15­
0,3


0,05 0
00,0 0,05
35
0
0,04
0
0,03
0
0,04 0,03
0
0
0,05 0,04
0
0
0,03 0,05
5
0
0,04
0
0,03
0
0,03 0,03
5
0
0,04
0

22


0,45­
0,65
0,45­
0,60

24
27,5
N925­R­735
N950­R730
60

0,4­
0,60
0,4­
0,50
0,45­
0,60
0,45­
0,60
0,9­
1,15
0,9­
1,10

 

30
3l

48­58

44­56
46
45­
58,5
52­62
52­69


23



×