Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng thành phố thông minh giải pháp để phát triển đô thị hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.58 KB, 6 trang )

DIỄN ĐÀN

XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THÔNG MINH

>> GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
TS. Trần Hữu Hà*

Tóm tắt: Đô thị hóa đặt ra vấn đề cấp thiết phải có
các giải pháp thông minh hơn để kiểm soát những thách
thức từ phát triển nhằm hướng tới phát triển các đô thị tích
hợp nhiều tiện ích. Vậy làm thế nào để có thể giải quyết
khó khăn trước mắt và những thách thức đặt ra. Bài báo
giới thiệu khái quát về đô thị thông minh và những lợi thế,
thách thức khi xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam; từ
đó đề xuất một số giải pháp phát triển đô thị theo hướng
thông minh và bền vững.
Từ khóa: Xây dựng, đô thị thông minh, quản lý đô thị.
Abstract: Urbanization poses an urgent need for
smarter solutions to control the challenges of development
in order to aim at developing cities integrating many
convenient facilities. So how to solve the current difficulties
and the challenges given? The article briefly introduces
smart city and the advantages as well as challenges when
building smart city in Vietnam. Then, it proposes some
solutions to develop city smartly and sustainably.
Key words: Building, smart city, urban management

*Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị


6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

KHÁI NIỆM THÀNH PHỐ THÔNG MINH
Khái niệm thành phố thông minh rất đa
dạng. Mặc dù được biết đến trên toàn thế
giới, khái niệm này được sử dụng với nhiều
cách hiểu, cách tiếp cận và bối cảnh thực thi
khác nhau. Thành phố thông minh là sự lồng
ghép giữa hạ tầng, dịch vụ, ứng dụng công
nghệ, nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng,
tăng cường thể chế và huy động sự tham gia
của người dân. Do đó, thành phố thông minh
là một thuật ngữ phức tạp và đa nghĩa.


“Thành phố thông minh” hay “Đô
thị thông minh” là sự kết hợp giữa
quản lý khai thác, phát triển không
gian đô thị và ứng dụng công nghệ
mới, đặc biệt là công nghệ thông
tin. Đô thị thông minh sẽ giúp người
dân vận hành tất cả công việc trên
hệ thống công nghệ thông tin dưới
sự điều hành của một trung tâm.
Đô thị thông minh làm cuộc sống
con người trở nên dễ dàng hơn, môi
trường sinh hoạt an toàn và thoải
mái hơn. Sự tương tác giữa người
dân và đô thị dễ dàng, linh hoạt hơn.
Xây dựng một đô thị thông minh

là hướng đến thực hiện đô thị hóa
một cách toàn diện. Chất lượng của
đô thị hóa không chỉ thể hiện qua các
số liệu báo cáo GDP, mà hơn hết nó
thể hiện sự phát triển hài hòa, tổng
thể mọi mặt của đô thị. Vừa hướng
đến mục tiêu tăng trưởng song cũng
hướng đến sự thay đổi về chất lượng
cuộc sống của cư dân đô thị. Khái
niệm về đô thị thông minh đang dần
trở nên rõ nét và càng có ý nghĩa hơn
khi đô thị hóa đang trở thành xu thế
của toàn cầu. Sự phát triển của thành
phố thông minh chính là hướng tới
sự thay đổi về chất cho quá trình đô
thị hóa, mà ở đó công nghệ, khoa
học kỹ thuật được áp dụng một cách
có hiệu quả nhằm đem đến một môi
trường sống ổn định, lành mạnh hơn
cho người dân. Đặc biệt là thay đổi
phương thức quản lý của các nhà
quản lý đô thị trong giai đoạn mới.
NHỮNG LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC
KHI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH
TẠI VIỆT NAM
1. Lợi thế
Quản lý đô thị là quản lý động
lực phát triển kinh tế
Hiện nay, Việt Nam có hơn 800 đô
thị, trong đó đô thị có quy mô lớn là

2 đô thị đặc biệt: Thủ đô Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh (quy mô trung bình
7-8 triệu người); khoảng gần 30 đô

“Thành phố thông minh” hay “Đô thị thông minh” cần sự kết hợp
các tiện ích đô thị với công nghệ thông tin

thị tương đối lớn bao gồm: các đô thị loại I và loại II có quy mô từ 25 vạn đến
1,5 triệu người. Năm 2016, tổng thu ngân sách của các tỉnh trực thuộc Trung
ương luôn dẫn đầu danh sách cả nước . Tổng thu ngân sách của 5 thành phố
ước đạt 538, 331 nghìn tỷ đồng, bằng 48,56% thu ngân sách cả nước, trong đó
TP. Hồ Chí Minh tổng thu ngân sách đạt 307,336 nghìn tỷ đồng, bằng 57,84%
tổng thu ngân sách của Cụm 5 thành phố. Có thể xem đây là một lợi thế khi
chúng ta quản lý đô thị theo hướng hiện đại, thông minh bởi quản lý đô thị là
quản lý động lực phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, việc phát triển đô
thị thông minh cần phải hướng giải quyết các vấn đề như: Số dân đô thị tăng
nhanh dẫn đến áp lực của đô thị tăng (môi trường, giao thông, dịch vụ y tế, an
toàn, nhà ở…); hạ tầng lạc hậu, quá tải; cạnh tranh kinh tế giữa các đô thị, giữa
các vùng ngày càng gay gắt và đòi hỏi ngày càng cao của người dân về chất
lượng cuộc sống. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm ra mô hình quản lý và phát triển
các đô thị không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa chiến
lược lâu dài cho sự phát triển bền vững của đất nước, xây dựng đô thị thông
minh là một lựa chọn tất yếu, phù hợp xu thế phát triển của thời đại.
Việt Nam đang phát triển theo hướng tiếp cận với nhiều mô hình tiên tiến cùng
xu thế hội nhập quốc tế
Lợi thế thứ hai có thể kể đến là các đô thị Việt Nam đang phát triển theo
hướng tiếp cận với nhiều mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế, tạo
ra những tiền đề về ứng dụng và phát triển CNTT, truyền thông để phát triển
đô thị thông minh và quản lý thông minh. Hiện nay Việt Nam có gần 50 triệu
người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 53% dân số, cao hơn mức trung bình thế

giới là 46,64%. Việt Nam đứng vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia có số lượng
người sử dụng Internet nhiều nhất tại châu Á. Việt Nam có gần 14.000 doanh
nghiệp CNTT với 500.000 lao động và doanh thu lớn. Việt Nam cũng đã đạt
được nhiều thành tựu trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý nhà
nước và các lĩnh vực đời sống xã hội, rõ nhất là ở các lĩnh vực quản lý ngân sách
và kho bạc, quản lý thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, quản lý giao
thông, quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường…
Việt Nam có gần 20 tỉnh, thành phố xây dựng các dự án thí điểm về phát
triển công nghệ thông tin
Hiện nay, ở Việt Nam có gần 20 tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thảo và ký
thoả thuận hợp tác (MOU) với các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông
tin (CNTT) để xây dựng các dự án thí điểm về phát triển đô thị thông minh. Cụ
thể: TP. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn nhất cả nước đã có
Quyết định số 4693 ngày 8/9/2016 về thành lập Ban Điều hành thực hiện Đề
án “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”. Để xây dựng thành
phố thông minh, UBND TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt
Nam (VNPT) đã ký thỏa thuận hợp tác Tư vấn khung về công nghệ thông tin
Số 55.2017

XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

7


DIỄN ĐÀN

XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

và truyền thông (ICT) trong xây dựng và triển khai Đề án
“Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông

minh giai đoạn 2017 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Tại
Đà Nẵng, ngày 25/3/2014 Chủ tịch UBND thành phố Đà
Nẵng đã ký Quyết định 1797 phê duyệt Đề án “Xây dựng
thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng giai đoạn 2014
– 2020”. Chiến lược phát triển đô thị thông minh tại Đà
Nẵng sẽ theo hướng xây dựng một chính quyền thông
minh kết nối được với những công dân thông minh,
doanh nghiệp thông minh. Tại Bình Dương cũng đang
có những bước đi đầu tiên để chuẩn bị cho lộ trình xây
dựng thành phố thông minh. Tháng 9/2016, với sự phối
hợp của Tập đoàn Braintport (Hà Lan) và Tổng Công ty
Becamex IDC đã xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố
thông minh Bình Dương” dựa trên mô hình của thành
phố Eindhoven và báo cáo với UBND tỉnh Bình Dương để
tiến tới hoàn thiện và có các bước triển khai phát triển
đô thị thông minh tiếp theo trên địa bàn tỉnh. Với vị thế
đặc biệt và cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, Phú Quốc
là địa điểm rất thích hợp để trở thành thành phố thông
minh. Ngày 29/9/2016, UBND Tỉnh Kiên Giang và VNPT đã
tổ chức Hội nghị xây dựng và triển khai đề án thành phố
thông minh Phú Quốc. Trong lộ trình xây dựng Phú Quốc
trở thành thành phố thông minh, có 4 giai đoạn. Đó là:
Bước đầu triển khai hạ tầng mạng, công nghệ thông tin
và triển khai các dịch vụ cơ bản. Sau đó, Phú Quốc sẽ xây
dựng Trung tâm vận hành tập trung, triển khai thêm các
dịch vụ thông minh và cuối cùng là xây dựng thành phố
thông minh theo xu hướng thế giới và Việt Nam. Trong
năm 2016, VNPT đã triển khai các dịch vụ cơ bản nhất,
phục vụ nhu cầu thiết yếu của Phú Quốc như xây dựng
Chính quyền điện tử, hệ thống Smart Wifi và hệ thống

giám sát môi trường. Tại Thanh Hóa, bên cạnh các hoạt
động hội thảo chuyên ngành, ngày 21/9/2016, Dự thảo
Kế hoạch xây dựng mô hình thành phố thông minh
hướng đến xây dựng thành phố Thanh Hóa, thành phố
Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và các đô thị động lực trở thành
thành phố thông minh đã được lập và báo cáo UBND
tỉnh, trong đó thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác quản lý đô thị, từng bước nâng cao chất
lượng sống cho người dân, phát triển các thành phố

thuộc tỉnh Thanh Hóa theo định hướng thành phố thân
thiện với môi trường, thành phố đáng sống, phát triển
bền vững; góp phần làm tăng sức hấp dẫn của tỉnh để thu
hút các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ở tầm quốc gia, tháng 12/2016, trên cơ sở xem xét
nội dung kiến nghị của Bộ Thông tin & Truyền thông
tại báo cáo kèm theo văn bản 3963/BTTTT-KHCN ngày
11/11/2016 về xây dựng đô thị thông minh bền vững trên
thế giới và Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ,
ngành, địa phương tăng cường ứng dụng CNTT, xây dựng
Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015
của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Chương trình
quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 đã được ban hành kèm
theo Quyết định 1819 ngày 26/10/2015 của Thủ tướng
Chính phủ. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền
thông khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và
các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành tiêu chí đánh
giá, công nhận đô thị thông minh và hướng dẫn các địa

phương thực hiện, bảo đảm việc đầu tư thiết thực, hiệu
quả, phù hợp với khả năng cân đối vốn và điều kiện của
từng địa phương, tránh đầu tư theo phong trào, lãng phí,
thất thoát.
2. Thách thức
Đánh giá chung, phát triển “đô thị thông minh” ở nước
ta đang ở trong các giai đoạn ban đầu, một số đô thị đã
quan tâm bắt tay vào việc xây dựng và phê duyệt các đề
án, quy hoạch phát triển đô thị thông minh, điển hình như
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Kiên Giang, Thanh
Hóa… Trong quá trình đó, các công ty viễn thông, công
nghệ thông tin đóng vai trò khá tích cực và quan trọng
trong việc giới thiệu các giải pháp xây dựng đô thị thông
minh cho chính quyền. Tuy nhiên, lựa chọn một chiến lược
phát triển phù hợp với điều kiện từng địa phương để phát
triển đô thị thông minh trên khắp cả nước có hiệu quả
không chỉ đơn thuần là phát huy tốt yếu tố công nghệ mà
quan trọng hơn hết chính là tiềm năng con người. Đặc biệt
chúng ta cần thẳng thắn đánh giá và nhận thức rõ những
thách thức để từ đó có những chiến lược ngắn hạn cũng
như trong dài hạn một cách cụ thể và chi tiết hơn.

Xây dựng đô thị thông minh là hướng đến thực hiện đô thị hóa

8 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

một cách toàn diện vì mục tiêu chất lượng cuộc sống


Vấn đề đầu tiên cần kể đến là điều kiện phát triển cho

các đô thị thông minh chưa đồng bộ, hạ tầng cũng chưa
được phát triển toàn diện. Do vậy, việc áp dụng hệ thống
công nghệ cao trong phát triển đô thị ẩn chứa nhiều
thách thức. Đặc biệt là khi lồng ghép hệ thống công nghệ
cao vào sử dụng sẽ có những khó khăn nhất định.
Vấn đề thứ hai là sự tiếp nhận của người dân, đặc biệt
là người quản lý đô thị. Để sở hữu những căn hộ thông
minh trong khu đô thị thông minh, người dân bắt buộc
phải chi trả một chi phí nhất định trong quá trình sử
dụng, và chắc chắn là không rẻ. Thế nên, điều quan trọng
là cần phải nâng cao nhận thức cho người dân để nhận
thấy sự khác biệt giữa khu đô thị truyền thống và đô thị
thông minh.

Phát triển thành phố thông minh chính là hướng tới sự thay đổi
về chất cho quá trình đô thị hóa

Để giải quyết bài toán thiếu đồng bộ giữa đô thị cũ và
đô thị mới trong tương lai thì việc tạo hành lang pháp lý
phù hợp, những quy chuẩn thích hợp với điều kiện của
Việt Nam cũng như những Nghị định, Thông tư hướng
dẫn chi tiết của các Bộ, Ngành liên quan nhằm tạo điều
kiện để đô thị thông minh được phát triển theo hướng
Thông minh là việc làm cần thiết ngay lúc này. Điều này
cũng giúp cho công tác quản lý đô thị một cách hiệu quả
và đồng bộ hơn. Hiện tại, một số khu chung cư mới đã
được các nhà đầu tư đã áp dụng các quy chuẩn quốc tế
để tạo sự cạnh tranh. Tuy nhiên đây mới chỉ là một giải
pháp trước mắt mà thôi.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

THÔNG MINH
Điểm khó khăn nhất khi xây dựng thành phố thông
minh chính là làm thế nào để thông qua hệ thống chia
sẻ thông tin loại trừ trường hợp thông tin không tích
hợp hoặc thông tin bị cô lập. Sự phát triển của thành
phố thông minh chính là hướng tới sự thay đổi về chất
cho quá trình đô thị hóa mới, một mặt áp dụng khoa học

kỹ thuật hiện đại, tri thức để thay đổi cách quản lý, một
mặt đem đến hiệu quả và môi trường sống ổn định, lành
mạnh hơn cho cư dân sống sinh sống tại đô thị đó. Đô thị
thông minh hoạt động do con người và vì con người. Con
người là chủ thể, công nghệ chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc
quản lý đô thị sao cho hiệu quả. Chính vì vậy, vấn đề công
nghệ và con người là một trong những yếu tố cơ bản giúp
giải quyết tốt mục tiêu phát triển đô thị theo hướng hiện
đại hóa, thông minh hóa. Không có một mô hình chuẩn
nước nào về đô thị thông minh cho Việt Nam.
Con người là chủ thể quản lý
Giải pháp đầu tiên cần đề cập tới chính là con người,
dùng tri thức để thúc đẩy đô thị hóa. Xây dựng thành
phố thông minh là áp dụng công nghệ khoa học (Công
nghệ ICT) vào ứng dụng trong đô thị hiện đại. Nói như
vậy không có nghĩa đưa công nghệ hiện đại áp dụng vào
đô thị truyền thống để đạt được mục tiêu công nghệ hóa
đô thị. Dù giải pháp nào thì con người vẫn là chủ thể của
công nghệ. Như vậy, đồng nghĩa với việc sẽ không có tính
mở và tiêu chuẩn hóa cho một dự án xây dựng thành phố
thông minh khi không có con người để vận hành nó. Các
hoạt động quản lý và sử dụng công nghệ thông minh

cần đặt trên nền tảng hợp tác nhóm, bao gồm việc đào
tạo cán bộ quản lý biết phối hợp thông qua công nghệ
thông minh, bồi dưỡng cư dân biết hợp tác và sử dụng
các ứng dụng thông minh. Việc hợp tác giữa các nhóm
quản lý đô thị theo chuyên đề và nhóm người sử dụng là
hoạt động trung tâm và quan trọng nhất trong việc đem
lại hiệu suất ứng dụng công nghệ cao và hiệu quả. Mục
tiêu lớn nhất mà chúng ta muốn hướng đến khi xây dựng
thành phố thông minh là kinh tế thông minh, giao thông
thông minh, quản lý đô thị thông minh hay cuộc sống
thông minh, con người thông minh… Ở đó, tiện ích đô
thị luôn là mục tiêu cơ bản nhất. Con người là chủ thể
quyết định cho sự thành công khi áp dụng đô thị thông

Khóa đào tạo Nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị
cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch các thành phố, thị xã khu vực phía Bắc
Số 55.2017

XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

9


DIỄN ĐÀN

XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

minh và cũng là người thụ hưởng trực tiếp những tiện
ích của đô thị thông minh. Ngoài việc nâng cao tầm nhận
thức của người dân về đô thị, những người làm công tác

đô thị phải có tầm nhìn mang tính định hướng và chiến
lược trong công tác quy hoạch, xây dựng thành phố thông
minh. Điều cần nhấn mạnh ở đây là các vấn đề đô thị hóa
thông minh cần phải được giải quyết bằng khoa học kỹ thuật
nhất là trong quá trình đô thị hóa quá mức, giao thông
quá mức trong khi tiềm lực kinh tế lại hạn hẹp.
Ứng dụng công nghệ khoa học và hợp lý
Thành phố thông minh không chỉ là bước đột phá
kiểu mới mà ở đây công nghệ được ứng dụng, vận hành
một cách khoa học, hợp lý. Công việc cần làm trong thành
phố thông minh không chỉ do một bộ phận chuyên trách
hoặc ứng dụng công nghệ mà cần một hệ thống tổng
thể với nguồn thông tin lớn nhằm hướng đến một mục
tiêu chung. Đô thị thông minh là nơi mà chính quyền địa
phương cũng như cư dân sử dụng nhiều ứng dụng công
nghệ trong cuộc sống đời thường và trong công tác quản
lý địa phương. Các ứng dụng điển hình của thành phố
thông minh như: Quản lý thông tin các dự án quy hoạch,
công trình bất động sản; Lập, theo dõi, phối hợp triển khai
kế hoạch cho cá nhân, phòng ban, dự án, doanh nghiệp
hoặc các cấp quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển
đô thị; Cảm biến theo dõi mức độ ô nhiễm không khí, đo
tiếng ồn; công nghệ để xây dựng giao thông thông minh,
cảm biến để quản lý bãi đỗ xe, công nghệ quản lý nguồn
nước; công nghệ xử lý rác thải...
Công nghệ thông tin ngày nay phát triển rất nhanh
và kinh phí cho những giải pháp công nghệ tiên phong
ứng dụng trong quản lý đô thị thường rất tốn kém, trên
thế giới hiện vẫn chưa có những đô thị thông minh toàn
diện mà chỉ có những đô thị thông minh theo hướng tập

trung vào một số lượng chọn lọc nhất định trong các lĩnh
vực như: Chính quyền điện tử, quản lý đô thị, giao thông
vận tải, hạ tầng, môi trường, tiết kiệm năng lượng, y tế và
sức khỏe, an ninh trật tự, giáo dục, viễn thông,… Ở Việt
Nam, tại các đô thị đặc biệt lớn, như Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh, việc ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh
có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho những yêu cầu
bức thiết nhất như quản lý hạ tầng và giao thông, quản
lý ngập lụt và môi trường, quản lý hành chính và chính
quyền điện tử.
Trong quá trình xây dựng thành phố thông minh cần
giải quyết bài toán bắt đầu từ đâu? Bắt đầu như thế nào?
Thay vì câu hỏi bắt đầu từ đâu, chúng ta nên nhìn nhận
dưới góc độ của một cư dân sinh sống tại đô thị thông
minh để trả lời câu hỏi. Quá trình xây dựng cần phải suy

10 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

nghĩ đến quy hoạch tổng thể, bao gồm nguồn lực tài
chính, kế hoạch đầu tư, quản lý các hạng mục trong quá
trình xây dựng, thông tin dịch vụ, phân cấp của cơ quan
quản lý hành chính nhà nước, vai trò của các tổ chức đoàn
thể và huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Khi bài toán bắt
đầu từ đâu được giải quyết thì đồng nghĩa với việc bắt
đầu như thế nào đã được trả lời.
Thay đổi tư duy và hệ thống quản lý phù hợp với việc

Công việc cần làm trong thành phố thông minh không chỉ do một
bộ phận chuyên trách hoặc ứng dụng công nghệ mà cần một
hệ thống tổng thể với nguồn thông tin lớn nhằm hướng đến

mục tiêu chung

áp dụng công nghệ thông minh: Việc tích hợp công nghệ
thông minh sẽ không hiệu quả nếu không thực hiện song
hành với việc cải tổ hệ thống, đổi mới tư duy quản lý đô
thị theo khoa học. Việc tạo lập nền tảng pháp lý cho chính
sách và tổ chức quản lý đô thị thông minh cũng rất quan
trọng. Cho đến hiện nay, Quyết định số 1819/QĐ-TTg
ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 là văn
bản pháp luật duy nhất nói về xây dựng thành phố thông
minh trong nước. Chính phủ cần nhanh chóng lập một
chiến lược quốc gia về phát triển đô thị thông minh tại
Việt Nam và các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng
dẫn kèm theo, không chỉ về mặt công nghệ mà cả về mặt
đổi mới tư duy quản lý và cải tổ cơ cấu tổ chức hành chính
đô thị phù hợp với xu hướng đô thị thông minh kết nối
mạng, để hướng dẫn cho các đô thị trong nước có thể lập
kế hoạch phát triển đô thị thông minh, vừa phù hợp với
nhu cầu của địa phương, vừa hướng đến việc kết nối liên
thông với nhau trong tương lai theo một chiến lược quốc
gia thống nhất.
HỌC VIỆN AMC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Các vấn đề phát sinh trong đô thị đang ngày càng
trở nên nghiêm trọng khi lượng người đổ dồn về đô thị
sinh sống ngày càng cao, điều này đòi hỏi người cán



Hội thảo Thúc đẩy đổi mới đô thị với mô hình Thành phố thông minh
tổ chức tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

bộ làm công tác quy hoạch đô thị phải nghĩ đến hướng
giải quyết các vấn đề của đô thị bằng khoa học kỹ thuật
thông minh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các đô thị
cùng với nhiệm vụ được Chính phủ và Bộ Xây dựng giao
là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án 1961 về “Đào tạo bồi
dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát
triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn
đô thị các cấp”, những năm qua, hơn 10.000 lượt cán bộ
quản lý, chuyên môn đô thị đã được đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị.
Hiện nay, Học viện đã và đang tích cực triển khai nhiều
thỏa thuận hợp tác đào tạo và phân phối giải pháp quản
lý quy hoạch và phát triển đô thị trong việc thúc đẩy phát
triển đô thị thông minh, điển hình là việc phối hợp với
Công ty Cp công nghệ và phần mềm TPIZI cùng nghiên
cứu tạo lập, ứng dụng, phân phối phần mềm trong quản
lý đô thị tại Việt Nam.
TPIZI.COM là phần mềm điện toán đám mây phục vụ
công tác số hóa, quản lý thông tin các dự án quy hoạch,
quản lý thông tin các dự án bất động sản, và đã được
đăng ký bản quyền với Cục Bản quyền tác giả. Các tính
năng của phần mềm TPIZI.COM bao gồm:
- Quản lý thông tin các dự án quy hoạch, các công
trình bất động sản (cả nhà phân lô và nhà cao tầng) trên
nền bản đồ trực tuyến phục vụ cho công tác quản lý quy
hoạch và phát triển đô thị.
- Lập, theo dõi, phối hợp triển khai kế hoạch cho cá

nhân, phòng ban, dự án, doanh nghiệp hoặc các cấp
quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị.
- Quản lý công việc, quản lý các hồ sơ về tiến độ, tài
chính, chất lượng... của các dự án đầu tư xây dựng ở mọi
giai đoạn.
- Quản lý bán hàng, quản lý các đại lý bán hàng cho
các dự án bất động sản bao gồm chung cư, khu đô thị,
khu công nghiệp...
- Quản lý các Chủ đầu tư, dự án, người dân... thuộc

phạm vi số hóa.
Hiện nay, Học viện đã trình Bộ Xây dựng phê duyệt
thành lập Trung tâm Đô thị Tiên tiến trực thuộc Học viện
với mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo,
tư vấn ở trình độ quốc tế những vấn đề liên quan tới quản
lý và phát triển đô thị bền vững của Việt Nam; kết nối các
lãnh đạo, nhà quản lý, chuyên gia đô thị trong nước và
quốc tế để chia sẻ tri thức trong lĩnh vực xây dựng, phát
triển đô thị, huy động các nguồn lực tài chính, tri thức,
cùng hợp tác với các thành phố xây dựng và phát triển.
Trong đó đặc biệt xúc tiến xây dựng các mô hình thành
phố thông minh.
Phát triển Đô thị thông minh ngày càng được quan tâm
tại nhiều đô thị trên thế giới. Tại Việt Nam, sự quan tâm và
xúc tiến nghiên cứu chương trình và lộ trình phát triển đô thị
thông minh của chính quyền các đô thị tạo ra nhiều thuận
lợi cho việc đổi mới hạ tầng và cơ cấu quản lý theo tư duy đô
thị thông minh. Vấn đề quan trọng ưu tiên hàng đầu hiện
nay là cần lập một chiến lược quốc gia về xây dựng và phát
triển đô thị thông minh giúp các đô thị nước ta có thể phát

triển bền vững, hài hòa, nhằm hướng đến mục tiêu chung vì
chất lượng cuộc sống của con người.
Tài liệu tham khảo
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia
về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước giai đoạn 2016 – 2020
- Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ về
Chính phủ điện tử và Chương trình quốc gia về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn
2016 – 2020
- Công văn 10384/VPCP-KGVX Xây dựng đô thị thông
minh bền vững trên thế giới và Việt Nam
- />Số 55.2017

XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

11



×