Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.16 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2012
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp đổi mới công

nghệ sản xuất gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm 2020
Tác giả luận văn: Hoàng Ngọc Châu

Khóa: 2009

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Bình
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế của các nước, vật liệu xây dựng có vai trò rất quan trọng,
nhất là đối với các nước đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng như Việt Nam.
Hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh đang đòi hỏi nhu cầu sử
dụng vật liệu xây dựng nói chung, trong đó có sản phẩm gạch xây nói riêng là rất
lớn. Gạch xây là một bộ phận cấu thành quan trọng của ngôi nhà hoặc 01 công
trình kiến trình dân sự. Một năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng,
cả nước ta tiêu thụ từ 22-24 (tỉ viên), nếu cứ với đà phát triển này, đến năm 2020
lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 42 tỉ viên, một số lượng khổng lồ. Để đạt
được mức này, với việc sử dụng gạch nung truyền thống thì lượng đất sột phải tiêu
thụ vào khoảng 600 triệu m3 đất sột tương đương với 30.000 ha đất canh tác. Bình
quân mỗi năm mất 2500 ha đất canh tác, riêng năm 2020 mất tới khoảng 3150 ha
đất. Không những vậy, gạch nung cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng: Than, củi,
đặc biệt là than đỏ, quá trình này thải vào bầu khí quyển của chúng ta rất nhiều khí
độc không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sức khoẻ của con người mà cũng làm
giảm tới năng suất của cây trồng, vật nuôi. Với những vấn đề trên, gạch nung đang
dần là một điểm yếu về công nghệ quan trọng trong công nghiệp xây dựng ở nước
ta và rất cần được quan tâm. Chính vì vậy, theo quy hoạch tổng thể ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng đến 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển ngành công




nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008, phải phát triển gạch
không nung thay thế gạch đất nung từ 20% - 25% vào năm 2015 và 30% - 40%
vào năm 2020.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, địa hình đa dạng, phong phú, giàu tiềm
năng đất gò đồi; nhiều diện tích đất không có khả năng canh tác hoặc canh tác kém
hiệu quả. Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả
sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao hơn.
Hiện nay, Phú Thọ là một trong số nhiều tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế
cao, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, các cơ sở sản xuất, các công trình
công cộng… tăng nhanh đã đặt ra nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng cung ứng thị
trường. Trong khi đó, thực hiện theo chủ trương của Chính phủ tỉnh Phú Thọ đã,
đang xóa bỏ cơ sở sản xuất gạch nung thủ công. Như vậy, phải có nguồn vật liệu
mới đáp ứng nhu cầu trên, đảm bảo sản phẩm vừa rẻ, bền, phù hợp xu hướng phát
triển và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Qua khảo sát, nghiên cứu sơ bộ nhận thấy ở tỉnh Phú Thọ có các nguồn
nguyên liệu, đặc biệt nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn rất thích hợp cho sản
xuất một số loại vật liệu xây dựng không nung thân thiện môi trường. Trong đó,
xác định nguồn nguyên liệu đất đồi là hết sức phong phú, dồi dào để ứng dụng và
phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất đồi và nguyên liệu sẵn có khác,
tạo bước đột phá mới về vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh.
Với các lý do trên, việc nghiên cứu đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp
đổi mới công nghệ sản xuất gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm
2020 là thực sự cần thiết và cấp bách.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu: Đưa công nghệ sản xuất gạch không nung thay thế
công nghệ sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đảm bảo lộ trình phát

triển vật liệu xây dựng của Quốc gia.


- Đối tượng nghiên cứu: Công nghệ sản xuất gạch nung, gạch không nung,
thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ, giai đoạn đến năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh có công
nghệ sản xuất gạch trong nước cả nước.
3. TÓM TẮT CÔ ĐỌNG CÁC LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI
CỦA TÁC GIẢ:
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về công nghệ sản xuất gạch
- Đánh giá thực trạng phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và
gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất gạch
xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm 2020
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích số liệu;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phân tích kinh tế tài chính của dự án đầu tư đổi mới công nghệ;
- Phương pháp ứng dụng phần mềm trong tính toán;
5. NỘI DUNG LUẬN VĂN:
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết công nghệ sản xuất gạch
- Chương 2: Thực trạng phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và
gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Chương 3: Đề xuất
và phân tích hiệu quả giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất gạch xây trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm 2020
+ Kết luận và kiến nghị
Tác giả luận văn




×