Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 2 - Nguyễn Ngọc Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.86 KB, 68 trang )

CHƯƠNG 2

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN


2.1. Nhận thức chung về môi 
trm :
ường:
2.1.1. Khái niệ
 “ Môi trường  là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có 
ảnh hưởng tới một sự vật hay một hiện tượng. Bất 
kì một sự vật hay một hiện tượng nào cũng tồn tại và 
diễn biến trong một môi trường”.
“  Môi  trường  sống  là  tổng  hợp  các  điều  kiện  bên 
ngoài có  ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cơ 
thể sống”.
  “  Môi  trường  sống  của  con  người  là  tổng  hợp  các 
điều kiện vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội bao 
quanh  có  ảnh  hưởng  tới  sự  sống  và  phát  triển  của  cá 
nhân và cộng đồng con người ”.


    Theo Luật BVMT Việt Nam năm 20014:
            “  Môi  trường  bao  gồm  các  yếu  tố  tự  nhiên  và  vật  chất 
nhân tạo bao quanh con người, có  ảnh đến đời sống, sản 
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật ”.


Phân loại môi trường
* Theo thành phần của tự nhiên:
       ­ Môi trường không khí


       ­ Môi trường đất
       ­ Môi trường nước
       ­ Môi trường sinh vật

    * Theo qui mô:
         ­ Môi trường toàn cầu
         ­ Môi trường khu vực 
         ­ Môi trường quốc gia
         ­ Môi trường vùng
         ­ Môi trường địa 
phương


 

2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của môi 
trường:
  MT có cấu trúc phức tạp 

  MT có tính động

 MT

  MT có tính mở

  MT có khả năng 
tự tổ chức, điều 
chỉnh



Môi trường có cấu trúc phức tạp
Hệ thống môi trường bao gồm:
          +  nhiều thành phần hợp thành, với bản chất 
khác nhau, chịu sự chi phối bởi những qui luật khác 
nhau 
          + và cùng hoạt động trong các mối quan hệ phức 
tạp, chặt chẽ, thống nhất trong hệ, nhờ đó tạo nên 
tính  thống  nhất  của  hệ,  giúp  hệ  tồn  tại  và  phát 
triển.
          


Ý nghĩa:
 ­    Cho thấy hệ môi trường có sự phân hóa sâu sắc theo 
không gian và thời gian.
        Vì vậy, muốn khai thác, sử dụng môi trường một cách chủ 
động và hiệu quả thì phải xuất phát từ chính đặc điểm của 
từng hệ môi trường.
 ­    Biểu hiện của tính cấu trúc chính là phản ứng dây 
truyền.
        Vì vậy, khi khai thác, sử dụng môi trường cần phải đảm 
bảo duy trì được các mối liên kết giữa các thành phần môi 
trường.


Môi trường có tính động
       + Các thành phần trong hệ môi trường luôn vận 
động và phát triển để đạt đến trạng thái cân bằng. 
       + Khi một trong các thành phần bên trong hệ thay 
đổi phá vỡ sự cân bằng, hệ sẽ thiết lập trạng thái 

cân bằng mới.
          Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản của 
hệ môi trường.


Ý nghĩa:
          Giúp con người nắm vững qui luật vận  động và 
phát triển của từng hệ môi trường, từ đó tác động vào 
hệ theo hướng vừa có lợi cho con người, vừa đảm bảo 
hiệu quả về môi trường. 


Môi trường có tính mở
                  Môi  trường  là  một  hệ  thống  mở  tiếp  nhận  vật 
chất, năng lượng, thông tin vào ra.
        Nói cách khác, các dòng vật chất, năng lượng, thông 
tin  luôn  chuyển  động  từ  hệ  này  sang  hệ  khác,  từ 
trạng  thái  này  sang  trạng  thái  khác,  từ  thế  hệ  này 
sang  thế  hệ  nối  tiếp…  Vì  thế,  hệ  môi  trường  rất 
nhạy cảm với những biến đổi từ bên ngoài. 


Ý nghĩa:
        ­      Giúp  duy  trì  và  cải  thiện  cơ  cấu  thành  phần  môi 
trường  theo  hướng  có  lợi  cho  sự  phát  triển  bên  trong 
của hệ môi trường trong tương lai.
    ­   Cho thấy các vấn đề môi trường chỉ có thể được 
giải  quyết  tốt  khi  có  sự  hợp  tác  giữa  các  vùng,  các 
quốc gia và các khu vực trên thế giới. 



Môi trường có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh
           Các thành phần trong hệ môi trường có khả năng 
tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh 
để thích nghi với những thay đổi từ bên ngoài nhằm 
hướng tới trạng thái ổn định.
          Khả năng tự tổ chức, điều chỉnh của hệ có giới 
hạn.


Ý nghĩa:
            Qui định mức độ, phạm vi tác động của con người 
vào môi trường nhằm duy trì khả năng tự phục hồi của 
tài nguyên tái tạo, duy trì khả năng tự làm sạch của môi 
trường…


2.1.3. Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái 
trong môi trường:


2.1.3.1. Cấu trúc của Hệ sinh thái:
* Hệ sinh thái là gì?

    “Hệ sinh thái là hệ thống các loài sinh vật sống 

chung và phát triển trong một môi trường nhất định, 
có quan hệ tương tác lẫn nhau và với môi trường 
đó”.



Cấu trúc của hệ sinh thái
   *  Các chất vô cơ:  gồm những nguyên tố và hợp chất 
hóa học cần thiết cho tổng hợp chất sống.
        Các chất vô cơ có thể  ở dạng khí (O2,   CO2,   N2  ), thể 
lỏng  (nước),  dạng  chất  khoáng  (Ca,  Mg,  Fe…)  tham 
gia vào chu trình tuần hoàn vật chất.
   


   *   Các chất hữu cơ (các chất mùn, acid amin, protein, 
lipit, gluxit…): đây là các chất đóng vai trò làm cầu nối 
giữa  thành  phần  vô  sinh  và  hữu  sinh,  chúng  là  sản 
phẩm  của  quá  trình  trao  đổi  vật  chất  giữa  2  thành 
phần vô sinh và hữu sinh của môi trường.
   


* Thành phần vật lí của môi trường: nhiệt độ, ánh sáng, 
độ ẩm, lượng mưa…


* Sinh vật sản xuất: 
       Chủ yếu là thực vật, có khả năng quang hợp hay 
tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô cơ dưới tác 
động của ánh sáng mặt trời.
       Nhờ hoạt động quang hợp mà nguồn thức ăn ban 
đầu  được  tạo  thành  để  nuôi  sống,  trước  tiên  là 
chính  bản  thân  những  sinh  vật  sản  xuất,  sau  đó 
nuôi sống cả thế giới sinh vật còn lại, trong đó có 

con người.


* Sinh vật tiêu thụ
       Chủ yếu là động vật. 
       Chúng tồn tại được là dựa vào nguồn thức ăn ban 
đầu (do các sinh vật sản xuất tạo ra) một cách trực 
tiếp hay gián tiếp.


* Sinh vật phân hủy
        Gồm các vi khuẩn, nấm, có chức năng chính là phân 
hủy xác sinh vật.
        Trong quá trình phân hủy, chúng giải phóng các chất từ 
các hợp chất hữu cơ phức tạp ra môi trường dưới dạng 
những khoáng chất đơn giản hoặc các nguyên tố hóa học 
ban đầu tham gia vào chu trình vòng tuần hoàn vật chất.


2.1.3.2. Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái 
trong từng hệ sinh thái:
* Cân bằng sinh thái là gì?
       Cân bằng sinh thái là trạng thái  ổn định tự nhiên 
của  hệ  sinh  thái,  hướng  tới  sự  thích  nghi  cao  nhất 
với điều kiện sống của môi trường.


Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái 
  +  Phải duy trì được đầy đủ 6 thành phần cơ bản trong hệ 
sinh thái.

  +  Các thành phần trong hệ phải có sự thích nghi sinh thái 
cao nhất với môi trường.


2.1.3.3. Duy trì, cải thiện cân bằng sinh thái trong 
môi trường là nhiệm vụ trọng tâm trong bảo vệ môi 
trường và phát triển bền vững:
  *  Các  HST  có  ý  nghĩa  vô  cùng  quan  trọng  đối  với  sự 
sống  của  con  người  như:  Cung  cấp  lương  thực,  thực 
phẩm , các nguyên vật liệu gỗ, sợi, thuốc chữa bệnh, năng 
lượng,  làm  sạch  không  khí  và  dòng  nước,  giữ  cho  môi 
trường  thiên  nhiên  trong  lành,  tạo  ra  lớp  đất  màu,  tạo  độ 
phì của đất,…
  *  Cân  bằng  sinh  thái  được  tạo  ra  bởi  chính  hệ:  Cân 
bằng chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển 
của  từng  thành  phần  trong  HST  được  đảm  bảo  và  tương 
y, con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái 
đ      Vì v
ối ổn địậ
nh.
và  cân  nhắc  kĩ  trước  khi  tác  động  lên  một  thành  phần 
nào  đó  của  hệ,  để  không  gây  suy  thoái,  mất  cân  bằng 
cho hệ.


2.1.4. Các chức năng cơ bản của môi trường:
Cung cấp
 tài nguyên thiên nhiên

Tạo không gian 

sống

MT

Nơi chứa đựng, hấp thụ, trung hòa 
các chất thải độc hại.


×