Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Quản trị khoản phải thu tại công ty TNHH hạt giống c p việt nam – chi nhánh công ty TNHH hạt giống CP việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.04 KB, 69 trang )

i
LỜI CẢM ƠN.
Đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn đến trường Đại Học Thương Mại đã tạo
điều kiện cho em có kì thực tập rất hữu ích, cùng với kiến thức mà em đã được các
thầy cô giảng dạy tận tình tại trường mà em có thể tiếp cận trực tiếp với môi trường
doanh nghiệp. Em xin giành lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Minh
Thảo (giáo viên hướng dẫn luận văn) đã nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc
mắc của em trong kì làm luận văn tốt nghiệp vừa qua để em có thể hoàn thành tốt
bài luận văn của mình.
Bên cạnh đó, em muốn gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH hạt giống C.P Việt
Nam chi nhánh Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam đã tạo điều kiện cho em
được vào thực tập và cảm ơn các anh chị trong công ty đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ
em trong quá trình thực tập tại công ty.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên bài luận văn có thể có nhiều sai
sót, em hi vọng sẽ nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô và công
ty về hình thức cũng như nội dung để báo cáo thực tập của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Sinh viên thực tập.
Đào Thị Ngọc Hân


ii
MỤC LỤC


iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Bảng 1.1. Bảng phân loại các khoản phải phu......................................................................5
Sơ đồ 1.1. Quy trình nguyên lý khoản phải thu....................................................................8
Mô hình 1.1. Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu..........................................................12
Mô hình 1.2. Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu.........................................................12


Mô hình 1.3. Mở rộng thời hạn bán chịu...........................................................................13
Mô hình 1.4. Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu.............................................................14
Mô hình 1.5. Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu........................................................................15
Mô hình 1.6. Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu.......................................................................16
Mô hình 1.7. Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu có xét đến ảnh hưởng của rủi ro từ
bán chịu................................................................................................................................17
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị khoản phải thu của
doanh nghiệp.......................................................................................................................20
Bảng 1.2. Các biến quan sát................................................................................................21
Bảng 2.1. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận.......................................................................27
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH Hạt giống CP Việt
Nam giai đoạn 2015-2017...................................................................................................29
Bảng 2.3. Thống kê các khoản phải thu của công ty từ năm 2015 đến năm 2017............35
Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ phải thu trên vốn của chi nhánh Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam
từ năm 2015 đến năm 2017................................................................................................37
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu của chi nhánh Công ty TNHH Hạt giống CP
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015-2017.....................................................................38
Bảng 2.6. Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình...................42
Bảng 2.7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập......................................43
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hoạt động quản trị khoản phải thu và
mức độ hoạt động quản trị.................................................................................................44
Bảng 2.9. Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu..................................................44


iv
Bảng 2.10. Kết quả phân tích hồi quy.................................................................................44
Hình 2.2. Mô hình tác động của các nhân tố tới hoạt động quản trị khoản phải thu của
chi nhánh..............................................................................................................................46



1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Tại các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, khi tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh đều phát sinh các khoản phải thu. Đây là một trong các
loại tài sản của doanh nghiệp, là tài sản mà doanh nghiệp bị chiếm dụng. Mỗi doanh
nghiệp khác nhau lại có giá trị các khoản phải thu khác nhau, từ mức không đáng kể
tới mức không thể kiểm soát được, nó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Độ lớn khoản phải thu của doanh nghiệp
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ thu hồi nợ cũ, tốc độ tạo ra nợ mới và sự tác
động của các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp như chu kỳ suy thoái
của nền kinh tế, khủng hoảng tiền tệ. Trong nhiều trường hợp, tổn thất nợ đọng giữa
các doanh nghiệp đang tiếp tục gia tăng, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp thậm chí dẫn tới nguy cơ phá sản. Doanh nghiệp cần chú ý đến những
yếu tố mà mình có thể kiểm soát được nhằm tác động tới độ lớn và chất lượng của
khoản phải thu. Cụ thể tại chi nhánh Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam, khoản
phải thu trong thời gian qua có giá trị cao, tăng trong ba năm gần đây, và chiếm tỷ
trọng đáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn. Chính vì thế hiện tại, ban lãnh đạo công
ty cần quan tâm đến làm như thế nào để quản trị khoản phải thu một cách hiệu quả,
giảm thiểu nợ xấu,nợ khó đòi cho công ty, cũng như cần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn và quản trị tài sản ngắn hạn của công ty.
Quản trị khoản phải thu cũng là một trong những khía cạnh của quản trị tài
chính doanh nghiệp, thuộc kiến thức chuyên ngành em được nghiên cứu tại trường
Đại học Thương mại.
Với những lí do trên, em xin lựa chọn đề tài: “Quản trị khoản phải thu tại
Công ty TNHH Hạt giống C.P Việt Nam – chi nhánh Công ty TNHH Hạt giống
CP Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát đến vấn đề lý thuyết có liên quan đến quản trị khoản phải thu của
doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị khoản phải thu tại Công ty TNHH
Hạt giống C.P Việt Nam – chi nhánh Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam.
- Đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tại Công ty
TNHH Hạt giống C.P Việt Nam – chi nhánh Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động quản trị khoản phải thu của
doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài: thực hiện nghiên cứu tại Chi nhánh Công ty
TNHH Hạt giống CP Việt Nam trong thời gian 2015-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp
nghiên cứu định tính trong nghiên cứu.Trong đó:
Với phương pháp nghiên cứu định tính đề tài thực hiện: thu thập các thông tin
bằng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia theo bộ câu hỏi soạn
sẵn để nhận diện xu hướng và đưa ra bộ câu hỏi điều tra xã hội học liên quan đến
các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị khoản phải thu của công ty.
Với phương pháp nghiên cứu định lượng đề tài thực hiện : tiến hành thu thập
các dữ liệu nội bộ từ các báo cáo của doanh nghiệp trong 3 năm từ năm 20152017… đặc biệt tiến hành thu thập các dữ liệu chính và các dữ liệu liên quan đến
quản trị khoản phải thu qua đó phân tích các chỉ số liên quan đến khoản phải thu để
định hướng, đánh giá và đưa ra các giải pháp đối với các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động quản trị khoản phải thu của công ty. Đề tài sử dụng Mô hình phát hiện các
nhân tố được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 để xác định hàm hồi quy chỉ ra yếu tố
tác động tới vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra các giải pháp có tính khách quan.


3
5. Kết cấu khóa luận.

- Ngoài Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu,Danh mục sơ đồ và hình
vẽ, Danh mục viết tắt, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết cơ bản về quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp
Chương 2. Thực trạng quản trị khoản phải thu tại chi nhánh Công ty TNHH
Hạt giống CP Việt Nam.
Chương 3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu
tại chi nhánh Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam.


4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ
KHOẢN PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan tới quản trị khoản phải thu của
doanh nghiệp
1.1.1. Khái quát về khoản phải thu
1.1.1.1.Khái niệm về khoản phải thu
- Khoản phải thu: Là bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị
hoặc cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi.
- “Khoản phải thu là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ so sánh giữa
kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh doanh mà doanh sử dụng
trong kì kinh doanh. Nói cách khác, khoản phải thu của doanh nghiệp là phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ khai thác, quản lý tài sản trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất” 1.
- Khoản phải thu là một vấn đề phức tạp có liên quan đến tất cả các yếu tố của
quá trình sản xuất kinh doanh cho nên doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao hiệu quả
trên cơ sở sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh thì doanh nghiệp phải
giải quyết được vấn đề như: thu hồi khoản phải thu đúng hạn, kịp thời, huy động
thêm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và doanh nghiệp phải đạt
được các mục tiêu đề ra trong quá trình quản trị các khoản phải thu.

1.1.1.2. Đặc điểm của khoản phải thu
- Khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiêp bị đối tác ( có thể là
khách hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng vì thế về nguyên tắc quy mô các khoản
phải thu càng nhỏ càng tốt.
- Quy mô tính chất của các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh
doanh khác nhau, từng doanh nghiệp khác nhau, chính sách bán hàng trong từng
thời kì. Thông thường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng mở rộng, quy
mô các khoản phải thu càng tăng lên và ngược lại.
1

[1] Đặng Văn Ngữ (2003), Giáo trình Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, tr 50-53


5
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường có trôi chảy như thường lệ
không, hay xuất hiện dấu hiệu giảm sút, suy thoái làm ảnh hưởng đến kì hạn thanh
toán của khách hàng và làm ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của doanh nghiệp.
1.1.1.3. Vai trò của khoản phải thu
- Khoản phải thu góp phần giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kinh doanh
được ổn định, phát triển và hoạt động một cách hiệu quả nhất.
- Giúp doanh nghiệp khắc phục những khó khăn cũng như các vấn đề liên
quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Khi thu hồi được các khoản phải thu giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro
trong hoạt động kinh doanh và cạnh tranh với các đối tác trên thị trường.
1.1.1.4. Phân loại các khoản phải thu2
Bảng 1.1. Bảng phân loại các khoản phải phu
STT
1
2
3

4
5
6
7
8

Tiêu thức phân loại
Các loại khoản phải thu
Phân loại các khoản phải thu theo Khoản phải thu từ khách hàng
Khoản ứng trước cho người bán
đối tượng
Khoản phải thu nội bộ
Khoản tạm ứng cho công nhân viên
Khoản thế chấp kí cược kí quỹ
Khoản phải thu khác
Phân loại khoản phải thu theo Khoản phải thu ngắn hạn
Khoản phải thu dài hạn
thời gian

*Phân loại các khoản phải thu theo đối tượng
+, Khoản phải thu từ khách hàng
Là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, thành phẩm
hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc chiếm
dụng vốn lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một
nét đặc trưng thương mại. Thậm chí còn được coi như là một đồng vốn. Do vậy, vấn
đề quản lý khoản phải thu đặc biệt trở nên quan trọng đối với những doanh nghiệp
bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao so với vốn kinh doanh.
2

[2] Nguyễn Thị Thanh Huyền, Luận Văn tốt nghiệp 2017, Quản trị khoản phải thu của công ty cổ phần xây

lắp điện Bắc Giang, tr 6-8


6
+, Khoản ứng trước cho người bán
Là khoản tiền doanh nghiệp phải thu từ ngườ bán, người cung cấp do doanh
nghiệp trả trước tiền hàng cho người bán để mua hàng hóa, thành phẩm hoặc dịch
vụ mà doanh nghiệp chưa được giao.
+, Khoản phải thu nội bộ
Là các khoản phải thu phát sinh giữa đơn vị, doanh nghiệp hạch toán kinh tế
độc lập với các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng hoặc giữa các đơn vị trực
thuộc với nhau.
+, Khoản tạm ứng cho công nhân viên
Là những khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho các cán bộ công
nhân viên để thực hiện một nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết một số công việc
như mua hàng hóa, chi phí công tác,…
+, Khoản thế chấp, kí cược, kí quỹ
- Khoản thế chấp: thường phát sinh trong quan hệ vay vốn. Khi vay vốn có thế
chấp, người vay phải mang tài sản của mình giao cho người cho vay trong thời gian
vay vốn.
- Khoản kí cược : là số tiền doanh nghiệp dùng vào việc đặt cược khi thuê
mượn tài sản theo yêu cầu của người cho thuê nhằm mục đích ràng buộc trách
nhiệm vật chất và nâng cao trách nhiệm cho người đi thuê trong việc quản lý sử
dụng tài sản đi thuê và sử dụng đúng hạn. Số tiền kí cược do bên cho thuê quy định
và có thể lớn hơn giá trị tài sản cho thuê.
- Kí quỹ: là số tiền, hay tài sản được gửi trước để làm tin trong các quan hệ
mua bán, nhận đại lý bán hàng, tham gia đấu thầu,..
+, Khoản phải thu khác
Khoản phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính chất thương mại,
không liên quan đến giao dịch mua bán như :

- Các khoản phải thu tạo ra doanh thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính
như: khoản phải thu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia.


7
- Các khoản phải thu không mang tính thương mại như: cho mượn tài sản,
phải thu từ tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý,…
* Phân loại khoản phải thu theo thời gian
+, Khoản phải thu ngắn hạn
Là những khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu
nội bộ, và các khoản phải thu khác tại các thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi
hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kì kinh doanh (sau khi trừ đi dự
phòng phải thu ngắn hạn khó đòi).
+, Khoản phải thu dài hạn
Là các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội
bộ, và các khoản phải thu khác và số vốn kinh doanh đã giao cho một đơn vị trực
thuộc, tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm hoặc
trên một chu kì kinh doanh ( sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi).
1.1.2. Khái quát về quản trị khoản phải thu
1.1.2.1. Khái niệm về quản trị khoản phải thu
“Quản trị khoản phải thu là quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp hiện
đang bị khách hàng chiếm dụng. Đảm bảo cho doanh nghiệp thu được khoản tiền nợ
đúng hạn với chi phí thấp nhất, giảm được các khoản phải thu khó đòi, tạo ra lợi thế
về vốn giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.3
Quản trị khoản phải thu là làm sao giảm tối đa được các khoản phải thu để có
thể giảm thiểu ở mức thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải. Khách hàng là những
người đưa doanh nghiệp vào những tình huống và nguy cơ mất mát cao khi họ cố
tình kéo dài thời hạn thanh toán hoặc là không chịu thanh toán. Khi đó buộc doanh
nghiệp phải thêm các khoản phát sinh như:
- Doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn trong việc thu nợ.

- Doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào tài sản lưu động.
Do đó quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải đưa ra
được công tác thu hồi nợ mềm dẻo linh hoạt để tránh mất lòng tin với khách hàng
3

[3] Nguyễn Thị Phương Liên [2013], Giáo trình Quản trị tài chính, Nhà xuất bản thông kê, tr 68 - 70


8
nhưng làm sao cũng phải giảm thiểu được tỷ lệ mất mát ở mức có thể chấp nhận
được.
1.1.2.2. Mục tiêu quản trị khoản phải thu
Sơ đồ 1.1. Quy trình nguyên lý khoản phải thu

Bán chịu

Tăng doanh
thu

Tăng lợi
nhuận

Tăng khoản phải
thu

Tăng chi phí liên
quan đến khoản
phải thu

Chi phí cơ hội do đầu

tư khoản phải thu

So sánh lợi nhuận
và chi phí gia
tăng

Quyết định chính sách bán
chịu


9
Hầu hết các doanh nghiệp đều phát sinh khoản phải thu nhưng với mức độ
khác nhau từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát
các khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không
bán chịu hàng hóa thì không bán được hàng do đó mất đi cơ hội bán hàng làm mất
đi cơ hội lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hàng quá nhiều thì chi phí các khoản phải
thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi
được nợ cũng tăng. Để quyết định xem có tăng khoản bán chịu hay không ? Cần:
- Quyết định xem lợi nhuận gia tăng có lớn hơn chi phí gia tăng hay không?
- Quyết định xem tiết kiệm chi phí có bù đắp lợi nhuận giảm không?
1.1.2.3. Vai trò quản trị khoản phải thu
- Khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản lưu động
của các doanh nghiệp. Do đó, quản trị khoản phải thu tốt thì vòng quay vốn của
doanh nghiệp sẽ tốt. Từ đó, kích thích hoạt động kinh doanh phát triển.
- Tổ chức hệ thống kiểm soát nợ phải thu chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin, kịp
thời nhanh chóng, sẽ giúp cho các doanh nghiệp hạn chế đến mức thấp nhất các rủi
ro không thu hồi được nợ, chi phí thu hồi nợ sẽ thấp.
1.2. Các lý thuyết cơ bản về quản trị khoản phải thu
1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động quản trị khoản phải thu
Trong thực tiễn kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải bán chịu hàng hóa

của mình trong một thời gian nhất định. Trong khi chờ thu các khoản tiền này thì
doanh nghiệp vẫn tiếp tục bán hàng và do đó sẽ lại xuất hiện các khoản bán chịu
mới. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có các khoản mua chịu hàng hóa từ các
doanh nghiệp khác. Như vậy, việc mua chịu bán chịu là công việc thường xuyên
phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Độ lớn khoản phải thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc
độ thu hồi nợ cũ, tốc độ tạo ra nợ mới, và sự tác động của các yếu tố nằm ngoài sự
kiểm soát của doanh nghiệp như chu kì suy thoái của nền kinh tế, khủng hoảng tiền
tệ,…các yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi nợ của doanh nghiệp. Và
nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt công tác quản trị các khoản phải thu của


10
mình sẽ gây ra hậu quả như mất uy tín với khách hàng, đối tác, giảm tính cạnh tranh
của mình trên thị trường,…
1.2.2. Các yêu cầu liên quan đến khoản phải thu
- Tiêu chuẩn bán chịu
Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách
hàng để được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ. Tiêu chuẩn
bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của doanh nghiệp và mỗi
doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không
chính thức. Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh
hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng
chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp
thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có
tác dụng kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn
bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng
doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh
do bán chịu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến
khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu.

- Điều khoản bán chịu
+, Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn
bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu
cho phép. Ví dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được
hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn
được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả
chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn.
Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa xem
xét mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên
quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu.
+, Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề: thời hạn chiết khấu và tỷ lệ
chiết khấu. Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian mà nếu người mua thanh toán


11
trước hoặc trong thời gian đó thì người mua sẽ được nhận tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ
chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nếu người
mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu. Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc
độ thu tiền đối với các khoản phải thu. Nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh
thu ròng, do đó, giảm lợi nhuận. Liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù
đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không.
Cần lưu ý rằng chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu hay bất kỳ chính sách bán chịu
nào cũng cần được xem xét thường xuyên xem có phù hợp với tình hình thực tiễn
hay không. Sau khi thực hiện chính sách gia tăng tỷ lệ chiết khấu, do tình hình thay
đổi, nếu tiết kiệm chi phí không đủ bù đắp cho lợi nhuận giảm, khi ấy công ty cần
thay đổi chính sách chiết khấu. Nếu công ty muốn xem xét có nên quyết định giảm
tỷ lệ chiết khấu lại hay không thì tiến hành phân tích mô hình.
- Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu
Trong phân tích về ảnh hưởng rủi ro bán chịu, chúng ta đều ngầm giả định
rằng không có tổn thất do nợ không thể thu hồi. Thật ra chính sách bán chịu không

chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu
hồi khoản phải thu.
1.2.3. Các mô hình ra quyết định bán chịu hàng hóa.
* Mô hình nới lỏng và mô hình thắt chặt chính sách bán chịu
Doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận
được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách
bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi
nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu
chuẩn bán chịu. Vấn đề đặt ra là khi nào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn bán
chịu và khi nào doanh nghiệp không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu. Doanh
nghiệp cần xem xét hai mô hình sau để đưa ra quyết định trong quản trị các khoản
phải thu.


12
Mô hình 1.1. Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu

Tăng khoản
phải thu

Nới lỏng
chính sách
bán chịu

Tăng chi phí vào khoản
phải thu

Tăng doanh
thu


Tăng lợi nhuận đủ
bù đắp tăng chi
phí không?

Tăng lợi nhuận

Ra quyết định

Mô hình 1.2. Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu

Giảm khoản
phải thu

Thắt chặt
chính sách
bán chịu

Tiết kiệm chi phí vào
khoản phải thu

Giảm doanh
thu

Tiết kiệm lợi
nhuận đủ bù đắp
tăng chi phí
không?

Giảm lợi
nhuận


Ra quyết định


13
• Mô hình mở rộng và mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu
Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu mà còn liên
quan đến điều khoản bán chịu. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay
đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu
Mô hình 1.3. Mở rộng thời hạn bán chịu

Tăng kì thu
tiền bình
quân

Tăng khoản
phải thu

Tăng lợi nhuận đủ bù
đắp tăng chi phí
không?

Mở rộng thời
hạn bán chịu

Tăng doanh
thu

Tăng chi phí
vào khoản

phải thu

Tăng lợi
nhuận

Ra quyết
định


14
Mô hình 1.4. Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu

Giảm kì thu
tiền bình
quân

Giảm
khoản phải
thu

Tiết kiệm lợi nhuận
đủ bù đắp giảm chi
phí không?

Rút ngắn thời
hạn bán chịu

Giảm doanh
thu


Tiết kiệm chi
phí vào khoản
phải thu

Giảm lợi
nhuận

Ra quyết
định

 Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu và mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu
Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải
thu. Nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó, giảm lợi nhuận.
Liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận
hay không.


15
Mô hình 1.5. Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu

Giảm kì thu
tiền bình quân

Giảm khoản
phải thu

Tiết kiệm chi phí đủ bù
đắp lợi nhuận giảm
không?


Tăng tỷ lệ chiết
khấu

Giảm doanh thu
ròng

Tiết kiệm chi phí
vào khoản phải
thu

Giảm lợi
nhuận

Ra quyết
định


16
Mô hình 1.6. Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu

Tăng kì thu
tiền bình
quân

Tăng khoản
phải thu

Tăng lợi nhuận đủ bù
đắp chi phí tăng
không?


Giảm tỷ lệ
chiết khấu

Tăng doanh
thu ròng

Tăng chi phí
vào khoản
phải thu

Tăng lợi
nhuận

Ra quyết
định


17
Mô hình 1.7. Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu có xét đến ảnh hưởng của
rủi ro từ bán chịu

Tăng kì thu
tiền bình quân

Nới lỏng
chính sách
bán chịu

Tăng doanh

thu

Tăng khoản
phải thu

Tăng tổn thất
do nợ không thể
thu hồi được

Tăng lợi nhuận

Tăng chi phí vào khoản
phải thu

Tăng chi phí do
nới lỏng chính
sách bán chịu

Tăng lợi nhuận đủ
bù đắp tăng chi
phí

Ra quyết định

+, Mô hình tổng quát tổng quát để ra quyết định quản trị khoản phải thu
Do quản trị khoản phải thu phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp và khó
mô hình nào nên nhìn chung mô hình quyết định trong quản lí khoản phải thu có thể
mô tả tóm tắt như sau:



18
Mô hình 1.8. Mô hình tổng quát ra quyết định quản trị khoản phải thu

Bán chịu hàng hóa

Tăng doanh thu

Tăng khoản phải
thu

Tăng lợi nhuận

Tăng chi phí

So sánh

Cơ hội

Rủi ro
Quyết định chính
sách bán chịu

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khoản phải thu 4
+, Kì thu tiền bình quân
Kì thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các
khoản phải thu. Nó được tính bằng cách lấy số dư bình quân các khoản phải thu
nhân với 360 ngày rồi chia cho tổng doanh thu trong kì.
Kì thu tiền bình quân ngắn chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong
khâu thanh toán. Ngược lại, nếu kì thu tiền dài, chứng tỏ thời gian thu hồi khoản
4


[4] Nguyễn Thị Phương Liên (2013), Giáo trình Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, tr 74-75


19
phải thu chậm. Tuy nhiên, để đánh giá thực trạng này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào
chính sách tín dụng thương mại và thực tế thanh toán nợ của các khoản phải thu.
Công thức tính:
Kỳ thu tiền bình quân =

=

+,Vòng quay các khoản phải thu
Được sử dụng để đo lường thời gian trung bình mà doanh thu tồn tại dưới
dạng các khoản phải thu. Một số công ty đưa ra số ngày cụ thể để đánh giá đó là
khoản phải thu tốt hay xấu, chẳng hạn dưới 30 ngày được xem là có khả năng kiểm
soát được.
Vòng quay các khoản phải thu lớn (các khoản phải thu nhỏ) thể hiện chính
sách về thanh toán của công ty khá chặt chẽ, đảm bảo thanh khoản nhưng cũng có
thể khiến doanh thu giảm do quá cứng nhắc trong giao dịch với khách hàng và
ngược lại.
Công thức tính:
Vòng quay các khoản phải thu =
+, Nợ phải thu trên vốn
Nợ phải thu trên vốn là: tỷ lệ nợ phải thu trên vốn càng cao cho thấy các khoản
phải thu của doanh nghiệp càng cao.
Công thức tính :


20

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động quản trị khoản phải thu
Là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị khoản phải thu
của doanh nghiệp

Quản trị khoản phải
thu

Sự tác
động
của thị
trường

Cơ chế
quản lý

chính
sách
nhà
nước

Môi
trường
tự
nhiên

Môi
trường
văn

hóa xã
hội

(Các nhân tố môi trường bên ngoài)

Trình
độ
nguồn
nhân
lưc

Trình
độ
khoa
học
công
nghệ

Cơ sở
hạ
tầng

( Các nhân tố môi trường bên trong)

Quy
chế
hoạt
động.



21
Bảng 1.2. Các biến quan sát


Nội dung câu hỏi.

biến
Sự tác động của thị trường kinh tế
CT1 Sự ổn định của nền kinh tế có mức độ ảnh hưởng đến
CT2

Dự báo/ xu hướng
(-)

hoạt động quản trị khoản phải thu.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường cùng ngành sản

xuất kinh doanh.
CT3
Cung cầu hàng hóa trên thị trường kinh tế.
Ảnh hưởng của cơ chế quản lí và các chính sách nhà
nước
QĐ1

Quy định của Nhà nước về tỷ lệ trích lập các quỹ

QĐ2

( quỹ dự phòng khoản phải thu khó đòi,…)
Quy định của Nhà nước đối với xử lý khoản phải thu


(+)

khó đòi
QĐ3 Chính sách của Nhà nước về thuế xuất nhập khẩu.
Nhân tố môi trường tự nhiên
TN1
Sự thay đổi khí hậu có mức độ ảnh hưởng chính sách
TN2

(+)

bán chịu của doanh nghiệp.
Vị trí địa lý, địa hình,.. có mức độ ảnh hưởng đến

chính sách bán chịu.
TN3
Các nguồn tài nguyên như: đất, nước, không khí,…
Nhân tố môi trường văn hóa xã hội
XH1 Yếu tố về dân số
XH2 Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng.
XH3 Yếu tố về trình độ văn hóa, phong tục tập quán từng
vùng, tôn giáo,xu hướng phân bố dân cư,…
Trình độ nguồn nhân lực
NL1
Thái độ,tác phong làm việc và năng suất lao động
NL2

của công nhân viên.
Các chính sách bán hàng, bán chịu, quản lí doanh


NL3

nghiệp của ban lãnh đạo.
Trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên trong

doanh nghiệp.
Trình độ khoa học công nghệ

(-)

(+)

(-)


×