ĐỀ1:danh và thực
1) Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy
nhiên, cần đạt được một số yêu cầu căn bản sau:
- Về hình thức (3,0 điểm)
Trước hết, thí sinh cần xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn các
kiểu bài và các thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng cần phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, thí
sinh cũng được tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời
sống và những trải nghiệm của riêng mình về vấn đề cái danh và cái thực. Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ
vấn đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học.
- Về nội dung (5,0 điểm)
Bài làm cần đạt được ba nội dung cơ bản sau:
a)Bản chất của danh và thực (2,0 đ)
+ Danh. Giải thích được nội dung khái niệm “danh”. Danh là danh tính (tên họ), là danh hiệu, danh vọng,
danh giá, danh nghĩa, danh tiếng. Danh là phần bề ngoài, đối với bên ngoài.
Thấy được ý nghĩa của danh. Danh là điều cần thiết. Vì nó giúp xác định tư cách, vai trò, vị trí, năng lực của
con người trong xã hội. Danh đem lại giá trị, uy tín, quyền lợi cho người mang danh, là động lực phấn đấu
cho con người.
+ Thực. Giải thích được nội dung khái niệm “thực”. Thực là thực chất, thực lực, là cái bên trong. Khái niệm
“thực” chỉ cái tồn tại có thực, cái bản chất vốn có, cái tự nhiên, phác thực. Trong thế đối lập với danh, thực
cũng là phẩm chất, năng lực mà cá nhân có được do tu dưỡng, rèn luyện nhưng chưa được xã hội thừa nhận
bằng một danh hiệu tương xứng.
b) Mối quan hệ giữa danh và thực (2,0đ). Thí sinh cần phân tích được ba kiểu quan hệ căn bản và nêu được
những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống.
+ Danh lớn hơn thực (hữu danh vô thực). Danh vượt quá thực dẫn đến sự giả tạo, dối trá, trống rỗng, hư
danh, tạo nguy cơ tiềm tàng cho xã hội. Trường hợp này dễ thấy qua nhiều vấn nạn đang được báo động hiện
thời. Người có danh hiệu, danh vị, danh tiếng không đúng với thực lực, thực tài, thực chất có thể vô tình hay
hữu ý gây hại cho xã hội. Cần đấu tranh để đẩy lùi sự giả dối này.
+ Thực lớn hơn danh (hữu thực vô danh). Trường hợp có thực chất, thực tài, thực lực nhưng vì lý do nào đó
lại không có được danh nghĩa cần thiết, không có được danh hiệu, danh vị và danh tiếng tương xứng. Thực tế
này đòi hỏi phải có tinh thần trọng thực, có biện pháp phù hợp để phát hiện, ủng hộ, vinh danh người có
phẩm chất, năng lực thực. Mặt khác, những người có thực chất, thực lực, thực tài cũng cần phải phấn đấu để
đạt được những danh vị xứng đáng.
+ Danh - Thực tương xứng (hữu danh hữu thực). Đây là quan hệ lý tưởng vì danh và thực tương xứng, hài
hoà. Nhờ thế mà con người được khích lệ, có thể phát huy những khả năng tiềm tàng của mình cũng như
những điều kiện mà xã hội dành cho danh nghĩa hay danh hiệu ấy mà vươn lên những tầm cao mới, có nhiều
đóng góp to lớn hơn.
c) Xác định thái độ (1,0 đ). Thí sinh cần nhận thức và phê phán hiện tượng hữu danh vô thực trong xã hội
hiện nay. Tình trạng danh giả lợi thực dẫn đến lối sống cầu danh, vị danh, háo danh, danh hão làm nhiễu loạn
các giá trị trong xã hội, có nguy cơ làm tha hoá con người.
Tuy nhiên, phấn đấu đạt được danh vị chân chính bằng thực lực là một động cơ chính đáng của con người.
Vì thế, cần có thái độ trân trọng với những người có danh vị chân chính và bản thân cũng cần nỗ lực phấn
đấu hoàn thiện tài đức để có được danh vị xứng đáng.
2) Là dạng đề mở, nên người chấm cũng cần có cái nhìn “mở”. Nghĩa là cần đón nhận nhiều quan điểm khác
nhau, nhiều lối nghĩ khác nhau, nhiều lối viết khác nhau, nhiều thể loại và văn phong khác nhau... Không nên
câu nệ trong đánh giá.
ĐỀ 2:Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ
A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian
lận khi thi.” (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức
tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.
Gợi ý:
1. Thực trạng:
Trong thi cử, hiện tượng gian lận ngày càng gia tăng với nhiều biểu hiện phức tạp đã và đang trở thành vấn đề
nhức nhối.
Trong cuộc sống, sự không trung thực, gian dối cũng không phải hiếm hoi, xảy ra ở phạm vi từ gia đình cho
tới toàn bộ xã hội.
2. Sự cần thiết của việc tu rèn đức tính trung thực
Trung thực là thẳng thắn, thành thực, sống đúng với bản chất con người, năng lực, trình độ của mình; với sự
thực và không gian dối.
Trung thực trong khi thi sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp học sinh phát huy được năng lực, thúc
đẩy sự tiến bộ trong giáo dục.
Trung thực là một đức tính nền tảng của con người giúp bản thân, gia đình, xã hội phát triển.
3. Biện pháp:
Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tu rèn đức tính trung thực cho học sinh.
Ngăn chặn hiện tượng không trung thực trong giáo dục và cuộc sống.
Nêu gương cho thế hệ những tấm gương về trung thực.
ĐỀ 3 (3,0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý
giá khác nữa. (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90).
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của
mỗi con người
- Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong
cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống…
- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:
+ Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không
có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế, mọi điều khác như tiền bạc,
công danh, sẽ trở thành vô nghĩa…
+ Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ
đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình…
- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ
phận giới trẻ:
+ Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì
không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng
trước cuộc sống.
+ Trong thời đại hội nhập quốc tế, một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng
của cuộc đời, dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo -> hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược,
ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.
- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ: Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự
phụ, huyênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường
người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn
bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.
- Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:
+ Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không ngừng
giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó.
+ Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học kết hợp
với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên;
động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội.
- Liên hệ bản thân.
ĐỀ 4: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp .
Viết một văn bản nghị luận (không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện
tượng trên.
Cần đáp ứng được các yêu cầu:
- Về hình thức: trình bày thành bài văn nghị luận ngắn, có bố cục ba phần rõ ràng (mở bài, thân bài và kết
luận), không quá hai trang giấy thi.
- Về nội dung:
+ Giải thích hiện tượng: là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên, gợi tả sức chịu đựng, sức sống kỳ diệu
của những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp ngay trong một vùng sỏi đá khô cằn (có thể đi
từ việc giải thích từ ngữ: vùng sỏi đá khô cằn chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống; loài cây vẫn mọc lên và
nở những chùm hoa thật đẹp: sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp).
+ Trình bày suy nghĩ: hiện tượng thiên nhiên nói trên gợi suy nghĩ về vẻ đẹp của những con người - trong bất
cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào vẫn thể hiện nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức sống kỳ diệu nhất. Đối
với họ, nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại chính là môi trường để tôi luyện, giúp họ vững
vàng hơn trong cuộc sống. Những chùm hoa thật đẹp - những chùm hoa trên đá (thơ Chế Lan Viên), thành
công mà họ đạt được thật có giá trị vì nó là kết quả của những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt
mỏi. Vẻ đẹp của những cống hiến, những thành công mà họ dâng hiến cho cuộc đời lại càng có ý nghĩa hơn,
càng rực rỡ hơn…
+ Liên hệ với thực tế (trong đời sống và trong văn học) để chứng minh cho cảm nhận, suy nghĩ nói trên.
+ Nêu tác dụng, ảnh hưởng, bài học rút ra từ hiện tượng: những con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực luôn
là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó
khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống…
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Bàn tay của tạo
hóa thật diệu kì. Nó tạo nên bao nhiêu cái đẹp, có những cái đẹp bất ngờ đến ngỡ ngàng. Khi nghĩ đến đá sỏi
khô cằn, hẳn như một phản xạ tự nhiên, bất kì ai trong chúng ta cũng sẽ ngĩ đến sự chết chóc, khô héo, nghèo
nàn và tàn lụi. Nhưng ở những nơi như vậy tạo hóa vẫn tìm ra cái đẹp, tạo ra cái đẹp rực rỡ, tỏa sáng đầy sức
sống và kiêu hãnh, những chùm hoa trên đá.
Trên hoang mạc khô cằn bỏng rát vẫn có những loài xương rồng phát triển, sinh sôi, nảy nở và còn kết hoa
nữa. Vùng sỏi đá khô cằn vốn là vùng đất dường như không có sự sống, nghèo nàn, hoang vu vậy mà cây hoa
dại vốn nhỏ bé mông manh là thế, mọc hoang dã, không có bàn tay chăm sóc của con người mà vẫn sinh sôi
nảy nở, luôn tràn đầy sức sống, luôn mạnh mẽ, vẫn đâm chồi nảy lộc như thách thức với cuộc sống. Thành quả
tất yếu của sự cố gắng không ngừng nghỉ là những chùm hoa, những bông hoa tuyệt đẹp. Chúng xứng đáng với
vẻ đẹp kiêu sa đó, sau khi đã trải qua bao nhiêu thử thách của cuộc đời, trải qua nắng, gió và sự cần mẫn kiếm
tìm sự sống ở nơi tưởng như không còn sự sống. Đất mẹ không tuyệt tình với ai bao giờ, người không ruồng
rẫy, bỏ rơi những đứa con của mình mà chỉ dạy cho chúng cách sống, cho chúng nếm trải khó khăn để rồi
trưởng thành và cảm nhận được hết cái đẹp, cái diệu kì của cuộc đời này, những thành quả ngọt ngào.
Đó cũng là một bài học đáng giá với con người. Con người sinh ra mang trong mình những khả năng đặc biệt
và sức mạnh vô biên để vượt qua những phong ba bão táp của cuộc đời. Con người chính là sản phẩm hoàn mĩ
nhất của tạo hóa. Trong cuộc sống biến đổi khôn lường này con người luôn phải vật vã để bước đi trên con
đường mình đã chọn. Không có con đường nào là con đường không có chông gai và cạm bẫy, không có ai đạt
được thành quả mà không có đau thương, bầm dập. Tôi chợt nhớ đến câu hát:
"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió
Lời hứa ghi trong tim mình
Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao..."
(Đường đến ngày vinh quang).
Đúng vậy, dù con đường có đẹp thì điều đó không có nghĩa là không có đau thương. "Thất bại là mẹ thành
công", quan trọng là ý chí và nghị lực, không được phép bỏ cuộc, nếu chỉ vì con đường khó đi mà bỏ dở thì
không bao giờ thành công. Vì trên con đường trăm ngả, không có, dù chỉ một, lối đi dễ dàng. Trong một câu
chuyện tôi đọc có hai cô gái mê kịch nghệ, một người lớn lên trong gia đình truyền thống, có bố là đạo diễn
nổi tiếng, mẹ là minh tinh mà bạc. Cô được rèn luyện, gọt giũa từ nhỏ vì thế kĩ thuật diễn của cô rất tốt và sớm
được mang danh hiệu thiên tài. Song cô luôn khổ tâm và dằn vặt vì khi nhắc đến cô họ không bao giờ quên
thân phận của cô, "thiên tài Ayumi, con gái đại minh tinh Utake", đó là cách họ nói về cô, cô thấy mình luôn
núp dưới cái bóng của mẹ và vì thế cô đã phải nỗ lực cố gắng rất nhiều để vượt ra khỏi cái bóng quá lớn của
mẹ. Cô ganhtị với một cô bé nghèo, mồ côi cha, rồi mẹ cũng ra đi do căn bệnh phổi khi mà cô bắt đầu nổi danh
trong làng sân khấu. Tất cả như sụp đổ, mẹ mất cô cũng không còn đủ dũng cảm để đứng trên sân khấu. Tất cả
lại về con số không, cô mất tất cả. Nhưng có một thứ luôn tòn tại trong sâu thẳm trái tim cô là ước mơ, là đam
mê cháy bỏng với kịch nghệ. Nó chưa bao giờ tắt. Tuy khong được học múa, học hát, học vũ đạo nhưng khi
đứng trên sân khấu cô như hóa thân thành nhân vật, cô quên mất mình là ai, cô quên mất mình đang diễn, bản
năng mách bảo cho cô biết mình phải làm gì và nhờ vậy cô sớm vượt qua tất cả mọi chông gai trên bước
đường đời để rồi trở thành một siêu sao như mình hằng mơ ước. Để có được điều đó cô đã phải trải qua bao
đắng cay, vùi dập và sự hãm hại của các thế lực đối địch nhưng cô chưa bao giờ bỏ cuộc. Họ là hai số phận,
hai hoàn cảnh trái ngược nhau. Tuy Ayumi có vẻ may mắn hơn khi con đường của cô có vẻ như đã được trải
thảm, đã được dọn sẵn nhưng rõ ràng cô cũng không hề dễ dàng gì khi bước đi trên đó để vượt lên đỉnh cao
nghệ thuật và thoát khỏi cái bóng của mẹ mình. Maya lại may mắn có được cái năng khiếu nghệ thuật bẩm
sinh, bản năng của một người nghệ sĩ nhưng ngược lại cô đã gặp không ít những khó khăn trắc trở trên đường
đời. Rõ ràng con đường dù đẹp đẽ thế nào thì vẫn chứa chất khổ đau.
Có chăng một con đường bằng phẳng? Ví thử tồn tại một con đường như vậy, khi đạt được vinh quang liệu
còn có ý nghĩa gì. Bởi lẽ vinh quang là thành quả của sự cố gắng, hi sinh, cả mồ hôi và nước mắt, có khi là
xương máu. Vinh quang không phải là thành quả mà theo tôi là quá trình thực hiện.
Có những người sinh ra không may mắn, họ bị những dị tật bẩm sinh hay vì những tai nạn đáng tiếc mà thân
thể họ không được nguyên vẹn nhưng nghị lực đã giúp họ đứng lên và chiến thắng nghịch cảnh để rồi dành lấy
thành quả đáng tự hào như: chị Nguyễn Thị Nga, tuy người chị chỉ cao 1,29m nhưng đằng sau thân hình nhỏ
bé ấy là một nghị lực lớn lao, nó đã đưa chị vào cánh cổng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM,
và cô bạn của chị tuy vừa câm vừa điếc nhưng vẫn có thể mở một cửa hàng lưu niệm để tự nuôi sống bản thân.
Người phụ nữ tàn tật(mắc bệnh bại liệt), bà Nguyễn Thị Lân, 61 tuổi vẫn làm kinh tế, tạo dựng cuộc sống tự
lập của mình và nuôi người mẹ già. Họ là những số phận, những con người kém may mắn nhưng luôn là tấm
gương cho chúng ta ngưỡng mộ, học tập.
Bên cạnh những con người như vậy, vẫn tồn tại không ít những người dù sống trong môi trường tốt đẹp, là
những loài cây được chăm sóc chở che trên mảnh đất màu mỡ mà vẫn không bao giờ biết nở hoa thậm chí còn
héo rũ và chết, cũng có những cây phát triển tốt trong môi trường đó nhưng chỉ cần chịu nắng, phơi sương,
một chút điều kiên khó khăn là chết rũ, không còn sức sống. Đó là những con người đáng trách nhưng cũng
thật đáng thương hại, những số phận không cảm nhận được sự may mắn của mình, không tận dụng được nó,
họ yếu ớt, hèn nhát, và không có nghị lực, không có tương lai.
Thiên nhiên tươi đẹp, và luôn đẹp dù ở những nơi ta không ngờ tới nhất. Nó không chỉ là kết tinh của sự sống,
của tinh hoa đất trời mà còn là kết tinh của những bài học đường đời, bài học cuộc sống của thiên nhiên.
Chúng ta vẫn thường quen thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên mà ít ai, ít khi thử suy ngẫm, tìm kiếm ở chúng
một cái gì khác, một ý nghĩa nào khác, tinh hoa thật sự nằm sâu bên trong vẻ bề ngoài. Cuộc sống thật đẹp và
diệu kì, thiên nhiên là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều bài học thú vị, ý nghĩa
nơi người mẹ thiên nhiên.
Hình ảnh loài hoa dại bé nhỏ đã đơn độc, trơ trọi giữa đá sỏi khô cằn và nắng gắt với chùm hoa tươi đẹp gợi
cho ta một sự thôi thúc, một cảm giác xốn xang. Cây hoa dại tuy bé nhỏ mỏng manh như vậy có thể sống, có
thể dơm hoa trên sỏi tại sao con người, sản phảm hoàn mĩ nhất của tạo hóa lại không thể làm được điều tương
tự chứ. Đúng vậy, là con người ta phải hơn thế, phải hơn thế, phải biết vượt lên số phận, dũng cảm đối đầu với
nghịch cảnh, "ngẩng cao đầu" thách thức với khó khăn và chắc chắn là sẵn sàng đón nhận vinh quang vì cuộc
sống chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn, trao cho bạn cái đáng được nhận. Con đường vẫn thênh thang phía trước
hứa hẹn bao điều thú vị...
ĐỀ 5 Nói và làm trong cuộc sống.
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
- Đáp ứng các yêu cầu về văn phong.
- Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ rõ, bài sạch.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý:
1. Giải thích:
- “Nói”: Sự phát ngôn thành tiếng những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm...của con người.
- “Làm”: Hoạt động của con người.
- Mối quan hệ giữa “nói” và “làm”: thường chặt chẽ, qua lại ...( ngấm ngầm hay rõ ràng).
2. Bình luận:
- Con người trong cuộc sống vốn được biểu hiện qua nhiều yếu tố, trong đó “nói” và “làm” là hai yếu tố đặc biệt
quan trọng, thường được xem xét theo những tiêu chuẩn riêng biệt.
- “Nói” thường và phải nên đi đôi với “làm”, góp phần thể hiện đúng đặc điểm, bản chất của mỗi con người.
- Khi “nói” không đi đôi với “làm”, hoặc do hoàn cảnh khách quan tác động, hoặc do yếu tố chủ quan chi phối, đều
cho phép nhận rõ tính cách của con người ( ở mỗi giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể).
- Ý nghĩa:
+ Đây vừa là phương diện quan trọng để con người tự bộc lộ mình, vừa là điều kiện để con người có thể xét đoán
người khác. Vì thế, cần phải luôn cẩn trọng trong cả “nói” và “làm”, tránh không để người khác hiểu sai về mình, và
cũng không xét đoán sai người khác .
+ Cuộc sống chỉ thực sự có giá trị và ý nghĩa khi “nói” và “làm” theo các chuẩn mực đạo đức, góp phần thúc đẩy sự
tiến bộ của con người và toàn xã hội.
Đề:
Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương
hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng và lý tưởng riêng của mình.
1. Tìm hiểu đề:
- Nội dung: Suy nghĩ về vai trò của lý tưởng nói chung đối với mọi người và lý tưởng riêng của mình.
+ Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường; không có lý tưởng thì không có cuộc sống.
+ Nâng vai trò của lý tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống.
+ Giải thích mối quan hệ lý tưởng và ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống.
- Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh.
- Phạm vi tư liệu: Cuộc sống.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
b. Thân bài: (gợi ý)
- Lý tưởng là gì? Tại sao nói lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường? Ngọn đèn chỉ đường là gì? Nó quan trọng như thế
nào?
(Lý tưởng giúp cho con người không đi lạc đường. Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất lớn nếu không có lý
tưởng tốt đẹp.)
- Lý tưởng và ý nghĩa cuộc sống:
Lý tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người. Không có lý tưởng thì không có cuộc sống.
- Lý tưởng tốt đẹp , thực sự có vai trò chỉ đường.
- Lý tưởng riêng của mỗi người.
Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp THPT là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực
hiện lý tưởng.
c. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề.
- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.
ĐỀ BÀI: (Đề văn số 2, SGK)
“ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi
cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.