Câu 1: Trình bày suy nghó của anh chò về vai trò ảnh hưởng của Internet tới cuộc sống
của thanh niên hiện nay.
Gợi ý làm bài:
a) Mở bài:
Hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh kéo theo đó là sự bùng nổ của kinh
tế tri thức. Vì vậy, Internet một mạng thông tin khổng lồ, kho báu tri thức vô tận hỗ trợ
đắt lực cho việc học tập trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm tìm kiếm thông tin làm ăn, mua
bán … Song bên cạnh mặt tốt còn có mặt tiềm ẩn nguy cơ đáng sợ.
b) Thân bài:
Internet gây ảnh hưởng lớn và có vai trò tích cực đến cả cộng đồng quốc tế. Nó tác
động đến đời sống con người về thông tin, văn hoá, chính trò, xã hội … Một cách cụ thể
hơn là trong cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy trong số 647 sinh viên được hỏi có trên
80% sử dụng Internet để gửi và nhận thư điện tử ( email) cũng như để tán gẫu ( chat);
68,7% số người được hỏi cho rằng Internet có nhiều tài liệu học tập; 62,5% khẳng đònh
Internet tiện lợi dễ sử dụng và 60,2% trong số này đồng ý rằng Internet có thể tìm thấy
thông tin không có ở các phương tiện thông tin khác.
Cũng trong một cuộc phỏng vấn một nhóm thanh niên ở Hà Nội cho thấy có 52,3%
trong số náy cho biết họ sử dụng Internet đẻ đọc báo điện tử; 33,3% nghe nhạc trực
tuyến; 17,8% xem phim qua mạng; 29,3% lướt net để tìm thông tin về những nhân vật
nổi tiếng … Những con số thống kê treen đây tuy không chiếm một số lượng tuyệt đối
nhưng cũng đủ chứng minh Internet thực sự nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối
với cả nhân loại. Những số liệu ở trên chỉ là một phần ích lợi của Internet về vấn đề
thông tin giải trí, kinh tế … Không những thế Internet hầu như đã len lỏi vào từng khe hở
trong không gian sống của mọi người, nhất là thanh niên.
Chúng ta có thể sử dụng Interrnet để tìm việc làm hoặc các hoạt động mua bán thương
mại,… Mạng Internet còn là một thế giới nội tâm không chỉ tạo điều kiện cho mọi người
làm quen và còn tìm hiểu nhau mà còn là nơi để bộc lộ cảm xúc mà giao tiếp bình
thường không thể thực hiện được. Những trò chơi trên Internet giúp ta thư giản và giảm
stres sau những giờ làm việc mệt mỏi, giúp những người thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên
phát triển về tư duy, trí tuệ. Thông tin trên Internet luôn được cập nhật thay đổi sát với
thời điểm hiện tại giúp mọi người cập nhất thông tin một cách chính xác hơn, phương
pháp học tập và làm việc nhờ đó mà luôn phát triển, không bò lạc hậu, gò bó.
Song khi đứng trước một vấn đề bất kì nào cũng phải nhìn về hai mặt. Internet cũng
không ngoại lệ, bên cạnh mặt tích cực nó lại có một hoặc nhiều mầm bệnh đanh nhen
nhút và len lỏi trong mạng Internet. Đáng lo ngại hơn là giới học sinh, sinh viên, tầng
lớp thanh niên là lớp trụ cột của đất nước trong tương lai lại chòu ảnh hưởng nhiều nhất.
Hiện trạng sử dụng Internet để gửi, nhận thư điện tử cũng như để (chat) đã nãy sinh vấn
đề về trò lừa tình cảm, lôi kéo gây ảnh hưởng xấu đến nhân cách, tư tưởng con người.
Nhiều trang web đen có nội dung đồi tr nhưng vẫn chưa được nghiêm cấm một cách
triệt để. Đó là những trang web gây kích động bạo lực, tình dục, những trò chơi điện tử
không lành mạnh. Một số liệu thống kê đáng báo động đã cho thấy rõ hơn mặt tối của
thế giới mạng. Có tới 24,2% só thanh niên được hỏi đã thừa nhận họ bò ảnh hưởng tiêu
cực bởi nội dung tư tưởng, chính trò xấu; 33,3% cho biết họ bò nhiễm độc với những nội
dung hình ảnh kích thích bạo lực, tình dục từ Internet. Trong đó 75,5% giới sinh viên
thừa nhận rằng họ bò ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của Internet; so với 24,5% trong
tổng số công nhân viên chức và người lao động. Ngoài ra có một số người còn xem bói
trên Internet và các hoạt động mê tín dò đoan tạo diều kiện cho những kẻ xấu thực hiện
những trò lừa đảo bất chính.
Từ những điều xấu đã nêu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Những vụ án giết
người, các vụ xung đột đánh nhau … Và chắc chúng ta còn nhớ cách đây không lâu một
số trẻ em ở Nhật Bản và Trung Quốc đã chết ví chơi game trên mạng Internet quá lâu.
Những tên trùm khủng bố khét tiếng cũng sử dụng mạng Internet để thực hiện những
âm mưu khủng bố của chúng.
Xét đến cùng Internet có cả hai mặt tốt và xấu mà mỗi chúng ta không thể phủ nhận và
ảnh hưởng về hai mặt của nó. Về tíc cực Internet giúp con người làm việc học tập, trao
đổi kinh nghiệm, thương mại …một cách hiệu quả. Những hộp thư điện tử và chat giúp
chúng ta thư giản và bộc lộ cảm xúc mà bình thường chúng ta không thể thực hiện được
… Tuy nhiên cũng chính vì chỉ nhìn thấy mặt tốt của nó mà mọi người lao vào Internet
và vô tình khám phá ra những trang web đen. Do sự tò mò với cái mới nên không ích
thế hệ trẻ đã bò xoáy váo các vòng đen của xã hội.
Đứng ở một góc độ khái quất để nhìn nhận, ngay chính bản thân tôi đã từng trải nghiệm
Internet cũng không thể sự phủ nhận sự ảnh hưởng ít nhiều về mặt tiêu cực của nó. Để
hạn chế ảnh hưởng hưởng tiêu cực đó, trước hết là phụ thuộc ý thức của mỗi chúng ta,
sau đó là các nhà chức trách cần có biện pháp xử lí nặng nề với hành vi sai trái trên
mạng. Bên cạnh đó, tận dung tối ưu các lợi ích của nó giúp chúng ta ngày càng hoàn
thiện và trở nên có ích hơn cho xà hội, cho đất nước.
Dàn bài chi tiết:
a) Mở bài:
- Nêu ván tắt vai trò của Internet trong đời sống xã hội hiện đại: Internet là kênh thông
tin khổng lồ, là phương tiện đắc lực giúp con người mở rộng tri thức, trao đổi, chia sẽ
kinh nghiệm, tình cảm rút ngắn khoảng cách trong xã hội hiện đại.
- Mối quan hệ tất yếu giữa đời sống của thanh niên và thế giới trên Internet: Giới trẻ
luôn nhạy cảm với cái mới, với công nghệ, với sự tiến bộ, Internet đã mở ra cánh cửa
bước vào thế giới sống động phong phú cho thế hệ trẻ. Sau cánh cửa ấy là một kho tàng
tri thức vo giá nhưng cũng tiềm tàng muôn vàng nguy cơ đáng sợ.
b) Thân bài:
- Trình bày vắn tắt vai trò tích cực của Internet trong đời sống hiện đại nói chung:
Internet là phương tiện trao đổi tri thức trên toàn cầu, phương tiện xuyên quốc gia, có
ảnh hưởng tới mọi phạm vi đời sống: đời sống của cộng đồng nhân loại ( thông tin, văn
hoá, kinh tế, chính trò,…), đời sống của từng quốc gia ( ứng dụng vào quản lí nhà nước,
kinh tế, giáo dục,…), đời sống của mỗi con người ( học tập, giao tiếp, tìm cơ hội, mua
bán, kinh doanh,…).
- Trình bày vắn tắt những nguy cơ tiềm tàng từ Internet: kho thông tin trên Internet rất
đa dạng, bao gồm cả những thông tin quý giá, cần thiết cho đời sống của con người và
cả những sản phẩm xấu, những mầm bệnh cần đề phòng, những trang web đen kích
động bạo lực, tình dục thiếu lành mạnh, những trò lừa đảo về kinh tế, tình cảm … Trò
chơi điện tử trực tiếp trên mạng ( game online) là một phương tiện giải trí thú vò nhưng
nếu sa đà vào thế giới ảo này người chơi sẽ bò tổn hại rất nhiều về thời gian, sức khoẻ,
tiền bạc, ảnh hưởng xấu đến công việc học tập. Các hình thức giao tiếp qua mạng như
email, chat… là những cầu nối cho đời sống tinh thần, tình cảm nhưng nếu lạm dụng, có
thể mất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ gây những ngộ nhận lầm lạc thất vọng vì
khoảng cách giữa cái ảo và cái thực …
- Những đánh giá, nhận xét của anh chò về thực trạng dùng Internet trong giới trẻ hiện
nay:
+ Các bạn trẻ, cụ thể là học sinh phổ thông trung học, sinh viên … dang dùng Internet
với mục đích gì là chủ yếu?
+ Nêu ví dụ cụ thể để làm rõ vấn đề: Thực trạng dùng Internet của các bạn học sinh có
điểm gì tích cực, tiêu cực.
+ Cần phát huy mặt tích cực và khắc phục những nguy cơ tiềm ẩn từ việc khai thác
Internet không đúng cách như thế nào?
- Trình bày rõ những trải nghiệm của bản thân:
+Anh chò đã dùng Internet như thế nào, với mục đích gì?
+ Những hiệu quả và cơ hội mà Internet mang đến cho anh chò là gì?
+ Anh chò đã trải qua những tình huống xấu, những mối nguy hại gì từ Internet?
+ Anh chò dự đònh sẽ khai thác Internet vào mục đích gì là chủ yếu để phục cho cho
cuộc sống của mình trong tương lai?
c) Kết bài:
Chốt ý bằng những kết luận đánh giá khái quát về hiệu quả và tác hại của Internet với
đời sống của giới trẻ theo nhừng gợi ý sau:
Internet là phương tiện không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ vì ai làm chủ đươch
kho thông tin trên Internet sẽ có cơ hội chiếm lónh những giá trò cập nhật của thế giới
hiện đại. Tuy vậy, các bạn trẻ cần trang bò cho mình một bản lónh vững vàng để có thể
khai thác kho báu trên Internet và loại trừ được những độc tố từ thế giới ảo và thế giới
thực trên Internet.
Câu 2: " Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta". Từ thông điệp này và thực trang môi
trường ở khu vực ( làng mạc, thò xã, thành phố …) nơi anh chò sống, hãy trình bày những
suy nghó của mình về vấn đề môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn
đề bảo vệ môi trường.
Dàn bài chi tiết:
a) Mở bài:
Có rất nhiều cách gây ấn tượng, thu hút sự chú ý, bộc lộ quan điểm của người viết một
cách sinh động khi viết đề tài này. Có thể dẫn nhập từ những tiền đề sau: " Trái đất là
ngôi nhà chung của chúng ta"nhưng chính chúng ta đang "phá nhà" của mình; đất khóc
nhưng không nước mắt, vì cả đất và nước đều kiệt quệ, chúng ta phải làm gì? Ngội nha
chung của chúng ta: rác thải, khí độc, đồi núi trọc và những dòng sông … chết!…
b) Thân bài:
- Trình bày vắn tắt về quan hên không thể tách rời của con người với môi trường sống:
Tất cả những gì con người có được đều là từ môi trường: thức ăn, nước uống, không khí
để thở, nhà ở, phương tiện làm việc, … Từ những đều tưởng như bình thường, tưởng như
nhỏ nhặt nhất cho đến những của cải quý giá nhất, tất cả đều do thiên nhiên ban tặng
cho chúng ta. Ngay cả những sãn phẩm mà chúng ta gọi là "nhân tạo", thực chất, nguồn
gốc của các nguyên tố, các phân tử để tạo nên sản phẩm ấy cũng đều lấy từ môi
trường: từ hạt muối ăn, giọt nước uống cho đến các nhà máy điện nguyên tử, các vệ
tinh nhân tạo, các con tàu vũ trụ lên mặt trăng … đều là do chúng ta mượn từ thiên
nhiên. Môi trường là điều kiện sinh tồn của con người. Chính con người cũng là một
phần trong quần thể sinh vật và thế giới tự nhiên phong phú ấy.
- Trình bày vắn tắt về thực trạng mội trường trên trái đất hiện nay và nguyên nhân của
thực trạng ấy: Môi trường ngày càng xấu đi: đất bò ô nhiễm trở thành đất chết, nước bò
nhiễm độc, cạn kiệt và trở thành nguồn lây nhiễm bệnh tật, dồi núi, rừng trơ trụi, bão lũ
bất thường, không khí đầy khí độc, và nhiệt độ trái đất nóng dần lên … Các vùng đất
trướng kia là vựa lúa, bờ xôi ruộng mật trở nên hoang hoá do công nghiệp hoá một cách
thiếu quy hoạch, thiếu trách nhiệm ( đất miệt vườn và ruộng đồng quanh đo thò ở Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Đònh, Thái Bình … ); cấc con sông đã bò báo
động vì ô nhiễm hoá và các vi khuẫn gây bệnh do nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp ( sông Sài Gòn, sông Đáy, sông Nhuệ của Hà Tây … ngay cả sông Hồng và sông
Cửu Long, những dòng sữa mẹ của Bắc Bộ và Nam Bộ cũng đang bò ô nhiễm nguồn
nước); các khu rừng ở Tây Bắc, Trướng Sơn, rừng ngập mặn ven biển đều bò khai thác
bừa bãi, không còn đóng vai trò là tấm lá chắn cho đồng bằng, dẫn đến lũ lụt và tình
trạng xâm thực, xói mòn của đất đai …; không khí cũng trở thành một bầu không khí độc
bởi chất thải của nhà máy, thuốc trừ sâu, háo chất … Nguyên nhân chính của tình trạng
ấy: sự khai thác quá mức của con người, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi
trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá thiếu đồng bộ, thiếu quan
tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo phát triển bền vững …
- Những hậu quả cụ thể mà con người phải gánh chòu do lối sống thiếu thân thiện với
môi trường: thực phẩm bò ô nhiễm vì hoá chất, thức ăn tăng trọng dẫn đến những căn
bệnh nan y như: ung thư, dòch bệnh hoành hành do ô nhiễm, do chất lượng sống xuống
cấp vì môi trường quá tải: bệnh lao, dòch tả, dòch bệnh của gia súc gia cầm lây sang
người … nạn đói vì thiếu lương thực, thực phẩm đang trở lại do cách canh tác lệ thuộc
quá nhiều vào hoá chất làm đất đai bạc màu, các sinh vật có ích - nguồn thực phẩm tự
nhiên quý giá bò tiêu diệt, phá vỡ cân bằng sinh thái. Nguồn năng lượng, nguồn thực
phẩm ngày càng trở nên khan hiếm. Tất cả những điều này đe doạ an ninh về lương
thực, thực phẩm và cả trạng thái hoà bình, ổn đònh đến đời sống chính trò, xã hội.
- Trình bày vắn tắt những giải pháp bảo vệ môi trường của xã hội và trách nhiệm của
mỗi cá nhân đối với vấn đề này: Tất cả các quốc gia, các cộng đồng đều co ù ý thức
được tình trạng này và đưa ra những giải pháp vó mô: xử lí nước thải, khí thải, rác thải,
tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, phát triển tài nguyên rừng, biển … Tuy nhiên, mỗi
người cần ý thức được đây là vấn đề của từng cá nhân, từng gia đình: giữ gìn vệ sinh
môi trường, tiết kiệm tiêu dùng để bảo vệ tài nguyên, tham gia các hoạt động bảo vệ
môi trương cùng cộng đồng …
- Liên hệ bản thân.
c) Kết bài:
Đã đến lúc chấm dứt mọi hành động tàn phá môi trường và bắt tay để làm cho đất nước
chúng ta thực sự là ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp; mỗi người đều có thể làm cho
ngôi nhà chung đẹp hơn, an toàn hơn bằng những hành động cụ thể; mỗi hành vi trong
cách ứng xử với môi trường của chúng ta đều tác động đến sự bình yên của ngôi nhà
chung.
Bài viết tham khảo:
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng từng nghe ít nhất một lần hai câu hát: " Ngôi nhà
chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la, ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất
màu xanh hiền hoà …". Hình ảnh trái đất trong bài hát mang một màu xanh bao la, mang
một màu xanh thật hiền hoà. Nhưng đó cũng chỉ là một nhận đònh về trái đất ở một khía
cạnh nào đó mang một ước mơ, một hy vọng về một nơi sống tốt đẹp. Cũng như thông
điệp: " Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta". Biết và luôn nghe nói là ngôi nha
chung nhưng chúng ta đã thật sự bảo vệ được trái đất tốt chưa? Đó là một vấn đề, một
câu hỏi mang tính nan giải khi hiện nay thực trạng môi trường đang rất xấu cả về môi
trường không khí, một trường đất, môi trường nước do khí thải, rác thải càng nhiều … Có
lẽ con người chúng ta thật sự chưa có ý thức cao bảo vệ ngôi nhà chung của mình và
không xem đó là một trách nhiệm của chúng ta dù đơn giản nhất là gì?
Từ rất xa xưa con người chúng ta có một quan hệ không thể tách rời
Câu 3: Hiên nay vẫn còn tình trạng trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống ở các thành
phố, thò trấn. Nhưng đã xuất hiện nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đón nhận các em về
mái ấm tình thương đẻ nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, sống lành mạnh,
tốt đẹp.
Anh ( chò) hãy bày tỏ suy nghó về hiện tượng đó.
Dàn bài chi tiết:
a) Mở bài:
- " Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" nhưng vẫn còn nhiều trẻ em đang khóc vì phải
xa tổ ấm gia đình.
- Những vòng tay nhân ái đã làm dòu bớt nỗi bất hạnh của những mảnh đời lang thang,
bụi bặm.
b) Thân bài:
Có thể trình bày dựa trên những nội dung cơ bản sau:
- Cảnh ngộ của trẻ em lang thang, cơ nhỡ: Hiện nay có rất nhiều trẻ em ở những vùng
nông thôn xa xôi, nghèo nàn, lạc hậu, do nhiều hoàn cảnh khác nhau phải rời nhà, rời
quê hương ra thành phố kiếm sống. Một số trẻ em thành phố, vì những lí do đặc biệt
của gia đình cũng phải gia nhập vào đội quân trẻ em đường phố. Nhiều em bé mới sinh
ra đã bò bỏ rơi ở bệnh viện, cô nhi viện, cửa chùa, nhà thờ... Mỗi em có một số phận,
một hoàn cảnh éo le riêng, nhưng nhìn chung đều là những đứa trẻ thiếu sự quan tâm
chăm sóc của gia đình, phải tự lao động kiếm sống từ rất sớm, không có chổ ăn ở ổn
đònh, không được đi học, không có mái ấm gia đình … Các em phải làm đủ nghề để
kiếm sống: đánh giầy, bán báo, bán vé số dạo, bán hàng thuê, phụ việc cho những gia
đình cần có người giúp việc … Trong khi lang thang kiếm sống tự phát như vậy, rất
nhiều nguy hiểm có thể xãy ra với các em : ốm đau, tai nạn, bò ngược đãi, bạo hành,
xâm hại về tính mạng, nhân phẩm … Hơn nữa, thu nhập trong lao động lang thang trên
đường phố thất thường, không đủ trang trải cho cuộc sống. Vì vậy, nhiều em bò xô đẩy
vào những tệ nạn xã hội nguy hại: trộm cắp, ma tuý, cờ bạc, lừa đảo, băng nhóm xã hội
đen … các em bò tổn thương nhiều về tinh thần, thân thể. Nếu kéo dài tình trạng sống
lang thang kiểu " bụi đời" như vậy, nhiều em sẽ bò khiếm khuyết về nhân cách do tập
nhiễm những thói hư tật xấu trong xã hội kiểu bụi đời: cá lớn nuốt cá bé, lữa đảo, trộm
cắp, vô kó luật, liều lónh,..
- Những hoạt động tích cực của các cá nhân, tổ chức nhằm giúp đỡ trẻ em lang thang:
nhiều tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ trẻ em lang thang, trẻ mồ côi ( mái nhà của tổ bán
báo xa mẹ, của các hoà thượng, các bậc đại đức, các nhà tu hành,…). Bằng tình thương
và trách nhiệm, những nhà từ thiện, nhà hảo tâm đã giang tay đón các em trở về với
mái nhà ấm áp. Dù không được sống với cha mẹ, anh chò em ruột thòt trong mái nhà của
mình, nhưqng những mái ấm tình thương đã đem đến cho các em những điều tốt đẹp,
khác xa cuộc sống bụi đời, cầu bơ cầu bất. Các em được học tập, được dạy nghề, được
giáo dục, rèn luyện cách sống có trách nhiệm, biết chia sẻ, yêu thương nhau. Các em có
một cuộc sống ổn đònh hơn. Điều quan trọng nhất là các em tránh được nguy hiểm,
những điều xấu trong cuộc sống lang thang. Những hành động của các nhà hảo tâm dù
lớn hay nhỏ, đã biểu hiện tình nhân ái, trách nhiệm cao đói với cộng đồng, đặc biệt là
với những em nhỏ không nơi nương tựa. Những hành động ấy đem tới niềm tin cho
những cuộc đời bất hạnh: niềm tin vào tình yêu thương, lòng vò tha. Đó chính là ánh
sáng, sức mạnh tinh thần nâng đỡ các em trên con đường gian nan, bất trắc của cuộc
đời. Với niềm tin ấy, nhiều em nhỏ lang thang, mồ côi đã trưởng thành, thành đạt và trở
thành người có ích cho xã hội, thành những nhà từ thiện, nhà hảo tâm tiếp tục là chổ
dựa cho biết bao em nhỏ, bao người tàn tật, người già không nơi nương tựa.
- Nêu những suy nghó riêng, dự đònh, hành động cụ thể của anh ( chò) nhằm góp phần
nhỏ bé để giúp đỡ những em bé nghèo khổ, bất hạnh, không nơi nương tựa.
- Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: nguyên nhân chính là
sự thiếu trách nhiệm của gia đình, của người thân. Mặt khác, tình trạng quá lạc hậu về
kinh tế, khả năng nhận thức rất hạn chế của cha mẹ, của người thân cũng là nguyên
nhân đẩy các em lìa xa mái nhà, lang thang đầu đường xó chợ. Nhiều bậc cha mẹ hoặc
người lớn còn dùng trẻ em tật nguyền hoặc bất hạnh như một công cụ để kiếm tiền, trục
lợi,… Để trẻ em không phải lang thang trên đường phố kiếm sống quá sớm, để các em
được học hành, trước hết, mỗi gia đình và từng thành viên trong cộng đồng gia đình
phải dành cho các em tình thương và trách nhiệm nhiều hơn nữa.
c) Kết bài:
Có thể kết bài theo hướng sau:
- Tình yêu thương và trách nhiệm là chiếc nôi, là đôi cánh tinh thần đưa các em đến
cuộc sống tốt đẹp.
- Mỗi người nên và phải góp sức xây dựng những mái ấm tình thương để chia sẻ nỗi bất
hạnh và vun đắp tương lai cho các em nhỏ.
Câu 4: Cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục" đã góp phần đònh hướng đúng đắn, tích cực cho việc dạy và học trong nhà
trường.
Suy nghó của anh ( chò) về trách nhiêmk của học sinh trong cuộc vận động này.
Dàn bài chi tiết:
a) Mở bài:
Có thể dựa vào những tiêu đề sau:
- Hiện nay, tình trạng học tập chạy theo thành tích, không chú ý thực chất là một vấn
nạn của nhà trường, xã hội. Cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục" góp phần điều chỉnh lại mục đích dạy và học trong nhà
trường.
- Mỗi học sinh đều có trách nhiệm loại trừ những hiện tượng tiêu cực bằng chính hành
động cụ thể của mình.
b) Thân bài:
- Giải thỉch vắn tắt nội dung, mục đích, ý nghóa của cuộc vận động: Cuộc vận động "
Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" hướng tới hoạt
động dạy và học thuộc tất cả các cấp trong nhà trường. Đối với hoạt động dạy học của
giáo viên, cuộc vận động này đònh hướng, điều chỉnh mục đích giảng dạy: dạy để học
sinh có hiểu biết, tri thức thực sự, toàn diện, không chạy đua theo thành tích nhất thời,
đảo bảo chất lượng dạy, đảm bảo công bằng, minh bạch trong đánh giá thi cử, chọn
đúng những học sinh có năng lực, có kiến thức vững vàng, không để xảy ra tình trạng
nâng điểm tuỳ tiện, đánh giá sai thực chất của học sinh … Đối với hoạt động học tập của
học sinh, cuộc vận động này cũng điều chỉnh lại mục đích và cách học đã và đang có
hiện tượng lệch lạc: học tủ, học lệch, học để đối phó với kì thi, quây cóp khi kiểm tra,
thi cử …Tóm lại, đây là cuộc vận động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, để hoạt
động dạy và học trong nhà trường trang bò cho học sinh tri thức, hiểu biết thực sự. Đây
cũng là cuộc vận động nhằm đảm bảo cho giáo dục nước nhà lành mạnh, tiến bộ, khắc
phục tình trạng lạc hậu để hội nhập với giáo dục của các nước trong khu vực và thế
giới. Bởi vì, giáo dục là chiến lược đào tạo con người, là gốc rễ của sự phát triển bền
vững.
- Trình bày thực trạng hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
trong việc học tập cùa học sinh ở trường lớp của anh ( chò): Trong phần này anh ( chò)
nên trình bày những hiện tượng diễn ra ngay trong trường, lớp của mình bằng những nội
dung miêu tả dựa trên sự quan sát trải nghiệm của bản thân. Nên trình bày với thái độ
tích cực, nghiêm túc, trung thực, khách quan và kết hợp nêu cảm nghó.
- Trình bày vắn tắt những hoạt động tích cực của tập thể lớp, của bản thân anh ( chò)
nhằm hưởng ứng cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục": Cần nêu rõ quan điểm nhận thức và hành động cụ thể của chính
mình.
+ Trình bày việc xác đònh mục đích việc học tập của mình: Có thể trình bày những
jhuyết điểm, những sai lầm và sự điều chỉnh, sửa chữa của bản thân.
c) Kết bài:
Có thể kết bài theo những đònh hướng sau:
- Nâng cao chất lượng học tập không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, xã hội, mà
trước hết, mỗi học sinh, mỗi cá nhân cần có sự cố gắng, nghiêm khắc với bản thân.
- Chỉ có kiến thức- hiểu biết thực sự- kết quả của quá trình học tập, rèn luyện nghiêm
túc mới đem đén cho mỗi con người giá trò chân thực đóng góp tích cực cho cộng đồng
và đem lại hạnh phúc cho chính mình.
Câu 5: Tuổi trẻ học đường suy nghó và hành động để góp phần làm giảm thiểu tai nạn
giao thông.
Dàn bài chi tiết:
a) Mở bài:
Có thể vào bài dựa trên những tiền đề sau:
- Bức tranh an toàn giao thông của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề rất đáng lo
ngại. Tai nạn giao thông cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên cái chết
thương tâm của lứa tuổi học đường.
- Để giảm bớt những tai nạn ấy, những cái chết vô lí và vô nghóa ấy, mỗi người, đặc
biệt là các bạn trẻ, cần nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức pháp luận để tự bảo vệ
mình và góp phần bảo vệ cộng đồng.
b) Thân bài:
Có thể trình bày nội dung cơ bản của bài viết theo gợi ý sau:
- Trình bày cắn tắt về thực trạng đáng lo ngại của vấn đề an toàn giao thông ( dựa trên
quan sát trải nghiệm ở chính đòa phương của anh (chò) và tham khảo thêm trên phương
tiện thông tin đại chúng).
- Trình bày vắn tắt về mặt tiêu cực trong ý thức tham gia giao thông của tuổi trẻ học
đường, những nguy cơ có thể xảy ra do ý thức chấp hành luật chưa nghiêm của các bạn
trẻ này ( dựa trên quan sát, trải nghiệm ở chính đòa phương của anh ( chò) và tham khảo
trên phương tiện thông tin đại chúng).
- Những trải nghiệm và suy nghó, hành động, ý thức chấp hành pháp luật của bản thân
anh ( chò) khi tham gia giao thông.
c) Kết bài:
Có thể kết bài theo những đònh hướng sau:
- An toàn giao thông không phải là vấn đề của riêng ai, mỗi người đèu phải đối mặt với
vấn đề này và có trách nhiệm giải quyết vấn đề này.
- Bức tranh an toàn giao thông hiện tại và tương lai phụ thuộc nhiều vào ý thức của tuổi
trẻ học đường - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bài viết tham khảo số 1:
a) Mở bài:
Sự phát triển kinh tế đất nước đã làm cho xã hội ngày càng văn minh, hiện đại nhưng
một số mặt tốt vẫn còn có nhiều mặt trái tiêu cực của nó. Trong đó tai nạn giao thông
được xem là gánh nặng của xã hội.
Vậy là một học sinh, thế hệ tương lai của đất nước cần phải làm gì để giảm bớt tai nạn
giao thông.
b) Thân bài:
Tai nạn giao thông gây ra sự mất mát đau thương cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhẹ
thì gây chấn thương, nặng gây tàn phế vónh viễn. Nguyên nhân chính là do ý thức của
mỗi người chúng ta khi tham gia giao thông. Sau những vụ tai nạn ấy, con người cảm
thấy ân hận nuối tiếc nhưng rồi tai nạn lại đến với những gia đình khác. Theo quỹ
phòng chống thương vong Châu Á, bình quân mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 35
ngươig chết vì tai nạn giao thông. Mỗi năm, ssó vụ tai nạn chẳng những không giảm mà
còn tiếp tục tăng thêm, số người chết vì tai nạn giao thông lên đến cả chục ngàn người.
Cách đây vài năm, tai nạn giao thông đã xảy ra đối với hai vò giáo sư nổi tiếng càng
khiến cho dư luận không khỏi suy ngẫm về tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta. Thực
tế trong sự phát triển kinh tế, tai nạn giao thông cũng là một nguyên nhân làm nền
kinh tề chậm phát triển. Như ta đã biết ngành du lòch là một thế mạnh của nước ta. Vì
nước ta có bờ biển nối dài từ Bắc chí Nam với biết bao phong cảnh nên thơ hùng vó. Vì
thế, khách du lòch nước ngoài đến với nước ta ngày càng gia tăng . Nhưng tình trạng tai
nạn giao thông xảy ra thường xuyên đã khiến cho du lòch Việt Nam kém hấp dẫn.
Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam luôn bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng mất an
toàn giao thông khi họ đi trên đường. Qua đó cho thấy tai nạn giao thông khiến cho
những người khách nước ngoài bất an khi tình trạng giao thông ngày càng hỗn loạn.
Một ngày tai nạn giao thông còn diễn ra thì không chỉ ngành du lòch bò ảnh hưởng mà
còn là mối hiểm hoạ cho mỗi gia đình và cho cả xà hội. Ngày xưa, ông cha ta đỗ máu vì
hy sinh cho đất nước. Ngày nay, khi đất nước thanh bình mà đó đây vẫn còn đổ máu, đó
đây vẫn cứ khổ đau bởi chỉ vì những vụ tai nạn giao thông, thật là một điều vô nghóa.
Đã đến lúc xã hội nên quan tâm đến vấn đề an toàn giao thông ngày nay. Trong xã hội
cũng có rất nhiều người luôn có ý thức chung, luôn chấp hành đúng luật an toàn giao
thông. Nhưng bên cạnh đó, có không ích người luôn coi thường mạng sống của chính
bản thân cũng như mọi người xung quanh, không chấp hành đúng luật đi đường: phóng
nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, lái xe đang trong tình trạng say rượu, chở người
quá mức quy đònh, … Đặc biệt là những cô cậu học sinh chưa đủ tuổi quy đònh đã lái xe
môtô đã vậy còn tống hai, tống ba, chạy hàng hai hàng ba,… Những hành vi vi phạm
chiếm số đông là giới trẻ hiện nay: háo thắng, ăn chơi đua đòi, tụ tập, tổ chức đua xe để
thoả mãn tính háo thắng ganh đua của bản thân.
Nhưng không phải tất cả mọi người trong xã hội này đều thiếu ý thức. Đối với những
người luôn tôn trọng pháp luật, luôn có trách nhiệm, lương tâm, đạo đức thì họ luôn
thực hiện đúng luật an toàn giao thông. Họ nhận thức được cuộc sống hiện tại họ đang
có là một điều quý giá. Họ biết rằng chấp hành luật giao thông chính là đang bảo vệ
chính bản thân và gia đình họ, và cũng là bảo vệ cho mọi người xung quanh. Đó là
những tấm gương tốt để chúng ta noi theo. Đôi khi chúng ta có nên nghó những người
phóng nhanh vượt ẩu là những kẻ gây tội ác không? Vì chính những kẻ này đã gây ra sự
mất mát đau thương cho người thân người bò nạn, ngay cả khi chính bản thân những kẻ
này lại là kẻ tự giết chính mình. Những kẻ đó cần phải được pháp luật trừng trò thẳng
tay, phải bò xã hội lên án, bò người đời khinh bỉ. Cần có những hình phạt thích đáng cho
những tội danh này. Đừng bao giờ bao che cho tội ác, đừng vì bất cứ lí do nào khác.
Hãy để cho những kẻ này trước khi có ý đònh phóng nhanh vượt ẩu ý thức được mình
đang chuẩn bò giết một ai đo, làm thương tích aiù đó và làm tổn hại cho chính bản thân
mình.
c) Kết bài:
Từ những hình ảnh đau thương mà tai nạn giao thông đẻ lại. Mỗi chúng ta cần quyết
tâm thực hiện tốt luật an toàn giao thông. Chẳng những thế chúng ta phải làm gương
cho giới trẻ noi theo, phải tuyên truyền sâu rộng về vấn đề tai nạn giao thông để mọi
người chấp hành đúng để tai nạn đáng tiếc không còn xảy ra nữa.
Hỡi muôn người trong xã hội, hãy nói không với tai nạn giao thông, hãy sống có trách
nhiệm với chính mình với những người thân và cộng đồng xã hội.
Thiên lý - lớp 11a1- trường THPT Thiều Văn Chỏi)
Bài viết tham khảo số 2:
Ngày nay khi đời sống xã hội ngày càng tiến bộ phát triển thì lại càng xuất hiện nhiều
vấn đề đe doạ đến cuộc sống và tính mạng của con người. Trong số đó không thể
không nhắc đến vấn đề tai nạn giao thông. Nước ta có cơ sở hạ tầng giao thông còn
thấp, các tuyến đường khá chằn chòt và ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao
thông của người tham gia giao thông chưa,… Vì thế tai nạn giao thông luôn rình rập
ngươig tham gia giao thông. Để bảo vệ an toàn cho người và tái sản khi tham gia giao
thông, tuổi trẻ hoạ đường cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật an toàn giao thông,
tham gia tuyên truyền vận động pháp luật giao thông để xứng đáng là chủ nhân tương
lai của đất nước.
Để làm được những điều trên, trước tiên, chính bản thân chúng ta phải hiểu được thế
nào là tai nạn giao thông. Một cách đơn giản, tai nạn giao thông là sự cố của một hoặc
nhiều phương tiện khi tham gia giao thông. Nó xảy ra đột ngột cướp đi của chúng ta
những thứ quý giá như tài sản, tính mạng và để lại trong lòng mỗi người sự nối tiếc, ân
hận cho những điều đã muộn màng. Chỉ vì sự chủ quan của nhiều người mà biết bao gia
đình phải chòu cảnh thương tâm. Ví như thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ đắm tàu