Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 27 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

LÊ ĐÌNH HUẤN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2019


2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Đông Phƣơng
2. PGS, TS. Đỗ Thị Bích Loan

Phản biện 1: ...........................................................................
….......................................................................
Phản biện 2: ...........................................................................
……...................................................................

Phản biện 3: ..........................................................................


..........................................................................

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
101 Trần Hƣng Đạo, Hà Nội
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:
-

Thƣ viện Quốc gia Việt Nam

-

Thƣ viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống tín chỉ (HTTC) với triết lý giáo dục là: Tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học; Người
học là trung tâm của mọi hoạt động trong nhà trường. Phương thức đào tạo này được tổ chức, quản lý sao cho thuận
lợi nhất cho người học, chương trình đào tạo được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt để giáo dục đại học dễ dàng đáp ứng

các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực.
Tại các trường Đại học, cao đẳng đã thực hiện việc đào tạo theo HCTC về chương trình theo từng ngành,
chuyên ngành (Chương trình chuyên ngành trước đây cái gì là môn học số lượng bao nhiêu tiết thì chuyển sang được
gọi chương trình đào tạo theo tín chỉ) số tiết chế, số lượng tiết học ở các ngành học theo niên chế được phiên ngang
sang để áp dụng cho đào tạo tín chỉ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng vùng
Đông Nam Bộ, hình thức tổ chức thực hiện vẫn là theo niên chế.
Nhận thức được thực tế nêu trên cần được giải đáp, làm sáng tỏ nên việc chọn vấn đề nghiên cứu “Quản lý
đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ” là
một việc làm cần thiết, góp phần triển khai thành công phương thức đào tạo theo tín chỉ, đáp ứng yêu cầu đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ thay
thế cho phương thức đào tạo theo niên chế phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tế của các cơ sở đào tạo giáo
viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý các chương trình đào tạo chính quy theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo
trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
4. Giả thuyết khoa học
Đào tạo theo học chế tín chỉ của các sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ là xu thế tất
yếu. Tuy nhiên, cách thức quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao
đẳng vùng Đông Nam Bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu cơ bản của đào tạo theo HCTC.
Nếu đề xuất được các giải pháp hợp lý để quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các sở đào tạo giáo viên
có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ một cách khoa học, có hệ thống và đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản của đào tạo theo học chế tín chỉ thì sẽ tác động tích cực đến việc tổ chức quá trình đào tạo hướng đến nâng cao
chất lượng đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng hiện nay.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ bậc cao đẳng chính quy, theo hướng tiếp
cận quản lý các hoạt động và các thành tố của quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo, quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo
giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
- Đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tế của
các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
- Khảo nghiệm và thực nghiệm các giải pháp QLĐT theo HCTC ở các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo
trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp quản lý đào tạo theo học chế
tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy 3 năm tại vùng Đông Nam Bộ.
Địa bàn nghiên cứu: các trường CĐSP, các trường đại học có đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng vùng Đông
Nam Bộ (Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp.HCM, Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường Đại học
Sài Gòn, Trường Đại học Đồng Nai, Trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, Cao đẳng sư phạm Bình
Phước).


4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận cơ bản để nghiên cứu:
6.1.1. Tiếp cận hệ thống
6.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic
6.1.3. Tiếp cận theo nhu cầu người học
6.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
6.2.2. Phương pháp so sánh giáo dục
6.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3.1. Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi
6.3.2. Phương pháp phỏng vấn
6.3.3. Phương pháp chuyên gia

6.3.4. Phương pháp thực nghiệm giáo dục
6.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
7. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ trong giai đoạn chuyển đổi còn nhiều bất cập làm hạn chế
chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ;
Luận điểm 2: Quản lý tốt việc đào tạo theo học chế tín chỉ ở các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ
cao đẳng vùng Đông Nam Bộ sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo trong nhà trường. Xây dựng các giải
pháp quản lý đào tạo phải phù hợp với đặc điểm đào tạo của HCTC, phù hợp với đặc thù của cơ sở đào tạo giáo viên
trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
8. Những đóng góp của luận án
8.1. Lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo có đào
tạo trình độ cao đẳng trên cơ sở hệ thống hóa một số khái niệm để làm sáng tỏ khái niệm (Quản lý đào tạo theo học
chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng), qua đó khẳng định được tính khả thi của
đào tạo tín chỉ trong đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng. Đồng thời, luận án cũng đã chỉ ra và phân tích nội dung và
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao
đẳng.
8.2. Thực tiễn:
Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ trong các cơ sở có đào tạo giáo
viên trình độ cao đẳng tại vùng Đông Nam Bộ; Luận án đề xuất 6 giải pháp quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của
các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ; Luận án đã khảo nghiệm về mức độ
cần thiết và mức độ khả thi của 6 giải pháp và thực nghiệm 2 trong 6 giải pháp đã đề xuất.
9. Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Phần này trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu. Ngoài ra, cũng đề cập đến ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài.
Nội dung nghiên cứu
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo
trình độ cao đẳng.

Chương 2: Cơ sở thực tiễn quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo
trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
Chương 3: Giải pháp quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ
cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
Kết luận và khuyến nghị
Đánh giá, phân tích những kết quả nghiên cứu đạt được và những đề nghị cho nghiên cứu triển khai tiếp theo
Tài liệu tham khảo; Danh mục các công trình công bố của NCS ; Phụ lục.


5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÓ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về đào tạo theo học chế tín chỉ
Các nghiên cứu về đào tạo theo học chế tín trên thế giới
Tác giả James M. Heffernan, trong bài viết “The Credibility of the Credit Hour: The History, Use and
Shortcomings of the Credit System” đã trình bày tổng quan về hệ thống tín chỉ trong các nước đang phát triển, một số
bài học rút kinh nghiệm của Mỹ và thế giới về hệ thống tín chỉ.
Hai nhà khoa học nổi tiếng là Robert Allen và Geoff Layer đã có công trình nghiên cứu:“Credit-Based
Systems as Vehicles for Change in Universities and Colleges” (Hệ thống tín chỉ là phương tiện thay đổi trong các
trường đại học và cao đẳng). Các tác giả khẳng định sự phát triển của giáo dục đại học đại chúng là một thách thức
đối với các nhà quản lý và nhu cầu tất yếu phải có sự thay đổi trong hệ thống giáo dục đại học.
Đào tạo theo tín chỉ bắt đầu được áp dụng mạnh mẽ trước hết ở các nước Tây Âu từ những năm 1960. Trước
đó, chương trình truyền thống trong các trường đại học ở Châu Âu, đặc biệt là ở Tây Âu hầu như do giáo viên quyết
định. Nó có xu hướng áp đặt, có rất ít khả năng cho người học lựa chọn các môn học. Hơn 40 quốc gia Châu Âu có
cơ sở đào tạo đại học, vì vậy việc áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ cũng khác nhau. Pháp, người ta cũng sử
dụng đơn vị tín chỉ (unite de valeur – nghĩa đen là đơn vị giá trị) để đo khả năng hoàn thành công việc học tập của
sinh viên theo học kỳ cho cả khối lượng những môn học bắt buộc và khối lượng những môn học lựa chọn. Ở Anh,
người ta còn đi xa hơn nữa, một mặt họ áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ, mặt khác học chủ trương module

hóa toàn bộ chương trình đào tạo đại học. Các nước khác ở Tây Âu như Đức và Bồ Đào Nha mới chỉ tổ chức chương
trình đào tạo của họ và những yêu cầu để lấy bằng theo các môn học với những giá trị tính theo tín chỉ. Các nước còn
lại Italia, Tây Ban Nha và các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu cũng bắt đầu chủ trương chuyển
phương hướng đào tạo truyền thống sang phương thức đào tạo theo tín chỉ.
Các nước Tây Âu còn đi xa một bước xa hơn nữa, chủ trương đa dạng hóa giáo dục đại học để hướng tới một “
Xã hội tri thức Châu Âu”, khuyến khích sự di chuyển của sinh viên và trao đổi tri thức đa dạng giữa các trường đại học.
Và để tạo điều kiện cho công việc này, năm 1988 Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS - European Credit
Transfer System) đã được khởi động. Ở Châu Á, tín chỉ cũng được áp dụng, bắt đầu từ Nhận Bản, Singgapore, Đài
Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonisia, Trung Quốc, Phillippine. Việc áp dụng hệ thống đào tạo tín
chỉ phản ánh quan điểm lấy người học làm trung tâm, người học là người nhận kiến thức, nhưng đồng thời cũng là
người chủ động thiết kế kiến thức, hướng tới đáp ứng những nhu cầu của thị trường lao động xã hội.
Tại Trung Quốc, Jinsong Zhang, Chanliu Wang và LuluDong đã công bố bài viết “Analysis of restrictive
factors on the university credit system in China”.
Các nghiên cứu về đào tạo theo học chế tín ở Việt Nam
Trước năm 1975 một số trường đại học tại miền Nam Việt Nam đã thử vận dụng học chế tín chỉ vào tổ chức
đào tạo: như Viện Đại học Cần Thơ, Đại học Bách khoa Thủ Đức áp dụng trong gần 1 năm.
Sau năm 1975 Việt Nam hoàn toàn giải phóng có các trường Đại học Khoa học Sài Gòn, Đại học Văn khoa
Sài Gòn tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Những nhà nghiên cứu tiên phong về HCTC ở Việt Nam, tác giả Lâm
Quang Thiệp đã có bài viết:“Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet” năm 2006 với chủ đề
“Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và Việt Nam”.
Ngay từ năm 1988, theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, một số trường đại học đã áp dụng học chế mềm dẻo:
Kết hợp niên chế với học phần (đo bằng đơn vị học trình). Trong giai đoạn 1993-1998 các tác giả ở Vụ Giáo dục đại
học, Viện Nghiên cứu Đại học và giáo dục chuyên nghiệp mà đứng đầu nhóm nghiên cứu là các nhà khoa học Lâm
Quang Thiệp, Lê Thạc Cán và Lê Viết Khuyến đã có nhiều bài nghiên cứu về quản lý đào tạo khi chuyển đổi sang hệ
thống tín chỉ. Gần đây, vấn đề này đã được nêu trong các văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và
ngày càng thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu giáo dục, các cấp lãnh đạo nhà trường, đội ngũ GV,
SV và các tổ chức xã hội sử dụng sản phẩm giáo dục. Nhiều vấn đề về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ và quá
trình chuyển đổi sang học chế này đã được các nhà khoa học nghiên cứu rộng rãi.
Tài liệu có giá trị là “Về hệ thống tín chỉ học tập” của Vụ Đại học - Bộ Giáo dục & Đào tạo, đã được xuất
bản năm 1994. Công trình này tuyển dịch bốn tài liệu của nước ngoài về hệ thống tín chỉ với những kiến thức rất cơ



6
bản kèm theo nhiều tài liệu tham khảo được giới thiệu đã thực sự cần thiết với các trường ĐH ở Việt Nam trong quá
trình chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ và các kinh nghiệm quản lý đào tạo theo tín chỉ của một số
nước tiên tiến.
Trong các diễn đàn khoa học này nhiều nhà khoa học đã có tham luận khá được chú ý. Những kinh nghiệm
triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ của một số nước trên thế giới cũng được một số tác giả tổng kết. Eli Mazur và
Phạm Thị Ly. Hai nhà nghiên cứu Eli Mazur và Phạm Thị Ly nhấn mạnh về mục tiêu sư phạm của HTTC trong bài
viết “Mục tiêu Sư phạm của hệ thống đào tạo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải các giáo dục ĐH Việt Nam” đã khái
quát lịch sử và chức năng quản lý của HTTC Mỹ; các vấn đề tranh luận và tầm nhìn: HTTC trong các trường ĐH
hiện đại; bài học của Trung Quốc trong việc thực hiện HTTC ở Mỹ.
Hai mô hình phổ biến là: Hệ thống tín chỉ của Hoa Kỳ và Hệ thống chuyển đổi tín chỉ của Châu Âu cũng
được tác giả phân tích với các chức năng và ưu điểm của chúng cũng như đặc thù triển khai và cách thức quản lý,
vận hành, một số tác giả đã nghiên cứu và khái quát các đặc điểm về hệ thống tín chỉ và cách thức tổ chức đào tạo
đại học theo phương thức này trong các nước Liên minh Châu Âu như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.
Ban liên lạc các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học về “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ,
nhận thức và kinh nghiệm triển khai tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam” và “Đổi mới phương pháp dạy và học
trong đào tạo theo HCTC và Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo” vào năm 2006, 2007 với sự tham gia của
nhiều nhà khoa học trong các viện nghiên cứu, trường ĐH ở Hà Nội, Nghệ An, Nha Trang, Đà lạt, Tp.HCM, Bình
Dương, Cửu Long…sẽ có tác động tích cực đến hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên, vì một mục đích
chung là nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Các Hội thảo này thu hút sự tham gia của nhiều nhà quản lý
và giảng viên với nhiều bài tham luận, báo cáo có giá trị thực tiễn cao. Đây là diễn đàn khoa học để đội ngũ quản lý nhà
trường và giảng viên trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về một phương thức đào tạo mới.
Năm 2006, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo về đào tạo theo học chế tín chỉ Đại học Quốc gia
Hà Nội - Trường Đại học KHXH&NV, dự thảo: “Qui định về việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại
học KHXH&NV.
Một số nhà khoa học giáo dục của Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về học chế tín chỉ:
- Nghiên cứu về giáo dục đại học nói chung và học chế tín chỉ nói riêng, các ưu nhược điểm, điều kiện triển
khai và đào tạo theo học chế tín chỉ ở nước ta, việc áp dụng hệ thống tín chỉ trong các trường Đại học ở Việt Nam đã

được tác giả Lâm Quang Thiệp đề cập tới trong nhiều công trình nghiên cứu.
- Những nghiên cứu về quy trình triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, cơ cấu lại chương trình đào tạo để
chuyển phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng hiện
nay ở Việt Nam đã được trình bày trong báo cáo về học chế tín chỉ của Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Việc tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn và theo học chế tín chỉ đã được tác giả Lê
Thạc Cán nghiên cứu rất chi tiết. Theo GS Lê Thạc Cán, nếu kế hoạch đào tạo theo niên chế có thể ví như một tuyến
đường đã được vạch sẵn cho tất cả sinh viên (trong một khóa) đi theo trong suốt một khoa đào tạo thì kế hoạch đào
tạo theo học chế tín chỉ là một bản đồ học tập của một hệ thống các tri thức lý luận và thực tiễn theo các ngành,
chuyên ngành trên đó sinh viên có thể chọn tuyến đi, cách đi, tốc độ đi tới mục đích của mình căn cứ vào mục đích,
sở thích, điểm mạnh, điểm yếu cụ thể.
- Những nghiên cứu về hệ thống tín chỉ ở Mỹ và phân tích những tác động của mô hình đào tạo này tới hệ
thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay đã được tác giả Nguyễn Hữu Việt Hưng, người từng tham gia giảng
dạy và hợp tác nghiên cứu tại trường đại học có tiếng ở Mỹ trình bày.
Nhà nghiên cứu giáo dục đại học Nguyễn Phúc Chỉnh cũng đã có bài nghiên cứu thực tế áp dụng ở một
trường đại học sư phạm cụ thể “Đào tạo theo HCTC ở Trường đại học sư phạm, đại học Thái Nguyên”.
- Tác giả Nguyễn Đức Chính đã xây dựng được quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu
của HCTC. Tác giả cũng nghiên cứu những điểm cần chú ý khi triển khai một quá trình đào tạo nói chung và HCTC
nói riêng như khâu phân tích nhu cầu người học và khâu đánh giá cải tiến của các nhà quản lý và giảng viên.
- Tác giả Lê Viết Khuyến đã có những công trình nghiên cứu về quá trình triển khai quy trình đào tạo theo
hệ thống tín chỉ. Các yêu cầu triển khai mức độ phù hợp của từng yêu cầu đó đối với thực trạng giáo dục của Việt
Nam hiện nay được tác giả phân tích, đánh giá để từ đó đề xuất các bước khả thi triển khai học chế tín chỉ trong các
trường đại học, cao đẳng nước ta.
Nhà khoa học Lê Viết Khuyến có đề tài báo cáo “Quá trình chuyển đổi quy trình đào tạo qua hệ tín chỉ trong các


7
trường đại học, cao đẳng Việt Nam”. Tác giả nêu ra trong những khuyến cáo là không nên nghĩ hệ tín chỉ chỉ thích
hợp với các trường “giàu” mà chính các trường “nghèo” lại cần phải triển khai sớm hệ tín chỉ và muốn thành công
phải làm kiểu “nghèo”.
Nhằm nêu rõ bản chất, phương thức đào tạo của HCTC, tác giả Trần Thanh Ái đã công bố nghiên cứu quan

trọng “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Các nguyên lý, thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã lược khảo tài liệu về các
nguyên lý của nền giáo dục mới và các biện pháp thực hiện; nêu một số vấn đề bất cập khi áp dụng đào tạo theo HTTC;
kết luận và kiến nghị 10 điểm cần thực hiện để bảo đảm triển khai thành công chủ trương của Bộ GD & ĐT về đào tạo
theo HTTC ở các trường đại học Việt Nam.
Công trình nghiên cứu của tác giả Đào Thanh Hải “ Đào tạo tín chỉ trong các trường ĐHĐP –Thực trạng và
giải pháp” đã nghiên cứu khái quát tổng quan về HTTC và việc áp dụng đào tạo theo HTTC ở Việt Nam; nêu các
nhược điểm trong đào tạo theo HTTC ở các trường ĐHĐP; tác giả đề xuất một số biện pháp cải tiến hoạt động đào
tạo theo HTTC; tăng cường vai trò trách nhiệm của GV; tạo cơ chế quản lý đào tạo linh hoạt …
Nghiên cứu các thành tố của quá trình đào tạo, tác giả Zihra, Michelle có bài báo “Chuyển sang học chế tín
chỉ: Cần thay đổi chương trình đào tạo và vai trò của giáo viên” (đã được Phạm Thị Ly dịch ra tiếng Việt) đưa ra
một số khuyến nghị liên quan đến chương trình đào tạo và xây dựng đội ngũ GV ở các trường ĐH Việt Nam.
Tác giả Trần Lương “Thiết kế module học phần giáo dục học theo học tín chỉ ở Trường Đại học Cần Thơ”, đã
nghiên cứu cơ sở của việc thiết kế module học phần; Khái quát chung về thiết kế môn học phần GDH; các hoạt động
cụ thể; nội dung thông tin cho các hoạt động, đây là bài tham khảo để nhà nghiên cứu thiết kế module các môn học
khác trong đào tạo theo HCTC.
Đào tạo tín chỉ tại trường Đại học Bạc Liêu, được tác giả Trương Thu Trang nghiên cứu và có nhận xét cụ
thể về ưu điểm như sau: Công tác chuẩn bị, cơ sở vật chất, đội ngũ GV, SV thích ứng nhanh đáp ứng đào tạo theo
HCTC; hạn chế: Nắm bắt quy chế đào tạo, kinh nghiệm giảng dạy và học tập, trang thiết bị… và đề xuất các biện
pháp thiết thực: xây dựng quy chế phù hợp, hướng dẫn thực hiện quy chế, đào tạo CVHT có chất lượng, tổng kết
hoạt động từng năm, công tác kiểm tra - đánh giá, các điều kiện để đào tạo tốt hình thức đào tạo này.
Đề cập đến hoạt động dạy học, tác giả Phạm Minh Hùng đã có công trình nghiên cứu “Một số giải pháp
nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”
đề xuất xây dựng công cụ giúp cho GV và SV những vấn đề cơ bản, cốt lõi trong ĐT theo HCTC; phát triển chương
trình đào tạo, đảm bảo tính mềm dẻo và đặt trọng tâm vào việc học của SV; đổi mới phương pháp dạy và học; đa
dạng hóa các hình thức dạy học; thực hiện tốt quy trình đánh giá KQHT của SV.
Chất lượng chuyển đổi chương trình nghiệp vụ sư phạm, tác giả Bùi Thị Mùi có bài “Góp phần nâng cao
chất lượng chuyển đổi chương trình nghiệp vụ sư phạm sang hệ thống tín chỉ trong đào tạo giáo viên trung học phổ
thông” nghiên cứu sâu về Chương trình nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo GV; một số hạn chế của chương trình
nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên: Chương trình NVSP thiếu thống nhất, chưa đảm bảo tính toàn diện, chỉ
chú trọng đến lý luận và phương pháp dạy học mà chưa chú trọng đến phần tâm lý học (TLH) và giáo dục học

(GDH), tài liệu giảng dạy, kết quả đánh giá chưa sát; đề xuất một số ý kiến về xây dựng và phát triển chương trình
nghiệp vụ sư phạm trong tương lai: xây dựng và thực hiện quy trình chuyển đổi chương trình NVSP sang HCTC một
cách khoa học, thống nhất cân đối trong chương trình đào tạo NVSP, chương trình khung của Bộ; tăng cường biện pháp
xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình NVSP vững mạnh.
Cùng với đó, phương pháp dạy học theo học chế tín được tác giả Trần Thị Hương đề cập sâu trong bài “Đổi
mới phương pháp dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ” đã nghiên cứu về HCTC; đổi mới phương pháp dạy
học đại học theo hướng phát huy năng lực tự học của sinh viên trong đào tạo theo HCTC: Thiết kế mục tiêu, tổ chức
nội dung DH, sử dụng và phối hợp phương pháp dạy học tích cực, sử dụng phương tiện kỹ thuật (CNTT, ELeanning…), đổi mới kiểm tra - đánh giá KQHT của SV.
Những nghiên cứu về đào tạo theo HCTC ở các trường cao đẳng:
Tác giả Nguyễn Cư trong “Chuyển đổi phương thức đào tạo từ học chế học phần sang học chế tín chỉ ở
Trường cao đẳng sư phạm Kon Tum, vấn đề và giải pháp” đã nghiên cứu về công tác tổ chức đào tạo; công tác
chuyên môn; công tác quản lý: đề cập cụ thể đến xây dựng phần mềm QLĐT, công tác chuyên môn, đoàn thể, công
tác cố vấn học tập (vẫn giữ tên gọi là GVCN), (lớp học vẫn cố định theo ngành học, ngoại trừ môn chung). Việc
chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo HCTC đối với Trường cao đẳng sư phạm Kon Tum chỉ bao
gồm công việc sau: Chuyển đổi đơn vị học trình sang đơn vị tín chỉ; cấu trúc lại chương trình; điều chỉnh lại nội


8
dung cho phù hợp với thời gian quy định; xây dựng quy chế học vụ; xây dựng phần mềm QLĐT; cho SV đăng ký
môn học (môn chung); đổi mới cách đánh giá sang điểm chữ; không tổ chức thi tốt nghiệp mà xét tốt nghiệp.
Tác giả Trần Linh Quân khi đề cập đến việc “Tổ chức chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo
HCTC ở các trường cao đẳng sư phạm”đã nghiên cứu đến lợi ích của đào tạo theo HCTC; Các bước tổ chức chuyển
đổi từ tổ chức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo HCTC trong trường cao đẳng sư phạm; Một số vấn đề cần lưu ý
trong quá trình chuyển đổi ở các trường cao đẳng sư phạm: Cấu trúc lại chương trình đào tạo và bổ sung các học
phần/môn học tự chọn; xây dựng phần mềm quản lý đào tạo; xây dựng một kế hoạch chuyển đổi chi tiết, theo lộ trình
để thực hiện theo đào tạo HCTC phù hợp với điều kiện các trường CĐSP.
Đề cập đến quá trình áp dụng chương trình đào tạo, tác giả Trương Thị Thu Hà có bài “Một số vấn đề về học
tín chỉ và quá trình áp dụng vào chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng”đã nghiên cứu một số vấn đề
về HCTC và sự cần thiết của việc áp dụng HCTC vào chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng; tình
hình áp dụng HCTC vào chương trình đào tạo của các trường đại học: về phía SV, nội dung và phương pháp giảng

dạy, quản lý giáo dục… và đề xuất các biện pháp: đối với SV, GV, đối với QLGD đặc biệt quan tâm nhiều đến sử
dụng công nghệ thông tin vào quản lý để tiết kiệm khối lượng nhân lực.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
Các nghiên cứu về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ trên thế giới
Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, tài liệu liên quan đến quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ không
nhiều. Các nhà lý luận mới chỉ quan tâm đến triết lý cơ bản, đặc điểm, lợi ích của đào tạo theo học chế tín chỉ so với
niên chế. Khi phân tích tiến trình phát triển của đào tạo theo học chế tín chỉ, một số nhà khoa học đã đề cập đến quản
lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy mới được phát triển hơn một thế kỷ, nhưng cũng có nhiều quan điểm khác nhau
về nguồn gốc và tiến trình phát triển đào tạo theo tín chỉ ở Mỹ.
Tác giả Arthur Levin đã nghiên cứu về quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ và văn bằng trong cuốn “The
credit and degree” (Tín chỉ và văn bằng). Ông khẳng định rằng có thể tham khảo mô hình Mỹ về đào tạo theo tín
chỉ:“Trừ trường hợp ngoại lệ, hiện nay mọi chương trình ĐH dẫn đến văn bằng ở Mỹ được dựa trên hệ thống tín
chỉ…”.
Raunger, Row, Piper và West đã chia lịch sử phát triển học chế tín chỉ thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1873 - 1908): sự bất mãn ngày càng gia tăng đối với quá trình xét tuyển vào đại học và với
những mối quan hệ về học thuật giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học;
- Giai đoạn 2 (1908 - 1910): đề xuất và thực thi một đơn vị đo chuẩn mực cho các môn học thuộc chương
trình trung học phổ thông, làm cơ sở cho việc tuyển chọn sinh viên vào các trường đại học, cao đẳng;
- Giai đoạn 3 (1910 đến nay): áp dụng đơn vị giờ tín chỉ Carnegie, sự thịnh hành, phát triển của đơn vị giờ
tín chỉ Carnegie và tác động của nó vào chương trình trung học và đại học ở Mỹ.
Gerhad (1955) lại chia tiến trình phát triển đào tạo theo tín chỉ ở Mỹ ra thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ những năm 1870 đến những năm 1880): sự xuất hiện của hệ thống tín chỉ ở trung học phổ
thông, các trường đại học bắt đầu đo hiệu suất giảng dạy và học tập theo môn học và theo các đơn vị giờ học;
- Giai đoạn 2 (khoảng cuối thế kỉ XIX đến nay): Các trường trung học và đại học giao đơn vị tín chỉ cho các
môn học và xác định những điều kiện tốt nghiệp theo tín chỉ.
Nhà nghiên cứu giáo dục người Mỹ Jesica M. Shedd cho rằng hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở Mỹ có nguồn
gốc từ ba nguyên nhân:
- Nhu cầu cần phải xử lý sự đa dạng và sự gia tăng về số lượng học sinh trung học phổ thông ghi danh vào
học ở các trường đại học trong khi vẫn duy trì những tiêu chuẩn về học thuật.
- Động cơ thay đổi xuất phát ngay trong hệ thống giáo dục đại học Mỹ, thực sự muốn có một cuộc cải cách

về giáo dục đại học với những chương trình chứa đựng những môn học có độ mềm dẻo nhất định để người học có
thể chọn chuyên ngành phù hợp, môn học họ thấy cần thiết cho phát triển nghề nghiệp. Áp lực từ những tổ chức và
cá nhân từ bên ngoài trường đại học: chính phủ, các nhà tài trợ, các nhà sử dụng nguồn lực sinh viên tốt nghiệp,..
buộc các trường đại học phải có những đơn vị đánh giá chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
thực tiễn cuộc sống. Từ phân tích các nguyên nhân làm xuất hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, Jesica M. Shedd bước
đầu phân tích mô hình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, đó là quản lý mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo.
Jesica M. Shedd xác định đây là khâu quyết định chất lượng quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Mặc dù vậy, nhiều
vấn đề còn bỏ ngỏ: vai trò của giảng viên, tính chủ động tích cực của sinh viên, môi trường đào tạo chưa được


9
nghiên cứu.
Các nghiên cứu về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở Việt Nam:
- Nghiên cứu chung về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ:
Các vấn đề liên quan đến học chế tín chỉ như: Đặc điểm và điều kiện triển khai; Tính tự chủ và tự chịu trách
nhiệm của giảng viên và của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Vận dụng lý thuyết Quản lý sự thay đổi để
chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học, cao đẳng giai đoạn hiện nay được tác giả
Đặng Xuân Hải đề cập đến “ Đào tạo theo tín chỉ ở Việt Nam: vấn đề và thực tiễn triển khai”; “Về tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của sinh viên và giảng viên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ”. Ông rất quan tâm đến
vấn đề thực tiễn ở Việt Nam với câu hỏi đặt ra, khi chuyển đổi phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ đó sẽ là
quản lý sinh viên như thế nào và đánh giá lao động đối với giảng viên như thế nào. Đối với sự đánh giá cụ thể với
khái niệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong trường đại học, các giải pháp, điều kiện được nêu ra để có thể thực hiện
được vấn đề trên.
Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 6 (41) 2010 có bài “Những vấn đề của quản lý đào tạo
theo học chế tín chỉ ở trường đại học” của Lê Quang Sơn. Tác giả đã phân tích thấu đáo cơ sở lý luận và thực tiễn
của sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ và nhận định: “Đào tạo theo học
chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới với hàng loạt các ưu thế: mềm dẻo, tính chủ động cao của
người học, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Việc áp dụng học chế tín chỉ vào đào tạo làm nảy
sinh một loạt vấn đề quản lý đào tạo liên quan đến toàn bộ các phương diện của quá trình đào tạo. Đó là các vấn đề
về: quản lý mục tiêu, quản lý nội dung và chương trình, quản lý hoạt động dạy của giảng viên, quản lý hoạt động học

của sinh viên, quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học, quản lý môi trường đào tạo, quản lý các hoạt động
phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo”.
Nhận diện các vấn đề nêu trên là tiền đề cho những quyết sách đảm bảo sự vận hành chất lượng và hiệu quả
phương thức đào tạo mới ở các trường cao đẳng sư phạm vùng Đông Nam Bộ. Các nội dung quản lý đào tạo theo tín
chỉ ở các trường cao đẳng sư phạm là những nội dung trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ đòi hỏi những
cách tiếp cận mới, khác biệt với đào tạo theo niên chế hay theo học phần và đơn vị học trình. Chúng tôi kế thừa quan
điểm tiếp cận này để xây dựng các phương pháp đánh giá thực trạng quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở các
trường cao đẳng sư phạm vùng Đông Nam Bộ.
Sau khi phân tích quy trình và cách thức quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học sư phạm - Đại
học Đà Nẵng, Lê Quang Sơn kết luận: Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới, xây
dựng trên nền tảng tư tưởng hướng vào người học, coi người học là trung tâm của quá trình dạy-học. Đây là phương
thức đào tạo mềm dẻo, tạo điều kiện cho người học thể hiện tính chủ động rất cao trong quá trình tiếp cận với môn
học, tăng cường tính tự chủ, tự học, tự nghiên cứu cũng như chủ động về mặt thời gian và kế hoạch học tập. Quy
trình đào tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học, việc đánh giá chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả, thuận lợi cho
người học khi muốn chuyển đổi ngành học, trình độ đào tạo hoặc học liên thông lên cao hơn”.
Việc áp dụng học chế tín chỉ vào đào tạo kéo theo sự thay đổi trên toàn bộ các phương diện của đào tạo và ở
tất cả các nhân tố liên quan đến đào tạo, đặc biệt là liên quan đến vấn đề quản lý đào tạo. Điều này đòi hỏi từ phía
các nhà quản lý những thay đổi căn bản. Việc nhận diện các vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường
Đại học sư phạm là tiền đề cho sự vận hành chất lượng và hiệu quả phương thức đào tạo mới. Cùng với các nhà khoa
học khác, những luận điểm khoa học mà Lê Quang Sơn đúc kết trên đây có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng tôi xác
định hướng đi và triển khai nội dung của đề tài nghiên cứu.
Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn được tổ chức vào tháng 3 năm 2011, với mục tiêu nhận diện thực trạng giảng dạy, học tập tại trường sau 2 năm
triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ; thúc đẩy việc đổi mới quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở tất cả các khoa,
phòng chức năng trong toàn trường. Hội thảo có tác động tích cực đến hoạt động dạy và học vì mục đích nâng cao
chất lượng đào tạo và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Các nhà khoa học đã phân tích quy trình và phương pháp
đào tạo theo học chế tín chỉ, từ đó đặt ra cho ngành giáo dục những gợi ý quan trọng trong quản lý đào tạo:
Có thể liệt kê nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo theo tín chỉ như: Các bài của các tác giả Vũ
Quốc Phóng, Phạm Thị Ly, Cùng nhiều bài viết về những vấn đề liên quan đến phương thức đào tạo theo tín chỉ đã
được công bố.

Đề cập đến lịch sử hệ thống tín chỉ; Nghiên cứu đến thực trạng quản lý sinh viên.


10
Công tác cố vấn học tập (CVHT) được xem là một hoạt động đặc trưng của đào tạo theo HCTC so với niên
chế học phần cũng được nhiều tác giả phân tích. Tác giả Phạm Thị Thanh Hải đã có bài viết “Một số nội dung của
công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chí của Hoa Kỳ và kinh nghiệm đối với Việt Nam”. Đối với
hoạt động cố vấn học tập, tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh có bài báo “ Quản lý hoạt động cố vấn học tập trong đào
tạo theo học chế tín chỉ” đã trình bày các giải pháp chủ yếu, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng cộng tác CVHT
trong đào tạo theo HCTC.
Tác giả Mai Sơn Nam đã nghiên cứu bài “ Cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ” đã đề cập sâu đến việc cần
thiết phải xây dựng đội ngũ cố vấn học tập (CVHT); chức danh CVHT; nhiệm vụ CVHT.
Nghiên cứu quản lý đào tạo theo HCTC ở các trường đại học:
- Tác giả Phạm Thị Thanh Hải đã nghiên cứu: “Quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín
chỉ ở trường đại học Việt Nam”. Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ là sự sống động trong mọi hoạt động học tập
của sinh viên theo hướng mở, nâng cao tính tự chủ và chịu trách nhiệm về kết quả và chất lượng học tập, nghiên cứu
của từng sinh viên trước bản thân, gia đình và xã hội. Tác giả đã phân tích được các nội dung hoạt động học tập và
đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên; đã phân tích được nội hàm của QLHĐ của sinh viên theo học chế tín chỉ;
- Tác giả Trần Văn Chương đã nghiên cứu về “Quản lý đào tạo tín chỉ của các trường đại học địa phương
Việt Nam”. Nghiên cứu, hệ thống hóa góp phần làm rõ, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về đào tạo và
quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ vận dụng trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam. Nghiên cứu chuyên
sâu về đào tạo và quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học địa phương nhằm phát hiện những
hạn chế và nguyên nhân. Từ đó tác giả đã đề xuất sáu giải pháp quản lý đào tạo khắc phục hạn chế, đáp ứng yêu cầu
cơ bản của đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học địa phương, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực
phục vụ hiệu quả nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương. Luận án đã nghiên cứu sâu về từng giải pháp
quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học địa phương, nhất là các giải pháp quản lý: Xây dựng
và phát triển chương trình đào tạo; Quản lý quá trình dạy học; Xây dựng đội ngũ giảng viên…
- Tác giả Trần Đức Hiếu đã nghiên cứu “Quản lý đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo hệ thống tín
chỉ ở trường đại học Việt Nam” đã hệ thống hóa và mở rộng, làm sâu sắc thêm lý luận về quản lý đánh giá kết quả
học tập trong đào tạo theo HTTC; góp phần phát triển lý luận cơ bản về quản lý đánh giá kết quả học tập trong đào

tạo theo HTTC ở trường đại học. Xác định vai trò và vị trí của đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo HTTC;
Luận án đã đánh giá được thực trạng về quản lý đánh giá kết quả học tập của SV tại các trường ĐH hiện nay; chỉ ra
những vấn đề cần được đổi mới trong quản lý đánh giá kết quả học tập đáp ứng yêu cầu phương thức đào tạo theo
HTTC trong giáo dục đại học; đề xuất được năm biện pháp quản lý góp phần đáp ứng yêu cầu về quản lý đánh giá
kết quả học tập trong đào tạo theo phương thức HTTC và phù hợp với thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.
- Cùng với đó, tác giả Cao Thị Châu Thùy nghiên cứu về “Quản lý quá trình đào tạo theo tín chỉ ở trường
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận án tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lí luận về quá trình đào tạo và
quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ theo hướng tiếp cận trách nhiệm, nhiệm vụ của từng chủ thể dựa trên những vị
trí công việc đã được phân cấp, phân nhiệm; Luận án “phản ánh” chính xác, khách quan thực trạng thực hiện trách
nhiệm, nhiệm vụ của các chủ thể liên quan trực tiếp, gián tiếp trong hoạt động quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ;
Khung tham chiếu được đề xuất trong Luận án là công cụ quản lí và đánh giá công việc của các chủ thể liên quan
trực tiếp, gián tiếp đến quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ; Luận án đưa ra các giải pháp để giải quyết các hạn chế
trong hoạt động quản lí quá trình đào tạo ở các trường ĐH thuộc ĐHQG - TPHCM.
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Mai Hương “Quản lý quá trình dạy và học theo HCTC trong các trường đại
học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Kết quả nghiên cứu cho thấy việc vận dụng đồng bộ và triệt để các giải pháp
quản lý quá trình dạy học thích ứng với HCTC ở đại học sẽ tháo gỡ được các rào cản và tăng thêm động lực trong
quá trình chuyển đổi sang HCTC, góp phần thành công phương thức đào tạo theo HCTC trong các trường đại học
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Luận án Tiến sỹ của tác giả Bùi Thị Thu Hương về “Quản lý chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất
lượng cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể” đã nghiên cứu hệ thống hóa những
vấn đề lý luận về quản lý chất lượng chương trình đào tạo và đề xuất một số biện pháp cụ thể.
Nghiên cứu về quản lý đào tạo theo HCTC ở trường cao đẳng:


11
- Tác giả Vũ Thị Hòa đã nghiên cứu luận án “Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường cao
đẳng ở Việt Nam” Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa lý luận về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, xây dựng
khung lý thuyết về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Luận án đánh giá thực trạng quản lý đào tạo theo học chế tín
chỉ trong các trường cao đẳng ở Việt Nam. Xây dựng hệ thống các giải pháp quản lý đào tạo thích ứng với đặc điểm

của học chế tín chỉ và có khả năng ứng dụng trong thực tiễn nhằm giúp các trường cao đẳng ở Việt Nam triển khai
quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ có hiệu quả, tiến tới chuyển đổi thành công từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo
học chế tín chỉ.
- Tác giả Hồ Cảnh Hạnh đã nghiên cứu “Quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục trung học cơ
sở vùng Đông Nam Bộ” đã nghiên cứu, hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn một cách đây đủ về quản lý đào
tạo sẽ đề xuất được quy trình quản lý đào tạo giáo viên THCS hợp lý, đồng thời đề xuất được các giải pháp quản lý
đào tạo đáp ứng nhu giáo dục THCS vùng Đông Nam Bộ.
- Tác giả Đặng Lộc Thọ cũng đã nghiên cứu về “Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên
trường cao đẳng sư phạm Trung ương theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam”. Tác giả đã làm rõ một số
khái niệm, một số nội dung và thuật ngữ về QL hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV các trường CĐSP; hệ
thống hóa, lý giải có tính định hướng lý luận về quan điểm, nội dung, phương pháp và qui trình hoạt động đánh giá
kết quả học tập của SV và QL hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV theo chức năng; về thực tiễn đánh giá
những hạn chế, bất cập trong công tác QL hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV ở các trường CĐSP Trung
ương về quan điểm, nội dung, phương pháp đánh giá và quản lí đánh giá, chỉ ra những yêu cầu đổi mới và các yếu tố
ảnh hưởng đến QL hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và có hiệu
lực QL hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV ở các trường CĐSP Trung ương để góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học”.
- Tác giả Nguyễn Văn Thu, “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường
CĐSP Thừa Thiên - Huế”, đã xây dựng các biện pháp: xây dựng và kiện toàn cơ chế quản lý đào tạo; xây dựng cơ sở
vật chất; xây dựng đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập; ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin…Tuy nhiên, trường
Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên-Huế vẫn gặp phải vướng mắc, bất cập cần được tiếp tục tháo gỡ như thủ tục hành
chính phức tạp, cơ chế quản lý đào tạo chưa bắt kịp tiến trình phát triển của nhà trường và điều kiện xã hội… tác giả
đã đề xuất các biện pháp: thiết lập mối quan hệ phối hợp các trường đại học, cao đẳng trong khu vực để xây dựng
chương trình; đổi mới công tác quản lý cán bộ, tổ chuyên môn.
- Tác giả Lê Thị Hương Quê, trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An có bài viết “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ
bài toán khó giải cho các trường cao đẳng, đại học địa phương” đã nghiên cứu về tín chỉ, những ưu điểm về tín chỉ,
bài toán khó giải với các trường cao đẳng, đại học địa phương khi áp đào tạo theo hệ thống tín chỉ; khó khăn của các
trường cao đẳng, đại học địa phương khi áp dụng HTTC, về phía nhà trường: thiếu cơ sở vật chất, phòng ốc, chỉ tiêu
đào tạo có hạn, lớp học không theo lớp cố định; về phía giáo viên: chưa có phương pháp dạy học tích cực tạo tình
huống cho sinh viên, chưa phát huy tính tích cực của SV, lượng kiến thức lớn nhưng chưa đi vào trọng tâm bài giảng,

nhiều giảng viên chưa nhận thức đúng về dạy học HTTC và ngại thay đổi, chưa tìm tòi phương pháp dạy học mới; về
phía sinh viên: Chưa có phương pháp tự học, thiếu tính tích cực, lớp học đông người khó tập trung cao, khó khăn tìm
tài liệu tham khảo; đưa ra các biện pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, về sinh viên.
1.1.3. Đánh giá chung
Tổng quan nghiên cứu quản lý đào tạo theo HCTC như trình bày ở trên, có thể thấy trong quá trình đào tạo
theo HCTC trên thế giới và Việt Nam đến nay, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu về lý luận,
thực tiễn, bài học kinh nghiệm…đã công bố ở các Tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu Hội thảo khoa học, các trang
website, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ và tài liệu nghiên cứu về HCTC. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ
trình bày khái quát thực trạng đào tạo theo HCTC của hệ thống giáo dục đại học, của từng trường ĐH, cao đẳng, cao
đẳng sư phạm đề xuất giải pháp quản lý ở một số lĩnh vực của QLĐT theo HCTC, chưa có công trình nghiên cứu sâu
và toàn diện về quản lý đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
Bởi vậy, việc đi sâu nghiên cứu công tác quản lý đào tạo theo HCTC để có cơ sở xây dựng các giải pháp quản lý đào
tạo phù hợp và đồng bộ đáp ứng yêu cầu cơ bản của quản lý đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên trình
độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
1.2. Đào tạo theo học chế tín chỉ
1.2.1. Khái niệm đào tạo, học chế tín chỉ và đào tạo theo học chế tín chỉ


12
1.2.1.1. Khái niệm đào tạo
1.2.1.2. Học chế tín chỉ (hệ thống tín chỉ)
Hệ thống tín chỉ là các liệt kê: (1) Số tín chỉ được quy định cho mỗi môn học, cụ thể số giờ lên lớp học lý
thuyết, thực hành cho mỗi môn học trong một tuần kéo dài suốt một học kỳ; (2) Số tín chỉ tích lũy để đạt một văn bằng;
(3) Số lượng các môn học và phương thức tổ hợp các môn học để tích lũy số tín chỉ cần cho một văn bằng.
1.2.1.3. Đào tạo theo học chế tín chỉ
Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo cho phép sinh viên đạt được văn bằng hoặc chứng chỉ sau khi đã
tích luỹ đủ hệ thống môn học (được đo bằng số tín chỉ) theo trình tự quy định của chương trình đào tạo đối với các
văn bằng, chứng chỉ đó.
1.2.2. Đặc trưng và các hệ thống tín chỉ đang sử dụng hiện nay
1.2.2.1. Các đặc trưng của đào tạo theo học chế tín chỉ

Đặc trưng của học chế tín chỉ là kiến thức được cấu trúc thành các học phần. Quá trình học tập là sự tích lũy
kiến thức của người học theo từng học phần (đơn vị: tín chỉ); khác với học niên chế là lớp học được tổ chức theo một
chương trình chung áp dụng nhất loạt cho tất cả người học. Khi tổ chức giảng dạy theo tín chỉ, lớp học được tổ chức
theo từng học phần; đầu mỗi học kỳ, sinh viên (SV) được đăng ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh
của họ và phù hợp với quy định chung nhằm đạt được kiến thức theo một ngành chuyên môn chính nào đó. Sự lựa
chọn các môn học rất rộng rãi, SV có thể ghi tên học các môn liên ngành nếu họ thích. Sinh viên không chỉ giới hạn
học các môn chuyên môn của mình mà còn cần học các môn khác lĩnh vực, chẳng hạn SV các ngành khoa học tự
nhiên và kỹ thuật vẫn cần học một ít môn khoa học xã hội và nhân văn và ngược lại. Về cách đánh giá kết quả học
tập sẽ không tổ chức bằng một kỳ thi như hiện nay mà HCTC dùng cách đánh giá thường xuyên. Dựa vào sự đánh
giá đó đối với các môn học tích lũy để cấp bằng cử nhân. Đối với các chương trình đào tạo sau đại học (cao học và
đào tạo tiến sĩ) ngoài các kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kỳ thi tổng hợp và các luận văn.
1.2.2.2. Các hệ thống tín chỉ đang được sử dụng hiện nay
Có hai hệ thống tín chỉ được sử dụng tương đối rộng rãi hiện nay. Đó là Hệ thống Tín chỉ của Hoa Kỳ (the
United States Credit System - USCS), được thực hiện từ những năm đầu tiên của thế kỷ 20 và Hệ thống chuyển đổi
Tín chỉ của Châu Âu (the European Credit Transfer System - ECTS) được xây dựng từ những năm giữa của thập kỷ
80 và được Hội đồng Châu Âu công nhận như là một hệ thống thống nhất dùng để đánh giá kiến thức của sinh viên
trong khuôn khổ các nước thành viên EU từ năm 1997. ECTS là hệ thống phát triển rộng rãi nhất và được sử dụng cả
ở các nước không thuộc Hiệp hội Châu Âu.
1.2.3. So sánh Đào tạo theo niên chế và đào tạo theo học chế tín chỉ
- Quá trình tổ chức đào tạo theo niên chế:
Mọi lịch học, lịch thi được phòng Đào tạo chuẩn bị sẵn. Các lớp sinh viên được biên chế cố định ngay từ
ngày nhập trường và ít khi có sự biến động. Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của
nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt. Tổ chức đào tạo theo niên chế tương đối thuận lợi, kế
hoạch đào tạo, lịch giảng, lịch thi có thể làm ngay từ đầu năm học và ít khi có sự biến động. Tất cả SV đều cùng học
theo một tiến độ chung; Chương trình học là như nhau đối với tất cả SV, không có sự lựa chọn môn học.
- Quá trình tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC)
Sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó sinh
viên phải nghiên cứu kỹ sổ tay niên giám, sổ tay sinh viên, chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các
học phần học song hành, kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp… để có thể có được đăng
ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp. Sinh viên phải tự học các quy chế, quy tắc một cách thật sự. Có thể được

đăng ký học thêm 1 số học phần tự chọn. Mỗi SV có thể tự xây dựng một tiến độ học tập riêng trong khung thời gian
cho phép đối với bậc học tương ứng; Mỗi SV có thể chọn lựa môn học thích hợp với sở thích, khả năng trong số các
môn học tự chọn.
- Các ưu điểm của học chế tín chỉ: Hiệu quả đào tạo cao; Tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao;Đạt hiệu
quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:
- Các nhược điểm của học chế tín chỉ: Tính phức tạp của công tác quản lý đào tạo; Khó tạo nên sự gắn kết
trong sinh viên.
Qua nghiên cứu, phân tích các ưu nhược điểm của quản lý đào tạo theo HCTC, chúng tôi nhận thấy việc tổ
chức đào tạo theo HCTC cần phát huy và phù hợp với:


13
- Xu hướng tiến tới một xã hội học tập trong đó lấy việc học tập suốt đời làm nền tảng.
- Phù hợp với những người lớn tuổi muốn được tiếp tục học tập và mang lại lợi ích thiết thực cho các sinh
viên học tập ngắn hạn.
- Phù hợp cho việc xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho sinh viên học tập để tiến tới đạt được một văn bằng
theo kế hoạch riêng.
- Phù hợp với môi trường giáo dục mới...
- Các ưu điểm của học chế tín chỉ:
+ Hiệu quả đào tạo cao:
+ Tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao:
+ Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:
- Các nhược điểm của học chế tín chỉ:
+ Tính phức tạp của công tác quản lý đào tạo:
+ Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên:
1.3. Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
1.3.1. Khái niệm quản lý
1.3.2. Quản lý đào tạo
1.3.3. Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
Xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của nhà trường, đào tạo bao gồm các khâu: 1) đầu vào:

đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo, xây dựng các điều kiện cho đảm bảo việc thực hiện
chương trình đào tạo, tuyển sinh; 2) Các hoạt động đào tạo: dạy học, thực tập, giáo dục, nghiên cứu khoa học…3)
Đầu ra: kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và dạy học, xét học vụ và công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng,
chứng chỉ kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo. Các hoạt động này (về lý thuyết) được tiến hành cho từng sinh
viên.
1.4. Phân cấp quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng
1.4.1 Ban Giám hiệu:
1.4.2. Phòng quản lí đào tạo:
1.4.3. Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục:
1.4.4. Khoa và Tổ chuyên môn:
1.4.5. Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên:
1.5. Nội dung và quy trình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao
đẳng
1.5.1. Quản lý thực hiện mục tiêu đào tạo
1.5.2. Quản lý xây dựng và phát triển chương trình đào tạo
1.5.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
1.5.4. Quản lý hoạt động cố vấn học tập và hoạt động phục vụ đào tạo
1.5.5. Quản lý hoạt động học tập, thực tập sư phạm của sinh viên
1.5.6.Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phản hồi thông tin
1.5.7. Quản lý cơ sở vật chất, tài chính, môi trường đào tạo
1.5.8. Phát triển các quan hệ giữa sinh viên với nhau, giảng viên đối với sinh viên và nhà trường với bên sử
dụng lao động
1.5.9. Quản lý bối cảnh
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao
đẳng
1.6.1. Yếu tố chủ quan
1.6.2. Yếu tố khách quan
1.6.3. Điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở các cơ sở đào tạo giáo viên có đào
tạo trình độ cao đẳng
- Ngành đào tạo; Văn bản hướng dẫn; Sổ tay sinh viên; Đội ngũ cố vấn học tập;Đội ngũ quản lý đào tạo;

Điều kiện cơ sở vật chất, học liệu;Đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong nhà trường.


14
Kết luận Chƣơng 1
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý đào tạo nói chung và quản lý đào tạo theo HCTC ở các trường đại
học, cao đẳng sư phạm, luận án tập trung phát triển lý thuyết về quản lý quá trình đào tạo theo HCTC đối với tất cả
các nội dung này theo tiếp cận quá trình quản lý đào tạo.
Đào tạo đại học, cao đẳng là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có năng lực tư duy, có khả năng sáng
tạo. Trong hoạt động đào tạo cần triển khai đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, xây dựng danh
mục ngành nghề đào tạo, hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng tiến tới hội nhập với
cộng đồng giáo dục đại học của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đào tạo sư phạm là công tác nghiệp vụ của các trường sư phạm nhằm đào tạo về nghề dạy học cho giáo sinh.
Nội dung đào tạo sư phạm thường có lý luận chung về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm,
giảng dạy và nghệ thuật sư phạm, lý luận giáo dục chuyên ngành và bộ môn, nhân cách người giáo viên và những kỹ
năng, kỹ xảo sư phạm chung và riêng biệt.
Học chế tín chỉ: Là bảng liệt kê: (1) Số tín chỉ được quy định cho mỗi môn học, cụ thể số giờ lên lớp học lý
thuyết, thực hành cho mỗi môn học trong một tuần kéo dài suốt một học kỳ; (2) Số tín chỉ tích lũy để đạt một văn
bằng; (3) Số lượng các môn học và phương thức tổ hợp các môn học để tích lũy số tín chỉ cần cho một văn bằng.
Quá trình quản lý đào tạo theo HCTC là quá trình nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý để quản lý
quá trình đào tạo dựa trên quy chế đào tạo.
Nội dung quản lý đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng, gồm các
nội dung sau: Các thành tố đào tạo theo HCTC: Quản lý mục tiêu, Quản lý chương trình, quản lý hoạt động dạy,
quản lý hoạt động học; Các thành tố điều kiện đảm bảo CLĐT theo HCTC: Quản lý đội ngũ giảng viên, cố vấn học
tập (CVHT), viên chức quản lý hành chính và viên chức quản lý; quản lý cơ sở vật chất và tài chính; quản lý môi
trường đào tạo, quản lý các yếu tố ảnh hưởng.
Quản lý đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng có các yếu tố ảnh
hưởng chính: Các yếu tố chủ quan (Năng lực của cấp quản lý, kinh nghiệm quản lý của chủ thể quản lý, tính tự chủ
và tự chịu trách nhiệm của sinh viên; đặc điểm của sinh viên trường sư phạm); Các yếu tố khách quan: Môi trường

quốc tế (Giáo dục và đào tạo, KHCN, nguồn nhân lực, ghi nhớ chương trình của nhau, sản phẩm đào tạo); Môi
trường trong nước (sự đổi mới và hội nhập, sự liên thông giữa các trường với nhau, kế hoạch, thời gian học tập, mục
tiêu học tập ).
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA
CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÓ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
2.1. Kinh nghiệm một số nước về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
2.1.1. Một số kinh nghiệm quản lý đào tạo theo HCTC của Hoa Kỳ
2.1.2. Một số kinh nghiệm quản lý đào tạo theo HCTC ở Châu Âu
2.1.3. Một số kinh nghiệm quản lý đào tạo theo HCTC của Malaysia
2.1.4. Một số kinh nghiệm quản lý theo đào tạo HTTC của Trung Quốc
2.1.5. Sự khác nhau về kỹ thuật thiết kế tín chỉ ở các nước
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của một số nước như đã phân tích ở trên,
rõ ràng đào tạo theo học chế tín chỉ được khởi xướng từ Mỹ nhưng cùng với sự phát triển và vận dụng nó, lịch sử vận
hành học chế này cũng có những thay đổi cần tham khảo. Với việc tiếp nhận tư tưởng đào tạo theo tín chỉ của Mỹ,
các nước Châu Âu, Châu Á đều có những vận dụng riêng phù hợp với triết lý đào tạo và phong cách quản lý của mỗi
nước.
Việc thiết kế các tín chỉ của một chương trình đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhằm thực hiện đúng
bản chất và các mục tiêu của học chế tín chỉ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu khía cạnh định lượng, kỹ thuật thiết kế tín
chỉ ở các nước có thể không giống nhau do tính độc lập về học thuật.
Với những quy ước về định lượng, “Tín chỉ Mỹ” khác với „Tín chỉ Châu Âu”, “Đơn vị tín chỉ” khác với
“Đơn vị học trình” đang áp dụng ở Việt Nam.
Ngay ở Mỹ “Tín chỉ theo kỳ (semester)” cũng có sự khác biệt so với “Tín chỉ theo quý (quarter)”.
Học chế tín chỉ Mỹ quy định tỷ lệ tối thiểu giữa số giờ tự học của sinh viên cho một giờ lên lớp là 2/1 tức là


15
để chuẩn bị cho một giờ lên lớp. Sinh viên phải có hai 2 giờ tự học, tự nghiên cứu. Tỷ lệ này đòi hỏi các điều kiện
triển khai khá đồng bộ. Trong khi hệ thống tín chỉ của Châu Âu, tỷ lệ này là 1/1, sinh viên cần 1 giờ tự học để chuẩn
bị cho 1 giờ lên lớp và số giờ lên lớp khá lớn so với hệ thống tín chỉ kiểu Mỹ.

Một chương trình cử nhân học 4 năm của Châu Âu gồm 240 tín chỉ (mỗi năm học có khoảng 60 tín chỉ). Vậy 1 tín
chỉ Mỹ tương đương với khoảng 2 tín chỉ Châu Âu.
Như vậy, số lượng tín chỉ mà sinh viên cần phải tích lũy để hoàn thành một chương trình đào tạo không cần
thiết phải thống nhất ở tất cả các trường. So sánh trên cho thấy ở các trường đại học của Châu Âu, thời gian lên lớp
của sinh viên nhiều hơn trong khi sinh viên Mỹ phần lớn là thời gian tự học, tự nghiên cứu.
Có thể thấy rằng, cách thiết kế tín chỉ của Châu Âu hay Nhật Bản gần giống với cách thiết kế đơn vị học
trình của Việt Nam. Khi triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở nước ta, các nhà quản lý cần xem xét khía cạnh này
để có những lộ trình chuyển đổi phù hợp.
Trong quá trình chuyển đổi sang phương thức đào tạo mới, việc tìm hiểu kinh nghiệm về đào tạo theo học
chế tín chỉ ở một số nước trên thế giới là rất cần thiết, hữu ích. Việt Nam, Mỹ và các nước khác nhau về nhiều mặt và
sự khác biệt này có nghĩa là kinh nghiệm của các nước chỉ mang tính chất tham khảo và cần phải cải biến cho phù
hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
Kinh nghiệm triển khai học chế tín chỉ được khởi xướng từ Hoa Kỳ sang các nước khu vực khác nhau có sự
“thích ứng” không hoàn toàn giống nhau. Lý do có thể đưa ra ở đây là:
Điều kiện kinh tế và phát triển khoa học công nghệ; Văn hóa và truyền thống giáo dục đại học; Mức độ hội
nhập và khả năng thực hiện triết lý giáo dục của hệ thống tín chỉ trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của một nền
giáo dục đại học.
Công tác quản lý đào tạo theo HTTC là một trong những công tác quan trọng của các trường đại học, cao
đẳng, để áp dụng HTTC thành công, công tác quản lý nhà trường nói chung, công tác quản lý đào tạo theo học chế
tín chỉ nói riêng cần được nghiên cứu đề ra các giải pháp quản lý phù hợp với các đặc điểm của hệ thống này. Đây
chính là sự khác biệt lớn giữa đào tạo theo tín chỉ và đào tạo theo niên chế.
Những bài học kinh nghiệm trên sẽ giúp chúng ta có thêm những định hướng để đề xuất những giải pháp phù
hợp với yêu cầu của thực tế nhằm giải quyết các hạn chế, thách thức trong quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ ở các
trường cao đẳng sư phạm nói chung, các trường cao đẳng sư phạm vùng Đông Nam Bộ nói riêng.
2.1.6. Các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để áp dụng tại các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng
vùng Đông Nam Bộ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
- Nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, phát hiện những điểm mạnh, khó khăn, nguyên
nhân chủ quan và khách quan của thành công và hạn chế của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao
đẳng vùng Đông Nam Bộ.

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, góp phần nâng cao chất lượng quản
lý đào tạo.
- Khảo nghiệm các giải pháp quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số cơ sở đào tạo giáo viêncó đào tạo
trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ để kiểm nghiệm tính phù hợp và khả thi của các giải pháp.
2.2. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về việc chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ trong giáo dục đại
học Việt Nam
2.3. Tình hình về đào tạo theo học chế tín chỉ trong giáo dục đại học Việt Nam
Thuận lợi: Đối với nhà trường hiệu quả quản lý được nâng cao và giá thành đào tạo giảm; Đối với sinh viên:
Sinh viên chủ động, theo năng lực của bản thân (với người lớn tuổi có cơ hội học tập, phù hợp với xu thế); Linh hoạt
thời gian theo học (hiệu quả học tập cao) Phát huy tối đa năng lực tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm;
Chuyển đổi ngành học dễ dàng; Lựa chọn chương trình hợp với sở thích; Cơ hội chuyển trường hoặc liên thông; Đối
với giảng viên: Có thời gian nghiên cứu khoa học, phương pháp dạy học tích cực; Khả năng tổng hợp kiến thức.
Khó khăn: Thiết kế chương trình: Khó thiết kế chương trình (nhất là chuyển môn học - học phần tín chỉ);
Sắp xếp thời khóa biểu không thuận tiện (giảng viên quen với một thời khóa biểu có tính hành chính); Không hình
dung được cách thức đảm bảo tính chất liền mạch của chương trình song song trong sư phạm; Không tập trung được
chuyên ngành của sư phạm; Bố trí thực tập, thực tế khó vì cần có kế hoạch cố định; Giảng viên, nhân viên phục vụ:
Giảng viên không quen cách làm, phương pháp dạy học (tiếp cận phương pháp mới); Bố trí giảng viên sao cho phù


16
hợp với năng lực và yêu cầu của công tác giảng dạy; Thiếu giảng viên, trợ giảng để dạy lớp nhỏ; Sinh viên: Sinh viên
đăng kí học khó (có cả thiếu chủ động của sinh viên), Tổ chức lớp/đoàn thể không thuận tiện (khó khăn trong quản lý
sinh viên); Số lượng sinh viên ít; Điều kiện đảm bảo: Thiếu cơ sở vật chất (phòng học, học liệu), Thiếu giảng viên
làm cố vấn học tập, Hạ tầng quản lý đào tạo chưa đáp ứng được; Đánh giá phân loại bằng điểm chữ chưa quen, chưa
chính xác.
2.4. Khái quát chung về tình hình kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ và các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo
trình độ cao đẳng
2.4.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ
2.4.2. Các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ
Các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ gồm các trường CĐSP Bà Rịa

- Vũng Tàu, ĐH Đồng Nai, CĐSP Tây Ninh, CĐSP Bình Phước; ĐH Sài Gòn, ĐH Thủ Dầu Một là các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc cấp tỉnh, thành phố và Trường cao đẳng sư phạm Trung ương TPHCM thuộc Bộ
GD&ĐT.
2.5. Nghiên cứu thực trạng đào tạo theo tín chỉ tại các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng
vùng Đông Nam Bộ
2.5.1. Mục đích của nghiên cứu
Mục đích là tìm căn cứ thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo phù hợp, thiết thực để quá trình
đào tạo theo HCTC trong các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ được triển khai hiệu quả
nhằm phát huy tối đa các ưu điểm của phương thức đào tạo này, việc tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng là một công
việc không thể thiếu. Đó là những luận cứ thực tiễn hữu hiệu cùng với các luận cứ lý thuyết để chứng minh cho các
luận điểm của luận án.
2.5.2. Nội dung và công cụ nghiên cứu thực trạng
Nội dung tập trung vào những vấn đề chính sau đây:
- Thực trạng mức độ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, GV và SV về quản lý đào tạo theo HCTC.
- Thực trạng các thành tố Đào tạo theo HCTC: Quản lý mục tiêu, Quản lý chương trình, quản lý hoạt động
dạy, quản lý hoạt động học; Các thành tố điều kiện đảm bảo CLĐT theo HCTC: Quản lý đội ngũ giảng viên, cố vấn
học tập (CVHT), viên chức quản lý hành chính và viên chức quản lý; quản lý cơ sở vật chất và tài chính; quản lý môi
trường đào tạo, quản lý các yếu tố ảnh hưởng.
- Thực trạng những rào cản trong quá trình triển khai dạy học theo tín chỉ.
Công cụ nghiên cứu thực trạng:
Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 8/2016, tác giả tiến hành thiết kế mẫu phiếu hỏi, tổ chức điều tra, khảo sát
về thực trạng quản lý đào tạo theo HCTC tại các trường CĐSP và khoa sư phạm có đào tạo hệ cao đẳng sư phạm của
các trường Đại học (được nâng cấp từ trường CĐSP) tại vùng Đông Nam Bộ.
2.5.3. Phương pháp khảo sát thực trạng
* Phạm vi và đối tƣợng điều tra, khảo sát
Khảo sát thực trạng thông qua các phiếu hỏi ý kiến cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, sinh viên, phỏng vấn,
đàm thoại, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến chuyên gia; thu thập thông tin từ sinh viên, tìm hiểu đánh giá thực trạng, báo
cáo tổng kết, hội thảo của các trường đại học, cao đẳng sư phạm có đào tạo hệ cao đẳng sư phạm chính quy trong
vùng ĐNB đang triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
A. Phiếu khảo sát:

Nghiên cứu sinh đã xây dựng 02 loại phiếu khảo sát:
* Phiếu dành cho CBQL và GV (phụ lục 3)
Nội dung của bảng hỏi được chia làm 4 phần:
a. Những thông tin cá nhân về khách thể nghiên cứu
b.Tầm quan trọng của sứ mạng, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập của cơ sở đào tạo giáo viên có
đào tạo trình độ cao đẳng (từ câu 1 đến câu 9)
c. Đánh giá mức độ thực hiện việc quản lý của chủ thể quản lý (CTQL) về đào tạo theo học chế tín chỉ gồm các
phần sau đây:
- Quản lý mục tiêu đào tạo (từ câu 10 đến câu 15)
- Quản lý nội dung và chương trình đào tạo (từ câu 16 đến câu 25)


17
- Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên (từ câu 26 đến câu 35)
- Quản lý hoạt động học tập của sinh viên: (từ câu 36 đến câu 48)
- Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học: (từ câu 49 đến câu 63)
- Quản lý môi trường đào tạo: (từ câu 64 đến câu 71).
d. Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động phục vụ đào tạo của cố vấn học tập có 2 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
- Tư vấn, trợ giúp SV trong học tập và nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp, bao gồm: (từ câu 72
đến câu 86)
- Các nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý sinh viên Tổ chức Đại hội lớp hàng năm, phê chuẩn danh
sách ban cán sự lớp: (từ câu 87 đến câu 99)
* Phiếu dành cho sinh viên (phụ lục 4)
a. Những thông tin cá nhân về khách thể nghiên cứu
b. Khảo sát về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các Trường Cao đẳng Sư phạm vùng Đông Nam Bộ.
- Sinh viên đánh giá mức độ quan trọng của tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của sinh viên cao đẳng: (từ
câu 1 đến câu 11)
- Sinh viên giá mức độ thuận lợi và khó khăn khi học theo hệ thống tín chỉ: Thuận lợi (từ câu 12 đến câu 20)
và Khó khăn (từ câu 21 đến câu 37)

c. Đánh giá mức độ thực hiện của cố vấn học tập về các mặt theo quy định
- Chức năng của cố vấn học tập (từ câu 38 đến câu 39)
- Nhiệm vụ của cố vấn học tập trong công tác tư vấn, trợ giúp sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa
học, định hướng nghề nghiệp (từ câu 40 đến câu 49); Nhiệm vụ của cố vấn học tập trong công tác quản lý sinh
viên (từ câu 50 đến câu 57) và Các nhiệm vụ khác của cố vấn học tập (từ câu 58 đến câu 65).
* Các câu hỏi trong hai Phiếu khảo sát được soạn theo phương pháp thang Likert (có năm mức) và nội dung
của các mức đánh giá được quy định như sau:
B. Mẫu khảo sát:
- Để khảo sát thực trạng quản lý đào tạo theo HCTC ở các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao
đẳng vùng Đông Nam Bộ hiện nay, NCS đã thu thập ý kiến của 182 cán bộ quản lý và giảng viên (nam: 70, chiếm
38,5% và nữ 100, chiếm 54,9%, không trả lời về giới 12, chiếm 6,6%) và 1.560 SV (54 nam, chiếm 3,47% và 1.474
nữ, chiếm 94,48%; không trả lời về giới 32, chiếm 2,1%) của 05 trường (2 trường CĐSP và 03 Trường đại học có
đào tạo theo học chế tín chỉ hệ CĐSP chính quy) thuộc vùng Đông Nam Bộ, đó là: Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình
Dương; Đại học Sài Gòn; Đại học Đồng Nai; Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu và Cao đẳng Sư phạm Trung
ương TP.Hồ Chí Minh. Các trường đại học được khảo sát trước đây đều là Trường CĐSP nâng cấp lên, do vậy nó có
sự tương đồng.
- Phương pháp khảo sát là xin ý kiến thông qua phiếu hỏi bao gồm CBQL cấp trường, khoa, tổ chuyên môn,
giảng viên, bao gồm cán bộ và GV ở các độ tuổi khác nhau, có thâm niên quản lý và giảng dạy nhất định. Nội dung
của phiếu trưng cầu là thực trạng, tác dụng, hiệu quả của công tác quản lý đào tạo theo HCTC ở các trường.
2.6. Thực trạng đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng
Đông Nam Bộ
Trong phần này những kết quả đánh giá sau đây được trình bày:
- Tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của sinh viên
- Thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi học theo hệ thống tín chỉ
- Chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập
- Nhiệm vụ của cố vấn học tập trong công tác quản lý sinh viên
- Các nhiệm vụ khác của cố vấn học tập: Nắm vững mục tiêu, chương trình đào tạo, các hình thức đào tạo,
các quy trình liên quan đến công tác đào tạo và quản lý sinh viên.
2.6.1. Thực trạng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của sinh viên
Nhận xét chung về tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của sinh viên trong đào tạo theo HCTC là rất quan

trọng, sinh viên cần phát huy thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc trong học tập (4,76). Tổng điểm đánh giá là rất
quan trọng (4,59). Nhà trường cần quan tâm đến tính tự chủ của sinh viên trong HCTC, đây là cơ sở để nâng cao chất
lượng đào tạo theo HCTC. ĐTBC: 4,59 bậc 1.


18
2.6.2. Thực trạng đánh giá thuận lợi và khó khăn của sinh viên theo HCTC
Từ các bảng phân tích nêu trên, chúng ta thấy khó khăn lớn nhất áp lực căng thẳng, sợ thi rớt, hệ thống tín
chỉ quá mới mẻ nên sinh viên gặp khó khăn (3,89). Thuận lợi Đòi hỏi mỗi sinh viên phải có tinh thần trách nhiệm
cao (4,05). Qua khảo sát trên ta thấy thì có hiện tượng sinh viên không quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa vào
cố vấn học tập, đội ngũ cán bộ lớp để nắm TT của nhà trường.ĐTBC: 3,64, bậc 7.
2.6.3. Thực trạng công tác của cố vấn học tập theo HCTC
* Chức năng của cố vấn học tập:
Thứ bậc từ 1 đến 2: Tư vấn, trợ giúp sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp
(thứ bậc 1) và Quản lý sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường (thứ bậc 2).
* Nhiệm vụ của cố vấn học tập
- Thứ bậc từ 1 đến 5: Trả lời các câu hỏi của sinh viên liên quan đến việc học tập của sinh viên trong phạm
vi thẩm quyền của mình (thứ bậc 1); Trung thực, công bằng khi thực hiện hoạt động tư vấn, trợ giúp, hướng dẫn sinh
viên (thứ bậc 2); Tổ chức thảo luận, triển khai các quy định, quy chế về học chế tín chỉ, các quy định của Nhà trường
liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên (thứ bậc 3); Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho sinh viên đăng ký học
phần, hủy đăng ký học phần, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ (thứ bậc 4); Thảo luận và trợ giúp
sinh viên trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề tài khóa luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp
với năng lực, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của sinh viên (thứ bậc 5);
- Thứ bậc từ 6 đến 10: Tư vấn cho sinh viên phương pháp học, phương pháp tự học và kỹ năng nghiên cứu
khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu học tập (thứ bậc 6); Thảo luận và hướng dẫn cho sinh viên
chương trình đào tạo toàn khóa, chương trình đào tạo chuyên ngành và cách lựa chọn học phần, tuân thủ các điều
kiện tiên quyết của từng học phần (thứ bậc 7); Nhắc nhở sinh viên khi thấy kết quả học tập của họ giảm sút (thứ bậc
8); Ký chấp nhận hoặc từ chối vào Phiếu đăng ký học phần cho sinh viên (thứ bậc 9) và Không chỉ dẫn, giải đáp các
câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức của môn học hoặc can thiệp vào nội dung chuyên môn của giảng viên (thứ
bậc 10). ĐTB: 3,71, bậc 4.

2.6.4. Thực trạng nhiệm vụ của cố vấn học tập trong công tác quản lý SV
Kết quả cho thấy đánh giá của sinh viên về nhiệm vụ của cố vấn học tập trong công tác quản lý sinh viên.
ĐTB: 3,63, bậc 8.
2.6.5. Thực trạng các nhiệm vụ khác của cố vấn học tập
Từ các thông tin nghiên cứu trên, ta có thể đưa ra nhận định một cách khái quát rằng, việc triển khai công tác
CVHT tại các trường hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều cách thực hiện khác nhau, biểu hiện như: Việc xác định vai trò,
trách nhiệm của CVHT, tiêu chí lựa chọn CVHT, các văn bản quy định, hướng dẫn công tác CVHT, chế độ hỗ trợ
cho đội ngũ làm CVHT. ĐTB: 4,46, bậc: 2.
2.7. Thực trạng quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao
đẳng vùng Đông Nam Bộ
2.7.1. Thực trạng về mức độ quan trọng của sứ mạng, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập của cơ sở đào
tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng
Từ phân tích trên, ta thấy tầm quan trọng của sứ mạng nhà trường, điểm trung bình chiếm 4,48 là rất quan
trọng; nội dung chương trình giảng dạy và học tập điểm trung bình chiếm 4,24 rất quan trọng; Vai trò người giảng
dạy tổ chức các hoạt động dạy học, người dạy là chỉ đạo, hướng dẫn sinh viên nắm vững kiến thức đạt chất lượng
cao điểm trung bình đạt 4,37 là rất quan trọng; Trong HCTC sinh viên không chỉ là đối tượng mà còn là chủ thể của
hoạt động nhận thức, điểm trung bình chiếm 4,30 là là rất quan trọng trong trường cao đẳng sư phạm. Vì thế nhà
trường cần quan tâm nhiều đến sứ mạng, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập để nâng cao chất lượng quản
lý đào tạo trong nhà trường. Nắm vững mục tiêu, chương trình đào tạo, các hình thức đào tạo, quy trình liên quan đến
công tác đào tạo và quản lý sinh viên: ĐTB: 4,72, bậc 1.
2.7.2. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo theo học chế tín chỉ
Nhà trường đã xây dựng mục tiêu của chương trình đào tạo mềm dẻo để sinh viên thay đổi ngành học dễ
dàng, chiếm 4,02 là cao. Vậy mức độ thực hiện yêu cầu riêng là về hệ thống tri thức, kỹ năng kỹ xảo, nghề nghiệp
gắn với nghề nghiệp tương lai của sinh viên là rất cao. Quản lý mục tiêu đào tạo: ĐTB: 4,16, bậc 1.
2.7.3. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình
độ cao đẳng


19
Qua phân tích ta thấy nhà trường đã xây dựng chương trình chuẩn kiến thức, thái độ, kỹ năng, chuẩn theo trình độ

đào tạo, điểm trung bình chiếm 4,30 là rất cao; chương trình có mục tiêu rõ ràng, đầu vào, đầu ra, cấu trúc hợp lý, chiếm 4,24
là rất cao; Xây dựng chương trình các ngành, chuyên ngành của các trường cao đẳng theo Quyết định 43 của Bộ GD&ĐT,
chiếm 4,20 là cao; Quản lý chương trình đào tạo: ĐTB: 4,14 , bậc 2.
2.7.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giảng viên
Kết quả cho thấy mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên của chủ thể quản lý
(CTQL) về đào tạo theo học chế tín chỉ được đánh giá Quản lý hoạt động dạy của giảng viên: ĐTB: 3,74, bậc 6.
Tuy nhiên, các phương pháp giảng dạy tích cực chọn được sử dụng thường xuyên, chủ yếu vẫn là phương
pháp thuyết trình truyền thống. Giảng viên chọn sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực để phát huy tính năng
động, sáng tạo của sinh viên làm hạn chế rất nhiều đến khả năng chủ động học tập của sinh viên, sinh viên vẫn phải
ngồi nghe và ghi chép mất thời gian mà lượng kiến thức thu nhận được là không đáng kể, vì vậy, cần tiếp tục cải tiến
thay bằng phương pháp làm việc nhóm, tự học là hiệu quả.
2.7.5. Thực trạng quản lý hoạt động học của sinh viên
Kết quả cho thấy mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên chủ thể quản lý (CTQL) về đào
tạo theo học chế tín chỉ được đánh giá ở mức độ cao: Quản lý hoạt động học của sinh viên: ĐTB: 4,06, bậc 3.
2.7.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học
Kết quả cho thấy mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học của chủ thể
quản lý (CTQL) theo học chế tín chỉ được đánh giá ở mức độ cao: ĐTB : 4,00, bậc 5.
2.7.7. Thực trạng quản lý môi trường đào tạo
Kết quả cho thấy mức độ thực hiện việc quản lý môi trường đào tạo theo học chế tín chỉ được đánh giá ở mức độ
cao: Quản lý môi trường đào tạo: ĐTB: 4,02, bậc 4.
2.7.8. Thực trạng quản lý công tác tư vấn, trợ giúp SV trong học tập và nghiên cứu khoa học, định hướng nghề
nghiệp
Kết quả cho thấy mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động việc thực hiện tư vấn, trợ giúp SV trong học tập và
nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp của cố vấn học tập theo học chế tín chỉ của chủ thể quản lý (CTQL)
theo học chế tín chỉ được đánh giá ở mức độ cao: Tư vấn, trợ giúp sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học và
định hướng nghề nghiệp: ĐTB: 4,00, Bậc 1.
2.7.9. Thực trạng quản lý sinh viên tổ chức đại hội hàng năm, phê chuẩn danh sách ban cán sự
Kết quả cho thấy mức độ thực hiện việc quản lý của CTQL đối với việc thực hiện quản lý sinh viên tổ chức Đại
hội lớp hàng năm, phê chuẩn danh sách ban cán sự lớp của cố vấn học tập theo học chế tín chỉ được đánh giá ở mức
độ cao: Các nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý sinh viên tổ chức đại hội lớp hàng năm, phê chuẩn danh

sách ban cán sự lớp: ĐTB: 3,96, bậc 2.
2.8. So sánh kết quả đánh giá nghiên cứu thực trạng của CBQL và GV
2.8.1. Thực trạng kết quả đánh giá chung các yếu tố theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ
cao đẳng vùng Đông Nam Bộ
Thực trạng các thành tố đào tạo và điều kiện đảm bảo được trình bày bảng 2.20. Theo đó, tất cả các thành tố
điều có mức đánh giá cao từ 3.74 trở lên, hiệu quả, quan trọng, cao; rất hiệu quả, rất quan trọng và rất cao.
2.8.2. Thực trạng kết quả so sánh đánh giá các yếu tố thực hiện việc quản lý của chủ thể quản lý về đào tạo theo học
chế tín chỉ
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về việc đánh giá của CBQL & GV theo biến số học vị
đối với các yếu tố quản lý.
2.8.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện hoạt động phục vụ đào tạo của CVHT
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về việc đánh giá của CBQL & GV về các yếu tố phục
vụ đào tạo của CVHT.
2.8.4. Thực trạng so sánh đánh giá của sinh viên về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo
viên có đào tạo trình độ cao đẳng
Kết quả kiểm nghiệm có sự khác biệt giữa cách đánh giá của sinh viên các năm
(P > 0,005). Như năm nhất đánh giá điểm trung bình 3.60, năm thứ hai và năm ba đánh giá không có sự lệch nhau.
Năm nhất mới vào học và chưa được học hết các môn nên chưa hiểu hết sự khó khăn trong đào tạo theo hệ thống tín
chỉ.


20
2.8.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo HCTC trong các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo
trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ
2.8.5.1. Thực trạng các yếu tố chủ quan
Theo đánh giá của lãnh đạo các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ cả
4 yếu tố “Năng lực của cấp quản lý của các chủ thể quản lý; Kinh nghiệm quản lý của chủ thể quản lý; Tính tự chủ
và tự chịu trách nhiệm của sinh viên; Đặc điểm sinh viên sư phạm” đều ảnh hưởng nhiều đến quản lý đào tạo theo
học chế tín chỉ trong các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ. Yếu tố chủ quan :
ĐTB: 3,89

2.8.5.2. Thực trạng các yếu tố khách quan
Theo đánh giá trên các yếu tố “Môi trường quốc tế và môi trường trong nước” đều ảnh hưởng nhiều đến việc
đào tạo theo HCTC ở các trường cao đẳng sư phạm vùng Đông Nam Bộ. Đặc biệt quan tâm nhiều đến các yếu tố
nước ngoài. Yếu tố khách quan: ĐTB: 4,03
2.9. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình
độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ
2.9.1. Kết quả đạt được trong quá trình triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ
Một số trường đã từng bước xác định lộ trình triển khai đào tạo theo HCTC ở hệ cao đẳng chính quy, tiến tới thực
hiện ở tất cả các hệ, các phương thức đào tạo trong toàn trường, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho SV được chủ động
lựa chọn một số môn học, lớp học phần cũng như chủ động thực hiện kế hoạch học tập trong quá trình đào tạo. Đa số
SV hưởng ứng phương thức đào tạo này, nhiều SV đã năng động, linh hoạt, tự chủ trong việc lập kế hoạch học tập và
tích cực trao đổi việc học với cố vấn học tập và giảng viên. Sinh viên dần thích ứng với công nghệ hiện đại và với sự
thay đổi trong quá trình dạy học, cán bộ, Giảng viên thường xuyên cập nhật trình độ, ưu, nhược điểm của sinh viên
trong suốt quá trình học.
Tổ chức phát triển chuẩn đầu ra dựa trên khung năng lực của sinh viên tốt nghiệp cần có và chương trình đào
tạo được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra, khung chương trình của Bộ nên đã phản ánh được mục tiêu đào tạo đáp
ứng nhu cầu của các bên liên quan. Các văn bản về chuẩn đầu ra và chương trình được công bố công khai để các bên
liên quan dễ tiếp cận.
Kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà trường đảm bảo xây dựng dựa trên kế hoạch học tập, đào tạo
của sinh viên và qui định về công nhận và chuyển tiếp tín chỉ thuận tiện. Đảm bảo chất lượng đầu vào.
Quản lý dạy học của giảng viên cho thấy: Chiến lược dạy học lấy sinh viên làm trọng tâm và đảm bảo dạy
học có chất lượng nên đảm bảo giúp sinh viên nắm được và sử dụng kiến thức vào thực tiễn một cách khoa học.
Quản lý học tập của sinh viên cho thấy sinh viên thực hiện đầy đủ quy chế học tập, rèn luyện và yêu cầu của
giảng viên về đổi mới phương pháp học tập cũng như tự kiểm tra, tự đánh giá phù hợp.
Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên cho thấy:
Tiêu chí kểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên được xây dựng dựa vào chuẩn đầu ra và kết quả học
tập của sinh viên đảm bảo tính minh bạch, công bằng và dễ tiếp cận với các bên liên quan.
2.9.2. Một số bất cập trong quá trình triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ
- Hệ thống tín chỉ được áp dụng ở các trường hiện nay đang vận hành chủ yếu nhằm quản lý đơn thuần, tính
đếm quá trình tích lũy môn học của SV để đạt tới văn bằng;

- Các phương thức đào tạo liên thông giữa các chương trình, các trường trong khu vực, trong nước và quốc tế
đến nay vẫn chưa có hoặc chưa phát triển do chưa chuẩn hóa được chương trình đào tạo;
- Nhiều giảng viên trẻ, chưa dành nhiều thời gian vào các hoạt động nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng
dạy và nghiên cứu hình thức đào tạo theo HCTC;
- Sinh viên chưa quen với phương thức đào tạo theo tín chỉ do các điều kiện chủ quan, khách quan và do dịch
vụ hỗ trợ đào tạo của trường chưa đáp ứng kịp với yêu cầu;
- Đội ngũ tư vấn (cố vấn học tập) còn chưa chuyên nghiệp, chưa phát huy hết vai trò cố vấn cho người học,
cần tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn của trường;
- Hoạt động Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên cũng gặp nhiều trở ngại. Do học HTTC phân tán các đoàn
viên thanh niên nhiều lớp học phần/tín chỉ có thời gian học khác nhau. Vì vậy công tác đoàn, đội cần tổ chức lại sao
cho phù hợp với tính chất của đào tạo theo học chế tín chỉ;
- Sinh viên chưa có phương pháp tự học ngay trên lớp.


21
- Nội dung chương trình chưa được cải tiến nhiều, đa số phiên ngang chương trình từ đào tạo theo niên chế
sang đào tạo theo tín chỉ.
Từ những bất cập nêu trên, chúng tôi cho rằng, chương trình đào tạo sư phạm nói chung, đào tạo giáo viên sư
phạm trình độ cao đẳng nói riêng chưa thể hiện được tính nghề nghiệp của nó. Trong khi mục tiêu đào tạo nhà giáo là
trang bị đủ các yếu tố: kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm và lòng yêu nghề thì các trường sư phạm hiện nay
chủ yếu chỉ mới thiên về trang bị kiến thức chuyên môn, chưa chú trọng bồi dưỡng các yếu tố còn lại.
2.9.3. Nguyên nhân của bất cập khi triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ
- Nhận thức và hiểu biết đầy đủ, thấu đáo các đặc điểm tín chỉ của mọi đối tượng liên quan đến quá trình này
còn chưa tốt. Cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các trường chưa nhận thức đầy đủ, chưa có kỹ năng để quản lý
và thực hiện đúng việc triển khai các đặc điểm của HCTC trong điều kiện cụ thể của nhà trường. Đây là nguyên nhân
quan trọng làm chậm việc triển khai quá trình đào tạo theo HCTC ở các trường;
- Triển khai theo HCTC cần những điều kiện hỗ trợ như phương tiện, điều kiện cho việc tổ chức các hình
thức dạy học: đội ngũ giảng viên, hệ thống văn bản pháp quy, phòng học, học liệu theo yêu cầu được ghi trong đề
cương môn học;
- Chưa coi trọng công tác quản lý và bồi dưỡng kĩ năng tự học cho sinh viên.

- Chương trình đào tạo hiện hành của các trường cao đẳng sư phạm được xây dựng dựa trên chương trình
khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2004 chưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đào tạo giáo viên giảng
dạy chương trình phổ thông mới.
Qua thực tế, điều kiện hiện này chưa được chuẩn bị đầy đủ so với yêu cầu của HCTC cũng như chưa đáp
ứng được với qui mô sinh viên ngày càng tăng. Cơ sở vật chất, hệ thống mạng máy tính để đăng ký môn học, thư
viện, phòng học ... còn chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù các trường đã rất cố gắng cải thiện điều
kiện cơ sở vật chất nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy nhà trường cần tăng cường, đảm bảo yếu tố về cơ
sở vật chất cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và sinh viên trong đào tạo theo HCTC. Thực trạng khảo sát cho
thấy rằng để chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, các trường phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách ở
mọi vấn đề liên quan đến quá trình đào tạo HCTC. Có những vấn đề chúng ta có thể tìm cách khắc phục được ngay
nhưng cũng có những vấn đề mang tính vĩ mô (đội ngũ giảng viên, đội ngũ cố vấn, cơ sở vật chất…) đòi hỏi phải có
lộ trình thực hiện hợp lí.
Thực trạng quản lý đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ cho thấy,
quá trình quản lý đào tạo theo HCTC là một hệ thống đào tạo tiên tiến, phát triển rất nhanh, đòi hỏi giảng viên phải
luôn tự học, cập nhật kiến thức để có thể dạy tốt và sinh viên nếu chuyên cần sẽ học tốt. HCTC này đòi hỏi nhiều
phòng thực hành; GV cần nhiều tài liệu và thời gian để tự hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. Việc thiết kế chương trình
đào tạo phải có chiều sâu của chuyên ngành, tránh sự dàn trải.
Kết luận Chƣơng 2
Chương 2, Luận án đã nghiên cứu cơ sở thực tiễn triển khai việc quản lý đào tạo theo HCTC trong các cơ sở
đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở khung lý luận đã được trình bày trong
chương 1.
Luận án đã nghiên cứu về mục tiêu, sứ mạng, nội dung, chương trình giảng dạy và học tập; Các phương
pháp dạy và học; Hình thức tổ chức dạy và học; Hình thức kiểm tra - đánh giá trong HCTC cũng như các điều kiện
cơ sở vật chất; Đội ngũ giảng viên và sinh viên; đội ngũ cố vấn học tập; Luận án cũng đã tiến hành khảo sát các rào
cản của việc triển khai theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng trong Vùng để làm
cơ sở trình bày, phân tích, đánh giá cho câu trả lời về sự khó khăn triển khai theo HCTC. Bên cạnh việc nghiên cứu
cơ sở thực tiễn quản lý đào tạo theo HCTC ở vùng Đông Nam Bộ, luận án đã đề cập tới kinh nghiệm quản lý đào tạo
khi triển khai hệ thống tín chỉ của một số nước trên thế giới. Việc nghiên cứu này cho thấy, ngay cả trong cùng một
quốc gia, các trường cũng không thể triển khai giống nhau một cách máy móc vì lộ trình chuyển đổi phụ thuộc nhiều
vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi trường, mỗi vùng miền.

Chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo HCTC, trong đó triển khai quá trình dạy học đáp ứng với yêu cầu
của học chế này là một xu thế phát triển tất yếu của giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cho đến
nay, đào tạo theo HCTC trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam chưa phù hợp với các đặc điểm nhằm thực
hiện triệt để tư tưởng và nội dung của HCTC. Nguyên nhân về nhận thức, điều kiện triển khai và cách thức quản lí
quá trình dạy học theo HCTC.


22
Để triển khai thành công quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC và tổ chức thực hiện hoạt động dạy
và học theo HCTC nhằm phát huy được các ưu điểm của HCTC, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý
giáo dục và các giảng viên cần lưu ý những nguyên nhân để khắc phục; cần có các biện pháp quản lý đồng bộ trong
quá trình triển khai với một lộ trình cụ thể đối với từng cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.
Trong chương này, luận án đã tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo
theo HCTC ở 5 cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ. Kết quả khảo sát thực
trạng về quản lý đào tạo theo HCTC trong các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ cho
thấy những ưu điểm, hạn chế, bất cập như đã trình bày ở trên.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo theo HCTC trong
các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ được trình bày, có thể khái quát những
hạn chế chủ yếu ở các nội dung quản lý đào tạo cần quan tâm đến các biện pháp quản lý trong từng giải pháp tương
ứng để khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của đào tạo theo HCTC và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của các
cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ cụ thể như sau:
- Nắm vững mục tiêu, chương trình đào tạo, các hình thức đào tạo, quy trình liên quan đến công tác đào tạo
và quản lý sinh viên. Đảm bảo mục tiêu đào tạo.
- Quản lý chương trình đào tạo: xác định được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực; xác định được mục tiêu cụ
thể của chương trình đào tạo; chỉ đạo, thiết kế và cập nhật thường xuyên;
- Quản lý quá trình dạy học: xây dựng hoàn thiện quy trình tổ chức đào tạo.
- Quản lý đội ngũ giảng viên: Tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, sắp xếp.
- Quản lý cơ sở vật chất và tài chính: đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, đồng bộ và hiện đại; Tự chủ tài chính,
huy động các nguồn thu, cân đối thu chi đảm bảo cho phát triển đội ngũ và công tác chuyên môn. Nắm bắt, huy động
các nguồn lực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất cho Nhà trường.

- Quản lý môi trường đào tạo: xây dựng hoàn thiện các văn bản; xây dựng văn hóa dạy học; gắn đào tạo nhà
trường và thị trường lao động trong và ngoài nước.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÓ ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
3.1. Định hƣớng phát triển:
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ
chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt". Định hướng đó đã đặt ngành
sư phạm và các trường sư phạm trước những cơ hội và thách thức mới.[30]
3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp
3.2.1. Đảm bảo nguyên tắc chung
3.2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
3.2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi
3.2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.2.2. Xây dựng các giải pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của HCTC
3.3. Các giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao
đẳng vùng Đông Nam Bộ
3.3.1. Nâng cao nhận thức về đào tạo theo học chế tín chỉ trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên
3.3.2. Đảm bảo chất lượng các điều kiện triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong các cơ sở đào tạo giáo
viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ
3.3.3. Tổ chức nâng cao năng lực tự học của SV phù hợp với đào tạo theo HCTC dựa vào năng lực
3.3.4. Tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các khoa, phòng, hội đồng khoa học, tổ chuyên môn
và giảng viên trong nhà trường phù hợp với đào tạo theo HCTC
3.3.5. Quản lý đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập; phương pháp kiểm tra và đánh giá kết


23

quả học tập phù hợp với đào tạo theo HCTC
3.3.6. Tổ chức nâng cao năng lực quản lý phù hợp với đào tạo theo HCTC
3.3.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có
đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ
3.4. Khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào
tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ
3.4.1. Mức độ cần thiết
Qua phân tích tính cần thiết của các giải pháp chúng ta nhận thấy các giải pháp đều cần thiết nhưng giải pháp
“Nâng cao nhận thức về đào tạo theo học chế tín chỉ trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên” cần thiết nhất
(2.07); Như vậy, chúng ta có thể khẳng định giải pháp (1) là quan trọng, cần thiết nhất.
3.4.2. Mức độ khả thi
Các giải pháp chúng ta nhận thấy các giải pháp đều cần thiết. Giải pháp Tổ chức nâng cao năng lực quản lý
phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ (0.62) rất khả thi.
3.5. Tổ chức thực nghiệm giải pháp quản lý đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo
trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ
3.5.1. Thực nghiệm giải pháp “Tổ chức nâng cao năng lực tự học của sinh viên phù hợp với đào tạo theo học chế tín
chỉ dựa vào năng lực”
3.5.1.1. Mục tiêu thực nghiệm
- Mục tiêu thực nghiệm vòng một: xem kết quả khi chưa tác động về hiểu biết và phương pháp tự học khi
chưa triển khai tác động.
- Mục tiêu thực nghiệm tác động vòng hai: So sánh sau tác động với khi chưa tác động.
3.5.1.2. Phạm vi, đối tượng thực nghiệm
- Phạm vi thực nghiệm
Từ Bảng hỏi Kỹ năng học tập của sinh viên các trường, có 8 kỹ năng chính được đánh giá và phân tích như
sau: Quản lý thời gian, tập trung và ghi nhớ, ghi chép, kiểm tra - thi cử, chiến lược học tập, thái độ /động lực, đọc
tích cực, viết.
Những tác động chính trên sinh viên là những kỹ năng nghe giảng và những kỹ năng mang tính nhận thức
bậc cao.
- Đối tượng thực nghiệm
Sinh viên năm thứ nhất, Trường cao đẳng sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.

3.5.1.3. Tiến trình thực nghiệm tác động
- Chọn mẫu thực nghiệm tác động
+ Chọn mẫu trước thực nghiệm tác động. Chọn 2 nhóm từ lớp A, B năm thứ nhất (mỗi nhóm khoảng
31,32 sinh viên).Cả hai nhóm chưa được tác động.
+ Chọn mẫu sau thực nghiệm tác động. Chọn 2 nhóm từ lớp A, B năm thứ nhất (mỗi nhóm khoảng 31,
32 sinh viên). Một nhóm không được tác động và một nhóm được tác động.
- Tổ chức thực nghiệm
+ Thu số liệu trước thực nghiệm tác động của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
+ Tác động nội dung thực nghiệm: Mời chuyên gia quản lý giáo dục tác động ( 2 nội dung )
+ Thu số liệu sau thực nghiệm tác động của nhóm thực nghiệm.
+ So sánh kết quả giữa 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
Dụng cụ để thu số liệu là Phụ lục 6 “Bảng hỏi Kỹ năng học tập của sinh viên các trường”.
3.5.1.4. Kết quả thực nghiệm tác động
- Kết quả trước thực nghiệm (vòng một):
+ Nhóm đối chứng: 32 sinh viên
+ Nhóm thực nghiệm: 31 sinh viên
Kết quả bảng 3.3 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống k ê giữa hai nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm về mức độ đạt được ở các kỹ năng học tập. Nói cách khác, trước thực nghiệm, đánh giá của hai nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm về mức độ đạt được các kỹ năng học tập là tương đương.
- Kết quả sau thực nghiệm (vòng hai)


24
+ Nhóm đối chứng: 32 sinh viên
+ Nhóm thực nghiệm: 31 sinh viên
- Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về đánh giá mức độ đạt
được ở các kỹ năng học tập: Quản lý thời gian, tập trung và ghi nhớ, ghi chép và thái độ/động lực. Nhóm đối chứng
đánh giá cao hơn nhóm thực nghiệm.
Như vậy, những kỹ năng nghe giảng và những kỹ năng mang tính nhận thức bậc cao có tác động đến sinh
viên nhóm thực nghiệm.

- Không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về mức độ đạt
được ở các kỹ năng học tập: Kiểm tra - Thi cử, Chiến lược học tập, Đọc tích cực và Viết.
Như vậy, có thể nói những kỹ năng Kiểm tra - Thi cử, Chiến lược học tập, Đọc tích cực và Viết: không thể
tác động đến sinh viên trong thời gian ngắn.
Do đó, đánh giá của sinh viên là đúng với thực tiễn.
Kết luận thực nghiệm tác động:
Kết quả hai vòng thực nghiệm tác động thực nghiệm cho thấy “Tổ chức nâng cao năng lực tự học của sinh
viên phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ dựa vào năng lực” có hiệu quả cao, chất lượng học tập của sinh viên
tăng lên, nhận thức về kỹ năng quản lý sinh viên hiệu quả hơn. Sau khi tiến hành thực nghiệm “Tăng cường năng lực
tự học của sinh viên phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ” là của giảng viên, sinh viên, tác giả nhận thấy giải
pháp quản lý được đề xuất là hoàn toàn có tác động tích cực. Vì vậy, giải pháp này có thể áp dụng tiếp tục trong các
cơ sở đào tạo giáo viên khác ngoài phạm vi đối tượng tổ chức thực nghiệm của luận án. Từ 2 nhóm đối tượng để
khảo sát và kết quả khảo sát và kết quả tác động của sinh viên qua tổ chức thực nghiệm giải pháp tác động, chúng tôi
nhận thấy có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ và tính chủ động của sinh viên, sự hiểu biết của sinh
viên đã tăng lên đáng kể thông qua kết quả kiểm tra trước và sau khi tiến hành thực nghiệm, sinh viên tích cực hơn
trong tham gia ý kiến, hiểu biết về các thông tin, chủ động hơn trong quá trình học tập, kết quả học tập cao hơn so
với trước khi có giải pháp “Tăng cường năng lực tự học của sinh viên phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ” là
công cụ để quản lý phương pháp giảng dạy của giảng viên và sinh viên. Đó là lý do để tác giả khuyến nghị với lãnh
đạo thực hiện đồng bộ và khoa học hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo theo HCTC tại
các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
3.5.2. Thực nghiệm giải pháp
“Tổ chức hoạt động thực tập sư phạm theo tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao
đẳng vùng Đông Nam Bộ ” của giải pháp 5 quản lý đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập;
phương pháp kiểm tra đánh giá học tập phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ.
3.5.2.1. Phạm vi, đối tượng thực nghiệm
- Phạm vi thực nghiệm: Tỉnh Bình Phước
- Đối tượng thực nghiệm: Trường CĐSP Bình Phước và các trường thực tập sư phạm (1,2) năm học 20162017.
3.5.2.2. Tiến trình
- Chọn mẫu thực nghiệm: Tác giả đã xin ý kiến của Ban chỉ đạo thực tập sư phạm trường cao đẳng sư phạm
và Ban chỉ đạo thực tập sư phạm tại 1 trường trung học cơ sở và 5 trường mầm non tại tỉnh Bình Phước.

- Tổ chức thực hiện: NCS và Ban chỉ đạo thực tập trường CĐSP xuống từng trường tiểu học, mầm non có
sinh viên thực tập sư phạm (1), thực tập sư phạm (2) cùng với Ban chỉ đạo trường thực tập ký Biên bản làm việc.
3.5.2.3. Kết quả thực nghiệm
Nghiên cứu sinh đã triển khai thực tế tại 5 trường Mầm non và 01 Trường trung học cơ sở tại tỉnh Bình
Phước về cơ chế phối hợp công tác đưa sinh viên xuống thực tập giữa cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng và
các đơn vị thực tập sư phạm tại tỉnh Bình Phước. Sau quá trình nghiên cứu, trao đổi các trường thực tập sư phạm và
trường cao đẳng sư phạm Bình Phước đã ký được văn bản phối hợp về thực tập sư phạm, trong đó cụ thể hóa chức
trách, nhiệm vụ từng đơn vị cụ thể về công tác thực tập sư phạm trong tổ chức hoạt động thực tập sư phạm cho giáo
sinh (phụ lục 6) Các cơ sở giáo dục tham gia kí kết đều khẳng định việc tổ chức thỏa thuận như thế này sẽ giảm
được các khâu trung gian, tạo thuận tiện cho trường sư phạm, trường phổ thông và giáo viên khi tiến hành tổ chức
thực tập sư phạm.
Kết luận chung:


25
Các giải pháp đã thực nghiệm đều cho kết quả tốt: “Tổ chức nâng cao năng lực tự học của sinh viên phù hợp
với đào tạo theo học chế tín chỉ dựa vào năng lực” và “Tổ chức hoạt động thực tập sư phạm theo tín chỉ của các cơ
sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ”. Đây là lý do để tác giả có cơ sở đề xuất, kiến
nghị thực hiện đồng bộ và khoa học hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo theo tín chỉ của
các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn công nghiệp 4.0.
Kết luận Chƣơng 3
Từ những kết quả nghiên cứu lý luận của chương 1, cơ sở nghiên cứu thực tiễn quản lý đào tạo của chương
2, các nguyên tắc, giải pháp chương 3 đề cập những nội dung cơ bản sau:
Một là, đề xuất các nguyên tắc cơ bản phải thực hiện trong quá trình triển khai quản lý đào tạo theo học chế
tín chỉ gồm 04 nguyên tắc là:
1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý;
2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống;
3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi;
4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
Hai là, xây dựng các giải pháp quản lý phù hợp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo

viên.
Ba là, đề xuất triển khai đào tạo theo HCTC, gồm 06 giải pháp cơ bản là:
1. Nâng cao nhận thức về đào tạo theo học chế tín chỉ trong đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên;
2. Đảm bảo chất lượng các điều kiện triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong các cơ sở đào tạo giáo viên
có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ;
3. Tổ chức nâng cao năng lực tự học của sinh viên phù hợp với đào tạo theo HCTC dựa vào năng lực;
4. Tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các khoa, hội đồng khoa học, tổ chuyên môn và giảng
viên trong nhà trường phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ;
5. Quản lý đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập; phương pháp kiểm tra đánh giá học tập
phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ;
6. Tổ chức nâng cao năng lực quản lý phù hợp với đào tạo theo HCTC
Những giải pháp mà chúng tôi đề xuất chưa phải là tất cả các giải pháp để hoàn thiện quá trình quản lí đào tạo
theo tín chỉ, nhưng nó cũng góp phần khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả QLĐT theo tín chỉ tại các cơ sở đào
tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Về lý luận: Luận án đã nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, bao
gồm các nội dung: Tổng quan nghiên cứu vấn đề; Đào tạo theo học chế tín chỉ; quản lý đào tạo theo tín chỉ; các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ; Nội dung quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Quá trình
nghiên cứu giúp NCS nắm vững cơ sở lý luận cần thiết để tiến hành nghiên cứu thực trạng QLĐT theo tín chỉ trong
các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ dựa trên nền tảng lý luận và vận dụng
tiếp cận CIPO và các tiếp cận khác.
- Về thực tiễn: Luận án đã khảo sát thực trạng ở các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng
vùng Đông Nam Bộ, tiến hành phân tích, mô tả cơ sở thực tiễn nội dung QLĐT theo HCTC, bao gồm: Quản lý mục
tiêu đào tạo; quản lý nội dung, chương trình đào tạo; quản lý hoạt động dạy của giảng viên; quản lý hoạt động học
của sinh viên; quản lý đội ngũ cố vấn học tập; quản lý môi trường đào tạo; quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ
giảng dạy. Nghiên cứu sinh đã thực hiện việc khảo sát 182 phiếu hỏi cán bộ quản lý và giảng viên và 1.560 phiếu hỏi
sinh viên các năm 1,2,3 của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ. Kết quả
khảo sát trên cho thấy Ban Giám hiệu và lãnh đạo các đơn vị chức năng trong các cơ sở đào tạo giáo viên đã hết sức
cố gắng khắc phục những nhược điểm, khó khăn và đề ra nhiều biện pháp để QLĐT theo tín chỉ. Tuy nhiên, các giải

pháp đã triển khai của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng chưa đảm bảo tính hệ thống chưa
đồng bộ, chưa phù hợp với đặc trưng của đào tạo theo tín chỉ ở các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao
đẳng vùng Đông Nam Bộ.


×