Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại họ nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.79 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
……..….***…………

BÙI HỒNG QUANG

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ NHÀI
(OLEACEAE Hoffmanns. & Link) Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành:Thực vật học
Mã số: 62.42.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2016


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Nguyễn Văn Dư
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Trần Thị Phương Anh
Phản biện 1: …
Phản biện 2: …
Phản biện 3: ….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện


Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào
hồi .... giờ....’, ngày … tháng … năm 201….

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) có khoảng 25 chi với hơn 600 loài,
phân bố ở hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam,
họ thực vật này hiện này có 74 loài và 8 phân loài và 1 thứ, nhiều loài có giá trị
kinh tế và khoa học. Cho đến nay, phân loại thực vật được coi một trong những
ngành khoa học quan trọng trong sinh học. Kết quả của phân loại thực vật còn là
cơ sở khoa học cho các lĩnh vực khoa học khác nhau như Sinh thái học, Tài
nguyên thực vật, Địa lý thực vật, Công nghệ sinh học, Dược học và Y học… Ở
nước ta mới chỉ có công trình của Gagnep. (1933) là công trình phân loại một
cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về họ Nhài. Nhưng cho đến nay nhiều nội
dung trong tài liệu này đã không còn phù hợp, cần được bổ sung và sửa đổi. Ngoài
tài liệu trên, còn một số công trình nghiên cứu khác của Phạm Hoàng Hộ (1970,
2003), Võ Văn Chi (1997, 2005, 2012), Nguyễn Tiến Bân & nnk (1997, 2003,
2005)... các tài liệu này chỉ mô tả ngắn gọn, dưới dạng danh lục hoặc chỉ đề cập
đến giá trị sử dụng của các loài, về mặt danh pháp còn một số nhầm lẫn và thiếu
nhiều thông tin. Từ thực tế trên, việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ
thống về phân loại họ Nhài ở Việt Nam là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả luận
án đã lựa chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ NHÀI (OLEACEAE
Hoffmanns. & Link) Ở VIỆT NAM”.
2. Mục đích của đề tài luận án
Hoàn thành việc phân loại họ Nhài (Oleaceae) một cách đầy đủ và có hệ thống,

làm cơ sở để biên soạn Thực vật chí về họ này ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài góp phần bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức về phân loại họ Nhài
(Oleaceae) ở Việt Nam, là bước chuẩn bị quan trọng để biên soạn bộ sách “Thực
vật chí Việt Nam” về họ này.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các ngành ứng dụng và sản xuất
như Nông-Lâm nghiệp, Dược học và trong công tác đào tạo.
4. Bố cục của luận án
- Luận án gồm 160 trang, 68 hình vẽ, 11 bản đồ, 5 bảng, 73 trang ảnh màu.
- Luận án gồm các phần: mở đầu (1 trang), chương 1: tổng quan tài liệu (26
trang), chương 2: đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (9 trang),
chương 3: kết quả nghiên cứu (113 trang), kết luận (1 trang), điểm mới của luận

1


án (1 trang) danh mục các bảng, danh mục hình vẽ, danh mục bản đồ, danh mục
các công trình công bố của tác giả (15 công trình) và 1công trình chấp nhận đăng
bài, tài liệu tham khảo (123 tài liệu), bảng tra cứu tên khoa học, bảng tra cứu tên
Việt Nam, phụ lục 1: danh sách mẫu hạt phấn; phụ lục 2: Ảnh mẫu type các loài
(11 trang ảnh màu), phu lục 3. bản đồ phân bố của các loài trong chi (11 bản đồ),
Phụ lục 4 danh sách mẫu sinh học phân tử; dữ liệu trình tự gen các loài thuộc họ
Nhài.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ NHÀI (OLEACEAE Hoffmanns. & Link) TRÊN THẾ
GIỚI.


1.1. Vị trí của họ Oleaceae trong ngành Ngọc Lan (Magnolyophyta)
Carl Linnaeus, năm (1753) là người đầu tiên đặt tên cho 8 chi và 18 loài
sau này được xếp thuộc họ Nhài. Các loài này đã được ông chia vào phân lớp 2 nhị
dài với 1 vòi nhụy. Năm (1809), hai tác giả Johann Centurius Hoffmannsegg và
Johann H. F. Link. mô tả 1 bậc phân loại chi của họ Nhài và được gọi là "Oleinae".
Từ thời điểm này họ Nhài (Oleaceae) được chính thức thành lập, đặt theo tên chi
Olea. Từ đó đến nay, vị trí và hệ thống phân loại của taxon này được nhiều tác giả
nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: Sắp xếp họ Oleaceae vào bộ Gentianales và có quan hệ gần
gũi với các họ Apocynaceae, Asclepiadeae và Gentianeae. Có đặc điểm hình thái
chung là: Cây trườn, bụi, gỗ nhỏ; lá đơn mọc đối; hoa mẫu 4 hoặc 5; nhị 2-4; bầu
trên; quả mọng, quả nang hoặc quả hạch. Theo quan điểm này có, hai nhà thực vật
học người Anh là Bentham, G. và D. J. Hooker năm (1862) và Heywood (1996).
Quan điểm thứ 2: Sắp xếp họ Oleaceae vào bộ Loganiales và có quan hệ gần gũi
với họ Loganiaceae do cùng chung đặc điểm hình thái cây leo trườn; hoa mẫu 4
hoặc 5; quả nang, theo quan điểm này có Hutchinson (1959).
Quan điểm thứ 3: Sắp xếp họ Oleaceae vào bộ Scrophulariales và có quan hệ gần
gũi với Gesneriaceae, Acanthaceae, Scrophulariaceae. Giữa họ Oleaceae có đặc
điểm chung như; hoa mẫu 4 hoặc 5; quả nang, quan điểm này không bao gồm họ
Lamiaceae, theo quan điểm này có Cronquist (1968) và Thorne (1968).
Quan điểm thứ 4: Sắp xếp họ Oleaceae vào bộ Lamiales và có quan hệ gần gũi với
các họ Gesneriaceae, Scrophulariaceae, Lamiaceae, Verbenaceae, có các đặc điểm
hình thái giống nhau như trên, theo quan điểm này có hệ thống của P. S. Green chủ
biên J. W. Kadereit (2004) và hệ thống APG III (2009).
Quan điểm thứ 5: Sắp xếp họ Oleaceae độc lập trong bộ Oleales. Theo quan điểm
này có Engler A, Gily E (1924), Melchior (1964), Takhtajan (1973), Dahlgren

2



(1982), Takhtajan (1987, 2009), một số các quan điểm xếp họ Oleaceae là một bộ,
tiêu biểu cho quan điểm này có Takhtajan trong hệ thống của mình, thuộc các năm
khác nhau, đã xếp Oleaceae độc lập trong bộ Oleales và theo các tác giả này bộ
Oleales có quan hệ gần gũi với các bộ Gentiales, Verbenales, Scrophulariales, có
nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.
Tuy nhiên quan điểm xếp họ Oleaceae độc lập trong bộ Oleales, không được các
nhà nghiên cứu hệ thống đồng tình. Như vậy mỗi tác giả đều có quan điểm và cách
sắp xếp khác nhau trong các taxon bậc bộ hoặc trên bộ. Nhưng các nghiên cứu gần
đây về sinh học phân tử cũng như hình thái các tác giả đều sắp xếp họ này thuộc
phân lớp Lamiidae bộ Lamiales.
1.2. Các hệ thống phân loại họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link)
Sau khi họ Nhài được thành lập năm (1809), đầu thế kỷ 19 đã có nhiều
tác giả công bố hệ thống về họ này mặt khác cũng có nhiều tác giả đi sâu nghiên
cứu phân loại họ Nhài ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Qua các công trình đó, tác
giả luận án thấy rằng có hai quan điểm về hệ thống như sau:
1.2.1. Quan điểm thứ nhất: Chia họ Oleaceae thành các tông (Tribus) rồi chia
tiếp thành chi (Genus) và các bậc nhỏ hơn, dưới đây là một số hệ thống tiêu biểu
cách phân chia này
De Candolle A. P. (1844) là người đầu tiên sử dụng các đặc điểm hình thái của
qủa để phân chia họ Nhài, thành các taxon bậc dưới họ một cách có hệ thống, tác
giả chưa công nhận Jasmineae gồm 6 chi là Chondrospermum, Nyctanthes,
Bolivaria, Menodora, Balangue, Jasminum thuộc họ Oleaceae, ông để nhóm này
như một họ độc lập. Trong họ Oleaceae, De Candolle đã sắp xếp 21 chi thuộc họ
Oleaceae vào 4 tông dựa trên đặc điểm của quả.
Clarke, C. B. (1882) nghiên cứu hệ thực vật Ấn Độ đã công nhận Jassminae thuộc
họ Oleaceae và sắp xếp 10 chi họ Oleaceae thành 4 tông (tribe): Hệ thống này
phần lớn đồng quan điểm với hệ thống của De Candolle (1844), có điểm khác là
tác giả công nhận tông Jasmineae thuộc họ Oleaceae, và nhập chi Chionanthus
vào Linociera do đó không công nhận tông Chionantheae.
Takhtajan, A. L. (1987) đã sắp xếp 30 chi họ Oleaceae vào 7 tông, trong hệ thống

này, có nhiều điểm khác như số lượng các tông đã thay đổi, so với cách sắp xếp
hai hệ thống trên là De Candolle (1844) và Clarke, C. B. (1882).Tác giả công
nhận tông Fraxineae và các tông không được công nhận là Syringeae, Oleineae,
Chionantheae. Hê thống Takhtajan, A. L. (1987) tuy số lượng chi và vị trí sắp xếp
của các tông phần nào đã thể hiện được chiều hướng tiến hóa của các taxon trong
họ Oleaceae, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm như là; tông Jasmineae có hai

3


chi được xếp vào là Menodora, Jasminum, quan điểm này được nhiều tác giả
nghiên cứu sau này cho là chưa hợp lý và không đồng tình.
Wallander E., & V. A. Albert (2000), đây có thể coi là một trong nghiên cứu tiêu
biểu về hệ thống, khi áp dụng sinh học phân tử để xây dựng một hệ thống họ
Oleaceae với cách sắp xếp hoàn toàn mới được đề xuất. Trong công trình nghiên
cứu của các tác giả, cơ sở dữ liệu trình tự gen ADN của các loài thuộc họ
Oleaceae và một số loài thuộc họ khác làm đối chứng. Vị trí phân loại của hai chi
được khẳng định là chi Dimetra và Nyctanthes, các nghiên cứu trước đó gợi ý để
thuộc về họ Verbenaceae hoặc Nyctanthaceae, tuy nhiên với kết quả nghiên cứu
này, hai chi Dimetra và Nyctanthes đã thuộc họ Nhài, được chứng minh bằng
quan hệ gần gũi với giá trị bootstrap 100% với các chi trong họ.
P. S. Green (2004), nghiên cứu hệ thống họ Oleaceae, ông kế thừa và hoàn toàn
đồng quan điểm với Wallander E., & V. A. Albert (2000) và trong nghiên cứu của
mình ông cũng công nhận 3 phân tông mới theo hệ thống của Wallander E., & V.
A. Albert. Nhưng có một số điểm khác về vị trí các tông và chi, khi so sánh với
nhau. Như vậy, Tác giả đã kế thừa và hoàn chỉnh hệ thống Wallander E., & V. A.
Albert (2000). Từ hai nghiên cứu hệ thống trên, theo quan điểm chia họ Oleaceae
thành các bậc tông và nhỏ hơn, đã giải quyết thỏa đáng vị trí phân loại của các
taxon trong họ này.
1.2.2. Quan điểm thứ hai: Chia họ Oleaceae thành các phân họ (Subfamilia), rồi

chia tiếp thành các tông (Tribus) và các bậc nhỏ hơn.
Theo quan điểm này, Johnson, L. A. S. (1957) khi nghiên cứu họ Oleaceae, đã sắp
xếp 29 chi vào 7 tông vào hai phân họ
Hệ thống của Johnson, L. A. S. (1957), theo tác giải luân án nhược điểm của hệ
thống này là; tách không công nhận chi Nyctanthes thuộc họ Oleaceae và còn có
một số điểm sai khác như vẫn để chi Steganthus (synonym của chi Olea
Wallander E., V. A. Albert (2000), chi Dekindtia (synonym của chi Chionanthus).
Melchior (1964), cơ bản đã dựa trên hệ thống Johnson, L. A. S. (1957) đã sắp xếp
26 chi họ Oleaceae vào 7 tông và 2 phân họ.
Heywood (1993) Trong công trình của mình ông sử dụng đặc điểm hình thái chia
thành 2 phân họ; bầu 2 đến nhiều ô, thùy tràng luôn 4 hoặc không có thuộc phân
họ Oleoideae, đặc điểm bầu 1 ô hoặc 2 ô, thùy tràng 4-12 luôn luôn có thùy tràng
thuộc phân họ Jasminoideae, trong đó ông bổ sung thêm chi Noldeanthus vào tông
Schrebereae.
Takhtajan (1997), (2009) khác với hệ thống của ông năm (1987) thay vì chia các
taxon họ Oleacae thành các tông, tác giả đã chia họ Oleaceae thành 3 phân họ.

4


Xu hướng sắp xếp này được kế thừa theo quan điểm chia họ Oleaceae thành các
phân họ, cụ thể là gộp 2 chi của tông Jasmineae, nâng lên thành bậc phân họ
Jasminoideae, tiếp theo gộp 2 tông Fraxineae, Oleeae nâng thành bậc phân họ là;
Oleoideae. Và còn có điểm sai khác so với hệ thống trước đó của ông là; tách ra
nâng chi Nyctanthes thành phân họ. Tóm lại các quan điểm phân chia họ Oleaceae
đến phân họ, rồi đến tông và chi đều có một điểm sai khác chung là; chia thành 2
phân họ và 7 tông, và không chấp nhận vị trí phân loại của chi Nyctnathes thuộc
họ Oleaceae, trừ Takhtajan (1997), (2009), như trên đã trình bày, tác giả nâng bậc
phân loại chi Nyctanthes thành phân họ riêng là chưa thỏa đáng. Đa số các tác giả
nghiên cứu hệ thống hiện nay không ủng hộ quan điểm này.

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ NHÀI (OLEACEAE) Ở CÁC NƯỚC
LÂN CẬN
Ở các nước lân cận Việt Nam họ Nhài (Oleaceae) được nhiều tác giả
nghiên cứu và phân loại, các nghiên cứu đáng chú ý là:
Kobuski, C. E. (1932) sử dụng đặc điểm cách mọc lá của các loài, chia các loài
trong chi Jasminum ở Trung Quốc thành 4 loạt (series), xây dựng khóa phân loại
cho các loài hiện biết vào thời điểm đó. Backer & Bakhuizen (1965) đã mô tả kèm
theo khóa định loại cho 6 chi và 24 loài thuộc họ Nhài ở đảo Java (Inđônêxia).
Wu Zheng yi (1986) khi nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), mô
tả và xây dựng khóa định loại cho 10 chi và 57 loài thuộc họ này. Chang Meichen, Qui Lian & P.S. Green (1996) trong thực vật chí Trung Quốc, đã xây dựng
khóa định loại cho 10 chi và 160 loài thuộc họ Nhài. Qiu Xiang-Kun (1996)
nghiên cứu 51 loài và 7 chi thuộc họ Oleaceae xây dựng hệ thống chia họ nhài
thành 5 tông,. Yang, Yuen po and Lu, Sheng-You (1998) trong “Thực vật chí
Taiwan” đã xây dựng khóa định loại cho 5 chi (Chionanthus, Fraxinus,
Jasminum, Osmanthus, Ligustrum) và 19 loài thuộc họ này ở Đài Loan.
P. S. Green (2000) nghiên cứu hệ thực vật Thái Lan, tác giả xây dựng khóa, mô tả
63 loài thuộc 8 chi họ Nhài. Tiếp theo P. S. Green (2003) nghiên cứu hệ thực vật
Ấn Độ, tác giả xây dựng khóa 9 chi 82 loài thuộc họ Nhài ở Ấn Độ. XubingQiang, Xianian-he (2009) khi điều tra hệ thực vật Hồng Kông, tác giả xây dựng
khóa định loại cho 6 chi và 22 loài.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ NHÀI (OLEACEAE Hoffmanns. &
Link) Ở VIỆT NAM.
Người đầu tiên nghiên cứu về họ Nhài ở Việt Nam là Loureiro (1790).
Tác giả mô tả 5 chi, 5 loài thuộc họ này (chi Tetrapilus đã trở thành tên đồng
nghĩa chi Olea). Tác giả sắp xếp theo hệ thống của Linnaeus (1753).

5


Cho đến nay, nhà thực vật học người Pháp là F. Gagnepain người có nhiều đóng
góp nhất trong nghiên cứu phân loại họ Nhài (Oleaceae)” ở Đông Dương nói

chung và Việt Nam nói riêng. Hai công trình nghiên cứu phân loại là: Gagnepain
(1933) trong "Flore géneral de L’ Indochine" đã xây dựng khóa định loại, mô tả
đặc điểm hình thái cho 9 chi, 60 loài và 3 thứ thuộc họ này. Ông công bố 29 loài
mới trong đó 28 loài phát hiện ở Việt Nam, hiên tại có đến 5 loài đặc hữu trong
họ được ông công bố vào thời điểm đó. Tiếp theo trong năm (1933) "Bulletin de
la Societe Botanique de France" ông đã công bố 3 loài mới thuộc các chi
Jasminum, Chionanthus, trong đó có 1 loài phân bố ở Việt Nam. P. H. Hộ (1970)
đã tóm tắt đặc điểm nhận biết của 9 chi 38 loài ở miền Nam. Đến năm 2003 trong
tổng số loài của họ Nhài ở Việt Nam lên 67 loài, và 2 thứ. Tuy nhiên, chi
Linociera sau này trở thành tên đồng nghĩa Chionanthus, đã không được tác giả
chỉnh lý danh pháp. T. Đ. Lý (2003) đã tóm tắt các thông tin ngắn của 77 loài,
thuộc 9 chi của họ Nhài ở Việt Nam. Soejarto, D.D. và cộng sự, (2004) đã chỉnh
lý danh pháp, 3 loài thuộc chi Linociera thành Chionanthus. Ngoài các công
trình phân loại đã trình bày ở trên, còn có một số ít các công trình khác đề cập
đến giá trị sử dụng của một vài loài cây trong họ Nhài như: Đỗ Tất Lợi (1995).
Đỗ Huy Bích & cộng sự (2004). Võ Văn Chi (2003-2004,2012).
CHƯƠNG 2
ĐÔI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các taxon của họ Nhài ở Việt Nam, bao gồm các
loài mọc ngoài thiên nhiên và các mẫu khô được lưu giữ tại các phòng tiêu bản
trong và ngoài nước. Tổng số tiêu bản đã tiến hành nghiên cứu khoảng 540 số
hiệu và 1340 mẫu vật.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Lựa chọn hệ thống phân loại thích hợp để sắp xếp các taxon của họ Nhài ở
Việt Nam.
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái của họ Nhài qua các đại diện ở Việt Nam, phục
vụ công tác phân loại như dạng thân, lá, cụm hoa, hoa, quả và hạt.
- Xây dựng khóa định loại các chi của họ Nhài, các loài trong mỗi chi ở Việt
Nam. Mô tả các taxon trong họ Nhài.

- Giá trị của họ Nhài: tổng hợp các giá trị khoa học và giá trị sử dụng của các
loài thuộc họ Nhài ở Việt Nam.
Để làm cơ sở minh họa cho các nội dung trên, luận án còn có hình vẽ, phân
tích mối quan hệ gần gũi có thể giữa các chi của họ Nhài.

6


2.3. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp điều tra thu thập mẫu vật. Phương
pháp hình thái so sánh, Phương pháp hình thái hạt phấn, Phương pháp đánh giá
giá trị tài nguyên của họ Nhài ở Việt Nam. Phương pháp đánh giá bảo tồn của họ
Nhài ở Việt Nam
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm hình thái họ Nhài (Oleaceae) ở Việt Nam
3.1.1. DẠNG THÂN: Cây bụi trườn hoặc dây trườn (Jasminum, Myxopurum),
cây gỗ (Fraxinus, Schrebera, Ligustrum, Olea, Chionanthus, Osmanthus,
Nyctanthes).
3.1.2. LÁ: Lá kép 3 lá chét mọc đối, hình trứng (Jasminum brevilobum,
Jasminum sinense, Jasminum lanceolaria, Jasminum mesnyi), lá kép 5-9 lá chét
(Fraxinus, Schrebera).
3.1.3. CỤM HOA: Cụm hoa mọc ở đỉnh cành hay nách lá (Jasminum, Fraxinus,
Schrebera, Ligustrum, Olea, Chionanthus, Osmanthus, Myxopurum, Nyctanthes),
hoặc trên thân (Osmanthus); gồm các kiểu chính là xim-chùy hoặc dạng tán.
Kiểu cụm hoa xim một ngả (Jasminum alongense), xim hai ngả (Jasminum
anodontum, Olea hainanensis, Chionanthus, Osmanthus matsumuranus).
3.1.4. LÁ BẮC: Lá bắc hình dùi, hình sợi (Jasminum), lá bắc hình dạng lá,
(Jasminum), hình tam giác (Fraxinus, Schrebera, Ligustrum, Olea, Chionanthus,
Osmanthus, Myxopurum).
3.1.5. HOA: Các đại diện của họ Nhài hoa lưỡng tính (Jasminum) hoặc đơn tính,

đối xứng, mẫu 4 (Ligustrum, Olea, Chionanthus, Osmanthus, Myxopurum). Bao
hoa phân hóa thành đài và tràng rõ ràng. Hoa có đầy đủ các bộ phận (Jasminum,
Schrebera, Ligustrum, Olea, Chionanthus, Osmanthus, Myxopurum, Nyctanthes),
không có cánh tràng (Fraxinus).
a. Đài: Đài hợp ở phía phía dưới tạo thành hình chuông, hình chén, ở một số loài
lớn lên cùng quả (đồng trưởng), (Jasminum microcalyx, Jasminum lang); thùy
đài 4-10, dạng sợi có lông dày, lông thưa hay không lông (Jasminum,
Nyctanthes); thùy đài thường 4 gặp ở các đại diện chi (Ligustrum, Olea,
Chionanthus, Osmanthus, Myxopurum).
b. Tràng: Thùy tràng ở họ Nhài đối xứng, gồm 2 phần ống tràng và thùy tràng rõ
ràng. Ống tràng dạng ống, hình phễu, hình chuông, ở một số đại diện chi
(Jasminum) phần trên ống gần với thùy tràng dẹt, có sọc dọc (Jasminum
nervosum, Jasminum annamense subsp. glabrescens); hoặc ống rất ngắn
(Ligustrum sinensis, Osmanthus fragrans).

7


c. Bộ nhị: Bộ nhị gồm 2 nhị (Jasminum, Fraxinus, Schrebera, Ligustrum, Olea,
Chionanthus, Osmanthus, Myxopurum, Nyctanthes). Bao phấn 2 ô, đính gốc
(Jasminum) hoặc đính lưng, mở theo đường nứt dọc (Ligustrum); có trung đới kéo
dài (phần phụ) (Jasminum), chỉ nhị đính ở giữa hoặc gần họng tràng.
d. Hạt phấn: Hạt phấn đẳng cực, đối xứng tỏa tia, hạt phấn có 3 rãnh. kích thước
nhỏ, (Jasminum vietnamnese, Jasminum multiflorum, Jasminum brevilobum,
Fraxinus stylosa, Ligustrum, Olea).
e. Bộ nhụy: Bầu thượng, 2 ô; mỗi ô chứa 1-2 hoặc 4-nhiều noãn trên giá noãn trụ
giữa; bầu có nhiều hình dạng như hình trống, hình trứng, vòi nhụy dài, núm nhụy
chẻ đôi hoặc chẻ nông (Jasminum, Fraxinus).
3.1.6. QUẢ: Quả mọng (Jasminum, Ligustrum), Quả hạch (Olea, Chionanthus,
Osmanthus); quả nang (Schrebera); quả có cánh (Fraxinus).

3.1.7. HẠT: Hạt hình trứng (Jasminum), một số hình tròn (Jasminum, Olea,
Chionanthus), hình bầu dục (Ligustrum, ) hoặc hình tam giác, có cánh hoặc không
(Schrebera, Myxopyrum).
3.2. Lựa chọn hệ thống phân loại họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) ở
Việt Nam và Kết quả phân tích dữ liệu trình tự gen xây dựng sơ đồ mối quan
hệ gần gũi có thể giữa các taxon thuộc họ Nhài
Dựa trên dữ liệu trình tự gen, để tìm hiểu mối quan hệ giữa các chi thuộc
họ Nhài qua đó có cơ sở tin cậy hơn để lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp. Mối
quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ 3.1 Sau khi phân tích và so sánh hệ thống
phân loại họ Nhài trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trên cơ sở kết hợp dữ liệu
hình thái và trình tự gen. Tác giả đề tài luận án đã lựa chọn hệ thống của
Wallander & Albert (2000) và P. S. Green (2004) để sắp xếp các taxon thuộc họ
Nhài ở Việt Nam
Bảng 1.6. Hệ thống của Wallander & Albert (2000) và kết hợp của P.S Green
(2004) sử dụng cho họ Nhài ở Việt Nam
Tông - Tribus

Phân tông - Tribus

Trib. 1. Jasmineae

1. Jasminum
Subtrib.1. Ligustrinae

Trib. 2. Oleeae

Chi - Genus

Subtrib.2.
Schreberinae

Subtrib.3. Fraxininae
Subtrib .4. Oleinae

2. Ligustrum
3. Schrebera
4. Fraxinus
5. Chionanthus
6. Olea
7. Osmanthus
8. Myxopyrum
9. Nyctanthes

Trib. 3. Myxopyreae

8


Salvia spathacea
Myxopyrum smilacifolium
77
100

Outgroup

Myxopyreae

Jasminum attenuatum
Jasminum lanceolaria

83


J lanceolaria subsp. scortechi
Jasminum vietnamense
95

Jasminum microcalyx
Jasminum anodontum

51

Jasminum pierieanum

54
99

Jasminum multiflorum
Jasminum brevilobum

86
80

Jasminum macrocarpum
Jasminum nervosum
Jasminum lang

99
68
100

Jasmineae


Jasminum allbicalyx
Jasminum pedunculatum

99

Jasminum rufohirtum

0

Jasminum harmandianum
94

J laurifolium var. bachylobum
J laurifolium

90
98

62

OLEACEAE

J annamense sub. glabrescens
Jasminum laxiflorum

69

Jasminum nobile
Jasminum scandens

Jasminum elongatum
J simplicifolium
99

Jasminum extensum
Ligustrum rubustum

100

Ligustrum sinense
Ligustrum strongylophyllum

51
54

Ligustrinae

L obtusifolium subsp. microphy
Chionanthus virginicus

71

98

Chionanthus virticillata

Oleeae

Chionalthus ramiflorus
85


Olea salicifolia

77
94

Olea brachiata

100
73

Oleinae

Olea neriifolia
Osmanthus matsumuranus

99

Osmanthus fragrans

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các tông, chi thuộc họ Oleaceae theo phương pháp
Paulp for window
3.3. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC, CÁC TÔNG, PHÂN TÔNG, CHI THUỘC
HỌ NHÀI (OLEACEAE Hoffmanns. & Link) Ở VIỆT NAM
1A. Đài 4-15(20) thùy tràng 5-30 thùy; thùy tràng hình bầu dục-hình bầu dục
thuôn hay hình đường, không lông, mép nguyên. (Trib.1.Jasmineae). Quả mọng,
mọc kép (2 phân quả) hoặc một nửa không phát triển……………1.JASMINUM
1B. Đài và tràng 4-8 thùy. Thùy tràng hình tam giác, hình thuyền, hình trứng, hoặc
tiêu giảm, có lông hay không lông, mép thường uốn vào trong hay mép có răng
cưa hoặc không. Quả mọng, mọc đơn, quả hạch hoặc quả nang có cánh.

2A. Quả hạch, nang có cánh. Vỏ quả hóa gỗ. Hạt 1-2……… (Trib.2.Oleeae)
3A. Lá kép lông chim.Thùy tràng có hoặc tiêu giảm. Quả có cánh. Hạt có cánh
4A. Ống tràng ngắn, thùy tràng hình thuyền, 4 thùy hoặc không có.
(Subtrib.1.Fraxiniae). Đài hình chén, 4 thùy hình tam giác. Quả nang
có cánh đơn. Hạt 1 hình trứng thuôn dài………………. 2.FRAXINUS
4B. Ống tràng dài, thùy tràng hình trứng hoặc bầu dục, 5-7 thùy
(Subtrib.2.Schreberrinae). Đài dạng chuông, thùy cụt hoặc không rõ
(tiêu giảm). Tràng 5-7 thùy. Quả nang không cánh, vỏ quả hóa gỗ. Hạt 2
hình tam giác, có cánh mỏng..........................................3.SCHREBERA
3B. Lá đơn mọc đối. Tràng 4 thùy. Quả và hạt không có cánh
5A. Quả mọng (Subtrib.3.Ligustrinae). Thùy tràng bầu dục, mép thùy
không uốn vào trong………….......................................4.LIGUSTRUM
5B. Quả hạch. Thùy tràng hình trứng hoặc tam giác, bầu dục thuôn hoặc
dạng túi, mép thùy uốn vào trong...........................(Subtrib.4.Oleinae)
9


6A. Cụm hoa dạng xim-chùy, mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Tràng
không xếp lợp lên nhau ở dạng nụ.
7A. Thùy tràng hình tam giác hoặc hình trứng, ngắn hơn hoặc
bằng ống tràng..................................................................5.OLEA
7B. Thùy tràng hình bầu dục-thuôn hiếm khi hình trứng, dài gấp
2-3 lần ống tràng.............................................6.CHIONANTHUS
6B. Cụm hoa dạng xim tụ lại thành bó, thành chùm, hiếm khi dạng
chùy nhỏ, mọc ở nách lá hay trên thân. Tràng xếp lợp lên nhau ở
dạng nụ.....................................................................7.OSMANTHUS
2B. Quả mọng, quả không có cánh, vỏ quả không hóa gỗ. Hạt 1-4..................
...................................................................................... (Trib.3.Myxopyreae)
8A. Bụi trườn, thân có 4 cạnh thấp. Tràng 4 thùy, không lông. Hạt hình gần
tròn hoặc nửa hình cầu.......................................................8.MYXOPYRUM

8B. Cây bụi hoặc gỗ, thân tròn không có cạnh. Tràng 5-8 thùy, mặt trong có
lông. Hạt hình bầu dục......................................................9.NYCTANTHES
3.4. Khóa định loại đến nhánh, loài, dưới loài và mô tả các taxon trong họ
Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) Ở Việt Nam
TRIB. 1. JASMINEAE (Adans.) I.am. & DC.– TÔNG NHÀI
GEN.1. JASMINUM L. __ NHÀI
L. 1753. Sp. Pl. 1: 7. Lectotypus: Jasminum officinale L (by Hitchcock, 1929).
Khóa định loại các loài thuộc chi Jasminum ở Việt Nam
1A. Lá kép 3 lá chét, mọc đối
2A. Cụm hoa từ 10-nhiều hoa, hoa màu trắng (Sect.Trifoliolata).
3A. Đài và bầu có lông; quả hình cầu
4A. Lá bắc dài 1-2 cm ..........................................................1.J. brevilobum
4B. Lá bắc dài 0,5-1cm ...............................................................2.J. sinense
3B. Đài và bầu nhẵn; quả hình bầu dục......................................3.J. lanceolaria
5A. Ống tràng dài 1,7-2,5 cm; quả cỡ 8-9 x 7 mm..........................................
..............................................................3a.J. lanceolaria subsp. lanceolaria
5B. Ống tràng 1-1,5 cm; quả cỡ 20 x 12 mm..................................................
..........................................................3b.J. lanceolaria subsp. scortechinii
2B. Cụm hoa đơn độc nách lá, từ 1-3 hoa, hoa màu vàng .....................................
.................................................................................(Sect. Primulina) 4.J. mesnyi
1B. Lá đơn mọc đối (Sect.Unifoliolata)
6A. Lá có từ 2-3-5 gân xuất phát từ gốc
7A. Đài không chia thùy……………………………………5.J. anodontum

10


7B. Đài chia thùy
8A. Lá hình bầu dục-thuôn, hình trứng, hình mác
9A. Cụm hoa dạng tán ở đỉnh cành………………...6.J. longipetalum

9B Cụm hoa dạng xim ở nách lá hay đỉnh cành
10A. Hoa dày đặc tạo hình đầu, nhiều hoa……….7.J. pentaneurum
10B. Hoa thưa từ 1-5 hoa
11A. Ống tràng phình to ở đoạn đính chỉ nhị……8.J. nervosum
11B. Ống tràng không phình to ở đoạn đính chỉ nhị
12A. Thùy đài 6-10………………………..9. J. acuminatum
12B. Thùy đài 4-5
13A. Đài dạng đấu, thuỳ hình mắt chim hay gần cụt……
…………………………………………..10.J. microcalyx
13B. Đài dạng chuông, thùy hình dùi, chỉ
14A. Ống tràng dài 2,5-3,5 cm……………11.J. nobile
14B. Ống tràng dài 1,4-1,9 cm………12.J. laurifolium
15A. Lá bắc cụm hoa dài 0,1-0,15 mm.....................
……………….12a. J. laurifolium var. laurifolum
15B. Lá bắc cụm hoa dài 0,3-0,5 cm……………..
……………..12b.J. laurifolium var. brachylobum
8B Lá hình tim……………………………………………...13.J. alongense
6B. Lá gân lông chim, 3-10-20 đôi
16A. Gân bên từ 10-20 đôi
17A. Phiến lá hình mác-mác hẹp…………………………... 14.J. duclouxii
17B. Phiến lá hình trứng, hình bầu dục, mác rộng
18A. Thùy đài có lông
19A. Thùy đài 5-8, hình sợi dài 0,4-0,5 cm…..15.J. hongshuihoense
19B. Thùy đài 6, ngửa ra ngoài, hình tam giác hay hình mác rộng,
dài 0,1-0,3 cm………………………………16.J. macrocarpum
18B. Thùy đài không lông……………………………………17.J. lang
16B. Gân bên từ 3-8 đôi
20A. Lá bắc cụm hoa dạng lá
21A. Ống tràng ngắn hơn hoặc bằng 1,2 cm
22A. Thùy đài hình sợi, dài 8-10 mm, nhiều lông….18.J. laxiflorum

22B. Thùy đài hình tam giác, dài 0,5-3 mm, có lông thưa………….
………………………………………………………..19.J. scandens
21B. Ống tràng dài hơn hoặc bằng 1,5-3 cm

11


23A. Lá bắc dài 1-2,5 cm
24A. Tràng nhiều hơn 5 thùy
25A. Tràng 7-8 thuỳ, hình bầu dục, nhọn đầu, dài 10-15 x 3-5
mm……………………………………..20.J. multiflorum
25B. Tràng 8-9 thùy, hình mác hẹp, dài 0,8-12 x 4-5 mm….
…………………………………………….21.J. coarctatum
24B. Tràng 5 thùy…………………………….22. J. rufohirtum
23B. Lá bắc ngắn hơn 1 cm
26A. Phiến lá hình trứng hoặc hình bầu dục rộng, cỡ 10-22 x 4,510,5 cm, không lông………………………..23.J. coffeinum
26B. Phiến lá hình trứng-mác, cỡ 3-11 x 2-5,5 cm, có lông hay
gần nhẵn trừ lông trên gân ở mặt dưới…….24.J. elongatum
20B. Lá bắc cụm hoa dạng sợi, hình dùi, hình mác
27A. Thùy tràng 8-20 xếp lợp lên nhau (thùy kép ở cây trồng)..
…………………………………………………………. 25. J. sambac
27B. Thùy tràng 6-10 thùy không xếp lợp (thùy đơn)
28A. Thùy đài dài hơn ống đài
29A. Cụm hoa xim dạng đầu
30A. Ống đài dài 2,5-3 mm; 6 thùy hình sợi, có lông thưa, dài
3,5-8 mm, có lông dày………………26.J. pedunculatum
30B. Ống đài dài 4-5 mm, thùy 5-6, hình sợi màu trắng, dài 410(-12) mm, có lông thưa hoặc nhẵn…….27.J. albicalyx
29B. Cụm hoa xim không tạo dạng đầu
31A. Cụm hoa từ 7 đến nhiều hoa
32A. Thùy tràng dài 2 cm, lá bắc cụm hoa ngắn hơn 0,5

mm…………………………………28. J. arborescens
32B. Thùy tràng ngắn hơn 2 cm, lá bắc cụm hoa dài hơn
0,5 mm
33A. Lá mặt dưới có lông hay nhẵn, đài có lông………
………………………………………29. J. annamense
34A. Cành và phiến lá có lông……………………
……………29a.J. annamense subsp. annamense
34B. Cành và phiến lá nhẵn……………………..
…………….29b.J. annamense subsp. glabrescens
33B. Lá mặt dưới nhẵn, đài nhẵn.................................
…………………………………30. J. harmandianum

12


31B. Cụm hoa có từ 1-5 hoa
35A. Thùy đài 4-5, hình sợi, dài 5-14 mm, không có rìa lông ở
đỉnh................................................31. J. adenophyllum
35B. Thùy đài 5-6, hình tam giác, dài từ 3-5 mm, có rìa
lông ở đỉnh………………………..32. J. eberhardtii
28B. Thùy đài ngắn hơn ống đài hoặc bằng ống đài
36A. Mặt dưới lá có lông hoặc có từ 1-4 túm lông nhỏ (domatia)
ở nách gân bên
37A. Đài hình chuông, thùy dài 0,25-1 mm; quả kích thước 812 x 8-9 mm…………………………33.J. simplicifolium
38A. Mặt dưới lá nhẵn……………………………………
………………………33a.J. simplicifolium subsp. funale
38B. Mặt dưới lá có lông nhung…………………………
…………………33b.J. simplicifolium subsp. sootepense
37B. Đài hình chén, thùy dài-1-2 mm; quả kích thước 5 x 6
mm………………………………………...34.J. extensum

36B. Mặt dưới lá không có lông và túm lông (domatia) ở nách
gân bên.
40A. Cụm hoa dạng xim hai ngả, nhẵn, mọc đầu cành, có từ
5-9(20) hoa………………………………..35.J. attenuatum
40B. Cụm hoa dạng xim không chia ngả, mọc đầu cành hay
nách lá, có từ 1-5 hoa.
41A.Tràng màu trắng, hơi vàng; ống tràng dài 1,5-2
cm; 5-6 thuỳ, hình mác hẹp, dài 8-10 x rộng 3-5
mm. Hạt phấn có, kích thước nhỏ: P = 50,9µm, E =
48,4µm, P/E = 1,05, độ dày bề mặt ngoài
4,8µm………………………….36.J. pierreanum
41B.Tràng màu trắng, ống tràng, dài 1-1,5 cm, 8 thùy,
hình bầu dục thuôn, dài 5-10 x 2-3 mm, có mũi
ngắn. Hạt phấn có kích thước nhỏ: P = 42,4µm, E =
39,1µm, P/E = 1,07, độ dày bề mặt ngoài
4,3µm….………………………37.J. vietnamense
1.1. Jasminum brevilobum DC. – Nhài thuỳ ngắn
A. DC. 1844. Prodr. 8: 307. Typus: Perrottet, G.S.753 (K!)
1.2. Jasminum sinense Hemsl. - Nhài trung quốc
Hemsl. in Forbes & Hemsl. 1889. J. Linn. Soc. Bot. 26: 80. Snytypi: s.n. 114
(photo- IBSC!).

13


1.3. Jasminum lanceolaria Roxb. __ Nhài thon.
Roxb. [1814, nom. nud.] 1820. Fl. Ind., ed. 1820 1: 97
1.3a. Jasminum lanceolaria subsp. lanceolaria P. S. Green – Nhài thon.
P. S. Green, 1995. Kew Bull. 50. (3): 575. Neotypus: Griffiths.3715 (K!).
1.3b. Jasminum lanceolaria subsp. scortechinii (King & Gamble) P. S. Green –

Nhài lá mỏng
P. S. Green, 1995. Kew Bull, vol. 50. No. 3, p. 576.
1.4. Jasminum mesnyi Hance – Nhài hoa vàng
Hance, 1882. J. Bot. 20: 37. Typus: W. Mesny. Hance-21211. (BM).
1.5. Jasminum anodontum Gagnep. __ Nhài không răng
Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3:1040. Typus: C. Thorel 949 (photo- P!).
1.6. Jasminum longipetalum King & Gamble __ Nhài cánh hoa dài
King & Gamble, 1905. J. Asiat. Soc. Bengal Pt. 2, Nat. Hist. 74: 262. Typus:
Kings collector 2765 & 6005 (K).
1.7. Jasminum pentaneurum Hand.-Mazz. __ Nhài năm gân
Hand.-Mazz. 1932. Akad. Wiss. Wien Math.-Naturwiss. Kl. Anz. 59: 110. Typus:
R.E. Mell, Plantae mellianae sinenses 922 (WU).
1.8. Jasminum acuminatum (Lam.) Pers __ Nhài ba gân
Pers, 1805. Synopsis Plantarum, 1: 7. Typus: C. L. von Blume s.n. (NY).
1.9. Jasminum nervosum Lour. __ Nhài gân
Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 20.
1.10. Jasminum microcalyx Hance. __ Nhài đài nhỏ
Hance, 1883. J. Bot. 21(11): 323. Typus: B. C. Henry (N. 22171) (MO).?
1.11. Jasminum nobile C. B. Clarke in Hook. f. __ Nhài quý
C. B. Clarke in Hook. f. 1882. Fl. Brit. India, 3: 597. Typus: F. J. Harmand 1186
(P; photo- K!).
1.12a. Jasminum laurifolium Roxb. __ Nhài lá quế
Roxb. [1814, nom. nud.] 1820. Fl. Ind. 1: 91. Typus: Calcutta ex Sielhe,
Roxburgh (BM).
1.12b. Jasminum laurifolium var. brachylobum Kurz __ Nhài lá quế hẹp
Kurz, 1877. Forest Fl. Burma. 2: 152. Typus: 1838. Helter, 3710 (K!).
1.13. Jasminum alongense Gagnep. __ Nhài hạ long
Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1052. Typus: H. Lecomte 840 (P; photo- K!).
Loài đặc hữu của Việt Nam, mới thấy ở Quảng Ninh.
1.14. Jasminum duclouxii (Lévl.) Rehd. __ Lài ducloux

Rehd. 1934. J. Arnold Arbor. 15(4): 307. Syntypi: Ducloux 112 (photo- IBSC!).
1.15. Jasminum hongshuihoense Jien ex B. M. Miao – Nhài hồng
Jien ex B. M. Miao, 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61: 217. Typus: S.Z. Wang, 851
(photo- KUN!).
1.16. Jasminum macrocarpum Merr. __ Nhài quả to
Merr. 1908. Philipp. J. Sci. 3: 258. Typus: George P. Ahern, 3091 (photo- US!).
1.17. Jasminum lang Gagnep. __ Dây lang
14


Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1046. Typus: Bon 2604 (photo- P!).
1.18. Jasminum laxiflorum Gagnep. __ Nhài hoa thưa
Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1055. Typus: C. Thorel 862 (US).
1.19. Jasminum scandens (Retz.) Vahl _ Nhài leo
Vahl, 1794. Symb. Bot. 3: 2. Typus: Anon., sine num. (LINN).
1.20. Jasminum multiflorum (Burm. f.) Andr. __ Nhài nhiều hoa
Andr. 1807. Bot. Repos. 8: pl. 496. Typus: Kleynhoff s.n. (G).
1.21. Jasminum coarctatum Roxb. __ Lài hẹp
Roxb. 1820. Fl. Ind. 1: 91. Typus: “J.R” (BM).
1.22. Jasminum rufohirtum Gagnep. __ Nhài lông hung.
Gagnep. 1933. Bull. Soc. Bot. France, 80: 77. Typus: Mlls. Colani 5032 in herb.
Petelot (photo- K!).
1.23. Jasminum coffeinum Handel-Mazzetti. __ Nhài cà phê
Handel-Mazzetti, 1925. Anz. Akad. Wiss. Wien Math.-Naturwiss. Kl. 62: 23.
Typus: Handel-Mazzetti 5827 (WU).
1.24. Jasminum elongatum (Bergius) Willd. – Nhài bắc bộ
Willd. 1797. Sp. Pl., ed. 4. 1: 37. Typus: Ekeberg sine num. (SBT).
1.25. Jasminum sambac (L.) Ait. __ Nhài
Ait. 1789. Hort. Kew. 1: 8. Lectotypus: Anon. Cultivated, Herb. Clifford.
Nyctanthes 1 (BM-000557517) (by Howard, 1989). (K)?

1.26. Jasminum pedunculatum Gagnep. __ Nhài cọng
Gagnep. 1933. Bull. Soc. Bot. France, 80. Syntypi: Eberhardt 3375 (P!).
1.27. Jasminum albicalyx Kobuskil – Nhài đài trắng
Kobuskil, 1939. J. Arnold Arbor v.20: 64. Typus: A. N. Steward & H. C. Cheo,
1172. (A, BM; iso- S, NY, photo- BM!).
1.28. Jasminum arborescens Roxb. – Lài núi
Roxb. [1814, nom. nud.] 1832. Fl. Ind. 1: 95. Typus: Roxburgh s.n (BM;P).
1.29. Jasminum annamense Wernham – Lài trung bộ
Wernham, 1921. J. Nat. Hist. Soc. Siam 4: 139. P. S. Green. 1995. Kew Bull,
50(3): 568. Typus: Clemens, J. Clemens, M. S. 3102 (photo- K!).
1.29a. Jasminum annamense subsp. annamense P. S. Green – Lài trung bộ
Typus: Kloss sine num. (T; photo- K!; iso- BM).
1.29b. Jasminum annamense subsp. glabrescens P.S.Green __ Nhài đài dài
1.30. Jasminum harmandianum Gagnep. __ Nhài harmand
Gagnep. 1933. Bull. Soc. Bot. France, 80: 74. Syntypi: Harmand 633 (K, P!).
1.31. Jasminum adenophyllum Wall. ex C. B. Clarke. __ Nhài tuyến
Wall. ex C. B. Clarke, 1882. Fl. Brit. India, 3: 597. Typus: De Silva in Wallich
2876 (K; iso- KW).
1.32. Jasminum eberhardtii Gagnep. __ Nhài eberhardt.
Gagnep. 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1051. Typus: P. A. Eberhardt 4323 (Photo-P!).
1.33a.Jasminum simplicifolium subsp. funale (Decne.) Kiew __ Nhài dây

15


Kiew, 1994. Sandakania, 5: 11. Syntypi: A. Riedlé sine num. (photo- P!).
1.33b.Jasminum simplicifolium subsp. sootepense (Craib)ined__Nhài
xiêm.
Syntypi: L. Pierre 2827 (P).
1.34. Jasminum extensum Wall. ex G. Don. – Nhài lá nhẵn

Wall. ex G. Don, 1837. Gen. Hist. 4: 62. Typus: Wallich 2862 (KW; K).
1.35. Jasminum attenuatum Roxb. ex DC. – Nhài lá rộng
Roxb. ex DC., 1844. Prodr. 8: 309. Typus: Mt. Sillet, Wall. 2864 (KW;K).
1.36. Jasminum pierreanum Gagnep. __ Nhài pierre
Gagnep. 1933. Bull. Soc. Bot. France, 80: 76. Syntypi: Pierre 2828 (P!).
1.37. Jasminum vietnamense B.H. Quang sp.nov. – Nhài việt nam
Typus: B.H. Quang, 76 (HN!; iso- KRIB!)
TRIB.2. OLEEAE(Hoffmanns. & Link) Dumort. – TÔNG TRẦN TÀU
Cây gỗ nhỏ hoặc lớn. Lá đơn hay lá kép lông chim. Đài và tràng 4 thùy
hoặc không có thùy. Quả hạch hoặc quả nang có cánh.
Typus: Fraxinus L.
Trên thế giới tông có 4 phân tông và 17 chi, khoảng 370 loài. Ở việt Nam
tông này có 4 phân tông, 6 chi và 32 loài, 2 dưới loài.
SUBTRIB.1. FRAXINIAE (Vent) Wallander & V. Albert. – PHÂN TÔNG
TRẦN TẦU
GEN.2. FRAXINUS L. – TRẦN TÀU
L. 1753. Sp. Pl. 2: 1057. Lectotypus: Fraxinus excelsior L.
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI FRAXINUS Ở VIỆT NAM
1A. Cụm hoa dài 10-30 cm
2A. Gân bên 5-6 thường không rõ. Nhị dài bằng thùy tràng………..
………………………………………………………………….1. F. griffithii
2B. Gân bên 10-12. Nhị vượt quá thùy tràng…………………..2.F. floribunda
1B. Cụm hoa ngắn 5-10 cm
3A. Lá kép 3-5 lá chét, cuống lá 2-5 cm…………………………..3.F. stylosa
3B. Lá chét 7-9 lá chét, cuống lá 0,5-1,5 cm
4A. Cụm hoa dài 8-10 cm. Hoa lưỡng tính...............................4.F. insularis
4B. Cụm hoa dài 5-6 cm. Hoa đơn tính khác gốc
5A. Phiến lá hình trứng, mũi mác hoặc bầu dục, cỡ 4-16 x 2-7
cm......................................................................................5a.F. chinensis
5B. Phiến lá hình trứng rộng-bầu dục, đôi khi hình mũi mác, cỡ 5-9 x

3,5-5 cm.......................................5b.F. chinensis subsp. rhynchophylla
2.1. Fraxinus griffithii C. B. Clarke. – Tần bì griffithii
C. B. Clarke in J. D. Hooker, 1882. Fl. Brit. India. 3: 605. Typus: Griffith, W,
3677 (K ).
2.2. Fraxinus floribunda Wallich. – Tu Chanh
Wallich, 1820. Fl. Ind. 1: 150. 1820. Typus: Wallich, N, 2836 (photo-K!).
2.3. Fraxinus stylosa Lingels. – Tần
Lingels. 1920. Pflanzenr. IV, 243(1): 23. Typus: Jiang Su No 2468 (NAS).
16


2.4. Fraxinus insularis Hemsley – Tần bì duyên hải
Hemsley, 1889. J. Linn. Soc., Bot. 26: 86. Typus: Wright s.n. (K).
2.5. Fraxinus chinensis Roxb. – Trần bì trung quốc
Roxb. 1820. Fl. Ind. 1: 150. Typus: Herb. Wallich 7124 (K-W).
2.5b.Fraxinus chinensis subsp. rhynchophylla (Hance) A.E.Murray.– Tần bì lá
mũi
A.E. Murray, 1983. Kalmia 13: 6. Typus: David, A., 1703 (K).?
SUBTRIB.2. SCHREBERINAE (Wight) Wallander & V. Albert. – PHÂN
TÔNG SƠN BIÊN
Typus: Schrebera Roxb.
GEN.3. SCHREBERA Roxb. – SƠN BIÊN
Roxb. 1799. Pl. Coromandel 2: 1. Typus: Schrebera swietenioides Roxb.
3.1. Schrebera swietenioides Roxb. – Sơn biên
Roxb.1799. Pl. Coromandel 2: 1. Typus: s.coll 6519 (K)?
SUBTRIB.3. LIGUSTRINAE Koehne. – PHÂN TÔNG RÂM
Typus: Syringa L.
GEN.4. LIGUSTRUM L. – RÂM
L. 1753. Sp. Pl. 1. 7. Typus: Ligustrum vulgare L.
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI LIGUSTRUM Ở VIỆT NAM

1A. Nhị ngắn hơn ống tràng
2A. Phiến lá, cỡ 6-13 x 2,4-4 cm, gân bên 5-6 đôi, cuống lá, dài 2-8
mm............................................................................................1.L. robustum
2B. Phiến lá, cỡ 3-6 x 1,5-2,5 cm, gân bên 3-4 đôi, cuống lá, dài 1-4 mm
.............................................................................................................2.L. pricei
1B. Nhị dài hơn ống tràng
3A. Gân bên 5-7 đôi
4A. Cụm hoa, có lông dày đặc; lá bắc dạng lá, dài 2-3 cm. Hạt phấn có
dạng hơi dài ở vị trí xích đạo (subprolate): P = 32,4µm, E = 26,7µm, P/E
=
1,21,
bề
mặt
ngoài
hạt
phấn
dạng
lưới
(reticulate)…………….............................................................3.L. sinense
4B. Cụm hoa, có lông thưa ngắn; lá bắc hình tam giác, dài 1-3 mm. Hạt
phấn có dạng hình cầu hơi dài ở vị trí xích đạo (prolate sphaeroidal): P =
26,3µm, E = 24,6µm, P/E = 1,06, bề mặt ngoài hạt phấn dạng lưới
(reticulate)..............................................................................4.L. confusum
3B. Gân bên 2-3 (4) đôi...................................................................5.L. retusum
4.1. Ligustrum robustum (Roxb.) Blume – Lệch sông
Blume,1850. Mus. Bot. 1: 313. Typus: C. L. von Blume (NY)?.
4.2. Ligustrum pricei Hayata – Râm cuống
Hayata, 1915. Icon. Pl. Formos. 5: 123. Typus: Price 245 (TI; iso- K).
4.3. Ligustrum sinense Lour. – Râm trung quốc
Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 19 [“sinensis”]. Typus: Loureiro J. De (P).

4.4. Ligustrum confusum Decne. – Râm lỗ bì
17


Decne. 1879. Nouv. Arch. Mus. II. 2: 24. Syntypi: W. Griffith 3680 (P).
4.5. Ligustrum retusum Merr. – Râm lá tù
Merr. 1953. Lingnan Sci. J. 14: 49. Typus: Lau, S.K 444 (photo-K!).
SUBTRIBE.4. OLEINAE Wallander & V. Albert.–PHÂN TÔNG OLIU
Typus: Olea L.
GEN.5. OLEA L. – CHI ÔLIU
L. 1753 Sp. Pl. 1:7. Typus: Olea europaea L.
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TRONG CHI OLEA Ở VIỆT NAM

1A.Tràng xẻ sâu đến sâu đến hơn1/2 chiều dài tràng, thùy tràng dài hơn ống tràng
…………………………………………………..................1.O. europaea
1B. Tràng xẻ nông 1/2-1/3 chiều dài tràng, thùy tràng ngắn hơn ống tràng.
2A. Cụm hoa có lông dày
3A. Cành non có lông nhung màu vàng. Quả chín màu đen, dài 0,8-1
cm………………………………………………………………..2.O. cordatula
3B. Cành non có lông dày màu trắng. Quả chín màu tím đỏ, dài 1,2-1,7
cm………………………………………………………………………3.O. rosea
2B. Cụm hoa có lông thưa hoặc không lông
4A. Cụm hoa mang hoa đơn tính và hoa lưỡng tính
5A. Lá bắc hình bầu bục thuôn, có lông mịn…………4 O. Hainanensis
5B. Lá bắc hình sợi hoặc tam giác, không lông
6A. Phiến lá hình mũi mác hẹp, hiếm khi bầu dục…………………5.O. neriifolia
6B. Phiến lá hình mác đến bầu dục-mác rộng
7A. Cụm hoa có lông thưa ngắn, dài 3-4 cm………………................6.O. dioica
7B. Cụm hoa có lông thưa hoặc không lông, dài 4-12 cm………..7.O. salicifolia
4B. Cụm hoa chỉ mang hoa lưỡng tính

8A. Gân bên 5-6(7) đôi
9A. Đài, dài 1-2 mm, 4 thùy hình tam giác rộng, không lông, dài 0,51 mm ………………………………………..……..8.O. parvilimba
9B. Đài, dài 3 mm, 4 thùy hình tam giác, có lông thưa ngắn, dài 0,5
mm……………………………………………………9.O. brachiata
8B. Gân bên 8-10(11) đôi
10A. Thùy tràng dài 1,5-2mm, đài có lông………10. O. gagnepainii
10B. Thùy tràng dài 0,8-1mm, đài không lông …….11.O. wightiana
5.1. Olea europaea L. – Ôliu
L. 1753. Sp. Pl. 8. Lectotypus: Herb. Clifford: 4, Olea No. 1a (BM; by Green &
Wickens in Kit Tan (1989).
5.2. Olea cordatula H. L. Li – Oliu dài
H.L. Li, 1943. Journ. Arnold Arbor. 24: 372. Typus: W. Y. Tsang 29241 (A, E, K;
iso- photo- P!).
5.3. Olea rosea Craib. – Ôliu hường
Craib. 1911. Bull. Misc. Inform. Kew 1911. Typus: Kerr, A. F.G 1100, 13-4-1910
(photo- K!).

18


5.4. Olea hainanensis H.L.Li – Ôliu hải nam
H.L.Li, 1944. J. Arnold Arbor. 25: 213. Typus: F. C. How 73749 (photo- P!, BM).
5.5. Olea neriifolia H. L. Li - Ô liu lá hẹp
H. L. Li, 1944. J. Arnold Arbor, 25: 212. Typus: S.K. Lau 28388 (IBSC!).
5.6. Olea dioica Roxb. – Lọ nghẹ
Roxb. 1820. Fl. Ind. 105. Typus: N. Wallich 2814A (BR, BM).
5.7. Olea salicifolia Wall. ex G. Don – Oliu răng cưa
Wall. ex G. Don, 1837. Gen. Hist. 4: 48. Typus: Wallich, N, 2821 (G).
5.8. Olea parvilimba (Merr. & Chun) B. M. Miao – Tráng lá nhỏ
B. M. Miao, 1992. Fl. Reipubl. Popularis Sin. 61: 126. Typus: How F.C 73573

(photo- IBSC!, BM; iso- G, P).
5.9. Olea brachiata (Lour.) Merr. – Oliu nhánh
Merr. 1925, Ling. Agric. Rev. 2: 127. Typus: J. Loureiro Sine num. (BM).
5.10. Olea gagnepainii Knobl – Ôliu lá to
Knobl. 1934. Notizbl. Bot. Gart. Berlin-Dahlem, 11: 1028. Typus: C. Thorel Sine
num. (photo- P!)
5.11. Olea wightiana Wall. ex G. Don – Oliu wight
Wall. ex G. Don, 1837. Gen. Hist. 4: 48. Typus: Wallich, Nathaniel 2815 A
(photo- K!; iso- G, E).
GEN.6. CHIONANTHUS L. – TRÁNG
L. 1753. Sp. Pl. 1: 8. Typus: Chionanthus virginica L.
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI CHI CHIONANTHUS Ở VIỆT NAM
1A. Cụm hoa ngắn dưới 3 cm.
2A. Đài có lông
3A. Lá bắc dạng sợi, ống tràng dài 5-7 mm…………..1.C. brachythyrsus
3B. Lá bắc hình tam giác, ống tràng dài 3-4 mm…………2.C. robinsonii
2B. Đài không lông…………………………………............3.C. verticillatus
1B. Cụm hoa dài trên 4-20 cm
4A. Lá có 5-7 đôi gân bên.......................................................4.C. microstigma
4B. Lá có 7-12 đôi gân bên
5A. Tràng dài từ 4-9 mm
6A. Đài cao 1 mm, thùy hình trứng, dài 0,5 mm....................................
....................................................5. C. mala-elengi subsp. terniflorus
6B. Đài cao 2,5-3 mm, thùy hình tam giác, dài 1 mm...........................
.................................................................................6.C. macrothyrsus
5B.Tràng ngắn hơn 4 mm
7A. Thùy tràng hình tam giác.............................................7.C. thorelii
7B. Thùy tràng hình thuôn, bầu dục, trứng
8A. Cụm hoa dạng tán ............................................8.C. subcapitata
8B. Cụm hoa dạng chùy

9A. Phiến lá cỡ 5-11 x 1,5-4 cm, mặt trên sáng bóng.................
..........................................................................9.C. hainanensis
19


9B. Phiến lá cỡ 8-20 x 4-7 cm, mặt trên có mụn lớn rải
rác.......................................................................10. C. ramiflorus
6.1. Chionanthus brachythyrsus (Merr.) P. S. Green – Tráng phát hoa ngắn
P. S. Green, 1995. Kew Bull. 50: 326. Typus: P. A. Pételot 6293 (A; iso-VNM!,
A).
6.2. Chionanthus robinsonii (Gagnep.) B.H. Quang – Phi
B. H. Quang et al. 2014. J. Plant Taxon. 21. 2: 197. Typus: C.B. Robinson 1419
(Photo- P!). Loài đặc hữu, mới thấy ở Khánh Hòa, Ninh Thuận.
6.3. Chionanthus verticillatus (Gagnep.) Soejato & P.K. Loc-Tráng luân sinh
Soejato & P. K. Loc, 2004. Seed Pl. Cuc Phuong National Park, 436. Lectotypus:
Poilane 10692 (Photo- P!; iso- P, A),
6.4. Chionanthus microstigma (Gagnep.) P.S. Geen - Tráng nhụy nhỏ
P. S. Geen, 1996. Kew Bull. 51: 768. Syntypi: E. Poilane. 2515 (VNM!; iso- Laos,
Stung-streng C. Thorel, 2219 P, A, US).
6.5. Chionanthus mala-elengi subsp. terniflorus (Wall. & G.Don) P.S. Green –
Tráng xô lu
P. S. Green, 1996. Kew Bull. 51: 767. Typus: M. Poilane 2547 (VNM!). –
Syntyp.: Anman: Ka rom prov. Phang Rang, Poilane E, 9989, Pierre L. 1822
(VNM!, P; iso- E. Poilane 19525, 2517, 1822, (VNM!, A).
6.6. Chionanthus macrothyrsus (Merr.) Soejato & P.K.Loc-Tráng cụm hoa to
Soejato & P. K. Loc, 2004. Seed Pl. Cuc Phuong National Park. 435. Typus:
Petelot 2690 (A, iso – VNM!, HNU!).
6.7. Chionanthus thorelii (Gagnep.) P.S. Green – Tráng Thorel
P. S. Green, 1996. Kew Bulletin 51(4): 769. Typus: C. Thorel 1179 (P).
7.8. Chionanthus subcapitata (Merr.) B.H. Quang – Tráng đầu

B.H. Quang et al. 2014. J. Plant Taxon. 21. 2: 197. Typus: A. Ptelot 1720 (PhotoK!; iso- VNM!). Loài đặc hữu, mới thấy ở Lạng Sơn (Lộc Bình).
6.9. Chionanthus hainanensis (Merr. & Chun) B. M. Miao – Tráng hải nam
B. M. Miao, 1987. Investig. Stud. Nat. 7: 18. Typus: F. C. How, 71061, 1933/7,
A00046861 (A, photo-K!)
6.10. Chionanthus ramiflorus Roxb. – Hổ bì
Roxb. 1820. Fl. Ind. 1: 106. Typus: N. K. Chun & C. L. Tso, 43744, 01-01-1932
(A).
GEN.7. OSMANTHUS Lour. – HOA MỘC
Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 28. Typus: Osmamthus fragrans Lour.
KHÓA ĐINH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC OSMANTHUS Ở VIỆT NAM
1A. Cuống cụm hoa 4-10 mm; cụm hoa dạng tán
2A. Đài dài1 mm; Tràng màu vàng hoặc da cam, dài 3-4 mm; ống dài 0,5-1
mm (Sect.1.Osmanthus)................................................................1.O. fragrans
2B. Đài dài 3-4 mm; Tràng màu trắng hoặc vàng nhạt; ống dài 6-9 mm (Sect.2.
Siphosmanthus).................................................................................2. O. suavis

20


1B. Cuống cụm hoa 2- 5 cm; cụm hoa dạng chùy (Sect.3.
Leiolea)....................................................................................3. O. matsumuranus
7.1. Osmanthus fragrans Lour. – Hoa Mộc
Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 28. Typus: Loureiro (BM); Syntypi: S. coll., 2809
(K).
7.2. Osmanthus suavis King ex C. B. Clarke – Mộc hoa thơm
King ex C. B. Clarke, 1882. Fl. Brit. India. 3: 607. Syntypi: W. Griffith, s.n. (GH;
iso- King, G, s.n 1875-01-01 (photo-G !)
7.3. Osmanthus matsumuranus Hayata – Mộc cọng
Hayata, 1911. J. Coll. Sci. Imp. Univ. Tokyo. 30(1). 192. Typus: S. Honda s.n.,
n.v, (E).

TRIBE.3. MYXOPYREAE Boerl. – NHƯƠNG LÊ
Typus: Myxopurum Blume
GEN.8. MYXOPYRUM Blume – NHƯƠNG LÊ
Blume, 1826. Bijdr. 683. Typus: Myxopyrum nervosum Blume
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI CHI MYXOPYRUM Ở VIỆT NAM
1A. Cụm hoa dài 5-7 cm. Hạt 1……………………………………..1.M. pierrei
1B. Cụm hoa dài 10-15 cm. Hạt 2-4
2A. Đài hình chén, có lông ngắn, dài 0,3-0,8 mm; 4 thùy hình tam giác. Tràng,
ống dài 0,8-1 mm, thùy hình bầu dục, dài 0,3-0,4 mm…........2.M. nervorsum
2B. Đài hình chén nhẵn, dài 0,5-1 mm, 4 thùy hình bầu dục. Tràng, ống dài 11,5 mm, thùy hình bầu dục thuôn, dài 1-1,5 m…………..........3.M. smilacifolium
8.1. Myxopyrum pierrei Gagnep. – Nhương lê pierre
Gagnep. 1933. Bull. Soc. Bot. France. 80: 78. Lectotypus: Pierre L., 2804/1869/12
(photo- P!).
8.2. Myxopyrum nervorsum Blume – Nhương lê gân
Blume, 1826. Bijdr. 683. Typus: Horsfield, T. s.n. (photo-K!),
8.3. Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume – Dương lê kim cang
Blume, 1850. Mus. Bot. 1: 320. Typus: Wallich N., CAT 2837 (photo-K!, C, BR).
GEN.9. NYCTANTHES L. – DẠ HOA
L. 1753. Sp. P1. 6. Typus: Nyctanthes arbor-tristis L.
9.1. Nyctanthes arbor-tristis L. – Dạ hoa
L. 1753. Sp. P1. 6.
3.5. GIÁ TRỊ CỦA CÁC LOÀI THUỘC HỌ NHÀI (OLEACEAE Hoffmanns.
& Link) Ở VIỆT NAM
Đã phát hiện và công bố 1 loài mới cho khoa học Jasminum vietnamense B.H.
Quang & Joongku Lee; 2 loài chỉnh lý danh pháp khoa hoc là; Chionanthus
robinsonii (Gagnep.) B. H. Quang; Chionanthus subcapitata (Merr.) B. H. Quang;
11 loài và 1 dưới loài, bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam gồm; Jasminum sinense
Hemsl., Jasminum mesnyi Hance, Jasminum hongshuihoense Jien ex B. M. Miao,
Jasminum macrocarpum Merr.,Jasminum albicalyx Kobuskil, Jasminum extensum
Wall. ex G. Don., Jasminum attenuatum Roxb. ex DC., Fraxinus stylosa Lingels.,

21


Olea neriifolia H. L. Li, Osmanthus suavis King ex C. B. Clarke và thứ Jasminum
laurifolium var. brachylobum Kurz.
9 loài mới chỉ được ghi nhận có phân bố (đặc hữu) ở Việt Nam (Jasminum
alongense Gagnep., Chionanthus macrothyrsus (Merr.) Soejato & P. K.
Loc,Chionanthus robinsonii (Gagnep.) B. H. Quang, Chionanthus subcapitata
(Merr.) B.H. Quang, Jasminum eberhardii Gagnep., Jasminum laxiflorum
Gagnep., Jasminum penduculatum Gagnep., Chionanthus verticillatus (Gagnep.)
Soejato & P. K. Loc và Jasminum vietnamense B. H. Quang & Joongku Lee.
Khẳng định sự có mặt của 1 loài còn nghi ngờ trong các tài liệu công bố nước
ngoài và ở Việt Nam (Ligustrum retusum Merr.). Từ những phát hiện công bố
trên, tổng số loài thuộc họ Nhài ở Việt Nam hiện biết là 74 loài và 8 phân loài và 1
thứ thuộc 9 chi.
3.5.2. Giá trị sử dụng: có 27 loài, 7 chi (80 lượt loài) có giá trị sử dụng
3.5.3. Giá trị bảo tồn: 5 loài được xác định nguy cấp (EN) là; J. vietnamnese
B.H.Quang, J. alongense Gagnep., C. macrothyrsus (Merr.) Soejato & P. K. Loc,
C. robinsonii (Gagnep.) B.H.Quang, C. subcapitata (Merr.) B.H.Quang, 4 được
xác định sẽ nguy cấp (VU) bao gồm: J. eberhardii Gagnep., J. laxiflorum Gagnep.
J. penduculatum Gagnep. C. verticillatus (Gagnep.) Soejato & P. K. Loc. 9 trên
loài là loài đặc hữu của Việt Nam
3.5.4 Thảo luận
Sau khi phân các đặc điểm tích hình thái dựa kết quả nghiên cứu các hệ thống
họ Nhài (Oleaceae) trên thế giới, cơ bản hệ thống của (P.S. Green 2004) đã sắp
xếp các vị trí các tông, phân tông là tương đối phù hợp với chiều hướng tiến hóa.
Nhưng vẫn còn có một số vị trí tông và phân tông có thể chưa hợp lý, xét trên
hình thái cấu tạo hoa, số lượng noãn... một gợi ý của tác giả luận án về vị trí phân
loại của các taxon, sau nghiên cứu của đề tài luận án, theo trình tự sau:
(Jasmineae, Myxopyreae, Schrebereae, Forsythieae, Fontanessieae, Oleeae). Dựa

trên các đặc điểm ở đại diện tông Myxopyreae do có nhiều đặc điểm chuyển tiếp
nguyên thủy, như vậy có thể gần gũi hơn với tông Jasmineae. Phân tông
Schreberinae, nên được nâng bậc phân loại trở lại thành 1 tông độc lập, gợi ý này
đồng tình với quan điểm A. L. Takhtajan (1987). Bởi vì lý do hình thái hoa, và số
lượng lá noãn, sẽ hợp lý hơn khi xếp ở vị trí gần gũi ngay sau tông Myxopyreae.
Tuy những ý kiến trình bày trên đây chỉ là một gợi ý, dựa trên quan điểm hình thái
của tác giả luận án và kết hợp với các nghiên cứu trước đó. Cần có những nghiên
cứu thận trọng tiếp theo, sau nghiên cứu này khi đó mới có thể đưa ra quan điểm
của mình.
Hình thái hạt phấn họ Nhài ở Việt Nam, được tác giả luận án áp dụng cho
việc nghiên cứu hình thái, theo nghiên cứu ban đầu, có hình thái chung là. Hạt
phấn đẳng cực, đối xứng tỏa tia; hạt phấn có 3 rãnh. kích thước nhỏ, trong đó có 2
kiểu chính là; dạng hơi dài (subprolate), và dạng hình cầu dài (prolate
sphaeroidal).

22


Vấn đề khác nữa là kết quả nghiên cứu sinh học phân tử của đề tài luận án. Ở
đây cần bàn luận là nhóm loài thuộc tông Jasmineae, cụ thể là các taxon chi
Jasminum, thể hiện ở cây quan hệ gần gũi có thể và tập trung vào nhóm loài
Jasminum, các giá trị tương đồng, thể hiện sự gần gũi về mặt di truyền của các
taxon. Ví dụ cụ thể cho trường hợp này nhóm loài Jasminum pendunculatum và
Jasminum allbicalyx, trước nghiên cứu này được xem là hai loài đặc hữu của Việt
Nam và Trung Quốc, có giá trị tương đồng đến 99%. Việc có nên nhập hai loài
thành một, hay một số nhóm loài khác có các giá trị tương đồng tương tự, đang
được xem xét, bởi kết quả sinh học phân tử khi phân tích là khách quan. Các
nghiên cứu cần tiếp tục, cẩn thận xem xét các đặc điểm hình thái quan trọng trước
khi tách hay nhập thành tên đồng nghĩa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Đã lựa chọn hệ thống phân loại họ Nhài ở Việt Nam, trên cơ sở hệ thống của
Wallander & Albert (2000) và kết hợp của P. S. Green (2004) để sắp xếp các
taxon họ Nhài ở Việt Nam thành 3 tông, 4 phân tông, 9 chi, 74 loài, 8 phân loài và
1 thứ.
2. Xây dựng được khóa định loại và cung cấp đầy đủ thông tin cho các taxon (chủ
yếu là chi và loài) thuộc họ Nhài ở Việt Nam, bao gồm: danh pháp đầy đủ, trích
dẫn tài liệu, đặc điểm hình thái, mẫu chuẩn, sinh học và sinh thái, phân bố, hình
vẽ, ảnh màu minh họa.
3. Đã sử dụng hình thái hạt phấn để bổ sung đặc điểm định loại của một số taxon
thuộc họ Nhài: Đã mô tả hình thái hạt phấn của 23 loài thuộc 5 chi.
4. Những đóng góp cho khoa học: công bố mới, bổ sung một số taxon mới của họ
Nhài cho hệ thực vật Việt Nam bao gồm: 1 loài mới cho khoa học; chỉnh lý danh
pháp khoa học 2 loài; bổ sung 11 loài, 1 thứ cho hệ thực vật Việt Nam. Khẳng
định sự có mặt của 1 loài còn nghi ngờ trong các tài liệu công bố nước ngoài và ở
Việt Nam. 9 loài được ghi nhận đặc hữu ở Việt Nam.
5. Xây dựng được sơ đồ mối quan hệ gần gũi có thể giữa 3 tông, 2 phân tông và 6
chi của họ Nhài ở Việt Nam. Trong đó, tông Jasmineae có mối quan hệ gần gũi
với tông Myxopyreae và tông Oleeae.
6. Cho đến nay các thông tin về giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Nhài ở Việt
Nam, có 27 loài thuộc 7 chi, được ghi nhận làm thuốc, làm thực phẩm (rau ăn, lấy
quả), làm cảnh, lấy gỗ và một số giá trị sử dụng khác. Đã đánh giá tình trạng và đề
xuất bảo tồn 9 loài đặc hữu họ Nhài ở Việt Nam.
Kiến nghị: Cần có những nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện, để tiến tới biên soạn
Thực vật chí họ này ở Việt Nam. Ngoài nghiên cứu bổ sung về hình thái học, cần

23


×