Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thực nghiệm hướng dẫn học viên cao học khối không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức tự học từ vựng tiếng Anh B1 khung tham chiếu châu Âu qua Facebook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.3 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015

THỰC NGHIỆM HƢỚNG DẪN HỌC VIÊN CAO HỌC
KHỐI KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
TỰ HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH B1 KHUNG THAM CHIẾU
CHÂU ÂU QUA FACEBOOK
Lê Hoàng Hƣơng1, Lƣu Thị Hồng Sâm2

TÓM TẮT
Nội dung bài báo là thiết kế và đề xuất một quy trình cập nhật hệ thống từ vựng
và bài tập từ vựng tiếng Anh B1 khung tham chiếu châu Âu trên Facebook nhằm nâng
cao khả năng tự học cho học viên cao học khối không chuyên ngữ Trường Đại học
Hồng Đức. Dưới dạng nghiên cứu thực nghiệm, 96 học viên cao học khối không
chuyên ngữ được chia thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, nhóm thực nghiệm đạt thành tích cao hơn nhóm đối chứng trong
việc ghi nhớ và sử dụng từ mới. Vì thế có thể khẳng định rằng thông qua thực nghiệm,
Facebook đã được chứng minh là một kênh dạy học từ vựng tiếng Anh hiệu quả.
Từ khóa: Tự học, từ vựng, mạng xã hội Facebook
1. MỞ ĐẦU
Hiện nay mạng xã hội Facebook có số lượng người sử dụng lớn nhất trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng (vnexpress.net). Mạng xã hội Facebook có những
tính năng ưu việt rất thuận lợi cho người sử dụng trong việc cập nhật thông tin chung
như: bày tỏ cảm xúc thích (Like), lập trang cá nhân, lập nhóm (Group), xây dựng trang
tập thể (Page), cập nhật bảng tin (News Feed), nhận và gửi thông báo (Notifications).
Theo kết quả thăm dò bước đầu chúng tôi nhận thấy, một là hầu hết các sinh viên
nói chung và các học viên cao học nói riêng Trường Đại học Hồng Đức đều sở hữu
một tài khoản trên mạng xã hội Facebook và dành khá nhiều thời gian cho nó. Tuy
nhiên, Facebook chủ yếu mới được các học viên này khai thác như một ứng dụng giải
trí để đăng ảnh, nhạc, video (photos, music, videos), đăng trạng thái (status), viết ghi
chú (notes), bình luận (comment). Facebook chưa được học viên khai thác như một
công cụ học tập hữu hiệu. Hai là, vốn từ vựng tiếng Anh cần thiết cho bài thi B1 của


học viên cao học khối không chuyên ngữ Trường Đại học Hồng Đức còn hạn chế.
Từ thực trạng đó, ý tưởng đưa Facebook thành không gian chung cho cả “giải
trí” và “học” của học viên khối không chuyên Trường Đại học Hồng Đức là một ý
1,2

ThS. Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức

26


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015

tưởng khả thi và nên được đưa vào thực tiễn. Việc hướng dẫn học viên cao học khối
không chuyên ngữ Trường Đại học Hồng Đức tự học từ vựng tiếng Anh B1 khung
tham chiếu châu Âu qua Facebook là rất cần thiết để giúp họ được chuẩn bị thật tốt cho
bài thi này.
2. THỰC NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CAO HỌC KHỐI KHÔNG
CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC TỰ HỌC TỪ VỰNG TIẾNG
ANH B1 KHUNG THAM CHIẾU CHÂU ÂU QUA FACEBOOK
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm mục tiêu thiết kế và liên tục cập nhật một hệ thống từ vựng và bài
tập từ vựng tiếng Anh thuộc cấp độ B1 trên Facebook nhằm giúp nâng cao khả năng tự
học và phát triển vốn từ vựng tiếng Anh B1 cho học viên cao học khối không chuyên
ngữ, Trường Đại học Hồng Đức. Đề tài hướng tới xây dựng được một không gian
chung trên mạng xã hội Facebook để nâng cao khả năng tự học từ vựng tiếng Anh B1
cho học viên cao học khối không chuyên ngữ, Trường Đại học Hồng Đức. Đối tượng
nghiên cứu là việc hướng dẫn tự học từ vựng tiếng Anh B1 qua Facebook thực nghiệm
trên 96 học viên cao học khối không chuyên ngữ, Trường Đại học Hồng Đức.
2.2. Quá trình tiến hành nghiên cứu
Bước 1: Thăm dò tình hình sử dụng Facebook của học viên cao học khối không

chuyên ngữ, Trường ĐHHĐ bằng phiếu điều tra
Sau khi thăm dò tình hình sử dụng Facebook của học viên cao học khối không
chuyên ngữ, Trường ĐHHĐ bằng phiếu điều tra, chúng tôi thấy tất cả các HV này đều
sở hữu một tài khoản Facebook và dành khá nhiều thời gian cho nó. Tuy nhiên,
Facebook chủ yếu mới được các học viên này khai thác như một ứng dụng giải trí.
Chưa có một phản hồi nào từ HV về việc khai thác Facebook như một công cụ học
tiếng Anh. Mặc dù vậy, tất cả các HV đều rất hào hứng với ý tưởng có thể sử dụng
Facebook để tự học từ vựng tiếng Anh chuẩn bị cho bài thi B1, một phần vì họ hiểu sự
quan trọng của môn học bắt buộc này, một phần vì họ tin rằng không gian chung trên
Facebook sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái và đạt hiệu quả cao trong học tập.
Bước 2: Chia nhóm học viên: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Sau khi đã nắm bắt được sơ lược tình hình chung của các HV cao học khối
không chuyên, Trường ĐHHĐ chúng tôi chọn ra 96 HV cao học đang theo học môn
tiếng Anh 1 tại các lớp cao học chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ
môn Văn - tiếng Việt K2, Ngôn ngữ Việt Nam K2, Văn học Việt Nam K3, Lịch sử
Việt Nam K2, Khoa học cây trồng K2, Quản trị kinh doanh K2 để tiến hành thực

27


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015

nghiệm hướng dẫn học viên cao học khối không chuyên ngữ Trường Đại học Hồng
Đức tự học từ vựng tiếng Anh B1 khung tham chiếu châu Âu qua Facebook. Chúng tôi
chia ngẫu nhiên 96 HV này thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 48 HV: nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm. Yêu cầu đối với 2 nhóm này như sau:
(i) Nhóm đối chứng: Các từ vựng được chọn đưa lên FB nằm trong giáo trình
tiếng Anh dành cho HV cao học Trường ĐHHĐ Target PET và PET Vocabulary list.
Chúng tôi đảm bảo cho nhóm đối chứng cũng được giảng viên tiếng Anh của lớp họ
giới thiệu hệ thống từ vựng đã được sử dụng trong nghiên cứu, việc tự học những từ

vựng này của HV được tiến hành theo cách học truyền thống lâu nay của họ mà không
có sự can thiệp nào khác từ giảng viên.
(ii) Nhóm thực nghiệm: Nghiên cứu có nguyên tắc tăng tần suất xuất hiện từ
vựng trước mắt các HV để hỗ trợ việc ghi nhớ. Theo Rasinski (2007), giáo viên cần
xây dựng các hoạt động có tính chất lặp lại, kết nối với nhau nhằm giúp người học phát
triển khả năng tự học của họ. Vì vậy, nhóm thực nghiệm được yêu cầu thường xuyên
cập nhật vào tài khoản Facebook của họ, ít nhất là 4 lần/ngày vào các buổi sáng, trưa,
chiều và tối. Khi đã trở thành thành viên của trang (Page) mà chúng tôi xây dựng để
thực nghiệm, các HV sẽ nhìn thấy các bài đăng của trang liên tục xuất hiện trên Bảng
tin (News Feed) của họ. Với mỗi bài mới đăng, những HV này cần nhấp chuột vào
biểu tượng thích (Like) hoặc bình luận (Comment) như một cách thông báo là họ đã
xem bài đó. Trong trường hợp học viên không nhấp chuột vào biểu tượng thích hoặc
Bình luận thì Ban quản trị của trang từ vựng tiếng Anh B1 vẫn có thể kiểm soát được
lượt truy cập do Facebook có tính năng kiểm tra lượt xem (View) hoặc số lượng người
tiếp cận (Reach). Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi để trang từ vựng tiếng Anh ở
chế độ hạn chế thành viên, có nghĩa là số lượng thành viên của trang chỉ là 48 HV
tham gia thực nghiệm nên khi kiểm tra lượt View hoặc lượt Reach, chúng tôi hoàn toàn
có thể biết được có bao nhiêu người đã xem hoặc tiếp cận với bài đăng mới (Post).
Thực tế làm nghiên cứu cho thấy, trung bình mỗi ngày lượt View là 212 lượt (chia bình
quân cho 48 HV sẽ thấy con số này lớn hơn 4 lần truy cập/HV/ngày như yêu cầu của
nghiên cứu đề ra), số lượng người tiếp cận là 48. Điều này chứng minh được các HV
nhóm thực nghiệm đã thực hiện nghiêm túc việc truy cập vào Facebook nói chung và
trang từ vựng tiếng Anh B1 nói riêng.
Bước 3: Kiểm tra từ vựng đầu vào của HV bằng bài kiểm tra số 1
Bài kiểm tra số 1 gồm 4 bài (tasks), mỗi bài gồm 10 câu hỏi, điều này có nghĩa
tổng số câu hỏi trong bài kiểm tra là 40 câu tương ứng với 40 từ vựng tiếng Anh. Cả 4 bài
đều là những dạng bài tập từ vựng tiếng Anh thường gặp (Read, 2004). 40 từ vựng
tiếng Anh trong 40 câu hỏi được lấy từ cuốn PET Vocabulary List của nhà xuất bản

28



TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015

Cambridge. Những từ vựng này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trong danh sách
các từ vựng thường gặp trong bài thi PET mà cuốn PET Vocabulary List đã liệt kê ra.
Bước 4: Lập trang (Page) Từ vựng tiếng Anh B1, đồng thời cập nhật hệ thống
từ vựng và bài tập từ vựng lên trang này
Vào tháng 02/2014, chúng tôi lập trang (Page) Từ vựng tiếng Anh B1, gồm 48 thành
viên là các HV thuộc nhóm thực nghiệm. Khi trở thành thành viên của trang, các HV này
khi vào tài khoản Facebook của họ thấy các bài đăng của trang này xuất hiện trên Bảng
tin (News Feed) của họ. Có thể HV chỉ vào Facebook để làm một việc cá nhân nào đó
mà không phải vào với mục đích học từ vựng thì những từ vựng này vẫn xuất hiện trước
mắt họ và các HV (một cách không chủ ý) có thêm một lần tiếp cận với những từ vựng
này. Như đã nói ở trên, thực nghiệm này có nguyên tắc tăng tần suất xuất hiện từ mới
trước mắt người học để hỗ trợ khả năng ghi nhớ. Như thế, với việc là thành viên của
trang từ vựng tiếng Anh B1, cùng với tiện ích của Facebook, các HV có thể tiếp cận với
từ vựng bất cứ lúc nào khi họ truy cập vào tài khoản Facebook của họ.
Sau khi trang từ vựng tiếng Anh B1 được xây dựng hoàn chỉnh, chúng tôi liên tục
cập nhật hệ thống từ vựng và bài tập từ vựng tiếng Anh B1 theo 10 chủ điểm lên trang này.
Mỗi chủ điểm có 30 hoặc 40 từ, các từ này được đăng lên trang dưới dạng Bài đăng (Post)
theo chu kỳ tương ứng là 4 hoặc 5 ngày cho mỗi chủ điểm, có nghĩa là mỗi ngày có 10 từ
vựng được cập nhật. Minh họa chi tiết dưới đây là cách cập nhật từ vựng thuộc chủ điểm
có 40 từ, những chủ điểm có 30 từ cũng được thực hiện tương tự như thế.
- Ngày 1: Lần 1 (buổi sáng): Đăng từ mới tiếng Anh kèm phiên âm và nghĩa
tiếng Việt. Lần 2 (buổi chiều): Đăng từ mới tiếng Anh kèm câu ví dụ minh hoạ. Lần 3
(buổi tối): Có 2 lựa chọn, hoặc là đăng tranh minh họa cho từ mới tiếng Anh hoặc đăng
bài tập từ vựng (dưới dạng MCQ, gọi tên tiếng Anh của các hình minh họa…).
- Ngày 2: Thực hiện 2 nhiệm vụ (i) đăng lại 2 lần (buổi sáng và buổi trưa) 10 từ
của ngày 1 bằng cách thêm bình luận vào Bài đăng (Post) có nội dung là các từ mới

tiếng Anh kèm phiên âm và nghĩa tiếng Việt để bài đăng này hiện lại trên Bảng tin
(News feed) của các thành viên; (ii) Cập nhật 10 từ mới của ngày 2, cũng thực hiện 3 lần
đăng tải giống ngày 1.
- Ngày 3: Thực hiện 3 nhiệm vụ (i) đăng lại 1 lần (buổi sáng) 10 từ của ngày 1;
(ii) Đăng lại 2 lần (buổi sáng và buổi trưa) 10 từ của ngày 2; (iii) Cập nhật 10 từ mới
của ngày 3, cũng thực hiện 3 lần đăng tải giống ngày 1.
- Ngày 4: Thực hiện 3 nhiệm vụ (i) đăng lại 1 lần (buổi sáng) 10 từ của ngày 2;
(ii) Đăng lại 2 lần (buổi sáng và buổi trưa) 10 từ của ngày 3; (iii) Cập nhật 10 từ mới
của ngày 4, cũng thực hiện 3 lần đăng tải giống ngày 1.
- Ngày 5: Ôn tập lại 40 từ vựng đã học trong 4 ngày trước bằng cách làm các bài
tập từ vựng liên quan.

29


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015

- Ngày 6, 7, 8, 9, 10,… cũng lặp lại chu trình đăng từ vựng như trên, tuân thủ
theo nguyên tắc cứ mỗi nhóm 10 từ mới được đăng mới 3 lần trong ngày thứ nhất,
đăng nhắc lại 2 lần trong ngày thứ 2, đăng nhắc lại 1 lần nữa trong ngày thứ 3.
Cứ sau mỗi 2 chủ điểm các HV phải làm 01 bài kiểm tra định kỳ về 2 chủ điểm
từ vựng đó (dự kiến là kiểm tra vào ngày thứ 11 nếu 2 chủ điểm có tổng 80 từ; vào
ngày thứ 10 nếu 2 chủ điểm có tổng 70 từ; vào ngày thứ 9 nếu 2 chủ điểm có tổng 60 từ).
Các HV được thông báo trước thời gian kiểm tra và thời hạn gửi bài làm để họ chủ
động sắp xếp thời gian. Các HV cần gửi bài làm của họ cho ban quản trị của trang từ
vựng tiếng Anh B1 thông qua tin nhắn cá nhân. Đáp án sẽ được công bố trên trang sau
khi hết thời hạn nộp bài của tất cả HV.
Bước 5: Kiểm tra từ vựng đầu ra của học viên bằng bài kiểm tra số 2
Sau khi cập nhật hết 340 từ cho 10 chủ điểm và làm các bài kiểm tra định kỳ
trong khoảng thời gian là 49 ngày, tương đương với 7 tuần, ở tuần thứ 8, chúng tôi tiến

hành bài kiểm tra đầu ra (bài kiểm tra số 2) cho cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Bài kiểm tra số 2 có cấu trúc giống hệt bài kiểm tra số 1, nó gồm 4 bài (tasks),
mỗi bài gồm 10 câu hỏi, có nghĩa là tổng số câu hỏi trong bài kiểm tra là 40 câu tương
ứng với 40 từ vựng tiếng Anh. 40 từ vựng tiếng Anh được kiểm tra trong 40 câu hỏi
được lấy từ cuốn PET Vocabulary List của nhà xuất bản Cambridge, 40 từ này chia
đều cho 10 chủ điểm, có nghĩa là mỗi chủ điểm gồm 4 từ. Trong số 40 từ đó có 10 từ
vựng giống với 10 từ vựng được kiểm tra trong bài kiểm tra số 1. Trong 10 từ được
xuất hiện lặp lại 2 lần trong cả 2 bài kiểm tra, có 5/10 từ xuất hiện dưới dạng câu hỏi
giống hệt nhau trong cả 2 bài để đảm bảo độ tin cậy (reliability) của bài kiểm tra và
5 từ còn lại được xuất hiện dưới 2 dạng thức khác nhau trong 2 bài kiểm tra để đảm
bảo rằng các học viên đã thực sự sử dụng được các từ mới này trong ngữ cảnh khác nhau.
30 từ còn lại đều là những từ vựng nằm trong số 340 từ đã được đưa vào thực nghiệm.
Sau khi các học viên hoàn thành bài kiểm tra số 2, chúng tôi tiến hành chấm
điểm bằng cách đếm số lượng câu làm đúng, chia bình quân cho 40 câu và quy ra
thang điểm 10, thực hiện quy tắc làm tròn đến 0,5. Các mức điểm gồm: yếu kém (dưới
5 điểm), trung bình (5 - 6 điểm), khá, giỏi (7 - 10 điểm).
2.3. Kết quả sau khi thực nghiệm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế bài kiểm tra từ vựng cho
học viên hai nhóm: nhóm thực nghiệm (gồm 48 học viên) và nhóm không thực nghiệm
(gồm 48 học viên).
2.3.1. Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm, kết quả kiểm tra từ vựng của nhóm không thực
nghiệm và nhóm thực nghiệm được thể hiện trong bảng sau:

30


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015

Bảng 1. Kết quả kiểm tra trƣớc khi tiến hành thực nghiệm


Nhóm đối chứng
Điểm/ số học viên

Nhóm thực nghiệm
Tỷ lệ (%)

Điểm yếu kém
(dưới 5 điểm) (40HV)
Điểm trung bình
(5 điểm - 6 điểm) (8 HV)

83,34

16,67

Điểm khá, giỏi
(7 điểm - 10 điểm) (0 HV)

Điểm/ số học viên

Tỷ lệ (%)

Điểm yếu kém
(dưới 5 điểm) (38HV)
Điểm trung bình
(5 điểm - 6 điểm) (10 HV)

79,16


20,84

Điểm khá, giỏi

0

(7 điểm - 10 điểm) (0 HV)

0

Kết quả trong bảng cho thấy, chất lượng của 2 nhóm HV ban đầu là tương đối
đồng đều. Vốn từ vựng của học viên rất hạn chế, đối với nhóm không thực nghiệm, đa
số học viên (83,34%) đạt điểm dưới trung bình, 16,67% số học viên đạt mức điểm 5 - 6.
Không có người học nào đạt điểm khá, giỏi.
Đối với nhóm thực nghiệm, kết quả kiểm tra cho thấy 79,16% học viên đạt mức
điểm dưới 5; 20,84% học viên đạt điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm). Cũng như nhóm
không thực nghiệm, không có học viên nào đạt mức điểm khá, giỏi (từ 7 điểm - 10 điểm).
2.3.2 Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm
Bảng 2. Kết quả kiểm tra sau khi tiến hành thực nghiệm
Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Điểm kiểm tra đầu vào
(bài số 1)

Điểm kiểm tra sau khi
thực nghiệm (bài số 2)

Điểm kiểm tra đầu vào

(bài số 1)

Điểm kiểm tra sau khi
thực nghiệm (bài số 2)

Điểm/ số HV

Tỷ lệ

Điểm/số HV

Tỷ lệ

Điểm/số HV

Tỷ lệ

Điểm/số HV

Tỷ lệ

Điểm yếu kém
(dưới 5 điểm)
(40HV)

83,34%

Điểm yếu kém
(dưới 5 điểm)
(30 HV)


62,5%

Điểm yếu kém
(dưới 5 điểm)
(38 HV)

79,16%

Điểm yếu kém
(dưới 5 điểm)
(19 HV)

39,58%

Điểm trung bình
(5 điểm - 6 điểm)

Điểm trung bình

Điểm trung bình

Điểm trung bình

16,67% (5 điểm - 6 điểm) 35,42% (5 điểm - 6 điểm) 20,84% (5 điểm - 6 điểm) 47,92%

(08 HV)

Điểm khá, giỏi
(7 điểm - 10 điểm)

(0 HV)

0%

(17 HV)

(10 HV)

Điểm khá, giỏi

Điểm khá, giỏi

(7 điểm - 10 điểm) 2,08% (7 điểm - 10 điểm)
(1 HV)
(0 HV)

(23 HV)

0%

Điểm khá, giỏi
(7 điểm - 10 điểm) 12,5%
(6 HV)

31


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015

Bảng trên cho thấy, ở nhóm không thực nghiệm, số học viên đạt mức điểm

dưới 5 đã giảm từ 83,34% xuống còn 62,5%, trong khi đó, số học viên đạt mức điểm
trung bình đã tăng từ 16,67% lên 35,42%, có 01 học viên đạt mức điểm khá, giỏi.
Trong khi đó, ở nhóm thực nghiệm, sau khi tiến hành thực nghiệm, số lượng học
viên đạt mức điểm dưới 5 đã giảm mạnh từ 79,16% xuống còn 39,58%. Trong khi đó,
số lượng học viên đạt mức điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm) đã tăng lên gần 2 lần (từ
20,84% lên 47,92%). Điểm nổi bật là số lượng học viên đạt mức điểm khá, giỏi đã tăng
lên đáng kể, từ 0% lên 12,5%. Trong khi đó, ở nhóm không thực nghiệm sử dụng
Facebook chỉ có 01 (2,08%) học viên đạt mức điểm khá, giỏi.
Như vậy, sau khi thống kê, phân tích và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau
thực nghiệm của nhóm không tham gia thực nghiệm và nhóm tham gia thực nghiệm,
kết quả thu được sau quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
+ Ở nhóm không thực nghiệm: số học viên đạt mức điểm dưới 5 có giảm nhưng
không thể bằng với mức giảm ở nhóm thực nghiệm, số học viên đạt mức điểm trung
bình (5 điểm - 6 điểm) có tăng nhưng tăng nhẹ, có 01 học viên đạt điểm khá, giỏi
(7 điểm - 10 điểm).
+ Ở nhóm thực nghiệm, tuy vẫn còn có học viên đạt mức điểm dưới 5, nhưng số
học viên đạt điểm ở mức trung bình và khá, giỏi đã tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy,
việc thực nghiệm hướng dẫn cho học viên cao học không chuyên ngữ tự học và nâng
cao vốn từ vựng tiếng Anh B1 khung tham chiếu châu Âu qua Facebook đã đem lại kết
quả khả quan. Vốn từ vựng của học viên đã được nâng cao một cách rõ rệt.
3. KẾT LUẬN
Kết quả điều tra cho thấy một thực tế là sinh viên nói chung và các học viên cao
học nói riêng ở Trường Đại học Hồng Đức thực sự có hứng thú với mạng xã hội
Facebook, đồng thời họ cũng nhiệt tình hoan nghênh ý tưởng biến Facebook thành
không gian chung để học từ vựng tiếng Anh cấp độ B1 khung tham chiếu châu Âu.
Ngược lại, Facebook trong thực nghiệm đã chứng tỏ được những lợi thế trong việc
giúp học viên tự học từ vựng tiếng Anh B1. Hiệu quả của trang từ vựng tiếng Anh B1
trong việc nâng cao khả năng tự học từ vựng tiếng Anh B1 thực sự khiến những người
làm nghiên cứu chúng tôi hài lòng. Trên thực tế xây dựng trang từ vựng tiếng Anh B1,
sau khi kết thúc thực nghiệm, chúng tôi để trang này ở chế độ mở, không giới hạn số

lượng thành viên thì thấy số lượng người nhấp chuột vào biểu tượng Like không ngừng
tăng lên. Điều đó có nghĩa là những người quan tâm đến vấn đề học từ vựng B1 trên
Facebook là không hề nhỏ và trang mạng từ vựng tiếng Anh B1 mà chúng tôi xây dựng

32


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015

trong thực nghiệm đã có những giá trị thực tiễn nhất định. Kết quả đạt được ngoài thực
nghiệm đó là một niềm khích lệ chúng tôi tiếp tục đầu tư, xây dựng và mở rộng trang
từ vựng tiếng Anh B1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]

[9]
[10]

[11]
[12]

[13]


[14]

Barczyk, C. C. & Duncan, D. G. (2013), Social Networking Media: An approach
for the Teaching of International Business, Journal of Teaching in International
Business, 23 (2), 98-122.
Barr, D. (2004), ICT - Integrating Computers in Teaching. Peter Lang.
Bosch, T. (2009), Using online social networking for teaching and learning:
Facebook use at the University of Cape Town, Communication, 35(2), 185-200.
Cohen, L., Manion, L., & Morrison, K. (2007), Research Methods in Education
(6ed.). London: Routledge.
Graves, M. (2000), Reading for Meaning, Teachers College Press.
Henriksen, B. (1999), Three Dimensions of Vocabulary Development, SSLA, 21,
303-317, Cambridge University Press 0272-2631/99.
Hunston, S., Francis,G., và Manning, E. (1997), Grammar and Vocabulary:
Showing the Connections, ELT Journal, 51(3). Oxford University Press.
Hurt, N.E., Moss, G. S., Bradley, C. L., Larson, L.R. Lovelace, M. D., Prevost,
L. B. Riley, N., Domizi, D., and Camus, M.S. (2012), The Facebook Effect:
College Students Perceptions of Online Discussions in the Age of Social
Networking, International Journal for the Scholarship of Teaching and Learning,
6(2), 1 -24.
Ireland, S. & Kosta, J (2010), Targer PET, Richmond Publishing.
Junco, R. (2011), The relationship between frequency of Facebook use,
participation in Facebook activities, and student engagement, Computers &
Education, 58(1), 162-171.
MacMillan (2008), Destination B1: Grammar & Vocabulary. CUP.
Mazer, P. J., Murphy, E. R. & Simonds, C. S. (2007), I‟ll see you on
“Facebook”: The effects of computer-mediated teacher self-disclosure on
student motivation, affective learning and classroom climate, Communication
Education, 56(1), 1-17.

Medge, C., Meek, J., Wellens, J. & Hooley, T. (2009), Facebook, social
integration and informal learning at university: “It is more for socializing and
talking to friends about work than for actually doing work”, Learning, Media
and Technology, 34(2), 141-155.
Nation, I.S.P. (2001), Learning Vocabulary in Another Language. Cambridge:
Cambridge University Press.

33


TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015

[15] Nguyễn, Thị Quyết (2012), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển từ vựng tiếng
Anh TOEIC qua việc ứng dụng phần mềm hot potatoes cho sinh viên không
chuyên ngữ, Trường Đại học Hồng Đức, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
[16] Ractham, P., Kaewkitipong, L. & Firpo, D. (2012), The Use of Facebook in an
Introductory MIS Course: Social Constructivist Learning Environment, Decision
Sciences Journal of Innovative Education, 10(2), 165-188.
[17] Raisnski, T.V. (2007), Effective teaching of Reading: From Phonics to Fluency.
Cambridge: Cambridge University Press.
[18] Read, J. (2004), Assessing Vocabulary, Cambridge: Cambridge University Press.
[19] Richards, J. (2005) Communicative Language Teaching Today, pp.24-39. RELC
Portfolio Series 13. SEAMEO Regional Language Centre.
[20] University of Cambridge. ESOL Examinations (2012), PET Vocabulary list.
CUP

EXPERIMENTAL INSTRUCTION THE NON-ENGLISH MAJOR
POSTGRADUATE STUDENTS AT HONG DUC UNIVERSITY
SELF-STUDY B1 ENGLISH VOCABULARY COMMON
EUROPEAN FRAMEWORK OF REFERENCE VIA FACEBOOK

Le Hoang Huong, Luu Thi Hong Sam

ABSTRACT
The content of article are design and propose a procedure of updating the system
of vocabulary and B1 English vocabulary exercises Common European Framework of
Reference on Facebook in order to improve self-study ability non-English major
postgraduate students in Hong Duc University. In the light of experimental research,
96 participants selected from non-English major postgraduate students in Hong Duc
University equally divided into 2 groups, one is experimented group and the other is
referenced group. The research results showed that the experimented group produced
more positive results than the other one in terms of memorizing and using new
vocabulary. It could therefore be said that Facebook was proved by the research to be
an effective channel for English vocabulary teaching and learning.
Keywords: Self-study, vocabulary, Facebook social network.

34



×