Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

Luận án tiến sĩ Địa lý: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.01 MB, 270 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
 

NGUYỄN THỊ HOA

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG
TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP 
CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở TỈNH YÊN BÁI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ
 


2

 

THÁI NGUYÊN ­ 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
 

NGUYỄN THỊ HOA

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG 
TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP 
CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Địa lý học


 Mã số: 9310501

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
 

Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
2. PGS.TS. DƯƠNG QUỲNH PHƯƠNG
 


4

THÁI NGUYÊN ­ 2019


5

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết  
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố  trong công  
trình của các tác giả khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Hoa


6

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ  lòng kính trọng và biết  ơn sâu sắc đến  PGS.TS. Nguyễn Thị  
Hồng, PGS.TS. Dương Quỳnh Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ  và động  
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi  xin  chân  thành  cảm   ơn  Ban  Giám   hiệu,   Phòng  Đào  tạo,   Ban   Chủ  
nhiệm Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm ­ Đại học Thái Nguyên, cùng các 
thầy cô giáo thuộc Bộ môn Địa lí kinh tế ­ xã hội và Nghiệp vụ sư phạm đã tạo  
điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả  học tập, nghiên cứu trong thời gian thực  
hiện luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành tỉnh Yên Bái: Tỉnh ủy,  
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên  
Bái, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, Cục Thống kê tỉnh Yên Bái đã tạo  
điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tác giả những tư liệu hết sức cần thiết và quý  
báu để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và  
bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt  
những năm qua để tôi có thể hoàn thành luận án này. 
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hoa


7

MỤC LỤC


8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT
CNH
CNH­HĐH
CN­XD
DT
ĐBKK
ĐKTN
GIS
GTSX
HTX
KH&CN
KT
KT­XH
KTBĐ
NXB
NS
NLN
N­L­TS
NN
NTM
NNK
SL
SX
SXNLN
SXNN
SDTN
TDMNPB
TNTN
TĐPT
UBNN

WTO
VTĐL

Bảo vệ môi trường
Công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa
Công nghiệp ­ xây dựng
Diện tích
Đặc biệt khó khăn
Điều kiện tự nhiên
Hệ thống địa lí
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã
Khoa học và công nghệ
Kinh tế
Kinh tế ­ xã hội
Kiến thức bản địa
Nhà xuất bản
Năng suất
Nông, lâm nghiệp
Nông ­ lâm ­ thủy sản
Nông nghiệp
Nông thôn mới
Nhiều người khác
Sản lượng
Sản xuất
Sản xuất nông, lâm nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Sử dụng tài nguyên
Trung du miền núi phía Bắc

Tài nguyên thiên nhiên
Tốc độ phát triển
Ủy ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới
Vị trí địa lí


9

DANH MỤC BẢNG


10


11

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc phát triển kinh tế  của tất cả các quốc gia, việc khai thác 
nguồn tài nguyên là điều tất yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế  và 
nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, sự  phát triển kinh tế  nhiều nơi trên  
thế giới đã gây ra hậu quả suy thoái và cạn kiệt tài nguyên, đồng thời chất lượng 
môi trường sinh thái tiếp tục suy giảm. Đặc biệt đối với cộng đồng các dân tộc 
sống chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì đây là  
một thách thức không nhỏ. Vậy vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết hài hoà giữa 
lợi ích KT­XH với khả  năng khai thác tài nguyên thiên nhiên và nằm trong giới  
hạn cho phép của tự nhiên. Để đạt được những mục tiêu này cần phải có những 
nghiên cứu mang tính tổng hợp về các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là vấn đề sử 
dụng tài nguyên đất và rừng của cộng đồng các dân tộc trong hoạt động sản xuất  

nông, lâm nghiệp, từ  đó xây dựng cơ  sở  khoa học cho việc sử  dụng hợp lí tài  
nguyên đối với từng lãnh thổ sản xuất. 
Yên Bái là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng và phong phú 
của miền nhiệt đới gió mùa. Vì vậy, Yên Bái có nhiều tiềm năng to lớn cho phát 
triển   KT­XH.   Tuy   nhiên,   cùng   với   sự   phát   triển   kinh   tế   thì   nhiều   nguồn   tài 
nguyên lại có nguy cơ bị cạn kiệt và suy thoái, điều này đã có ảnh hưởng rất lớn  
đến đời sống của của cộng đồng các dân tộc. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Yên 
Bái, các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái,… chiếm tỷ lệ khá lớn, hầu hết cư 
trú trên những địa bàn có điều kiện môi trường địa lí khó khăn, trình độ phát triển  
thấp. Trong sinh kế  lâu đời của mình, cộng đồng các dân tộc gắn bó mật thiết 
với tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là với tài nguyên đất và rừng, xong do trình  
độ  dân trí chưa cao nên khả  năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói  
chung, tài nguyên đất và rừng nói riêng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Sản xuất 
kém phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu chính của đồng  
bào nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm nghiệp, vì vậy, nếu mối quan hệ 
giữa sự  tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số  với việc khai thác tài nguyên thiên  
nhiên không được giải quyết tốt thì đời sống của cộng đồng các dân tộc sẽ chậm 
được cải thiện và khó tránh khỏi nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng môi  
trường. 
Bên cạnh đó, Yên Bái là một tỉnh miền núi, có vị  trí địa lí, vị  thế  địa chính  


12

trị, địa kinh tế qua trọng thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc nước ta. Đây 
là nơi đã và đang có những hoạt động khá sôi động và cũng khá đa dạng của các  
ngành sản xuất, nhất là các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, nhưng đồng thời  
đây cũng là một khu vực lãnh thổ miền núi có tính nhạy cảm cao, có những biến  
động mạnh mẽ, rõ nét về mặt tự nhiên, tài nguyên trong những năm vừa qua. Với 
vị trí chiến lược quan trọng của mình, trong chiến lược phát triển kinh tế  chung 

của toàn khu TDMNPB, tỉnh Yên Bái đã xác định mục tiêu xây dựng chiến lược,  
quy hoạch thành một khu vực kinh tế phát triển, trong đó trọng tâm là phát triển  
hai ngành sản xuất truyền thống, có ý nghĩa quan trọng là các ngành sản xuất  
nông và lâm nghiệp. Đây là một mục tiêu rất lớn, có ý nghĩa đối với địa phương  
ở giai đoạn hiện nay. Tuy vậy để đạt được mục tiêu đề  ra, rõ ràng có rất nhiều  
vấn đề, nhiều những nhiệm vụ  cần được quan tâm giải quyết, trong đó một  
trong những nhiệm vụ quan trọng, có tính cấp thiết cần được làm ngay là đánh 
giá được một cách tổng thể tiềm năng tự nhiên, KT­XH, rà soát thực trạng và dự 
báo được những biến động trong khai thác sử dụng tài nguyên, đề xuất được các  
mô hình sử dụng tài nguyên phù hợp làm cơ sở đề xuất tổ chức không gian phát 
triển KT­XH của tỉnh nói chung và nhất là phát triển hai ngành sản xuất kinh tế 
mũi nhọn là nông nghiệp và lâm nghiệp của địa phương một cách hợp lí, bền 
vững.
Chính vì vậy, sự lựa chọn đề tài của luận án ''Sử  dụng tài nguyên đất và  
rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên  
Bái” để  làm rõ thực trạng sử  dụng tài nguyên đất và rừng trong hoạt động sản 
xuất nông, lâm nghiệp của đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái, trên cơ  sở  đó đề 
xuất được các định hướng, giải pháp sử  dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và  
phát triển bền vững nhằm góp phần thực hiện được các mục tiêu mà tỉnh đề ra.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu những vẫn đề lí luận và thực tiễn, luận án làm sáng 
tỏ được thực trạng sử dụng nguồn tài nguyên đất và rừng của cộng đồng các dân  
tộc  ở  tỉnh Yên Bái thông qua hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ  đó, đề 
xuất các giải pháp và mô hình phát triển kinh tế  nhằm sử dụng có hiệu quả  và  


13

bền vững nguồn tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của các  

dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
Để  đạt được những mục tiêu trên, luận án đã thực hiện những nhiệm vụ 
sau:
­ Tổng quan cơ sở khoa học về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là 
tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, nghiệp lâm nghiệp ở miền núi dưới  
góc độ Địa lí học.
­ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn tài nguyên đất và  
rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái.
­ Đánh giá thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, 
lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái.
­ Xây dựng hệ  thống bản  đồ  hành chính; bản  đồ  địa  hình; bản đồ  thổ 
nhưỡng tỉnh Yên Bái; bản đồ  hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Yên Bái; bản đồ 
phân bố  dân cư và dân tộc tỉnh Yên Bái; bản đồ  hiện trạng phát triển nông, lâm  
nghiệp theo các vùng độ  cao của tỉnh Yên Bái; bản đồ  định hướng không gian  
phân bố nông, lâm nghiệp tỉnh Yên Bái…
­ Đề xuất một số giải pháp và mô hình nhằm sử dụng có hiệu quả, bền vững 
tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc tại  
tỉnh Yên Bái.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
 ­ Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng nguồn tài  
nguyên đất và rừng. Phân tích, đánh giá việc sử dụng tài nguyên đất và rừng của cộng  
đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái thông qua hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp trên 
các địa bàn vùng thấp, vùng giữa và vùng cao.
­ Trên cơ sở phân tích, đánh giá tài nguyên đất và rừng, việc sử dụng tài nguyên  
đất và rừng của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái, đề xuất một số giải pháp và mô 
hình nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng tài nguyên đất và rừng theo 
hướng phát triển bền vững.
3.2. Đối tượng nghiên cứu



14

Dựa trên cơ sở nội dung nghiên cứu thì đề tài sẽ nghiên cứu tập trung vào 2 
đối tượng: Việc sử dụng tài nguyên đất và rừng; Vấn đề phát triển nông, lâm nghiệp  
của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái.
3.3. Không gian nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu trên toàn bộ tỉnh Yên Bái: Bao gồm 01 thành phố, 01 
thị xã và 07 huyện. Trong đó tập trung nghiên cứu sâu vào 03 huyện: Huyện Yên 
Bình (đại diện cho vùng thấp), huyện Văn Chấn (đại diện cho vùng giữa) và 
huyện Mù Cang Chải (đại diện cho vùng cao).
3.4. Thời gian nghiên cứu
­ Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2005 ­ 2016.
­ Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên đất và 
rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái 
trong giai đoạn 2015 ­ 2017.
­ Các giải pháp được nghiên cứu và đề  xuất cho giai đoạn đến năm 20 20, 
tầm nhìn đến năm 2030.
4. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành 
một thể thống nhất, hoàn chỉnh được gọi là một hệ  thống. Mỗi hệ thống lại có  
khả năng phân chia thành các hệ thống các cấp thấp hơn và chúng luôn vận động  
tác động tương hỗ lẫn nhau. Các thành phần tạo nên cấu trúc bên trong của một  
hệ thống có mối quan hệ tương hỗ mật thiết với nhau. Khi một thành phần nào  
đó thay đổi sẽ  kéo theo sự  thay đổi của các thành phần khác và có khi làm thay 
đổi cả hệ thống đó. Tính hệ thống làm cách tiếp cận trở nên lôgic, thông suốt và 
sâu sắc. Trong đề tài này, nghiên cứu việc sử dụng tài nguyên đất và rừng trong 

sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc  ở  tỉnh Yên Bái được đặt  
trong mối quan hệ  giữa phát triển kinh tế  của tỉnh và cả  nước. Khi nghiên cứu  
đất và rừng đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế xã hội. Các hệ thống có  
mối quan hệ  tương tác, mật thiết với nhau. Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối  
quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố trong một hệ thống và 


15

giữa các hệ thống để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp 
Trong nghiên cứu địa lí, quan điểm tổng hợp là một quan điểm chủ  đạo, 
xuyên suốt trong cách nhìn nhận và đánh giá các điều kiện tự  nhiên, tài nguyên  
thiên nhiên, KT­XH. Bản chất của quan điểm này trong nghiên cứu lãnh thổ  là 
nghiên cứu một đối tượng cần phải xem xét cả  các đối tượng khác vì chúng có  
mối quan hệ chặt chẽ và tạo thành một thể thống nhất. 
Tỉnh Yên Bái là một thể tổng hợp bao gồm các yếu tố tự nhiên, KT­XH có 
mối quan hệ  chặt chẽ, tác động  ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Quan điểm  
tổng hợp thể  lãnh thổ  hiện rõ việc nghiên cứu việc sử  dụng tài nguyên đất và  
rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các 
yếu tố tự nhiên và KT­XH.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong một không gian  
lãnh thổ nhất định. Khi nghiên cứu phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của lãnh thổ đến  
khía cạnh nghiên cứu, tìm ra các qui luật phát triển và đưa ra những định hướng  
tốt nhằm khai thác có hiệu quả  những nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản  
xuất nông, lâm nghiệp. Đặc biệt chú ý tới sự  khác biệt lãnh thổ  trong quá trình 
phát triển kinh tế. Các khu vực khác nhau, kết hợp với sự phân hóa không gian,  
cũng như việc tổ chức hợp lí quá trình sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Ngày nay, nghiên cứu sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế 
đều   phải   tuân   thủ   nguyên   tắc   phát   triển   bền   vững.   Bền   vững   KT­XH,   môi 
trường được thể  hiện trong khai thác, sử  dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên,  
mang lại hiệu quả  kinh tế  cao nhất, có cách thức khai thác tốt nhất, đảm bảo 
nguồn tài nguyên cho thế  hệ  mai sau, đảm bảo cân bằng sinh thái và cải thiện  
môi trường tài nguyên. Phát triển bền vững được coi là tiêu chí ưu tiên hàng đầu  
trong hoạt động nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất và rừng cho các mục đích cụ 
thể. 
Quan điểm phát triển bền vững là cơ sở cho luận án định hướng trong phát 
triển các ngành kinh tế, kiến nghị khai thác tài nguyên, bố  trí không gian  ưu tiên 
phát triển các ngành sản xuất cho Yên Bái theo hướng sử dụng hợp lí tài nguyên  


16

đất và rừng. Khai thác và sử dụng tài nguyên của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên  
Bái phải nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chú trọng đến ổn 
định xã hội, nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người dân và các vấn đề 
môi trường, hạn chế thấp nhất tác động xấu đến môi trường do các hoạt động 
sản xuất gây ra. Đảm bảo một nền sản xuất được phát triển bền vững trên mọi  
khía cạnh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
4.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Trong luận án, số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu chính thức của  
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các viện  
nghiên cứu có liên quan; các Website chuyên ngành, các ấn phẩm khoa học cũng  
như các tổ chức có liên quan tại tỉnh Yên Bái.
­ Đặc điểm về  điều kiện tự  nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Thu thập các 
thông tin có tại Sở  Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái; Sở  Nông nghiệp và  

Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái; Văn phòng UBND tỉnh Yên Bái.
­ Đặc điểm về tỉnh hình KT­XH: Thu thập số liệu tại Bộ kế hoạch và Đầu 
tư; Cục thống kê tỉnh Yên Bái; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái; Ban dân tộc  
tỉnh Yên Bái; Văn phòng UBND tỉnh Yên Bái.
­ Số liệu về sử dụng đất và rừng: Số liệu được thu thập tại Tổng cục quản 
lý đất vùng; Tổng cục lâm nghiệp; Sở  Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái;  
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái và tại các phòng tài nguyên 
và môi trường của các huyện trong tỉnh.
Các dữ liệu sau khi thu thập được rà soát, thẩm định tính thống nhất, chọn  
lọc và phân tích sao cho phù hợp với yêu cầu của luận án.
4.1.1.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 
Căn cứ  vào mục tiêu, đối tượng và thời gian nghiên cứu của luận án. Tác  
giả lựa chọn hình thức điều tra, phiếu điều tra để điều tra các thông tin phục vụ 
cho luận án. Hình thức tiến hành điều tra phiếu thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên 
(chọn ngẫu nhiên một số đơn vị đại diện trong toàn bộ các đơn vị tổng thể chung 
để  điều tra, xong dùng kết quả  điều tra đó suy ra đặc điểm của toàn tổng thể 
chung).
­ Chọn mẫu điều tra
Mục tiêu nghiên cứu của đề  tài là vấn đề  sử  dụng tài nguyên đất và rừng  
của cộng đồng các dân tộc trong sản xuất nông, lâm nghiệp  ở  ba vùng: Vùng 


17

thấp, vùng giữa và vùng cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Để  đạt được mục tiêu và 
nội dung nghiên cứu, đề  tài lựa chọn đơn vị  mẫu điều tra  ở  vùng thấp là chọn 
ngẫu nhiên các hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh của huyện Yên Bình; vùng giữa là  
các hộ gia đình dân tộc Dao của huyện Văn Chấn và vùng cao là các hộ gia đình  
dân tộc Mông của huyện Mù Cang Chải với tổng số  240 phiếu điều tra. Mỗi 
huyện chọn từ  2 xã để  điều tra với số  phiếu tương đương nhau  ở  tất cả  các 

huyện (80 phiếu/huyện).
Các hộ  gia đình được chọn ngẫu nhiên để  phỏng vấn, điều tra cần thỏa 
mãn điều kiện có thời gian định cư tại tỉnh Yên Bái và thời gian hoạt động nông 
nghiệp từ  5 năm trở  lên và đang canh tác ít nhất 2 kiểu sử  dụng đất nông, lâm 
nghiệp chính.
Bảng 1. Lựa chọn mẫu điều tra
Số TT

Đơn vị chọn mẫu
­ Huyện Yên Bình 
1. Vùng thấp
+ Xã Thịnh Hưng
            + Xã Đại Minh
­ Huyện Văn Chấn
2. Vùng giữa             + Xã Đồng khê
            + Xã Sơn Thịnh
­ Huyện Mù Cang Chải
3. Vùng cao
+ Xã La Pán Tẩn
+Xã Chế Cu Nha

Số hộ
80
40
40
           80
40
40
80
40

40

Số phiếu
80
40
40
80
40
40
80
40
40

Nội dung điều tra
­ Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình: Họ tên chủ hộ, dân tộc, tuổi và giới  
tính của chủ hộ, nhân khẩu, trình độ học vấn…
­ Các thông tin về sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp: Diện tích đất nông  
nghiệp, tình hình sử đất nông nghiệp, phương thức canh tác, mức độ đầu tư thâm  
canh, kiến thức bản địa, mức độ  áp dụng khoa học ­ kỹ  thuật trong sản xuất,  
mức độ tiếp cận vốn, thị trường…
­ Các thông tin về  trồng, quản lý và khai thác rừng: Diện tích rừng trồng,  
rừng quản lý, các sản phẩm khai thác từ rừng, kiến thức bản địa trong trồng và  
bảo vệ rừng, nguồn thu từ rừng…
­ Các thông tin về hiệu quả sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất 
nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc:
 Hiệu quả về kinh tế: Dựa trên hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng.


18


 Hiệu quả  về  xã hội: Dựa trên việc giải quyết nhu cầu lao động, mức độ 
chấp nhận của người sử  dụng đất, mức độ  phù hợp với chiến lược phát triển  
quy hoạch của địa phương và của ngành.
 Hiệu quả môi trường: Gồm các thông tin điều tra như nâng cao độ che phủ, 
giảm mức độ ô nhiễm đất, giảm xói mòn, thoái hóa…
4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa 
Khảo sát thực địa nhằm thu thập, bổ  sung tài liệu, tìm hiểu thực tế  quy  
hoạch sử dụng đất và rừng ở các địa bàn và kiểm chứng kết quả nghiên cứu. Tác  
giả tiến hành khảo sát các địa phương khác nhau của tỉnh Yên Bái nhằm tìm hiểu  
về  hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp  
của cộng đồng các dân tộc, trong đó đặc biệt chú trọng đến các tri thức bản địa  
của người dân về  sử  dụng đất và rừng, tìm hiểu các mô hình canh tác, các vấn  
đề  về  sản xuất của từng địa bàn. Khi khảo sát tác giả  có chụp ảnh, phỏng vấn 
nhanh có sự tham gia của người dân về các nội dung nghiên cứu. Đây là những tư 
liệu thực tế  quan trọng nhằm minh hoạ, chỉnh lí và bổ  sung cho những nghiên 
cứu lí thuyết. Các tuyến khảo sát bao gồm: Huyện Yên Bình, huyện Văn Chấn 
và huyện Mù Cang Chải.
4.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
­ Phân lớp thống kê: Sử dụng phương pháp này nhằm để phân chia đất vùng  
theo mục đích sử dụng cho từng loại hình sử dụng đất, theo độ dốc, theo địa hình…
­ Bảng thống kê: Các số  liệu thu thập được, được xử  lí, sắp xếp thành  
bảng thống kê giúp đối chiếu, so sánh và phân tích theo các phương pháp khác  
nhau nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án. Các loại bảng được sử 
dụng trong luận án này bao gồm cả bảng đơn giản, bảng kết hợp và bảng phân  
tổ.
­ Biểu đồ: Các số  liệu được thể  hiện qua biểu đồ  trong luận án gồm các 
biểu đồ  hình tròn, biểu đồ  hình cột, biểu đồ  đường biểu diễn nhằm biểu thị và  
so sánh về sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của  
cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái.
4.2.4. Phương pháp sử dụng công nghệ GIS

Sử  dụng công nghệ  GIS: Để  số  hóa và vẽ  các bản đồ, biểu đồ  một cách  
chính xác mang tính khoa học cao. Trong luận án tác giả đã vận dụng các phương  
pháp này để  tích hợp, phân loại và chuẩn hóa những dữ  liệu về  tài nguyên đất, 


19

rừng thông qua các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Chồng xếp các lớp dữ 
liệu, xây dựng các biểu đồ, bản đồ chuyên đề. 
Phương pháp GIS được kết hợp với phương pháp viễn thám để hiệu chỉnh,  
cập nhật về  hiện trạng tài nguyên rừng, hiện trạng sử dụng đất trong sản xuất 
nông, lâm nghiệp. Các phần mềm GIS và viễn thám được sử dụng trong luận án: 
AreGIS 10 dùng chuẩn hóa dữ  liệu, xử  lí và phân tích không gian. MapInfo 11 
dùng thành lập bản đồ chuyên đề. ErDas Imagine 9.3 dùng hiệu chỉnh bản đồ. 
4.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần
Trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập, bằng phương pháp phân tích tổng hợp  
phân tích đánh giá tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên 
đất và rừng trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của các dân tộc, nhằm đề 
xuất kiến nghị giải pháp sử dụng bền vững và có hiệu quả nhất tài nguyên đất và  
rừng trong sản xuất của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái.
4.2.6. Phương pháp so sánh địa lí
Đây là phương pháp phổ biến dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc 
định tính, so sánh các mối quan hệ  không gian và thời gian giữa các ngành, các 
lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ về tự nhiên và nhân văn, so sánh phân  
tích các chỉ  tiêu, các hoạt động kinh tế  đã được lượng hóa có cùng nội dung,  
tính chất tương tự để  xác định mức độ  biến động của các chỉ  tiêu. Trên cơ  sở 
đó rút ra bản chất của các hiện tượng kinh tế, hiện tượng địa lí và xây dựng mô  
hình phát triển kinh tế hợp lí.
4.2.7. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo nhằm xác định hướng chiến lược và các mục tiêu, kịch  

bản phát triển trước mắt và lâu dài của đối tượng nghiên cứu địa lí kinh tế một 
cách có cơ  sở khoa học phù hợp với các điều kiện và xu thế phát triển của thời  
đại.
Sử dụng phương pháp dự báo ta căn cứ  vào số  liệu thu thập, xử lí số  liệu  
trong quá khứ  và hiện tại từ  đó xác định được hiệu quả  cũng như  xu thế  của  
việc sử dụng tài nguyên đất và rừng vào trong các hoạt động sản xuất nông, lâm  
nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái.
4.2.8. Phương pháp chuyên gia


20

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập, xử lí những đánh giá, dự 
báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực hẹp của  
khoa học kĩ thuật hoặc sản xuất, nhằm đưa ra được các kết luận, các kiến nghị,  
các quyết định và các phương án trong việc sử dụng tài nguyên đất, rừng trong  
sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiệu quả,  
hợp lí.
5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng tài nguyên đất và rừng
­ Diện tích và tỷ  lệ  diện tích đất, rừng đã sử  dụng cho nông, lâm và ngư 
nghiệp trên tổng quỹ đất tự nhiên.
­ Diện tích và cơ cấu diện tích đất vùng phân bổ cho các lĩnh vực trong nội 
bộ  ngành nông, lâm và ngư  nghiệp (đất SXNN, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng 
thủy  sản, đất nông nghiệp khác).
Diện tích và tỷ  lệ  diện tích đất, rừng có khả  năng phát triển nông, lâm và  
ngư nghiệp chưa được sử dụng.
Hệ  số  sử  dụng đất (hệ  số  lần trồng): là hệ  số  giữa tổng diện tích gieo  
trồng tính trên tổng diện tích canh tác trong một năm.
 

Công thức này được sử  dụng để  tính hệ  số  quay vòng của đất, hệ  số  sử 
dụng ruộng đất càng lớn thì năng suất đất vùng sẽ càng cao.
5.2. Nhóm chỉ  tiêu phản ánh kết quả  kinh tế  trong sử  dụng tài đất và rừng  
trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp
 Năng suất bình quân (AP): Là mức sản lượng thu được trong quá trình điều 
tra đối với từng loại cây trồng cụ thể trên một đơn vị diện tích.
Sản lượng
Diện tích gieo trồng
Giá trị  sản xuất (GO): là toàn bộ  giá trị  của cải vật chất và dịch vụ  được 
Năng suất bình quân =

tạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm).
Công thức tính: 
Trong đó:

GO là giá trị sản xuất
Q là khối lượng sản 

phẩm 


21

P là đơn giá sản phẩm i

Năng suất đất vùng: được đo bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trên một đơn 
vị  diện tích đất canh tác. Trong nghiên cứu này, GO là toàn bộ  sản phẩm thu  
được quy ra tiền theo giá thị trường trên một hecta đất canh tác.
Giá trị sản xuất
Diện tích canh tác

Chi  phí  trung  gian  (IC):  là  toàn  bộ  các  khoản  chi  phí  vật  chất  và  dịch  vụ 
Năng suất đất vùng =

được  sử  dụng  trong quá trình sản xuất (tính theo chu kỳ  của GO). Trong nông  
nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: giống cây, phân bón, 
thuốc trừ sâu,…
Công thức tính:
 
Trong đó: 

IC là chi phí trung gian
Cj là khoản chi phí thứ j trong vụ sản xuất

Giá trị gia tăng (VA): là giá trị  sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành 
sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ  sản xuất. VA được tính bằng  
hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
Công thức tính: 

VA = GO ­ IC

Thu nhập hỗn hợp (MI):  là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất 
bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích (tính 
theo chu kỳ của GO).
Công thức tính: 
Trong đó:

MI = GO ­ IC ­ (A + T + lao động thuê)
MI: thu nhập hỗn hợp.
GO: tổng giá trị sản xuất. 
IC: chi phí trung gian.

A: khấu hao tài sản cố định.
T: các khoản thuế, phí phải nộp.

 Giá trị ngày công: Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một  
ngày lao động sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh, xen  
canh.


22

Giá trị của ngày công lao động = Thu nhập hỗn hợp/ số công lao động
5.3. Nhóm chỉ  tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế  việc sử dụng tài nguyên đất và  
rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp
Tỷ  suất giá trị  sản xuất theo chi phí (TGO):  là tỷ  số  giá trị  sản xuất tính 
bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong 1 chu kỳ sản xuất.
Công thức: 

TGO = GO/IC (lần)

Tỷ  suất giá trị  tăng thêm theo chi phí (TVA): Là tỷ  số  giá trị  tăng thêm tính 
bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một kỳ sản xuất.
Công thức: 

TVA = VA/IC

Tỷ  suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): là tỷ số  thu nhập 
hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một 
chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: 
Trong đó:


MI = GO ­ IC ­ (A + T + lao động thuê)
MI: thu nhập hỗn hợp.
GO: tổng giá trị sản xuất. 
IC: chi phí trung gian.
A: khấu hao tài sản cố định.
T: các khoản thuế, phí phải nộp.

Giá trị ngày công: Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một 
ngày lao động sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh, xen  
canh.
Giá trị của ngày công lao động = Thu nhập hỗn hợp/ số công lao động
5.4.   Những   chỉ   tiêu   phản   ánh   hiệu   quả   kinh   tế   trong   sử   dụng   đất   nông  
nghiệp
Tỷ  suất giá trị  sản xuất theo chi phí (TGO):  là tỷ  số  giá trị  sản xuất tính 
bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong 1 chu kỳ sản xuất.
Công thức: 

TGO=GO/IC


23

Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình 
quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức: 

TVA = VA/IC

Tỷ  suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI):  là tỷ  số  thu nhập 

hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một 
chu kỳ sản xuất.
Công thức: 

TMI = MI/IC

Tỷ  suất giá trị  sản xuất theo công lao động (TGOLĐ): là tỷ  số  giá trị  tăng 
thêm tính bình quân trên một đơn vị  diện tích với số  công lao động đầu tư  cho  
một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: 

TGOLĐ = GO/công lao động

Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động (TVALĐ): là tỷ số giá trị gia tăng 
tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu  
kỳ sản xuất.
Công thức tính: 

TVALĐ = VA/công lao động

Tỷ  suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ): là tỷ  số  thu nhập 
hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho 
một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: 

TMILĐ = MI/công lao động

6. Các luận điểm bảo vệ
­ Luận điểm 1: Sử  dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm 
nghiệp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái bị  quyết định bởi các điều kiện  

về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; các điều kiện về kinh tế ­ xã hội;  đặc điểm 
cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái.


24

­  Luận điểm 2:  Tiếp cận phương pháp phân tích, đánh giá hiện trạng tài 
nguyên để đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, 
lâm nghiệp của đồng bào dân tộc tỉnh Yên Bái. Kết quả đánh giá tổng hợp là cơ 
sở  phục vụ  cho định hướng sử  dụng tài nguyên đất và rừng bền vững có hiệu 
quả trong sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. 
7. Những điểm mới của luận án
­ Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên đất và 
rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn nghiên 
cứu.
­ Đánh giá được thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất 
nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái theo các vùng (vùng  
thấp, vùng giữa và vùng cao).
­ Việc phân tích, đánh giá tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm  
nghiệp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái đã thiết lập được cơ sở khoa học 
tin cậy để định hướng phát triển kinh tế ­ xã hội tỉnh Yên Bái. Trên cơ sở đó, đề 
xuất được một số giải pháp, mô hình nhằm sử dụng có hiệu quả và bền vững tài  
nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc trên  
địa bàn nghiên cứu.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
8.1. Ý nghĩa khoa học
Kế thừa những tư  tưởng, những thành tựu của các học giả  tiêu biểu trong  
và ngoài nước, luận án sẽ làm phong phú thêm cơ  sở  lý luận và thực tiễn trong  
việc phân tích, đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên cho phát triển sản xuất. 
Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sử dụng tài  

nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc tỉnh 
Yên Bái. 
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị giúp các nhà hoạch định chính 
sách, các nhà quy hoạch xây dựng định hướng chiến lược, tổ  chức không gian 


25

lãnh thổ  phát triển KT­XH của tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh vùng núi phía 
Bắc nói chung theo hướng bền vững.
9. Cơ sở tài liệu và cấu trúc của luận án
9.1. Cơ sở tài liệu
Ngoài những tài liệu, công trình nghiên cứu lí luận, thực tiễn trong và ngoài 
nước, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ  của luận án, tác giả  đã sử  dụng  
một số tài liệu sau:
­ Cơ sở dữ liệu bản đồ  nền và chuyên đề: bản đồ  địa hình tỉnh Yên Bái tỷ 
lệ  1:50.000 và các bản đồ  thành phần bao gồm bản đồ  hiện trạng và quy hoạc 
rừng, thổ nhưỡng (tỷ lệ 1: 100.000 và 1: 50.000), hiện trạng sử dụng đất, bản đồ 
nông nghiệp tỉnh Yên Bái.
­ Các đề  tài nghiên cứu, dự  án, báo cáo khoa học về  điều tra điều kiện tự 
nhiên, tài nguyên và môi trường, về  KT­XH, sách Niên giám thống kê tỉnh Yên 
Bái trong giai đoạn 2005­2017.
9.2. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án gồm 3 chương nội dung với  
tổng số 155 trang. Luận án đã có 34 bảng, hình và 11 bản đồ chuyên đề thể hiện 
kết quả nghiên cứu.
Chương 1. Cơ  sở  khoa học về  tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông, lâm 
nghiệp, cộng đồng các dân tộc.
Chương 2: Các nhân tố   ảnh hưởng tới sự  phát triển sản xuất nông, lâm 

nghiệp tỉnh Yên Bái.
Chương 3. Thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông,  
lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Chương 4. Giải pháp và mô hình phát triển kinh tế nhằm sử dụng bền vững  
tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc  
tỉnh Yên Bái.


×