BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
VÙNG CỬA BA LẠT, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Khoa học đất
Mã số: 62.62.01.03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2013
Công trình hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH
2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG
Phản biện 1: PGS. TS. Lê Thái Bạt
Hội Khoa học đất
Phản biện 2: PGS. TS. Hồ Quang Đức
Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa
Phản biện 3: PGS. TS. Trần Văn Chính
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính bền vững đã được nhìn nhận một cách rộng khắp như một đặc trưng quan
trọng trong các hoạt động của con người. Vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam
Định là vùng tiêu biểu cho mẫu chuẩn của hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở miền Bắc
Việt Nam, bao gồm cả vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy. Đây là một trong
số những hệ sinh thái quan trọng nhất trên trái đất được ví như lá phổi xanh của một vùng
với các giá trị đặc thù như đa dạng sinh học, phong phú về nguồn gien, duy trì hệ sinh thái
tự nhiên năng suất cao, điều hòa khí hậu, lọc sạch nước thải, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch
sử, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên việc sử dụng đất hướng tới mục
tiêu phục hồi và bền vững chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu
sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định” được thực hiện
với những nghiên cứu chi tiết từng loại hình sử dụng đất theo các khu vực đặc thù để góp
phần tìm ra những định hướng chính trong sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tiềm năng đất, đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của đất đai, đề xuất
giải pháp sử dụng bền vững cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản vùng
Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
+ Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững, bổ sung vào
phương pháp luận về đánh giá tiềm năng đất đai để có nhiều lựa chọn phù hợp với các
quy mô khác nhau trong sử dụng đất.
+ Bổ sung vào phương pháp luận cho việc nghiên cứu đánh giá sử dụng bền vững
đất vùng cửa sông ven biển Việt Nam. Đặc biệt đóng góp cơ sở khoa học cho việc đề xuất
sử dụng đất bền vững ở những vùng bãi bồi cửa sông thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất được giải pháp sử dụng đất bền vững cho vùng Cửa
Ba Lạt, giúp địa phương khai thác có hiệu quả, sử dụng khôn khéo và bền vững đối với
các nguồn tài nguyên trong khu vực.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường của vùng Cửa Ba Lạt
- Các loại hình sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vùng đất và bãi bồi nằm ở phía Nam Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định
(thuộc địa bàn các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải), được giới
hạn ở nghiên cứu đánh giá sử dụng bền vững đất nông, lâm nghiệp, thủy sản của vùng.
2
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Lựa chọn và đề xuất được các loại hình sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven
biển vừa đáp ứng hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường vừa đáp ứng mục tiêu bảo vệ tài
nguyên.
- Bổ sung cơ sở dữ liệu đánh giá chất lượng đất và tiềm năng sử dụng đất sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản của vùng cửa sông trên quan điểm khai thác sử dụng đất hiệu
quả bền vững bằng phương pháp đánh giá tổng hợp đa chỉ tiêu MCE.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá sử dụng đất bền vững
1.1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất bền vững
Nghiên cứu đánh giá sử dụng đất bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng
như các tổ chức quốc tế quan tâm. Tổ chức Lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc
(FAO),1976 đã đề ra tiêu chí khái quát về đánh giá sử dụng đất bền vững, tiếp đó các nhà
khoa học như Smith và Dumanski,1993 cũng đưa ra quan điểm về sử dụng đất bền vững.
Cộng đồng khoa học Thế giới, đứng đầu là Hội khoa học đất quốc tế, Ủy ban về nghiên
cứu đất, Ngân hàng thế giới (WB), Trung tâm Phát triển phân bón quốc tế, Tổ chức
Rockefeler và nhiều cơ quan khác đã phối hợp với nhau để xây dựng một khung chung
cho việc đánh giá quản lý đất bền vững. Ở Việt Nam các nghiên cứu cho thấy thực tế việc
sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây
trồng; đảm bảo việc làm, tăng giá trị ngày công, nâng cao thu nhập của người lao động;
chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian, việc sử dụng đất không ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống của con người và các sinh vật.
1.1.2. Nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới và Việt Nam
Nhiều phương pháp đánh giá đất đã được các quốc gia áp dụng trong đó phổ biến nhất
là đánh giá đất ở Liên Xô (cũ), đánh giá đất ở Hoa Kỳ và đánh giá đất thích hợp của tổ
chức FAO. Khi khoa học công nghệ phát triển việc ứng dụng phương pháp đánh giá đất
của FAO bằng đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trong đánh giá đất cho quản lý sử dụng đất bền
vững được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, đóng góp thêm vào cơ sở lý
luận đánh giá đất bền vững.
Ở Việt Nam phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp theo FAO bắt đầu được
nghiên cứu áp dụng trên phạm vi toàn quốc, các vùng, cấp tỉnh và cấp huyện từ những năm
1986 đến nay. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đã phân lập và lựa chọn các loại hình sử
dụng có triển vọng của vùng nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá sử dụng đất ở
phạm vi hẹp như cấp huyện còn đề cập tới các vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh tế, xã
hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất nhưng chủ yếu là những so sánh định tính. Việc
ứng dụng đánh giá đất theo FAO và kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trong đánh giá đất
3
cho quản lý sử dụng đất bền vững đã được một số tác giả nghiên cứu cho kết quả khả quan ở
phạm vi hẹp như:Lê Quang Trí và cộng sự đánh giá đất cho xã Song Phú huyện Tam Bình,
Huỳnh Văn Chương và cộng sự với đánh giá đất trồng cây cao su vùng đồi núi huyện Hương
Trà, Lê Cảnh Định (2011) đánh giá đất nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng.
1.2. Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển
1.2.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển dựa trên
3 nhóm yêu cầu sau:
Xây dựng phương thức sử dụng đất thích hợp điều kiện tự nhiên
Duy trì và tái tạo tài nguyên và các nguồn lợi
Bảo vệ đất vùng cửa sông ven biển
1.2.2. Sử dụng đất vùng cửa sông ven biển theo hướng phát triển bền vững
Nhìn chung việc sử dụng đất ở vùng cửa sông, ven biển trên thế giới cho thấy việc
bảo vệ môi trường chưa được quan tâm nhiều ở thế kỷ trước (Valiela và cs,2001), song
song với việc mở rộng diện tích nuôi trồng khai thác thủy sản với tỷ lệ diện tích tăng 38%
là sự chặt phá làm giảm 35% diện tích rừng ngập mặn. Những năm đầu thế kỷ 21 theo
chiến lược phát triển bền vững các quốc gia đã tập trung hướng tới một số loại hình sử
dụng đất có tính bền vững cao là rừng (tự nhiên, rừng trồng) nhằm chắn sóng, chắn gió
phòng hộ vùng ven biển và nội đồng,nuôi trồng thủy sản với tỷ lệ diện tích vừa phải (20%
so với rừng ngập mặn) nhằm đảm bảo cả mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường
Diện tích đất vùng cửa sông ven biển Việt Nam khoảng 2,8 triệu ha, trong đó đất sản
xuất nông lâm ngư nghiệp có 12 kiểu sử dụng thuộc 8 loại hình sử dụng đất (LUT) với
diện tích tự nhiên là 2.440.214 ha. Theo các kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Viện Khoa học Việt Nam cho thấy tại đây có 4 loại hình sử dụng đất hiệu
quả và có triển vọng phát triển bao gồm:chuyên nuôi trồng thủy sản, chuyên lúa (2 vụ
lúa),lâm - ngư kết hợp, chuyên rừng ngập mặn.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng
đất vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ
Nghiên cứu chất lượng đất nông nghiệp và nước nuôi trồng thủy sản vùng Cửa Ba
Lạt, huyện Giao Thủy
Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa
Ba Lạt huyện Giao Thuỷ
Nghiên cứu mô hình sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản của vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ.
Đề xuất giải pháp sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ theo hướng phát
triển bền vững.
4
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập và xử lý các nguồn số
liệu và tài liệu có sẵn
- Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu sơ cấp: Điều tra xác định các loại hình sử
dụng và các hệ thống sử dụng đất thông qua các phiếu điều tra nông hộ.
2.2.2. Phương pháp điều tra, phân loại lập bản đồ đất theo FAO – UNESCO
Kế thừa kết quả phân loại đất từ bản đồ đất tỉnh Nam Định tỷ lệ 1/50.000; bản đồ đất
huyện Giao thủy tỷ lệ 1/25.000 (Trạm Nông hóa và cải tạo đất tỉnh Nam Định, 2001; Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2004), các loại đất trong vùng nghiên cứu được phúc tra
lại qua việc điều tra, đào, mô tả và lấy mẫu 15 phẫu diện chính, 5 phẫu diện phụ theo hướng
dẫn của FAO-UNESCO (FAO, 1990).
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu đất, nước
Vận dụng phương pháp lấy mẫu đất thổ nhưỡng, đất nông hóa, mẫu bùn đáy, mẫu
nước theo cẩm nang sử dụng đất (2009) và các tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành.
2.2.4. Phương pháp phân tích đất, nước. Phân tích một số chỉ tiêu về lý, hoá học đất,
nước, bùn đáy được thực hiện tại Phòng Phân tích JICA của khoa Tài nguyên và Môi trường
- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, bằng các phương pháp phân tích thông dụng theo sổ
tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998)
2.2.5. Phương pháp đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp bằng tích hợp GIS và
đánh giá đa chỉ tiêu (MCE- MultiCriteria Evaluation)
2.2.5.1.Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:thông qua đánh giá độc lập từng yếu
tố kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất theo hướng dẫn của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn (2009), các tiêu chí đánh giá gồm:
- Hiệu quả kinh tế: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và hiệu quả trên một đơn vị chi
phí vật chất hiệu quả đầu tư).
- Hiệu quả xã hội: Khả năng thu hút lao động; phù hợp năng lực nông hộ; được sự
chấp nhận của nông hộ và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Hiệu quả môi trường: Năng suất sinh học; Tăng khả năng che phủ đất và phòng
hộ của rừng; Duy trì bảo vệ, đất, môi trường; Giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm đất, nước.
2.2.5.2 Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất bằng phương pháp đánh giá đa chỉ
tiêu (MCE) và tích hợp GIS.
Áp dụng phương pháp MCE để đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh
tế, xã hội, môi trường) và đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất tại vùng Cửa Ba
Lạt. Đây là phương pháp kết hợp các thông tin từ một số các chỉ tiêu thành một dạng chỉ số
duy nhất trong đánh giá.
Các bước đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các kiểu sử dụng đất như sau:
a) Xác định trọng số (Wi) của các yếu tố theo quy trình đánh giá đa chỉ tiêu (MCE).
Trọng số các chỉ tiêu được tính toán thông qua ma trận so sánh cặp đôi. Quá trình tính toán
5
mức độ ưu tiên bao gồm 3 bước:
Bước 1. So sánh cặp đôi: dùng để xác định tầm quan trọng tương đối giữa từng cặp
chỉ tiêu. Ma trận so sánh Aij=[aij] (aij là mức độ quan trọng của tiêu chuẩn i so với tiêu
chuẩn j, khi đó 1/aij là mức độ quan trọng của tiêu chuẩn j so với tiêu chuẩn i)
Ma trận so sánh cặp đôi là ma trận
đối xứng nên chỉ cần xác định giá trị so
sánh một phía của đường chéo, các giá trị
còn lại là nghịch đảo của các giá trị đã có.
Mức độ quan trọng của các phương án
được chia thành 9 mức
Bước 2. Tính trọng số: Quá trình tính toán như sau (Saaty, 1996):
- Đặt k = 1, khi đó ma trận so sánh là [P
1
] = [a
ij
] chờ (ma trận vuông: n×n)
(1). Xét bước lặp thứ k:
Tính [P
k
] = [P
k-1
]
2
Tổng hàng:
∑
=
n
1j
ij
a
(i = 1,2, ,n)
Tính từng giá trị của vector:
∑∑
∑
==
=
=
n
1j
ij
n
1i
n
1j
ij
k
i
a
a
w
Xác định được vector
[
W
k
] = [w
k
1
w
k
2
w
k
n
]
T
(2). Nếu [W
k
] – [W
k-1
]
≠0, đặt k
:= k+1 quay lại (1); Nếu [W
k
] – [W
k-1
] = 0, trọng
số cần tính là [W
k
]
Bước 3. Tính tỷ số nhất quán CR
Ta có: [P
1
] ×[W
k
] = λ
max
[W
k
] (λ
max
: là giá trị riêng của ma trận so sánh [P
k
])
Tính vector nhất quán (Consistency vector): [C] =
]w[
w]p[
k
k1
×
Tính
n
c cc
n21
max
+
+
+
=λ
, với vector [C] = [c
1
c
2
c
n
]
T
Tính chỉ số nhất quán: CI =
1
n
n
max
−
−
λ
Chỉ số ngẫu nhiên (RI) tra từ bảng cho sẵn trong phụ lục 2.1
Tỷ số nhất quán: CR =
(%)
RI
CI
Nếu CR > 10% thì sự nhận định là ngẫu nhiên, cần được thực hiện lại bước 1.
Nếu CR < 10% thì [W
k
] là bộ trọng số cần tìm (Carver, 1991, Voogd, 1983).
b) Tính giá trị bền vững Si (bước 4)
- Xây dựng các lớp thông tin chuyên đề trong GIS, chồng xếp các lớp thông tin. Để
chuẩn hóa tính bền vững của các kiểu sử dụng đất, phương pháp chuyên gia đã được sử
dụng để tính toán giá trị Xi, mức độ bền vững từ cao xuống thấp được tính bằng giá trị phần
trăm với ∑Xi=100%.
A1 A2 A3
A1 1 a
12
a
13
A2
1/a
12
1
a
23
A3 1/a
13
1/a
23
1
1
6
Từ đó tính được giá trị bền vững cho các đối tượng bằng công thức:
Si= ∑(W
i
x X
i
) với i =1 n
- Sử dụng phương pháp phân lớp lại trong GIS để phân loại cho các lớp hiệu quả
(Ronald, 2009) bằng các phần mềm IDRISI, ArcGIS.
c) Tích hợp giữa đánh giá đa chỉ tiêu và GIS sẽ cho ra bản đồ đánh giá sử dụng bền
vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt cho các kiểu sử dụng đất có giá trị từ 0 đến 1,0
(Carver, 1991, Voogd, 1983) đến từng khoanh đất.
2.2.6. Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Phương pháp đánh giá đất theo FAO được sử dụng để xác định mức độ thích hợp theo 4
cấp: S1: Rất thích hợp; S2: Thích hợp; S3: Ít thích hợp; N: Không thích hợp.
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu: bằng phần mềm Excel; Access; GIS. Phiếu điều tra nông
hộ được xử lý bằng phần mềm Grafstat 4.
2.2.8. Phương pháp xây dựng bản đồ: sử dụng các phần mềm Mapinfor, Arview trong
môi trường GIS.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội có liên quan đến sử dụng đất vùng Cửa Ba
Lạt, huyện Giao Thủy
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vùng Cửa Ba Lạt nằm trên vùng đất ngập nước cửa sông Hồng thuộc huyện Giao
Thuỷ, tỉnh Nam định có vị trí địa lý 20
0
10
’
- 20
0
21
’
vĩ độ Bắc; 106
0
21
’
- 106
0
35
’
kinh độ
Đông, ở cuối huyện về phía biển.
3.1.1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên liên quan đến sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt huyện
Giao Thủy.
Tính chất căn bản của khí hậu vùng Cửa Ba Lạt là nhiệt đới gió mùa và tác động
của biể với lượng bức xạ trung bình 95 - 105 kcal/cm
2
/năm; số giờ nắng 1.630 - 1.815
giờ/năm; tổng tích ôn năm từ 8.000
0
C - 8.500
0
C; nhiệt độ trung bình năm là 24
0
C;lượng
mưa trung bình năm là 1.500 mm, bão có từ 3 - 5 trận/năm, vận tốc gió có thể đạt đến 40-
50 m/s trong mưa bão.
Địa hình, địa mạo: Vùng bãi triều chịu ảnh hưởng ngập của theo thủy triều có độ cao
trung bình từ 0,5 - 0,9 m, đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5 m; vùng trong đê có địa
hình vàn hoặc vàn cao, đây là vùng đất phù sa biển cũ do quai đê lấn biển mà thành, địa hình
thấp dần từ Đông Bắc đến Tây Nam.
Thủy văn, hải văn: Hệ thống thủy văn gồm các con sôngHồng, sông Vọp và sông
Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ: thủy triều theo chế độ nhật triều khá thuần nhất, chu kỳ
trung bình 24h45’. Biên độ giao động tối đa 3,0 - 3,5 m, trung bình 1,7 - 1,9 m và tối thiểu
0,3 - 0,5 m.
7
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện Giao Thủy bình quân 10,94% /năm.
Cơ cấu kinh tế của huyện cũng như của vùng nghiên cứu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ
trọng ngành công nghiệp - xây dựng (năm 2005 là 10,58%, năm 2010 là 14%), ngành dịch vụ
giữ ổn định (năm 2005 là 37,67% đến năm 2010 là 38%), giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm
nghiệp - thủy sản (năm 2005 là 51,75% đến năm 2010 là 48%).
Tổng dân số năm 2010 của 5 xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy là 49.425
người, mật độ trung bình 1.278 người/km
2
.
Lao động trong độ tuổi 5 xã thuộc vùng nghiên cứu tính tới năm 2010 là 23.429 lao
động , chiếm 47,57% dân số. Cơ cấu ngành nghề: sản xuất nông nghiệp chiếm 78,6%, thủy
sản chiếm 16,2%, thương mại, dịch vụ 2%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng 3,2% tổng lao động.
3.2. Chất lượng đất, nước và bùn đáy vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy
3.2.1. Tính chất đất vùng Cửa Ba Lạt
Tổng diện tích đất được điều tra tại vùng Cửa Ba Lạt là 9.660,88 ha, chiếm 83,5%
diện tích tự nhiên, gồm 3 nhóm đất chính là nhóm đất mặn (M) - Salic Fluvisols (FLS),
nhóm đất phù sa (P) - Fluvisols (FL) và nhóm đất cát (C) - Arenosols (AR) với 5 đơn vị
đất (Soil units) và 5 đơn vị đất phụ (Soil subunits) (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Phân loại đất vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy
STT
Tên đất Việt Nam
Ký
hiệu
Tên đất theo FAO –
UNESCO
Ký
hiệu
Diện tích
(ha)
1 Đất mặn M Salic Fluvisols FLS 7.498,01
1.1
Đ
ất mặn sú vẹt đ
ư
ớc
Mm
Gleyi
-
Salic
-
Fluvisols
FLS
-
g
2.794,19
1.1.1 Đất mặn sú, vẹt, đước
glây nông
Mm-g1 Epi Gleyi-Salic-Fluvisols FLS-g1 2.794,19
1.2 Đất mặn nhiều Mn Hapli - Salic -Fluvisols FLSh 2.549,92
1.2.1 Đất mặn nhiều glây sâu Mn-m
2
Endo Gleyi- Hapli - Salic -
Fluvisols
FLSh-g2 2.549,92
1.3 Đất mặn trung bình và ít M Molli- Salic - Fluvisols FLSm 2.153,90
1.3.1
Đ
ất mặn trung b
ình và ít
glây sâu
Mg
Endo Gleyi
-
Molli
-
Salic
-
Fluvisols
FLSm
-
g2
2.153,90
2 Đất phù sa P Fluvisols FL 1.859,16
2.1 Đất phù sa trung tính ít chua P Eutric – Fluvisols FLe 1.859,16
2.1.1 Đất phù sa trung tính ít
chua nhiễm mặn
P-m Sali - Eutric – Fluvisols FLe-s 1.859,16
3 Đất cát C Arenosols AR 303,71
3.1 Đất cát điển hình Ch Haplic - Arenosols ARh 303,71
3.1.1
Đ
ất cát điển h
ình bão hòa
bazơ
Ch
-
e
Eutri
-
Haplic
–
Arenosols
Arh
-
e
303,71
Tổng diện tích đất điều tra (DTĐĐT) 9.660,88
Nhìn chung đất có phản ứng trung tính đến kiềm nhẹ, giàu lân, đạm và kali trung
8
bình, hàm lượng hữu cơ của đất khá cao trừ nhóm đất cát. Tính chất nổi bật là bị nhiễm
mặn tùy theo các mức độ khác nhau, trong đê đất đã được thục hóa phù hợp cho trồng
trọt, ngoài đê chịu tác động của thủy triều phù hợp nuôi trồng thủy sản và rừng ngập mặn.
3.2.2. Chất lượng nước và bùn vùng bãi bồi Cửa Ba Lạt
Diễn biến chất lượng nước và bùn đáy của từng loại hình sử dụng đất qua 4 năm
(2008 -2011) được tổng hợp tại phụ lục 3.2 và 3.3, cụ thể như sau:
3.2.2.1. Chất lượng nước
a) pH và độ mặn
+ Số liệu phân tích chất lượng nước cho thấy pH
H2O
vùng Cửa Ba Lạt ở mức độ
trung tính đến kiềm mạnh, dao động từ 7,38 - 8,25 trung bình 7,88. Sự biến động về giá trị
pH theo thời gian trong từng loại hình sử dụng đất khá đồng đều, nhưng giá trị trung bình
có sự khác nhau giữa các loại hình sử dụng đất.
+ Tổng số muối tan: Ở khu vực khai thác tích cực dao động từ 10,80 - 22,86 g/l, trung
bình 20,13g/l. Khu vực khai thác hạn chế dao động từ 18,83 - 27,30 g/l, trung bình 22,12g/l
và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt dao động từ 23,68 - 29,15 g/l, trung bình 26,48g/l. Loại hình
nuôi ngao có số mẫu vượt quá tiêu chuẩn ngành cho NTTS lên tới trên 50 %.
b) Một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong nước
+ Hàm lượng Amoni: giá trị NH
4
+
trong các đầm nuôi thấp nhất là 0,83 mg/l ở khu
vực bảo vệ nghiêm ngặt và và cao nhất là 3,40 mg/l ở khu vực khai thác hạn chế. Ở các
đầm nuôi thủy sản (tôm, tôm - rau câu, tôm - cua - cá, tôm -lúa) có hiện tượng phú dưỡng
ở mức độ nhẹ với giá trị NH
4
+
>2 và diễn biến tăng dần, loại hình chuyên ngao, tôm rừng
và rừng ngập mặn, NH
4
+
thấp hơn ngưỡng.
+ Hàm lượng Phốt phát trong nước: trung bình ở các khu vực khai thác tích cực là
0,30 g/l (dao động từ 0,18 - 0,46 mg/l), khai thác hạn chế là 0,25 (dao động từ 0,13 - 0,40
mg/l) và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 0,15g/l (dao động 0,11- 0,18 mg/l), có nguy cơ
phú dưỡng cao.
c) Một số chỉ tiêu chất lượng môi trường nước
+ Hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong nước trung bình là 6,00 mg/l và giảm dần
theo từng loại hình sử dụng như rừng ngập mặn (6,81mg/l); rừng thủy sản (5,84 mg/l); lúa
tôm (5,66 mg/l); tôm - rau câu (5,36 mg/l); tôm, cua, cá (5,35 mg/l); chuyên ngao (5,2
mg/l) và thấp nhất là tôm công nghiệp (4,97 mg/l). Nhìn chung ở những đầm nuôi gần
kênh cấp nước giá trị DO thường cao, ngược lại những đầm nuôi đang xả nước hoặc gần
kênh thoát nước thải, DO thấp hơn.
+ Nhu cầu oxy sinh hóa: Kết quả đo BOD
5
trong nước ở các loại hình sử dụng
đất cho thấy, hàm lượng BOD
5
dao động trong khoảng 4,97 - 10,27 mg/l trong đó loại
hình tôm công nghiệp; tôm, cua, cá; chuyên ngao có trên 30% số mẫu nước có giá trị
BOD
5
lớn hơn 10 mg/l vượt tiêu chuẩn ngành dành cho nước NTTS ( 5-10 mg/l).
9
3.2.2.2. Chất lượng bùn đáy
a) pH
KCL
và độ mặn
+ pH
KCL
trong bùn đáy dao động trong khoảng 6,83 - 7,53. Khu vực khai thác tích
cực có 11,8% số mẫu có pH
KCL
dưới 7, trung bình 7,20; khu vực khai thác hạn chế pH
KCL
trong bùn đáy dao động từ 7,03 - 7,43 (trung bình là 7,20) và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt
pH khá ổn định, dao động từ 7,06 - 7,14 trung bình là 7,11). Giá trị pH
KCL
trong bùn đáy
của từng loại hình sử dụng đất giảm dần theo thứ tự sau: loại hình chuyên ngao (7,40),
tôm rau câu (7,38); tôm công nghiệp (7,28); tôm cua cá (7,12); rừng ngập mặn (7,10); tôm
cua cá rừng (7,07) và thấp nhất là tôm lúa (7,03).
+ Tổng số muối tan trong bùn đáy có mức độ dao động lớn trong khoảng từ 0,38 -
1,40%; khu vực khai thác hạn chế dao động từ 0,38 - 1,04%, trung bình là 0,79%; khu vực
khai thác tích cực dao động từ 0,65 - 1,40%, trung bình là 1,07%; khu vực bảo vệ nghiêm
ngặt dao động từ 0,84 - 1.03% trung bình là 0,96%; Nhìn chung tổng số muối tan trong
bùn đáy của các loại hình sử dụng đất đều trên mức mặn nhiều, chỉ có loại hình tôm - lúa
ở mức mặn trung bình.
b) Cation trao đổi và CEC
+ Dung tích hấp thu và cation bazơ của bùn đáy ở các loại hình sử dụng đất cũng
khác nhau, cao nhất ở loại hình rừng ngập mặn kết hợp tôm cua cá, thấp nhất ở loại hình
tôm rau câu.
c)Chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong bùn đáy
+ Các bon hữu cơ (OC): Nhìn chung hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong bùn đáy
không giàu và có sự khác nhau giữa các loại hình sử dụng đất; thấp nhất ở loại hình
chuyên ngao; cao nhất ở loại hình lúa tôm và rừng ngập mặn
+ Hàm lượng đạm, lân, kali tổng số trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất ở
mức nghèo đến trung bình, lân tổng số từ trung bình đến giàu.
+ Hàm lượng đạm, lân, kali dễ tiêu trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất ở
mức nghèo đến trung bình, lân tổng số từ trung bình đến giàu.
d) Thành phần cơ giới của bùn đáy
Nhìn chung thành phần cơ giới đất trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất có
hàm lượng cát chiếm tỷ lệ cao nhất là ở loại hình chuyên ngao, tôm công nghiệp do việc
đổ cát nâng cao nền đáy đầm trong quá trình sản xuất; tỷ lệ sét trong bùn đáy khá thấp do
việc nạo vét đáy đầm theo định kỳ của các loại hình có nuôi trồng thủy sản. Loại hình
rừng ngập mặn có hàm lượng sét trong bùn đáy cao nhất nhờ việc cố định phù sa của rễ
cây rừng.
3.2.2.3.Nhận xét chung
Chất lượng nước bắt đầu có dấu hiệu phú dưỡng, cùng với độ mặn cao gây nên
những bất lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Một số chỉ tiêu
có dấu hiệu cảnh báo về mức độ phú dưỡng như PO
4
3-
, NH
4
+
, BOD
5
khá cao và DO khá
thấp hơn so với tiêu chuẩn ở loại hình chuyên nuôi trồng thủy sản như tôm, tôm - cua - cá
10
và ngao, vạng. Các kết quả phân tích cho thấy mẫu nước đối chứng lấy trên sông, kênh
dẫn cấp và thoát nước không có sự sai khác lớn về giá trị của một số chỉ tiêu như tổng số
muối tan, pH nước chứng tỏ hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng
thủy sản chưa đảm bảo nên toàn khu vực là một hệ thống mở: khi nước triều lên tràn qua
các đầm nuôi thủy sản, khi nước rút kéo theo một lượng chất thải từ các đầm nuôi theo
kênh, sông ra biển vì vậy hàm lượng các chất trong nước có sự dao động đôi khi không
theo quy luật và phụ thuộc vào lượng nước ngọt và phù sa từ sông đổ ra. Tuy vậy khả
năng lọc nước của loại hình sử dụng đất có rừng ngập mặn cũng thể hiện khá rõ nét ở sự
ổn định hoặc diễn biến theo chiều hướng tốt của một số chỉ tiêu phân tích (pH, PO
4
3-
,
NH
4
+
, DO…) so với các loại hình khác.
Nhìn chung theo các loại hình sử dụng đất và khu vực nghiên cứu chất lượng bùn
đáy có sự khác nhau khá rõ nét, loại hình sử dụng đất rừng ngập mặn, rừng ngập mặn kết
hợp thủy sản, lúa - lúa tôm có tỷ lệ sét, dung tích hấp thu, hàm lượng các bon hữu cơ cao
hơn nên hàm lượng đạm tổng số cũng như một số chỉ tiêu độ phì đất cũng cao hơn. Ngoài
ra, khả năng cố định phù sa, bồi tụ đất bùn, hạn chế xói lở do tác động của dòng chảy và
thủy triều của các loại hình này rất tốt. Loại hình sử dụng đất chuyên tôm (tôm công
nghiệp, tôm cua cá ) hoặc tôm rau câu có hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong bùn cao
góp phần gây phú dưỡng cho đầm nuôi. Loại hình chuyên ngao khá nghèo dinh dưỡng do
dung tích hấp thu trong bùn đáy thấp và tỷ lệ cát cao cùng với khả năng cố định phù sa,
bồi tụ bùn thấp. Hàm lượng tổng số muối tan trong bùn đáy đều ở mức trung bình đến rất
mặn. Như vậy chất lượng bùn đáy không phụ thuộc vào loại đất mà phụ thuộc hoàn toàn
vào việc khai thác sử dụng đất, chế độ ngập triều và chất lượng nước.
3.3. Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa
Ba Lạt huyện Giao Thuỷ
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt
3.3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, của Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Giao Thủy tổng diện tích tự nhiên toàn vùng nghiên cứu là 15.100 ha trong đó diện
tích trong địa giới hành chính 11.012,35 ha bao gồm đất nông nghiệp 7.766,90 ha chiếm
51,44%; đất phi nông nghiệp có 2.270,71 ha chiếm 15,03%; đất chưa sử dụng còn 974,74
ha chiếm 6,46% và đất có mặt nước ven biển quan sát là 4.087,66 ha chiếm 27,07% diện
tích toàn vùng.
3.3.1.2. Xác định các loại hình sử dụng đất hiện có tại vùng nghiên cứu
Trên địa bàn nghiên cứu có 9 loại hình sử dụng đất (LUT) với 13 kiểu sử dụng đất
với tổng diện tích là 7.766,61 ha (không bao gồm 0,29ha đất nông nghiệp khác), chi tiết
các loại hình sử dụng đất tại bảng 3.11.
11
Bảng 3.11. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại vùng Cửa Ba Lạt,
huyện Giao Thủy
Loại đất Kiểu sử dụng đất
Diện tích (ha)
5 xã vùng
đệm
KV khai
thác tích
cực
KV khai
thác h
ạn
chế
KV bảo
vệ
nghiêm
ngặt
Tổng
1. Đất trồng cây hàng
năm
2103,10 0 0 0 2103,10
1.1. Chuyên lúa (1) Lúa xuân - lúa mùa 2053,76 2053,76
1.2. Chuyên màu và CHN (2) Chuyên rau màu 16,36 16,36
1.3. Lúa - thủy sản (3) Lúa mùa - tôm sú 32,98 32,98
2. Đất trồng cây lâu năm
218,59 0 0 0 218,59
2.1. Cây ăn qu
ả
(4) Chu
ối, hồng xi
êm, chanh
218,59
218,59
3. Đất có mặt nước NTTS
594,10 1668,38 648,73 173,00 3084,21
3.1. Chuyên nuôi tr
ồng
thủy sản
594,10
388,35
234,77
121,12
1338,34
(5) Tôm
-
rau câu ch
ỉ v
àng
594,10
150,12
44,97
789,19
(6) Tôm công nghi
ệp
18,23
70,57
88,80
(7) Tôm cua qu
ảng canh
220,00
119,23
339,23
(8) Tôm sinh
thái (ph
ục hồi rừng)
121,12
121,12
3.2. Chuyên ngao
(9) Chuyên ngao v
ạng
404,58
45,88
450,46
3.3. Thủy sản kết hợp rừng
875,45 413,96 6,00 1295,41
(10) Tôm
-
r
ừng ngập mặn
273,30
273,30
(11) Tôm, cua, cá
-
r
ừng ngập mặn
602,15
413,96
6,0
0
1022,11
4. Đất lâm nghiệp
0 434,44 231,27 1695 2360,71
4.1. Chuyên r
ừng ngập mặn
(12) R
ừng ngập mặn
434,44
231,27
1598
2263,71
4.2. R
ừng phi lao
(13) R
ừng phi lao chắn cát (trồng)
97,00
97,00
Tổng diện tích
2915,79 2102,82 880,00 1868,00 7766,61
3.3.2. Đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt
3.3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất: thông qua các chỉ tiêu giá trị
sản xuất, giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư của các kiểu sử dụng đất, đánh giá độc lập từng
chỉ tiêu theo bảng phân cấp 3.12. Kết quả thể hiện tại bảng 3.13 cho thấy: các kiểu sử
dụng đất nuôi trồng thủy sản kết hợp cho giá trị gia tăng cao hơn các kiểu sử dụng đất cây
hàng năm và rừng, trong đó kiểu sử dụng đất chuyên nuôi trồng thủy sản cho giá trị gia
tăng cao đến rất cao, các kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản kết hợp (lúa hoặc rừng
ngập mặn) cho giá trị gia tăng ở mức cao, các kiểu sử dụng đất rừng cho giá trị gia tăng ở
mức trung bình và thấp. Trong các kiểu sử dụng đất cây hàng năm, kiểu sử dụng đất 2 vụ
12
lúa có hiệu quả kinh tế thấp hơn kiểu sử dụng đất chuyên rau màu, tuy nhiên diện tích đất
chuyên lúa khá tập trung và lớn hơn rất nhiều so với diện tích rau màu ít và manh mún.
Nếu tập trung vào hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng thì nhóm hiệu quả kinh tế rất cao là 2
kiểu sử dụng đất tôm rau câu và chuyên ngao vạng; nhóm hiệu quả kinh tế cao là các kiểu
sử dụng đất tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh, tôm sinh thái, tôm cua cá - rừng và
rừng ngập mặn; nhóm hiệu quả trung bình gồm hai kiểu sử dụng kết hợp là lúa tôm và
tôm rừng còn lại cho hiệu quả kinh tế thấp.
3.3.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất: thông qua đánh giá độc lập
từng chỉ tiêu theo bảng phân cấp hiệu quả xã hội 3.14. Kết quả đánh giá cho thấy: Về khả
năng thu hút lao động: Trong các loại hình sử dụng đất, loại hình sử dụng đất chuyên
ngao vạng sử dụng công lao động cao nhất (350 công); chuyên rau màu (320 công),
chuyên lúa (300 công) cao gấp gần 5 -10 lần công lao động cho loại hình rừng ngập mặn,
rừng phi lao và cũng là các loại hình thu hút được lực lượng lao động. Đa phần các kiểu
sử dụng có giá trị ngày công ở mức cao (6/13 kiểu) và trung bình (6/13 kiểu) trừ loại hình
rừng phi lao ở mức thấp chỉ có 62,5 ngàn đồng. Về phù hợp năng lực nông hộ và chấp
nhận của người dân: kiểu sử dụng đất chuyên lúa, tôm rau câu, rừng ngập mặn - tôm;
cá;cua; rừng ngập mặn được người sử dụng đất đánh giá cao và đây cũng là những loại
hình có khả năng duy trì hoặc mở rộng diện tích trong tương lai; Kiểu sử dụng đất chuyên
rau màu, lúa tôm sú, cây ăn quả, chuyên ngao, rừng phi lao được người sử dụng chấp
nhận ở mức trung bình. Các kiểu sử dụng đất còn lại mức độ chấp nhận ở mức thấp do
tôm công nghiệp mức đầu tư quá cao, khá rủi ro; tôm sinh thái và tôm quảng canh năng
suất thấp, nhất là kiểu nuôi sinh thái do ưu tiên phục hồi rừng nên không được nạo vét
đầm nuôi, cả ba kiểu sử dụng này gần như không có thực vật che phủ nên năng suất giảm
dần. Kiểu sử dụng như chuyên lúa, lúa tôm, có khả năng cao về đảm bảo an ninh lương
thực, thực phẩm tại chỗ và có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước; các kiểu sử dụng
đất chuyên ngao và nuôi trồng thủy sản (tôm, cá, cua) kết hợp, tôm công nghiệp có khả
năng đáp ứng ở mức trung bình việc chế biến và xuất khẩu sản phẩm còn hạn chế, các
kiểu sử dụng đất còn lại đáp ứng thấp về chỉ tiêu này.
3.3.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất: thông qua đánh giá độc
lập từng chỉ tiêu theo bảng phân cấp hiệu quả môi trường 3.14 và phụ lục 3.4. Kết quả xét
trên từng tiêu chí độc lập các kiểu sử dụng được đánh giá như sau:
Kiểu sử dụng lúa xuân - lúa mùa : Năng suất sinh học cao: Tổng sinh khối >20
tấn/ha/năm; Giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm đất nhờ có thời gian che phủ đất > 8 tháng/ năm.
Duy trì bảo vệ đất do chất hữu cơ được bảo tồn vì quá trình khoáng hóa xảy ra chậm trong
quá trình canh tác; mỗi năm sẽ có 12 tấn rơm rạ hoàn trả lại cho đất đảm bảo được khoảng 80
- 90% lượng kali đã lấy đi từ đất trong quá trình trồng trọt.
Kiểu sử dụng chuyên rừng (rừng ngập mặn và rừng phi lao): có khả năng che phủ
13
chắn sóng, chắn bão phòng hộ đê biển; giữ và bồi tụ đất, cố định phù sa, bùn, cát và hạn chế
xói lở do tác động của dòng chảy và thủy triều; đồng thời do có sinh khối lớn nên năng suất
sinh học cao, khả năng thanh lọc nước triều giúp duy trì bảo vệ đất và môi trường.
Kiểu sử dụng tôm - rừng ngập mặn, cá, cua và tôm -rừng ngập mặn: giống như
chuyên rừng ngập mặn, tuy nhiên khả năng phòng hộ tỷ lệ thuận với tỷ lệ diện tích rừng
trong đầm nuôi (tối thiểu là > 30% ở mức trung bình).
Kiểu sử dụng chuyên rau màu và cây ăn quả đều có sự kết hợp luân canh, gối vụ
nên năng suất sinh học, khả năng duy trì bảo vệ đất và giảm thiểu ô nhiễm thoái hóa cũng
ở mức trung bình đến cao
Kiểu sử dụng kết hợp tôm - rau câu; Tôm - lúa cũng kết hợp luân canh nên năng
suất sinh học được duy trì, tuy nhiên khả năng duy trì bảo vệ đất và giảm thiểu ô nhiễm
thoái hóa chỉ ở mức trung bình, khả năng che phủ thấp
Kiểu sử đất chuyên nuôi trồng thủy sản như chuyên ngao, tôm cua quảng canh
và tôm công nghiệp khả năng che phủ thấp, không duy trì bảo vệ đất do phải đào đắp
và nạo vét đầm nuôi, thậm chí chặt tỉa cây rừng trong đầm, lượng thức ăn, thuốc bệnh
thủy sản tồn dư trong đất, nước gây phú dưỡng và thoái hóa đất, nguồn nước ở những
mức độ khác nhau.
3.3.2.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất.
Áp dụng phương pháp MCE để đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,
hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất. Từ kết quả đánh giá độc lập từng chỉ tiêu, sử
dụng phương pháp chuyên gia, bằng cách thu thập và tổng hợp các ý kiến của các nhà
khoa học có kinh nghiệm về xã hội, môi trường và quản lý sử dụng đất, để xây dựng ma
trận cặp đôi thể hiện mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội, hiệu quả môi trường đối với các kiểu sử dụng đất (bước 1). Trên cơ sở ma
trận so sánh cặp đôi sử dụng phần mềm IDRISI, tính được trọng sốW(i) của các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho 13 kiểu dụng đất (bước 2). Kết quả
nghiên cứu cho thấy các tỷ số nhất quán (CR) đều < 10%, vì vậy kết quả tính toán trọng
số có độ tin cậy và có thể chấp nhận được (chi tiết tại phụ lục 3.5; 3.6;3.7 ). Từ kết quả
điều tra thực tế phân cấp xác định các giá trị (Xi) thể hiện mức độ phù hợp của từng cấp chỉ
tiêu, kết hợp với bộ trọng số (W
k
), để tính giá trị thích hợp S
i
theo công thức S
i
= W
i
x X
i
(bước 3). Kết quả Xi và Si của các kiểu sử dụng đất được tính toán và thể hiện ở phụ lục
3.8, 3.9 và 3.10.
Phân loại theo các lớp hiệu quả cho tổng giá trị thích hợp Si (bước 4) sử dụng
phương pháp phân lớp lại trong GIS (phần mềm IDRISI, ArcGIS) với thang phân lớp sau:
Hiệu quả Rất cao Cao Trung bình Thấp
Giá trị tổng Si >=0,45 >=0,25;<0,45
>=0,15;<0,25 <0,15
14
Trình tự các bước và kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế cho kiểu sử dụng đất: lúa
xuân - lúa mùa được thể hiện tại bảng 3.17.
Bảng 3.17. Các bước đánh giá hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất
lúa xuân - lúa mùa
Chỉ tiêu
Bước 1 Bước 2
Giá trị sản
xuất
Giá trị gia tăng Hiệu quả đầu tư Trọng số W(i)
Giá trị sản xuất 1 1/5 1/3 0,63
Giá trị gia tăng 5 1 3 0,26
Hiệu quả đầu tư 3 1/3
1 0,11
1,00
Bước 3
λ= 3,04
CI= 0,02 CR= 0,03
Chỉ tiêu
Bước 4
Kết quả điều tra
Phân cấp Xi Si=Xi*Wi
Tổng
Si
Hiệu quả
Giá trị sản xuất 102.375 4 30%
0,190 0,25
Trung bình
Giá trị gia tăng 31.912 3 20%
0,052
Hiệu quả đầu tư 1,45 1 5% 0,005
Tương tự như vậy các bước đánh giá và kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội,
môi trường cho các kiểu sử dụng đất tương tự được trình bày tại phụ lục 3.11. Kết quả
tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất thể
hiện tại bảng 3.18 cho thấy:
Về hiệu quả kinh tế: các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả rất cao là tôm rau câu và
chuyên ngao; các kiểu sử dụng cho hiệu quả cao là tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng
canh, tôm cua cá rừng ngập mặn và rừng ngập mặn; các kiểu sử dụng còn lại cho hiệu quả
ở mức trung bình; rừng phi lao ở mức thấp.
Về hiệu quả xã hội: các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả rất cao gồm lúa xuân - lúa
mùa, chuyên rau màu, cây ăn quả, các kiểu sử dụng cho hiệu quả cao là chuyên thủy sản
hoặc thủy sản kết hợp như lúa tôm và tôm rau câu; chuyên ngao, tôm (cá, cua) rừng, các
kiểu sử dụng đất tôm sinh thái, tôm quảng canh và rừng ngập mặn cho hiệu quả ở mức
trung bình; rừng phi lao ở mức thấp.
Về hiệu quả môi trường: các kiểu sử dụng đất rừng ngập mặn và rừng ngập mặn
kết hợp thủy sản cho hiệu quả rất cao; rừng phi lao, lúa tôm sú, cây ăn quả, chuyên rau
màu và 2 vụ lúa cho hiệu quả cao; tôm rau câu, tôm sinh thái cho hiệu quả trung bình;
các kiểu còn lại có hiệu quả môi trường thấp.
15
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
của các kiểu sử dụng đất
STT Kiểu sử dụng đất Kinh tế Xã hội Môi trường
1 Lúa xuân - Lúa mùa TB RC C
2 Chuyên rau màu TB RC C
3 Lúa - tôm sú TB C C
4 Cây ăn quả TB RC C
5 Tôm - râu câu RC C TB
6 Tôm sú công nghiệp C TB T
7 Tôm cua quảng canh C TB T
8 Tôm sinh thái C TB TB
9 Chuyên ngao RC C T
10 Tôm - rừng ngập mặn TB C RC
11 Tôm, cá, cua - rừng ngập mặn C C RC
12 Rừng ngập mặn C TB RC
13 Rừng phi lao T T C
3.3.2.5 Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất
Áp dụng phương pháp MCE để đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất thông
qua việc đánh giá tổng hợp cả ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và được phân thành 4 cấp
bền vững rất cao, cao, trung bình, thấp. Trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia và các nhà
quản lý địa phương của các lĩnh vực quản lý đất đai, kinh tế, xã hội, môi trường, việc xây dựng
ma trận so sánh cặp đôi trọng số của các kiểu sử dụng đất được chi tiết theo từng khu vực
nghiên cứu đặc thù: khu vực 5 xã vùng đệm, khu vực khai thác tích cực, khu vực khai thác hạn
chế, khu vực bảo vệ nghiêm ngặt. Kết quả xây dựng ma trận so sánh cặp đôi cho thấy với các
kiểu sử dụng đất tại khu vực 5 xã vùng đệm thì yếu tố xã hội là quan trọng nhất; trong khi các
kiểu sử dụng đất tại khu vực khai thác tích cực thì yếu tố kinh tế là quan trọng nhất, các kiểu sử
dụng đất tại khu vực khai thác hạn chế và bảo vệ nghiêm ngặt yếu tố quan trọng nhất là môi
trường ở mức độ khác nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa phương cũng như
đánh giá do các chuyên gia các nhà quản lý tại địa phương cung cấp. Trình tự các bước đánh
giá, quá trình tính toán và thang phân lớp được thực hiện tương tự như đánh giá hiệu quả kinh
tế của các kiểu sử dụng đất (mục 3.3.2.4), quá trình và kết quả tính toán trọng số và tỷ lệ nhất
quán cho các kiểu sử dụng đất được trình bày tại phụ lục 3.12; kết quả Xi và Si của các kiểu sử
dụng đất được tính toán và thể hiện ở phụ lục 3.13; các bước đánh giá và kết quả đánh giá tính
bền vững của các kiểu sử dụng đất theo 4 khu vực nghiên cứu đặc thù được trình bày tại phụ
lục 3.14. Bảng 3.19 thể hiện cụ thể trình tự các bước đánh giá và kết quả đánh giá tính bền
vững cho kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa tại khu vực 5 xã vùng đệm.
Kết quả tổng hợp đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt
theo từng khu vực khai thác sử dụng đất đặc thù cho thấy: Trong 13 kiểu sử dụng đất có 4
kiểu sử dụng có tính bền vững cao là chuyên lúa, chuyên rau màu, cây ăn quả và lúa - tôm
sú; 2 kiểu sử dụng có tính bền vững rất cao là rừng ngập mặn và tôm - rừng ngập mặn,cá,
16
cua; 3 kiểu sử dụng có tính bền vững trung bình là rừng phi lao, tôm - rừng ngập mặn và
tôm sinh thái; các kiểu sử dụng còn lại ở các khu vực nghiên cứu khác nhau có thể mức độ
bền vững khác nhau như: kiểu sử dụng tôm - rau câu và chuyên ngao có tính bền vững từ
trung bình đến cao, kiểu sử dụng tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh có tính bền vững
từ thấp đến trung bình tùy theo từng khu vực. Kết quả này phản ảnh đúng mức độ ưu tiên
các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các kiểu sử dụng đất theo từng khu
vực và hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa phương (bảng 3.20).
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất
Số
KSDĐ
Kiểu sử dụng đất Tổng Si Tính bền vững
Khu vực 5 xã vùng đệm
1 Lúa xuân - lúa mùa 0,38 Cao
2 Chuyên rau màu 0,34 Cao
3 Lúa - tôm sú 0,32 Cao
4 Cây ăn quả 0,31
Cao
5
Tôm
-
râu
câu
0,32
Cao
Khu vực khai thác tích cực
5 Tôm - râu câu 0,32 Cao
6 Tôm sú công nghiệp 0,17 Trung bình
7 Tôm cua quảng canh 0,22 Trung bình
9
Chuyên ngao
0,36
Cao
10 Tôm - rừng ngập mặn 0,18 Trung bình
11
Tôm, cá, cua
-
r
ừng ngập mặn
0,37
Cao
12
R
ừn
g ng
ập mặn
0,35
Cao
Khu vực khai thác hạn chế
5 Tôm - râu câu 0,22 Trung bình
6
Tôm sú công nghi
ệp
0,13
Th
ấp
7 Tôm cua quảng canh 0,13 Thấp
11
Tôm, cá, cua
-
r
ừng ngập mặn
0,49
R
ất cao
12
R
ừng ngập mặn
0,45
R
ất cao
Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt
8 Tôm sinh thái (phục hồi rừng) 0,24 Trung bình
9
Chuyên ngao
0,24
Trung bình
11
Tôm, cá, cua
-
r
ừng ngập mặn
0,48
R
ất cao
12 Rừng ngập mặn 0,48 Rất cao
13
R
ừng phi lao
0,24
Trung bình
Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng đất (bảng
3.21) cho thấy phần lớn diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là phù hợp có tính bền vững
cao đến rất cao, chỉ có có 820,5 ha sử dụng bền vững mức trung bình chiếm 10,6 % và 189,8
ha sử dụng bền vững ở mức thấp chiếm 2,4% tổng diện tích đất nông nghiệp. Phần diện tích
này sẽ được xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm nâng cao tính bền vững.
3.3.3 Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất
3.3.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Để đánh giá mức độ thích hợp cho sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu, tiến hành xây dựng
bản đồ đơn vị đất đai cho vùng Cửa Ba Lạt tỷ lệ 1/10.000.
17
a). Xác định yếu tố chỉ tiêu và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Xuất phát từ phạm vị nghiên cứu của địa bàn bao gồm cả khu vực bãi bồi, mặt nước ngoài
đê với các loại hình sử dụng đất đặc thù của vùng ven biển, vì vậy các yếu tố xác định bản đồ đơn
vị đất đai được lựa chọn gồm loại đất, cấp địa hình tương đối, thành phần cơ giới lớp đất mặt, độ
phì đất/chất lượng nước, chế độ nước (ngập và ngập triều) và tổng số muối tan. Phân cấp các yếu
tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được trình bày tại bảng 3.22 và phụ lục 3.15.
b) Xác định và mô tả các đơn vị bản đồ đơn vị đất đai vùng Cửa Ba Lạt
Đất cát điển hình bão hòa bazơ có 2 LMU (37,53) với diện tích 303,71 ha
Đất mặn sú vẹt đước gley nông có 6 LMU (40,45,47,49,50,52) với diện tích
2794,19 ha
Đất mặn nhiều glây sâu có 20 LMU với diện tích 2.549,92 ha
Đất mặn trung bình và ít glây sâu có 18 LMU với diện tích 2.153,9 ha.
Đất phù sa trung tính ít chua nhiễm mặn có 9 đơn vị đất với diện tích 1.859,16 ha.
Do địa bàn nghiên cứu phạm vi hẹp, nên toàn bộ 9 loại hình sử dụng đất (LUT) với 13
kiểu sử dụng đất hiện có trên địa bàn đều được lựa chọn để đánh giá phân hạng mức độ thích
hợp của đất đai. Từ các loại hình đã lựa chọn, tiến hành nghiên cứu yêu cầu sử dụng đất cho
từng loại hình theo 4 cấp rất thích hợp, thích hợp,ít thích hợp và không thích hợp tại bảng
3.23. Sử dụng chức năng phần tích không gian của GIS xây dựng được các bản đồ thích hợp
đất đai cho từng loại hình sử dụng đất cụ thể
Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đối với các loại hình sử dụng đất theo
các đơn vị bản đồ đất đai (bảng 3.24), chi tiết tại phụ lục 3.17.
Bảng 3.24. Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các kiểu sử dụng đất
Đơn vị tính:ha
LUT
Kiểu sử dụng đất
Mức độ thích hợp Tổng
diện
tích
S1 S2 S3 N
1 (1) Lúa xuân - Lúa mùa - 2.186,83
889,44 5.665,07
8.741,34
2 (2) Chuyên rau màu - 340,38 2.557,19
5.843,77
8.741,34
3 (3) Lúa - tôm sú - 170,10 3.560,17
5.011,07
8.741,34
4 (4) Cây ăn quả - 1.112,03
1.679,90
5.949,40
8.741,34
5 Chuyên thủy sản
(1)
Tôm - rau câu 405,60 570,54 680,28 7.084,92
8.741,34
(2)
Tôm sú công nghiệp 111,63 601,17 2.184,07
5.844,48
8.741,34
(3)
Tôm - cua quảng canh 380,72 1.982,78
2.475,29
3.902,54
8.741,34
(4)
Tôm sinh thái 1804,09 822,34 2.292,57
3.822,33
8.741,34
6
(5)
Ngao 228,14 211,97 4.238,16
4.063,07
8.741,34
7 Rừng kết hợp thủy sản
(6)
Tôm - Rừng ngập mặn 1804,09 822,34 2.292,57
3.822,33
8.741,34
(7)
Tôm - Rừng ngập mặn - cá - cua 1804,09 822,34 2.292,57
3.822,33
8.741,34
8
(8)
Rừng ngập mặn 1808,41 3.082,26
643,65 3.207,01
8.741,34
9
(9)
Phi lao 303,71 291,12 2.601,82
5.544,68
8.741,34
18
Bảng 3.24 cho thấy: Đất của vùng Cửa ba Lạt thích hợp cao nhất đối với kiểu sử dụng đất
rừng ngập mặn (55,95 %), tiếp đến là tôm rừng ngập mặn (cá,cua) hoặc tôm cua quảng canh, tôm
sinh thái (xấp xỉ 30%), chuyên lúa (25,2%), diện tích thích hợp cho chuyên ngao và lúa tôm thấp
(< 10%) diện tích đánh giá. Tính thích hợp này phụ thuộc nhiều vào chất lượng đất, nguồn
nước, địa hình, theo từng khu vực khai thác, kết quả đánh giá chi tiết theo từng khu vực thể
hiện tại phụ lục 3.18; Kết quả đánh giá đất thích hợp hiện tại với hiện trạng sử dụng đất của
các kiểu sử dụng đất lựa chọn trình bày tại bảng 3.25 cũng cho thấy việc khai thác sử dụng
đất tại vùng Cửa Ba Lạt còn hạn chế so với khả năng thích hợp của đất, chưa khai thác hết
tiềm năng thế mạnh của tài nguyên đất.
3.4. Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất tại vùng Cửa Ba Lạt:
Kết quả theo dõi 7 mô hình sử dụng đất trong 4 năm được trình bày tại bảng 3.27;
3.28 và phụ lục 3.21 cho thấy:
Mô hình chuyên lúa (lúa xuân - lúa mùa): ưu điểm là phù hợp năng lực của hộ, giữ
cho chất lượng đất tương đối ổn định; hạn chế là hiệu quả kinh tế ở mức trung bình, diện
tích ít nên khó phát triển kinh tế hộ, khả năng mở rộng diện tích nhờ chuyển đổi và khai
hoang rất thấp.
Mô hình Lúa - tôm: Tuy hiệu quả kinh tế chỉ ở mức trung bình nhưng có ưu điểm là
đầu tư vừa phải, dễ làm, đồng thời đã áp dụng biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện môi
trường nên tính thích hợp tự nhiên và tính bền vững cao. Do có khả năng mở rộng diện tích
nên mô hình này có thể phát triển được, tuy nhiên vẫn cần áp dụng biện pháp kỹ thuật vì
trong quá trình sản xuất nếu không kiểm soát tốt có khả năng bị phú dưỡng nguồn nước.
Mô hình Tôm - rau câu có ưu điểm là đã xử lý kỹ thuật bờ bao và cống cấp thoát
nước phù hợp, nuôi xen cá rô phi trong đầm để đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế dịch bệnh
và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Hạn chế của mô hình này là xử lý đáy đầm nuôi làm ảnh
hưởng đến chất lượng đất, bùn đáy.
Mô hình tôm cua quảng canh có ưu điểm là hiệu quả kinh tế khá cao, bờ bao, cống
cấp thoát nước phù hợp, đã bổ sung rau câu trong cơ cấu của mô hình đồng thời hạn chế
ảnh hưởng đến chất lượng đất bùn do áp dụng kỹ thuật trong quy trình vệ sinh ao nuôi.
Tuy nhiên hạn chế của mô hình do không có rừng nên độ che phủ đất thấp khi gặp thời
tiết nắng nóng dễ gây bệnh dịch hoặc khả năng chống đỡ kém khi gặp nước biển dâng và
triều cường do không có rừng phòng hộ.
Mô hình chuyên ngao có hiệu quả kinh tế rất cao, tuy nhiên hạn chế của mô hình
này là bơm cát xử lý đáy đầm nuôi làm ảnh hưởng đến chất lượng đất, bùn đáy, khả năng
chống đỡ kém hơn khi gặp nước biển dâng và triều cường do tỷ lệ diện tích rừng phòng
hộ còn thấp.
Các mô hình sử dụng đất có rừng như chuyên rừng ngập mặn, rừng tôm cua cá có
ưu điểm là hiệu quả đầu tư khá cao, phù hợp và được sự chấp nhận của người dân, hàm
lượng các chất tương đối ổn định, khả năng giữ đất và phòng hộ tốt.
Áp dụng phương pháp MCE để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tính
19
bền vững của các mô hình sử dụng đất đã lựa chọn. Trên cơ sở cặp đôi trọng số đánh giá hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường được xác định theo kiểu sử dụng đất, cặp đôi trọng số đánh giá
tính bền vững được xác định theo khu vực nghiên cứu của mô hình. Kết quả đánh giá hiệu quả
kinh tế, xã hội, môi trường và tính bền vững của các mô hình đã lựa chọn tại bảng 3.30 và phụ
lục 3.22 cho thấy có 6/7 mô hình cho tính bền vững từ cao đến rất cao trong đó:
Bảng 3.30. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
và tính bền vững của các mô hình nghiên cứu
Hiệu quả
Mô
hình 1
Mô
hình 2
Mô
hình 3
Mô
hình 4
Mô Mô Mô
hình 5 hình 6
hình 7
1. Kinh tế
C TB RC C RC C C
2. Xã Hội
C C C TB C C TB
3. Môi trường
RC C TB TB T RC RC
4. Bền vững C C C TB C C RC
- Bốn mô hình phù hợp với vùng đất bãi bồi ven biển đề xuất giữ ổn định là chuyên
lúa hoặc mở rộng diện tích là lúa tôm, rừng tôm cua cá và rừng ngập mặn.
- Mô hình tôm rau câu giữ ổn định diện tích ở khu vực 5 xã vùng đệm và khai thác
tích cực nhưng đề xuất phải nuôi xen cá rô phi trong cơ cấu mô hình, đồng thời giảm diện
tích ở khu vực khai thác hạn chế.
- Mô hình chuyên nuôi ngao mặc dù cho tính bền vững cao ở khu vực khai thác
tích cực, tuy nhiên vẫn đề xuất giảm diện tích ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt do có tác
động đến môi trường đất, bùn đáy.
Mô hình tôm - cua - cá quảng canh có tính bền vững trung bình do đã cấy xen rau
câu làm tăng độ che phủ của đất, tuy nhiên vẫn đề xuất chuyển sang mô hình tôm rừng
ngập mặn cá cua để đảm bảo bền vững cao.
3.5. Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt
3.5.1. Đề xuất định hướng sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt
a) Khu vực 5 xã vùng đệm: Trong tiểu vùng này cần duy trì ổn định diện tích đất hai
vụ lúa, cây ăn quả. Hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ
thực vật trong sản xuất nông nghiệp để tránh làm ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng
đến vùng bãi bồi khi thoát nước.
b) Khu vực khai thác tích cực:
Sử dụng đất hợp lý với cường độ thấp một phần diện tích có thể luân canh tôm lúa;
ven chân đê luân canh tôm rau câu, cá, cua; không nuôi tôm công nghiệp ở những đầm có
hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo và dễ làm bị tổn thương các nguồn tài nguyên, nhất là khu
vực thuộc địa phận xã Giao Thiện gần cửa sông Hồng.
Trồng rừng ngập mặn ở các đầm tôm không còn rừng, các đầm nuôi thủy sản (tôm
cua cá ) quảng canh hay tôm sinh thái đều phải trồng bổ sung rừng ngập mặn để nâng cao
tỷ lệ che phủ và bảo vệ đất với tỷ lệ từ 30% -70 % diện tích đầm nuôi, ưu tiên cho các đầm
cạnh khu văn phòng Vườn Quốc gia. Trồng rừng dọc ven đê Ngự Hàn và đê sông Vọp.
20
Trồng rừng bổ sung ở các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm thuộc xã Giao Lạc, Giao Xuân, tiến
tới đảm bảo tỷ lệ rừng trong mô hình rừng tôm đạt xấp xỉ 75%. Với các vây vạng, ngao tiến
hành nuôi quảng canh, xung quanh khu vực giáp ranh cần trồng bảo vệ hoặc khoanh nuôi
tái sinh diện tích bị suy giảm; việc cải tạo bãi nuôi ngao phải đảm bảo an toàn về hệ sinh
thái tự nhiên, khi bãi đủ độ cao sẽ tiến hành trồng rừng ngập mặn. Tỷ lệ che phủ rừng tối
thiểu đạt 55% tổng diện tích.
c) Khu vực khai thác hạn chế:
Phát triển loại hình rừng tôm hoặc rừng tôm cua cá kết hợp bằng cách chuyển từ
diện tích tôm quảng canh và tôm sinh thái; không quây vùng nuôi tôm tại khu vực rừng
ngập mặn ngoài đê Vành Lược, trồng mới và bảo vệ rừng ở các lô đầm ven các tuyến
đường. Khu vực bãi cuối Cồn Ngạn cần nuôi ngao quảng canh kết hợp trồng rừng bao
quanh ở phía ngoài giữ đất, chắn sóng.
d) Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt (phân khu phục hồi sinh thái và vùng lõi): Trồng
mới phục hồi rừng ngập mặn và giảm diện tích nuôi và khai thác ngao.
Bảng 3.31. Đề xuất sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt
STT Kiểu sử dụng
Hiện trạng
(ha)
Đề xuất
(ha)
So sánh
(+tăng,-giảm)
1 Lúa xuân - Lúa mùa
2.053,76 2.053,76
-
2 Chuyên rau màu
16,36 31,12
+14,76
3 Lúa mùa - tôm sú 32,98 138,52 +105,54
4 Cây ăn quả 218,59 218,59 -
5 Tôm - rau câu 789,18 744,21 - 44,97
6 Tôm công nghiệp 88,80 70,57 -18,23
7 Tôm cua quảng canh 339,23 - - 339,23
8 Tôm sinh thái (phục hồi rừng) 121,12 - -121,12
9 Chuyên ngao vạng 450,46 435,11 -15,35
10 Tôm + Rừng ngập mặn 273,30 - - 273,30
11 Tôm, cua, cá - rừng ngập mặn 1.022,11 1.737,79 +715,68
12 Rừng ngập mặn 2.263,71 2.906,95 +643,25
13 Phi lao 97,00 404,72 +307,72
14 Đất chưa sử dụng 974,74 - - 974,74
Tổng diện tích
8.741,34 8.741,34 -
Diện tích đề xuất đối với từng kiểu sử dụng đất theo từng khu vực đặc thù được
trình bày chi tiết tại phụ lục 3.22.
3.5.2. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt
Căn cứ kết quả đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại
hình sử dụng đất, kết quả theo dõi các mô hình sử dụng đất nông nghiệp qua 4 năm cho
thấy: để khai thác tốt tiềm năng đất tại Cửa Ba Lạt, đảm bảo phát triển nông, lâm nghiệp
và thủy sản bền vững và đáp ứng mục tiêu bảo tồn của Vườn quốc gia cần thực hiện đồng
bộ một số giải pháp sau:
21
3.5.2.1. Giải pháp về kỹ thuật
- Duy trì khả năng cố định bùn, cát, phù sa và bồi tụ đất: cần tăng cường trồng và
bảo vệ rừng ngập mặn nhằm hạn chế xói lở do tác động của dòng chảy và thủy triều đồng
thời giữ và bồi tụ đất. Tại những đầm nuôi đã chặt phá rừng trước đây trồng dặm phục hồi
rừng (>50% - 75 % diện tích đầm), tại những khu vực đất mới bồi, ven các bờ sông, kênh cần
trồng rừng mới. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có trong các đầm nuôi bằng cách duy trì lượng
nước ở mức phù hợp với độ ngập của rễ cây rừng, cải thiện hệ thống cống để nước triều được
lưu thông. Hoàn thiện hệ thống đê bao giữ đất tại vùng bãi bồi đã ổn định, đủ cao trình.
- Duy trì và bảo vệ đất và nước tại vùng bãi bồi: các loại hình sử dụng đất có nuôi
trồng thủy sản cần cải tiến kỹ thuật làm đầm, kiểm soát số lần nạo vét đầm nuôi và kỹ
thuật nạo vét, vệ sinh đầm nhằm chỉ hút vừa đủ lượng thức ăn và chất cặn bã dư thừa
trong quá trình nuôi, không ảnh hưởng đến mặt đất tự nhiên. Các đầm nuôi cần được chia
thành các ô có diện tích từ 0,5-1ha có bờ bao thấp và cống liên thông với nhau nhằm kiểm
soát chất lượng nước trong cùng hệ thống, cống cấp và thoát nước của cả đầm thiết kế hai
tầng đảm bảo lấy được nước triều sạch và thoát nước thải hàng ngay. Trồng rừng giữ đất
bao bên ngoài các đầm nuôi ngao (vây vạng) để tăng thêm lượng bùn, sét không được đổ
thêm cát. Những đầm có cốt đất thấp chuyển sang trồng rừng.
- Xác lập chỉ tiêu kỹ thuật khi đắp bờ đầm nuôi, xây dựng cống cấp, thoát nước
phù hợp; lựa chọn giống cây rừng ngập mặn có sinh khối lớn, chiều cao thích ứng với
mực nước biển lúc triều cường như Bần, Đâng, Mắm; xác lập thời vụ và con giống thủy
sản thích ứng với nhiệt độ tăng, đảm bảo thu hoạch được trước mùa mưa bão. Hoàn thiện
hệ thống đê bao cho toàn vùng, nâng chiều cao bờ đê biển và bờ bao,cống cấp, thoát nước
(hơn cũ 10 cm) phù hợp với mực nước biển dâng theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm
2030 mức phát thải trung bình (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)
- Xây dựng hệ thống luân canh, xen canh phù hợp: để tăng hiệu quả kinh tế trong
sử dụng đất tại khu vực bãi bồi các đầm chuyên nuôi tôm cần nuôi xen cua, cá vừa đảm
bảo luôn có thu hoạch nhưng cũng làm giảm khả năng bị dịch bệnh do đa thành phần loài.
- Duy trì bảo vệ đất ở khu vực trong đê Ngự Hàn: tăng hàm lượng các chất dinh
dưỡng trong đất, giữ mặt đất ẩm trong mùa khô: vùi, đốt rơm rạ trả lại kali cho đất, che
phủ đất bằng rơm rạ hoặc tăng cường trồng cây vụ đông trên đất 2 vụ với các cây trồng có
khả năng cải tạo đất tốt như cây họ đậu, cây phân xanh.
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh cho vùng bãi bồi bao gồm: kênh
mương cấp và thoát nước, hệ thống đầm xử lý nước và bùn thải trước khi hòa vào hệ
thống chung. Đây là một giải pháp rất cấp thiết đảm bảo các đầm nuôi phát triển bền vững
tránh được dịch bệnh nhất là vào mùa hè.
3.5.2.2. Giải pháp về quản lý đất đai
Giám sát chất lượng đất, nước, quy trình sản xuất và diện tích rừng ngập mặn tại
khu vực bãi bồi ngoài đê: định kỳ quan trắc chất lượng nước, bùn đáy trong các đầm nuôi
giữ ổn định các thông số theo dõi; giám sát về độ cao của bờ đầm nuôi khoảng 1,2m và
22
của cống thoát nước trong đầm nuôi từ 0,7-0,8 m để đảm bảo nước được lưu thông.
Giám sát diện tích, cơ cấu sử dụng của các kiểu sử dụng đất theo từng khu vực 5 xã
vùng đệm, khu vực khai thác tích cực, khu vực khai thác hạn chế và khu vực bảo vệ
nghiêm ngặt cho từng xã trên cơ sở định hướng sử dụng đất bền vững đã đề xuất nhằm ổn
định diện tích cho các kiểu sử dụng đất.
Giao đất để sử dụng lâu dài tại vùng bãi bồi, đồng thời có sự giám sát chặt chẽ để
quản lý mật độ rừng trong đất đã giao (các đầm nuôi) để bảo vệ được diện tích và chất
lượng rừng. 100 % số hộ được hỏi mong muốn được giao đất ổn định lâu dài diện tích
đầm tại vùng bãi bồi sẽ tập trung đầu tư cải tạo đầm nuôi, hệ thống cấp, thoát nước và
trồng rừng, bảo vệ rừng theo thời gian được sử dụng.
3.5.2.3. Một số biện pháp hỗ trợ, tuyên truyền
Ngoài hai nhóm giải pháp chính nêu trên, cần áp dụng một số biện pháp như:
Hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc giống lúa, phân bón cho các hộ nông dân ổn định diện tích
trồng lúa hoặc tăng thêm vụ đông trên đất trồng lúa. Hơn 70 % số hộ được hỏi đồng ý giữ ổn
định diện tích 2 vụ lúa đồng thời xem xét khả năng tăng vụ nếu được hỗ trợ của địa phương.
Do nuôi trồng thủy sản hoặc trồng rau màu hiệu quả kinh tế đều cao hơn trồng lúa nên rất cần
sự hỗ trợ để đảm bảo giữ ổn định diện tích đất trồng lúa theo phương án đề xuất.
Hỗ trợ người dân trồng và bảo vệ rừng (phát triển đai rừng): Trên 75 % số chủ đầm
được hỏi đồng ý việc tăng diện tích rừng trong các đầm nuôi, giảm diện tích ngao hoặc
tăng cường mô hình rừng tôm cua cá kết hợp nhằm bảo vệ môi trường, tuy nhiên cũng
đề nghị có sự hỗ trợ của địa phương. Do vậy để đảm bảo diện tích và trữ lượng rừng như
phương án đề xuất, địa phương cũng cần có chính sách hỗ trợ như giảm hoặc chậm nộp
tiền thuê đất, hỗ trợ cây, con giống, thuốc bảo vệ, ưu tiên về cấp thoát nước hoặc giảm phí
thủy lợi cho các chủ đầm giữ ổn định hoặc tăng diện tích rừng trong đầm.
Hỗ trợ các dự án đầu tư (giống, kỹ thuật, vốn, công chăm sóc) trồng rừng mới trên
diện tích đất mới bồi hoặc trồng bù diện tích rừng đã bị chặt phá cho các tổ chức đang
quản lý đất rừng như Trạm kiểm lâm, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Ngoài ra
còn cần có sự phối hợp quản lý của chính quyền địa phương trong việc giám sát diện tích
rừng đã trồng.
Hỗ trợ nhằm đảm bảo nuôi trồng thủy sản bền vững: gần 95% số chủ đầm được hỏi
đề xuất để duy trì năng suất nuôi mà vẫn giữ được chất lượng đất, nguồn nước cần địa
phương hỗ trợ các chủ đầm trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi theo đúng quy hoạch,
kỹ thuật chung của toàn vùng và riêng của từng đầm. Đảm bảo khi nước thải trong nội
đồng thoát ra cũng trùng với thời điểm các đầm sau thu hoạch hoặc cũng đang tháo nước.
Đồng thời hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, kiểm soát thị trường giống, thức
ăn, thuốc trị bệnh để đảm bảo chất lượng đầu vào và sản phẩm đầu ra là vấn đề tối quan
trọng quyết định mô hình sản xuất có bền vững hay không.
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất
nông, lâm, thủy sản gắn liền với sử dụng và cải tạo, bảo vệ đất.
23
Tuyên truyền nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường: nhận biết giá trị của đai
rừng chắn sóng, phòng hộ đê điều, giá trị đất ngập nước cần bảo tồn, bảo vệ. Để quản lý,
sử dụng bền vững vùng bãi bồi thì phải tổ chức phổ biến, tuyên truyền về phát triển bền
vững cho cán bộ và nhân dân trong vùng, vì họ là những chủ thể trực tiếp quản lý và sử
dụng tài nguyên trong đó có tài nguyên đất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy được thiên nhiên ưu đãi với các điều kiện
khí hậu, đất đai, địa hình và tài nguyên rất đặc thù cho vùng bãi bồi ngập mặn phù hợp
cho phát triển kinh tế nông nghiệp tổng hợp như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, phát triển
rừng ngập mặn. Trong những năm qua biến đổi khí hậu với đặc trưng là bão muộn hơn,
nhiệt độ bình quân cao hơn và nước biển dâng cao hơn tuy nhiên ít ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất và sử dụng đất tại vùng nghiên cứu do đặc trưng có rừng ngập mặn phòng
hộ và bố trí lịch sản xuất hợp lý.
2. Đất của vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy được chia thành 3 nhóm với 5 đơn
vị đất, bao gồm 5 đơn vị phụ đất. Nhóm đất mặn có diện tích lớn nhất 7.498,01 ha, chiếm
77,61% tổng diện tích điều tra với đặc trưng là đất mặn clorua. Đất phù sa có 1859,16 ha
chiếm 19,24% diện tích điều tra, tính chất nổi bật là bị nhiễm mặn nhẹ. Nhóm đất cát có
diện tích thấp nhất với 303,71 ha chiếm 3,14 % diện tích điều tra,đất nghèo dinh dưỡng và
độ bão hòa bazơ rất cao. Diễn biến chất lượng đất, mặt nước và bùn đáy của những khu
vực khai thác sử dụng khác nhau đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm: nhiễm mặn, phú dưỡng
(hàm lượng các chất như NH4+, PO43 cao hơn mức cho phép). Hàm lượng các chất này
biến động tùy thuộc vào quy trình sản xuất của chủ sử dụng cùng với quy mô, cơ cấu diện
tích đất trong các mô hình.
3. Hiện trạng sử dụng đất trong vùng có 9 LUT với 13 kiểu sử dụng đất nông
nghiệp trong đó các LUT chuyên lúa (2.053,76 ha), chuyên rừng (2.360,71 ha), chuyên
nuôi trồng thủy sản (1.338,34 ha) và thủy sản kết hợp rừng (1.295,41 ha) là 4 loại sử dụng
đất chiếm tỷ trọng lớn nhất của vùng.
Kết quả đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất nông nghiệp vùng Cửa Ba
Lạt theo từng khu vực khai thác sử dụng đất đặc thù cho thấy: trong 13 kiểu sử dụng đất
có 4 kiểu sử dụng có tính bền vững cao là chuyên lúa, chuyên rau màu, cây ăn quả và lúa
- tôm sú; 2 kiểu sử dụng có tính bền vững rất cao là rừng ngập mặn và tôm - rừng ngập
mặn,cá, cua; 3 kiểu sử dụng có tính bền vững trung bình là rừng phi lao, tôm - rừng ngập
mặn và tôm sinh thái; các kiểu sử dụng còn lại (tôm - rau câu; chuyên ngao;tôm sú công
nghiệp;tôm cua quảng canh) ở các khu vực nghiên cứu khác nhau có thể mức độ bền
vững khác nhau. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế, phần lớn diện tích đất hiện
đang sử dụng có tính bền vững cao đến rất cao, chỉ có có 820,50 ha đang sử dụng bền
vững mức trung bình chiếm 10,6% và 189,8 ha đang sử dụng bền vững ở mức thấp chiếm
2,4% tổng diện tích đất nông nghiệp.