Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Giao trinh Lap rap & Cai dat PC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 59 trang )

Chương 1
CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH PC
I. GIỚI THIỆU
Một hệ thống máy tính dù các máy tính cá nhân hay các máy tính lớn chuyên dụng trong
thương mại, dịch vụ, điều khiển từ xa… đều giống nhau về mặt cơ bản. Chúng chỉ khác nhau
về kích cỡ, số lượng các ngoại vi được mắc nối vào. Một máy tính điển hình có cấu hình tối
thiểu như sau:
 Hộp máy chính và nắp (case).
 Đơn vị xử lý trung ương (CPU).
 Một hay nhiều ổ đĩa (disk drive).
 Bàn phím và chuột (keyboard and mouse).
 Hệ thống Multimedia (CD – ROM, speaker).
 Thiết bị xuất hình ảnh (monitor).
Hầu hết các máy tính hiện nay đều có cấu trúc xây dựng chung quanh hộp máy chính còn
gọi là Main Unit hay System Unit, với các thiết bị bên trong là:
 Board mạch chính (mainboard hoặc motherboard).
 Bộ nguồn cấp (power supply).
 Các ổ đọc đĩa (disk driver).
 Các board mạch mở rộng điều khiển các thiết bị ngoại vi.
II. HỘP MÁY CHÍNH – CASE
Thông thường hộp máy chính là một khung kim loại vững chắc và ngăn cách điện từ
trường. Để phù hợp với qui định của FCC (Ferderal Communication Commission) hộp máy
phải cứng, tất cả các lổ hổng (các khe cắm chưa dùng phải có nắp đậy) để che sóng điện từ
trường do các bộ phận bên trong máy trong lúc làm việc phát ra bên ngoài. Ngăn cách từ trường
không tốt thì không gây nguy hiểm cho máy tính, không làm cho quá trình hoạt động bị trục trặt
mà có xu hướng gây nhiễu cho sóng truyền hình mỗi khi máy tính hoạt động.
Có hai loại case chính:
Kiểu để bàn (desktop case): Kiểu này thấp, nằm ngang có chân rộng (thông thường
43×33 cm) chiếm nhiều diện tích. Mainboard được lắp đặt nằm ngang, các thao tác lắp ráp
tương đối khó, khi lắp nắp máy vào phải cẩn thận vì kiểu này thường bị vướng hoặc kẹt dây cáp
nguồn và cáp dữ liệu. Điều này có thể dẫn đến dứt, hỏng hoặc tuột dây nối.


Kiểu máy hình tháp (tower case): Kiểu này dạng đứng, thông thường cao từ 50 đến 60
cm, chiếm ít diện tích. Mainboard được lắp thẳng đứng, tháo ráp dễ dàng hơn và có nhiều
khoang ổ đĩa hơn.
Khuyết điểm của kiểu hình tháp là các linh kiện bên dưới sẽ tỏa nhiệt làm nhanh nóng các
thiết bị bên trên, nên độ bền giảm.
Hiện nay, các case thường thiết kế bằng nhựa (hoặc kim loại nhẹ) có sơn cách điện, để
tiện cho việc di chuyển và cách điện an toàn.
Có hai loại case là AT và ATX.
III. BỘ NGUỒN
1. Giới thiệu
Bộ nguồn nuôi dùng để chỉnh lưu điện áp cao xoay chiều (110V, 220V), chuyển xuống
điện áp một chiều 12V, 5V, –5V… để cấp cho các linh kiện vi tính.
1
Nguồn thường có các loại đầu cắm sau: đầu cắm 20 chân hoặc 2 đầu cắm 6 chân để gắn
vào cung cấp điện cho mainboard, các đầu cắm 4 chân (lớn) thường dùng cung cấp điện cho đĩa
cứng, đĩa CD… đầu cắm 4 chân (nhỏ) thường dùng cung cấp điện cho đĩa mềm…
Như ta đã biết, tích số của dòng điện (I) đo bằng Pmpere và điện thế (V) đo bằng Volt,
được gọi là công suất điện, đo bằng W – Watt. Mối tương quan này được tính theo công thức:
P = U.I.
Mỗi lần gắn thêm một linh kiện vào thì hệ thống đòi công suất nguồn phải tăng lên. Nếu
hệ thống quá nhiều thiết bị thì bộ nguồn sẽ không cung cấp đủ điện cho các thiết bị này, các
vấn đề hiểm hóc có thể xảy ra.
Các máy tính AT có bộ nguồn tối thiểu là 150 đến 250W. Theo một qui tắc chuẩn được
đưa ra thì công suất phân bố đề nghị cho các thiết bị linh kiện như sau:
Thiết bị Công suất
Hard disk 50W
Floppy disk driver 10W
Mainboard 10W
Expension card 5W
Monitor 10W

2. Lắp đặt và thay thế nguồn
Khi lắp đặt hay thay mới nguồn cũ phải bảo đảm rằng bộ nguồn mới được thiết kế đúng
cho hệ máy của bạn (kích thướt và công suất).
Phải tắt máy và rút khỏi điện nguồn khi thay thế và lắp đặt nguồn nói riêng và tất cả các
thiết bị khác nói chung.
Việc lắp đặt nguồn theo các bước sau:
 Đặt nguồn vào case và dùng vit bắt chặt nguồn vào case.
 Nối các dây nguồn vào các thiết bị, các đầu nối điện ra của nguồn được chế tạo
phù hợp với ngõ vào của mainboard, HDD, FDD, CD–ROM… vì vậy ta cần
xem sự tương thích.
 Ở các máy tính cũ, các dây nguồn nối phải cẩn thận, nếu không có thể dẫn đến
cháy mainboard (gắn ngược cực nguồn). Ta theo qui tắt sau: Dây trắng nối với
dây xanh chung một hướng và Dây nâu nối với dây đen chung một hướng.
Để tháo nguồn ta cũng làm tương tự nhưng ngược lại.
3. Khắc phục sự cố
Chỉ nghi ngờ bộ nguồn là nguyên nhân sự cố khi đã kiểm tra tất cả các thiết bị khác mà
vẫn còn lỗi.
Dấu hiệu thông thường nhất của nguồn hỏng hoặc không phù hợp là:
 Máy tính không khởi động được do không có điện vào.
 Vài phút sau khi ấn vào nút power thì máy tính tự tắt.
 Các tiếng nhiễu phát ra từ đĩa cứng, lỗi đĩa mềm (thường xuyên lặp lại).
 Màn hình mờ dần, nhắp nháy.
Thường xuyên kiểm tra quạt gió của nguồn, quạt gió hỏng sẽ làm bộ nguồn cũng như
thiết bị khác nóng lên gây hỏng hóc.
Chỉ dùng bộ nguồn đúng với công suất và chủng loại máy của bạn.
CĐBT 2
IV. BO MẠCH CHÍNH (MAINBOARD)
1. Giới thiệu
Là bảng điện lớn gồm nhiều lớp nhựa hợp thành, chứa nhiều chip, mạch xử lý, BUS mở
rộng…

Mainboard là trung tâm của máy tính, được làm cầu nối giữa các thiết bị phần cứng máy
tính.
Dựa vào bộ vi xử lý mà các mạch trên mainboard phải phù hợp. Trên mainboard thường
chứa các mạch giải mã BUS, mạch logic DMA (Direct Memory Access), mạch logic ngắt,
mạch tự kiểm tra ROM, cache…
2. Các bộ phận trên mainboard
a. Pin
Pin là các chân cắm của các connector hay jumper.
b. Connector
Connector là các chân để cắm các dây cáp nguồn, dây cáp ribbon dẹp và điều khiển các
thiết bị như: HDD, FDD, parallel port, serial port…
Các pin của connector được đánh số từ 1 đến hết chân.
c. Jumper
Jumper là các chân để thiết lập các cấu hình cho mainboard, các card điều khiển hay
harddisk.
d. ROM BIOS (Read Only Memory Input/Output System)
ROM BIOS là hệ thống chíp nhỏ (chỉ đọc) gắn vào mainboard chứa tập hợp các chương
trình sơ cấp để tự kiểm tra khi bật máy (power on self test POST) và hướng dẫn mọi hoạt động
của máy tính bao gồm cả khởi động và quản lý các tín hiệu nhập từ bàn phím. Bộ nhớ này cũng
cung cấp độ điều khiển phần cứng cơ bản nhất trong quá trình máy tính hoạt động.
Một chức năng khác của BIOS là cung cấp chương trình cài đặt (setup program) để thiết
lập cấu hình hệ thống cơ bản như: ngày giời hệ thống, cấu hình ổ đĩa, kích cỡ bộ nhớ thông số
cache… Các thông số này được lưu giữ trong một chip gọi là CMOS. CMOS là dạng chíp nhớ
đặt biệt có khả năng giữ được dữ liệu khi tắt máy, nhờ được cung cấp điện từ một pin accu gắn
trên mainboard. Bất kỳ sự thay đổi cấu hình hệ thống cơ bản phải được lưu trữ trong phần setup
của CMOS.
Khi khởi động máy tính, các lệnh trong chương trình tự kiểm tra sẽ kiểm tra các linh kiện
máy tính. Kết quả kiểm tra sẽ được so sánh với bản ghi trong chip CMOS, nếu không khớp máy
tính sẽ xuất hiện thông báo: “CMOS checksum failure”, lỗi này cũng xuất hiện khi nguồn pin
nuôi CMOS bị hỏng.

e. Các chip DMA (Direct Memory Access)
Các chip DMA (Direct Memory Access – Truy cập trực tiếp bộ nhớ): là các chíp nhỏ gắn
trên CPU, cho phép truyền trực tiếp thông tin dữ liệu từ đĩa cứng đến bộ nhớ thông qua trung
gian CPU với mục đích nâng cao tốc độ cho việc truyền dữ liệu. CPU cũng có thể đảm nhiệm
chức năng này nhưng rất chậm.
3
f. Các chip Cache
Các chip Cache được xem là bộ nhớ đệm cho CPU. Tốc độ truy xuất của CPU trên các
cache nhanh hơn rất nhiều so với bộ nhớ RAM thường. Dung lượng của cache có thể là 128KB,
256KB, 512KB hoặc 1MB. Nhờ có cache (mặc dù lượng nhỏ), đệm giữa CPU và RAM, điều
này sẽ làm giảm thời gian chờ của CPU khi truy xuất dữ liệu, nghĩa là làm tăng tốc độ của máy
tính lên gấp nhiều lần.
Kỹ thuật cache chỉ xuất hiện với những máy 486 đời sau và Pentium. Tùy thuộc vào thiết
kế của mainboard mà có thể gắn RAM tĩnh – Static RAM làm cache. Lưu ý rằng, nếu không có
cache máy tính vẫn hoạt động bình thường nhưng chậm hơn rất nhiều, trong bản thân bộ xử lý
CPU cũng có cache gọi là cache sơ cấp(primary cache), cache vừa đề cập là cache thứ cấp
(secondary cache).
g. Khe cắm rộng (Expansoin slot) và BUS mở rộng (Expansoin
BUS)
 Giới thiệu
Các khe cắm mở rộng chiếm nhiều diện tích nhất trên mainboard được nối với các dây
dẫn song song tải tín hiệu (BUS) được in sẵn trong mainboard. Các khe cắm này được thiết kế
phù hợp để cắm các card mở rộng (nối với BUS mở rộng). BUS mở rộng cung cấp một loạt các
chức năng điện tử phức tạp và hoạt động đồng bộ với bộ vi xử lý CPU. Có nhiều chuẩn BUS
mở rộng, dưới đây nêu ra một số chuẩn phổ biến nhất.
 BUS mở rộng ISA (Industry Standard Architecture)
Kiểu BUS này xử lý và truyền 8 bit hoặc 16 bit trên đường truyền, ra đời từ năm 1984.
BUS mở rộng ISA – 8 bit gồm một khe cắm màu đen có 62 chân dùng để cắm card mở
rộng theo BUS dữ liệu 8 bit, ta chỉ thấy ở những máy XT cũ.
BUS mở rộng ISA – 16 bit gồm 2 đoạn khe cắm tách ròi nhau, một đoạn 62 chân và một

đoạn 36 chân. BUS mở rộng 16 bit này tương thích với loại 8 bit cũ, nghĩa là khe cắm này có
thể cắm được card mở rộng 8 hay 16 bit.
 BUS EISA (Enhanced Industry Standard Architecture)
Kiểu BUS này được phát triển để mở rộng chiều rộng của tuyến BUS ISA cũ.
 BUS mở rộng VESA – local (Video Electrics Standard Association)
Kiểu BUS này xử lý và truyền 32 bit trên đường truyền ra đời từ năm 1990. Đây là BUS
mở rộng được thiết kế để ghép nối các thiết bị ngoại vi có tốc độ cao. Tuy nhiên, BUS mở rộng
này chưa thay thế được BUS mở rộng khác. Do đó, hầu hết các mainboard có BUS VESA local
đồng thời có BUS mở rộng ISA.
Khe cắm card mở rộng VESA local gồm:
 Một phần khe cắm card mở rộng ISA màu đen.
 Phần cắm thêm có màu nâu gồm 112 chân.
BUS VESA local chỉ dùng cho các card đồ họa cao cấp phù hợp theo chuẩn này.
 BUS mở rộng PCI (Peripheral Component Interface)
Kiểu BUS này xử lý, truyền 32 bit và 64 bit trên đường truyền dựa vào kiểu thiết kế của
Intel Corporation sản xuất năm 1992.
Đây là chuẩn BUS được thiết kế làm trung gian giữa BUS dữ liệu ngoài của bộ vi xử lý
CPU và BUS vào/ra của máy tính, điều này cho phép BUS PCI chạy với tốc độ không phụ
thuộc vào tốc độ xung nhịp của CPU.
Ngoài ra, BUS PCI còn có khả năng tương thích đối với chuẩn “Plus and Play” sau này.
Khe cắm card PCI có màu trắng gồm 120 chân, dùng để cắm các card mở rộng theo chuẩn BUS
32bit và 64bit.
CĐBT 4
Plus and Play là một tiêu chuẩn kỹ thuật (không chỉ với BUS mở rộng) do Microsoft ủng
hộ. Với chuẩn này, cho phép người sử dụng máy tính có thể tự do cài đặt các card mở rộng, các
thiết bị ngoại vi mà không phải bận tâm về những tranh chấp xảy ra. Để tương ứng với chuẩn
này, máy tính phải có hệ điều hành thích hợp (có hỗ trợ Plus and Play như Windows 9x,
Windows NT, Windows 2000…), BIOS và các card mở rộng phải tương thích với chuẩn này.
Hiện nay, các nhà sản xuất đang tập trung cho chuẩn BUS tuần tự đa năng USB
(Universal Serial Bus). Với chuẩn này, việc cài đặt các thiết bị ngoại vi sẽ trở nên dễ dàng, chỉ

cần cắm vào đầu nối chuẩn của máy tính, thì máy tính có thể nhận biết được ngay (không cần
phải mở máy ra để cắm các card điều khiển thiết bị ngoại vi vào Mainboard). Tuy nhiên, để đạt
được khả năng này thì các thiết bị ngoại vi cũng phải tuân thủ theo chuẩn USB.
 AGP (Accelerated Graphics Port)
Kiểu BUS này xử lý và truyền 64bit trên đường truyền dựa vào kiểu thiết kế của Intel
Corporation, sản xuất năm 1997.
Đây là một chuẩn mới, hỗ trợ cho việc xử lý tăng tốc đồ họa, 3D, realtime. BUS AGP
được thiết kế đặt biệt cho các thành phần đồ họa theo kiểu điểm nối điểm và có khe cắm riêng
biệt. Khe cắm card AGP có màu nâu gồm 136 chân, dùng để cắm các card mở rộng theo chuẩn
BUS 64bit.
Dưới đây là bảng liệt kê tốc độ truyền dữ liệu của các chuẩn BUS mở rộng phổ biến hiện
nay.
Loại ISA VESA Local PCI AGP
Tốc độ truyền tải
dữ liệu
16→33 MB/s 107→133 MB/s
>132 MB/s >133 MB/s
Tạo xung tối đa 8.33 MHz 33 MHz 33 MHz 33 MHz
V. BỘ XỬ LÝ (CPU – Central Processing Unit) – BỘ ĐỒNG
XỬ LÝ (Coprocessor)
1. Bộ xử lý – CPU
Đây là một trong những bộ phận quan trọng của máy tính. CPU là trung tâm đầu não của
máy tính, mọi thiết bị như RAM, màn hình, bàn phím… chỉ là cầu nối giữa người sử dụng với
CPU.
Bộ vi xử lý là một mạch tích hợp rất phức tạp đến vài triệu transistor trên một chíp. Có rất
nhiều hãng sản xuất CPU, cụ thể như: Intel, AMD (Advanced Micro Devices), Cyrix,
Nexgen…
Bộ vi xử lý CPU có thể được hàn gắn cố định vào mainboard (từ 80486SX về trước) hay
gắn vào đế cắm có nhiều chân. Việc gắn bộ vi xử lý CPU vào mainboard rất khó vì rất dễ cong
chân CPU, nên gần đây các nhà sản xuất đã thiết kế loại đế cắm không cần ấn mà chỉ sử dụng

khóa đòn bẩy. Ta chỉ mở cắm bằng khóa đòn bẩy, cài chíp vi mạch CPU rồi đóng khóa lại.
Dưới đây là bảng tóm tắt đặc tính chính yếu của một số bộ vi xử lý Intel.
Chủng loại
Hệ thống đặc
trưng
External Data
BUS (bit)
Internal Data
BUS (bit)
Address BUS
(bit)
8088 PC, XT 8 8 20
8086 AT & T 6300 8 16 20
80286 AT 16 16 24
80386SX AT 32 16 24
80386DX AT 32 32 32
80486SX AT 32 32 32
80486DX AT 32 32 32
Pentium (80586) Pentium 64 64 64
5
Đối với CPU ta quan tâm đến 2 yếu tố đó là:
 Tốc độ xử lý (processing speed): Vì bản chất của CPU là hoạt động theo xung
nhịp đồng hồ (clock pulse). Để thực hiện một thao tác, CPU cần phải mất một số
nhịp nhất định, nếu làm giảm số xung nhịp cần thiết cho một thao tác thì tốc độ
xử lý của CPU sẽ được tăng lên.
 Tốc độ nhịp (clock speed): Có đơn vị tính thường bằng MHz hoặc GHz, thời
gian dành cho một xung nhịp càng ngắn thì tốc độ nhịp của CPU càng tăng, dẫn
đến việc chuyển dữ liệu từ CPU ra bộ nhớ càng nhanh. Tuy nhiên, tốc độ nhịp
cao làm cho CPU càng mau nóng, nếu hệ thống quạt (fan) và tải nhiệt
(HeadShink) không tốt thì sẽ làm giảm tuổi thọ hoặc hỏng CPU.

Do vậy, khi cắm CPU vào mainboard ta cần chú ý đến:
 Ratio (hệ số nhân) và tốc độ xung nhịp clock của mainboard, để thiết lập jumper
trên mainboard nhằm hổ trợ và định tốc độ chuẩn cho CPU.
 Voltage: Điện áp cung cấp cho CPU. Thông thường một CPU Intel cần 3.3V,
một số khác cần 2.8V (Intel MMX).
 Phải rất cẩn thận khi thiết lập jumper cho CPU, nếu sai voltage thì CPU bị hỏng.
Hầu hết bản thân CPU loại mới sau này như Intel 486 và Pentium các vùng lưu trữ dữ
liệu và lệnh gọi là cache (cache sơ cấp). Các CPU sau này có 2 loại cache là cache dữ liệu và
cache lệnh. Mặc dù cache có dung lượng nhỏ nhưng nó làm tăng tốc độ của CPU lên đáng kể.
2. Bộ đồng xử lý – Coprocesor
 Bộ đồng xử lý toán học (Coprocessor) làm tăng việc thực thi của một số chỉ thị
và mở rộng bộ chỉ thị rất hiệu lực.
 Phải đảm bảo dùng đúng loại coprocessor tương thích với processor.
Bảng dưới đây mô tả coprocessor và processor tương thích.
MicroProcessor Coprocessor
8088 8087
8086 8087
80286 80287
80386 80387
80386SX 80387SX
80486SX 80487
80486DX Có sẵn
Pentium Có sẵn
Sau khi lắp đặt Coprocessor, chúng ta cần cài đặt trình điều khiển (driver) để báo cho hệ
thống biết sự hiện diện của nó và thiết định các Dip Switch hay jumper nếu cần thiết.
VI. RAM (Random Access Memory)
1. Khái niệm vai trò
RAM là bộ nhớ làm việc của máy tính. Dung lượng RAM càng lớn thì khả năng tốc độ
hoạt động của máy tính càng nhanh, nhất là khi phải chạy nhiều chương trình ứng dụng cùng
một lúc như trong môi trường Windows chẳn hạn.

Ngoài ra còn một vấn đề quan trọng mà ít người sử dụng quan tâm đến là tốc độ RAM
phải tương ứng với tốc độ xung nhịp của CPU. Chẳn hạn với CPU 40MHz thì RAM tương
đương phải có thời gian truy xuất dữ liệu là 60ns (1ns = 10
–9
s). Nếu hai tốc độ này không tương
thích, sẽ dẫn đến những sai xót cho máy tính khó lường trước được.
CĐBT 6
2. Phân loại
Có thể có nhiều loại, cụ thể theo kinh nghiệm chế tạo kinh điển được chia làm 3 loại như
dưới đây.
 RAM động (Dynamic RAM – DRAM): Có tốc độ truy xuất chậm, giá rẽ, nên
được dùng như bộ nhớ làm việc chính của máy tính.
 RAM tĩnh (Static RAM – SRAM): Có tốc độ truy xuất nhanh, khoảng gấp 4 lần
DRAM, giá cả cao hơn, SRAM thường dùng làm bộ nhớ cache.
 RAM không tự mất (None Volatile RAM): Khác với hai loại RAM trên, RAM
này có khả năng duy trì dữ liệu khi mất điện và thường dùng làm card cho máy
tính xách tay.
Ở những máy 80386, tốc độ RAM động có thể giải quyết được tốc độ đọc và ghi dữ liệu
của CPU.Từ hệ máy 40486 trở đi, để tương thích với tốc độ của CPU, ta không thể dùng
DRAM mà dùng kỹ thuật cache và SRAM.
3. Các kiểu cấu tạo
RAM thường được thiết kế thành từng chip. Các chip này được thiết kế theo dạng DIP
(Dual Inline Package), đây là dạng có hai hàng chân như các chip IC thông thường và có một
bit nhớ cho mỗi ô nhớ. Các DIP này chỉ xuất hiện ở hệ máy 80286, 80386. Với các DIP này, thì
việc gắn trực tiếp trên Mainboard nên chiếm rất nhiều diện tích.
Ngày nay, để tiện cho việc mở rộng bộ nhớ và tối ưu diện tích, các nhà chế tạo đã ghép
nhiều DIP lại với nhau và gắn trên một thanh nhựa gọn gọi là thanh RAM.
Thanh RAM thông thường có ba chân nối:
 SIP (Single In–Line Package): Được nối với mainboard hay card mở rộng qua
các pin chứ không phải qua bảng mạch – ít được dùng hiện nay.

 SIMM (Single In–Line Memory Module): Đây là một tập hợp bộ nhớ được cài
trên một mạch nhỏ, thông thường gồm 2 loại SIMM là 30pin và 72pin, hai loại
này không tương thích với nhau. SIMM được gắn vào khe cắm trên mainboard,
thông thường dung lượng của SIMM là 512KB, 1MB, 4MB, 8MB, 16MB,
32MB, 64MB.
 DIMM (Dual In–Line Memory Module): Tương tự như SIMM nhưng có 168pin
và dung lượng thông thường là 16MB, 32MB, 64MB, 128MB.
4. Đặc tính của RAM
Để đảm bảo RAM hoạt động tin cậy hay không là nhờ vào parity. Parity là một bit được
thêm vào nhóm 8 bit để kiểm tra dữ liệu có bị sai hay không. Khi có lỗi xãy ra, máy tính sẽ
ngưng hoạt động (halt) và đưa ra thông báo lỗi “Memory Parity Error” để người sử dụng kiểm
tra lại RAM. Tuy nhiên, không phải loại RAM nào cũng có bit parity, loại không có parity thì
độ an toàn kém hơn và giá rẽ hơn.
Một thông số khá quan trọng là tốc độ truy xuất và xử lý của RAM tính bằng ns (nano
second). Con số này thường được ghi ở vị trí cuối cùng trên chip RAM, ngăn cách với phần
trước bởi một dấu gạch. Thông thường qui ước như sau: –07 70ns,
–10 100ns…
 Vùng địa chỉ logic (logical address space): là bộ nhớ tối đa có thể định địa chỉ
trong 1 word cố định và được xác định bằng kích thước của Address BUS.
Vùng địa chỉ này được đánh số theo SEGMENT:OFFSET
 Vùng địa chỉ vật lý (physical address space): là bộ nhớ thực tế trên bảng mạch
hệ thống. Thông thường, bộ nhớ vật lý được máy tính chia thành 3 vùng như
sau:
i. Vùng nhớ qui ước (convention): Đây là vùng nhớ mà DOS quản lý, được dùng để tải
(load) hệ điều hành và các chương trình ứng dụng trong môi trường DOS.
7
ii. Vùng nhớ bành trướng (expended): Đây là một công nghệ cho phép các chương trình
có thể sử dụng 384KB của vùng nhớ vốn dành cho BIOS và màn hình.
iii. Vùng nhớ mở rộng (extended): là vùng nhớ vượt quá giới hạn 1MB của DOS. Vùng
nhớ mở rộng có dung lượng từ 1MB đến 15MB (tùy thuộc vào số lượng RAM trên

máy tính). Hầu hết các chương trình ứng dụng không thể dùng vùng nhớ này bởi vì
giới hạn 1MB của DOS. Tuy nhiên, ta có thể dùng VDISK.SYS hay
RAMDRIVE.SYS để tạo đĩa ảo trên vùng nhớ này hay dùng HIMEM.SYS quản lý để
tải các chương trình lên vùng nhớ này.
VII.CỔNG NỐI TIẾP VÀ CỔNG SONG SONG – Serial Port &
Parallel Port
1. Giới thiệu
Kênh xuất nhập của máy tính được gọi là cổng (port), có hai loại cổng là cổng nối tiếp
(serial port) và cổng song song (parallel port).
Thông thường, máy tính trang bị 2 cổng nối tiếp và 1 cổng song song vật lý. Tuy nhiên,
trong một vài chức năng nào đó, bạn phải gắn thêm cổng khác.
Để truy xuất, lắp đặt hay chẩn đoán hai loại cổng này, bạn phải hiểu rõ khái niệm. Đó là
Ngắt hay Interrupt.
2. IRQ – Interrupt Request
Ngắt (Interrupt) là một tín hiệu phần cứng được dùng trong máy tính để cho biết rằng một
hoạt động đặt biệt nào đó sẽ được thi hành.
Các yêu cầu ngắt – Interrupt Request – IRQ được truyền qua dây dẫn tới CPU sẽ phản
hồi theo các lệnh này qua một chương trình phần mềm đặc biệt gọi là IHR (Interrupt Handle
Routine – Thông lệ xử lý ngắt).
Mỗi thiết bị, dù là nối tiếp hay song song đều dùng các Interrupt để điều phối việc truyền
dữ liệu tới CPU. Thông thường máy vi tính có tất cả 15 interrupt và được đánh số thứ tự từ
IRQ1 đến IRQ15.
Vì mỗi phần cứng đều có Interrupt riêng biệt, nên phần cứng sẽ phân bố nhiều tín hiệu
IRQ như sau:
Interrupt Chức năng
IRQ1 Keyboard
IRQ2 Programable Interrupt Controller
IRQ3 COM2
IRQ4 COM1
IRQ5 Free

IRQ6 FDD
IRQ7 LPT
IRQ8 Clock
IRQ9 Free
IRQ10 Free
IRQ11 Free
IRQ12 Free
IRQ13 Free
IRQ14 HDD
IRQ15 HDD
CĐBT 8
3. Cổng nối tiếp (serial port)
Có nhiệm vụ chuyển đổi các bit song song trên máy tính thành một dãy bit đơn, để có thể
truyền đi bằng một ghép nối hai dây dẫn chuẩn RS–232C.
Thông thường, máy tính có 2 cổng nối tiếp vật lý nằm sau lưng máy tính được sử dụng để
ghép nối Mouse, External Modem, máy vẽ, Scaner…
 Đầu nối đực (male) 25 pin (DB25), thực sự chỉ dùng 9 pin.
 Đầu nối đực (male) 9 pin (DB9).
Cổng nối tiếp được máy tính quản lý thành 4 cổng nối tiếp logic như sau:
 Cổng 9 pin: COM1 và COM3.
 Cổng 25 pin: COM2 và COM4.
4. Cổng song song (parallel port)
Cổng này cho phép ghép nối nhiều đường dây song song giữa các máy tính và các thiết bị
ngoại vi để truyền và nhận dữ liệu, cổng này có thể mắc vào các thiết bị như: máy in, ổ cứng
mở rộng…
Cổng parallel có đầu nối cái (female) 25 pin (DB25).
Trong 25 pin của đầu nối cổng song song, có 8 chân dùng truyền dữ liệu, các chân khác là
các chân tín hiệu.
Ngoài loại cổng song song SPP (Standard parallel port) thường gặp ở những máy tính
trước đây, các nhà sản xuất đã cho ra đời thêm các tiêu chuẩn song song như sau:

 Cổng EPP (Enhanced Parallel Port): Có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ
2MB/s, vượt xa tốc độ 200KB/s của các cổng trước đây.
 Cổng ECP (Enhanced Capsibilities Port): Đây là loại cổng song song liên lạc
được cả 2 chiều, có tốc độ truyền dữ liệu cao. Khả năng liên lạc hai chiều này
giữa máy tính và thiết bị ngoại vi là rất quan trọng. Ví dụ, với máy in sử dụng
dạng này thì có thể gởi thông điệp ngược trở về cho máy tính biết tình trạng hiện
hành của máy in như sẳn sàng in, kẹt giấy, hết mực…
Hiện nay các nhà sản xuất đã hợp nhất 2 tiêu chuẩn song song, trở thành một tiêu chuẩn
song song duy nhất EPP/ECP.
Hầu hết các máy tính, người ta đều chế tạo cổng nối tiếp là cổng đực (male) và cổng song
song là cổng cái (female), mục đích là để không cắm nhằm giữa cổng parallel và cổng serial.
VIII. CARD MÀN HÌNH VÀ MÀN HÌNH – Video Card & Monitor
1. Màn hình
Là thiết bị chuẩn dùng để hiển thị các thông tin, các chỉ thị.
Các bộ phận chính của màn hình bao gồm màn hiển thị (ống phóng điện tử CRT hoặc tinh thể
lỏng LCD), các mạch phụ trợ (đồng bộ, quét, hội tự, xử lý video, cao áp..) và vỏ hộp bằng nhựa bên
ngoài. Ống phóng CRT thực hiện việc quét tia điện tử để tạo các mành sáng. Số mành tạo ra trong 1
giây đồng hồ gọi là tần số mành. Nếu tần số mành dưới 70Hz sẽ gây hiện tượng rung giật màn hình
làm nhứt mắt, đau đầu cho người sử dụng. Một số màn hình tạo mành sáng theo phương pháp xen kẽ
(interlaced), làm cho hình ảnh bị rung, cho nên tốt nhất nên chọn màn hình không xen kẽ dòng (non
interlaced).
Việc hiển thị hình ảnh phụ thuộc vào các yếu tố sau:
 Độ phân giải (resolution) là số lượng điểm sáng có thể điều khiển được màn hình,
được gọi là pixel. Số lượng pixel càng lớn thì hình ảnh hiển thị càng rỏ nét. Mật độ
pixel này được biễu diễn dưới dạng ma trận (matrix) (x, y); với x là pixel trên dòng, y
là pixel trên cột.
 Tốc độ quét (scan rate) là tốc độ xử lý lặp lại hình ảnh nhanh hay chậm. Nếu phải đợi
quá lâu giữa 2 lần lặp lại hình ảnh, người dùng sẽ cảm thấy màn hình nhấp nháy.
9
 Dãy đậm nhạt của màu sáng và các màu khác: Đó là khả năng có thể dùng các màu

xám và các sắc màu để đánh lừa mắt, sao cho các ký tự trong văn bản và các đồ hình
trông thích thú hơn so với trường hợp chỉ dùng một màu đen cố định hay màu trắng.
 Tốc độ là tốc độ xử lý cuộn lên xuống nhanh hay chậm trong một chương trình xử lý
từ, hoặc máy tính vẽ lại màn hình của Windows nhanh hay chậm.
Các đầu nối đực (male connector) của màn hình vào card màn hình thông thường có 2
loại:
 DB9 có 2 hàng pin cho loại màn hình Monochrome, CGA, EGA.
 DB15 có 3 hàng pin cho loại màn hình VGA, SVGA, EVGA.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn hiển thị của máy PC.
Video card type Resolution
Vertical
scan rate
Color/ Gray
shades
Speed Connector
MDA (Monochrome Display
Adapter)
80×25
(text only)
50
None color
(gray)
Depend
on CPU
DB9
MGA – MGP (Monochrome
Graphics Adapter –
Monochrome Graphics
Adapter with Priter Port)
720×384

50
None color
(gray)
DB9
CGA (Color Graphics
Adapter)
320×200
60 16 DB9
EGA Mono (Enhanced
Graphics Adapter)
720×350
50 16 gray DB9
EGA Color (Enhanced
Graphics Adapter)
640×350
60 16 color DB9
VGA (Video Graphics
Adapter)
640×480
60, 70 256 DB15
Supper VGA (SVGA)
800×600
56, 72, 76 256
5
Color
RAM
DB15
EVGA – Extended
1600×1240
70, higher 256

5
Driver,
Color
RAM
DB15
Hình ảnh có độ phân giải cao đòi hỏi phải có một màn hình hỗ trợ nhịp độ quét chiều
ngang và chiều dọc nhanh hơn.
 Interlaced là loại màn hình vẽ những hàng thay đổi liên tiếp trên màn hình xen
kẽ nhau, lần đầu quét những hàng chẵn, lần sau quét những hàng lẽ. Màn hình
Interlaced thường rẻ tiền, chất lượng hình ảnh kém, thường nhấp nháy làm đau
mắt.
 Non – Interlaced là loại màn hình vẽ những hàng thay đổi liên tiếp trên màn
hình không xen kẽ nhau. Dùng loại này sẽ tốt hơn về độ nhấp nháy và chất
lượng hình ảnh hiển thị.
2. Card màn hình – Video card
Card màn hình là bộ óc của màn hình, màn hình chỉ làm việc thông qua các chỉ thị của
nó.
Card màn hình sẽ kiểm soát toàn bộ độ phân giải, tốc độ quét và dãy sắc màu có sẳn trong
một màn hình cụ thể. Tất nhiên, ta phải có màn hình có khả năng thực hiện được những chỉ thị
của một card cho trước. Nghĩa là, với card màn hình đơn sắc (mono) buộc phải chọn màn hình
đơn sắc, card màn hình là VGA ta phải chọn màn hình tương hợp VGA.
Tương ứng với loại màn hình có đầu cắm đực 9 pin (DB9), 25 pin (DB25) nên card màn
hình có đầu cắm cái 9 pin, 25pin.
CĐBT 10
Mỗi card đều có bộ nhớ RAM hiển thị và ROM BIOS riêng gắn ngay trên board mạch
của card, bình thường card VGA có thể tạo ra 252 144 (256KB) màu khác nhau. Nhưng bộ nhớ
trên card không đủ chứa số lượng màu đó, nên card chỉ chạy ở chế độ 16 hay 256 màu.
Card màn hình khác biệt nhau ở kích thước của tuyến BUS từ 8bit, 16bit, 32bit… và số
lượng RAM chúng có. Tóm lại, card màn hình có tuyến BUS càng lớn, bộ nhớ càng nhiều thì
hiển thị hình ảnh càng nhanh, và quan trọng hơn độ phân giải càng cao. Card EGA có điển hình

8 bit, 16bit. Card VGA thường 16bit, 32bit, 64bit… và bộ nhớ từ 1MB, 2MB, 4MB…
Hiện nay, ngoài số lượng bộ nhớ RAM màu chuẩn (1MB), các nhà chế tạo còn hỗ trợ cho
ta gắn thêm RAM màu để tăng khả năng xử lý của card. Hơn nữa, với công nghệ ngày càng
cao, các nhà sản xuất chế tạo máy tính ngày nay đã tích hẳn mạch điều khiển màn hình ngay
trên mainboard – còn gọi là card màn hình on–board – loại này có bộ nhớ RAM màu dùng
chung với bộ nhớ chính trong máy tính.
Đối với card màn hình on–board, khi lắp ráp ta phải set jumper trên mainboard và cung
cấp ngắt (interrupt) cho nó.
IX. Ổ ĐỌC ĐĨA MỀM VÀ ĐĨA MỀM – Floppy Disk Driver &
Floppy Disk
1. Ổ đọc đĩa mềm – FDD
Là thiết bị cơ được thiết kế để ghi và đọc các thông tin dữ liệu của máy tính trên đĩa
mềm. Có hai loại ổ đĩa thường dùng là:
 Đĩa mềm có kích thước 5¼, đọc đĩa mềm có dung lượng 360KB và 1.2MB (đã
lỗi thời, không còn dùng).
 Đĩa mềm có kích thước 3½, đọc đĩa mềm có dung lượng 720KB và 1.44MB.
Mỗi đầu đọc đĩa mềm có hai loại đầu connector cắm vào:
 Một đầu connector 4 pin, dùng để cắm cable điện nguồn.
 Một đầu connector 34pin, dùng để cắm vào cable ribbon dẹp gắn vào mainboard
(hoặc I/O card trên mainboard).
Hiện nay, các nhà chế tạo máy tính đã chế tạo các loại đĩa mềm có dung lượng lớn và cực
lớn. Đó là ổ ZIP (100MB), Jazz (1GB), được gắn bên trong máy (internal) hay di động bên
ngoài (external) thông qua các cổng parallel/serial hay một loại card điều khiển, thông thường
là card SCSI (Small Conputer System Interface).
2. Đĩa mềm
Đĩa mềm là thiết bị lưu trữ phụ, đó là một đĩa hình tròn bằng plastic, trên mặt có phủ một
lớp oxit sắt có khả năng giữ lại từ tính.
Tổ chức vật lý của đĩa mềm như sau:
 Track (rãnh): Là những vòng tròn đồng tâm được chia đều trên 2 mặt đĩa mềm.
Vòng tròn đầu tiên được đánh số 0 và cho đến hết đĩa (tùy vào loại đĩa).

 Sector: Là những cung bằng nhau, được chia đều trên một track. Mỗi sector
chứa 512byte.
 Cluster: Là tập hợp nhiều sector, số sector trên một cluster biến đổi tùy theo
version của BIOS, DOS, Windows hay loại đĩa.
Tổ chức logic của đĩa mềm như sau:
 Master Boot (boot record): Là vùng khởi động của đĩa mềm. Chiếm 2 byte, chỉ
sử dụng 1 byte, còn một byte dự trữ. Nếu đĩa khởi động thì chứa các mã khởi
động (bootstrap code). Vùng này chứa các thông tin về đặc điểm của đĩa mềm:
số byte trên sector, tổng số sector trên đĩa, số sector trên track trong quá trình
định dạng (format).
11
 FAT (File Allocation Table): Là vùng chứa thông tin về từng cluster trên đĩa.
Thông thường FAT được chia làm 2 phần chiếm 32 sector. FAT1 sử dụng 16
sector đầu tiên, FAT2 là 16 sector còn lại.
 Root Directory: Là vùng chứa tên, kích thước, ngày giờ, thuộc tính và địa chỉ
đầu tiên của các thư mục con và tập tin trong đĩa, các tập tin trên đĩa càng nhiều
thì Root Directory càng lớn.
 Data: Là vùng thực sự chứa dữ liệu được lưu trữ trên đĩa.
X. Ổ CỨNG – Harddisk
Là thiết bị lưu trữ thông tin chính của máy tính, với dung lượng lớn. Ổ cứng thường được
gắn cố định trong case.
Tổ chức vật lý: Đĩa cứng thực kết hợp từ nhiều đĩa nhỏ tròn (nhiều tầng) và được bao kín
trong lớp vỏ bọc kim loại chắc chắn.
 Head (đầu từ): Có thể di chuyển trên mặt đĩa để đọc và ghi gọi là đầu đọc ghi.
Đầu đọc ghi của đĩa cứng được đánh dấu từ 0 đến n–1 (n là tổng số đầu đọc ghi
= tổng số tầng).
 Track (rãnh): Là những vòng tròn đồng tâm được chia đều trên 2 mặt đĩa. Vòng
tròn đầu tiên được đánh số 0 và cho đến hết đĩa (tùy vào loại đĩa).
 Cylinder: Ta tưởng tượng một ống hình trụ đi xuyên qua mỗi đĩa nhỏ ở một
track đặc biệt nào đó thì ta có thể thấy rằng số track và số cylinder là bằng nhau.

 Sector: Là những cung bằng nhau, được chia đều trên một track. Mỗi sector
chứa 512byte.
 Cluster: Là tập hợp nhiều sector, số sector trên một cluster biến đổi tùy theo
version của BIOS, DOS, Windows hay loại đĩa.
Tổ chức logic của đĩa cứng như sau:
 Partition: Là một ngăn logic của đĩa cứng, được chia bởi người sử dụng.
 Volume: Là một ổ đĩa logic mà DOS gán một mẫu ký tự cho 1 partition.
 Master Boot: Là vùng đặt biệt nằm trên đĩa cứng, gọi là vùng khởi động hay
vùng boot, chiếm ngụ ở sector thứ 2 của head 0, track 0.
 Bảng FAT (File Allocation Table): Là danh mục các cluster đã được phân bố
trong đĩa. Bảng FAT dùng để chia không gian cho các tập tin. DOS ghi nhận 2
bảng FAT giống nhau để phòng hờ việc kiểm tra thừa và sự thiệt hại bảng FAT
chính.
 Root Directory: Là vùng chứa tên, kích thước, ngày giờ, thuộc tính và địa chỉ
đầu tiên của các thư mục con và tập tin trong đĩa, các tập tin trên đĩa càng nhiều
thì Root Directory càng lớn.
 Data: Là vùng thực sự chứa dữ liệu được lưu trữ trên đĩa.
Có rất nhiều hãng sản xuất đĩa cứng máy tính như: Quantium, Seagate, IBM… Đĩa cứng
thông thường có 2 dạng chuẩn đó là:
 Chuẩn IDE (Intergrated Driver Electronics): Đây là chuẩn phổ biến nhất của đĩa
cứng, các mainboard hiện nay đều có chức năng hỗ trợ (support) IDE.
 Chuẩn SCSI (Small Computer System Interface): Đây là chuẩn ít phổ biến, đối
với các đĩa dạng chuẩn này phải có thêm 1 card điều khiển riêng cho nó gọi là
card SCSI và ta phải tốn thêm 1 slot trên mainboard.
Đĩa cứng được nối với mainboard thông qua card I/O (chuẩn ISA) hay trực tiếp trên
mainboard (on–board, chuẩn PCI), thông qua đầu nối đực (male) 40pin được đánh số từ 1 đến
40. Đầu có 4pin được nối vào nguồn cung cấp điện. Các jumper dùng để thiết lập chế độ master
hay slaver.
Thông thường dung lượng của đĩa cứng được tính như sau:
Size (byte) = Số Cylinder * Số Header * Số Sector * 512.

CĐBT 12
Ví dụ: Trên một đĩa cứng có ký hiệu như sau: C/H/S : 1001/15/34 thì dung lượng của đĩa
là: 1001*15*34*512 = 261381120 byte = 249MB.
Trên một đĩa cứng có ký hiệu như sau: C/H/S : 1024/512/1024 thì dung lượng của đĩa là:
1024*512*1024*512 = ? byte = 256GB
Máy tính trao đổi thông tin với đĩa cứng thông qua một giao diện (interfce) – một tập hợp
các qui định rõ cho card điều hợp, dây cable, các mạch điện tử trên bản thân ổ đĩa cứng và các
tính hiệu điện chạy giữa ổ cứng và bộ điều khiển. Bốn giao diện chủ yếu của đĩa cứng cho máy
tính cá nhân là: SCSI, IDE, ESDI, ST506.
Mỗi giao diện đĩa cứng có nhiệm vụ:
 Cung cấp một card điều khiển hoặc điều hợp tiêu chuẩn cắm trực tiếp vào BUS
trên board mạch chính của máy tính.
 Trao đổi với DOS, ROM BIOS của máy tính thông qua các card điều hợp này.
 Lưu trữ dữ liệu vào đĩa cứng và truy tìm lại nó khi cần thiết.
XI. BÀN PHÍM VÀ CHUỘT – Keyboard & Mouse
1. Bàn phím – Keyboard
Bàn pím là thiết bị cho phép người sử dụng nhập trực tiếp vào máy tính.
Có 3 loại bàn phím chính:
 Loại PC/XT gồm 87 phím.
 Loại AT gồm 101 phím.
 Loại AT nâng cao (Enhanced Keyboard) gồm 124 phím.
Bên trong bàn phím có nhiều mạch điện, mỗi phím trên bàn phím được thiết kế tạo ra ký
tự mã hóa riêng.
2. Chuột – Mouse
Mouse là thiết bị điều khiển máy tính thông qua con trỏ (cursor) hiển thị trên màn hình,
giúp thao tác nhanh các công việc thay ví phải thao tác chậm với bàn phím.
Có nhiều loại chuột, thông thường nhất là loại chuột 2 phím bấm và chuột 3 phím bấm.
Chức năng của từng phím bấm tùy thuộc vào phầm mềm người dùng đang sử dụng. Chuột
thường được gắn vào cổng riêng hoặc cổng COM1.
XII.Ổ ĐỌC CD–ROM, ĐỌC GHI CD RW VÀ ĐĨA CD–ROM

1. Ổ đọc CD–ROM
Là thiết bị dùng để đọc các thông tin, dữ liệu đã được lưu trữ sẵn trên đĩa CD. Ổ CD–
ROM có 2 đầu nối đực để nối với mainboard và nguồn cung cấp điện.
 Đầu nối đực 40pin nối với cable dữ liệu thường có 40pin và dùng chung dây
cable với đĩa cứng.
 Đầu nối đực 4pin, tương tự HDD, dùng nối nguồn.
Giữa đầu nối dữ liệu và đầu nối nguồn của CD–ROM, có một jumper để set chế độ
master hay slaver. Thông thường được set là slaver để tránh tranh chấp (conflict) với đĩa cứng.
2. Ổ ghi CD–ROM – Recordable
Là thiết bị dùng để ghi thông tin, dữ liệu lên đĩa CD (đĩa quang). Ổ ghi
CD–ROM có thể dùng để ghi hoặc đọc đĩa CD đều được.
Ổ ghi CD có cách gắn vào mainboard tương tự như ổ CD–ROM. Tuy nhiên, để ghi dữ
liệu lên đĩa CD ta cần có chương trình hỗ trợ ghi (driver), thông thường là chương trình Nero
chẳn hạn.
13
Cả hai loại ổ đĩa trên đều dùng phương pháp quang học để đọc và ghi dữ liệu, bên trong
có một đèn quang dùng tia laser (thường gọi là mắt) để đọc hoặc ghi dữ liệu.
3. Đĩa CD
Là đĩa tròn dùng để lưu trữ thông tin, dung lượng có thể ghi đến khoảng 700MB, dữ liệu
trên đĩa CD thường không xóa được (Chỉ có loại CD–Writeable mới có thể xóa và ghi lại
được), tuy nhiên ta có thể ghi lại nhiều lần nếu khoảng trống trên CD còn.
CĐBT 14
Chương 2
CÀI ĐẶT CÁC CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
I. CÀI ĐẶT CẤU HÌNH BIOS
1. Giới thiệu
Cài đặt cấu hình BIOS để chỉ định các hoạt động cơ bản nhất của máy tính như: Chỉ định
các đĩa khởi động, chỉ định các trường hợp cảnh báo – báo lỗi, xem các thông số kỹ thuật…
Thông thường để vào BIOS, lúc bắt đầu khởi động máy tính, người sử dụng cần ấn phím kích
hoạt, thường là phím DEL hoặc phím F1 hay F2… Phím kích hoạt tùy vào loại CMOS và

mainboard, phím kích hoạt được hướng dẫn khi khởi động máy tính.
2. Chỉ định, lựa chọn các chức năng
i. Standard CMOS
 Date (mm:dd:yy): Đặt ngày cho đồng hồ máy.
 Time (hh:mm:ss): Đặt giờ cho đồng hồ máy.
 Halt On: Đặt điều kiện treo máy khi khởi động.
· All Errors: Treo khi gặp bất kỳ lỗi nào.
· All, but Keyboard: Ngoại trừ bàn phím.
· All, but Diskette: Ngoại trừ đĩa mềm.
· All, but Disk/Key: Ngoại trừ ổ đĩa và bàn phím.
· No errors: Không treo máy khi có lỗi.
ii. BIOS CMOS
 Vius Warning: Kiểm tra và thông báo cho người dùng biết khi có sự thay đổi
master boot của ổ đĩa cứng.
 Boot Sequence: Thứ tự các ổ đĩa khởi động. Máy tính sẽ lần lượt thử theo thứ tự
đến khi máy tính khởi động thành công.
 Boot Up Numlock Status: Bật bàn phím số trên bàn phím hay không (sau khi
khởi động). On: Bật phím số (đèn Numlock sáng), OFF: Tắt.
 Security Option: Mức độ bảo vệ khi có đặt password. Setup: Chỉ yêu cầu
password khi vào CMOS. System: Yêu cầu password khi khởi động.
iii. CHIPSET FEATURES
Thường để đặt một vài thông số cho RAM như thời gian làm việc, cách thức làm việc.
Thường ta ít sử dụng các thông số này, nên lấy các giá trị mặc định.
iv. PASSWORD SETTING
Đây là chức năng dùng để đặt / xóa password cho máy tính. Nếu người dùng quên
password, có thể jump chân của CMOS để xóa password, cách này cần xem chỉ dẫn của nhà
sản xuất.
v. IDE HDD AUTO DETECTION
Dùng chức năng này để máy tính tự phát hiện các thông số của đĩa cứng.
15

vi. SAVE & EXIT
Lưu thông số vào CMOS và thoát.
vii.EXIT WITHOUT SAVING
Thoát khỏi và không lưu lại.
Ngoài ra còn một số chức năng khác, sinh viên tự nghiên cứu thêm.
II. PHÂN CHIA PARTITION VÀ ĐỊNH DẠNG ĐĨA
1. Giới thiệu
Phân chia partition và định dạng đĩa nhằm có thể sử dụng nhiều hệ điều hành (DOS,
Unix, Windows, Novell..) trên một máy tính. Chia ra nhiều phân khu (partition) để mỗi hệ điều
hành quản lý một phân khu riêng.
Nhằm tối ưu hóa việc sử dụng không gian đĩa cứng, đối với những đĩa có dung lương lớn
(tùy theo mức độ cho phép quản lý của HĐH).
Nhằm tạo một sự quản lý tốt giữa các thông tin, dữ liệu, chương trình… được lưu trữ trên
đĩa, trong trường hợp máy tính có nhiều người sử dụng nó.
Nhằm hạn chế sự lây lan hàng loạt của virus để bảo vệ an toàn dữ liệu.
Các loại phân khu:
 Primary DOS Partition: Phân khu chính của đĩa, do hệ điều hành
MS–DOS quản lý.
 Extended DOS Partition: Phân khu mở rộng, cũng do hệ điều hành
MS–DOS quản lý. Phải có phân khu này mới tạo được các volume (ổ đĩa logic).
 Non DOS Partition: Phân khu do các hệ điều hành khác MS–DOS quản lý.
Chú ý: Phải có một phân khu được set active và hiển nhiên phân khu này sẽ chứa các tập
tin hệ thống để khởi động máy.
2. Thực hiện phân chia partition – FDISK
a. Giới thiệu
Có rất nhiều chương trình tiện ích để chia một ổ đĩa cứng vật lý ra nhiều phân khu như:
Fdisk, Disk Manager (DM), Partition Magic… Trong tài liệu này, chúng ta xét tiện ích lệnh
Fdisk, các chương trình khác sinh viên tự nghiên cứu thêm.
b. Fdisk
Trước khi cài đặt HĐH, bạn phải tạo một đĩa chủ (primary partition) trên ổ cứng thứ nhất

của máy tính, sau đó định dạng (format) lại hệ thống tổ chức trên đĩa. Fdisk là một công cụ của
MS–DOS giúp bạn có thể tạo, thay đổi, xóa, hiển thị các ổ đĩa logic.
Windows 9x, Windows Me, Windows 2000 có hai loại định dạng đĩa là FAT16 và
FAT32. Khi bạn sử dụng lệnh Fdisk, nếu dung lượng ổ đĩa lớn hơn 512MB, chương trình sẽ hỏi
bạn sử dụng dạng nào.
 FAT16 là hệ thống chỉ dành tối đa 2GB cho mỗi ổ đĩa. Lấy ví dụ, bạn có ổ đĩa
6GB, sử dụng FAT16 bạn có thể tạo 3 đĩa C, D, E. Mỗi đĩa chiếm 2GB dung
lượng.
 FAT32 là hệ thống dành tối đa 2TB cho mỗi ổ đĩa. FAT32 không thể dùng cho
đĩa cứng có dung lượng nhỏ hơn 512MB.
 Bạn phải cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng công cụ Fdisk và Format.
1. Đĩa cứng cần định dạng là đĩa mới? Nếu không bạn có thể xem phần số 2.
Máy tính chỉ có một đĩa cứng, ở chế độ master (chủ) hoặc slave (tớ).
CĐBT 16
Bạn đã thiết lập jumper đúng như chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Bạn đã kiểm tra xem BIOS có nhìn thấy ổ cứng hay chưa, nếu không bạn phải xem tài
liệu về mainboard hoặc hỏi nhà sản xuất (cách gắn và jump chân). Tổng quát, bạn nên chọn chế
độ Auto Detect Hard Disk (tự động dò tìm).
Nếu đã đúng các chức năng trên, bạn sẽ quyết định sử dụng FAT16 hoặc FAT32 trong
lệnh Fdisk.
2. Đĩa cứng của bạn đang chứa dữ liệu?
Các dữ liệu quan trọng đã sao chép dự phòng chưa? Nếu không, tất cả dữ liệu trên ổ cứng
Fdisk sẽ mất và không thể khôi phục.
Đĩa cứng của bạn có chương trình điều khiển (driver) không? Nếu máy tính sử dụng phần
mềm điều khiển mới có thể sử dụng đĩa với dung lượng lớn, bạn không nên sử dụng công cụ
fdisk, khi chưa có chương trình điều khiển (driver) của đĩa. Nếu không chắc bạn có thể tìm hiểu
thêm với “Microsoft Knowledge Base”.
Bạn đã có đầy đủ các đĩa mềm hoặc đĩa CD–ROM cần thiết để cài đặt lại các phần mềm.
Cần phải cài đặt lại tất cả các phần mềm sau khi ổ đĩa được định dạng.
Các trình điều khiển thiết bị trong máy như modem, máy in, card màn hình… cần phải có

(hoặc phải ghi lại).
Bây giờ bạn cần một đĩa mềm khởi động máy tính. Bạn có thể tạo
đĩa mềm khởi động từ máy tính chạy HĐH Windows 98 như sau:
a. Đặt đĩa mềm trắng vào ổ đĩa A:
b. Click chuột vào Start, chọn Setting, chọn Control Panel,
D_Click vào Add/Remove Program.
c. Click vào thẻ Startup Disk sau đó click vào Create Disk.
Các bước sử dụng công cụ fdisk.
Cảnh báo: Nếu bạn thực hiện các bước dưới đây với đĩa không rỗng, tất cả dữ liệu trên
đĩa này sẽ bị xóa.
1. Đặt đĩa mềm khởi động vào đĩa ổ A: và khởi động lại máy tính. Khi xuất hiện dấu
đợi lệnh của DOS bạn đánh vào fdisk và ấn phím Enter.
2. Nếu dung lượng đĩa cứng của bạn lớn hơn 512MB bạn sẽ nhận được một thông báo:
Your computer has a disk larger than 512 MB. This version of Windows
includes improved support for large disks, resulting in more efficient use
of disk space on large drives, and allowing disks over 2 GB to be formatted
as a single drive.
IMPORTANT: If you enable large disk support and…
Do you wish to enable large disk support?
Nếu bạn muốn định dạng đĩa FAT32 thì ấn Y sau đó ấn Enter. Nếu bạn muốn định dạng
đĩa FAT16 thì ấn N sau đó ấn Enter.
3. Sau khi bạn ấn Enter thì menu của Fdisk xuất hiện:
1. Create DOS partition or Logical DOS Drive
2. Set active partition
3. Delete partition or Logical DOS Drive
4. Display partition information
5. Change current fixed disk drive
Ghi chú: Tùy chọn thứ 5 chỉ xuất hiện khi bạn có 2 ổ cứng vật lý trên máy tính.
Trong phần này giới thiệu tổng quan, chi tiết hơn bạn có thể tìm hiểu trong thư viện
hướng dẫn MSDN (Microsoft Developer Network).

4. Ấn phím 3, sau đó bạn ấn Enter thì menu xuất hiện:
1. Delete Primary DOS Partition
2. Delete Extended DOS Partition
3. Delete Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition
4. Delete Non-DOS Partition
5. Tiếp tục ấn phím 3, ấn Enter.
17
6. Chức năng “Delete Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition” xuất
hiện một dạng biểu đồ như dưới đây, thể hiện các thuộc tính của ổ cứng.
Drv Volume Label Mbytes System Usage
D: (User Defined) 2047 FAT16 100%
E: (User Defined) 2047 FAT16 100%
F: (User Defined) 2047 FAT16 100%
G: (User Defined) 1498 UNKNOWN 13%
Total Extended DOS Partition size is XXX Mbytes (1 MByte =
1048576 bytes).
WARNING! Data in a deleted Logical DOS Drive will be lost.
What drive do you want to delete?
Đưa vào ký tự ổ đĩa bạn cần xóa và ấn Enter.
7. Bước này bạn cần đưa vào đúng nhãn đĩa (nếu có). Nếu nhãn đĩa không phù hợp sẽ
xuất hiện thông báo:
Volume label does not match.
Enter Volume Label?
Khi bạn đưa nhãn đĩa đúng, thông báo “Are you sure?” xuất hiện, mặc định là N, bạn
phải chọn lại là Y sau đó ấn Enter.
8. Lặp lại các bước trên cho đến khi tất cả các đĩa logic đều bị xóa. Khi đó bạn sẽ gặp
thông điệp “No logical drives defined” (không có đĩa logic nào được định nghĩa).
Lúc này bạn ấn phím ESC để tiếp tục.
9. Tiếp sau, nếu bạn muốn định nghĩa lại ổ chủ bạn phải chọn tiếp tục 2 chức năng là
“Delete Extended DOS Partition” trước “Delete Primary DOS Partition”.

10. Bây giờ, bạn tiến hành phân chia, từ menu như bên dưới:
1. Create DOS partition or Logical DOS Drive
2. Set active partition
3. Delete partition or Logical DOS Drive
4. Display partition information
5. Change current fixed disk drive
Chọn 1 “Create DOS partition or Logical DOS Drive”, menu kế theo xuất
hiện, tiếp tục chọn 1 “Create Primary DOS Partition”, sau khi bạn ấn enter, một
thông báo xuất hiện “Do you wish to use the maximum available size
for primary DOS partition?”
Chọn Y khi bạn muốn tạo một đĩa C: duy nhất, chọn N khi bạn muốn chia ra các đĩa
logic. Chú ý rằng, để chạy được Windows 9x, Windows Me, Microsoft khuyến cáo rằng ổ chủ
của bạn tối thiểu phải 500MB.
Ấn ESC thoát.
Chọn tiếp 2 “Create Extended DOS Partition”, ấn Enter.
Bạn sẽ nhận được hộp thoại trên đó hiển thị dung lượng tối đa của phần mở rộng, đây là
dung lượng được khuyến cáo nên sử dụng, bạn có thể chia thành nhiều đĩa, muốn vậy bạn ấn
Enter, sau đó ấn ESC.
Chức năng “Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS
Partition”, để tạo nhiều đĩa, bạn đưa và dung lượng sau thông báo “Enter logical
drive size in Mbytes or percent of disk space (%)”, sau đó ấn Enter.
Lặp lại các bước trên khi nhận được thông báo “All available space in the
Extended DOS Partition is assigned to local drives.”
Ấn ESC để trở lại menu chính.
Chọn “Set active partition”, để chọn đĩa làm đĩa khởi động. Ấn ESC để thoát khỏi
Fdisk và khởi động lại máy tính để định dạng các đĩa vừa tạo.
CĐBT 18
Lưu ý: Sau khi bạn tạo các ổ đĩa xong, bạn phải FORMAT chúng.
III. CÀI ĐẶT WINDOWS
1. Giới thiệu

Như chúng ta đã biết, máy tính muốn hoạt động được thì cần phải có hệ điều hành. Hệ
điều hành là cầu nối giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, nó thực hiện việc quản lý và
chia sẽ các tài nguyên máy tính. Không có hệ điều hành thì máy tính không hoạt động được.
Windows 98 là hệ điều hành do tập đoàn Microsoft (Mỹ) viết. Hệ điều hành Windows nói
chung, cung cấp cho người dùng giao diện thân thiện, dễ sử dụng…
2. Cài đặt Hệ điều hành
Để cài hệ điều hành Windows 98, ta cần có chương trình nguồn (source). Chương trình
nguồn có thể nằm trên đĩa CD–ROM hay được sao chép sẵn trong đĩa cứng đều được.
Các bước cài đặt HĐH Windows 98:
Chuẩn bị đĩa mềm khởi động (phần trên) và chương trình nguồn Windows 98.
Tổng quát, ta khởi động máy tính về chế độ MS–DOS.
Chuyển vào thư mục chứa chương trình nguồn HĐH, chạy tập tin SETUP.EXE, bằng
cách từ dấu nhắc của DOS gỏ vào SETUP (Win98). Winnt (Win XP trở về sau) và ấn phím
Enter.
Kế theo lệnh này là các bước cài đặt hệ điều hành, tương đối đơn giản, sinh viên sẽ tìm
hiểu khi cài đặt.
3. Cài đặt các thiết bị liên quan
Các thiết bị liên quan của máy tính như: card màn hình, âm thanh, card mạng, máy in,
modem… chỉ được tự động cài đặt (ta sử dụng được card) khi các trình điều khiển (driver) này
có sẳn trong source HĐH. Ngược lại, người sử dụng phải cài đặt driver cho các thiết bị này sau
khi cài đặt HĐH, nếu không các thiết bị đó không sử dụng được hoặc sử dụng không hết chức
năng của nó. Lấy ví dụ card màn hình không có driver chỉ hiển thị được 16 màu, card âm thanh
không có driver thì máy tính không thể phát âm thanh ra loa, máy in không driver thì không in
được…
Để cài đặt các thiết bị liên quan ta cần phải có trình điều khiển (driver) của nó, các driver
này thường nằm trên đĩa CD–ROM hoặc đĩa mềm kèm với máy tính.
Chúng ta có thể cài đặt trình điều khiển bằng cách chạy các tập tin cài đặt driver trong thư
mục chứa trình điều khiển (thường là Setup.exe hay Intall.exe… tùy thuộc vào từng trình điều
khiển). Ví dụ, tập tin dùng cài đặt driver âm thanh cho card âm thanh ESS.
Khi thực thi các tập tin này, chúng ta sẽ làm việc với các cửa sổ chương trình cài đặt

driver (giao diện thường khác nhau đối với mỗi driver hay hãng sản xuất), người cài đặt được
hướng dẫn (thường bằng tiếng Anh) từng bước trên các cửa sổ này, nhiệm vụ của chúng ta là
làm theo các hướng dẫn đó để hoàn thành việc cài đặt.
Một cách khác để cài đặt trình điều khiển, ta làm như sau:
Nhắp chọn Start/ Settings/ Control Panel double click đối tượng .
Chọn thẻ Device Manager, để hiển thị các thiết bị trong máy tính, thông thường các đối tượng
chưa có trình điều khiển (hoặc bị lỗi) có dấu chấm cảm trong hình tròn màu vàng kèm theo.
19
Chọn đối tượng cần cài đặt driver, sau đó click chuột vào nút lệnh Properties, hộp thoại
Properties xuất hiện, chọn thẻ Driver trên hộp thoại này, có hai khả năng xảy ra:
 Xuất hiện nút lệnh “Update Driver” - nâng cấp driver - thiết bị này đã có trình
điều khiển, (tuy nhiên chưa phù hợp) cần cập nhật lại.
 Xuất hiện nút lệnh “Reintall Driver” nếu thiết bị này chưa có trình điều khiển,
cần phải cài đặt trình điều khiển.
CĐBT 20
Sau bước này (nhắp chuột vào Reinstall Driver), ta click Next, chọn
tiếp tục click Next, sau đó ta click vào nút lệnh Browse
chỉ định vị trí thư mục, tiếp tục click Next. Nếu vị trí thư mục do người cài đặt chỉ định không
có trình điều khiển thích hợp với thiết bị, thông báo
xuất hiện trên hộp thoại, người cài đặt cần ấn
phím Back để chỉ định lại chính xác vị trí thư mục chứa tập tin điều khiển (thường là thư mục
đặt tập tin kiểu .INF). Nếu vị trí thư mục chỉ định đúng, thông báo
xuất hiện, người cài đặt click vào Next và Finish
để hoàn tất việc cài đặt driver.
Chú ý: Sau khi cài đặt driver cho các thiết bị, ta phải khởi động lại máy tính, nếu máy
tính xuất hiện hộp thoại yêu cầu.
IV. CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN,
CHƯƠNG TRÌNH GÕ TIẾNG VIỆT VÀ MỘT SỐ PHẦN
MỀM KHÁC
1. Giới thiệu

Để có thể đánh văn bản tiếng Việt trên máy tính nói chung, trên máy tính với HĐH
Windows nói riêng, ít nhất chúng ta cần cài đặt 2 phần mềm (ngoại trừ một số phần mềm tích
hợp sẳn tiếng Việt): Chương trình soạn thảo (ở đây chúng ta chọn chương trình Microsoft
Ofice) và chương trình đánh tiếng Việt (chúng ta chọn Vietkey). Để soạn thảo được văn bản
tiếng Việt, ta cần phải chạy song song hai chương trình này.
Ta tiến hành cài đặt một số phần mềm khác như: Winzip là phần mềm dùng để nén và
giải nén tập tin. Symantect AntiVirus là phần mềm diệt virus. English Study 4.0 đây là phần
mềm dùng để học tiếng anh. HerroSoft là chương trình hỗ trợ xem phim, nghe nhạc. ACD See
là phần mềm dùng để xem hình, Partition Magic đây là chương trình có chức năng như Fdisk
nhưng khi phân chia ổ cứng không làm mất dữ liệu…
2. Cài đặt
Ta cần có chương trình nguồn (source) của phần mềm Mirosoft Office, Vietkey và các
chương trình nguồn khác. Thực thi tập tin Setup.exe hoặc Install.exe… để tiến hành cài đặt, các
bước cài đặt tương đối đơn giản, sinh viên sẽ tìm hiểu khi cài đặt. Lưu ý việc cài đặt Font chữ
cho Windows (nếu cần). Hình dưới đây liệt kê các tập tin trong chương trình nguồn (source)
của Vietkey và Windows 98.
21
Chương trình
nguồn Vietkey.
Chương trình nguồn
Windows 98.
3. Xóa chương trình đã cài đặt
Để xóa bỏ các phần mềm đã cài đặt trên hệ thống máy tính, chúng ta cần chậy tập tin
Uninstall hoặc Remove của chúng. Thông thường ta có thể vào 2 cách sau để xóa một chương
trình đã cài đặt:
Cách 1: Start/ Settings/ Control Panel/ Add–Remove Programs, hộp thoại xuất hiện.
Chọn tên chương trình muốn loại bỏ, sau đó click vào nút Add/Remove.
Cách 2: Start/ Programs/ <Vị trí chương trình>/ <Uninstall hoặc Remove>. Cách này
chỉ thực hiện được với chương trình có hỗ trợ tập tin Uninstall (hoặc Remove) trong chương
trình. Ví dụ minh họa dưới đây.

4. Cài đặt nhiều hệ điều hành trên một máy tính
Các HĐH khác nhau có thể cùng được cài đặt trên một hệ thống máy tính. Mỗi khi khởi
động máy, người sử dụng chỉ định chạy HĐH nào (thiết lập này đặt trong tập tin boot.ini trên ổ
đĩa gốc). Cài đặt nhiều HĐH trên một máy tính chúng ta cần cài phiên bản củ rồi đến phiên bản
mới. Ví dụ để có HĐH Windows 98, Windows 2000 và Windows XP trên cùng một máy tính,
ta phải cài đặt Windows 98, kế đến cài đặt Windows 2000, sau cùng cài đặt Windows XP. Một
lưu ý khác trong quá trình cài đặt nhiều HĐH trên 1 máy, ta phải chọn dạng New Version (new
copy), không chọn Upgrade (chức năng upgrade sẽ nâng cấp HĐH cũ thành mới).
CĐBT 22
Chọn chương cần
trình loại bỏ.
Click vào đây để
bắt đầu việc loại
bỏ.
Click vào đây để
bắt đầu việc loại
bỏ chương trình.
Cài đặt Font chữ tiếng Việt trong Windows 98, nếu không
cài đặt một số văn bản tiếng Việt không hiển thị được. Cài
đặt: Start/ Settings/ Control Panel/ Fonts. Từ menu File
chọn như hình bên (ta cần có source các Font chữ Việt).
Chương 3
LẮP RÁP CÀI ĐẶT
I. LẮP RÁP – CÀI ĐẶT
Tìm hiểu các linh kiện
Nếu mớ dây nối loằng ngoằng, các bản mạch trông như mê cung
khiến người chưa biết nhiều về máy tính bối rối, hãy thử tự lắp ráp chúng. Chủ đề này bắt đầu
bằng việc tìm hiểu các bộ phận cấu thành nên chiếc PC.
Về tổng thể, một bộ PC bao gồm 2 phần chính là màn hình và bộ xử lý trung tâm CPU. Màn
hình là nơi hiển thị kết quả xử lý và quá trình thao tác với máy tính. Còn bộ xử lý trung tâm

nằm trong một hộp kim loại (gọi là case), bao gồm nhiều vi mạch điện tử, ổ lưu trữ, quạt gió...
bên trong và các cổng giao tiếp (để cắm các đầu dây, ổ nhớ rời...) ở bên ngoài.
*Phần màn hình
- Màn hình: Hiện có 2 loại CRT và LCD với kích thước từ 14 inch trở lên. Màn CRT loại cong
có hại cho mắt vì các tia cathode phóng trực tiếp về phía trước; màn CRT phẳng và LCD hạn
chế tác hại hơn do các tia này bị phân tán. Nếu chỉ có CRT cong, người dùng có thể mua thêm
tấm kính chắn với giá chỉ 2-3 chục nghìn.
- Chuột: Đây là thiết bị ngoại vi dùng để thao tác trên màn hình máy tính. Hiện có các loại
chuột bi, chuột quang, chuột không dây có gắn Bluetooth với giá dao động từ vài chục nghìn
đến hơn một triệu đồng.
- Bàn phím: Đây cũng là thiết bị ngoại vi dùng để nhập dữ liệu. Bàn phím có nhiều loại, từ loại
thường giá chưa đến một trăm nghìn tới bàn phím không dây hoặc loại có thiết kế đặc biệt giá
hơn một triệu đồng.
23
Tùy chọn nâng cấp HĐH trở
thành Windows 2000.
Tùy chọn cài đặt thêm HĐH
Windows 2000.
*Phần case
- Bộ vi xử lý: là trung tâm tính toán, xử lý dữ liệu của máy tính với hàng triệu phép tính/giây.
Gần đây, nhiều người nhắc đến sức mạnh của vi xử lý lõi kép với 2 nhân trên một chip, giúp
tốc độ tính toán nhanh hơn và do đó, giá cả cũng đắt hơn.
- Bo mạch chủ (mainboard): là nơi để gắn các thiết bị như chip, card đồ họa, card âm thanh, ổ
cứng... Nó đóng vai trò là một "trung tâm điều phối", giúp cho mọi thiết bị máy tính hoạt động
nhịp nhàng và ổn định. Giá cả của bo mạch chủ tùy biến theo số thiết bị đã được tích hợp sẵn
(trong các báo giá có từ "on-board").
- Ổ cứng: là nơi lưu trữ dữ liệu. Dung lượng ổ cứng càng lớn thì càng lưu được nhiều dữ liệu và
giúp cho máy chạy êm khi có nhiều không gian trống.
- RAM: bộ nhớ trong tạm thời là nơi lưu mọi hoạt động của các chương trình chạy trên máy
tính. Khi RAM càng lớn, các chương trình vận hành trơn tru và nhanh hơn.

- Card đồ họa: là thiết bị xử lý hình ảnh, video. Khi card đồ họa mạnh, hình ảnh hiển thị trên
máy tính sẽ sắc nét và có nhiều hiệu ứng thật hơn. Những người chơi game "nặng" và hay làm
việc với đồ họa sẽ yêu cầu cầu cao đối với thiết bị này. Chú ý một số mainboard đã tích hợp sẵn
card đồ họa.
- Card âm thanh: là thiết bị xử lý âm thanh, giúp cho người dùng nghe được tiếng trên máy
tính. Một số mainboard cũng tích hợp sẵn card này.
- Card mạng: là thiết bị hỗ trợ nối mạng Internet hay mạng nội bộ. Có loại card mạng tích hợp
sẵn trên bo mạch chủ, có loại card mạng rời phải mua riêng.
- Ổ đa phương tiện: các loại ổ CD trước đây hiện đang bị DVD "qua mặt" vì chúng có khả năng
đọc cả CD lẫn DVD. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, người dùng có thể mua loại ổ DVD đọc-ghi
DVD hay đọc DVD, ghi được CD.
- Ổ mềm: loại ổ lưu trữ này hiện đang "mất giá" vì bản thân đĩa mềm lưu dữ liệu không nhiều
và hay hỏng. Nếu có USB gắn ngoài, bạn không cần đến loại ổ này.
- Quạt gió: là thiết bị nhỏ nhưng rất cần thiết để làm mát những bộ phận tạo nhiệt trong quá
trình hoạt động. Trục trặc ở quạt gió dễ làm thiết bị nóng quá mức và hỏng hẳn. Nhiều hãng để
chỗ gắn quạt gió ở khắp mọi nơi như chip, nguồn, ổ cứng... Tuy nhiên, một quạt đường kính
120 mm ở case rộng rãi cũng có thể đảm bảo an toàn cho máy tính. Xem thêm bài này.
- Nguồn điện: là nơi chuyển điện từ ngoài vào trong máy. Nguồn điện là thiết bị quan trọng
trong việc giữ cho điện áp ổn định, giúp các thiết bị trong case được an toàn khi có sự cố.
Nguồn điện có công suất lớn phù hợp với những máy gắn nhiều thiết bị tiêu tốn điện năng như
quạt làm mát bằng nước, ổ cứng có tốc độ quay cao, ổ DVD nhiều chức năng...
Bạn cũng có thể mua thêm loa ngoài, webcam, ổ USB, ổ cứng ngoài... để phục vụ nhu cầu giải
trí và làm việc của mình. Chú ý khi tự chọn mua linh kiện lắp ráp, người dùng cần xem chúng
có tương thích với nhau hay không. Bạn có thể tìm thông tin trên mạng về những dòng sản
phẩm này để quyết định chính xác.
Chuẩn bị lắp ráp
- Dụng cụ cần dùng là một tô-vít 4 cạnh.
- Nơi để máy tính cần khô và thoáng, ít bụi bẩn. Bề mặt để máy tính cần phẳng và vững chắc.
Gắn linh kiện trên bo mạch chủ
Bo mạch (mainboard) là trung tâm kết nối và điều phối mọi hoạt động của các thiết bị trong

máy tính. Lắp ráp linh kiện vào bảng mạch này cần sự cẩn thận và một số mẹo nhỏ.
CĐBT 24
Một trong các loại bo mạch chủ. Ảnh: Cdrinfo.
Chú ý trước khi lắp
- Mặc dù bo mạch chủ đã được gắn ở vị trí cố định bên trong hộp máy, vị trí của các card tích
hợp sẵn và các loại ổ (cứng, mềm, CD) trong khoang có thể thay đổi đến một giới hạn nào đó.
Tuy nhiên, tốt hơn hết là đặt chúng cách xa nhau vì dây cáp nối bị chùng một đoạn khá lớn. Để
các thiết bị xa nhau cũng tạo khoảng không gian thoáng đãng, tránh tương tác điện từ gây hại.
- Bo mạch chủ chứa các bộ phận nhạy cảm, dễ bị “đột quỵ” vì tĩnh điện. Do đó, bảng mạch này
cần được giữ trong trạng thái chống tĩnh điện nguyên vẹn trước khi lắp ráp. Sản phẩm được bọc
trong một bao nhựa đặc biệt, trên đó có quét các vệt kim loại. Vì vậy, trước khi lắp linh kiện,
không nên để bảng mạch hở ra khỏi bao nhựa trong thời gian dài. Trong quá trình lắp ráp, bạn
cần đeo một vòng kim loại vào cổ tay có dây nối đất. Loại vòng này có bán ở các cửa hàng tin
học hoặc bạn tự chế bằng cách quấn một đoạn dây đồng nhiều lõi vào cổ tay và nối tiếp đất.
Đây cũng là yêu cầu khi lắp các loại card.
- Cần thao tác cẩn thận với các linh kiện. Nếu một vật như tô-vít rơi vào bo mạch chủ, nó có thể
làm hỏng những mạch điện nhỏ, khiến cả thiết bị này trở nên vô dụng.
Quy trình lắp ráp
Bạn cần xác định xem case này có gắn đệm phủ hợp để đặt bảng mạch không. Miếng đệm này
có tác dụng tránh cho bo mạch chủ chạm vào bề mặt kim loại của case sau khi lắp đặt, tránh
chập mạch hoặc hỏng hóc khi máy tính bị va đập.
Bất kỳ case mới nào cũng có loại đệm bằng nhựa hay kim loại. Chúng có thể được lắp sẵn vào
case hoặc không.
Đặt tấm vỏ máy rời trên mặt bàn và gắn bo mạch lên một cách nhẹ nhàng rồi siết chặt đinh ốc.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×