Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN VĂN KHUÊ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số:

62 85 01 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Dung
2. TS. Nguyễn Xuân Thành

Phản biện 1: PGS.TS. Chu Văn Thỉnh
Hội Khoa học đất Việt Nam
Phản biện 2: TS. Trần Quốc Vinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: TS. Trần Thùy Dương
Trường Đại học Mỏ - Địa chất



Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện
họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam


Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh (Quốc Hội nước
CHXHCNVN, 2013).
Quản lý đất đai (QLĐĐ) được xác định là một khoa học tổng hợp về tự nhiên,
kinh tế, xã hội, pháp lý và kỹ thuật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Hệ thống
QLĐĐ gồm các thành phần: pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đất đai,
hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông tin (HTTT) đất đai.
Trong đó pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và thanh tra đất đai là nền tảng, cơ sở
pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống. Còn hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá
đất và HTTT đất đai là cơ sở kỹ thuật của hệ thống (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình
Bồng, 2007). Hiện tại HTTT trong QLĐĐ của Việt Nam còn nhiều bất cập: Bản đồ địa
chính (BĐĐC) chưa được lập hoàn chỉnh, những nơi đã có thì không đồng nhất về hệ
tọa độ và các yếu tố thể hiện trên bản đồ; các loại sổ sách không đầy đủ và phần lớn ở
dạng giấy; công tác QLĐĐ mới chỉ tập trung vào công tác địa chính, chưa quan tâm
hoặc thiếu thông tin về chất lượng đất; chưa chú ý đến các thông tin và dữ liệu đặc thù
đối với mỗi loại đất, thông tin đất đai còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu

QLĐĐ theo hướng chính quy, hiện đại.
Nhận thức rõ tầm quan trọng trên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
1892/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2012 về việc phê duyệt đề án nâng cao năng lực
quản lý Nhà nước Ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020, trong đó mục tiêu đặt ra
“Quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên đất đai..”
và “đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (CSDL) và
HTTT đất đai”.
Đặc biệt trong giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ như hiện nay thì nhiều địa
phương trong đó có huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ công tác quản lý dữ liệu đất đai
của huyện còn chưa đồng bộ, các tư liệu đất đai chủ yếu là tư liệu địa chính ở dạng giấy,
tư liệu về chất lượng đất và các cơ sở dữ liệu khác được sử dụng theo kiểu phân tán,
không có hệ thống; việc tra cứu thông tin về đất đai rất hạn chế nên khả năng hỗ trợ ra
quyết định cũng như khai thác thông tin đất đai chưa được hiệu quả.
Để hoàn thành mục tiêu trên cũng nhu nâng cao năng lực của hệ thống QLĐĐ,
phục vụ tra cứu thông tin đối với người sử dụng đất, hỗ trợ các nhà quản lý, các nhà
chuyên môn trong hoạch định chính sách, định hướng QLSD đất đai một cách hiệu quả
nhất, thu hút nguồn lực từ bên ngoài và phát huy tiềm năng của địa phương cần thiết
đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống QLĐĐ, trong đó việc xây dựng HTTT đất
đai theo hướng đa mục tiêu và chia sẻ thông tin là việc làm quan trọng. Vì vậy, cần phải
hoàn thiện CSDL với đầy đủ các thông tin về số lượng, chất lượng đất và quản lý các
thông tin trong một hệ thống phục vụ QLSD đất.
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng CSDL chất lượng đất để tích hợp, hoàn thiện CSDL đất đai góp phần
tăng cường năng lực QLSD đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) một cách đầy đủ về số
lượng và chất lượng đất.
- Xây dựng HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN cho huyện Đoan Hùng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ diện tích đất SXNN huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ;
- Hệ thống CSDL phục vụ quản lý diện tích, chất lượng đất SXNN huyện Đoan Hùng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trong phạm vi địa giới huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu cụ thể: Xây dựng CSDL chất lượng đất tích hợp vào CSDL
đất đai trong HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú
Thọ. Cơ sở dữ liệu đất đai gồm ba phân hệ CSDL: CSDL địa chính; CSDL chất lượng
đất; và CSDL HTSD đất.
1.3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng?
- Tình hình QLSD đất và HTSD đất SXNN của huyện?
- Thực trạng HTTT đất đai và công tác QLSD đất SXNN của huyện?
- Để phục vụ QLSD đất SXNN trên địa bàn huyện Đoan Hùng, cần thiết phải xây
dựng HTTT đất đai như thế nào? Cơ sở dữ liệu cần những thông tin gì? Hệ thống thông
tin đất SXNN sẽ phục vụ cho đối tượng nào?
- Giải pháp để triển khai HTTT đất SXNN trên địa bàn huyện?
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng HTTT đất đai tích hợp CSDL địa chính, CSDL HTSD đất và CSDL
chất lượng đất SXNN nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả đối với
đất SXNN quy mô cấp huyện, góp phần QLĐĐ theo hướng đa mục tiêu và định hướng
xây dựng Chính phủ điện tử.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về xây dựng CSDL chất lượng
đất tích hợp với CSDL đất đai trong HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN cấp huyện.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng ArcGIS và WebGIS để tích hợp CSDL và vận hành HTTT đất đai phục
vụ QLSD đất SXNN tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và khả năng áp dụng đối với
cấp huyện của các địa phương có điều kiện tương tự.

2


Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIÊP
Các vấn đề về đất đai và QLĐĐ, tư liệu và CSDL phục vụ QLSD đất đai; Đất
SXNN và các yếu tố tác động đến QLSD đất SXNN; Quản lý nhà nước đối với đất
SXNN; Chất lượng đất SXNN, đánh giá chất lượng đất SXNN, CSDL chất lượng đất.
2.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
Khái quát về HTTT đất đai trên cơ sở các nội dung về cấu trúc HTTT đất đai, yêu
cầu đối với HTTT đất đai, vai trò của HTTT đất đai trong QLSD đất; Quản lý đất đai
trên cơ sở HTTT đất đai;
Khái quát HTTT đất đai của một số nước trên thế giới như: Thụy Điển, Úc,
Malaysia, Trung Quốc.
Khái quát về CSDL đất đai và hạ tầng HTTT đất đai của Việt Nam; Các công
trình nghiên cứu ứng dụng HTTT đất đai phục vụ QLSD đất ở Việt Nam; Định hướng
phát triển HTTT đất đai ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, trước lợi ích và vai trò của HTTT đất đai thì xây dựng HTTT đất đai
được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia (Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI, 2012) nhằm QLĐĐ theo hướng hiện đại, công khai, minh
bạch, phục vụ đa mục tiêu, từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất
đai. Phát triển HTTT đất đai sẽ giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ QLĐĐ, cải
thiện năng suất nghiệp vụ hành chính và đóng góp vào quá trình nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn kinh phí cũng như cần có sự chuẩn bị
về nhân sự để vận hành hệ thống thì trước mắt cần xây dựng HTTT đất đai tại các địa
phương.
Hiện nay, mô hình QLĐĐ ở nước ta được lập ở 4 cấp Trung ương, tỉnh, huyện và
xã. Trong đó cấp huyện là nơi tiếp nhận và xử lý rất nhiều các thủ tục chuyên môn về
đất đai cũng như công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, vì vậy nghiên

cứu xây dựng HTTT phục vụ QLĐĐ cả về số lượng và chất lượng áp dụng tại quy mô
cấp huyện là vấn đề cấp thiết.

Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Đoan Hùng;
- Thực trạng HTTT đất đai huyện Đoan Hùng;
- Xây dựng HTTT đất phục vụ QLSD đất SXNN nghiệp huyện Đoan Hùng;
- Giải pháp hoàn thiện HTTT đất đai huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
3


3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu
3.2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung đề tài, bao gồm: tài liệu về kinh
tế - xã hội; tài liệu về HTSD đất, cơ cấu sử dụng đất SXNN, tình hình SXNN; tài liệu về
khí tượng, các loại bản đồ như bản đồ hành chính, bản đồ HTSD đất, bản đồ địa hình,
bản đồ thổ nhưỡng, BĐĐC... và các số liệu thống kê khác theo yêu cầu của đề tài với
các thời điểm khác nhau.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
- Điều tra, phúc tra bản đồ đất, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Điều tra thực địa để xác định các loại sử dụng đất (LUT) trên địa bàn huyện
Đoan Hùng để lựa chọn các LUT chính.
- Điều tra phỏng vấn về tình hình sử dụng đất. Nội dung điều tra được xây dựng
trên phiếu điều tra thông qua bảng câu hỏi in sẵn.
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu chọn 3 xã điểm đó là xã Vân Du, Chí Đám và Phong Phú. Tiêu chí
chọn điểm nghiên cứu: (1) các xã đặc trưng về các loại đất, các LUT và tình hình sử
dụng đất SXNN của huyện; (2) là các xã có điều kiện về tư liệu để thực hiện việc xây

dựng hệ thống CSDL đất đai và HTTT đất đai.
3.2.3. Phương pháp thiết kế mô hình hệ thống
3.2.3.1. Khởi đầu hệ thống
Khởi đầu của hệ thống là việc xác định yêu cầu của hệ thống, đánh giá các yêu
cầu để đưa ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của việc phát triển hệ
thống. Giai đoạn này gồm các công đoạn: (1) Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu; (2) Làm
rõ yêu cầu; (3) Đánh giá khả năng thực thi.
3.2.3.2. Phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu.
Các giai đoạn phân tích chi tiết gồm: (1) Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn
tại; (2) Nghiên cứu hệ thống thực tại; (3) Đưa ra chẩn đoán và xác định các yếu tố giải
pháp; (4) Đánh giá lại tính khả thi; (5) Thay đổi đề xuất của dự án.
3.2.3.3. Thiết kế mô hình
a. Thiết kế logic
Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ tạo ra
(nội dung của Outputs), nội dung của CSDL (các tệp, các quan hệ giữa các tệp), các xử
lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ được nhập vào (các
Inputs). Thiết kế logic bao gồm những công đoạn sau: (1) Thiết kế CSDL; (2) Thiết kế
xử lý; (3) Thiết kế các luồng dữ liệu vào; (4) Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic; (5) Hợp
thức hoá mô hình logic.

4


b. Thiết kế vật lý ngoài
Thiết kế vật lý bao gồm: (1) Tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống
mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật; (2) Tài liệu cho người sử dụng và nó mô tả cả
phần thủ công và những giao diện với những phần tin học hoá.
Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài: (1) Lập kế hoạch thiết kế vật lý
ngoài; (2) Thiết kế chi tiết các giao diện (vào/ra); (3) Thiết kế cách thức tương tác với

phần tin học hoá; (4) Thiết kế các thủ tục thủ công; (5) Chuẩn bị và trình bày báo cáo về
thiết kế vật lý ngoài.
3.2.3.4. Triển khai kỹ thuật hệ thống
Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hoá của
HTTT, có nghĩa là phần mềm. Các hoạt động triển khai: (1) Lập kế hoạch thực hiện
kỹ thuật; (2) Thiết kế vật lý trong; (3) Lập trình; (4) Thử nghiệm hệ thống; (5) Chuẩn
bị tài liệu.
3.2.3.5. Cài đặt và khai thác hệ thống
Cài đặt hệ thống là thiết lập môi trường vận hành cho hệ thống, để người sử dụng
làm việc được trong hệ thống. Gồm: (1) Lập kế hoạch cài đặt; (2) Cài đặt phần mềm
ứng dụng; (3) Thiết lập thông số cấu hình của hệ thống; (4) Thiết lập quyền sử dụng; (5)
Khai thác và bảo trì.
3.2.4. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu, thông tin
Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu, thông tin được dùng sau khi đã
thu thập được toàn bộ tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết và phiếu điều tra từ các
phương pháp được được dùng trong luận án.
3.2.5. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất
3.2.5.1. Phương pháp xây dựng bản đồ đất
Phúc tra bản đồ đất để xác định các loại đất chính của huyện theo tiêu chuẩn
TCVN 8409-2010 về xây dựng bản đồ đất cấp huyện và TCVN 9487-2012 về xây dựng
bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn. Việc phúc tra bản đồ đất huyện Đoan Hùng được
thực hiện trên bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 được lập năm 2008.
Căn cứ vào kết quả phân loại đất, bản đồ đất cũ và bản chú giải kèm theo để xác
định phẫu diện bổ sung và vị trí khảo sát. Kết quả khảo sát tại 11 phẫu diện phẫu diện
chính; vị trí các điểm lấy phẫu diện được định vị bằng GPS phục vụ cho việc chính lý và
kiểm tra các tính chất đất. Các chỉ tiêu phúc tra: pHKCl; OC; P2O5 tổng số; P2O5 dễ tiêu;
K2O tổng số; K2O dễ tiêu; CEC; TPCG.
3.2.5.2. Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Trên địa bàn nghiên cứu, chọn 6 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai, gồm: loại đất, TPCG, độ dầy tầng đất, chế độ tưới, địa hình tương đối, độ dốc và độ

phì của đất.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS.
- Sử dụng phần mềm ArcGIS, Microsoft Access để quản trị CSDL.

5


3.2.5.3. Phương pháp đánh giá mức độ thích hợp theo yêu cầu sử dụng đất
Xác định mức độ thích hợp cho các LUT theo yêu cầu sử dụng đất trên địa
bàn nghiên cứu được thực hiện theo FAO-UNESCO.
Trong điều kiện cụ thể của huyện Đoan Hùng, mức độ tích hợp của các LUT theo
yêu cầu sử dụng đất được phân thành các mức: Đất rất thích hợp (S1); Đất thích hợp
(S2); Đất ít thích hợp (S3); và đất không thích hợp (N).
3.2.5.4. Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu MCE
Sử dụng để đánh giá phân cấp độ phì đất.
3.2.5.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Theo cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009).
3.2.6. Phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu
3.2.6.1. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu đất SXNN huyện Đoan Hùng được xây dựng bằng các phần mềm
GIS. Quá trình xây dựng được thực hiện theo trình tự sau:
- Xử lý, tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu và bản đồ thu thập đã thu thập;
- Xây dựng CSDL: (1) Chuẩn hóa định dạng dữ liệu; (2) Thiết kế cấu trúc dữ liệu;
(3) Nhập các thông tin thuộc tính; (4) Tích hợp các lớp thông tin.
3.2.6.2. Phương pháp chuẩn hóa cơ sở dữ liệu
Việc chuẩn hóa phải dựa trên các tiêu chuẩn, quy định, quy chuẩn trực tiếp hoặc
gián tiếp có liên quan đến công tác xây dựng CSDL đất đai. Thứ tự ưu tiên như sau: (1)
Các quy chuẩn trực tiếp liên quan đến công tác xây dựng CSDL đất đai; (2) Các quy định
thành lập các nguồn tư liệu hiện hành và các quy định hướng dẫn cụ thể của thông tư.
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn hóa, toàn bộ CSDL đất đai đảm bảo tính đồng

bộ về nội dung, mô hình, cấu trúc dữ liệu của CSDL đất đai.
3.2.6.3. Phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu đất SXNN huyện Đoan Hùng được quản lý thông qua HTTT đất đai
được xây dựng và quản lý bằng ArcGIS trên cơ sở thiết kế và lập trình các modul quản
lý phù hợp, phục vụ cho tra cứu, cập nhật và biên tập các dữ liệu đất đai trong hệ thống.
Mô hình HTTT đất đai huyện Đoan Hùng được xây dựng theo mô hình tập trung
tại huyện, kết nối với các đơn vị máy tính thông qua mạng LAN. Các dữ liệu được cập
nhật theo định kỳ.

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐOAN HÙNG
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, bao gồm 27 xã và 01 thị
trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 30.285,20 ha, trong đó chủ yếu là đất nông
6


nghiệp (85,66% diện tích tự nhiên). Thị trấn Đoan Hùng là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hoá xã hội của huyện.
Khí hậu của huyện mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông
lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái trong nông
nghiệp và cảnh quan đặc trưng của vùng trung du đồi núi.
Theo kết quả đánh giá phân hạng đất đai năm 2008, đất của huyện Đoan Hùng
được chia làm 2 nhóm chính: (1) Nhóm đất đồng bằng chiếm 18,64% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố trên tất cả các xã dọc theo hai bên sông Lô và sông Chảy; (2) Nhóm đất
đồi núi chiếm 66,33% diện tích tự nhiên của huyện.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng
dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, mức độ sử dụng đất trong từng khu vực
khác nhau. Toàn huyện có 107.646 người với 29.981 hộ, mật độ dân số 365 người/km2;

dân số trong độ tuổi lao động là 58.300 người, lao động chủ yếu là SXNN; Tăng trưởng
kinh tế hàng năm đạt 5,28%/năm. Bên cạnh đó tăng trưởng các ngành sản xuất theo giá
trị tăng thêm: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 5,00%; Sản xuất công nghiệp,
xây dựng 7,50%; Sản xuất dịch vụ - thương mại 6,00% .
4.1.3. Công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng
Công tác QLĐĐ trên địa bàn huyện luôn được chính quyền quan tâm, đảm bảo
thực hiện đúng các văn bản pháp luật về đất đai và các văn bản do UBND tỉnh ban
hành. Huyện đã ban hành một số quyết định, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên
môn triển khai đến các xã, thị trấn và các đơn vị QLSD đất trên địa bàn huyện, nhờ đó
công tác QLĐĐ của huyện ngày càng tốt hơn; Công tác khảo sát, đánh giá, phân hạng
đất của huyện được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành. Việc
đánh giá, phân hạng đất đã được thực hiện trên hầu hết diện tích đất nông nghiệp tạo cơ
sở cho việc định giá, thu thuế, đền bù, bồi thường về đất đai.
Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Đoan Hùng năm 2015 là 30.285,21
ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 25.872,37 ha; chiếm 85,43% tổng diện tích tự
nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 4.317,10 ha; chiếm 14,25% tổng diện tích tự
nhiên và diện tích đất chưa sử dụng là 95,75 ha; chiếm 0,32% tổng diện tích tự nhiên.
Đến nay huyện đã giao QLSD 30.285,21 ha, chiếm 100% diện tích tự nhiên.
Diện tích đất nông nghiệp của huyện rất lớn (chiếm 85,43% tổng diện tích tự
nhiên). Cơ cấu sử dụng các loại đất SXNN đa dạng: Đất trồng lúa 4.218,52 ha, chiếm
33,55% diện tích đất SXNN; đất trồng cây hàng năm 5.366,85 ha, chiếm 42,69% diện
tích đất SXNN; đất trồng cây lâu năm 7.206,07ha, chiếm 57,31% diện tích đất SXNN.
Với sự đa dạng trong sử dụng đất nông nghiệp đã đem đến cho Đoan Hùng lợi thế phát
triển một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp
cũng chính là quỹ đất tiềm năng dành cho phát triển cơ sở kinh tế - kỹ thuật – hạ tầng
phi nông nghiệp. Vì vậy cần xác định nguồn đất nông nghiệp còn lại phục vụ SXNN sao
cho hiệu quả.
7



4.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐOAN HÙNG
4.2.1. Cơ sở dữ liệu đất đai
4.2.1.1. Cơ sở dữ liệu địa chính
a. Tư liệu bản đồ
Hiện nay trên địa bàn huyện và tại các xã đang sử dụng hệ thống BĐĐC được lập
từ năm 1992 và hệ thống bản đồ được số hóa từ bản đồ giải thửa. Ngoài ra, tại một số xã
có BĐĐC tỷ lệ 1/500, 1/1000 và 1/5000 được lập cho các tổ chức được nhà nước giao
đất, cho thuê đất. Trong quá trình sử dụng, bản đồ ít được cập nhật chỉnh lý biến động.
Các bản đồ sử dụng tại Văn phòng Đăng ký đất đai và các xã chủ yếu ở dạng giấy, công
tác cập nhật biến động về đất đai mới được thực hiện từ khi thành lập Văn phòng Đăng
ký đất đai và nhu cầu chỉnh lý biến động từ chính người dân trong thời gian gần đây.
b. Hệ thống sổ sách
Hiện nay, hệ thống sổ mục kê, sổ địa chính và sổ cấp GCNQSD trên địa bàn huyện
Đoan Hùng được lập đầy đủ ở tất cả các xã, thị trấn. Tuy nhiên sổ đăng ký biến động chưa
được lập đầy đủ và việc quản lý để theo dõi biến động ở các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế.
Hệ thống sổ sách trong hồ sơ địa chính tất cả vẫn ở dạng giấy, chưa được số hóa.
c. Công tác đăng ký đất đai
Việc đăng ký cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện được thực hiện trên đất ở, đất
SXNN của hộ gia đình, cá nhân; đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp của các cơ
quan, tổ chức; đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất dự án của các tổ chức được giao đất,
thuê đất. Việc đăng ký kê khai được tiến hành theo Nghị định 64/CP, việc cấp GCN
QSDĐ ở hầu hết các xã dựa trên bản đồ đo đạc 299. Toàn huyện đã kê khai đăng ký cấp
GCN QSD đất ở cho 698,37 ha, đạt tỷ lệ 94,81%; đất nông nghiệp đã cấp được
19.437,58 ha, đạt tỷ lệ 89,64% diện tích cần cấp (Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Đoan Hùng, 2015).
4.2.1.2. Cơ sở dữ liệu hiện trạng
- Bản đồ HTSD đất các cấp (xã, huyện) năm 2014 được lập từ nguồn BĐĐC,
được lưu trữ dạng số (định dạng file dgn); Bản đồ HTSD đất năm 2015 được thành lập
từ kết quả hiện chỉnh bản đồ HTSD đất năm 2014. Tuy nhiên, số liệu thống kê đất đai
hiện trạng còn có sự sai lệch với số liệu tổng hợp từ bản đồ HTSD đất dạng số.

- Bảng biểu, số liệu thống kê đất đai 2015 được lập và lưu trữ trên phần mềm TKTool, nội dung các bảng, biểu được xây dựng và tổng hợp theo Thông tư số
28/2014/TT-BTNMT ngày 02/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.2.1.3. Cơ sở dữ liệu chất lượng đất
Hiện nay, tư liệu về chất lượng đất đai đang sử dụng tại huyện là bản đồ đất tỷ lệ
1/25000 do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 2008 (tư liệu ở dạng
giấy). Nguồn gốc của tư liệu này được xây dựng trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ
cùng với các tư liệu khác như bản đồ HTSD đất, bản đồ quy hoạch SXNN kết hợp với
quá trình điều tra thực địa, lấy mẫu và phân tích đất.
Điểm hạn chế trong khai thác tư liệu chất lượng đất tại huyện là do tư liệu chỉ có ở
dạng giấy, các số liệu thuộc tính của các đơn vị đất đai được quản lý trên phần mềm
8


Excel, trong khi các tư liệu khác như bản đồ HTSD đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất...
của huyện đã được xây dựng và quản lý trên máy tính, nên việc tra cứu thông tin, xác
định vị trí, diện tích và phạm vi dự án gặp nhiều bất tiện. Vì vậy cần thiết phải số hóa,
chuẩn hóa tư liệu này để quản lý trên cùng hệ thống CSDL cùng với các CSDL đất đai
khác để tiện lợi cho quá trình cập nhật và khai thác thông tin đất đai của huyện.
4.2.2. Hạ tầng thông tin và công nghệ phục vụ công tác quản lý đất đai
Mạng máy tính trang bị cho 04 phòng làm việc của phòng Tài nguyên và Môi
trường được kết nối mạng Internet ADSL tốc độ cao thiết lập kết nối đến 10 máy tính
thông qua 2 modern ADSL, 2 Hub, 01 đường leased line 1.5Mbs.
- Phần mềm chuyên ngành đang được trang bị trên các hệ thống máy tính gồm có:
Phần mềm MicroStations phục vụ quản lý dữ liệu thông tin BĐĐC, bản đồ HTSD đất;
Phần mềm Autocad phục vụ quản lý các bản đồ, bản vẽ chuyên ngành xây dựng và cơ
sở hạ tầng; Phần mềm hệ điều hành và một số phầm mềm văn phòng thông dụng khác.
- Hệ thống mạng LAN tại phòng Tài nguyên và Môi trường
Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tại phòng Tài nguyên và Môi trường còn
nhiều hạn chế, các thiết bị phục vụ nghiệp vụ chuyên môn như máy scan, xử lý văn bản
số thì còn thiếu và chưa đủ điều kiện phục vụ công việc. Hiện tại Phòng chỉ có 04 máy

in A4 và 03 máy in A3; 01 máy scan A4.
Với thực trạng cơ sở vật chất, các trang thiết bị còn hạn chế. Việc ứng dụng tin
học vào công tác QLĐĐ, xây dựng hồ sơ địa chính, đăng ký QSDĐ, cung cấp thông tin
đất đai trên địa bàn huyện chỉ tập trung ở Văn phòng Đăng ký đất đai, chưa được kết nối
và hỗ trợ thông tin đến các cơ quan khác trong huyện, cũng như ở Phòng Tài nguyên và
Môi trường và các xã/thị trấn trong huyện. Việc kết nối CSDL đất đai với hệ thống
Internet để cung cấp thông tin rộng rãi chưa thực hiện được, thông tin cũng như CSDL
đất đai chưa được tổ chức thành hệ thống nên việc khai thác và sử dụng còn rất hạn chế.
4.3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN ĐOAN HÙNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG
4.3.1. Cấu trúc mô hình hệ thống thông tin và mô hình cơ sở dữ liệu đất sản xuất
nông nghiệp huyện Đoan Hùng
4.3.1.1. Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp
Mô hình cấu trúc HTTT đất đai huyện Đoan Hùng được chúng tôi đề xuất ở hình 4.1.
Sơ đồ mức ngữ cảnh thể hiện tổng quan về HTTT đất đai huyện Đoan Hùng, thể
hiện mối tương tác với các tác nhân quản trị và sử dụng hệ thống, bao gồm:
Chức năng của hệ thống: HTTT đất đai của huyện Đoan Hùng sau khi được xây
dựng không chỉ phục vụ cho mục đích QLSD đất SXNN nói riêng mà còn hướng tới
phục vụ cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai một cách toàn diện cả về số
lượng và chất lượng đất và trong tương lai hệ thống còn được tích hợp thêm các thông
tin cần thiết khác để hướng tới phục vụ đa mục tiêu, hỗ trợ cho các công tác quản lý nhà
nước khác như quản lý hành chính, tư pháp, tài chính, xây dựng...
Tác nhân của hệ thống: bao gồm người quản trị hệ thống và người dùng.
9


Ở mức ngữ cảnh, các sơ đồ chỉ thể hiện mối tương tác giữa các tác nhân với hệ
thống, thể hiện các nhiệm vụ của hệ thống, các loại thông tin được lưu trữ và khai thác
trong hệ thống.


Hình 4.1. Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin đất SXNN huyện Đoan Hùng
4.3.1.2. Mô hình cấu trúc dữ liệu đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng
Trên cơ sở đặc điểm và yêu cầu QLSD đất SXNN của huyện, chúng tôi đề xuất
mô hình cấu trúc dữ liệu cho hệ thống với 3 phân hệ gồm: CSDL địa chính; CSDL chất
lượng đất; CSDL HTSD đất. Phân hệ CSDL khác được đề xuất cho tương lai nhằm đáp
ứng các yêu cầu ngày càng nhiều thông tin về đất đai như thông tin về giá đất, thông tin
về quy hoạch sử dụng đất...
4.3.2. Phân hệ cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp
huyện Đoan Hùng
4.3.2.1. Phân hệ cơ sở dữ liệu địa chính
Phân hệ này có nhiệm vụ lưu trữ và cập nhật dữ liệu địa chính, bao gồm dữ liệu
không gian (BĐĐC, bản đồ giải thửa...) và dữ liệu thuộc tính. Sự cần thiết đối với các dữ
liệu trong phân hệ này là chuẩn hóa tất cả dữ liệu bản đồ theo chuẩn hệ tọa độ VN-2000 để
có thể kết nối với CSDL địa chính quốc gia và CSDL địa chính của các địa phương khác,
làm cơ sở cho việc khai thác, trao đổi thông tin địa chính. Đối với dữ liệu thuộc tính, các dữ
liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được chuyển đổi, lưu trữ dưới dạng các
file, có thể được nhập vào CSDL và đồng bộ dữ liệu với CSDL bản đồ trong hệ thống thông
qua phần mềm chuyên dụng. Phân hệ này hỗ trợ người dùng các chức năng thống kê, tìm
kiếm để phục vụ cho các nhu cầu tra cứu thông tin đối với thửa đất, báo cáo, thống kê diện
tích các loại đất theo đơn vị hành chính xã/thị trấn.

Hình 4.2. Sơ đồ mức ngữ cảnh của hệ thống
10


4.3.2.2. Phân hệ cơ sở dữ liệu chất lượng đất
Trong HTTT đất đai huyện Đoan Hùng, phân hệ chất lượng đất được xây dựng và
lưu trữ trong hệ thống CSDL đất đai nhằm xác định chất lượng đất cho mỗi khoanh đất,
thửa đất một cách chi tiết và đầy đủ về tính lý hóa học. Các thông tin về chất lượng đất
sẽ hỗ trợ việc xác định các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ liên quan đến đất đai như

xác định mức thuế, giá trị cho thuê... khi căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng đất. Bên cạnh
đó, phân hệ này sẽ liên kết với các phân hệ CSDL khác để cung cấp thông tin đến từng
thửa đất và từng chủ sử dụng theo mỗi yêu cầu cụ thể.
Để thực hiện được các yêu cầu trên, trong HTTT đất đai của huyện, đề tài đã xây
dựng các module thực hiện các chức năng quan lý để lưu trữ, cập nhật các thông tin về
diện tích, chất lượng đất và sự phân bố của các loại đất theo mỗi tờ bản đồ của mỗi đơn
vị hành chính xã và trong toàn huyện.
4.3.2.3. Phân hệ cơ sở hiện trạng sử dụng đất
Phân hệ này được xây dựng và lưu trữ trong hệ thống CSDL đất đai nhằm xác
định LUT, loại đất (theo mục đích sử dụng) cho mỗi khoanh đất, phục vụ công tác
thống kê đất đai theo ranh giới hành chính xã và toàn huyện. Bên cạnh đó, phân hệ này
sẽ liên kết với các phân hệ CSDL khác để cung cấp thông tin chất lượng đất cho LUT
hiện tại, mức độ thích hợp đối với LUT hiện tại và các mức độ thích hợp khác theo yêu
cầu sử dụng đất để có thể chuyển đổi LUT sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
4.3.3. Triển khai hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng
Trên cơ sở kinh nghiệm các nước trên thế giới, tình hình phát triển công nghệ
GIS, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu đất đai, tổ chức và nguồn nhân lực hiện
tại, HTTT đất đai của huyện cần triển khai như sau:
- Nguyên tắc xây dựng CSDL
Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, thị trấn (sau đây
gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ bản để thành lập CSDL đất đai.
Cơ sở dữ liệu địa chính của huyện là tập hợp CSDL đất đai của tất cả các đơn vị
hành chính cấp xã thuộc huyện.
Cơ sở dữ liệu HTSD đất tại cấp xã được đồng bộ và thống nhất nội dung với
CSDL địa chính theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ sở dữ liệu HTSD đất của huyện là tập hợp CSDL đất đai của tất cả các đơn vị hành
chính cấp xã thuộc huyện.
Cơ sở dữ liệu chất lượng đất của huyện được xây dựng trên cơ sở kết quả đánh giá
chất lượng đất ở quy mô cấp huyện; chuẩn hóa thông tin, dữ liệu theo Thông tư
60/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật điều tra

đánh giá đất đai. Ngoài ra, cần thống nhất nội dung, ranh giới các đơn vị chất lượng đất
trong CSDL chất lượng đất với nội dung, thông tin trong CSDL HTSD đất của huyện.
- Trách nhiệm cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL: Trong điều kiện hiện
tại, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện chịu trách nhiệm cập nhật, quản lý và
khai thác sử dụng CSDL.
Khi đã có đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thông suốt từ cấp xã đến
cấp Trung ương và hình thành được kho CSDL thì trách nhiệm cập nhật, quản lý và
khai thác sử dụng CSDL được thực hiện thống nhất.
11


4.3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
4.3.4.1. Thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Phú Thọ (2015), chúng tôi tổng hợp được bảng 4.1.
Bảng 4.1. Danh mục dữ liệu bản đồ địa chính huyện Đoan Hùng
Số lượng
STT
Dạng giấy (tờ)

Dạng số (file)

Năm thành lập hồ


Ghi chú

Tỷ lệ 1/1000
1


197

126

1992

Số hoá

2

32

32

2001

Số hoá

3

70

70

2009

Số hoá

4


35

35

2010

Số hoá

Tổng

334

263
Tỷ lệ 1/5000

1

95

28

1992

Số hoá

2

28

13


1993

Số hoá

3

2

1

2001

Số hoá

4

15

5

2009

Số hoá

5

6

4


2010

Số hoá

Tổng

146

51

Đến nay trên địa bàn huyện Đoan Hùng phần lớn dữ liệu bản đồ địa chính và hồ
sơ địa chính được thành lập từ năm 1992, nay đã được số hóa để hỗ trợ công tác tra cứu
thông tin và lưu trữ tài liệu và hệ thống bản đồ đo theo hệ tọa độ VN-2000 nên quá trình
xây dựng hồ sơ và xây dựng CSDL cần phải tiến hành chuyển đổi và chuẩn hóa thống
nhất. Mặt khác khi thực hiện các phương án quy hoạch trên địa bàn huyện làm cho nội
dung bản đồ tăng thêm sự biến động. Nhiệm vụ đặt ra cần thực hiện cập nhật, hiện
chỉnh bản đồ theo hiện trạng. Từ đó yêu cầu của công tác QLĐĐ cần cấp lại, cấp đổi
GCNQSDĐ để chuẩn bị cho việc xây dựng CSDL đất đai.
4.3.4.2. Chuẩn hóa và hoàn thiện dữ liệu bản đồ địa chính
Các dữ liệu BĐĐC trước khi đưa vào CSDL phải được chuẩn hóa theo Thông tư
25-2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014.
Để thử nghiệm tích hợp các phân hệ CSDL và các chức năng của HTTT đất
SXNN huyện Đoan Hùng, chúng tôi tiến hành chuẩn hóa dữ liệu bản đồ địa chính trên

12


địa của xã Vân Du: File bản vẽ của BĐĐC được xây dựng ở định dạng dữ liệu *.DGN;
Hệ tọa độ: Hệ tọa độ VN-2000 (sheet-file được chọn riêng cho tỉnh Phú Thọ: kinh tuyến

trục 104045’, múi chiếu 30); Chuẩn hóa các lớp dữ liệu trên bản đồ: ranh giới thửa – lớp
10; chỉ giới đường - lớp 23; kênh, mương, rãnh - lớp 32, 34…
4.3.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất
4.3.5.1. Phúc tra hoàn thiện bản đồ đất và cơ sở dữ liệu chất lượng đất
Bảng 4.2. Diện tích các loại đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng
STT

Tên đất Việt Nam


hiệu

Tên đất
theo AO


hiệu

Tổng diện tích
1

Nhóm đất phù sa

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

12.572,95


100

P

Fluvisols

FL

1.704.95

13,56

1.1

Đất phù sa được bồi
trung tính ít chua

Pbe

Eutric
Fluvisol

FLe

403.75

3,21

1.2


Đất phù sa không được
bồi trung tính ít chua

Pe

Eutric
Fluvisol

FLe

1.161,91

9,24

1.3

Đất phù sa glây

Pg

Gleyic
Fluvisol

FLg

132,90

1,06


1.4

Đất phù sa úng nước

Pj

Gleyic
Fluvisol

FLg

6,39

0,05

Nhóm đất đỏ vàng

F

Acrisols

AC

7.955,72

63,28

2.1

Đất đỏ vàng trên đá sét

và biến chất

Fs

Ferralic
Acrisols

ACf

5.950,81

47,33

2.2

Đất vàng nhạt trên đá
cát

Fq

Arenic
Acrisols

524,67

4,17

2.3

Đất nâu vàng trên phù

sa cổ

Fp

Ferralic
Acrisols

ACf

580,16

4,61

2.4

Đất đỏ vàng biến đổi do
trồng lúa

Fl

Gleyi
Ferralic

ACf-g

900,08

7,16

3


Nhóm đất thung lũng

D

Chưa có tên

-

2.912,28

23,16

3.1

Đất thung lũng do sản
phẩm dốc tụ

D

Chưa có tên

-

2.912,28

23,16

2


13


Kết quả phúc tra bản đồ đất năm 2015 cho thấy, tính chất lý hóa học của các đất
trên địa bàn huyện khá đa dạng, phụ thuộc rõ vào các loại đất, địa hình và loại SDĐ.
Kết quả phúc tra và hoàn thiện bản đồ đất năm 2015 huyện Đoan Hùng được thành lập
ở tỷ lệ 1/25000, Hệ tọa độ VN-2000 theo chuẩn hiện hành.
Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) chiếm diện tích lớn nhất (5.950,81 ha) và điển hình,
phù hợp để phát triển các loại cây ăn quả cũng như cây công nghiệp lâu năm (chè) với
quy mô sản xuất hàng hóa (Bảng 4.2).
4.3.5.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
a. Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá chất lượng đất
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kết quả nghiên cứu phân loại đất huyện Đoan
Hùng, các yếu tố được lựa chọn và chỉ tiêu phân cấp để xác định đơn vị chất lượng đất
đai được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 ở bảng 4.3.
b. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Lựa chọn các yếu tố tạo lập bản đồ đơn vị đất đai;
- Mô tả đặc điểm và thống kê diện tích các đơn vị đất đai theo xã và huyện;
- Biên tập bản đồ đơn vị đất đai, chuẩn hóa thành CSDL chất lượng đất.
Bảng 4.3. Chỉ tiêu phân cấp đơn vị chất lượng đất đai huyện Đoan Hùng
Yếu tố và chỉ tiêu

Ký hiệu

I. Loại đất

G

1. Đất phù sa được bồi trung tính ít chua


G1

2. Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua

G2

3. Đất phù sa glây

G3

4. Đất phù sa úng nước

G4

5. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

G5

6. Đất vàng nhạt trên đá cát

G6

7. Đất nâu vàng trên phù sa cổ

G7

8. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

G8


9. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

G9

II. Độ dốc (áp dụng đối với đồi núi)

Sl

1. Độ dốc 0 - 80

Sl1

2. Độ dốc 8 - 150

Sl2

3. Độ dốc 15 - 250

Sl3

4. Độ dốc >250

Sl4

14

Ghi chú


Yếu tố và chỉ tiêu

III. Địa hình tương đối (đối với đồng bằng)

Ký hiệu
E

1. Cao

E1

2. Vàn cao

E2

3. Vàn

E3

4. Vàn thấp

E4

IV. Độ dày tầng đất

D

1. Tầng đất dày trên 100cm

D1

2. Tầng đất dày từ 70-100cm


D2

3. Tầng đất dày từ 50-70cm

D3

V. Thành phần cơ giới

C

1. Thịt nhẹ

C1

2. Thịt trung bình

C2

3. Thịt nặng (sét pha thịt/sét)

C3

VI. Độ phì nhiêu

DP

1. Cao

DP1


2. Trung bình

DP2

3. Thấp

DP3

VII. Chế độ tưới

Ghi chú

I

1. Chủ động

I1

2. Bán chủ động

I2

3. Nhờ nước trời

I3

c. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Căn cứ vào các chỉ tiêu đã được định lượng, phân cấp để xác định đơn vị đất đai.
Bằng phương pháp chồng xếp các loại bản đồ chuyên đề trên phần mềm ArcGIS theo

các yếu tố và chỉ tiêu đã nêu, kết quả toàn huyện Đoan Hùng có 49 đơn vị đất đai:
- Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (G1) có diện tích 403,75 ha gồm 2 đơn vị
đất (1-2) khác nhau về yếu tố chế độ tưới.
- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (G2) có diện tích 1.161,91 ha gồm
5 đơn vị đất (3-7) khác biệt bởi yếu tố: địa hình tương đối, thành phần cơ giới (TPCG),
chế độ tưới.

15


- Đất phù sa glây (G3) có diện tích 132,90 ha gồm 2 đơn vị đất (8-9) khác biệt bởi
các yếu tố TPCG, chế độ tưới.
- Đất phù sa úng nước (G4) có diện tích 6,39 ha với 1 đơn vị đất số 10.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (G5) có diện tích 5.950,81 ha, gồm 10 đơn
vị đất (11-20), khác biệt bởi các yếu tố: độ dốc, tầng dày và chế độ tưới.
- Đất vàng nhạt trên đá cát có (G6) có diện tích 524,67 ha, gồm 07 đơn vị đất (2127) khác biệt bởi yếu tố: độ dốc, tầng dày, TPCG và chế độ tưới.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (G7) có diện tích 580,16 ha, gồm có 09 đơn vị đất
(28-36) khác biệt bởi các yếu tố: độ dốc, tầng dày và chế độ tưới.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (G8) có diện tích 900,08 ha, gồm có 05
đơn vị đất (37-41) khác biệt bởi các yếu tố: tầng dày, TPCG, chế độ tưới.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (G9) có diện tích 2.912,28 ha, gồm có 8 đơn
vị đất (42 - 49) khác biệt bởi các yếu tố: cấp địa hình tương đối, chế độ tưới.
4.3.5.3. Yêu cầu sử dụng đất của các LUT
Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có 5 LUT chính và 21 kiểu sử dụng đất, các LUT
được đưa vào đánh giá gồm: (1) Chuyên lúa (LUA); (2) Lúa màu (LM); (3) Chuyên
màu (CM); (4) Cây công nghiệp dài ngày (CN); (5) Cây ăn quả (AQ).
Trên cơ sở phân cấp các chỉ tiêu của các LUT chính, tổ hợp các đơn vị đất đai đã
xác định được 30 kiểu thích hợp đất đai hiện tại trên các LUT chính của vùng đất đang
SXNN với diện tích 12.572,95ha. Mỗi kiểu thích hợp có thể thích hợp cho 1 hoặc nhiều
LUT. Mức độ thích hợp theo yêu cầu sử dụng đất của các LUT trên địa bàn huyện Đoan

Hùng được tổng hợp ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Diện tích mức độ thích hợp về yêu cầu sử dụng đất của các LUT
Mức độ thích hợp
Loại sử dụng
S1

S2

S3

+

N

Tổng diện
tích (ha)

Chuyên lúa

1.145,50 2.557,40

1.760,55

5.463,45

7.109,50

12,572.95

Lúa màu


1.130,14 2.515,95

1.407,22

5.053,31

7.519,64

12,572.95

Chuyên màu

1.518,95 1.521,96

6.023,73

9.064,64

3.508,31

12,572.95

755,12

6.564,68

6.008,27

12,572.95


425,99

8.031,66

4.541,29

12,572.95

Cây CN dài ngày 3.656,55 2.153,01
Cây ăn quả

3.607,61 3.998,06

4.3.5.4. Hiệu quả sử dụng đất đất sản xuất nông nghiệp
Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất là cơ sở cho việc lựa chọn các LUT có
triển vọng phát triển trong tương lai. Tổng hợp từ 90 phiếu điều tra trên địa bàn 03 xã
đại diện về hiệu quả sử dụng đất.
16


Bảng 4.5. Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất huyện Đoan Hùng
Tiểu
vùng
1

2

3


Loại sử

Hiệu quả

dụng đất

Hiệu quả
kinh tế

Khả năng

xã hội

Hiệu quả
môi trường

Chuyên lúa

*

**

**

**

2 lúa – 1 màu

**


***

***

***

Chuyên rau
màu

*

**

**

**

Cây ăn quả

***

**

***

***

Cây CNLN

**


***

**

**

Chuyên lúa

*

**

**

**

2 lúa - 1 màu

**

***

***

***

Chuyên rau
màu


*

**

**

**

Cây ăn quả

***

**

***

***

Cây CNLN

**

***

**

**

Chuyên lúa


*

**

**

**

2 lúa – 1 màu

**

***

***

***

Chuyên rau
màu

*

**

**

**

Cây ăn quả


***

**

***

***

lựa chọn

Ghi chú: Trong đó khả năng lựa chọn: Cao: ***; Trung bình: **; Thấp: *
4.3.5.5. Cơ sở dữ liệu chất lượng đất sản xuất nông nghiệp
Trên cơ sở các chỉ tiêu và bộ chỉ tiêu phân cấp đánh giá chất lượng đất đã lựa
chọn, tiến hành phân lớp và chuẩn hóa thông tin, xử lý thông tin để xây dựng CSDL
chất lượng đất. Các lớp thông tin bao gồm: (1) Lớp thông tin địa hình: độ dốc, địa hình
tương đối; (2) Lớp thông tin về đất: loại đất/nhóm đất phụ, độ dày tầng đất, TPCG; (3)
Lớp thông tin về tình hình sử dụng đất: loại đất theo mục đích sử dụng, LUT và mức độ
thích hợp; (4) Lớp thông tin về chế độ nước (chế độ tưới); (5) Lớp thông tin về độ phì
nhiêu đất;
4.3.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
Cơ sở dữ liệu hiện trạng dụng đất được thiết kế bao gồm: các khoanh đất thể hiện
theo trạng sử dụng đất, mã loại đất, màu loại đất và mã LUT. Kiểu dữ liệu không gian
của khoanh đất ở dạng vùng (polygon), đây cũng chính là đơn vị cơ bản của bản đồ

17


HTSD đất, được xác định trên thực địa và thể hiện thống nhất với nội dung khái quát
của BĐĐC theo loại đất HTSD. Loại đất và LUT được phân biệt bởi mã loại đất và màu

sắc tương ứng với loại đất đó.
4.3.7. Xây dựng chương trình quản lý hệ thống thông tin đất SXNN
4.3.7.1. Mô hình hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp của huyện

Hình 4.3. Mô hình hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng
Hệ thống thông tin đất đai phục vụ QLSD đất SXNN huyện Đoan Hùng hướng tới
các nhóm người dùng: Nhà quản lý; Đơn vị quản lý hệ thống; Đơn vị, cá nhân và cộng
đồng có nhu cầu sử dụng các thông tin liên quan tới đất SXNN. Mô hình HTTT đất
SXNN huyện Đoan Hùng được đề xuất ở hình 4.3.
4.3.7.2. Lựa chọn hệ thống phần mềm và thiết kế các modul chương trình
Đề tài đã lựa chọn phần mềm mã nguồn mở ArcGIS làm nền và lập trình bổ sung
thêm một số modul cho phù hợp với đặc thù quản lý và khai thác dữ liệu, thông tin đất
đai. Một trong những thế mạnh của ArcGIS là có khả năng chồng xếp tốt các bản đồ
đơn tính để hình thành các bản đồ chuyên đề theo các yêu cầu khác nhau và đây cũng
chính là phần mềm mà đề tài đã sử dụng để xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ
thích hợp đối với đất SXNN của huyện Đoan Hùng.
Các chức năng chính được thiết kế cho HTTT đất đai của huyện Đoan Hùng gồm:
Tra cứu thông tin; Báo cáo thống kê; Biên tập; Chuyển đổi dữ liệu và Cập nhật CSDL.
Mỗi chức năng được thiết kế trên cơ sở một module của hệ thống, có mối liên hệ tương
tác với các module khác trong hệ thống.
4.3.7.3. Cập nhật cơ sở dữ liệu cho hệ thống
Hệ thống thông tin đất SXNN huyện Đoan Hùng được vận hành trên cơ sở các
hoạt động thu thập dữ liệu; xử lý dữ liệu, lưu trữ và bảo quản dữ liệu; tìm kiếm, phân
tích và xuất kết quả. Trên cơ sở hệ thống dữ liệu đã được thiết lập, các thông tin trong
cơ sở sẽ được cập nhật thông qua giao diện của hệ thống. Để thuận tiện cho việc khai
thác, cập nhật dữ liệu, CSDL của hệ thống được chia thành hai nhóm dữ liệu, gồm dữ
liệu hiện trạng (gồm CSDL HTSD đất và CSDL địa chính) và dữ liệu chất lượng đất.

18



4.3.7.4. Khai thác các chức năng của hệ thống phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Đoan Hùng
a. Tra cứu thông tin phục vụ các đối tượng sử dụng đất
- Tra cứu thông tin địa chính: Việc tra cứu thông tin được xác định theo các
trường dữ liệu: “số tờ bản đồ”; “số thửa”; “tên chủ sử dụng”; “số chứng minh thư nhân
dân/số thẻ căn cước”... được thực hiện theo một hoặc nhiều điều kiện khác nhau, để tra
cứu cần nhập các thông tin cần tìm, với mục tình trạng pháp lý cho phép tra cứu theo 3
lựa chọn: (1) lựa chọn theo điều kiện mặc định, (2) có pháp lý, (3) chưa có pháp lý.
Giao diện và kết quả tra cứu thông tin địa chính được thể hiện qua hình 4.4.
Kết quả thông tin tra cứu đối với thửa đất số 35, tờ bản đồ 01 tại xã Vân Du (hình
4.4). Ngoài những thông tin hiển thị kết quả, vị trí và hình thể của thửa đất được hiển thị
trên màn hình khi tra cứu trực tiếp từ giao diện hệ thống và nội dung phiếu kết quả tra
cứu thông tin có thể được xuất ra máy in theo tùy chọn.
- Tra cứu thông tin chất lượng đất
Tương tự như tra cứu thông tin địa chính, các thông tin cần tra cứu và cách thức
nhập thông tin để tra cứu đối với chất lượng đất của một thửa đất hoặc các thửa đất của
một chủ sử dụng đất cũng được thực hiện như đối với tra cứu thông tin địa chính. Giao
diện và phiếu kết quả tra cứu thông tin về chất lượng đất trên hệ thống được thể hiện
qua hình 4.5.

Hình 4.4. Giao diện tra cứu thông tin địa chính

Hình 4.5. Giao diện tra cứu thông tin chất lượng đất
19


Thông tin về thửa đất số 35, tờ bản đồ số 01 bao gồm: thông tin về chủ sử dụng
(Đào Việt Hồng); diện tích (239 m2); độ phì đất (trung bình); LUT (chuyên lúa)...
Ngoài ra, trong phiếu kết quả tra cứu thông tin còn thể hiện các mức độ thích hợp theo

yêu cầu sử dụng đất với một số LUT khác; những yếu tố hạn chế của loại sử dụng hiện
tại để giúp cho người sử dụng đất cũng như nhà quản lý, nhà đầu tư có hướng cải tạo
hoặc thay đổi hướng sử dụng để nâng mức độ thích hợp (đó là yếu tố về chế độ tưới và
độ phì...) và hiệu quả sử dụng đối với thửa đất cần tra cứu (hình 4.5).
Để xem chi tiết và đầy đủ các thông tin về chất lượng đất của thửa đất, người sử
dụng có thể click chuột trực tiếp vào thửa đất đang hiển thị hoặc chọn chức năng xuất
chi tiết từ giao diện của hệ thống hoặc vào bảng thuộc tính của thửa đất trong phần
CSDL.
Ngoài ra, hệ thống đảm bảo quản lý thông tin đất đai không chỉ theo mục đích sử
dụng (HNK) mà còn cung cấp cả về loại sử dụng (chuyên màu) đối với mỗi thửa đất
(thửa 35, tờ bản đồ 01), do vậy nó đem lại thuận tiện đối với các nhà quản lý trong quản
lý nhà nước cũng như QLSD đất.
b. Khai thác thông tin phục vụ nhà quản lý, nhà chuyên môn
Báo cáo thống kê đất đai là một nội dung quan trọng trong công tác QLĐĐ nhằm
giúp các nhà quản lý, các nhà chuyên môn biết được diện tích, cơ cấu và chất lượng các
loại đất trong phạm vi quản lý: (1) Thống kê theo đơn vị hành chính (thống kê tổng hợp
diện tích theo đơn vị hành chính xã và của toàn huyện về: Loại sử dụng đất; Loại đất;
Mức độ thích hợp của mỗi LUT theo yêu cầu sử dụng đất); (2) Thống kê theo HTSD đất
(Thống kê theo hiện trạng và mức độ thích hợp của các LUT); (3) Thống kê theo loại
đất (theo loại đất và LUT; theo loại đất và mức độ thích hợp với LUT).
(1) Thống kê theo đơn vị hành chính
- Thống kê theo LUT: Kết quả sẽ cho bảng thống kê diện tích hiện trạng của từng
loại sử dụng của mỗi xã, thị trấn trong huyện và cho phép xuất kết quả thành file excel
hoặc máy in để lập báo cáo.

Hình 4.6. Tổng hợp diện tích và mức độ thích hợp các LUT toàn huyện

20



Diện tích mỗi loại đất và sự phân bố các loại đất trên ở mỗi xã trong huyện. Đây
cũng là những thông tin quan trọng để các nhà quản lý, các nhà chuyên môn bố trí sử
dụng đất hợp lý đối với mỗi LUT phù hợp để phát huy lợi thế của mỗi xã trong huyện.
- Thống kê theo mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất: Thông qua hệ thống,
mức độ thích hợp của các LUT được thống kê tổng hợp cho toàn huyện (hình 4.6) hoặc
theo đơn vị hành chính xã (hình 4.7).
Đối với mỗi mức độ thích hợp cho mỗi LUT, hệ thống cho phép xuất kết quả chi
tiết theo danh sách tất cả các thửa đất (theo tờ bản đồ), điều này rất quan trọng đối công
tác QLSD đất cũng như công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ vào diện tích ở mức thích hợp trung bình và mức ít thích hợp, các nhà
quản lý có thể cân nhắc chuyển đổi diện tích đất này sang các loại sử dụng thích hợp
hơn để mang lại hiệu quả sử dụng đất tốt hơn (Hình 4.7).
(2) Thống kê theo loại đất
Nội dung thống kê theo loại đất được thể hiện chi tiết theo nhóm: Loại đất và
LUT hoặc loại đất và mức độ thích hợp của các LUT.
- Thống kê theo mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất

Hình 4.7. Thống kê mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất
Kết quả thống kê theo mức độ thích hợp của các LUT sẽ cho kết quả chi tiết đối
với mỗi loại đất đang được sử dụng cho LUT hiện trạng. Đây là những thông tin quan
trọng để các nhà chuyện môn có căn cứ để tư vấn cho các nhà quản lý về mức độ hợp lý
đối với mỗi LUT và định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Thống kê theo loại sử dụng đất: Kết quả thống kê được tổng hợp từ ba nhóm yếu
tố: diện tích của từng loại đất đang được sử dụng cho mỗi LUT và mức độ thích hợp
tương ứng. Kết quả tổng hợp đã chỉ ra mối quan hệ và mức độ hợp lý đối với sự phân
bố các LUT trên các loại đất khác nhau. Đây cũng là cơ sở khoa học để khẳng định rằng
loại đất nào thì thích hợp cho LUT nào.
21



4.3.8. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai huyện
Căn cứ thực trạng HTTT đất đai của huyện, để hoàn thiện HTTT đất đai huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện các giải pháp sau:
4.3.8.1. Giải pháp về chính sách
Trong quá trình vận hành, khai thác và nâng cấp hệ thống cần áp dụng các quy
chuẩn theo quy định hiện hành, cập nhật, áp dụng các văn bản pháp lý mới ban hành
quy định về quy chế, cách thức cập nhật, chia sẻ, sử dụng thông tin cũng như đưa ra quy
định có tính pháp lý về việc cung cấp và khai thác CSDL của hệ thống.
Khi xây dựng bổ sung các phân hệ dữ liệu khác, áp dụng đúng các chuẩn dữ liệu
đất đai cho nội dung và cấu trúc dữ liệu; hệ quy chiếu không gian và thời gian; siêu dữ
liệu; chất lượng dữ liệu; trình bày và trao đổi, phân phối dữ liệu.
4.3.8.2. Giải pháp về hạ tầng, công nghệ thông tin
- Sử dụng phần mềm GIS là công nghệ chính cho HTTT đất đai của huyện
để đảm bảo có thể tích hợp CSDL của hệ thống lên CSDL của các cấp trên và tra
cứu thông tin trực tuyến. Thực hiện cung cấp thông tin trên mạng Internet.
- Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin có tốc độ cao
và đủ mạnh, đảm bảo an toàn an ninh phục vụ việc triển khai HTTT đất đai trên địa bàn
huyện cũng như toàn tỉnh. Tham chiếu thiết kế kỹ thuật của “Hệ thống thông tin quốc
gia và mô hình giao dịch đất đai điện tử” theo đề án của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bổ sung, hoàn thiện CSDL và các chức năng của hệ thống: Tiếp tục bổ sung và
thiết kế cấu trúc mô hình dữ liệu cho các CSDL thành phần khác... trên cơ sở các dữ
liệu hiện có. Thiết kế chi tiết mô hình dữ liệu phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ,
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định hiện hành của Nhà nước và của ngành theo
hướng mô hình CSDL không gian hướng đối tượng.
- Thiết kế và hình thành kho dữ liệu đất đai cho huyện khi đã thiết lập được hệ
thống máy chủ và đường truyền dữ liệu đến các cấp. Thiết lập phân quyền truy nhập
vào hệ thống thông qua cổng thông tin điện tử; Thiết lập bảo mật hệ thống và đảm bảo
an toàn, an ninh cho hệ thống và CSDL trong hệ thống.
4.3.8.3. Giải pháp về tài chính
Hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng có thể hoàn thiện được cần có nguồn

tài chính bằng vốn sự nghiệp kinh tế có tính chất đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở cấp
tỉnh hoặc nguồn ngân sách đối ứng từ cấp huyện. Quá trình đầu tư phụ thuộc vào hình
thức triển khai hệ thống:
- Vận hành nội bộ trong huyện, đảm bảo liên kết đến các xã trong huyện:
Với hệ thống đã thiết kế, có thể vận hành ngay tại cấp huyện thông qua hệ thống
mạng LAN kết nối đến các đơn vị máy tính nội bộ của huyện. Do vậy chỉ cần đầu tư hệ
thống máy tính, máy chủ và mạng Internet nội bộ theo quy mô cấp huyện, tại các xã cần
kết nối Internet là hệ thống đã có thể vận hành được.
- Vận hành thông suốt, đảm bảo liên kết hệ thống từ xã đến cấp Trung ương:

22


Để hệ thống vận hành thông suốt, đảm bảo tính liên kết và tính “mở” cần có sự
đầu tư đồng bộ trên quy mô cấp tỉnh hoặc Trung ương về: Hạ tầng phần cứng và dịch vụ
điện tử; Đường truyền dữ liệu; Phần mềm hệ thống và hệ thống phần mềm ứng dụng.
Nhu cầu tài chính và các hạng mục đầu tư cần được thiết lập thành một dự án riêng.
4.3.8.4. Giải pháp về nhân lực
Việc đào tạo được thực hiện cho các cấp hành chính về quản lý đất đai (hiện tại là
cấp huyện và cấp xã) nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và tin học chuyên
ngành, tập trung vào cả hai bộ phận gồm cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn, cụ thể:
- Cấp huyện: cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai và cán bộ chuyên trách về công
nghệ thông tin; cán bộ chuyên môn phòng Tài nguyên và Môi trường;
- Cấp xã: Cán bộ chuyên môn phụ trách công tác QLĐĐ (địa chính xã).

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
1) Huyện Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, bao gồm 27 xã và 01 thị
trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 30.285,20 ha, trong đó chủ yếu là đất nông
nghiệp (chiếm 85,66% diện tích tự nhiên); Toàn huyện có 107.646 người với 29.981 hộ,

mật độ dân số 365 người/km2; dân số trong độ tuổi lao động là 58.300 người, lao động
chủ yếu là SXNN; Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 5,28%/năm.
2) Kết quả nghiên cứu cho thấy, thông tin và tư liệu phục vụ công tác QLĐĐ
của huyện còn nhiều hạn chế, đó là HTTT đất đai chưa được thiết lập; các tư liệu đất
đai thiếu đồng bộ cả về dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính đã làm giảm khả
năng tra cứu, khai thác thông tin đất đai; các tư liệu, dữ liệu đất đai của huyện đang
sử dụng gồm:
- Tư liệu bản đồ địa chính của toàn huyện có 334 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000
và 146 tờ bản đồ tỷ lệ 1/5.000 (dạng giấy) phần lớn được thành lập từ năm 1992, nay đã
được số hóa, ghép thành file gồm 263 file bản đồ tỷ lệ 1/1.000 và 51 file bản đồ tỷ lệ
1/5.000; các hồ sơ liên quan (sổ địa chính; sổ mục kê; sổ cấp giấy chứng nhận và sổ cấp
GCNQSDĐ) được lập ở dạng giấy.
- Tư liệu chất lượng đất của huyện gồm bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 (sử dụng dạng
giấy, không có file số) được lập năm 2008 và các số liệu thể hiện chất lượng đất ở dạng
bảng số liệu kèm theo. Bản đồ này được thành lập từ bản đồ nền địa hình và bản đồ hiện
trạng cùng tỷ lệ kết hợp với điều tra khoanh vẽ bổ sung, kết quả điều tra đánh giá đất
năm 2008, do vậy ranh giới thể hiện các đơn vị đất đai có sự biến động lớn so với
HTSD của các LUT năm 2015.
- Tư liệu HTSD đất gồm: bản đồ HTSD đất năm 2015, tỷ lệ 1/25.000, hệ tọa độ
VN-2000 hiện được dùng ở cả dạng giấy và dạng file số; các bảng số liệu thống kê
kèm theo.
23


×