Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Luận án Tiến sĩ: Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 208 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, trong bối cảnh thế giới đang 
thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường, như Nghị quyết Đại hội XI chỉ rõ: 
“Trên thế giới: Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ 
có những diễn biến phức tạp mới, tiềm  ẩn nhiều bất trắc khó lường.  
Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, 
bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các 
yếu tố đe doạ an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ  cao trong các 
lĩnh vực tài chính ­ tiền tệ, điện tử  ­ viễn thông, sinh học, môi trường… 
còn tiếp tục gia tăng. Cục diện thế  giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế 
dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn 
vẫn sẽ  chi phối các quan hệ  quốc tế” [35, tr.182­183]. Vì thế, Việt Nam  
đang đứng trước nhiều thời cơ  và vận hội mới, nhưng đồng thời cũng có 
nhiều thách thức đan xen. Đặc biệt, các thế  lực thù địch, phản cách mạng 
đang ra sức chống phá công cuộc đổi mới của Việt Nam bằng mọi âm 
mưu, thủ  đoạn rất tinh vi và xảo quyệt, trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính 
trị, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Trước tình hình đó, để  góp 
phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc Việt Nam xã hội chủ  nghĩa, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện phát  
triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh nhằm tạo sức  
mạnh tổng hợp răn đe và sẵn sàng chiến thắng khi có tình huống xảy ra.
Phát triển kinh tế ­ xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn 
dân, toàn quân, của các cấp, các ngành từ  Trung  ương đến cơ  sở. Một số 


2
tỉnh biên giới phía Bắc có vị  trí chiến lược rất quan trọng trong sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc, là địa bàn có tiềm năng kinh tế  lớn, có ý 


nghĩa đặc biệt quan trọng về  quốc phòng, an ninh đối với sự  nghiệp bảo 
vệ  chủ  quyền quốc gia. Trong thời kỳ  mới, tình hình biên giới đất liền  
cũng như biên giới phía Bắc trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được 
giải quyết theo hướng hoà bình, hữu nghị. Tuy nhiên, vấn đề  biển Đông 
vẫn còn tiềm  ẩn nhiều nguy cơ  bất  ổn trong khu vực nói chung và giữa  
Việt Nam với Trung Quốc nói riêng. Do đó, vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ xung  
đột cả biên giới trên bộ và trên biển. Cùng với đó, các thế lực thù địch vẫn 
không từ bỏ âm mưu chiến lược “diễn biến hoà bình”… Chính vì vậy, biên 
giới phía Bắc vẫn là khu vực chiến lược quan trọng mà các lực lượng thù 
địch luôn tìm cách lợi dụng, chống phá cách mạng Việt Nam. Trước tình 
hình đó, vấn đề đặt ra hết sức quan trọng là bảo vệ vững chắc chủ quyền  
quốc gia nói chung, biên giới phía Bắc nói riêng. Muốn thực hiện tốt nhiệm  
vụ đó, vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là phải phát triển kinh tế ­ xã  
hội một cách toàn diện. Có như vậy mới tạo ra cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội  
vững chắc nhằm đảm bảo quốc phòng ­ an ninh trong thời kỳ mới.    
Gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, một số tỉnh biên giới phía Bắc 
luôn nhận được sự  quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước bằng việc đề  ra  
nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển toàn diện kinh tế ­ xã hội; quốc  
phòng, an ninh… đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, trên thực tế, các tỉnh 
biên giới phía Bắc có điều kiện địa lý khó khăn, kết cấu hạ tầng thiếu và không  
đồng bộ, điểm xuất phát thấp, đặc biệt là phát triển kinh tế… thực trạng đó đã 
tác động tới mất ổn định về kinh tế ­ xã hội; quốc phòng và an ninh không được  
đảm bảo. Vì vậy, phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an  
ninh  ở một số  tỉnh biên giới phía Bắc vừa là yêu cầu cơ  bản, lâu dài của sự 


3
nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc nói chung, vừa là đòi hỏi cấp thiết cho 
nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Với lý do 
đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc  

phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc” làm luận án tiến sỹ.       
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu  
­ Mục tiêu: 
Trên cơ sở làm rõ lý luận về phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm  
bảo quốc phòng, an ninh và phân tích, đánh giá thực trạng  ở  một số  tỉnh 
biên giới phía Bắc Việt Nam, luận án đề xuất những quan điểm cơ bản và 
những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc  
phòng, an ninh ở một số địa phương.
­  Nhiệm vụ: Để  đạt được mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ 
sau:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu về  phát triển kinh tế ­ xã hội gắn  
với đảm bảo quốc phòng, an ninh; chỉ  ra những nội dung đã được đề  cập  
nghiên cứu, cũng như những vấn đề chưa được đề cập, nghiên cứu.
+ Hệ thống hoá và làm rõ khuôn khổ lý thuyết của việc phát triển kinh tế 
­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trong điều kiện hiện nay ở Việt  
Nam.
+ Phân tích và đánh giá đúng việc thực hiện phát triển kinh tế  ­ xã 
hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc,  
chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của chúng và những vấn đề 
đặt ra trong thời kỳ mới.
+ Đề  xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ  yếu nhằm phát triển 
kinh tế  ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh  ở  một số  tỉnh biên  
giới phía Bắc trong thời kỳ mới.  


4
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là phát triển kinh tế 
­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía 
Bắc. Cụ thể là: mối quan hệ giữa phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm 

bảo quốc phòng, an ninh và các đối tượng có liên quan thuộc nhóm các nhân 
tố ảnh hưởng như: điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội, chính trị…
Trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo  
quốc phòng, an ninh, kinh tế ­ xã hội là yếu tố quyết định đến quốc phòng,  
an ninh. Ngược lại, quốc phòng, an ninh có tác động tích cực trở lại kinh tế 
­ xã hội, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế ­ xã hội phát triển. Ngày  
nay, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế ­ xã hội với đảm bảo quốc phòng, 
an ninh càng chặt chẽ hơn bao giờ hết. Phát triển kinh tế ­ xã hội  ổn định 
nhanh, bền vững giữ vai trò quyết định cho đảm bảo quốc phòng, an ninh; 
quốc phòng, an ninh không chỉ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, mà còn  
đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường hoà bình, 
ổn định, là tiền đề, điều kiện không thể  thiếu đảm bảo cho quá trình phát 
triển kinh tế ­ xã hội nhanh, bền vững. Bởi vậy, phải giải quyết đúng đắn 
mối quan hệ  giữa phát triển kinh tế  ­ xã hội với đảm bảo quốc phòng, an 
ninh phù hợp với từng điều kiện, giai đoạn lịch sử  cụ  thể  trên từng địa 
phương.    
4. Phạm vi nghiên cứu
­ Về  nội dung: luận án nghiên cứu lý luận, thực tiễn phát triển kinh 
tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong đó, tập trung làm  
rõ mối quan hệ  giữa phát triển kinh tế  ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc 
phòng, an ninh; nội dung phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc  
phòng, an ninh và các đối tượng có liên quan thuộc nhóm các nhân tố   ảnh 


5
hưởng đến phát triển kinh tế  ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an 
ninh.
Đảm bảo quốc phòng, an ninh theo nghĩa hẹp là đảm bảo nhu cầu vật 
chất ­ kỹ thuật, tài chính và nhân lực (xét ở mặt kỹ thuật, thuộc phạm vi chuyên 
ngành Kinh tế  quân sự  ­ Hậu cần quân sự); theo nghĩa rộng, đảm bảo quốc 

phòng, an ninh là chủ quyền quốc gia không bị xâm phạm, an ninh chính trị, trật  
tự an toàn xã hội được đảm bảo (môi trường hoà bình, ổn định được đảm bảo),  
theo đó luận án nghiên cứu đảm bảo quốc phòng, an ninh theo nghĩa rộng.
­ Về  không gian: luận án nghiên cứu phát triển kinh tế  ­ xã hội gắn 
với đảm bảo quốc phòng, an ninh  ở  một số  tỉnh biên giới phía Bắc, trong 
đó tập trung vào 3 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng.
­ Về thời gian: luận án nghiên cứu phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với  
đảm bảo quốc phòng, an ninh  ở  một số  tỉnh biên giới phía Bắc, tập trung 
vào 3 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng từ năm 2001 đến 2013.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
­ Cơ sở lý luận, thực tiễn 
Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ 
nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh tế quân sự, học thuyết bảo  
vệ  Tổ  quốc và các văn kiện của Đảng, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam về  phát triển kinh tế  ­ xã hội gắn với  đảm bảo quốc  
phòng, an ninh; những chủ  trương, phương hướng phát triển kinh tế  ­ xã 
hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biên giới phía Bắc; các chỉ 
thị, nghị quyết của Bộ Quốc phòng; các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê 
của các cơ quan, sở, ban, ngành ở một số tỉnh biên giới phía Bắc; các công  
trình liên quan đến  đề  tài  đã được công bố; kết quả   điều tra khảo sát  


6
nghiên cứu thực tế  có liên quan đến đề  tài là cơ  sở  lý luận, thực tiễn của 
luận án.
­ Phương pháp nghiên cứu 
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ  sở  phương pháp luận của kinh tế 
chính trị Mác ­ Lênin; sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết 
hợp các phương pháp lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê so 
sánh và phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ nội dung luận án. Phương  

pháp đó được vận dụng vào các chương cụ thể như sau:
Chương 1, Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề  tài. 
Phương pháp nghiên cứu trong chương này chủ  yếu sử  dụng phương pháp  
thống kê, kết hợp với phương pháp phân tích. Cuối chương sử dụng phương 
pháp trừu tượng hoá khoa học, gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong 
những quá trình và những hiện tượng phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm 
bảo quốc phòng, an ninh đã được nghiên cứu, từ  đó tách ra những cái điển 
hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy 
nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản 
chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản 
ánh những bản chất, để thấy được bản chất của vấn đề  mà các công trình 
khoa học, các đề tài, luận án trước đó đã nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tiếp tục 
nghiên cứu, kế  thừa và phát triển để  làm cơ  sở  cho nghiên cứu các chương 
sau của luận án.   
Chương 2, Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển  kinh tế ­ xã hội gắn 
với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Phương pháp nghiên cứu trong chương này 
chủ  yếu sử  dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để  hình thành các 
khái niệm, phạm trù khoa học đặc trưng cho các mặt khác nhau của các hiện  


7
tượng quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an 
ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, tiến tới hình thành các qui luật, xác lập  
sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau một cách nhân quả, ổn định của các hiện 
tượng và quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an  
ninh mà đề  tài luận án đưa ra. Cùng với phương pháp trừu tượng hoá khoa 
học là phương pháp phân tích để thấy được những nội dung, những nhân tố 
ảnh hưởng và kinh nghiệm trong phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo 
quốc phòng, an ninh. 
Chương 3, Thực trạng phát triển kinh tế  ­ xã hội gắn với đảm bảo 

quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc. Phương pháp nghiên 
cứu trong chương này kết hợp sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng 
hợp, thống kê so sánh, chuyên gia; sau đó sử dụng phương pháp phân tích và 
phương pháp trừu tượng hoá khoa học. Trên cơ sở đó hoàn thành chương 4: 
quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế  ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc 
phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới.
Trong suốt quá trình viết luận án, nhất là sự chuyển tiếp, kế thừa nội  
dung các chương và nội dung toàn luận án cần phải chú ý vận dụng tốt  
phương pháp logic và lịch sử.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án 
­ Hệ thống hoá và làm rõ hơn một bước cơ sở khoa học về phát triển  
kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.  
­ Phân tích, đánh giá thực trạng và nhận diện những vấn đề đang đặt 
ra đối với phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh  
ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, đặc biệt là trong tình hình phức tạp hiện 
nay.  


8
­ Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát triển kinh tế ­ xã hội gắn 
với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc thời gian tới. 
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: phần mở đầu; 4 chương, 12 tiết; kết luận; danh mục 
các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận  
án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Phát triển KT ­ XH gắn với đảm bảo QP, AN không phải là vấn đề riêng 
của thời đại ngày nay, không chỉ là vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt 



9
Nam, mà là vấn đề có tính quy luật chung cho mọi XH còn giai cấp và đấu tranh 
giai cấp, còn mưu đồ thôn tính của dân tộc này đối với dân tộc khác. Đối với  
Việt Nam, phát triển KT ­ XH gắn với đảm bảo QP, AN là một quy luật khách  
quan, là sự thiết lập mối quan hệ hữu cơ giữa hai nội dung, hai lực lượng, cái 
này tạo tiền đề cho phát triển cái kia và ngược lại. Qua mỗi thời kỳ, nhận thức  
và tổ chức thực hiện nội dung gắn kết đó đều được bổ sung, phát triển. Chính vì  
vậy, việc khái quát lịch sử  vấn đề  nghiên cứu và nghiên cứu, tiếp cận nhiều 
kênh thông tin, đặc biệt là những công trình khoa học đã được công bố liên quan 
đến đề tài là vấn đề có ý nghĩa to lớn giúp cho luận án có cơ sở khoa học trong 
kế thừa, phát triển. 
1.1. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu phát triển kinh tế ­ xã hội 
gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở Việt Nam 
1.1.1. Phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trong  
thời kỳ Phong kiến
Việt Nam là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực và 
trên thế giới, nền KT chậm phát triển, nên trải qua hàng nghìn năm lịch sử, kể từ 
khi các Vua Hùng dựng nước đến nay, Việt Nam luôn bị nhiều kẻ thù nhòm ngó,  
tiến công xâm lược. Tình hình đó đã đặt ra cho dân tộc ta phải nhận thức rõ KT 
và QP là những nhân tố có vai trò rất quan trọng, phải chú trọng phát triển KT và 
thường xuyên chăm lo đến QP, tạo sức mạnh bền vững  bảo vệ vững chắc đất 
nước. Vì vậy, ngay từ thời kỳ phong kiến, phát triển KT ­ XH gắn với đảm bảo 
QP, AN đã trở  thành kế  sách dựng nước và giữ  nước của dân tộc. Kế  sách  
“Dựng nước đi đôi với giữ nước” đã trở thành nét văn hoá QS, QP độc đáo và là 
truyền thống quý báu của dân tộc. Kế sách đó đòi hỏi sự chuẩn bị đất nước đánh 
giặc ngay từ  thời bình; đồng thời, khi chiến tranh xảy ra thực hiện vừa đánh 
giặc, vừa lao động sản xuất; thắng giặc rồi thì lo xây dựng đất nước, lúc nào  



10
cũng phải sẵn sàng đối phó với mọi kẻ thù, nhiệm vụ đánh giặc giữ nước gắn  
với nhiệm vụ xây dựng đất nước. Thực chất, đây là sự nhận thức về tính tất  
yếu của việc kết hợp KT với QP trên cơ sở nhận thức mối quan hệ chặt chẽ 
giữa KT với chiến tranh, KT với QP: “Thực túc, bình cường”, “Phú quốc, binh 
cường”; đất nước giàu mạnh là cơ sở vật chất tạo ra sức mạnh QP đủ sức ngăn  
ngừa, đẩy lùi, làm thất bại các âm mưu, kế  hoạch xâm lược của kẻ  thù; QP 
mạnh tạo ra môi trường hoà bình cho xây dựng, phát triển đất nước. Kế sách 
“Dựng nước đi đôi với giữ nước” của ông cha ta trong thời kỳ phong kiến được 
biểu hiện tập trung ở những nội dung sau: 
Một là, nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đã đề ra nhiều kế sách  
giữ nước sáng tạo, linh hoạt; thể hiện sự gắn kết chặt chẽ KT với QP, tiêu 
biểu là kế sách “Ngụ binh ư nông” dưới các triều đại phong kiến Lý, Trần  
và Lê Sơ; “Lấy dân làm gốc”, dân giàu nước mạnh, quốc phú binh cường... 
“Ngụ binh  ư nông” là gửi một bộ phận quân vào nông dân, nông thôn, kết  
hợp quân với dân cùng xây dựng quân đội, chỉ  duy trì một số  lượng quân 
thường trực hợp lý. Kế  sách “Ngụ  binh  ư  nông” là sản phẩm của nhận 
thức coi trọng việc binh với vai trò quan trọng của nông nghiệp nhằm bảo 
đảm sự cân đối, hợp lý giữa phát triển KT và củng cố  QP, giữa xây dựng 
LLVT thường trực với LLVT dự  bị. Khi Bàn về  kế  sách “Ngụ  binh  ư 
nông”, nhà sử  học Ngô Thì Sĩ đánh giá: “Chế  độ  binh lính của nhà Lý… 
mỗi tháng lên cơ  ngũ một lần, gọi là đi canh, hết canh lại về  quê làm 
ruộng, quân không phải cấp lương… không có phí tổn nuôi lính, mà có 
công hiệu dùng sức lính, cũng là chế  độ  hay” [63, tr.27]. Nhà sử  học Phan 
Huy Chú cũng đưa ra lời bình: “Đời xưa binh lấy nghề  nông là có ý phục  
việc nguy hiểm vào nơi thuận tiện… Trong thành vua có quân Túc vệ, đội 
ngũ đông nghiêm. Còn quân ở ngoài thì vẫn theo ý nghĩa đời xưa, lúc vô sự 



11
thì về làm ruộng, khi có động thì chiếu sổ gọi ra hết. Cho nên binh vẫn đủ 
mà không phải tiêu phí nhiều, càng thêm hăng hái chống thù. Cái chiến công  
dẹp quân Chiêm, phá quân Tống, cái oai hùng ba lần đánh bại quân Nguyên 
cũng đủ  cho biết binh lực hai đời cường thịnh là thế  nào” [18, tr.8]; “Đời 
Lý… ngoại binh thì không có lương, cứ luân phiên đến canh, hết phiên canh 
cho về nhà cày cấy trồng trọt để tự cấp. Nhà Trần theo phép nhà Lý… binh  
các đạo thì đều chia phiên về làm ruộng cho đỡ tốn lương… Phép nuôi binh  
đời Lê sơ  đại để  theo phép ngụ  binh  ư  nông của các đời Lý, Trần, không  
phải cấp lương bổng. Thời Hồng Đức trở về sau, cứ theo phép đấy không  
đổi” [18, tr.20]. Như vậy, có thể nói, kế sách “Ngụ binh ư nông” là một cơ 
chế hoàn hảo về mặt động viên và sử dụng nguồn nhân lực trong việc xây 
dựng LLVT phòng giữ  đất nước, xây dựng tiềm lực QP mạnh trên cơ  sở 
phát triển KT với củng cố  lực lượng QS. Nhờ cơ chế này đã tạo ra binh 
mạnh, lương nhiều trong thời bình và khi thời chiến xảy ra, sẽ  tao ra một  
lực lượng hùng hậu toàn dân là lính, cả nước đánh giặc. 
Hai là, các triều đại phong kiến luôn quan tâm đến việc xây dựng lực  
lượng, khuyến khích việc di dân lên các vùng biên giới, hải đảo, thực hiện chính 
sách giãn dân, khai hoang lập ấp ở các vùng biên ải để khai phá đất hoang, phân 
bố lại lực lượng, tăng cường lực lượng tại chỗ, vừa làm giàu cho đất nước, vừa 
phục vụ cho nhiệm vụ giữ nước, tạo ra thế trận đánh giặc từ xa và thực hiện  
gửi lực lượng, tích trữ  lương thực trong dân để  chuẩn bị  sẵn sàng cho chiến  
tranh  bảo vệ biên cương đất nước, như thực tiễn ông cha ta đã thực hiện đưa  
quân lính lên khai hoang lập ấp ở vùng biên giới Quảng Yên, Lạng Sơn.
Ba là, nhiều triều đại phong kiến như: Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ… 
rất coi trọng mở  mang hệ  thống giao thông thuỷ, bộ  như: kênh nhà Lê  ở 
Thanh Hoá và Nghệ An; kênh Vĩnh Tế ở Tây Nam Bộ… với mục đích vừa  


12

phục vụ  nhu cầu giao lưu phát triển KT, vừa đảm bảo QP, QS như: cơ 
động lực lượng, phương tiện QS, vận tải tiếp tế, thông tin liên lạc khi 
chiến tranh xảy ra.
Bốn là, để  chuẩn bị  cho công cuộc giữ  nước từ thời bình, các triều  
đại phong kiến thường xuyên quan tâm đến phát triển nhiều ngành KT có 
tính lưỡng dụng, tiêu biểu là các ngành thủ công nghiệp trong nước, nhất là 
các ngành nghề có liên quan đến QP để vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh, vừa  
đảm bảo nhu cầu QP của đất nước.
Trên thực tế, từ thế kỷ XI,  ở nước ta (Đại Việt) đã hình thành và phát 
triển các xưởng thủ công của triều đình vừa sản xuất các sản phẩm mang tính 
chất KT như sản xuất các sản phẩm dân sinh dùng trong hoàng gia, cung đình,  
vừa sản xuất sản phẩm trực tiếp đảm bảo cho các nhu cầu QS như: đảm bảo 
nhu cầu xây dựng LLVT, quân đội, thuyền chiến, vũ khí… Thời Lý đã sản 
xuất được thuyền lớn đảm bảo cho thuỷ quân tác chiến trên sông lớn và biển  
gần; vũ khí hạng nặng như máy bắn đá… Thời Trần đã sản xuất được “Thần 
cơ song pháo” là một loại hoả pháo có uy lực mạnh. Thời Lê đã sản xuất ra các  
loại thuyền chiến, vũ khí rất phong phú và có tác dụng chiến đấu rất cao… Các 
lò thủ công gia đình cũng được quan tâm phát triển, thời bình tập trung sản xuất  
các sản phẩm dân sinh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương; 
thời chiến sẵn sàng chuyển sang sản xuất các sản phẩm đảm bảo nhu cầu QS  
như: khai mỏ, đúc đồng, rèn sắt, đóng thuyền, sản xuất vũ khí… Đây là các cơ 
sở sản xuất cung cấp chủ yếu các loại vũ khí cho các lực lượng dân binh, thổ 
binh và còn đảm bảo cung  ứng, sửa chữa vũ khí cho cả  quân triều đình khi 
chiến tranh xảy ra. Những nội dung trên cho thấy, các triều đại phong kiến 
nước ta đã quan tâm phát triển nhiều ngành KT có tính lưỡng dụng, vừa đáp 


13
ứng nhu cầu dân sinh, vừa đáp ứng nhu cầu tăng cường khả năng đảm bảo QP,  
AN của đất nước.  

1.1.2. Phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an  
ninh từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
1.1.2.1. Trong thời kỳ  Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống  
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ  xâm lược
Ngay từ khi thành lập và trong suốt quá trình lãnh đạo cách cách mạng 
Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác  
­ Lênin về  mối quan hệ  KT với chiến tranh, KT với QP, kế  thừa truyền  
thống, kinh nghiệm kết hợp KT với QP trong lịch sử dựng nước và giữ nước 
của dân tộc, sự nhận thức về phát triển KT với đảm bảo QP ở Việt Nam luôn  
có những phát triển mới. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, “Chỉ 
thị của Ban Chấp hành Trung ương về kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945),  
xác định nhiệm vụ  cần kíp của cách mạng lúc này là “Phải củng cố  chính 
quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bại trừ nội phản, cải thiện đời sống 
cho nhân dân” [26, tr.26­27]. Qua Chỉ  thị cho thấy Đảng đã nhận thức đúng  
đắn mối quan hệ  giữa kháng chiến và kiến quốc. Thực chất, đó là sự  nhận  
thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo phát triển KT với đảm bảo QP của Đảng,  
Nhà nước trong điều kiện kháng chiến. Vấn đề đảm bảo QP với phát triển KT 
thông qua hoạt động của quân đội trong thời gian chuẩn bị cho kháng chiến cũng 
được Đảng nhận thức sâu sắc. Nghị  quyết Hội nghị QS toàn quốc của Đảng  
(19/10/1946), đã xác định nhiệm vụ lao động sản xuất của quân đội: “Những nơi 
bộ đội đóng, lấy đại đội hay trung đội độc lập làm đơn vị, bắt buộc phải tham  
gia sản xuất, trồng rau, chăn nuôi” [26, tr.128­129]. Khi cuộc kháng chiến chống 
thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ra phạm vi cả nước, Đảng ra Chỉ thị “Toàn 


14
quốc kháng chiến” (22/12/1946). Chỉ  thị  xác  định: Toàn dân kháng chiến,  
kháng chiến khắp nơi; mỗi phố  là một mặt trận, mỗi làng là một pháo đài;  
mỗi viên đạn diệt một quân thù; cướp súng giặc để bắn giặc… tăng gia sản 
xuất để  kháng chiến; giữ  gạo muối nuôi quân; vừa kháng chiến, vừa kiến 

quốc… “Chỉ thị toàn quốc kháng chiến” là sự phát triển nhận thức của Đảng 
về phát triển KT với đảm bảo QP. 
Để  tiếp tục thực hiện chủ  trương trên, Nghị  quyết Hội nghị  cán bộ 
Trung  ương của Đảng (từ ngày 3 đến 6/4/1947) đã xác định: “Tổ chức căn  
cứ địa không những ở vùng rừng núi mà ở cả đồng bằng”; “Áp dụng chiến  
thuật tiêu thổ kháng chiến một cách rộng rãi”; “Phá KT địch bằng cách tẩy  
chay và QS phá hoại”; “Tích cực xây dựng kinh tế của ta, vừa kháng chiến,  
vừa kiến quốc, và lập nền kinh tế tự túc”; “Thực hành việc bộ đội tăng gia  
sản xuất” [26, tr.180­181, 185]. Hội nghị  quân sự  toàn quốc lần thứ  III  
(15/6/1947), tiếp tục khẳng định vị  trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ  tăng 
gia sản xuất của quân đội: “Các chính trị  viên cần làm cho bộ  đội hiểu 
rằng tăng gia sản xuất là một nhiệm vụ  quan trọng” [25, tr.172]; mặc dù 
trong thời kỳ  này, thực hiện chức năng, nhiệm vụ  chiến đấu là chủ  yếu,  
nhưng quân đội đã quán triệt và nhận thức sâu sắc nhiệm vụ  sản xuất. 
Tiếp tục chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Hội nghị lần thứ nhất Ban  
Chấp hành Trung ương Đảng khoá II (tháng 3 năm 1951) xác định: Muốn kháng 
chiến trường kỳ, phải luôn luôn bồi dưỡng lực lượng KT, tài chính, phải coi  
nhiệm vụ KT, tài chính là một nhiệm vụ rất quan trọng. Đây chính là những phát 
triển mới trong nhận thức phù hợp với thực tiễn của Đảng ta về mối quan hệ 
giữa KT với chiến tranh và QP; đồng thời, thể hiện sự nhất quán trong thực hiện  
chủ trương kết hợp KT với QP ở nước ta trong giai đoạn này.


15
Kể  từ  khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thắng 
lợi, nhân dân ta thực hiện công cuộc khôi phục KT đất nước sau gần 2 
năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II đã họp Hội nghị lần thứ 12  
(mở rộng), ra Nghị quyết về kế hoạch nhà nước năm 1957. Nghị quyết xác 
định: “Trong khi thực hiện nhiệm vụ kinh tế, các ngành công tác còn phải 
kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ củng cố các khu vực tự trị, nhiệm vụ củng  

cố quốc phòng, nhiệm vụ đấu tranh chính trị để thực hiện thống nhất nước 
nhà” [27, tr.262]. Qua đó cho thấy, Đảng, Nhà nước có nhận thức đúng đắn  
về  nhiệm vụ khôi phục, phát triển KT gắn với đảm bảo QP trong thời kỳ 
mới.
Trong thời kỳ  kháng chiến chống đế  quốc Mỹ  xâm lược, có thể  thấy 
rằng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960), thể hiện sự 
nhận thức hoàn chỉnh của Đảng về đường lối, chủ trương kết hợp KT với QP 
xuyên suốt thời kỳ  này. Nghị  quyết Đại hội xác định, cách mạng Việt Nam  
trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược: “ Một là, tiến hành cách 
mạng XHCN ở Miền Bắc. Hai là, giải phóng Miền Nam khỏi ách thống trị của 
đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn toàn độc lập và  
dân chủ  trong cả  nước” [28, tr.916]. Như  vậy, đường lối, chủ  trương của 
Đảng, Nhà nước về kết hợp xây dựng KT với củng cố QP trong thời kỳ chống  
đế quốc Mỹ xâm lược là thắng lợi của việc Đảng đã tiếp tục phát triển đường  
lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” trong kháng chiến chống thực dân Pháp 
thành đường lối kết hợp chặt chẽ  giữa xây dựng, phát triển KT với tăng 
cường, củng cố QP, tạo nên một hậu phương vững chắc, rộng lớn khắp cả 
nước để tiến hành chiến tranh giải phóng thắng lợi.
1.1.2.2. Thời kỳ cả nước thống nhất đi lên chủ  nghĩa xã hội đến khi  
tiến hành công cuộc đổi mới


16
Sau đại thắng mùa xuân 1975, nước nhà được độc lập, thống nhất,  
cả  nước đi lên xây dựng CNXH, với kinh nghiệm thực tiễn 30 năm chiến 
tranh giải phóng, Đại hội lần thứ IV của Đảng khẳng định, vấn đề kết hợp 
KT với QP là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của đường  
lối xây dựng nền KT XHCN trên phạm vi cả  nước. Đại hội chỉ  rõ: “Phải  
kết hợp đúng đắn kinh tế với quốc phòng. Xây dựng đất nước phải đi đôi 
với bảo vệ  đất nước đó là yêu cầu sống còn của dân tộc ta” [29, tr.58].  

Đường lối đó chỉ ra, xây dựng nền KT đất nước trong thời bình, phải đồng 
thời đáp ứng cùng một lúc các nhu cầu: cải thiện đời sống nhân dân, thực  
hiện quyền làm chủ  của nhân dân; đẩy mạnh sự  nghiệp công nghiệp hoá  
XHCN;  mở  rộng quan hệ  KT  với  các nước,   đảm bảo QP, AN thường  
xuyên vững chắc. Theo đó, vấn đề kết hợp QP với KT trong hoạt động của 
quân đội tiếp tục có sự  phát triển trong nhận thức của Đảng, Nhà nước.  
Ngày 17 tháng 3 năm 1976, Bộ  Chính trị  khoá IV đã ra Nghị  quyết số  250­
NQ/TW “Về vấn đề quân đội làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế”. Nghị quyết 
đã xác định mục đích, nhiệm vụ  KT và phương hướng nhiệm vụ  căn bản 
trong xây dựng KT của quân đội. Đây là mốc đánh dấu sự chuyển biến kịp 
thời trong nhận thức của Đảng về kết hợp QP với KT trong điều kiện mới, đất  
nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH. 
Tuy nhiên, khi mọi việc mới bắt đầu được vạch ra với mục tiêu 
phục vụ nền KT đất nước sau chiến tranh, thì chúng ta phải đương đầu với 
những khó khăn, phức tạp mới; trong đó nổi lên là hai cuộc chiến tranh xâm 
lược biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của các thế  lực thù địch. 
Trước tình hình đó, Đại hội V của Đảng tiếp tục có nhận thức sâu sắc về 
kết hợp KT với QP: “Kết hợp chặt chẽ KT v ới QP, QP v ới KT, t ừng b ước  


17
phát triển kinh tế  quốc phòng đi đôi với tăng cường tiềm lực KT của đất  
nước”.
Những năm đầu của thập kỷ  80, thế  kỷ  XX, đất nước vừa có hoà  
bình, vừa xảy ra chiến tranh, nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo  
đảm đời sống của nhân dân trở nên cấp bách. Để phát huy vai trò của quân 
đội, Bộ  Chính trị đã ra Nghị quyết bổ sung về nhiệm vụ quân đội làm KT 
trong 5 năm (1981 ­ 1985). Theo đó, quân đội tập trung vào thực hiện một 
số  nhiệm vụ  cụ  thể trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư  nghiệp, 
công nghiệp, xây dựng cơ bản, hàng không dân dụng, hợp tác KT với Lào, 

Campuchia... đảm bảo kết hợp chặt chẽ  nhiệm vụ  QS với nhiệm vụ xây  
dựng KT; ưu tiên lựa chọn các công việc có tính cấp bách, các công trình có 
giá trị KT lớn và có quan hệ chặt chẽ giữa KT với QP, tính toán kỹ và quản  
lý chặt chẽ, từng bước nâng cao hiệu quả KT, chống tham ô, lãng phí. Mặc 
dù từ đầu thập kỷ 80 đến cuối năm 1986, tình hình KT ­ XH Việt Nam gặp 
nhiều khó khăn, tình trạng lạm phát gia tăng, Đảng, Nhà nước vẫn kiên trì 
đường lối xây dựng KT kết hợp với củng cố QP, phát huy tốt nhất những  
kết quả xây dựng KT đảm bảo cho QP. Theo đó, việc kết hợp KT với QP  
trong các hoạt động của quân đội tiếp tục được duy trì, có những bước 
phát triển mới. 
1.1.2.3. Thời kỳ  đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất  
nước và hội nhập quốc tế
Kế thừa và phát triển chủ trương chiến lược kết hợp KT với QP trong  
thời kỳ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ ra phương 
hướng cơ bản và những nội dung lớn, nhằm nâng cao hiệu quả của việc kết  
hợp KT với QP, QP với KT theo phương hướng cơ bản, lâu dài; đồng thời, có  


18
dự kiến để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp khi xảy ra biến động đảm bảo chiến  
thắng. Trên cơ sở đó, Đại hội chỉ ra những nội dung cụ thể của việc kết hợp:  
“Kết hợp trong công tác quy hoạch phân vùng kinh tế, phân bố lại lao động, phân  
bố lực lượng sản xuất; xây dựng các ngành kinh tế kỹ thuật, phát triển kinh tế 
địa phương phải nhằm tạo ra thế bố trí chiến lược thống nhất để làm chủ cả về 
kinh tế và quốc phòng trong cả nước và trong từng địa phương” [30, tr.67]. 
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  VII của Đảng, việc phát  
triển KT gắn với xây dựng nền QP càng được chú trọng hơn trong tình hình 
mới. Đại hội xác định: “Kết hợp chặt chẽ  kinh tế  với quốc phòng, quốc  
phòng với kinh tế  trong quy hoạch và kế  hoạch phát triển kinh tế  của cả 
nước và trên từng địa phương” [31, tr.85]. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, diễn ra trong bối  
cảnh chúng  ta  bước  vào thời  kỳ   đẩy  mạnh sự   nghiệp  CNH,  HĐH  đất 
nước, Đại hội xác định, kết hợp KT với QP gắn liền với phát huy sức  
mạnh tổng hợp của toàn dân, từng bước tăng cường tiềm lực QP và AN 
của đất nước. Đại hội chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ KT với QP trong việc quy  
hoạch và phát triển các vùng kinh tế, các ngành công nghiệp, lấy hiệu quả 
kinh tế  gắn với yêu cầu bảo đảm QP ­ AN làm cơ  sở  cho những chủ 
trương cụ thể” [32, tr.184].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục phát triển  
đường lối, chủ trương kết hợp KT với QP của Đại hội VIII và cụ thể hoá  
trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Đại hội xác định: “Kết hợp chặt chẽ 
kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế trong 
các chiến lược, quy hoạch và kế  hoạch phát triển kinh tế  ­ xã hội” [33, 
tr.40]. Theo đó, Nghị  quyết số  71/ĐUQSTW ngày 25/4/2002 của Đảng uỷ 


19
QS Trung  ương về: “Nhiệm vụ sản xuất xây dựng KT của quân đội trong  
thời kỳ  mới, tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả 
doanh nghiệp quân đội”.  Nghị  quyết số  21, 37, 39, 53 của Bộ  Chính trị 
(Khoá IX) về  phát triển KT ­ XH và đảm bảo QP, AN của 4 vùng (đồng 
bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và vùng KT trọng điểm phía Nam, Bắc  
Trung bộ và duyên hải miền Trung, trung du và miền núi phía Bắc) và Nghị 
quyết 54 ­ NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển KT ­ XH và đảm bảo QP,  
AN vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 
2020.  Những định hướng cơ  bản đó đảm bảo về  chính trị  và cơ  sở  khoa 
học cho giải quyết quan hệ phát triển KT gắn với QP ­ AN trong từng khu  
vực. 
Thực tiễn nêu trên đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của  
Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển các khu KT ­ QP, xây dựng các khu 

QP ­ KT với mục tiêu tăng cường QP, AN là chủ yếu, tập trung vào các địa 
bàn chiến lược và những khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, biển đảo” 
[43, tr.110]. Đại hội cũng chỉ ra: “Xây dựng CNQP trong hệ thống công nghiệp 
quốc gia dưới sự chỉ đạo, quản lý điều hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư 
có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ QP vừa phục vụ dân sinh” [34,  
tr.110]. 
Kết hợp KT với QP, AN vừa là chủ trương, đường lối, quan điểm, vừa  
là giải pháp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua mỗi thời kỳ, nhận thức và tổ 
chức thực hiện nội dung kết hợp đó đều được bổ sung, phát triển phù hợp với 
yêu cầu mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã 
chỉ ra những vấn đề cơ bản cần nắm vững về kết hợp KT với QP, AN trong  
thời kỳ hội nhập quốc tế. Đây là chủ trương chiến lược hết sức quan trọng,  
được thể  hiện nhất quán và xuyên suốt trong các văn kiện Đại hội XI của  


20
Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ  quá độ  lên CNXH (bổ 
sung, phát triển năm 2011) xác định: “Kết hợp chặt chẽ KT với QP ­ AN, QP ­  
AN với KT trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển 
KT ­ XH và trên từng địa bàn” [35, tr.82]. Tiếp đó, chiến lược phát triển KT ­ 
XH 10 năm (2011 ­ 2020) chỉ rõ: “Gắn kết QP với AN. Kết hợp chặt chẽ QP,  
AN với phát triển KT ­ XH trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch,  
kế hoạch và các chương trình, dự án” [35, tr.138]. Trong báo cáo chính trị Đảng  
tiếp tục xác định: “Kết hợp chặt chẽ KT với QP, AN; QP, AN với KT trong  
từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển KT ­ XH; chú trọng vùng sâu, 
vùng xa, biên giới, hải đảo” [35, tr.234]. Qua đó, thể hiện tính nhất quán, xuyên  
suốt thực hiện chủ trương kết hợp phát triển KT ­ XH gắn với đảm bảo QP,  
AN trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng và trong xây dựng, bảo vệ  Tổ 
quốc XHCN thời kỳ  mới, Đảng, Nhà nước ta luôn coi đó vừa là đường lối,  
quan điểm, vừa là giải pháp chiến lược; mỗi bước đổi mới, phát triển KT ­ XH 

luôn gắn với đảm bảo QP, AN, góp phần đảm bảo thực hiện thắng lợi hai  
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 
1.2. Những công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến phát 
triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh
1.2.1.  Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến phát  
triển kinh tế  ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở  một số  
quốc gia trên thế giới
Jayawardena , trong công trình nghiên cứu “ Một kết cấu khái niệm  
nghiên cứu quốc phòng và phát triển kinh tế quốc gia”,  [84] đã làm rõ: thứ 
nhất, quan niệm hiện nay và cấu trúc lý luận của QP;  thứ hai, xác định các 
đặc điểm bối cảnh QP của Sri Lanka và  thứ  ba, phát triển cấu trúc khái 


21
niệm   để   nghiên   cứu   quan   hệ   giữa   QP  và   phát  triển  KT.  Theo   Dr   MM 
Jayawardena, phần lớn các nghiên cứu đã tập trung vào mối quan hệ  giữa 
QP và tăng trưởng KT hoặc các yếu tố liên quan của nó chứ không phải là 
phát triển KT; theo Ông, Sandler và Hartely đã khảo sát và trình bày kết 
luận của nhiều nghiên cứu về  khía cạnh KT vĩ mô của QP với chủ  để 
“Tăng trưởng KT, phát triển và chi tiêu quân sự” nhưng hầu như  chưa có  
bất kỳ một phân tích toàn diện nào về  QP và phát triển KT. Vì vậy, trong 
bối cảnh hiện nay, một nghiên cứu tổng quan về  QP và phát triển KT mà 
tăng trưởng KT được đưa ra xem xét là yêu cầu cần thiết.  Nghiên cứu này 
về cơ bản sẽ  mở ra những nghiên cứu nghiêm túc cả  về  lý thuyết và thực  
nghiệm; trong bối cảnh này, kết luận rằng những lý do chính cho những sai  
sót về  tri thức chủ yếu là do thiếu những nghiên cứu tổng quan toàn diện 
về QP và nền KT, hoặc phát triển KT sẽ cung cấp cơ sở cho những nghiên 
cứu chuyên sâu mà có thể lấp khoảng trống trong kiến thức về QP và phát  
triển KT.
Wolfgang­Peter Zingel với tác phẩm: “An ninh quốc gia và phát triển  

kinh tế: phát triển an ninh ­ an ninh đang phát triển” [89] đã đi từ quan niệm 
phát triển KT, các chỉ báo, chiến lược, sự hỗ trợ, tái cấu trúc và thay đổi; quan  
niệm AN, những mối đe doạ, sự  thống nhất và toàn vẹn quốc gia, sự  can 
thiệp, AN và lý thuyết KT, những rủi ro và sự thất bại của nhà nước trên các  
lĩnh vực như: hàng hoá, dịch vụ, hạ tầng cơ sở, nhà ở, tài chính, tiền tệ, lao  
động, giáo dục, y tế và các dịch vụ XH. Công trình nghiên cứu đã đưa ra các  
trường hợp can thiệp của một số nước Nam và Đông Nam Á,  chỉ ra những  
ảnh hưởng KT và XH của sự can thiệp. Những  ảnh hưởng KT của một sự 
can thiệp phụ thuộc vào: thứ nhất, hoàn cảnh tại thời điểm can thiệp; thứ hai, 


22
loại can thiệp;  thứ  ba, bối cảnh đi cùng với sự  can thiệp và thứ  tư, có thể 
được coi là quan trọng nhất, sự chấp nhận can thiệp của nhân dân sở tại. 
Trong công trình nghiên cứu của Adam Posen và Daniel K. Tarullo: 
“Báo cáo của nhóm nghiên cứu về kinh tế và an ninh quốc gia” [80], các tác 
giả đã đi vào làm sáng tỏ đâu là những đúng đắn và sai lầm trong tư duy hiện  
nay về KT và AN quốc gia. Trong trường hợp nước Mỹ, toàn cầu hoá KT đã  
làm tăng cả năng lực lẫn nguy cơ bị tổn thương của nước Mỹ. Khả năng của  
Mỹ hạn chế sự dịch chuyển công nghệ và thương mại sang các nước khác bị 
suy giảm so với vác thập kỷ  trước; trong dài hạn sự  hợp nhất và phát triển 
KT quốc tế  sẽ  nâng cao AN quốc gia Mỹ. Một vài quan điểm sai lầm cho  
rằng AN KT và quốc gia Mỹ  bị  đe doạ  bởi sự  tăng trưởng KT tương đối  
nhanh hơn ở các nơi khác trên thế giới; hay toàn cầu hoá KT có nghĩa rằng các  
biện pháp trừng phạt KT và các áp lực tương tự được Mỹ áp dụng sẽ có hiệu 
quả  hơn. Trên cơ  sở  phân tích đó, công trình nghiên cứu cũng chỉ  ra những  
thách thức chủ yếu hiện nay đối với nước Mỹ từ góc độ phát triển KT và AN 
quốc gia và các nguyên tắc chủ yếu để ứng phó là sự tích hợp chính sách KT  
và AN quốc gia, trong đó chính sách KT trong nước phải được thay đổi.
Cuốn   sách   “Kinh   tế   quốc   phòng”  của  Sandler   Todd   and   Hartley 

Keith [87] đã đề  cập tới các nội dung: Dưới cách tiếp cận KT, QP được 
coi là một loại hàng hoá công, hàng hoá công gắn với sự  thất bại của thị 
trường, do không có khả năng loại trừ việc sử dụng hàng hoá này nên nó  
không khuyến khích thị  trường sản xuất và cung cấp, trong khi cũng do  
không có tính cạnh tranh nên nó cũng không có lý do hạn chế  người sử 
dụng (nói cách khác, chi phí cận biên cho người sử dụng là bằng không); 
nói một cách đơn giản, hàng hoá công không thể  đóng gói và bán trên thị 
trường. Sự thất bại của thị trường sẽ dẫn đến các ngoại ứng và cần có sự 


23
can thiệp của nhà nước. Công trình nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng: Khi 
xây dựng một lý thuyết để hiển thị mối quan hệ giữa QP trong phát triển,  
nhà nghiên cứu cần phải tính toán những tác động về  mặt cung (chẳng  
hạn lợi ích phát sinh thêm về  mặt công nghệ, ngoại  ứng tích cực) và các 
yếu tố  về  mặt cầu (ví dụ  tác động chèn ép đầu tư  hoặc xuất khẩu). Một 
mô hình đầy đủ  có thể  được đặc trưng bởi mối quan hệ  phức tạp giữa  
lĩnh vực QP và phần còn lại của nền KT. Trên cơ  sở  đó, cuốn sách đã đi  
vào phân tích nhu cầu QP, việc chạy đua vũ trang, chính sách liên minh, 
công nghiệp, thương mại QP… KTQP không chỉ  hướng tới chi tiêu quân 
sự  và các cuộc đối đầu có vũ trang mà chúng còn là lợi ích được hiểu là 
động lực của chi tiêu vũ trang, xung đột và các khía cạnh KT liên quan của  
lĩnh vực quân sự. Sự  hiểu biết đúng đắn về những động lực này chắc chắn 
sẽ thúc đẩy các biện pháp kiểm soát việc sản sinh các loại vũ khí và sự bất  
ổn của xung đột, từ đó đóng góp cho phúc lợi và tương lại của nhân loại. 
Trong cuốn “Sách tra cứu về kinh tế quốc phòng” của Sandler Todd 
và Hartley Keith [88], các ông đã đi sâu vào ba vấn đề lớn: thứ nhất, chi tiêu 
quân sự trên thế giới nhằm giải quyết các vấn đề xung đột, khủng bố, liên 
minh quân sự  và chạy đua vũ trang, thứ  hai, phân tích chi tiêu QP và tăng 
trưởng KT; khảo sát chi tiêu quân sự   ở  các nước đang phát triển, đi sâu 

phân tích các mặt cụ  thể  của KTQP như: các mô hình khuyến khích quá 
trình cung ứng QP, các vấn đề KT của nguồn nhân lực quân sự, cơ sở công 
nghiệp QP, KTQP dưới giác độ  nghiên cứu và phát triển, chính sách công 
nghiệp trong lĩnh vực QP, tác động đến khu vực của chi tiêu QP;  thứ  ba, 
nhìn nhận QP và KTQP trong bối cảnh toàn cầu hoá, từ  đó đi vào các nội 
dung cụ thể như tổng quan vấn đề  KT của xung đột, vấn đề  KT chính trị 


24
của gìn giữ hoà bình, chủ nghĩa khủng bố tiếp cận từ lý thuyết trò chơi và  
phân tích thực chứng; KT chính trị  của các biện pháp trừng phạt KT; các 
vấn đề  KT của chạy đua vũ trang; thương mại, công nghiệp QP và một  
khảo sát về nền KT hoà bình.
Intriligator trong bài viết, “Về bản chất và phạm vi của kinh tế quốc  
phòng”  [83] cho rằng: KTQP được xem xét như  là một bộ  phận của nền 
KT gắn liền với những vấn đề liên quan đến QP, bao gồm mức độ chi tiêu 
QP, cả trong tổng thể và trong bộ phần của toàn bộ nền KT; tác động của 
chi tiêu QP tới sản phẩm và lao động ở  cả  trong nước và tác động tới các 
nước khác trên trường quốc tế; các lý do cho sự tồn tại và quy mô của lĩnh  
vực QP; quan hệ của chi tiêu QP tới sự thay đổi công nghệ, các hạng mục 
chi tiêu QP và quan hệ  giữa lĩnh vực QP với sự   ổn định hoặc bất  ổn định 
quốc tế. 
Reppy Judith trong bài viết: “Về bản chất và phạm vi của kinh tế quốc  
phòng: một bình luận” [85] đã xác định bản chất và phạm vi của KTQP trên cơ 
sở hợp nhất quan niệm của Intriligator nhưng tập trung vào các đặc điểm về 
mặt thể  chế  duy nhất của hệ  thống QP và Ông cho rằng, KTQP có thể  mở 
rộng hơn tới mức bao gồm cả các yếu tố phi quân sự trong định nghĩa về AN  
quốc gia. (ví dụ bảo vệ môi trường). Nhiều ý kiến đồng ý với Reppy rằng, các 
đặc điểm về mặt thể chế duy nhất là thích hợp để hiểu KTQP. Chẳng hạn, 
các hợp đồng cộng thêm phí sẽ  tạo nên ý nghĩa hơn khi ai đó nhận ra rằng 

người mua (ví dụ BQP) có thể sẽ cân nhắc lại lựa chọn thay đổi thông số của 
một hệ  thống vũ khí được đề  xuất vào thời điểm cuối cùng. Một hợp đồng  
cộng thêm phí sẽ chuyển rủi ro của việc thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật từ người 
cung cấp sang người mua. 


25
1.2.2. Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến phát  
triển kinh tế  ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh  ở  Việt  
Nam
1.2.2.1. Những công trình khoa học nghiên cứu lý luận và thực tiễn  
phát triển kinh tế ­ xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số  
khu vực, tỉnh, thành phố trên cả nước  
Cho tới nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu lý luận và  
thực tiễn về phát triển KT ­ XH gắn với đảm bảo QP, AN. Có thể nói, đây 
là những công trình nghiên cứu góp phần làm rõ cơ  sở  khoa học cho chủ 
trương phát triển KT ­ XH gắn với đảm bảo QP, AN của Đảng, Nhà nước 
ta: 
Trần Xuân Trường và Nguyễn Anh Bắc, trong cuốn  Vấn đề kết hợp  
kinh tế với quốc phòng ở  nước ta [77] đã khẳng định, vấn đề  kết hợp KT 
với QP là một nội dung của đường lối xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc 
ở nước ta, một quy luật phổ biến với mọi nước XHCN. Từ khẳng định đó, 
các tác giả đã phân tích, luận chứng làm rõ mối quan hệ, vai trò ngày càng 
tăng của nhân tố KT với chiến tranh và QP; đồng thời, làm rõ tính quy luật;  
yêu cầu, phương thức, đặc điểm, mức độ, trình độ, nội dung kết hợp KT 
với QP  ở nước ta. Tác giả  còn chỉ  ra, để  KT và QP gắn bó khăng khít với  
nhau đến mức như là một, phải có sự am hiểu, thống nhất hành động của 
cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân; có một hệ thống tổ chức lãnh đạo, 
quản lý thống nhất dựa trên một hệ  thống pháp luật đầy đủ; có cơ  quan 
tham mưu và cán bộ tham mưu giỏi.

Trần Thái Bình trong bài “Quan hệ giữa kinh tế và QP ­ AN trong sự  
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [8] đã xác định: Quan hệ giữa KT và 
QP, AN là mối quan hệ  cơ  bản, được hình thành từ  trong quá trình dựng 


×