Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

THI THỬ lần 8 đáp án CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.29 KB, 16 trang )

Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

ĐỀ THI SỐ 8, PHẦN DI TRUYỀN
21H45’ TỐI THỨ 7 (16/11/2019)
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
GROUP ÔN THI Y DƯỢC CÙNG TS. PHAN KHẮC NGHỆ
Câu 1. Cho biết các alen lặn là alen đột biến; alen trội là trội hoàn toàn. Kiểu gen nào sau đây sẽ biểu
hiện thành thể đột biến?
A. AABBdd.
B. AaBbDd.
C. AaBbDD.
D. AABBDD.
Câu 1. Đáp án A.
Câu 2. Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n+1) trong thụ tinh sẽ tạo ra thể đột biến nào sau đây?
A. Thể bốn.
B. Thể ba.
C. Thể một.
D. Thể tam bội.
Câu 2. Đáp án B.
Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n+1) tạo thể 2n+1. Đây là thể tam nhiễm.
Câu 3. Quan sát tế bào sinh dưỡng đang phân chia thấy các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và hàm lượng ADN lúc này đo được là 6.109 pg. Hàm lượng ADN
của tế bào lưỡng bội của loài là?
A. 6×109 pg
B. 3×109 pg
C. 1,5×109 pg
D. 12×109 pg.
Câu 3. Đáp án B.
Các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo nên tế bào đang ở kì giữa của nguyên
phân.
Hàm lượng ADN lúc này gấp đôi hàm lượng ADN của tế bào → Hàm lượng ADN của tế bào lưỡng bội


của loài là: 6.109 : 2= 3.109
Câu 4. Một loài thú, gen A nằm trên NST thường số 2 có 3 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường số
3 có 4 alen. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, quần thể có tối đa bao nhiêu
loại kiểu gen dị hợp về cả 2 gen trên?
A. 18.
B. 20.
C. 6.
D. 90.
Câu 4. Đáp án A.
3  (3-1)
Số loại kiểu gen dị hợp về gen A =
 3.
2
4  (4-1)
Số loại kiểu gen dị hợp về gen B =
6.
2
 Số loại kiểu gen dị hợp về cả 2 gen = 3 × 6 = 18 kiểu gen.
Câu 5. Trường hợp mỗi gen cùng loại (trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào
sự biểu hiện tính trạng là tương tác
A. cộng gộp.
B. trội không hoàn toàn.
C. bổ sungợ.
D. đồng trội.
Câu 5. Đáp án A.
Câu 6: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ và quả to, alen a quy định hoa trắng và quả nhỏ. Quy
luật di truyền nào đang chi phối?
A. Gen đa hiệu.

B. Liên kết giới tính.


C. Trội hoàn toàn.

D. Tương tác bổ sung.

Câu 6: Đáp án A. Một cặp gen quy định nhiều cặp tính trạng thì đó là hiện tượng gen đa hiệu.
Câu 7. Ở 1 loài thực vật lưỡng bội, gen A nằm trên NST thường có 5 alen. Quá trình giảm phân không
xảy ra đột biến thì sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đồng hợp về gen trên.
A. 10.
B. 20.
C. 5.
D. 15.
Câu 7. Đáp án C.


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

Giả sử gen trên có 5 alen là A1, A2, A3, A4, A5.
 Số loại kiểu gen đồng hợp là 5 loại: A1A1, A2A2, A3A3, A4A4, A5A5.
Câu 8. Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCDEFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: DEFGH.
Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng.
C. Làm phát sinh nhiều nòi trong một loài.
D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể mang đột biến.
Câu 8. Đáp án A
Ban đầu có trình tự gen là ABCDEFGH → Sau đột biến có trình tự là: DEFGH
→ Đoạn ABC của NST ban đầu đã bị chuyển sang NST khác.
Đây là dạng đột biến chuyển đoạn không tương hỗ, vì số lượng đoạn gen trên NST mất đi nhiều nên đây
là đột biến chuyển đoạn lớn. Dạng đột biến này thường gây chết hoặc làm giảm sức sống cho thể đột

biến.
Câu 9: Cho biết các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Một cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ
phấn, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, khi nói về F1 phát biểu nào sau đây sai?
A. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen có tỉ lệ bằng 25% tổng số cá thể được sinh ra.
B. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 1 cặp gen có tỉ lệ bằng số cá thể có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen.
C. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen có tỉ lệ bằng số cá thể có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
D. Số cá thể có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen có tỉ lệ bằng số cá thể có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
Câu 9: Đáp án D.
Cây AaBb tự thụ phấn: AaBb × AaBb + (1AA:2Aa:laa)(1BB:2Bb:1bb)
Xét các phương án:
A đúng. Vì tỷ lệ đồng hợp

2 2 1
 
4 4 4

B đúng. Vì đồng hợp 1 cặp gen cũng chính là dị hợp 2 cặp gen.
C đúng. Vì đều bằng

2 2 1
  .
4 4 4

2 2 1
D sai. Vì tỷ lệ dị hợp 1 cặp gen: 2    .
4 4 2
Câu 10. Ở 1 loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho
cây Aa tự thụ phấn, thu được F1, biết không xảy ra đột biến. Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao F1, xác suất
thu được 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
A. 2/9.


B. 1/9.

C. 1/3.

D. 4/9.

Câu 10. Đáp án D.
P: Aa × Aa  1AA : 2Aa : 1aa. Cây thân cao có tỉ lệ kiểu gen =

1
2
AA : Aa.
3
3

1 2 4
 Lấy 2 cây thân cao, xác suất thu được 1 cây thuần chủng là = C12   = .
3 3 9


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

Câu 11: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng trội hoàn toàn. Cho hai cây
P có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết,
phát biểu nào sai?
A. F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình 1:1.

B. F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1.


C. F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1.

D. F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình 3:1.

Câu 11. Đáp án B. Hai cây có kiểu hình khác nhau thì không thể cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1.
Hai cây P có kiểu hình khác nhau thì sẽ có các trường hợp:
- Đời con có 1 loại kiểu hình (Nếu P là AABB lai với cây khác hoặc P là AAbb lai với cây aaBB).
- Đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1 (Nếu P là AABb lai với cây --bb) hoặc có 2 loại kiểu hình với tỉ
lệ 3:1 (Nếu P là AABb lai với cây --Bb).
- Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:3:1:1 (Nếu P là AaBb lai với cây aaBb) hoặc có 4 loại kiểu hình
với tỉ lệ 1:1:1:1 (Nếu P là AaBb lai với cây aabb).
Câu 12. Ở một loài hoa, gen A quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng, gen
nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) số cây hoa vàng thuần
chủng bằng số cây hoa trắng và chiếm 30%. Quần thể trên tự thụ phấn qua 2 thế hệ, tỉ lệ hoa vàng ở F2 là
A. 30%.
B. 45%.
C. 55%.
D. 10%.
Câu 12. Đáp án C.
(P) số cây hoa vàng thuần chủng bằng số cây hoa trắng và chiếm 30%.
 Số cây hoa vàng dị hợp (Aa) = 1 – 0,3 – 0,3 = 0,4
 Cấu trúc di truyền ở thế hệ P là: 0,3 AA + 0,4Aa + 0,3aa = 1.
Qua 2 thế hệ tự thụ phấn:
1
1  ( )2
2
Ở thế hệ F2: Tỉ lệ kiểu gen AA = 0,3 + 0,4 ×
= 0,45.
2
1 2

Tỉ lệ kiểu gen Aa = 0,4 × ( ) = 0,1.
2
 Tỉ lệ hoa vàng F2 = 0,45 + 0,1 = 0,55 = 55%.
Câu 13. Trong điều kiện không phát sinh đột biến, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và alen trội là
trội hoàn toàn. Ở phép lai AaBbDd × AaBbDd, thu được F1. Theo lí thuyết, ở F1, loại kiểu gen AaBbdd
chiếm tỉ lệ
A. 1/8.

B. 1/16.

C. 3/16.

D. 1/32.

Câu 13. Đáp án B
AaBbDd × AaBbDd = (Aa × Aa)(Bb × Bb)(Dd × Dd) Sẽ sinh ra kiểu gen AaBbdd chiếm tỉ lệ =
1/2×1/2×1/4 =1/16
Câu 14. Một phân tử mARN có chiều dài 2142 A0 và tỷ lệ A : U : G : X = 1:2:2:4. Sử dụng phân tử mARN
này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp
có chiều dài bằng chiều dài bằng phân tử ARN này thì số nuclêôtit mỗi loại của ADN là
A. A = 140, T = 70, G = 280, X = 140.

B. A = T = 420, G = X = 210.

C. A = 70, T = 140, G = 140, X = 280.

D. A = T = 210, G = X = 420.

Câu 14. Đáp án D.



Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

- Tổng số nucleotit của mARN là =
- Theo bài ra ta có

2142
= 630.
3, 4

630
A
U
G
X
A +U+G+X
=
=
=
=
=
= 70.
9
1
2
2
4
1+2+2+4

- Số nucleotit mỗi loại của mARN là:

A = 70;

U = G = 70 × 2 =140;

X = 70 × 4 = 280.

- Số nucleotit mỗi loại của ADN được phiên mã ngược từ mARN này là
A = T = AARN + UARN = 70 + 140 = 210.
G = X = GARN + XARN = 140 + 280 = 420.
Câu 15. Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu tổ hợp các bộ ba mà mỗi bộ ba chỉ có
một nuclêôtit loại G và 2 loại nuclêôtit khác?
A. 27.

B. 18.

C. 37.

D. 6.

Câu 15. Đáp án B.
Mỗi bộ ba chỉ có một nucleotit loại G và 2 loại nucleotit khác gồm các trường hợp:
- Bộ ba chứa G, A, U có số bộ ba là 3! = 3 × 2 × 1 = 6 bộ ba.
(gồm có GAU, GUA, AUG, AGU, UAG, UGA)
- Bộ ba chứa G, U, X có số bộ ba là 3! = 3 × 2 × 1 = 6 bộ ba.
(gồm có GXU, GUX, XUG, XGU, UXG, UGX)
- Bộ ba chứa G, A, X có số bộ ba là 3! = 3 × 2 × 1 = 6 bộ ba.
(gồm có GXA, GAX, XAG, XGA, AXG, AGX)
- Vậy có tổng số bộ ba là 6 + 6 + 6 = 18 bộ ba
Câu 16. Cho phép lai (P): ♀ XABDXabd × ♂ XABDY thu được F1 , trong các cá thể thuộc giới cái ở F1, tỉ lệ
kiểu gen thuần chủng ở là 8%. Biết 1 gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra

hiện tượng đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen XabdY chiếm tỉ lệ
A. 4%
B. 8%
C. 16%
D. 32%
Câu 16. Đáp án A.
Trong các cá thể thuộc giới cái ở F1, tỉ lệ kiểu gen thuần chủng ở là 8%  Tỉ lệ kiểu gen XABDXABD trên
tổng số cá thể = 4%  Tỉ lệ kiểu gen XabdY = 4%.
Câu 17. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 20% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang
cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm
phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂AaBbDD × ♀AaBBdd,
hợp tử đột biến dạng thể ba có kiểu gen AaBBbDd chiếm tỉ lệ
A. 7,5%.

B. 10%.

C. 2,5%.

D. 5%.

Câu 17. Đáp án D
♂AaBbDD × ♀AaBBdd = (Aa × Aa)(Bb × BB)(DD × dd)
- Cơ thể đực có 20% số tế bào có đột biến nên cơ thể đực giảm phân cho giao tử (A, a)(10%Bb : 10%O :
40%B : 40%b)(D)
- Cơ thể cái giảm phân bình thường cho giao tử (1/2A, 1/2a)(B)(d)


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

Aa × Aa → 1/2Aa

Bb × BB → BBb = 10%Bb.100%B = 10%
Dd × dd → 100%Dd
Vậy hợp tử đột biến dạng thể ba có kiểu gen AaBBbDd chiếm tỉ lệ: 1/2Aa . 10%BBb . 100%Dd = 5% →
Đáp án D
Câu 18. Một phân tử mARN có tỷ lệ A:U:G:X = 1:2:3:4, trong đó số nuclêôtit loại G của mARN này là
330. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu
phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài bằng phân tử ARN này thì số nuclêôtit mỗi loại của
ADN là
A. A = 110, T = 220, G = 330, X = 440.

B. A = T = 330, G = X = 770.

C. A = 70, T = 140, G = 140, X = 280.

D. A = T = 770, G = X = 330.

Câu 18. Đáp án B.
Theo bài ra ta có

A
U
G
X 330
=
=
= =
= 110.
1
2
3

4
3

→ A = 110 , U = 220, X = 440
Số nucleotit mỗi loại của ADN là : A = T = AmARN + UmARN = 110 + 220 = 330
G = X = GmARN + XmARN = 330 + 440 = 770
Câu 19. Ở 1 loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân
thấp, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây
thân thấp bằng 2 lần số cây thân cao dị hợp. Tần số alen a bằng bao nhiêu?
A. 0,5.
B. 0,2.
C. 0,8.
D. 0,3.
Câu 19. Đáp án C.
Gọi tần số alen A là p(A), tần số alen a là q(a).
Quần thể cân bằng nên p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.
- Theo bài ra: aa = 2Aa.
1
1
1
Áp dụng công thức, ta có: Tần số A =

  0, 2 .
1  2y 1  2  2 5
 Tần số alen a = 1 – 0,2 = 0,8.
Câu 20: Một quần thể tự thụ phấn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và
tính trạng trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,4
AABb : 0,3 AaBb : 0,2 Aabb : 0,1 aabb. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết ở F2 có tối
đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 9 loại.

B. 10 loại.
C. 16 loại.
D. 14 loại.
Câu 20: Đáp án A.
Ở P có kiểu gen AaBb qua tự thụ phấn  F1 có tối đa 3 × 3 = 9 loại kiểu gen.
P: 0,4 AABb : 0,3 AaBb : 0,2 Aabb : 0,1 aabb qua tự thụ phấn đến F2 cũng có tối đa 9 loại kiểu gen.
Câu 21. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang
cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm
phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂AaBb × ♀AaBB, loại kiểu
gen aaBb chiếm tỉ lệ
A. 8%.

B. 16%.

C. 21%.

Câu 21. Đáp án D
♂AaBb × ♀AaBB = (Aa × Aa)(Bb × BB)

D. 10,5%.


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

Cơ thể đực có 16% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I nên
sẽ tạo giao tử (8%Aa : 8% O : 42%A : 42%a) (B, b)
Cơ thể cái giảm phân bình thường cho giao tử (50%A, 50%a)B
Xét các phép lai: Aa × Aa → aa = 42%a.50%a = 21%
Bb × BB → 1/2 Bb
→ Vậy đời con của phép lai ♂AaBb × ♀AaBB, loại kiểu gen aaBb chiếm tỉ lệ: 21%aa . ½ Bb = 10,5%

Câu 22. Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường số 1 có 6 alen, gen D
nằm trên nhiễm sắc thể thường số 3 có 4 alen. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có tối đa 24 loại kiểu gen đồng hợp về cả hai gen.
II. Quần thể có tối đa 90 loại kiểu gen dị hợp về cả hai gen.
III. Quần thể có tối đa 36 loại kiểu gen đồng hợp về gen B và dị hợp về gen D.
IV. Quần thể có tối đa 210 loại kiểu gen về cả hai gen trên.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 22. Đáp án D.
Cả 4 phát biểu trên đều đúng.
I đúng. Số loại kiểu gen đồng hợp về cả hai gen nói trên là 6 × 4 = 24 kiểu gen.
II đúng. Số loại kiểu gen dị hợp về cả hai gen B và D.
6  (6  1) 4  (4  1)
= C62  C24 
= 90 kiểu gen.

2
2
III đúng. Số kiểu gen đồng hợp về gen B và dị hợp về gen D.
4  (4  1)
=6×
= 36 kiểu gen.
2
6  (6  1) 4  (4  1)
IV đúng. Số loại kiểu gen về cả 2 gen B và D =
= 210 kiểu gen.


2
2
Câu 23. Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội
giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau
đây cho đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?
I. AAaaBbbb × aaaaBBbb.

II. AAaaBBbb × AaaaBbbb.

III. AaaaBBBb × AAaaBbbb.

IV. AaaaBBbb × Aabb.

V. AaaaBBbb × aaaaBbbb.

VI. AaaaBBbb × aabb.

A. 1 phép lai.

B. 3 phép lai.

C. 4 phép lai.

D. 2 phép lai.

Câu 23. Chỉ có phép lai (1) cho 12 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình. Đáp án A.
→ Đáp án A
- Xét phép lai (1) : AAaaBbbb × aaaaBBbb = (AAaa × aaaa)(Bbbb × BBbb)
Phép lai AAaa × aaaa cho 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Phép lai Bbbb × BBbb cho 4 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.

 phép lai (1) có 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
- Xét phép lai (2) : AAaaBBbb ×AaaaBbbb = (AAaa × Aaaa)(BBbb × Bbbb)
Phép lai AAaa × Aaaa cho 4 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Phép lai BBbb × Bbbb cho 4 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
 phép lai (2) có 16 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
- Xét phép lai (3) : AaaaBBBb × AAaaBbbb.= (AAaa × Aaaa)(BBBb × Bbbb)
Phép lai AAaa × Aaaa cho 4 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Phép lai BBBb × Bbbb cho 3 loại kiểu gen, 1 loại kiểu hình.
 phép lai (3) có 12 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
- Xét phép lai (4) : AaaaBBbb × Aabb= (Aaaa x Aa)(BBbb x bb)


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

Phép lai Aaaa × Aa cho 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Phép lai BBbb × bb cho 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
 phép lai (4) có 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
- Xét phép lai (5) : AaaaBBbb × aaaaBbbb = (Aaaa x aaaa)(BBbb x Bbbb)
Phép lai Aaaa × aaaa cho 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Phép lai BBbb × Bbbb cho 4 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
 phép lai (5) có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
- Xét phép lai (6) : AAaaBBbb × aabb = (AAaa x aa)(BBbb x bb)
Phép lai AAaa x aa cho 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Phép lai BBbb x bb cho 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
 phép lai (6) có 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Câu 24: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen
B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm
sắc thể thường khác nhau. Một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số alen A là 0,5; alen a là 0,5;
tần số alen B là 0,6; alen b là 0,4. Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng trong quần thể này là
A. 16%.

B. 12%.
C. 42%
D. 13,44%
Câu 24: Đáp án B.
Tỉ lệ của một kiểu gen nào đó bằng tích tỉ lệ của từng cặp gen có trong kiểu gen đó.
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên có cấu trúc:
(p2AA + 2pqAa + q2aa)(p2BB + 2pBb + q2bb) = 1.
Theo đề ra ta có: p(A) = 0,5, q(a) = 0,5; p(B) = 0,6, q(b) = 0,4.
Cây thân cao, hoa trắng có kiểu gen AAbb hoặc Aabb.
 Tỉ lệ cây thân cao(A-) = (0,5)2 + 2 ×0,5 ×0,5 = 0,75.
Tỉ lệ cây hoa trắng (bb) = (0,4)2 = 0,16.
 Tỉ lệ cây thân cao, hoa trắng = 0,75 × 0,16 = 0,12 = 12%.
Câu 25. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
I. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

III. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

IV. Đột biến lệch bội thể một.

V. Đột biến gen.
A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.


Câu 25. Các dạng đột biến I, II đúng → Đáp án C
Các dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, đột biến số lượng NST và đột biến gen không làm thay đổi
thành phần và số lượng gen trên NST
Câu 26. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể gây ra bao nhiêu hệ quả sau đây?
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên nhiễm sắc thể.
II. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
V. Có thể làm thay đổi hàm lượng ADN có trong nhân tế bào.
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 26. Trong các hệ quả trên, các hệ quả I, III, IV đúng → Đáp án A
II sai. Vì đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi trình tự gen trên NST nên không làm tăng hay giảm số lượng
gen trên NST.
V sai. Vì đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi hàm lượng ADN có trong nhân tế bào.


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

Câu 27. Khi nói về đột biến đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hầu hết các đột biến đa bội lẽ đều không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ).
II. Thể tam bội có hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào tăng lên gấp 3 lần so với dạng lưỡng bội.
III. Thể đột biến đa bội bị cách li sinh sản với các dạng lưỡng bội sinh ra nó.
IV. Trong tự nhiên, cả thực vật và động vật đều có số lượng thể đột biến tứ bội với tỉ lệ như nhau.

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 27. Trong 4 phát biểu nói trên thì chỉ có I, III đúng; II, IV sai → Đáp án A.
I đúng. Hầu hết các đột biến đa bội lẽ đều không có khả năng sinh sản hữu tính, nguyên nhân là vì đột
biến đa bội lẽ có bộ NST không tồn tại thành cặp tương đồng nên cản trở quá trình giảm phân tạo giao tử
→ Không hình thành được giao tử nên cơ thể bị bất thụ.
II sai. Vì thể tam bội là 3n nên có hàm lượng ADN gấp 3 lần n. Do vậy thể tam bội có hàm lượng ADN ở
trong nhân tế bào tăng lên gấp 3 lần so với dạng đơn bội
III đúng. Thể đột biến đa bội bị cách li sinh sản với các dạng lưỡng bội sinh ra nó, nguyên nhân là vì thể
đa bội có số lượng NST khác với dạng bố mẹ nên nếu xảy ra thụ tinh tạo ra con lai thì bộ NST con lai
không tồn tại thành cặp tương đồng nên không hình thành được giao tử. → Con lai bị bất thụ. Con lai bất
thụ chứng tỏ dạng bố mẹ và thể đột biến đa bội bị cách li sinh sản.
IV sai. Vì hầu hết các đa bội ở động vật đều gây chết cho nên trong tự nhiên rất ít gặp thể đột biến đa bội
Câu 28. Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen
XBXBXb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và không đột biến cấu
trúc nhiễm sắc thể. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
II. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
III. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
IV. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 28. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. → Đáp án B.
Con gái có kiểu gen XBXBXb nên sẽ nhận giao tử XBXB từ bố và giao tử Xb từ mẹ; Hoặc do nhận giao tử
XB từ bố và giao tử XBXb từ mẹ.
Giao tử XB XB được nhận từ bố do giảm phân II của bố bị rối loạn, NST X không phân li.
Giao tử XBXb được nhận từ mẹ do trong giảm phân I ở mẹ, cặp NST giới tính không phân li.
Câu 29. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng
được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Loài này có 4 nhóm gen liên kết.
II. Tế bào sinh dưỡng của đột biến thể một của loài có 7 nhiễm sắc thể.
III. Nếu chỉ xảy ra trao đổi chéo đơn (tại 1 điểm) ở cặp nhiễm sắc thể Dd thì loài này có thể tạo ra tối đa
48 loại giao tử.
IV. Trong trường hợp xảy ra đột biến đã tạo ra cơ thể có bộ nhiễm sắc thể là AAABbDdEe thì cơ thể này
sẽ bất thụ.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 29. Chỉ có I, II đúng → Đáp án B
I đúng. Ở loài này chỉ có 4 cặp NST tương đồng → Số nhóm gen liên kết = bộ NST đơn bội = n = 4
II đúng. Thể một có số lượng NST là 2n – 1 = 8 – 1 = 7 NST.
III sai. Vì tạo tối đa số loại giao tử = 23× 4 = 32 loại giao tử.
IV sai. Vì thể Tam nhiễm chưa chắc chắn bất thụ


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

Câu 30. Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch của 1 gen có số nuclêôtit loại A bằng số
nuclêôtit loại T, số loại nuclêôtit loại G gấp hai lần số nuclêôtit loại A, nuclêôtit loại X gấp 3 lần số số
nuclêôti loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số nuclêôtit loại A của gen là 224 nuclêôtit.

A  X2 3
II. Mạch 2 của gen có 2

T2  G2 2
III. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen là %A = %T = 28,57%; %G = %X = 21,43%.
A1
1
IV. Mạch 1 của gen có
 .
X 1  G1 5
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 30. Đáp án A
Chỉ có I, IV đúng → Đáp án A
I đúng. Theo đề: 2A+3G = 2128,
Mạch 1: A1=T1, G1=2A1, X1=3T1=3A1
→2128=2A+3G = 2(A1+T1) + 3(G1+X1) = 19A1→A1= 112. Suy ra: A= 224.
II – Sai. Vì (A2+X2)/(T2+G2) = 3A1/4A1 = 3/4.
III – Sai. Vì: A=T=224, G=X=560 .
IV – Đúng. Vì A1/(X1+G1) = 1/5
Câu 31. Ở một loài thú, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp ; alen B
quy định lông đen trội hoàn toàn so với b quy định lông xám ; Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể
thường, cặp gen Bb nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Phép lai nào sau đây cho đời
con có số cá thể đực thân cao, lông đen chiếm 25%?
A. AaXBXb × AaXBY.
B. AaXBXb × aaXbY.
C. AAXbXb × AaXBY.
D. AaXBXB × aaXBY.

Câu 31: Kiểu hình đực thân cao, lông đen có kí hiệu là A-XBY. Kiểu hình này chiếm 25% thì có 2 khả
năng xảy ra.
- Khả năng 1: A- chiếm 50% và XBY chiếm 50%.  P là (Aa × aa)(XBXB × --)  Đáp án D.
- Khả năng 2: A- chiếm 100% và XBY chiếm 25%.  P là (AA × -- )(XBXb × --)
Câu 32. Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P:

AB De dE aB De
X X ×
X Y , thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biết, khoảng cách giữa gen A và gen B
ab
ab
= 20cM; giữa gen D và gen E = 40cM. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phép lai trên có 64 kiểu tổ hợp giao tử.
II. Đời F1 có 56 loại kiểu gen, 24 loại kiểu hình.
III. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là 14,5%.
IV. Ở F1, có 9 loại kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-E-.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 32. Đáp án D.
I đúng. Số kiểu tổ hợp giao tử:
Cơ thể

AB De dE
aB De

X X có hoán vị gen cho nên sẽ sinh ra 16 loại giao tử; Cơ thể
X Y sẽ sinh ra 4 loại
ab
ab

giao tử  Số kiểu tổ hợp giao tử = 16 × 4 = 64 loại.


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

II đúng. Đời F1 có bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình?
- Số loại kiểu gen:

AB De dE aB De
AB aB
×
)( X De X dE × X De Y ) =
X X ×
X Y=(
ab
ab
ab
ab

= 7 × 8 = 56 loại kiểu gen.
- Số loại kiểu hình:

AB De dE aB De
AB aB
×

)( X De X dE × X De Y ) = 4 × (4+2) = 24 kiểu hình.
X X ×
X Y=(
ab
ab
ab
ab
III đúng. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
Phép lai P:

AB De dE aB De
AB aB
×
)( X De X dE × X De Y )
X X ×
X Y=(
ab
ab
ab
ab

Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn gồm có A-bbddee (+) aaB-ddee (+) aabbD-ee (+)
aabbddE- =


ab
AB aB
×
(có hoán vị 20%) sẽ sinh ra kiểu gen đồng hợp lặn có tỉ lệ = 0,4 × 0,5 = 0,2.
ab

ab
ab

Do đó tỉ lệ của các kiểu hình là:
A-bbddee = (0,25 – 0,2) × 0,1 = 0,005.
aaB-ddee = (0,5 – 0,2) × 0,1 = 0,03.
aabbD-ee = 0,2 × 0,4 = 0,08.
aabbddE- = 0,2 × 0,15 = 0,03.
 Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ =
0,005 + 0,03 + 0,08 + 0,03 = 0,145 = 14,5%.
IV đúng. Ở F1, số kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-EPhép lai P:

AB De dE aB De
AB aB
×
)( X De X dE × X De Y )
X X ×
X Y=(
ab
ab
ab
ab

AB AB
AB aB
×
có hoán vị gen cho nên sẽ cho đời con có kiểu hình A-B- với 3 loại kiểu gen là
,

ab

ab
ab
aB
Ab
.
aB
X De X dE × X De Y sẽ cho đời con có kiểu hình D-E- với 3 loại kiểu gen quy định là X DE X De , X De X De ,

X DE Y .

 Loại kiểu hình A-B-D-E- sẽ có số loại kiểu gen quy định = 3 × 3 = 9 loại kiểu gen.
Câu 33. Một loài thú, cho cá thể cái lông quăn, đen giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng (P), thu được
F1 gồm 100% cá thể lông quăn, đen. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ
lệ: 50% cá thể cái lông quăn, đen : 24% cá thể đực lông quăn, đen : 24% cá thể đực lông thẳng, trắng : 1%
cá thể đực lông quăn, trắng : 1% cá thể đực lông thẳng, đen. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và
không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của F1 là XABXab và XABY.
II. Tần số hoán vị gen là 4%.


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

III. Nếu cho cá thể đực F1 giao phối với cá thể cái lông thẳng, trắng thì ở đời con, kiểu hình con cái lông
quăn, đen chiếm tỉ lệ là 50%.
IV. Nếu cho cá thể cái F1 giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng thì thu được đời con có số cá thể
đực lông quăn, trắng chiếm tỉ lệ là 1%.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 33. Đáp án D.
I đúng. P : Lông quăn, đen × lông thẳng, trắng thu được F1 : 100% lông quăn, đen.
 Lông quăn trội so với lông thẳng; lông đen trội so với lông trắng.
Quy ước: A quy định lông quăn, a quy định lông thẳng ; B quy định lông đen, b quy định lông trắng.
- Ở đời F2, tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới cái.  Tính trạng liên
kết giới tính.
- Ở F2, con đực lông thẳng, trắng chiếm tỉ lệ 24%  0,24XabY = 0,5Y × 0,48Xab.
Giao tử Xab có tỉ lệ = 0,48  đây là giao tử liên kết.  Kiểu gen của F1 là XABXab × XABY.
0,01
II đúng. Tần số hoán vị =
= 0,04 = 4%.
0,01  0,24
III đúng. Đực F1 có kiểu gen XABY.
Tiến hành lai phân tích thì có sơ đồ lai là: XABY × XabXab.
Vì con đực có cặp NST giới tính XY cho nên ở cặp NST này không có hoán vị gen.
 Con đực luôn tạo ra giao tử XAB với tỉ lệ = 0,5.
 Ở đời con, cá thể cái lông quăn, đen chiếm tỉ lệ = 0,5 × 1 = 0,5 = 50%.
IV đúng. Cái F1 có kiểu gen XABXab.
Tiến hành lai phân tích thì có sơ đồ lai là: XABXab × XabY.
Vì con cái hoán vị gen với tần số 4% cho nên sẽ tạo ra giao tử XAb với tỉ lệ 2%.
 Ở đời con, cá thể đực lông quăn, trắng chiếm tỉ lệ = 2% × 0,5 = 1%.
Câu 34. Xét hai cặp gen Aa và Bb quy định hai cặp tính trạng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường tương
đồng khác nhau. Trong một quần thể đang cân bằng về di truyền, tần số alen A là 0,6; tần số alen B là
0,5.Lấy ngẫu nhiên một cá thể mang hai tính trạng trội, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là
A. 26%.

B.

6
.

7

C.

1
.
7

D. 9%.

Câu 34. Đáp án C.
Tần số alen A = 0,6  Tần số alen a = 1 – 0,6 = 0,4.
Tần số alen B = 0,5  Tần số alen b = 1 – 0,5 = 0,5.
Quần thể cân bằng di truyền nên có cấu trúc:
(0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa)(0,25BB + 0,5Bb + 0,25bb) = 1.
Tỉ lệ cá thể có 2 tính trạng trội
= (1-aa)(1-bb) = (1- 0,16)(1-0,25) = 0,63.
Tỉ lệ cá thể có 2 tính trạng trội thuần chủng (AABB) = 0,36 × 0,25 = 0,09.
Lấy ngẫu nhiên một cá thể mang hai tính trạng trội, xác suất để thu được cá thể thuần chủng
=

0,09 1
= .
0,63 7

Câu 35. Ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng
màu sắc cánh do hai cặp gen phân li độc lập quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng giao phối với
con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được F1 có 100% cá thể cánh đen. Cho con đực F1 lai với con
cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con



Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng màu sắc cánh di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính.
5
II. Trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ là .
7
1
III. Trong số con cánh đen ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ là .
3
5
IV. Trong số con đực ở F2, số con cánh trắng chiếm tỉ lệ là .
8
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 35. Đáp án D.
I đúng. Đực F1 lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái
cánh đen : 1 con cái cánh trắng.
 Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính.
Quy ước gen:
A-B- quy định cánh đen;
A-bb + aaB- + aabb đều quy định cánh trắng.
Vì hai cặp gen tương tác bổ sung nên chỉ có 1 cặp liên kết giới tính, có thể cặp Aa hoặc cặp Bb liên kết
giới tính đều cho kết quả đúng.
Ta có:
P: Cái đen thuần chủng (AAXBXB) × Đực trắng thuần chủng (aaXbY)

 F1 có kiểu gen AaXBXb, AaXBY
Cho F1 lai với nhau: AaXBXb × AaXBY
F2 có: 6A-XBX- : 3A-XBY : 3A-XbY : 2aaXBX- : 1aaXBY : 1aaXbY
Tỉ lệ kiểu hình = 6 con cái cánh đen : 3 con đực cánh đen : 2 con cái cánh trắng : 5 con đực cánh trắng.
5
5
II đúng. Trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ =
= .
25 7
3
1
III đúng. Trong số con cánh đen ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ =
= .
36 3
5
IV đúng. Trong số con đực ở F2, số con cánh trắng chiếm tỉ lệ = .
8
Câu 36: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B
quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy
định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi cái thân xám,
cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ, thu được F1 có tổng số cá thể ruồi
thân xám, cánh dài, mắt đỏ và ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm 53,5%. Biết không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 36%.
II. Ruồi cái dị hợp 3 cặp gen ở F1 chiếm 15%.
III. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F1 là 30%.


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình


IV. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1, xác suất lấy được một con cái thuần chủng
là 1456/9801.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 36: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.  Đáp án C.
Theo bài ra ta có A-B-D- + aabbdd = 53,5%.
 (0,5 +

ab
ab
ab
ab
) × 0,75 +
× 0,25 = 0,375 +
= 0,535. 
= 0,535 – 0,375 = 0,16.
ab
ab
ab
ab

Vì ruồi đực không có hoán vị gen cho nên F1 có
Từ đó, suy ra kiểu gen của P là

I đúng. Vì

ab
= 0,16 thì suy ra = 0,5ab × 0,32ab.
ab

AB D d AB D
X X ×
X Y.
ab
ab

ab
= ♀ab  ♂ab = 0,16 = 0,32  0,5  giao tử ab = 0,32 (giao tử liên kết).
ab

– Tần số hoán vị gen f = 1 – 2 × 0,32 = 0,36 (36%).
II sai: Ruồi cái F1 dị hợp 3 cặp gen

AB D d
X X có tỉ lệ = 2 × 0,32 × 0,5 × 0,25 = 0,08 = 8%.
ab

III đúng: Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở F1 = 0,5 – 5/4×0,16 = 0,3 = 30%.
IV đúng: Ở F1:
- Trong số các cá thể (A- B-)XD-, tỉ lệ cá thể:

0,16  1/4
8
AB D D

; tỉ lệ cá thể không

X X có tỉ lệ =
0,66  3 / 4 99
AB

phải thuần chủng = 1 = 8/99 = 91/99.
- Xác suất = (8/99)  (91/99) C12 = 1456/9801 = 14,856%.
Câu 37. Khi nói về gen ngoài nhân, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen ngoài nhân biểu hiện ra kiểu hình không đều ở hai giới.
II. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào trong quá trình phân bào.
III. Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch là giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của
mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ.
IV. Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu
trúc di truyền khác.
V. Do con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ, hay
nói cách khác, mọi di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 37. Chỉ có IV đúng.  Đáp án C.
I sai. Vì gen ngoài nhân biểu hiện ra kiểu hình giống mẹ nên còn gọi là di truyền theo dòng mẹ.
II sai. Vì các gen ngoài nhân được phân chia không đồng đều cho các tế bào con.
III sai. Vì kết quả lai thuận và nghịch khác nhau và đời con có kiểu hình giống mẹ.



Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

V sai. Vì mọi di truyền tế bào chất đều di truyền theo dòng mẹ, nhưng mọi di truyền theo dòng mẹ chưa
chắc đã phải di truyền ngoài nhân.
Câu 38. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen
B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế
hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen 0,4AABb : 0,2AaBb : 0,2Aabb : 0,2aabb. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F2, xác
suất thu được cá thể thân thấp, hoa trắng là
A.

97
.
320

B.

33
.
320

C.

73
.
320

D.

11

.
40

Câu 38. Đáp án A.
Các kiểu gen 0,2AaBb : 0,2Aabb : 0,2aabb mới tạo ra cây thân thấp hoa, hoa trắng (aabb)ở F2

3
8

1
3
3
1
3
Aa : aa) ( BB : Bb : bb).
4
8
8
4
8
3 3
Tỉ lệ thân thấp, hoa trắng (aabb) = 0,2 × × .
8 8
3
1
3
P: 0,2Aabb  F2: 0,2( AA : Aa : aa) (1bb).
8
4
8

3
Tỉ lệ thân thấp, hoa trắng (aabb) = 0,2 × ×1
8
P: 0,2AaBb F2: 0,2( AA :

P: 0,2aabb F2: 0,2(1aa)(1bb).
Tỉ lệ thân thấp, hoa trắng (aabb) = 0,2 × 1×1.
 Tỉ lệ thân thấp, hoa trắng ở F2

3 3
3
97
+ 0,2 × ×1 + 0,2 × 1×1 =
8 8
8
320

= 0,2 × ×

Câu 39. Một loài thú, xét 2 cặp gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X,
trong đó A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng, B quy định đuôi dài trội hoàn
toàn so với b quy định đuôi ngắn. Cho con cái dị hợp 2 cặp gen giao phối với con đực mắt đen, đuôi dài
(P), thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình ở giới đực là: 42% cá thể đực mắt đen, đuôi ngắn: 42% cá thể đực mắt
trắng, đuôi dài: 8% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn: 8% cá thể đực mắt đen, đuôi dài. Biết rằng không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F1 có tối đa 10 loại kiểu gen.
II. Quá trình giảm phân của cơ thể cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 16%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 42%.
IV. Nếu cho cá thể đực ở P lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 21% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn.
A. 4.

B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 39: Có 1 phát biểu đúng, đó là II.  Đáp án B.
Vì F1 có tỉ lệ kiểu hình ở giới đực là 42:42:8:8, trong đó mắt trắng, đuôi ngắn chiếm 42% nên chứng tỏ
con cái ở P dị hợp tử đều.  Kiểu gen của F1 là XAbXaB × XABY.  F2 có 8 loại kiểu gen.  (I) sai.
- Khi tính trạng liên kết giới tính thì tần số hoán vị gen =

8%
= 16%.  (II) đúng.
42%  8%

- Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F1, xác suất thuần chủng =

4%
= 0,08 = 8%.
50%

(Giải thích: Vì cá thể cái thuần chủng có kiểu gen XABXAB có tỉ lệ luôn bằng tỉ lệ của cá thể đực XABY. Ở
bài toán này, đực XABY có tỉ lệ = 8%).  (III) sai.


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

Đực P có kiểu gen XABY lai phân tích thì sẽ thu được cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn (XabY) chiếm tỉ lệ
= 1Xab × 0,5Y = 0,5 = 50%.  (IV) sai.
Câu 40: Ở 1 loài thực vật, khi cho lai cây có hạt vàng, lá nguyên với cây hạt xanh, lá xẻ (P) thu được F1
gồm 100% cây hạt vàng, lá nguyên. Khi đem lai phân tích F1, thu được Fa có 4 loại kiểu hình, trong đó
cây hạt vàng, lá nguyên chiếm tỉ lệ 35%. Đem F1 lai với cây hạt xanh, lá nguyên không thuần chủng thu
được F2. Biết mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, có

bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 tạo được giao tử mang 1 alen trội chiếm 30%.
II. Ở Fa, kiểu hình hạt xanh, lá xẻ chiếm tỉ lệ 15%.
III. Ở F2, chọn 1 cây cây hạt xanh, lá nguyên, xác suất thu được cây thuần chủng là 3/13
IV. Ở F2, khi lấy cây hạt vàng, lá xẻ lai ngược lại với F1, đời con có 42.5% cây mang kiểu hình hạt vàng,
lá nguyên.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 40: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án A.
Lai cây hạt vàng, lá nguyên với cây hạt xanh, lá xẻ (P) thu được F1 gồm 100% cây hạt vàng, lá
nguyên  Hạt vàng (A) >> Hạt xanh (a); Lá nguyên (B) >> Lá xẻ (b).
Khi F1 lai phân tích thu được 35% hạt vàng, lá nguyên khác tỉ lệ 25%  2 căp gen này liên kết với nhau.
 (A_,B_) = 0.35AB x 1ab  AB = 0.35 là giao tử liên kết  giao tử hoán vị là Ab = aB = 0.5 –
0.35 = 0.15.
F1 có kiểu gen
+ Cây F1 lai phân tích

và tần số hoán vị = 30%.
×

+ Cây F1 × cây hạt xanh, lá nguyên dị hợp:

x

 F2 cây hạt xanh, lá xẻ ( ) = 0,35 ab × 0,5 ab  = 0.175 = 17.5%.
Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:
- Tổng tỉ lệ giao tử có 1 alen trội của F1 là 0.15 x 2 = 0.3 = 30%.  I đúng.
- Fa có hạt xanh, lá xẻ


= 0.35ab x 1ab = 0.35 = 35%.  II sai.

- Ở F2, kiểu hình hạt xanh, lá nguyên chiếm tỉ lệ = 0,5 -

= 0,5 – 0.175 = 32.5%;

Kiểu hình hạt xanh, lá nguyên thuần chủng chiếm tỉ lệ = 0.25 -

= 0,25 – 0.175 = 7.5%;

 Xác suất cây hạt xanh, lá nguyên thuần chủng là 3/13.  III đúng.
- Ở F2, cây hạt vàng, lá xẻ có kiểu gen
 Tỉ lệ hạt vàng, lá nguyên = 0.25 +

, khi lai với F1

thì tỉ lệ hạt xanh, lá xẻ = 0.35 x 0.5 = 0.175.

= 0,25 + 0.175 = 42.5%.  IV đúng.


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình

CÁC KHÓA HỌC ĐÃ KHAI GIẢNG CỦA THẦY PHAN KHẮC NGHỆ
1. Khóa PROS: Luyện thi THPT Quốc Gia 2020. Link khóa học: />2. Khóa SINH HỌC 11: Link khóa học: />3. Khóa SINH HỌC 10: Link khóa học: />
ĐĂNG KÍ ĐẶT SÁCH TỰ HỌC SINH HỌC CỦA THẦY PHAN KHẮC NGHỆ
Inbox cô Nguyễn Vân ( />



×