Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy ở hai huyện của tỉnh Khánh Hòa và Gia Lai (2014-2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.48 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
---------

HỒ ĐẮC THOÀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT CHO
NGƯỜI DÂN NGỦ RẪY Ở HAI HUYỆN CỦA TỈNH
KHÁNH HÒA VÀ GIA LAI (2014-2017)

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 03 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội – 2018


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thúy Hoa
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Chương
Phản biện 1:

...................................................................................................


...................................................................................................
Phản biện 2:

...................................................................................................

...................................................................................................

Luận án sẽ (hoặc đã) được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp
Viện họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Vào hồi …..giờ ..…, ngày …tháng …năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1.

Thư viện Quốc gia

2.

Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ XUẤT BẢN
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hồ Đắc Thoàn, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thúy Hoa,
Nguyễn Xuân Quang, Phan Châu Do (2016), “Đặc điểm dịch tễ
và yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở người dân ngủ rẫy tại hai
huyện của tỉnh Khánh Hòa và Gia Lai năm 2015”, Tạp chí Y học
dự phòng, Tập 26-Số 13 (186) 2016, tr. 43-51.
2. Hồ Đắc Thoàn, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thúy Hoa,

Nguyễn Xuân Quang (2017), “Hiệu quả bước đầu của màn đơn
đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu kéo dài phòng chống sốt rét tại 2 tỉnh
Gia Lai và Khánh Hòa”, Tạp chí Y học dự phòng Tập 27-Số 09
(186) 2017, tr. 153-160.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, công tác phòng chống sốt rét (PCSR) đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, các chỉ số sốt rét (SR) đã giảm thấp
nhưng nguy cơ SR quay trở lại vẫn rất lớn và tỷ lệ bệnh trong số người
ngủ rẫy vẫn còn cao, đặc biệt là ở miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN).
Đặc điểm nhà rẫy là nằm rải rác trên núi đồi, nơi có mật độ véc tơ
truyền bệnh SR cao; diện tích nhỏ, vách thưa, trong có bếp nấu ăn
thường đốt lửa ban đêm không đủ chỗ treo màn…. Các biện pháp PCSR
đang được áp dụng hiện nay như tẩm màn, phun tồn lưu trên tường vách
với hóa chất diệt muỗi chỉ có hiệu quả ở khu vực dân cư cố định (thôn,
bản), nhưng hiệu quả bảo vệ còn hạn chế cho những người ngủ rẫy. Việc
nghiên cứu đặc điểm dịch tễ SR và các biện pháp PCSR phù hợp, hiệu
quả cho người dân ngủ rẫy là rất cần thiết. Trên cơ sở đó đề tài “Nghiên
cứu một số đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống sốt rét cho người
dân ngủ rẫy ở hai huyện của tỉnh Khánh Hòa và Gia Lai (2014-2017)”
được tiến hành.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và yếu tố liên quan đến mắc
sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và
huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, 2014-2015.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét
cho người dân ngủ rẫy tại điểm nghiên cứu, 2016-2017.
Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài

Đề tài đã nghiên cứu tương đối đầy đủ về đặc điểm dịch tễ SR ở khu
vực nhà rẫy cũng như người ngủ rẫy, đồng thời đã mô tả một số yếu tố
liên quan đến mắc SR của đối tượng tại 2 huyện Khánh Vĩnh (Khánh
Hòa), Krông Pa (Gia Lai). Đã chứng minh hiệu quả của biện pháp sử
dụng màn một đỉnh tồn lưu lâu kết hợp với truyền thông giáo dục PCSR
cho người dân ngủ rẫy. Những kết quả trên có ý nghĩa khoa học trong
việc bổ sung các dữ liệu về dịch tễ học SR ở một đối tượng có tỷ lệ mắc
SR cao nhất hiện nay. Sử dụng màn một đỉnh tồn lưu lâu kết hợp với
truyền thông giáo dục PCSR đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc ở đối
tượng nguy cơ mắc SR cao tại tỉnh Khánh Hòa và Gia Lai.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất Chương trình PCSR Quốc gia
áp dụng ở miền Trung-Tây Nguyên, nơi có tỷ lệ người ngủ rẫy cao và
tình hình SR nặng nhất trong cả nước nhằm duy trì các thành quả PCSR,
tiến tới loại trừ sốt rét, là một đóng góp có ý nghĩa thực tiễn của luận án.


2
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 119 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục, có 46
bảng, 12 hình. Đặt vấn đề 2 trang. Tổng quan 34 trang; Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu 18 trang; Kết quả nghiên cứu 28 trang; Bàn
luận 34 trang; Kết luận 2 trang và Khuyến nghị 1 trang.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình sốt rét thế giới, Việt Nam và miền Trung-Tây Nguyên
1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2014 có 97 quốc gia
trên thế giới có lưu hành SR, ước tính có khoảng 3,2 tỷ người có nguy
cơ mắc SR với 1,2 tỷ người có nguy cơ cao mắc SR, có 198 triệu BNSR
và 584 ngàn tử vong do sốt rét (TVSR), các nước châu Phi chiếm 90%
số trường hợp TVSR và TVSR ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 78%. Khu

vực Đông Nam Á, SR do P. falciparum chiếm 61,5% tổng số ký sinh
trùng sốt rét (KSTSR). Bên cạnh đó, P. falciparum đã kháng với
artemisinin được phát hiện ở 4 nước Tiểu vùng sông Mê Kông ngày
càng trở nên trầm trọng và có xu hướng gia tăng; ngoài ra muỗi kháng
hóa chất cũng đã phát hiện được ở nhiều nước trong khu vực.
1.1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam và miền Trung-Tây Nguyên
Năm 1991, tình hình SR diễn biến xấu, có hơn 1 triệu ca mắc và
4.646 ca chết. Năm 2000, sau 10 năm thực hiện, số người mắc SR giảm
73,1% so với năm 1991, TVSR giảm 98,5% so với năm 1991, dịch SR
giảm 98,6% so với năm 1991. Từ năm 2010, tỷ lệ BNSR giảm 81,04%;
tỷ lệ TVSR giảm 83,33 so với năm 2001. Giai đoạn 2011-2014, BNSR
giảm 38,87%, TVSR giảm 57,14%, không có dịch SR.
Tại MT-TN, giai đoạn 2001-2005, mặc dù còn nhiều khó khăn
nhưng số BNSR giảm 62,47%, đặc biệt không có dịch SR xảy ra. Năm
2009, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, BNSR toàn khu vực tăng
14,61% so với năm 2007. Năm 2014, BNSR giảm 12,63%, TVSR giảm
50,00% so với năm 2011 và không có dịch SR xảy ra. Gia Lai và Khánh
Hòa là các tỉnh SR trọng điểm của khu vực MT-TN. Tại Gia Lai từ năm
1991-2011 tình hình SR toàn tỉnh giảm một cách rõ rệt, tuy nhiên từ
năm 2012-2014 số BNSR luôn duy trì ở mức cao nhất so với cả nước.
Tại Khánh Hòa, từ 2011-2014 số BNSR chiếm 8,40% đến 9,86% của
MT-TN và chủ yếu ở người ngủ rẫy.
1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét
1.2.1. Tác nhân gây bệnh (KSTSR): Tác nhân gây bệnh SR là ký sinh
trùng Plasmodium, nguồn bệnh có thể là bệnh nhân hoặc người lành
mang KSTSR thể hữu tính. Chu kỳ của KSTSR qua 2 vật chủ, muỗi


3
Anopheles vừa là vật chủ chính vừa là trung gian truyền bệnh và người

là vật chủ phụ.
1.2.2. Khối cảm thụ (con người): Tất cả các lứa tuổi đều có thể nhiễm
KSTSR, tuy nhiên người có miễn dịch tự nhiên với các loài Plasmodium
của chim, bò sát và gặm nhấm. Ở Tây Phi một số dân tộc có hemoglobin
C thì P. falciparum phát triển kém ở người đó, người dân có nhóm máu
Duffy (-) không bị nhiễm P. vivax. Ở những người có miễn dịch trong
vùng SRLH mức kháng thuốc của P. falciparum thấp hơn những người
chưa có miễn dịch và trẻ em thường có tỷ lệ nhiễm cao hơn người lớn.
Một số nghề như làm rẫy, trồng rừng, khai thác lâm thổ sản... thường có
tỷ lệ mắc SR cao. Vùng không có SRLH dễ mắc bệnh và chuyển biến
nặng khi bị SR vì chưa có miễn dịch sốt rét.
1.2.3. Trung gian truyền bệnh sốt rét (muỗi Anopheles): Trên thế giới
có khoảng 465 loài Anopheles và các vùng khác nhau có những véc tơ
truyền bệnh SR khác nhau. Ở châu Phi véc tơ truyền SR chính:
An. gambiae, An. funestus, An. arabiensis; Ấn Độ: An. culicifacies,
An. dirus, An. minimus; Trung Quốc: An. anthropophagus, An. dirus,
An. minimus, Đông Nam Á: An. dirus, An. minimus, An. epiroticus.
Trong 64 loài Anopheles ở Việt Nam, 15 loài đã được xác định là véc tơ
SR chính, phụ và nghi ngờ. Các véc tơ chính: An. minimus phân bố vùng
rừng núi toàn quốc. An. dirus phân bố vùng rừng núi từ 20 độ vĩ Bắc trở
vào Nam. An. epiroticus phân bố ở vùng ven biển nước lợ Nam bộ. Các
véc tơ phụ: An. jeyporiensis, An. maculatus, An. aconitus (đồi núi toàn
quốc), An. subpictus, An. sinensis, An. vagus, An. indefinitus (ven biển
miền Bắc), An. subpictus, An. sinensis, An. campestris (ven biển miền
Nam). Véc tơ nghi ngờ An. culicifacies (núi rừng miền Bắc, MT-TN),
An. interruptus (núi rừng Đông Nam Bộ), An. lesteri (ven biển miền
Bắc) và An. nimpe (ven biển Nam Bộ).
1.2.4. Sự phân bố bệnh sốt rét
Những nơi nhiệt độ trung bình hàng tháng <14,50C quanh năm thì
không có SR và vùng cận nhiệt đới thì SR nặng hơn cả. Càng đi về phía

Bắc hoặc Nam bán cầu, sốt rét lưu hành (SRLH) nhẹ dần, mùa SR cũng
ngắn dần, P. falciparum cũng giảm dần. Các vùng SRLH rất nặng và
nặng: Trung Phi, Madagascar, một số nước ven Địa Trung Hải, Trung
Cận Đông, Ấn Độ, Trung Mỹ, một số nước Nam Mỹ. Các vùng SRLH
vừa: phía Nam Sahara hoặc Nam Phi, Trung Á, Indonexia, Nam Mỹ.
Các vùng SRLH nhẹ: Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nam Nhật
Bản, Malaysia, Bắc Mỹ. Ở khu vực Đông Nam Á, SR có mặt tất cả các
nước trừ Maldives. Lan truyền SR ở các nước Đông Dương xảy ra chủ


4
yếu ở vùng rừng núi, vùng biên giới và vùng gần kề biên giới. Ở Việt
Nam, sốt rét phân bố ở vùng rừng núi, cao nguyên trên toàn quốc, một
số vùng SR tản phát ở ven biển. Hiện nay sốt rét tập trung chủ yếu ở khu
vực miền MT-TN và tỉnh Bình Phước.
1.2.5. Mùa truyền bệnh sốt rét
Ở những nước xích đạo và nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hằng ngày
cao hơn những nhiệt độ cần thiết để KSTSR phát triển thì SR truyền
bệnh quanh năm và phát triển có từ 1-2 đỉnh cao trong năm. Ở những
nước có mùa đông rõ ràng thì SR không lây truyền vào mùa đông, mùa
truyền bệnh ngắn hơn và cũng có từ 1-2 đỉnh trong năm. Ở các nước
nhiệt đới, SR có 1-2 điểm cao vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, hoặc
trong cả mùa mưa. Ở Đông Dương, SR lây truyền quanh năm với 2 cao
điểm trước mùa mưa và sau mùa mưa, phù hợp với mùa phát triển mạnh
của véc tơ chính. Ở Việt Nam SR lây truyền quanh năm với 1 đến 2 đỉnh
cao tùy vùng, tùy véc tơ chủ yếu. Những vùng mà véc tơ chính là
An. minimus, mùa SR có 2 đỉnh cao: vào đầu mùa mưa và vào cuối mùa
mưa. Những nơi véc tơ chính là An. dirus, chỉ có một đỉnh cao giữa mùa
mưa. Những vùng có véc tơ chính là An. minimus và An. dirus, đỉnh cao
của mùa SR kéo dài từ đầu mùa mưa cho đến cuối mùa mưa.

1.2.6. Các nghiên cứu về dịch tễ bệnh sốt rét:
KSTSR được phát hiện đầu tiên ở Angeria bởi Alphonse Laveran vào
năm 1880. Sau đó 4 loài KSTSR được lần lượt được mô tả: P. malariae
(Laveran, 1981); P. vivax (Grassi, Feletti, 1890), P. falciparum (Welch,
1897); P. vivax và P. ovale (Stephens, 922). Gần đây báo cáo về nhiễm
P.knowlesi là loài KSTSR thứ 5 trên thế giới lây từ khỉ sang người đã có
ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam có mặt cả 5 loài KSTSR, trong đó
P. falciparum là loài có tỷ lệ cao nhất, sau đó đến P. vivax, P. malariae
chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh có các tác
giả Lê Xuân Hùng (2003), Hồ Văn Hoàng (2003, 2006, 2014), Nguyễn
Duy Sơn (2011). Các nghiên cứu mùa truyền bệnh SR của Nguyễn
Tuyên Quang (1996), Lê Khánh Thuận (2002), Hồ Văn Hoàng (2014)
cho thấy: Tại Bình Định mùa truyền bệnh SR hầu như quanh năm, có 1
đỉnh cao là tháng 9,10,11. Tại Gia Lai và Khánh Hòa mùa truyền bệnh
quanh năm, có đỉnh phát triển thứ nhất vào tháng 4-5, đỉnh thứ hai vào
tháng 9-11. Các nghiên cứu nổi bật về muỗi truyền bệnh tại Việt Nam
bao gồm: trước năm 1975 là các nghiên cứu của Nguyễn Thượng Hiền,
Santana, Parish, Holway. Sau năm 1975 có các nghiên cứu về muỗi
truyền SR gồm nghiên cứu của Vũ Thị Phan (1975), Nguyễn Đức Mạnh
(1988, 2001), Nguyễn Tuyên Quang (1996), Lê Khánh Thuận (1998,


5
2002), Trương Văn Có (1996, 2003), Nguyễn Xuân Quang (2004,
2013), Hồ Đình Trung (2005), Vũ Đức Chính (2011). Các nghiên cứu
về phân vùng dịch tễ: Gill (1038), Mac Donald (1957), Lysenko và
Semachko (1968, 1983). Đặng Văn Ngữ và A.I Lysenko (1958) đã phân
miền Bắc thành 7 vùng. Vũ Thị Phan (sau 1975), Lê Khánh Thuận
(2003) và Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Trần Thanh Dương (2014) phân
vùng dịch tễ SR thành 5 vùng để chỉ định hiệu quả các biện pháp can

thiệp PCSR theo từng vùng.
1.3. Các biện pháp phòng chống sốt rét chủ yếu
1.3.1. Điều trị bệnh nhân sốt rét cắt đứt nguồn bệnh.
Nguyên tắc điều trị là điều trị sớm, đúng và đủ liều, điều trị cắt cơn
sốt kết hợp với chống lây lan (do P. falciparum) và điều trị tiệt căn (do
P. vivax, P. ovale). Sốt rét do P. falciparum phải điều trị thuốc SR phối
hợp để hạn chế kháng thuốc và tăng hiệu lực điều trị.
1.3.2. Phòng chống trung gian truyền bệnh.
Các biện pháp phòng chống véc tơ bao gồm: vật lý và môi trường,
sinh học, hoá học. Trong đó có 2 biện pháp hóa học chủ yếu là:
- Biện pháp phun tồn lưu: phun tồn lưu hóa chất trên tường vách
có tác dụng gây độc cho muỗi bằng con đường tiếp xúc. Hóa chất
phun tồn lưu được sử dụng từ những năm 1930 ở Nam Mỹ, Ấn Độ là
Pyrethrin. Những năm 1950, DDT đã được sử dụng rộng rãi đề phòng
chống muỗi do hóa chất này vừa có hiệu lực diệt côn trùng cao và diệt
tồn lưu lâu. Sau 1976, nhiều loại hóa chất đã được thử nghiệm như
Malathion, Fenitrothion, Propoxur và gần đây là nhóm Pyrethroid như
Permethrin, Lamblacyhalothrin, Alphacypermethrin, Delthamethrin….Ở
Việt Nam, hóa chất đang được sử dụng là Fendona 10SC và ICON
10SC chỉ định phun tồn lưu liều 30mg/m2
- Biện pháp tẩm màn: biện pháp tẩm màn với hóa chất diệt côn
trùng nhằm ngăn cản và làm giảm mức độ tiếp xúc giữa muỗi và
người. Hiện nay hóa chất tẩm màn là ICON 2,5 CS liều 20 mg/m2 hoặc
Fendona 10SC liều 25 mg/m2.
- Màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (LLINs): là loại màn mà hóa chất
diệt được xử lý vào trong các sợi màn và được “giải phóng dần dần” kéo
dài khoảng 3 năm sử dụng. Sự ra đời của màn LLINs, làm cho việc tẩm
lại màn cũ (6 tháng/lần) không còn cần thiết nữa. Đối với màn LLINs,
ngay cả khi bị rách vài lỗ, chúng vẫn còn 90 đến 95% hiệu quả xua và
diệt khi muỗi đậu trên màn. Màn LLINs đang được khuyến cáo bởi Tổ

chức y tế thế giới như một biện pháp hiệu quả PCSR. Các loại màn
LLINs hiện đang được sử dụng là Olyset Net, PermaNet và Interceptor.


6
1.3.4. Truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét
Biện pháp này vận động các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể
tham gia PCSR nhằm chuyển biến hành vi của người dân theo hướng có
lợi để mọi người thực hiện tốt các biện pháp PCSR và tự bảo vệ mình
khỏi mắc bệnh SR.
1.4. Các nghiên cứu về biện pháp phòng chống bệnh sốt rét
Một số nghiên cứu nổi bật về PCSR gồm Binka (1996), Yap (1996),
Ron P. Marchand (2005); Lê Khánh Thuận (1997) về phun ICON
10WP, Nguyễn Đức Mạnh (1997) thử nghiệm Vectron 20WP, Trần Đức
Hinh (2001) về màn tẩm 5 loại hóa chất, Nguyễn Tuấn Ruyện (2006) về
Solfac WP10 và Solfac EW050, R.Marchand (2007) về tấm đắp và hàng
rào tẩm hóa chất diệt côn trùng, Nguyễn Anh Tuấn (2009) về tấm
choàng tẩm Fendona 10SC, Triệu Nguyên Trung (2007) về sử dụng
võng có bọc võng tẩm hóa chất, Triệu Nguyên Trung (2009) về Fendona
10SC. Một số nghiên cứu nổi bật về PCSR cho nhóm di dân biến động
gồm các nghiên cứu của Nguyễn Tân (1999), Lê Khánh Thuận (2002),
Lục Nguyên Tuyên (2005), Nguyễn Xuân Thiện (2005), Tạ Thị Tĩnh
(2006), Hồ Đình Trung (2008), Hồ Văn Hoàng (2011), Nguyễn Duy
Sơn (2011), Erhart A, Ngô Đức Thắng (2004) Nguyễn Xuân Quang
(2012). Một số nghiên cứu nổi bật về kiến thức và thực hành PCSR gồm
các nghiên cứu của Johan (2008), Khumbulani (2009) tại Swaziland,
Peter (2008) và Carren (2011) ở Kenya, Bell (2005) tại Philipinine, Axel
(1996) tại Ecuador, , Sharma (2000) tại Ấn Độ, Michell (2005) ở Mali,
tại phía Tây Kenya, Nguyễn Qúy Anh (2005), Hồ Đắc Thoàn (2006), Lê
Xuân Hùng (2008).


Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Người dân có hoạt động ngủ rẫy (mục tiêu 1), người dân có hoạt
động ngủ rẫy thường xuyên ít nhất hai lần một tháng (mục tiêu 2).
- Muỗi Anopheles; ký sinh trùng SR (Plasmodium).
- Màn 1 đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu kéo dài (Interceptor.
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
- Mục tiêu 1: 2 xã Khánh Phú và Sơn Thái huyện Khánh Vĩnh
(Khánh Hòa); 2 xã Chư Rcăm và Ia Mlá huyện Krông Pa (Gia Lai).
- Mục tiêu 2: Sơn Thái huyện Khánh Vĩnh và Chư Rcăm huyện
Krông Pa (đối chứng); Ia Mlá huyện Krông Pa và Khánh Phú huyện
Khánh Vĩnh (can thiệp).


7
2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2014-12/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu ngang mô tả nhiều giai đoạn.
- Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.2.1. Cỡ mẫu và nội dung nghiên cứu cho mục tiêu 1:
- Cỡ mẫu và chọn mẫu điều tra tỷ lệ mắc sốt rét
p (1 – p)
n = Z2(1 – α/2) x
d2
Z1-/2=1,96; α = 0,05; p = 29,77%; d=0,03; n1=n2=500. Thực tế số
người dân được điều tra 4: tháng 10/2014 là 1.003 người, tháng 6/2015

là 1.020 người, 9/2015 là 1.027 người và 12/2015 là 1.034 người.
- Cỡ mẫu điều tra kiến thức, thực hành PCSR.
Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính cỡ mẫu theo tỷ lệ
n = Z2(1 – α/2) x

p (1 – p)
d2

Z1- α/2=1,96; α = 0,05 ; p= 76%. d=0,05. Thế các giá trị vào công
thức ta tính được cỡ mẫu cho 1 điểm nghiên cứu (2 xã/huyện) là
n1=n2=280 người x 2 huyện = 560 người. Trên thực tế đã phỏng vấn
được 566 những người ngủ rẫy từ 15 tuổi trở lên vào tháng 9/2015.
- Cỡ mẫu điều tra số lượng và mật độ muỗi: Bắt muỗi bằng mồi
người trong rẫy và ngoài rẫy ban đêm: 4 người x 4 đêm x 4 đợt = 64
người-đêm. Bắt muỗi bằng bẫy đèn trong rẫy và ngoài rẫy ban đêm: 4
đèn x 4 đêm x 4 đợt = 64 đèn-đêm.
2.2.2.2. Cỡ mẫu và nội dung nghiên cứu cho mục tiêu 2:
- Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng
Cỡ mẫu đánh giá sau can thiệp được tính theo công thức sau

Z2(α,β)= 10,5; α=0,05; β=0,1; p1 = 0,10 là tỷ lệ BNSR ước đoán ở
điểm đối chứng sau can thiệp; p2 = 0,04 là tỷ lệ BNSR ước đoán ở điểm
can thiệp sau can thiệp. Để dự phòng mất mẫu, tăng thêm 5% số lượng,
như vậy ta có n1=n2= 395 người. Trên thực tế chúng tôi điều tra 4 đợt
sau can thiệp, mỗi đợt điều tra được từ 400 người cho mỗi điểm.
- Cỡ mẫu điều tra số lượng và mật độ muỗi: Cỡ mẫu tương tự như
mục tiêu 1 và tiến hành cùng thời điểm điều tra tỷ lệ mắc bệnh sốt rét
của người dân ngủ rẫy ở điểm đối chứng và điểm can thiệp.



8
- Cỡ mẫu thử hiệu lực diệt tồn lưu của màn tẩm: Màn không giặt:
thử nghiệm: 3 lô/màn x 5 cá thể/lô x 5 màn x 4 đợt = 300 cá thể; đối
chứng: 3 lô/màn x 5 cá thể/lô x 4 đợt = 60 cá thể. Màn giặt: thử nghiệm:
3 lô/màn x 5 cá thể/lô x 2 màn x 5 lần = 120 cá thể. Đối chứng: 3 lô/màn
x 5 cá thể/lô x 4 lần = 60 cá thể
- Cỡ mẫu điều tra thực hành PCSR sau can thiệp và sự chấp nhận
màn của cộng đồng: Tính theo công thức như trên, nhưng p theo kết
quả của mục tiêu 1 (2015) p= 42,1%. d=0,05. n1=n2= 375 người x 2
huyện = 750 người trên 15 tuổi. Trên thực tế ở điểm can thiệp điều tra
được 392 người và điểm đối chứng là 388 người (tổng cộng là 780
người) vào tháng 9/2016 (trước can thiệp) và ở điểm can thiệp điều tra
được 401 người và điểm đối chứng là 399 người (tổng cộng là 800
người) vào tháng 9/2017. Điều tra thêm về sự chấp nhận sử dụng màn 1
đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu: Chọn 100 hộ/xã x 02 xã = 200 hộ và quan
sát trực tiếp việc ngủ màn tại nhà rẫy (30 nhà rẫy/đợt) sau can thiệp.

Chương 3. KẾT QUẢ
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố liên quan đến mắc SR
3.1.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân qua 4 đợt điều tra tại 2 huyện
Huyện

10/2014

Nội dung

SL
Khánh Vĩnh


Krông Pa

(1)

16

SL

3,19

(2)

13

So sánh(1)/(2)

9/2015

%

SL

n = 505
13

n = 502

Số điều tra
BNSR


%

n = 501

Số điều tra
BNSR

6/2015

2,59

p >0,05

%

12/2015
SL

n = 514

2,57

12

2,33

%

n = 517
11


2,13

n = 515

n = 513

n = 517

7

6

7

1,36

p >0,05

1,17

p >0,05

1,35

p >0,05

Tỷ lệ BNSR của Khánh Vĩnh từ 2,13-3,19% (tháng 10/2014) và
Krông Pa từ 1,17%-2,59% (tháng 10/2014).
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc sốt rét theo nhóm tuổi tại Khánh Vĩnh

Tháng
Số điều tra
< 15 tuổi
Số điều tra
≥ 15 tuổi

10/2014
SL

%

6/2015
SL

9/2015
%

SL

12/2015
%

SL

%

n = 179

n = 169


n =127

n = 119

2
1,12
n = 32 2
14
4,35

1
0,59
n = 336
12
3,57

1
0,79
n = 387
11
2,84

1
0,84
n = 398
10
2,51


9

Tại Khánh Vĩnh, tỷ lệ BNSR ở nhóm ≥ 15 tuổi cao hơn nhóm <15 tuổi vào
tháng 10/2014 và tháng 6/2015. Tuy nhiên tỷ lệ BNSR 2 nhóm tuổi này không
có sự khác biệt thống kê (p <0,05) vào tháng 9/2015 và tháng 12/2015.

Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân theo nhóm tuổi tại Krông Pa
Tháng
Số điều tra
< 15 tuổi
Số điều tra
≥ 15 tuổi
So sánh

10/2014
SL
%
n = 168
1
0,60
n = 334

6/2015
SL
%
n = 139
1
0,72
n = 376

9/2015
SL

%
n = 121
0
0,00
n = 392

12/2015
SL
%
n = 116
0
0,00
n = 401

12
3,59
p <0,05

6
1,60
p >0,05

6
1,53
p <0,05

7
1,75
p <0,05


Tại Krông Pa, tỷ lệ mắc BNSR ở nhóm ≥ 15 tuổi cao hơn nhóm <15
tuổi vào các tháng 10/2014, 9/2015 và 12/2915.
Tại Khánh Vĩnh, tỷ lệ BNSR ở nam giới cao hơn nữ giới ( p<0,05)
vào tháng 10/2014 (nam: 4,36%, nữ: 1,11%) và tháng 6/2015 (nam:
3,70%, nữ: 0,55%), tháng 9/2015 và tháng 12/2015 giữa 2 giới không có
sự khác biệt (p <0,05). Tại Krông Pa, tỷ lệ BNSR ở nam giới cao hơn nữ
giới (p <0,05) vào tháng 10/2014 (nam: 3.57%, nữ: 0.60%), tuy nhiên 3
tháng còn lại sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.1.2. Một số đặc điểm ký sinh trùng sốt rét tại địa điểm nghiên cứu

Khánh Vĩnh

Krông pa

Hình 3.3. Cơ cấu các loài ký sinh trùng sốt rét ở người dân ngủ rẫy
Ở Khánh Vĩnh, P. falciparum chiếm 62,22% cao hơn P. vivax
(33,33%), 2,22% là nhiễm phối hợp (P.f+P.v). Krông Pa P. vivax chiếm
61,29% cao hơn P. falciparum (35,48%) và phối hợp chiếm 3,23%.
Tại Khánh Vĩnh tỷ lệ KSTSR không có sốt là 28,89% và Krông Pa tỷ
lệ KSTSR không sốt chiếm 22,58% (p <0,05).


10

Hình 3.4. Tỷ lệ nhiễm KSTSR có sốt và không sốt ở người dân ngủ rẫy
3.1.3. Một số đặc điểm muỗi sốt rét tại địa điểm nghiên cứu
3.1.3.1. Thành phần loài Anopheles và mật độ các véc tơ sốt rét
Huyện Krông Pa có 12 loài Anopheles, 2 véc tơ chính (An. minimus
và An. dirus). Khánh Vĩnh có 13 loài Anopheles, 1 véc tơ chính
(An. dirus). Cả 2 huyện đều có mặt 3 véc tơ phụ (An. aconitus, An.

jeyporiensis và An. maculatus).
Bảng 3.12. Mật độ các véc tơ sốt rét qua 4 đợt điều tra (2014-2015)
Khánh Vĩnh

Loài
An. aconitus(a)
An. dirus(b)
An.jeyporiensis(c)
An. maculatus(d)

An. minimus(đ)
Tổng cộng

Krông Pa

MNTR
(c/ng/đ)

MNNR
(c/ng/đ)

BĐTR
(c/đ/đ)

BĐNR
(c/đ/đ)

MNTR
(c/ng/đ)


MNNR
(c/ng/đ)

BĐTR
(c/đ/đ)

BĐNR
(c/đ/đ)

0,03
0,42
0,09
0,25
0,00

0,06
0,84
0,11
0,17
0,00

0,13
2,50
0,17
0,20
0,00

0,14
0,36*
0,33**

0,22
0,00

0,25
1,20
0,06
0,28
0,30

0,59
3,83
0,23
0,59
0,03

0,33
5,92
0,23
0,50
0,33

1,69
0,89
0,45
0,23
0,11

0,80(1)

1,19(2)


3,00(3)

1,05(4)

2,09(5)

5,28(6)

7,31(7)

3,38(8)

p(1)/(2) < 0,05; p(3)/(4) < 0,05
p(5)/(6) < 0,05; p(7)/(8) < 0,05
p(b)/(a),(b),(c),(d) <0,05;
p(b)/(a),((b),(c), (d) <0,05
p(b)*/(c)** >0,05
MNTR: Mồi người trong nhà rẫy, MNNR: Mồi người ngoài nhà rẫy, BĐTR:
Bẫy đèn trong nhà rẫy, BĐNR: Bẫy đèn ngoài nhà rẫy, c/ng/đ: con/người/đêm,
c/đ/đ: con/đèn/đêm.

So sánh

Mật độ các véc tơ thu thập bằng MNTR thấp hơn MNNR (p <0,05);
BĐTR cao hơn BĐNR (p <0,05) và An. dirus có mật độ cao hơn các loại
véc tơ khác (p <0,05). Mật độ các véc tơ SR bằng MNTR và BĐTR qua
4 đợt điều tra của Khánh Vĩnh thấp hơn Krông Pa (p <0,05).



11
Bảng 3.13. Mật độ các véc tơ sốt rét thu thập bằng mồi người và
bẫy đèn trong nhà qua các tháng điều tra (2014-2015)
Tháng

Khánh Vĩnh

10/2014(a)

MNTR(1)
(c/ng/đ)
1,50

BĐTR(2)
(c/đ/đ)
4,31

6/2015(b)
9/2015(c)
12/2015(d)

0,44
0,44
0,81

2,25
1,88
3,56

So sánh


p(a)/(b), (c) <0,05
p(d)/(b), (c) <0,05

Krông Pa
MNTR(3)
(c/ng/đ)
2,63

BĐTR(4)
(c/đ/đ)
5,63

2,00
8,0*
1,25
4,38
2,50
8,81
p(a)/(c) <0,05
p(d)/(b), (c) <0,05
p(b)*/(a), (c) <0,05

P
p(1)/(3) <0,05
p(2)/(4) <0,05

Mật độ các véc tơ SR thu thập bằng MNTR và BĐTR của Khánh
Vĩnh thấp hơn Krông Pa (p<0,05), mật độ các tháng 10/2014 và 12/2015
cao hơn tháng 6/2015 và 9/2015 (p< 0,05). Tại Krông Pa mật độ các véc

tơ SR tháng 9/2015 cao hơn tháng 10/2014 và 6/2015 (p <0,05).
3.1.3.2. Tỷ lệ nhiễm KSTSR bằng ELISA của véc tơ sốt rét
Tại Khánh Vĩnh, tỷ lệ dương tính các véc tơ là 1,42%, An. dirus
chiếm 2,52%. Krông Pa tỷ lệ dương tính các véc tơ là 1,02%, An. dirus
chiếm 1,95%, An. minimus có 1 dương tính chiếm 1,02% và các véc tơ
phụ cả 2 huyện chưa thấy phản ứng dương tính. Tỷ lệ nhiễm của các véc
tơ và An. dirus của 2 huyện khác nhau không có ý nghĩa (p <0,05).
3.1.4. Kiến thức và thực hành phòng chống sốt rét của người dân
Tỷ lệ người dân ngủ rẫy trả lời đúng về nguyên nhân bệnh SR tại
Khánh Vĩnh chiếm 45,5% và Krông Pa là 43,2% (p >0,05); về đường
lan truyền bệnh tại Khánh Vĩnh chiếm 73,1% và Krông Pa là 69,3% (p
>0,05); về triệu chứng bệnh tại Khánh Vĩnh chiếm 66,3% và Krông Pa
là 62,0% và (p >0,05). Tỷ lệ người dân ngủ rẫy có kiến thức đúng về
cách phát hiện bệnh tại Khánh Vĩnh chiếm 77,8% và Krông Pa là 75,3%
(p >0,05); về cách điều trị khỏi bệnh tại Khánh Vĩnh chiếm 74,9% và
Krông Pa là 71,4% (p >0,05). Tỷ lệ người dân ngủ rẫy trả lời bệnh SR
có thể phòng, chống được tại Khánh Vĩnh chiếm 86,4% và Krông Pa là
85,4% (p >0,05); tỷ lệ trả lời đúng một trong biện pháp PCSR tại Khánh
Vĩnh chiếm 81,7% và Krông Pa là 80,5% và (p >0,05). Tỷ lệ người dân
ngủ rẫy đến cơ sở y tế để lấy lam máu khi bị sốt hay nghi ngờ mắc SR
tại và Khánh Vĩnh chiếm 82,1% và Krông Pa là 80,8% (p >0,05) và đi
khám khi có sốt trong vòng 1 ngày tại Khánh Vĩnh chiếm 73,8% và
Krông Pa là 70,0% và (p >0,05).
Người dân thường xuyên (Hình 3.5) ngủ màn khi ở nhà tại Khánh
Vĩnh chiếm 86,7% và Krông Pa là 85,4% (p >0,05); ngủ màn khi đi rẫy
tại Khánh Vĩnh là 44,1% và Krông Pa là 40,1% và (p >0,05).


12
Tỉ lệ

%

Huyện

Hình 3.5. Thực hành ngủ màn của ở người dân ngủ rẫy tại 2 huyện

3.1.5. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét cúa người dân ngủ rẫy
Bảng 3.19. Giới tính, nhóm tuổi và dân tộc liên quan đến mắc bệnh sốt rét
Mắc bệnh
Yếu tố
Khoảng tin
Biến số
sốt rét
liên
Tổng
OR
cậy (CI)
n=1.281
quan
số
95%, p
(+)
(-)
Nam
866
65
801
1,13-3,79
2,02
Giới

p <0,05
Nữ
415
16
399
Dân tộc bản địa 1.096
72
1.024
0,67-3,20
1,38
Dân tộc
p >0,05
Dân tộc khác
185
9
176
≥ 15 tuổi
2.526
81
2.445
1,01-3,24;
Tuổi
1,76
p <0,05
(n=3.391) < 15 tuổi
865
16
849

Nam giới khi ngủ rẫy có nguy cơ mắc SR gấp 2,02 lần so với nữ giới

(p <0,05). Nhóm tuổi ≥ 15 tuổi có nguy cơ mắc SR gấp 1,76 lần so với
nhóm tuổi <15 tuổi (p <0,05).
Bảng 3.20. Tần suất ngủ rẫy và ngủ màn khi ngủ rẫy liên quan đến mắc SR
Mắc bệnh
Yếu tố
Khoảng
Biến số
Tổng
sốt rét
liên
OR
tin cậy
n=1.281
số
quan
95%, p
(+)
(-)
1,82655
61 594
Tần suất Thường xuyên
5,51; p
3,11
ngủ rẫy
Không thường xuyên
626
20
606
<0,01
1,35Ngủ

Không ngủ màn
512
47
465
3,56; p
màn ở
2,19
Có ngủ màn
769
34
735
<0,01
nhà rẫy


13
Người thường xuyên ngủ trong rẫy có nguy cơ mắc SR gấp 3,11 lần
so với người không thường xuyên (p<0,01). Ngủ rẫy không ngủ màn có
nguy cơ mắc SR gấp 2,19 lần so với người ngủ màn (p <0,01). Không
có mối liên quan giữa kiến thức bệnh SR với nguy cơ mắc SR (p >0,05).
3.2. Hiệu quả phòng chống sốt rét của biện pháp can thiệp
3.2.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy sau can thiệp
3.2.1.1. Tỷ lệ BNSR trước và sau can thiệp
Bảng 3.25 (3.26, 3.27) So sánh tỷ lệ bệnh nhân sốt rét
các đợt điều tra năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016
Trước can
thiệp
(n=400)

Sau can

thiệp
(n=400)

Đối chứng

7,75

2,5

Can thiệp

8,0

0,5

Đối chứng

5,25

4,5

Can thiệp

5,0

0,75

Đối chứng

5,5


3,75

Can thiệp

5,0

0,5

Thời điểm

Tháng 5

Tháng 7

Tháng 9

CSHQ
(%)
P
67,74
p <0,05
93,75
p <0,01
14,29
p >0,05
85,00
p <0,01
31,82
p >0,05

90,0
p <0,05

HQCT
(%)

26,01

70,71

58,18

Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm đối chứng giảm từ 7,75% tháng 5/2016
xuống 2,5% (CSHQ 68%, p <0,05), ở nhóm can thiệp tháng 5/2016 là
8,0% giảm còn 0,5% vào tháng 5/2017 (CSHQ 95%; p <0,01), hiệu quả
can thiệp đạt 26,01%.
Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm đối chứng giảm từ 5,25% tháng 7/2016
xuống 4,5% tháng 7/2017 (CSHQ 14,29%; p >0,05), nhóm can thiệp đã
giảm từ 5,0 % tháng 7/2016 xuống còn 0,75% vào tháng 7/2017 (CSHQ
85%; p <0,01), hiệu quả can thiệp đạt 70,71%.
Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm nhóm đối chứng giảm từ 5,5% xuống
3,75% (CSHQ 31,82%; p>0,05), ở can thiệp giảm từ 5,0% vào tháng
9/2016 xuống 0,5% vào cùng kỳ tháng 9/2017 (CSHQ 90,0%; p<0,01),
HQCT đạt 58,18%.
Kết quả Bảng 3.28 cho thấy hiệu quả can thiệp trung bình giảm tỷ lệ
bệnh sốt rét qua 3 đợt điều tra sau can thiệp (tháng 5, tháng 7 và tháng
9/2017) đạt 51,63 ± 23,06%.


14


Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp trung bình qua 3 đợt điều tra
sau can thiệp so cùng kỳ 2016
Thời gian
Chỉ số hiệu quả
Hiệu quả
can thiệp
Đối chứng
Can thiệp
Tháng 5/2017
67,74
93,75
26,01(1)
Tháng 7/2017
14,29
85,0
70,71 (2)
Tháng 9/2017
31,82
90,0
58,18 (3)
TB± ĐLC
37,95 ± 27,25 89,58 ± 4,39
51,63 ± 23,06
TB: trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn

3.2.3.2. Tỷ lệ BNSR giữa điểm đối chứng và can thiệp sau can thiệp

5


3

2,50

4

3,75

4,50

5,0

6

2,26

0,50

1

0,75

2
0,5

Tỷ lệ
(%)

6/2017


7/2017

9/2017

0

12/2016

Nhóm can thiệp

Nhóm đối chứng

Tháng

Hình 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét ở điểm can thiệp và đối chứng sau can thiệp

Ở điểm đối chứng tỷ lệ BNSR vào tháng 12/2016 là 2,26%, 5/2017
là 0,50%, 7/2017 là 0,75% và tháng 9/2017 là 0,50% thấp hơn so với
điểm đối chứng tương ứng là 5,0%, 2,50%, 4,50% và 3,75% (p <0,05).
3.2.4. Mật độ véc tơ sốt rét sau can thiệp
3.2.3.1. Mật độ véc tơ sốt rét trước và sau can thiệp
Bảng 3.29. So sánh mật độ véc tơ sốt rét tháng 5/2016 và cùng kỳ 5/2017
Chỉ số
MNTR
(c/ng/đ)
BĐTR
(c/đ/đ)

An. dirus
Tổng véc tơ

An. dirus
Tổng véc tơ

Điểm đối chứng
SCT
p
1,69
1,63 >0,05
2,06
2,13 >0,05
1,31
1,13 >0,05
2,00
2,13 >0,05

TCT

Điểm can thiệp
SCT
P
1,44 0,63 <0,05
1,81 0,88 <0,05
1,19 0,25 <0,05
2,13 1,69 <0,05

TCT


15
Tháng 5/2017, mật độ An. dirus và các véc tơ thu thập bằng MNTN

và BĐTN tại điểm đối chứng không thay đổi (p >0,05), điểm can thiệp
mật độ An. dirus và tổng các véc tơ giảm so với tháng 5/2016 (p <0,05).
Bảng 3.30. So sánh mật độ véc tơ sốt rét tháng 7/2016 và cùng 7/2017
Chỉ số

Điểm đối chứng
SCT
p

TCT

Điểm can thiệp
SCT
P

TCT

2,19 2,25 >0,05 2,06 1,00 <0,05
2,44 2,50 >0,05 2,19 1,25 <0,05
1,06 0,75 >0,05 1,25 0,44 <0,05
BĐTR
(c/đ/đ)
1,25 1.06 >0,05 1,81 0,75 <0,05
Tháng 7/2017, mật độ An. dirus và các véc tơ thu thập bằng MNTN
và BĐTN tại điểm đối chứng không thay đổi (p >0,05), điểm can thiệp
mật độ An. dirus và tổng các véc tơ giảm so với tháng 7/2016 (p <0,05).
Bảng 3.31. So sánh mật độ véc tơ sốt rét tháng 9/2016 và cùng kỳ 9/2017
MNTR
(c/ng/đ)


An. dirus
Tổng véc tơ
An. dirus
Tổng véc tơ

Chỉ số

Điểm đối chứng
SCT
p

TCT

Điểm can thiệp
SCT
P

TCT

2,31 2,06 >0,05 2,19 1,31 <0,05
2,50 2,25 >0,05 2,63 1,44 <0,05
1,56 1,38 >0,05 1,50 0,69 <0,05
BĐTR
(c/đ/đ)
2,19 1,94 >0,05 2,25 1,13 <0,05
Tháng 9/2017, mật độ An. dirus và các véc tơ thu thập bằng MNTN
và BĐTN tại điểm đối chứng không thay đổi (p >0,05), ở điểm can thiệp
mật độ An. dirus và tổng các véc tơ giảm so với tháng 9/2016 (p <0,05).
Bảng 3.32. Mật độ trung bình các véc tơ sốt rét ở 2 điểm
nghiên cứu qua 4 đợt điều tra sau can thiệp

MNTR
(c/ng/đ)

An. dirus
Tổng véc tơ
An. dirus
Tổng véc tơ

Điểm can thiệp

P

MNTR (c/ng/đ)

Điểm đối
chứng
2,38±0,23

1,22±0,24

<0,05

MNNR (c/ng/đ)

3,89±0,76

2,80±0,37

<0,05


BĐTR (c/đ/đ)

2,73±2,01

1,44±0,63

<0,05

BĐNR (c/đ/đ)

0,34±0,32

0,31±0,30

>0,05

Phương pháp

Trung bình mật độ các véc tơ thu thập bằng MTTR, MNNR và
BĐTR ở điểm đối chứng cao hơn điểm can thiệp tương ứng là (p<0,05).
Tuy nhiên trung bình mật độ các véc tơ bằng MNNR không có sự khác
biệt giữa 2 điểm nghiên cứu (p>0,05).


16
3.2.5. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn 1 đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu
Muỗi
chết (%

Số tháng

chết
(%)lưu
đỉnh tồn

Hình 3.11. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn một
lâu
Tỷ lệ muỗi chết sau 15 tháng lúc 60 phút là 77,33% (58/75) và
24 giờ là 100%, tất cả các lô đối chứng tỷ lệ muỗi chết là 0%.
Muỗi
chết
(%)

S

Số lần giặt

Hình 3.12. Hiệu lực diệt màn một đỉnh tồn lưu lâu qua số lần giặt
Tỷ lệ muỗi chết sau 20 lần giặt tỷ lệ muỗi chết sau 60 phút là 53,33%
và 24 giờ là 80,0%, tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng là 0%.
3.2.5. Hiệu quả truyền thông giáo dục thực hành phòng chống sốt rét

Bảng 3.34. Tỷ lệ thực hành ngủ màn của người dân trước và sau can thiệp
Trước
Sau can
P
Thực hành
Điểm
can thiệp
thiệp
>0,05

80,0
81,5
Thường xuyên ngủ Đối chứng
màn khi ở nhà (%) Can thiệp
<0,05
81,1
90,5
>0,05
Đối
chứng
40,2
46,9
Thường xuyên ngủ
màn khi đi rẫy (%) Can thiệp
< 0,01
42,1
79,3


17
Tỷ lệ thường xuyên ngủ màn ở nhà tăng từ 81,1% lên 90,5%
(p <0,05) và ngủ màn khi đi rẫy tăng từ 40,2% lên 79,3% ở nhóm can
thiệp (p<0,01). Ở nhóm đối chứng tỷ lệ thường xuyên ngủ màn ở nhà và
ngủ rẫy không thay đổi (p>0,05).
Bảng 3.35. Tỷ lệ thực hành đến dịch vụ PCSR trước và sau can thiệp
P
Trước can Sau can
Thời điểm
Điểm
thiệp

thiệp

>0,05
Đối chứng
81,0
82,0
<0,05
Can thiệp
80,2
90,1
>0,05
Đối
chứng
65,0
67,5
Thời gian đi khám
≤ 1 ngày (%)
<0,01
Can thiệp
69,8
86,0
Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ người dân đi đến cơ sở y tế để khám và xét
nghiệm máu khi có sốt hoặc nghi ngờ SR đã tăng từ 80,2% lên 90,1% và
tỷ lệ đi khám ≤ 1 ngày tăng từ 69,8 lên 86,0% (p<0,01). Ở nhóm đối
chứng các tỷ lệ này tăng không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.2.7. Sự chấp nhận của cộng đồng đối với màn
Toàn bộ các hộ được cấp màn đều sử dụng, tỷ lệ hộ có sử dụng màn
1 đỉnh đêm hôm trước đạt 87,74%. Số hộ không sử dụng màn đêm hôm
trước lý do là do đi và về trong ngày (7,08%), còn lại là do không có dự
định ngủ lại rẫy (2,59), thấy không có muỗi (1,42%) và quên mang màn

(0,94%) hay nhà chật (0,47%). Thích ngủ màn 1 đỉnh hơn các loại màn
khác chiến tỷ lệ tương đối cao (89,62%). Tác dụng phụ khi sử dụng
màn: chỉ có biểu hiện hai triệu chứng như mẩn ngứa (3,77%) và kích
thích mắt (6,13%), còn các triệu chứng khác (đau đầu, hắt hơi, chóng
mặt) chiếm tỷ lệ nhỏ (0,47%-1,42%). Quan sát trực tiếp: trong tổng số
120 nhà điều tra có 167 nhân khẩu và 144 người ngủ trong màn chống
muỗi đốt vào ban đêm, tỷ lệ người ngủ trong màn chiếm 86,23%.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và yếu tố liên quan đến mắc sốt
rét của người dân ngủ rẫy 2014-2015.
4.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ sốt rét tại điểm nghiên cứu.
Kết quả điều tra cắt ngang cộng đồng ngủ rẫy cho thấy bệnh sốt rét
lưu hành quanh năm và tỷ lệ BNSR ở huyện Khánh Vĩnh cao hơn Krông
Pa nhưng không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tỷ lệ BNSR tháng
10/2014 có tỷ lệ cao nhất (Khánh Vĩnh là 3,19%, Krông Pa là 2,59%)
còn lại các tháng 5/2015, tháng 9/205 và tháng 12/2015 tỷ lệ BNSR
tương đương nhau và không có đỉnh bệnh ở cả 2 huyện.
Nghiên cứu về sự liên quan giữa lượng mưa và tình hình mắc bệnh
tại Ea H’leo, Đắc Lắc năm 2013 cho thấy BNSR tăng vào cuối mùa mưa
Đến cơ sở y tế khám
khi bị sốt (%)


18
(tháng 9,10,11) và đầu mùa khô (tháng 12). Tác giả Nguyễn Quang
Thiều (2015) nghiên cứu tại Quảng Trị cho thấy số BNSR thường ở mức
thấp từ tháng 1 đến tháng 4, bắt đầu tăng cao dần từ tháng 5 và đạt đỉnh
cao nhất vào tháng 9, tháng 10. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này do vị
trí địa lý của 2 huyện làm cho diễn biến thời tiết tại 2 huyện tương đối
giống nhau và lượng mưa gần như quanh năm nên tỷ lệ BNSR của

những người ngủ rẫy qua các tháng diễn biến không khác nhau nhiều.
So sánh với các nghiên cứu trước đây, thì tỉ lệ BNSR của người dân
ngủ rẫy tại 2 huyện thấp hơn. Điều tra cộng đồng ngủ rẫy ở xã Đak Rin
(Kon Tum); Sơn Thái (Khánh Hòa) cho thấy tỷ lệ BNSR trên 6,80% có
nơi đến 29,77, tại 3 xã ở miền Trung cho thấy tỷ lệ BNSR ở người dân
ngủ rẫy rất cao chiếm đến 9,90%. Các nghiên cứu về đối tượng này tại
Bình Định (2009) cho tỷ lệ BNSR từ 5,11% đến 10,24%, tại Đak Nông
(2011) có tỷ lệ là 8,63%, Bình thuận (2014) có tỷ lệ là 8,42%, tại Quảng
Nam (2015) có tỷ lệ là 7,8%, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Nhìn chung tỷ lệ ở nhóm ≥ 15 tuổi luôn cao hơn nhóm <15 tuổi.
Theo Nguyễn Xuân Xã (2015) tại Gia Lai tỷ lệ mắc SR nhóm tuổi từ 5
đến 15 tuổi cao hơn nhóm < 5 tuổi và nhóm ≥ 15 tuổi (7,59%). Nghiên
cứu dân tộc M’nông tại Quảng Nam (2015) và Gia Rai tại tỉnh
Ratanakiry (2010) giáp tỉnh Gia Lai thì tỷ lệ mắc SR cao ở nhóm 5 đến
dưới 15 tuổi. Nghiên cứu tại khu vực Bình Thuận (2004), nhóm tuổi 2033 có tỷ lệ mắc SR cao nhất và tại Ninh Thuận (2005) nhóm tuổi 20-29
mắc SR cao nhất khác với kết quả của nghiên cứu này. Tương tự, tỷ lệ
BNSR ở nam giới cao hơn nữ giới. Nghiên cứu tại Quảng Trị cho thấy
tỷ lệ BNSR của nam giới và nữ giới là tương đương nhau khác với
nghiên cứu này. Nghiên cứu Nicolas (2011) tại Campuchia, Nguyễn
Xuân Xã (2012) và Ngô Đức Thắng tại Ninh Thuận (2008) cũng cho
biết là tỷ lệ mắc sốt rét ở nam giới cao hơn nữ giới. Một nghiên cứu tại
Gia Lai cho thấy tỷ lệ hiện mắc sốt rét ở nam giới cao hơn nữ giới tương
tự nghiên cứu của chúng tôi.
Tại 2 huyện có mặt 2 loài KSTSR, ở Khánh Vĩnh P. falciparum
(62,22%) cao hơn P. vivax (34,48%). Tại Krông Pa P. vivax (61,29%)
cao hơn P. falciparum (35,48%). Điều này cũng phù hợp với cơ cấu
theo báo cáo của tỉnh Gia Lai và Khánh Hòa năm 2015. Theo Trần
Thanh Dương (2015) nghiên cứu cơ cấu KSTSR giai đoạn 2010-2014
tại Đăk Nông, một cho thấy năm 2010 tỷ lệ nhiễm P. vivax chỉ có
28,2% tăng lên 60,2% (2014). Cùng với đó tỷ lệ nhiễm P. falciparum từ

69,9% năm 2010 giảm xuống còn 35,8% năm 2014 [17]. Trong giai
đoạn 2011-2015, tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên thành phần loài


19
P. falciparum có xu hướng giảm, năm 2011 chiến 65,32% giảm còn
44,31% năm 2015, trong khi đó P. vivax có xu hướng gia tăng, năm
2011 từ 29,47% tăng lên 53,86% trong năm 2015 [31]. Tỷ lệ giao bào
của huyện Khánh Vĩnh là 1,37% và Krông Pa là 0,93% (p <0,05). Đây
là một thể của KSTSR mặc dù không gây sốt nhưng là thể làm lan
truyền bệnh trong cộng đồng. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Sơn (2011)
tại Quảng Trị có tỷ lệ giao bào chiếm 5,77% cao hơn nghiên cứu của
chúng tôi. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTSR không có sốt tại Khánh
Vĩnh là 28,89%) và Krông Pa là 22,58% (p >0,05). Việc mắc KSTSR
không có sốt nếu không được phát hiện và điều trị sẽ là yếu tố góp phần
làm cho tình trạng lây nhiễm sốt rét dai dẳng. Nghiên cứu tại Quảng Trị
(2011) tỷ lệ KSTSR không sốt chiếm 12,07%, thấp hơn nghiên cứu của
chúng tôi. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Xã (2015), KSTSR không có
sốt chiếm 87,18%, cao hơn nghiên cứu này.
4.1.1.3. Thành phần loài Anopheles và mật độ véc tơ sốt rét tại điểm
nghiên cứu.
Ở Krông Pa qua điều tra có mặt 12 loài Anopheles, 5 loài đã được
xác định là véc tơ truyền bệnh SR chính và phụ. Ở Khánh Vĩnh có 13
loài Anopheles có mặt 4 loài véc tơ SR chính và phụ ở MT-TN, trong đó
vắng mặt An. minimus, trong phạm vi đề tài chưa lý giải được hiện
tượng này. Căn cứ công bố Nguyễn Văn Dũng (2016) về “Danh mục
các loài muỗi ở Việt Nam” thì thành phần loài Anopheles trong nghiên
cứu này chiếm tỷ lệ 25% ở MT-TN và so với cả nước chiếm tỷ lệ
khoảng 20%. Véc tơ hoạt động hầu như quanh năm, An.dirus chiếm mật
độ cao hơn các véc tơ khác (p <0,05). Mật độ An.dirus và tổng mật độ

các véc tơ SR tại Khánh Vĩnh thấp hơn Krông Pa (p <0,05). Mật độ An.
dirus và mật độ các véc tơ thu thập bằng MNNR luôn cao hơn MNTR;
BĐTR luôn cao hơn BĐTR. Có thể khi bẫy đèn đặt trong nhà, nguồn
ánh sáng tập trung hơn so với bẫy đèn ngoài nhà nên thu hút muỗi
nhiều hơn. Các nghiên cứu Nguyễn Thị Duyên (2011) tại Bình Định
cho, Nguyễn Tuyên Quang (1997) tại Khánh Hòa, Lê Khánh Thuận
(2001), Nguyễn Xuân Quang (2012) tại khu vực nhà rẫy xã Easo, Đắc
Lắc, Triệu Nguyên Trung (2013) tại khu vực thủy điện huyện Krông Pa
(Gia Lai), Chế Ngọc Thạch (2014) cũng cho các kết quả tương tự. Tại
Khánh Vĩnh tỷ lệ nhiễm KSTSR chung của các véc tơ SR là 1,42%, An.
dirus là 2,52%. Ở Krông Pa tỷ lệ nhiễm KSTSR chung của các véc tơ là
1,02%, An. dirus là 1,95% và An. minimus là 2,38%. Theo Trương Văn
Có (2006) tỷ lệ nhiễm của An. dirus là 2,23 %, của An.minimus là 2,35%,
Nguyễn Thị Duyên (2011) tại Vĩnh Thạnh (Bình Định) tỷ lệ nhiễm của


20
An. dirus là 2,86% tương tự nghiên cứu này. Tuy nhiên, việc thu thập
các véc tơ chủ yếu là trong thôn, bản chứ không phải tại khu vực nhà rẫy
như trong đề tài này. Kết quả này vẫn khẳng định 2 véc tơ chính An.
minimus và An. dirus vẫn vai trò truyền bệnh SR quan trọng.
Nghiên cứu tại Malaysia cho thấy có sự liên quan giữa mật độ
An.latens (nhóm Leucosphyrus) và việc nhiễm loài P. knowlesi lây
truyền từ khỉ qua người. Tại Khánh Vĩnh trong 4 cá thể An. dirus nhiễm
KSTSR có 3 cá thể dương tính với P.falciparum. Tại Krông Pa trong 3
cá thể An. dirus nhiễm KSTSR có đến 2 cá thể dương tính với
P.falciparum. Phải chăng có mối liên quan giữa An. dirus và tỷ lệ nhiễm
P. falciparum của người dân tại 2 điểm nghiên cứu. Để chứng minh giả
thuyết này cần có một nghiên cứu riêng biệt và chuyên sâu hơn.
4.1.1.4. Kiến thức, thực hành phòng chống sốt rét của đối tượng

nghiên cứu
Mặc dầu kiến thức và thái độ của người dân tương đối cao, nhưng
thực hành PCSR còn hạn chế, nhất là thường xuyên ngủ màn khi ngủ
rẫy (40,1% đến 44,1%). Vấn đề này là do nhà rẫy nhỏ, người ngủ rẫy
đông, ban đêm trong nhà rẫy còn đốt lửa sưởi ấm, màn hình thang chiếm
diện tích lớn nên họ không đủ không gian để treo màn. Bên cạnh đó một
số thanh niên thích treo võng ngủ nhưng không có bọc võng. Một số
người không thích ngủ màn là do vào mùa hè nằm màn nóng gây khó
chịu, ngược lại vào mùa đông thì người dân sử dụng chăn đắp mà không
treo màn để ngủ. Bùi Văn Quân (2014) khi nghiên cứu thực trạng sốt rét
tại Đắk Nhau, Bù Đăng, Bình Phước có 54,45% trả lời đúng về nguyên
nhân gây bệnh, Nguyễn Quang Thiều (2015) ở Quảng Trị cho thấy ngủ
màn thường xuyên của dân tộc Vân Kiều thấp (50,4%), tương đồng với
kết quả của đề tài nay.
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy
tại địa điểm nghiên cứu.
Nam giới khi ngủ rẫy có nguy cơ mắc SR gấp 2,02 lần so với những
người là nữ giới (p <0,05). Một số nghiên cứu cho kết quả tương tự như
đề tài này: Nguyễn Duy Sơn (2011) tại huyện Quảng Trị [56]. Nghiên
cứu Nicolas (2011) tại Campuchia, Nguyễn Xuân Xã (2012) và Ngô
Đức Thắng tại Ninh Thuận (2008). Hầu hết các tác giả trên nhận định
rằng: Phụ nữ ít tham gia vào việc liên quan đến rừng vào ban đêm,
thường đi ngủ sớm và luôn luôn mặc quần áo dài trong khi lao động do
vậy giảm cơ hội tiếp xúc người và muỗi. Nhóm từ 15 tuổi trở lên có
nguy cơ mắc SR gấp 1,76 lần so với nhóm tuổi <15 tuổi (p <0,05).
Nguyễn Quang Thiều khi nghiên cứu ở Quảng Trị cho thấy trẻ em ở


21
nhóm tuổi dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc SR cao nhất trái với kết quả nghiên

cứu của chúng tôi. Người thường xuyên ngủ trong rẫy có nguy cơ mắc
SR gấp 3,11 lần (p <0,01) so với những người không thường xuyên ngủ
trong rẫy. Những người khi đi rẫy không ngủ màn có nguy cơ mắc SR
gấp 2,19 lần so với những người thường xuyên ngủ màn. Nghiên cứu
của tại Khánh Trung, Khánh Nam (Khánh Vĩnh) cho thấy nguy cơ mắc
sr ở người ngủ rẫy gấp tử 3,68 đến 5,63 lần, Chế Ngọc Thạch (2013) tại
Bình Thuận năm 2010 thì nhóm này có nguy cơ mắc SR gấp 5,03 lần,
cao hơn nhiều kết quả nghiên cứu này. Người không ngủ màn khi ngủ
rẫy có nguy cơ nhiễm SR gấp 2,19 lần so với những người ngủ màn khi
ngủ rẫy (p <0,01). Nghiên cứu của Hồ Văn Hoàng (2013) cho kết quả
tương tự, nhưng nghiên cứu của Nguyễn Xuân Xã (2014) tại Đức Cơ,
Gia Lai, Võ Trung Hoàng (2016) nghiên cứu tại Quảng Nam (2013),
Bùi Văn Quân (2014) tại Bình Phước, cao hơn so với nghiên cứu của
chúng tôi.
4.2. Hiệu quả của các biện pháp cán thiệp, 2016-2017.
4.2.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy sau can thiệp
Màn 1 đỉnh được sử dụng trên nhà rẫy đa số từ 2 người trở lên (vợ và
chồng hoặc vợ và chồng với con). Nghiên cứu của Hồ Đình Trung
(2008) tại Đắc Lắc cho thấy sau 7 tháng can thiệp võng có bọc võng
permanet 2.0, tỷ lệ KSTSR ở nhóm can thiệp là 0,24%, nhóm đối chứng
là 0,5 % (p <0,05). Nguyễn Duy Sơn (2011) thì võng có bọc võng tẩm
hoá chất diệt muỗi cho thấy tỷ lệ KSTSR sau 5 tháng áp dụng là 3,12%,
thấp hơn so với ở nhóm đối chứng là 7,45% (p <0,01). Tỷ lệ mắc bệnh ở
nhóm can thiệp qua 4 đợt sau can thiệp giảm nhiều hơn so với điểm đối
chứng. Hiệu quả can thiệp trung bình qua 3 đợt đạt khoảng 51,63 ±
23,06%. Nhìn tổng thể kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với các
nghiên cứu trên là giảm tỷ lệ mắc bệnh trong nhóm được can thiệp so
với nhóm đối chứng. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây không đánh
giá chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp nên khó so sánh, đánh giá. Tại
nhóm đối chứng mặc dù không áp dụng biện pháp nhưng nhờ vào việc

thực hiện các biện pháp can thiệp PCSR thường qui, trong đó biện pháp
giám sát, quản lý ca bệnh, cung cấp màn tẩm hóa chất (màn hinh thang),
truyển thông giáo dục sức khỏe PCSR gián tiếp … do đó tình hình
BNSR ở nhóm này cũng được cải thiện dần. So sánh với kết quả của
Nguyễn Quang Thiều (2015) khi nghiên cứu áp dụng biện pháp tăng
cường phát hiện bệnh chủ động và điều trị BNSR tại cộng đồng thông
qua cán bộ y tế xã và thôn bản tại Hướng Hóa, Quảng Trị với hiệu quả
can thiệp đạt được là 22,1% thấp hơn nghiên cứu này.


22
4.2.2. Mật độ véc tơ sốt rét trước và sau can thiệp
Màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (LLINs) là giải pháp khắc phục nhược
điểm của màn tẩm hóa chất định kỳ 6 tháng một lần. Một số nghiên cứu
trên thế giới về màn tồn lưu lâu như: Nghiên cứu màn Permanet 2.0 tại
Benin; Dabire (2006) tại Tây Phi, Lê Xuân Hùng (2008), Vũ Đức
Chính (2011), Chế Ngọc Thạch (2014) đều cho thấy màn đã làm giảm tỷ
lệ muỗi vào nhà đốt máu so với điểm chứng. Qua 4 đợt điều tra cho thấy
mật độ trung bình của An. dirus và mật độ các véc tơ sốt rét tại điểm đối
chứng đều cao hơn điểm can thiệp (p <0,05), tuy nhiên mật độ các véc
tơ được thu thập bằng MNNR vào tháng 9/2017 sự sai khác không có ý
nghĩa thống kê (p >0,05). Tương tự mật độ trung bình của An. dirus và
mật độ các véc tơ thu thập bằng MNTR, MNNR và BĐTR cao hơn điểm
thử nghiệm tương ứng (p<0,05). Kết quả trên phù hợp với các nghiên
cứu trước đây và cho thấy rằng màn 1 đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu có
tác dụng giảm mật độ véc tơ vào nhà đốt máu.
4.2.3. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn 1 đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu
Kết quả cho thấy màn 1 đỉnh tồn lưu lâu sau 15 tháng sử dụng và qua
sau 20 lần giặt vần còn hiệu lực diệt tồn lưu 80%.
Nghiên cứu tại Ấn Độ về màn Permanet 2.0, màn PermaNet™ 2.0 tại

Iran và Pakistan, Permanet 2.0 tại Tanzania và tại 6 nước khác. Phạm
Thị Khoa (2008), Vũ Đức Chính (2011) về LLINs, Rajendra (2012) về
Interceptor ở Ấn Độ đều cho thấy sau 15 đến 21 lần giặt và từ 6 tuần cho
đến 3 năm màn vẫn còn hiệu lực diệt muỗi (tỷ lệ muỗi chết 80%).
4.2.4. Hiệu quả truyền thông giáo dục nâng cao thực hành PCSR.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Xã (2015) tại Đức Cơ, Gia Lai cho
thấy hành vi “Mang màn và ngủ màn thường xuyên khi ở lại rẫy”, ở
nhóm can thiệp tăng 7,87%; tìm kiếm dịch vụ y tế “Gia đình đã làm gì
khi bị sốt”, ở nhóm can thiệp số người tìm đến cơ sở y tế xã từ tăng
16,54%; tìm kiếm điều trị “Khi bị sốt/ốm đi khám bệnh trong vòng 1 ngày”,
ở nhóm can thiệp từ tăng 35,19% sau can thiệp (p<0,05).
Kết quả cho thấy hành vi “Ngủ màn thường xuyên khi ở nhà”, “Làm
gì khi bị sốt hoặc nghi ngờ mắc sốt rét” và “Khi bị sốt/ốm mấy ngày
mới đi khám bệnh?” ở nhóm can thiệp tăng lần lượt là 9,5%, 9,9% và
16,2%, đặc biệt “Ngủ màn thường xuyên khi ở ngủ rẫy” tăng 37,2% sau
can thiệp (p <0,05). Trong khi đó các hành vi này ở nhóm đối chứng gia
tăng không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
So với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Xã, số người dân đến cơ sở y tế
khi có sốt và thời gian đi khám bệnh khi bị sốt trong nghiên cứu thấp
hơn nhưng hành vi ngủ màn khi ngủ rẫy của người dân lại cao hơn.


×