Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu nhu cầu về chuyên môn của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên Thể dục thể thao cấp Trung học cơ sở các tỉnh phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 171 trang )

1

MỞ  ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển  
của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của giáo dục, coi 
giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, 
trong đó vấn đề  đội ngũ nhà giáo được coi là khâu then chốt.  Để  biến các 
mục tiêu  giáo dục  thành hiện thực, đội ngũ giáo viên chính là lực lượng 
nòng cốt giữ  vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả  giáo dục. Chỉ  thị 
40/CT ­ TW của Ban bí thư  Trung  ương Đảng đã đưa ra việc phải xây 
dựng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục một cách toàn diện với mục tiêu 
chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ  về  số  lượng, đồng bộ  về  cơ  cấu và 
coi đây là nhiệm vụ  vừa đáp  ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến 
lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển  giáo dục và 
chấn hưng đất nước [22].
Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giáo dục THCS có vai trò hết sức 
quan trọng, bởi đây là cấp học mang tính liên thông giữa cấp tiểu học và 
cấp THPT. Giáo dục  THCS có vai trò là cầu nối, là sự  chuyển giao giữa 
cấp học nền tảng với  cấp học có chức  năng  định hướng  nghề  nghiệp 
tương lai cho học sinh [20], [26]. 
GDTC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tương lai của mỗi con  
người, nhất là với lứa tuổi học sinh cấp THCS, bởi đây là giai đoạn phát 
triển quan trọng về  tâm ­ sinh lý và nhận thức xã hội. Quá trình GDTC  
trong nhà trường có tác động tích cực không chỉ  đối với sự  phát triển thể 
chất, mà còn tác động tích cực và có hiệu quả  tới sự  hình thành và phát 
triển nhân cách của học sinh. GDTC ở nhà trường THCS là môi trường giàu 


2



tiềm năng để  phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể  thao cho đất nước [3],  
[81]. 
Thực tiễn của nền giáo dục Việt Nam hơn 40 năm qua đã chứng  
minh những đóng góp to lớn của công tác GDTC trường học nói chung và 
đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS nói riêng đối với sự nghiệp đào tạo thế 
hệ trẻ. Giáo viên TDTT là lực lượng trực tiếp triển khai và quyết định chất  
lượng, hiệu quả của chương trình môn học trong các nhà trường THCS; có 
trọng trách chuyển hóa hoạt động TDTT thành phương tiện để  tạo ra một 
đời sống học đường lành mạnh, góp phần biến mục tiêu giáo dục của  
Đảng và nhà Nước trở  thành hiện thực. Vì vậy, trình độ  chuyên môn và  
năng lực hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ thầy, cô giáo có vị trí đặc biệt 
quan trọng đối với sự  nghiệp giáo dục nói chung, GDTC cấp THCS nói 
riêng.
Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục mà Đảng  
và Nhà nước đặt ra, Bộ GD&ĐT chủ trương đổi mới GDPT sau năm 2015  
gồm những vấn đề  cơ  bản như, đổi mới từ  chương trình định hướng nội 
dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực. Đổi mới phương  
pháp   dạy   học   theo   hướng   chú   trọng   phát   triển   năng   lực   của   học   sinh.  
Chuyển đổi kiểm tra, đánh giá từ  chủ  yếu đánh giá kiến thức và kỹ  năng  
sang đánh giá năng lực của học sinh. Do vậy, GDTC trường học phải có sự 
đổi mới toàn diện, mà vấn đề cơ bản và trước hết là đổi mới công tác đào 
tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên TDTT theo hướng chất  
lượng và hiệu quả. Đây là nhân tố  quan trọng  ảnh hưởng trực tiếp và lâu 
dài đến hiệu quả công tác GDTC trường học, trong đó có cấp THCS và đây 
cũng là những thách thức lớn đối với khả năng đáp ứng về trình độ chuyên 
môn của chính bản thân đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS.


3


Qui mô và chất lượng của hệ thống đào tạo, số lượng và chất lượng  
chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS những năm gần đây đã  
có sự  tăng trưởng đáng khích lệ. Tuy nhiên, trước nhu cầu của thực tiễn  
đổi mới giáo dục, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT các 
tỉnh phía Bắc đã bộc lộ những hạn chế về kiến thức và kỹ năng thực hành 
các môn thể thao thuộc chương trình môn học, về tiềm lực chuyên môn và  
khả năng đáp ứng yêu cầu ĐMGD, về kiến thức và kỹ năng kiểm tra đánh  
giá kết quả môn học và về kiến thức và kỹ năng tự học, tự phát triển năng 
lực nghề  nghiệp. Điều đó đã dẫn đến hiện trạng mục tiêu và vị  thế  của 
công tác GDTC trong nhà trường chưa được đảm bảo, chưa được phát huy  
tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của xã hội, của tuổi trẻ học đường  
[78]. 
Thực trạng đó đồng thời là nhân tố  kìm hãm xu thế  và cơ  hội đổi  
mới nội dung môn học theo hướng phù hợp với nhu cầu và năng lực của 
học sinh; tạo ra tình trạng giáo viên thiếu tích cực, chủ động tham gia tiến  
trình đổi mới nội dung và chất lượng dạy học, làm gia tăng khoảng cách về 
chất lượng, uy tín của môn học so với các môn học khác trong mỗi nhà 
trường. Vì vậy, bù đắp sự  thiếu hụt về tiềm năng và phát triển tiềm năng 
của giáo viên để tham gia hoạt động ĐMGD có hiệu quả là điều kiện tiên 
quyết để nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường THCS các tỉnh phía  
Bắc.  
Từ  những phân tích trên và xuất phát từ  yêu cầu đổi mới giáo dục, 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài:  “Nghiên cứu nhu cầu về  chuyên 
môn của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên Thể  dục thể  thao cấp  
Trung học cơ sở các tỉnh phía Bắc”.
Mục đích nghiên cứu


4


Nghiên cứu đề  tài hướng tới mục đích góp phần nâng cao trình đội 
chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc trước 
nhu cầu của thực tiễn giáo dục. 
          Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu: 
Mục tiêu 1. Nghiên cứu nhu cầu chuyên môn, cụ thể hóa các tiêu chí 
phản ánh nhu cầu của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên TDTT cấp  
THCS các tỉnh phía Bắc.
Mục tiêu 2.  Đánh giá thực trạng trình độ  chuyên môn của đội ngũ 
giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc trước nhu cầu chuyên môn 
của thực tiễn giáo dục.
Mục tiêu 3. Nghiên cứu biện pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu 
về chuyên môn của thực tiễn giáo dục cho giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh 
phía Bắc thông qua hoạt động đào tạo nâng cấp từ  cao đẳng lên đại học; 
thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả các biện pháp.
Giả thuyết khoa học của đề tài
Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh 
phía Bắc chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn ĐMGD, thực trạng đó chưa  
được khắc phục có hiệu quả thông qua loại hình đào tạo nâng cấp từ trình 
độ  cao đẳng lên đại học.
Nếu có các biện pháp có giá trị nâng cao chất lượng loại hình đào tạo  
nâng cấp đó thì năng lực hoạt động nghề  nghiệp của giáo viên TDTT cấp  
THCS sẽ được cải thiện một cách đáng kể. 
Những đóng góp mới của đề tài
­ Xác định được các tiêu chí phản ánh nhu cầu chuyên môn của thực  
tiễn giáo dục đối với giáo viên TDTT cấp THCS.


5


­ Đánh giá được thực trạng trình độ  chuyên môn của đội ngũ giáo 
viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc, cụ thể như: còn nhiều hạn chế về 
kiến thức và kỹ  năng thực hành các môn thể  thao; thiếu kiến thức và kỹ 
năng về  xây dựng và phát triển chương trình, kiểm tra đánh giá kết quả 
môn học; kỹ năng tự học và triển khai hoạt động NCKH.
­ Xác định được các biện pháp hướng tới quá trình đào tạo nâng cấp 
từ  trình độ  cao đẳng lên đại học cho giáo viên TDTT cấp THCS. Kết quả 
thực nghiệm đã chứng tỏ được tính khoa học và khả thi của các biện pháp 
được lựa chọn,  góp phần nâng cao năng lực hoạt động nghề  nghiệp của 
giáo viên. khắc phục có hiệu quả những tồn tại cơ bản về chuyên môn của  
giáo viên do quá trình đào tạo trước đây trong các nhà trường CĐSP địa 
phương, tạo tiền đề  để  giáo viên có thể tự nâng cao trình độ, đáp ứng yêu 
cầu đổi mới tiếp theo của thực tiễn giáo dục, của đổi mới chương trình 
GDPT sau năm 2015.
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển giáo  
dục
1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 
 Tư  tưởng về  một nền giáo dục dân tộc, khoa học, đại chúng phục  
vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công cũng là thời điểm Chủ  tịch  
Hồ Chí Minh khai sinh cho đất nước một nền giáo dục dân tộc khoa học và  
đại chúng. Ngay khi mới giành được độc lập, Người đã kêu gọi toàn dân 
thực hiện nhiệm vụ  trọng đại và cấp bách là diệt giặc đói, diệt giặc dốt,  
diệt giặc ngoại xâm. Chính phủ do Người chỉ đạo đã bắt tay ngay vào một  


6


chương trình hành động với những công việc thiết thực như  kêu gọi mọi 
người dân tham gia học chữ  quốc ngữ  trong phong trào bình dân học vụ.  
Tháng 9 năm 1945, Người gửi thư  cho học sinh cả  nước nhân ngày khai  
trường. Bức thư của Người chính là cương lĩnh cho nền giáo dục mới ­ một 
nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam [30].
Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã ký sắc lệnh 
thành lập Ban đại học văn khoa, Bộ  Giáo dục ra tuyên bố nêu rõ mục đích 
của nền giáo dục Việt Nam là, tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát 
triển tài năng của mọi người để  phụng sự  đoàn thể  và góp phần vào sự 
tiến hóa chung của nhân loại. Với phương pháp giáo dục mới, chú trọng 
phần thực học, phần học về  chuyên môn nghề  nghiệp chiếm một vị  trí 
quan trọng giúp học sinh có lối nhận thức khoa học, phát triển tư duy sáng 
tạo và óc thực tế cùng việc tổ chức nền giáo dục mới là một nền giáo dục  
duy nhất chung cho toàn dân tộc [30].
Tư  tưởng của Bác về  việc tổ  chức dạy học và giáo dục trong nhà  
trường
Về  công tác tổ  chức dạy học và giáo dục trong nhà trường Bác đã  
đưa ra một số  tư  tưởng chỉ  đạo như, trường học phải là nơi đào tạo ra 
những công dân và cán bộ tốt để trở thành những người chủ tương lai của  
đất nước và giáo dục trong nhà trường phải đảm bảo mục tiêu bồi dưỡng, 
giáo dục một cách toàn diện. Đối tượng giáo dục là dành cho tất cả  mọi  
người và nguyên tắc giáo dục phải đảm bảo tính thực tiễn, tính chủ động, 
tính toàn diện và tính dân tộc. Phương pháp giáo dục phải phù hợp với từng  
lứa tuổi và công việc, bên cạnh đó cũng phải sử  dụng các phương pháp 
khác như nêu gương, thi đua, tôn vinh, kì vọng, khích lệ và động viên. Nội  
dung giáo dục phải dạy cả bốn mặt về lý luận, công tác, văn hoá và chuyên 


7


môn. Cùng với đó thì phương châm giáo dục là học phải đi đôi với hành, lý  
luận phải gắn liền với thực tiễn, lao động trí óc mà không lao động chân 
tay chỉ  biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng chỉ  là trí thức một 
nửa. Vì vậy, Người đã chỉ  ra rằng trong lúc học lý luận phải biết kết hợp  
với thực  hành. Người còn cho rằng việc giáo dục  ở  nhà trường dù có tốt 
đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả 
cũng không hoàn toàn, do đó phải kết hợp chặt chẽ  giữa giáo dục nhà  
trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội [30].
Tư tưởng về xây dựng đội ngũ nhà giáo
  Chủ  tịch Hồ  Chí Minh cho rằng nghề  giáo là một nghề  rất quan 
trọng, rất vẻ  vang, người đưa ra quan điểm, giáo dục là sự  nghiệp chung 
của   Đảng,   Nhà   nước   và   toàn   dân   và   những   người   trực   tiếp   thực   hiện  
nhiệm vụ  chính là những nhà giáo. Nhà giáo có   nhiệm vụ  rất nặng nề 
nhưng đầy vẻ  vang là đào tạo cán bộ  cho nước nhà, nhà giáo là người  
chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư  tưởng, văn hoá có trách nhiệm truyền 
bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính…chính vì vậy Bác cũng đưa 
ra những yêu cầu về  phẩm chất đối với người thầy giáo là phải thật thà,  
yêu nghề, đoàn kết với đồng nghiệp giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thương yêu 
học sinh như con em ruột thịt của mình và phải luôn ra sức thi đua công tác 
và học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ [30].
Chủ  tịch Hồ  Chí Minh ­ vị  lãnh tụ  vĩ đại của cách mạng Việt Nam 
đồng thời cũng là một nhà giáo dục lớn của dân tộc, tư tưởng của Người về 
giáo dục được thể hiện trên nhiều bình diện, những tư  tưởng đó là môt bô
̣
̣ 
phân r
̣ ất quan trong trong kho tàng lý lu
̣
ận về giáo dục và đã trở thành mục 

tiêu, nguyên lý, phương pháp, phương châm dạy và học của nền giáo dục 
nước nhà.


8

1.1.2. Quan điểm đường lối của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện  
nền giáo dục  hiện nay 
Xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới
Bước sang thế kỷ XXI thế giới có nhiều biến đổi, khoa học và công  
nghệ có bước tiến nhảy vọt, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của GD&ĐT 
và xu hướng toàn cầu hóa, đại chúng hóa giáo dục nên số  người lao động 
có trình độ cao ngày càng tăng, nền kinh tế tri thức có vai trò đặc biệt quan  
trọng trong quá trình phát triển ở nhiều quốc gia [99], [100].
Để đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động cho nền kinh tế luôn biến  
đổi, giáo dục cũng luôn phải bám sát thực tiễn, thích nghi với những thay đổi 
về cơ cấu của nền kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, do 
vậy hiện nay hệ thống các nền giáo dục trên thế giới cũng đang đứng trước  
xu hướng toàn cầu hóa, đại chúng hóa, quốc tế  hóa  giáo dục, liên kết mở 
rộng qui mô với các cơ sở  giáo dục  ở nước ngoài... Trong khi quá trình toàn 
cầu hóa đã đem đến quá trình thương mại hóa song song với quốc tế hóa các 
trường học, việc liên kết về chương trình và mở rộng các cơ sở đào tạo giữa  
các trường trên thế giới đã trở thành một trào lưu thì quá trình đại chúng hóa 
giáo dục cũng cho phép việc mở rộng phạm vi giáo dục, gia tăng các trung 
tâm, cơ sở  giáo dục, làm cho nhiều người có cơ hội tiếp cận, lựa chọn một  
hình thức giáo dục phù hợp hơn. Cùng với các xu thế   giáo dục trên còn có 
một xu thế mới gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin đó là môi 
trường dạy và học trực tuyến. Nhờ có những bước tiến trong hệ thống mạng 
Internet và viễn thông, cũng như khả năng tái sử dụng nguồn tài liệu  giáo dục 
được các nước tiên tiến đang và sẽ  không ngừng phát triển trên các website, 

viễn cảnh giáo dục từ xa thắp sáng niềm hi vọng về một quá trình toàn cầu  
hóa, khi gắn với sự phát triển, có thể đem đến cho con người khả năng giải 


9

quyết hầu hết các thiếu sót về kiến thức cơ bản chỉ trong vòng một thế  hệ 
[69], [86], [87], [98], [100], [101].
Gắn liền với các xu thế giáo dục trên thế giới hiện nay là sự ĐMGD,  
đổi mới về  tầm nhìn, về  định hướng giáo dục, đổi mới về  chương trình, 
về  phương pháp… và một trong những định hướng quan trọng trong việc 
ĐMGD, đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều nước được thể hiện ở tính 
phân hóa trong giáo dục. Tăng cường tính phân hóa trong giáo dục nhằm 
hướng tới sự  phát triển năng lực  ở  mỗi cá nhân và dành cho người học 
nhiều hơn các cơ  hội lựa chọn các hình thức và nội dung học tập… [86],  
[97], [102].
Quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển giáo dục
Nghị  quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ  XI năm 2011 xác định 
một trong ba mũi đột phá chiến lược để phát triển kinh tế xã hội đất nước  
đến năm 2020 là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực 
chất lượng cao và tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo  
dục quốc dân, trong đó phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một yếu tố 

quan trọng, là khâu then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện nền  
giáo dục [23].
Nghị  quyết hội nghị  lần 8 BCH TW Đảng khóa XI  (Nghị  quyết số 
29­NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH 
­ HĐH trong điều kiện kinh tế  thị  trường định hướng XHCN và hội nhập 
quốc tế đã đưa ra quan điểm chỉ đạo [24]:
­ GD&ĐT la qu

̀ ốc sách hàng đầu, là sự  nghiệp của Đảng, Nhà nước 
và cua toàn dân. Đ
̉
ầu tư  cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi  
trước trong cac ch
́ ương trinh, kê hoach phat triên kinh tê ­ xa hôi.
̀
́ ̣
́
̉
́ ̃ ̣


10

­ Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, 
cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,  
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện, đổi mới ở 
tất cả các bậc học, ngành học ... 
­ Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng  
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ  chủ   yếu trang bị  kiên th
́ ưć  
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi  đôi với 
hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kêt h
́ ợp với giáo dục 
gia đình va giao duc xã h
̀ ́ ̣
ội.
­ Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu câu phát tri
̀

ển kinh tế ­ xã   hội 
va bao vê Tô quôc. 
̀ ̉
̣ ̉
́
­ Đổi mới hệ  thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông  
giữa các bậc học, trình độ  và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. 
Chuẩn hoá, hiện đại hoá GD&ĐT.
­ Chu đông phat huy măt tich c
̉ ̣
́
̣ ́ ực, han chê măt tiêu c
̣
́ ̣
ực cua c
̉ ơ  chê thi
́ ̣ 
trương, b
̀
ảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GD&ĐT. Ưu  
tiên đầu tư phát triển GD&ĐT đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân 
tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính 
sách... 
­ Chủ  động, tích cực hội nhập quốc tế để  phát triển GD&ĐT, đồng 
thời GD&ĐT phải đáp  ứng yêu cầu hội nhập quốc tế  để  phát triển đất 
nước.
Định hướng ĐMGD và các giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn  
2011 ­  2020
GD&ĐT có vị  trí quan trọng để  phát triển nguồn nhân lực, quyết  
định thành công công cuộc CNH ­ HĐH đất nước do vậy, đổi mới căn bản 



11

và toàn diện nền GD&ĐT được Đảng, Nhà nước coi là một yêu cầu cấp 
thiết với định hướng về các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu [24]:
­ Tăng cường sự  lãnh đạo của Đảng, sự  quản lý của Nhà nước đối 
với  đổi mới GD&ĐT, quán triệt sâu săc va c
́ ̀ ụ thể  hóa cac quan điêm, m
́
̉
ục  
tiêu, nhiêm vu, gi
̣
̣ ải pháp  đôi m
̉ ơi căn b
́
ản, toàn diện nền  GD&ĐT trong hệ 
thông chính tr
́
ị, nganh GD&ĐT va toan xa hôi, t
̀
̀ ̀ ̃ ̣ ạo sự  đồng thuận cao coi  
GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định 
chất lượng GD&ĐT của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
­ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ   và đồng bộ  các yếu tố  cơ  bản của  
GD&ĐT  theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người 
học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện 
đại; phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ 
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ 

máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyên khich t
́
́ ự  hoc, t
̣ ạo cơ 
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ  năng, phát triển năng 
lực. 
­ Đôi m
̉ ơi căn b
́
ản hình thức và  phương pháp thi, kiểm tra và đanh
́  
gia k
́ ết quả  giao duc, đào t
́ ̣
ạo, bảo đảm trung thực, khách quan
­ Hoàn thiện hệ  thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo  
dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã   hội học tập. Đẩy mạnh phân 
luồng sau THCS; định hướng nghề  nghiệp  ở  THPT. Tiếp tục nghiên cứu  
đổi mới hệ  thống GDPT phù hợp vơi điêu kiên cu thê cua đât n
́
̀
̣
̣
̉ ̉
́ ươc va xu
́ ̀  
thế phát triển giáo dục của thê gi
́ ơi.
́
­ Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bao đam dân

̉
̉
 
chủ, thống nhất; tăng quyền tự  chủ  và  trách nhiệm xã hội của các cơ  sở 
giáo dục, đao tao; coi tr
̀ ̣
ọng quản lý chất lượng.


12

­ Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi 
mới GD&ĐT. Xây dựng quy hoach, k
̣
ế  hoạch đào tạo, bồi dưỡng đôi ngũ
̣
 
nha giao va can bô quan ly giao duc g
̀ ́ ̀ ́ ̣
̉
́ ́ ̣ ắn với nhu cầu phát triển kinh tế ­ xã  
hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn  
hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học va trinh đô đao tao. Ti
̀ ̀
̣ ̀ ̣
ến tới tất cả 
các giáo viên tiểu học, THCS, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề 
nghiêp ph
̣
ải có trình độ  từ  đại học trở  lên, có năng lực sư  phạm. Đôi m

̉ ơí 
mạnh mẽ mục tiêu, nôi dung, ph
̣
ương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng 
và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện cua nha giáo theo yêu c
̉
̀
ầu nâng cao  
chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.
­ Nâng cao chât l
́ ượng, hiệu quả  nghiên cứu va ̀ưng dung khoa h
́
̣
ọc,  
công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và  khoa học quản lý
­ Chủ  động hội nhập va nâng cao hi
̀
ệu quả  hợp tác quốc tế  trong  
giáo dục, đào tạo
Mục tiêu đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và 
toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội 
nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Đến 
năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, THCS là 95% và 80% 
thanh niên trong độ  tuổi đạt trình độ  học vấn THPT và tương đương. Phấn 
đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ  tiên tiến trong khu 
vực.
1.2. Giáo dục trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân 
1.2.1. Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục THCS trong hệ thống giáo  
dục quốc dân 
Trong hệ thống giáo dục, tất cả các cấp học, bậc học là một chỉnh thể 

thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một dòng chảy liên tục  
có chủ đích cho quá trình phát triển của mỗi con người. Trong chiến lược phát  


13

triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, GDPT nói chung, 
cấp THCS nói riêng là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân và là 
cơ sở đem đến chất lượng cho cả hệ thống giáo dục. Chất lượng giáo dục ở 
phổ thông nói chung và ở cấp THCS nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới chất  
lượng giáo dục dạy nghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, đây chính là 
nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng nguồn lực lao động 
của quốc gia [26], [97].
Điều 26, Luật Giáo dục năm 2005 ghi: “Giáo dục THCS được thực  
hiện trong 4 năm, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào lớp 6 phải hoàn thành  
chương trình tiểu học và học sinh THCS có độ tuổi từ 11 tuổi đến 15 tuổi”. 
Trong hệ thống GDPT, cấp THCS tiếp bước những cơ sở ban đầu của giáo 
dục tiểu học đem lại cho học sinh những hiểu biết nhất định về  lao động  
và hướng nghiệp [26], [66].  
Luật Giáo dục đã xác định mục tiêu của giáo dục THCS nhằm “giúp 
học sinh củng cố  và phát triển những kết quả  của giáo dục tiểu học; có  
học vấn phổ  thông  ở  trình độ  cơ  sở  và những hiểu biết ban đầu về  kỹ  
thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi  
vào cuộc sống lao động”… Như  vậy, giáo dục THCS phải tập trung phát 
triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện  
và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống 
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận 
dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến  
khích học tập suốt đời và bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS (hết lớp  

9) có tri thức phổ  thông nền tảng, đáp  ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau  
THCS [24], [66].


14

1.2.2. Khái quát về  hệ  thống trường, lớp, giáo viên và học sinh cấp  
THCS
1.2.2.1. Hệ thống trường và lớp cấp THCS
Nghị quyết hội nghị lần 2 BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã đưa ra 
định hướng chiến lược về phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH ­ HĐH, với  
tư tưởng chỉ đạo là thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và GD&ĐT 
là sự nghiệp của toàn đảng, của Nhà nước và toàn dân. Từ tư tưởng chỉ đạo 
cùng các chính sách quan tâm, đầu tư  cho  giáo dục, GD&ĐT  đã đạt được 
những thành tựu quan trọng, đặc biệt là quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở 
GDPT phát triển nhanh chóng và rộng khắp trên cả  nước đáp  ứng nhu cầu 
học tập ngày càng tăng của nhân dân. Với chính sách xã hội hóa, giáo dục  
Việt Nam đã có những điều kiện vật chất tốt hơn, chấm dứt tình trạng học 
3 ca một ngày, cả  nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, phổ  cập giáo  
dục tiểu học vào năm 2000 và phổ  cập giáo dục THCS vào năm 2010, đến 
nay hệ thống các trường THCS đã có ở hầu hết các xã hoặc liên xã trên toàn  
quốc [11], [21].
Hệ thống trường, lớp cấp THCS được tổ chức dưới nhiều loại hình 
trường  học  khác nhau, trong  đó  có  trường  công lập và ngoài công lập; 
trường THCS (từ  lớp 6 đến lớp 9); trường phổ  thông cơ  sở  (từ  lớp 1 đến 
lớp  9)   và  trường  trung học liên  cấp (từ  lớp  6  đến lớp  12).  Tuy  nhiên,  
trường THCS được tổ  chức riêng cho học sinh từ  lớp 6 đến lớp 9 chiếm  
đại đa số trong hệ thống trường, lớp cấp THCS hiện nay.  
Từ  năm 2000 đến nay do tỷ  lệ  dân số  tăng nhanh nhất là trong độ 
tuổi   đến trường  nên quy mô và mạng lưới  trường  học cũng phát triển 

mạnh. Kết quả  thống kê được trình bày tại bảng 1.1 cho thấy: số  trường  
THCS liên tục được xây mới, năm học  2000 ­ 2001  tổng số trường THCS  


15

trên cả  nước là 7.733 trường, trong đó trường công lập có 7.635 trường,  
trường ngoài công lập là 98 trường và tỷ  lệ  lớp/phòng học là 1,49. Năm 
học 2003 ­ 2004 có 8.396 trường, trong đó 8.314 trường công lập, 82 trường  
ngoài công lập và tỷ  lệ  lớp/phòng học là 1,44.  Đến năm học 2011 ­ 2012  
tổng số trường THCS trên cả nước là 10.797 trường, trong đó trường công 
lập có 10.761 trường, trường ngoài công lập có 36 trường đạt tỷ  lệ  1,41  
lớp/phòng học. Như vậy sau 10 năm tổng số trường và lớp học cấp THCS  
trên cả nước đã gia tăng đáng kể, từ 7.733  trường lên 10.797 trường và tỷ 
lệ lớp trên phòng học đã giảm từ 1,49 xuống còn 1,41 lớp/phòng học [11].  
Bảng 1.1. Hệ thống trường, lớp cấp THCS trên toàn quốc
giai đoạn từ năm học 2000 ­ 2001 đến năm học 2011 ­ 2012
Số trường
Công lập
Ngoài công lập
Tỷ lệ lớp/phòng học

2000 – 2001
7.733
7.635
98
1,49

2003 - 2004
8.396

8.396
82
1,44

2011 - 2012
10.797
10.761
36
1,41

1.2.2.2.Học sinh cấp THCS
Học sinh THCS là những học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu 
học và có độ  tuổi từ  11 tuổi đến 15 tuổi , đây là lứa tuổi có sự  phát triển  
mạnh mẽ  về  nhiều mặt cả  về thể chất, tâm lý và trí tuệ. Việc học tập  ở 
trường THCS có sự  khác biệt và phức tạp hơn so với  ở  tiểu học, các em 
chuyển sang chương trình học tập có phân môn mà mỗi môn học gồm 
những khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương 
đối sâu sắc, do vậy đòi hỏi các em phải có sự tự giác và độc lập cao. 
Số  lượng học sinh cấp THCS từ  năm học 2000  ­ 2001 đến nay có 
nhiều biến động, tỷ lệ học sinh phổ thông trong độ tuổi đi học tăng nhanh  
vào những năm đầu của thập kỷ mới, trong đó số học sinh cấp THCS năm  
học 2000 ­ 2001 là 5.918.153 học sinh, tăng mạnh nhất vào năm học 2003 


16

­  2004, với  tổng số  6.612.099 học  sinh, tuy nhiên các năm  học sau  số 
lượng học sinh lại có chiều hướng giảm dần, đến năm học 2011 ­ 2012 
chỉ còn 4.926.401 học sinh [11].
1.2.2.3. Đội ngũ giáo viên cấp THCS

Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo đối 
với sự  nghiệp phát triển giáo dục, Đảng, Nhà nước cùng ngành Giáo dục 
luôn dành sự quan tâm đãi ngộ với các chính sách đào tạo, tuyển dụng, bồi 
dưỡng  dành cho  đội ngũ nhà giáo. Trong chiến lược xây dựng, nâng cao 
chất lượng đội ngũ giáo viên giai đoạn sau năm 2010 thì việc củng cố, hoàn 
thiện hệ  thống đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và 
cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình GDPT sau  
năm 2015 là một nhiệm vụ trọng tâm [41].  
Bảng 1.2. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên THCS
trên toàn quốc từ năm học 2007 ­ 2008 đến năm học 2011 ­ 2012
Năm học

Tổng số
GV

GV/
lớp

2007-2008
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012

312.579
313.536
313.911
312.710
311.970


1,96
2,06
2,09
2,07
2,12

Nữ
SL
210.774
210.997
216.961
211.035
213.072

Dân tộc
%
67,39
67,30
69,12
67,49
68,30

SL
20.118
22377
23.405
23.719
24.770

%

6,43
7,14
7,46
7,58
7,94

Đạt và trên
chuẩn
SL
%
304.565 97,38
305.415 97,41
308.418 98,25
309.083 98,84
309.537 99,22

Dưới chuẩn
SL
8.194
8.121
5.493
3.627
2.433

%
2,62
2,59
1,75
1,16
0,78


Như  vậy, số  lượng giáo viên THCS trên toàn quốc trong 5 năm gần 
đây   không   có   nhiều   biến   động,   tại   thời   điểm   năm   học   2011   ­   2012   là 
311.970 giáo viên. Trong đó có 213.072 giáo viên nữ và 24.770 giáo viên là 
người dân tộc thiểu số. Về  cơ  bản các trường THCS đã đảm bảo đủ  số 
lượng giáo viên giảng dạy và cân đối số giáo viên cho các môn học cơ bản.  
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng dạy kiêm nhiệm không đúng chuyên môn đào 
tạo đặc biệt là các trường THCS ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người  
dẫn đến chất lượng giáo dục không đảm bảo [11], [41].  


17

Về chất lượng đội ngũ giáo viên THCS: theo kết quả nghiên cứu của 
Nguyễn Thúy Hồng về  thực trạng đội ngũ nhà giáo ở  cấp THCS đã có sự 
tăng nhanh về  tỷ  lệ  giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ  đào tạo. 
Năm 2010 số giáo viên đạt chuẩn chiếm 57,6% và trên chuẩn là 40,9%, đến 
năm 2012 tỷ lệ giáo viên đạt và trên chuẩn đào tạo là 99,22%, trong đó có  
46% đạt trình độ  trên chuẩn. Như  vậy, xét về  chất lượng theo chuẩn quy 
định của Bộ GD&ĐT thì trình độ của đội ngũ giáo viên cấp THCS đã được  
đảm bảo. Mặc dù vậy, cũng theo kết quả  nghiên cứu của Nguyễn Thúy 
Hồng thì hầu hết giáo viên giảng dạy các hoạt động  giáo dục  như  hoạt 
động giáo dục ngoài giờ  lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa 
được đào tạo chuẩn và đa số  các giáo viên mới chỉ  đáp  ứng yêu cầu  ở 
phương diện dạy học môn học chứ chưa đáp ứng yêu cầu về NLGD, năng 
lực phát triển nghề nghiệp, năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường  giáo 
dục, năng lực phối hợp với gia đình, cộng đồng xã hội trong  giáo dục học 
sinh cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá vẫn  
còn hạn chế [41].  
1.2.3. Công tác GDTC trong nhà trường THCS 

1.2.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trường học 
Cấu trúc của nền TDTT Việt Nam được chia thành hai mảng rõ rệt: 
TDTT quần chúng và thể  thao thành tích cao. GDTC trong nha tr
̀ ường vừa  
là một môn học vừa là một mặt của  giáo dục  toàn diện, là một bộ  phận 
quan trọng của TDTT quần chúng.  
Đảng ta hết sức quan tâm, chăm lo sức khỏe, tương lai cho thế hệ trẻ 
của đất nước. Xuất phát từ  vị  trí, tầm quan trọng của công tác GDTC nên 
ngay sau cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và Bác Hồ đã hết sức đề cao  
vai trò của TDTT đối với sự  phát triển của thế  hệ  trẻ  và coi đây là một 
nhiệm vụ cách mạng [85].


18

Chỉ  thị  36 CT/TW của Ban Bí thư  Trung  ương  Đảng khóa VII giao 
trách nhiệm cho Bộ  GD&ĐT và Tổng cục TDTT thường xuyên phối hợp  
chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy làm cho 
việc tập luyện  thể  dục, thể  thao  trở  thành nếp sống hàng ngày của học 
sinh, sinh viên. 
Chỉ   thị   17/CT­TW  ngày   23/10/2002  về   phát   triển   TDTT   đến  năm  
2010, Ban bí thư Trung ương Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ 
của công tác GDTC trường học là phải   đẩy mạnh hoạt động TDTT  ở 
trường học, tiến tới đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên thể  dục  
chuyên trách và lớp học thể  dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao 
chất lượng GDTC và xem đây là một tiêu chí công nhận trường chuẩn quốc 
gia.
Nghị quyết 08/NQTW ngày 01.12.2011 của Bộ Chính trị về việc tăng 
cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến 
năm 2020 cũng chỉ rõ, đối tượng chiến lược của TDTT Việt Nam là thanh  ­ 

thiếu niên, địa bàn chiến lược của TDTT Việt Nam là trường học.
Trong hệ thống các văn bản pháp luật của Quốc hội và Chính phủ cũng 
quy định rất rõ ràng về công tác GDTC trong nhà trường với những điều luật 
sau:
­ Điều 41 hiến pháp (sửa đổi năm 1992) nước Cộng hoà xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam có quy định “Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân  
tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự  nghiệp phát  
triển TDTT; Quy định chế  độ  giáo dục thể  chất bắt buộc trong trường  
học…’’.
­ Luật Thể dục, Thể thao năm 2006, điều 20 quy định “Giáo dục thể  
chất là môn học chính khóa, thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp  


19

kiến thức, kỹ  năng vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn  
diện”.  Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của Bộ  trưởng Bộ  GD&ĐT là 
chủ  trì phối hợp với Bộ  trưởng, Chủ  nhiệm  ủy ban TDTT thực hiện: xây 
dựng chương trình GDTC; đào tạo bồi dưỡng giáo viên TDTT; hướng dẫn 
hoạt động ngoại khoá trong hệ  thống các trường học của cả  nước (công 
lập và ngoài công lập); quy định tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh và tổ 
chức hệ  thống thi đấu thể  thao cấp quốc gia dành cho học sinh, sinh viên 
mà trọng tâm là Hội khoẻ Phù Đổng và Đại hội TDTT sinh viên toàn quốc  
tổ chức 4 năm 1 lần. 
Chiên l
́ ược phat triên TDTT Viêt Nam đên 2020 đã đ
́
̉
̣
́

ược Thu t
̉ ương
́  
Chinh phu phê duy
́
̉
ệt bằng  quyết định  sô 2198/QĐ­TTg trong đo xac đinh
́
́ ́ ̣  
nhiêm vu va giai phap phat triên TDTT tr
̣
̣ ̀ ̉
́
́
̉
ương hoc. Đê th
̀
̣
̉ ực hiên đ
̣ ược cać  
nhiêm vu nay, đi
̣
̣ ̀
ểm mấu chốt là: cac c
́ ơ  quan quản lý nhà nước xây dựng  
ban hành và kiểm tra, giám sát các chuẩn mực về  GDTC và thể  thao trong 
mỗi cấp học, bậc học; các tổ  chức xã hội về  TDTT phai s
̉ ơm đ
́ ược kiên
̣  

toan, đu s
̀
̉ ức thực hiên cac hoat đông tac nghiêp vê TDTT tr
̣
́
̣
̣
́
̣
̀
ương hoc.
̀
̣
Như  vậy, ngay từ những ngày đầu cách mạng tháng 8 thành công cho 
đến nay, công tác GDTC trường học nói chung và GDTC trong nhà trường  
phổ thông các cấp nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và 
coi đây là một nhiệm vụ cách mạng cao cả, là trách nhiệm to lớn vì sự  phát  
triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ.  
1.2.3.2. Vị trí, vai trò của GDTC trong nhà trường THCS
GDTC trong nhà trường phổ  thông nói chung và  ở  cấp THCS nói 
riêng là một mặt của giáo dục toàn diện, giữ vị trí quan trọng và then chốt 
trong chiến lược phát triển sự  nghiệp TDTT. Mặt khác, GDTC còn có ý 
nghĩa  vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và   giáo dục  đạo 


20

đức, ý chí, nhân cách cho học sinh. GDTC  ở nhà trường THCS là một môi  
trường giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất 
nước [3], [81]. 

GDTC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tương lai của mỗi con  
người nhất là với lứa tuổi học sinh THCS, bởi đây là giai đoạn phát triển  
quan trọng về  tâm – sinh lý và nhận thức xã hội của các em. Do vậy , quá 
trình hình thành và phát triển nhân cách của các em thông qua tác động của 
GDTC chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường 
và được thể hiện ở các mặt sau:
­ Tạo dựng cơ  sở  để  phát triển toàn diện các tố  chất thể  lực, hoàn 
thiện cả về hình thái và các chức năng của cơ thể. Hình thành hệ thống kỹ 
năng, kỹ  xảo vận động trong hoạt động  thể  dục, thể  thao  và trong cuộc 
sống.
­ Thông qua hoạt động thể dục, thể thao sẽ góp phần nâng cao năng 
lực nhất định về trí tuệ cho học sinh, giúp các em hoàn thành các nhiệm vụ 
học tập chương trình phổ thông.
­ Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ   ở  tất cả  các mặt của lứa tuổi  
này, việc tích cực tham gia các hoạt động nhất là hoạt động  thể dục, thể thao 
sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc rèn luyện các phẩm chất và nhân cách , đặc 
biệt là hình thành lối sống lành mạnh, bổ ích, năng động, sáng tạo cho các em  
trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội trong thời kỳ đất nước phát triển và 
hội nhập quốc tế.  
­ Lứa tuổi học đường nói chung và ở  cấp THCS nói riêng là thời kỳ 
thuận lợi và an toàn nhất để  giáo dục, rèn luyện các kỹ  năng, kỹ  xảo vận 
động cơ  bản và thiết thực trong cuộc sống. Việc sử  dụng hiệu quả  các  
phương tiện GDTC ở nhà trường trong giai đoạn này sẽ có tác động mạnh 


21

mẽ tới quá trình hình thành và phát triển cả về hình thái, chức năng của cơ 
thể lẫn các phẩm chất và nhân cách của các em [19], [54].
Như vậy, GDTC trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng về cả thể 

chất, tinh thần và các phẩm chất như đạo đức, ý chí… đối với tuổi trẻ học  
đường. GDTC trong nhà trường THCS giúp cho học sinh có được những  
kiến thức và kỹ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp  
các em giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động gây nên [14].
1.2.3.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của GDTC trong nhà trường THCS.
Mục tiêu giáo dục chỉ  có  thể  được  coi là cân  đối và hài hòa khi  
GDTC trở  thành một thành phần, một nội dung không thể  thiếu của nền  
giáo dục. GDTC trường học có một ý nghĩa xã hội sâu sắc, bởi không chỉ 
đem lại cho học sinh sự  phát triển hài hòa về  thể  chất cùng các kỹ  năng  
vận động mà còn là sự chuẩn bị cho các em một nền tảng thể lực để  thực  
hiện chức năng xã hội, chức năng nghề  nghiệp trong tương lai, tạo điều 
kiện cho thế  hệ  trẻ  bước vào cuộc sống lao động xây dựng và bảo vệ  tổ 
quốc [1], [14].
GDTC trong trường học nói chung và  ở  cấp THCS nói riêng là một 
nội dung bắt buộc. Tại điều 41 Hiến pháp năm 1992 và Luật Thể dục, thể 
thao năm 2006 quy định GDTC là môn học chính khóa, GDTC trường học  
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện [65], [67].
GDTC trường học là một bộ phận quan trọng của toàn bộ nền TDTT 
quốc gia, là một mặt cơ  bản trong giáo dục toàn diện cho thế  hệ  trẻ. Do 
vậy, GDTC trường học nói chung và ở cấp THCS nói riêng có những nhiệm 
vụ sau: 
­ Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi đang trong thời kỳ  phát triển 
mạnh mẽ  về  tâm ­ sinh lý, đa số  các em đã bước vào giai đoạn “dậy thì”, 


22

do vậy nhiệm vụ  quan trọng của GDTC cho các em giai đoạn này là phải 
thúc đẩy sự phát triển cơ thể các em một cách cân đối, hài hòa. 
­ Giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực và tính đề kháng của cơ thể học 

sinh trước những ảnh hưởng bất lợi của môi trường xung quanh. 
­ Đảm bảo sự phát triển hợp lý các tố chất thể lực, đáp ứng yêu cầu 
chương trình môn học Thể  dục và đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể  theo 
lứa tuổi. Phát động phong trào tập luyện thể dục, thể thao ngoại khóa cho 
học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau kể cả việc phối hợp với lãnh đạo 
và các đoàn thể  tại địa phương… đặc biệt là sự  tự  tập luyện của các em 
tại gia đình.
­ Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản,  
cần thiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống và rèn luyện cho các  
em có ý thức giữ  gìn vệ  sinh cá nhân, vệ  sinh nơi công cộng, vệ  sinh tập  
luyện thể dục, thể thao.  
­ Khơi gợi hứng thú và nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao cho học 
sinh  đồng thời trang bị  những kiến thức, kỹ  năng cơ  bản về  TDTT và 
phương pháp tập luyện để  từ  đó tạo cho các em thói quen rèn luyện thân 
thể thường xuyên, suốt đời và một nếp sống văn minh, lành mạnh.
Như  vậy, mục tiêu và nhiệm vụ  cụ  thể  của GDTC cho học sinh  
THCS chính là: giúp các em có sự  tăng tiến về  sức khỏe, thể lực. Đạt tiêu 
chuẩn rèn luyện thân thể  theo lứa tuổi và giới tính. Trang bị  cho các em  
những kiến thức và kỹ năng vận động cần thiết trong cuộc sống. Xây dựng  
thói   quen   rèn   luyện   thân   thể   thường   xuyên,   suốt   đời,   có   lối   sống   lành 
mạnh, tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần tập thể, tình đoàn kết cùng các 
phẩm chất đạo đức, ý chí vươn lên… Biết vận dụng những kiến thức, kỹ 


23

năng đã học vào các hoạt động  ở  nhà trường và trong đời sống hàng ngày  
[2], [14], [48], [95].
1.2.3.4. Chương trình môn học Thể dục cấp THCS
Chương trình môn học Thể  dục  ở  trường THCS có vị  trí hết sức  

quan trọng và là hoạt động chủ yếu của công tác GDTC trong giáo dục toàn 
diện  ở  nhà trường. Cũng giống như  các cấp học, bậc học khác, GDTC  ở 
trường THCS được thực hiện dưới hai hình thức là GDTC (môn học Thể 
dục) nội khóa và hoạt động thể thao ngoại khóa. Cả hai hình thức trên đều 
cơ  bản, thiết yếu và có mối liên hệ  chặt chẽ  với nhau nhằm đảm bảo 
chương trình và kế hoạch giáo dục trong nhà trường [2], [67].
Chương trình môn học Thể  dục hiện hành (ban hành năm 2006) so 
với chương trình cũ đã có nhiều tiến bộ, nội dung chương trình được lựa  
chọn, đảm bảo tính lôgic và định hướng phát triển nhiều môn thể thao, phát 
huy được thế  mạnh các môn thể  thao dân tộc trong phạm vi trường học.  
Tuy nhiên, với mục tiêu lấy sức khỏe và thể  lực là mục tiêu quan trọng  
nhất nhưng để thực hiện thì chương trình còn bộc lộ một số hạn chế: nội  
dung chương trình còn lặp lại nhiều nội dung  ở cấp tiểu học về kiến thức  
và kỹ  năng dẫn đến nhàm chán, không phát huy được tính tích cực và sự 
khám phá môn học  ở  học sinh. Mặt khác, phương pháp và hình thức đánh 
giá, động viên kết quả  học tập còn lạc hậu, đơn giản, chưa thật sự  phát  
huy niềm thích thú, tích cực hoạt động thường xuyên của học sinh [1], [32],  
[33], [79]. 
Như vậy, chương trình môn học Thể dục ở trường THCS nói riêng và  
ở phổ thông nói chung sau 10 năm đổi mới đã có nhiều ý kiến đánh giá của  
các nhà khoa học, cán bộ  quản lý về  GDTC và những giáo viên trực tiếp 
giảng dạy về mục tiêu, nội dung, cấu trúc nội dung chương trình… Mặc dù  
chưa có những nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện nhưng có thể thấy đa 


24

số đều cho rằng chương trình đã đáp ứng được yêu cầu nhất định của mục  
tiêu GDPT trong bối cảnh và điều kiện thực tiễn dạy học những năm qua [2],  
[32], [33], [78].

Hiện nay với xu hướng chung, các chương trình giáo dục tiên tiến trên 
thế giới là hướng tới phát triển các tiềm năng và biến nó trở thành năng lực 
thực sự của từng học sinh và học tập phải trở thành nhu cầu và hoạt động  
thường xuyên, suốt đời của các em. Đặc biệt theo tinh thần Nghị quyết Đại 
hội Đảng toàn quốc khóa XI về  đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo  
nhu cầu phát triển của xã hội và trong chiến lược phát triển  giáo dục 2011 ­ 
2020   (QĐ711/QĐTTg   ngày   13/6/2012)   đã   xác   định,   trên   cơ   sở   đánh   giá 
chương trình GDPT hiện hành và tham khảo chương trình tiên tiến của các 
nước, thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ  sau năm 2015 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất  
trong toàn quốc, vừa phù hợp đặc thù của mỗi địa phương. Do đó, từ những  
kết quả nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn về GDTC và yêu cầu đổi mới  
chương trình GDPT sau năm 2015, Bộ  GD&ĐT đã tổ  chức nhiều hội thảo  
khoa học về vấn đề này, trong đó có hội thảo khoa học quốc gia về GDTC ở 
trường phổ  thông Việt Nam (2013). Đây là hội thảo tập trung nhiều nhà 
khoa học, cán bộ quản lý về GDTC và những giáo viên TDTT giảng dạy ở 
phổ  thông, với nhiều tham luận, nghiên cứu được trình bày trong đó có 
những   đánh   giá   về   chương   trình,   sách   giáo   viên   hiện   hành   và   đề   xuất 
chương trình môn Thể  dục sau năm 2015 có giá trị  khoa học và thực tiễn 
cao [12], [17], [97].
1.2.3.5.  Khái quát về  điều kiện triển khai công tác GDTC trong nhà trường  
THCS
Đặc điểm tâm ­ sinh lý và nhu cầu về  GDTC của học sinh THCS


25

GDTC học đường với việc tác động đến cơ  thể  học sinh trong giai  
đoạn này thông qua các bài tập hợp lý, khoa học sẽ có một ý nghĩa rất lớn  
đến quá trình phát triển thể  chất  ở  các em. Bằng những nghiên cứu của  

mình, các nhà khoa học đã chứng minh, đỉnh cao sự  phát triển về  mặt thể 
chất của mỗi con người chính là ở lứa tuổi học đường. Đây cũng là thời kỳ 
thuận lợi nhất, an toàn nhất để  tiếp thu các kỹ  năng, kỹ  xảo vận động cơ 
bản thiết thực cho đời sống hàng ngày [2], [19], [31].
Đặc điểm về  tâm lý: học sinh THCS có độ  tuổi từ  11 tuổi đến 15  
tuổi, đây là lứa tuổi có sự  phát triển mạnh mẽ  về  nhiều mặt cả  về  thể 
chất, tâm lý lẫn trí tuệ. Nhiều nhà nghiên cứu sự phát triển của lứa tuổi này 
đã gọi đây là giai đoạn “tuổi khủng hoảng”, là “thời kỳ quá độ” với nhiều 
diễn biến phức tạp. Diễn biến tâm lý của các em trong học tập được biểu  
hiện  ở  nhiều mặt như  về  động cơ  học tập, sự  tập trung chú ý, khả  năng 
ghi nhớ, năng lực tư duy và giao tiếp [42], [70]. 
Ở lứa tuổi này các em đã thấy rõ sự biến đổi về thể chất và đời sống 
tâm lý của mình nhưng cũng không tránh khỏi trạng thái lo âu trước những  
biến đổi đó đồng thời nhu cầu thiết lập mối quan hệ với bạn bè cùng trang  
lứa có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và phát triển tâm  
lý ở các em. Trước những diễn biến phức tạp về mặt tâm lý của các em ở lứa  
tuổi này, trong quá trình giáo dục nói chung và GDTC nói riêng, người giáo 
viên cần quan tâm nắm vững những đặc điểm tâm lý của học sinh mới có thể 
tổ chức quá trình dạy học đạt được mục tiêu như mong muốn [27], [40], [42], 
[70], [95]. 
Đặc điểm về sinh lý: từ tuổi 11 đến tuổi 15 là thời kỳ cơ thể có những 
biến đổi mạnh mẽ, quan trọng. Dưới góc độ  sinh học thì đây là thời kỳ 
trưởng thành sinh dục hay còn gọi là “tuổi dậy thì”. Lứa tuổi này cho thấy  


×