Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Ebook Sổ tay tuyên truyền viên - Sử dụng cho cuộc họp tham vấn cộng đồng thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 62 trang )

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VIÊN

Sử dụng cho cuộc họp tham vấn cộng đồng thôn

Tháng 05 / 2010


Mục lục
STT

Nội dung

Trang

Lời mở đầu

4

I

Mục tiêu của cuộc họp Thôn

8

II

Điều phối cuộc họp Thôn

8

1



Các nguyên tắc điều phối
1.1 Sự cùng tham gia

2

1.2 Sự tự nguyện đi đến quyết định

9

Chương trình họp Thôn

11

2.1 Các giai đoạn chính của cuộc họp Thôn

3

2.2 Các bước hoạt động của cuộc họp Thôn

12

2.3 Chuẩn bị trước khi họp Thôn

16

Phương pháp tiến hành cuộc họp

17


3.1 Trực quan hóa

2

3.2 Chuẩn bị Phần mở đầu bài trình bày

18

3.3.Dẫn dắt nội dung bài trình bày

19

3.4. Gợi ý về cách trình bày có hiệu quả

20


STT

Nội dung

Trang

3.5. Thảo luận

22

3.6. Điều phối giai đoạn người dân quyết định cam kết tham gia chương trình UN-REDD

26


4

Lưu ý khi chụp hình cuộc họp thôn

28

5

Báo cáo kết quả cuộc họp

28

Phụ lục
Phụ lục 1: Bộ tranh về mối liên hệ giữa Biến đổi khí hậu - Rừng – REDD và các hoạt động
của chương trình UN-REDD tại Lâm Đồng

30

Phụ lục 2: Gợi ý khi tổ chức và tiến hành cuộc họp Thôn

36

Phụ lục 3: 24 câu hỏi tình huống dùng trong cuộc họp Thôn

38

Phụ lục 4: Cách mở đầu, dẫn dắt buổi họp

46


Phụ lục 4.1: Gợi ý về xử lý tình huống khi điều phối thảo luận

52

Phụ lục 4.2: Phiếu tổng hợp kết quả cuộc họp Thôn

54

Phụ lục 4.3: Phiếu tổng hợp các đề nghị cải tiến chất lượng cuộc họp Thôn

55

Phụ lục 5: Thông tin tham khảo về văn hóa, phong tục tập quán người K’Ho

56

Phụ lục 6: Mẫu báo cáo Tuyên truyền viên

61

3


Lụứi mụỷ ủau
Chng trỡnh Gim phỏt thi khớ nh kớnh thụng qua cỏc n lc hn ch mt rng v suy thoỏi rng ca Liờn
hip quc ti Vit Nam (gi tt l Chng trỡnh UN-REDD) c Chớnh ph Na Uy v mt s quc gia khỏc
ti tr thụng qua Sỏng kin cỏc hnh ng khi ng nhanh. C quan ch qun Chng trỡnh l B Nụng
nghip v Phỏt trin Nụng thụn. Tng Cc Lõm nghip, B Nụng nghip v Phỏt trin Nụng thụn l C quan
ch trỡ thc hin Chng trỡnh phi hp vi y ban nhõn dõn tnh Lõm ng (thụng qua S Nụng nghip v

PTNT).
L chng trỡnh quc gia u tiờn chun b cỏc hot ng sn sng thc thi REDD trờn thc a, Chng
trỡnh UN-REDD Vit Nam i tiờn phong trong quỏ trỡnh tham vn ngi dõn (FPIC) hai huyn thớ im Lõm
H v Di Linh, tnh Lõm ng.
Tham vn ngi dõn (FPIC - Free, Prior, Informed, Consent) l mt nguyờn tc da vo cỏc quyn, din t
c th quyn t quyt, cỏc quyn liờn quan n t ai, lónh th v ti nguyờn thiờn nhiờn, quyn v vn hoỏ,
cng nh quyn khụng b phõn bit chng tc.
Bn nguyờn tc ch o quỏ trỡnh thớ im tham vn ngi dõn bao gm:
1.Tin hnh tham vn ngi dõn tt c cng ng cú rng v nhng sng gn rng.
2.Ch ng qung bỏ tham vn ngi dõn cỏc cng ng, ch khụng ch h ti mi trin khai.
3.Khụng th gi nh tớnh ng nht gia cỏc cng ng
4.Nhng i tng hng li cú lien quan s hng dn v cỏc quy trỡnh th tc tham vn phự hp.

4


Trong số nguyên tắc đơn giản của Chương trình UN-REDD là nguyên tắc tham vấn các dân tộc bản địa cũng
như các cộng đồng khác sống dựa vào rừng phải được tôn trọng, cũng như có ý nghĩa cốt yếu đảm bảo rằng
họ được tham gia đầy đủ và thiết thực trong các quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định trong các
hoạt động của Chương trình UN-REDD.
Việt Nam có 53 tộc người, thuộc 8 nhóm ngôn ngữ, chiếm khoảng 16 triệu dân. Hầu hết các nhóm dân tộc ít
người này sống ở các vùng rừng núi cao. Ở hai huyện thí điểm tỉnh Lâm Đồng nơi dự định triển khai các hoạt
động của Chương trình UN-REDD Việt Nam có khoảng 30 dân tộc ít người, song trong đó chỉ có 6 tộc người
thực sự là các dân tộc bản địa, còn các dân tộc khác đến định cư trong mấy thập kỷ qua từ các nơi khác trong
nước.

5


Việt Nam là một trong chín nước đầu tiên trên thế giới của chương trình UN-REDD tổ chức hoạt động này.

Các hoạt động FPIC triển khai ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của không chỉ các chương trình
khác trên thế giới mà còn của nhiều cơ quan, tổ chức trong nước đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ và các
chương trình dự án khác. Kinh nghiệm thu được từ Việt Nam sẽ là bài học rất tốt để các nước khác tham khảo.
Với sự hỗ trợ tích cực của chuyên gia Trần Phong, chương trình UN-REDD Việt Nam đã xây dựng Cuốn Sổ
tay dành cho Tuyên truyền viên của UN-REDD sử dụng cho các cuộc họp tham vấn người dân ở các thôn tại
hai huyện Lâm Hà và Di Linh của tỉnh Lâm Đồng.
Chương trình UN-REDD hy vọng Cuốn Sổ tay này sẽ giúp các Tuyên truyền viên thực hiện hiệu quả các
hoạt động tham vấn người dân. Cuốn Sổ tay cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các chương trình dự án khác
có cùng hoạt động tương tự

6


Nguyên tắc tham vấn người dân (FPIC)
Quy trình 8 bước
TTV giải thích ý nghĩa của BĐKH, REDD, các
hoạt động dự kiến của UN-REDD. Trả lời các
thắc mắc của người dân và để họ tự thảo luận.

Liên hệ với Trưởng thôn, người dân
để chuẩn bị cho cuộc họp tham vấn

Tuyển chọn, đào tạo, thực hành và
rút kinh nghiêm chuẩn bị sẵn sàng
cho cuộc họp thôn

5. Tiến hành
cuộc họp thôn

6. Ghi chép quyết

định đồng thuận

Thông qua hình thức biểu
quyết và bỏ phiếu kín

4. Chuẩn bị
cuộc họp thôn

7. Tư liệu hóa
và báo cáo
UN-REDD VN

2-3. Tuyển
chọn và đào
tạo TTV

8. Theo dõi
và đánh giá
quá trình FPIC

1. Nâng cao
nhận thức

Tư liệu hóa các thông tin về
đồng thuận

Theo dõi, đánh giá độc lập và
phổ biến bài học kinh nghiệm
đánh giá


Hội thảo nâng cao nhận thức cấp xã, huyện TTV phát tờ rời, dán áp phích
và nói chuyện với người dân tại thôn/buôn
Bước chuẩn bị:
1. Tập hợp những cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động tham vấn thôn
2. Chuẩn bị tài liệu truyền thông
3. Tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan ở tỉnh / huyện
4. về việc triển khai FPIC

7


8

I. Mục tiêu của cuộc họp Thôn

II. Điều phối cuộc họp Thôn

Nâng cao nhận thức của người dân về Biến đổi khí
hậu, về giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ
lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD) và
các hoạt động của Chương trình Giảm phát thải khí
nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và
suy thoái rừng của Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNREDD Việt Nam) và từ đó đồng thuận tham gia vào
chương trình UN-REDD

Đây là phần rất quan trọng quyết định cho sự
thành công của cuộc họp, do đó Tuyên truyền
viên cần nghiên cứu thật kỹ để vận dụng vào
thực tế


1. Các nguyên tắc điều phối
1.1. Sự cùng tham gia

Đó là việc mọi người đến cùng nhau nghe, chia sẻ
thông tin, thảo luận ý kiến, đi đến quyết định để đạt
được những mong đợi của họ. Vì vậy, Tuyên truyền
viên (TTV) phải thiết kế, tổ chức và hướng dẫn để
đảm bảo cho mọi người đều có cơ hội tham gia ở
mức độ ngang nhau và được hiệu quả.
Là một TTV, hiệu quả của sự cùng tham gia là yếu tố
then chốt cho sự thành công của cuộc họp


Các nguyên tắc







Bình đẳng trong người tham dự
Mọi ý kiến đều có giá trị
Tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau
Tập trung vào nhu cầu người tham dự
Khuyến khích các suy nghĩ phê bình tích cực
Các mâu thuẫn và ý kiến tranh luận nên được trực
quan hoá và giải quyết với thời gian thích hợp
• Các cảm giác không thoải mái phải được giải quyết
tức thời và hợp lý


Phương pháp và công cụ thúc đẩy sự cùng
tham gia:






Đối thoại để chia sẻ khái niệm, quan điểm....
Hỏi câu hỏi và cách thu thập ý kiến
Sử dụng các hỗ trợ trực quan
Đánh giá và phản hồi liên tục
Tạo môi trường và các hình thức làm việc phù
hợp

1.2. Sự tự nguyện đi đến quyết định
TTV không được tạo áp lực hoặc tìm cách ép buộc
người dân ‘đồng thuận’ mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi
cho họ:
(1) tìm hiểu thông tin về Biến đổi khí hậu (BĐKH),
về REDD, về hoạt động của chương trình UNREDD tại Huyện;
(2) thảo luận để họ tự đi đến quyết định có tham gia
giữ rừng hay không.
Đó chính là cách để người dân địa phương thực
hiện được quyền của họ.
Quá trình đi đến quyết định dựa trên sự đồng
thuận chứ không phải yêu cầu đạt được sự nhất trí
hoàn toàn 100% một cách hình thức hoặc theo dạng
‘buông xuôi’ nhất trí theo xu hướng chung


9


Trong trường hợp nếu người dân không đồng
thuận, cần phân tích thật kỹ nguyên nhân, từng
bước giải quyết vấn đề, tiếp tục tiếp xúc nói chuyện
với họ trong và sau buổi họp (lưu ý sử dụng tờ rơi
của Chương trình).
Quyết định theo sự đồng thuận nói trên còn
cần mang tính đại diện hợp lý của các nhóm khác
nhau (ví dụ: phụ nữ, người già, người dân tộc,
người Kinh…) trong Thôn

10


2. Chương trình họp thôn
2.1. Các giai đoạn chính của cuộc họp Thôn:
1. Mọi người đến và làm quen lẫn nhau
2. Giới thiệu mục tiêu, chương trình và phương
pháp làm việc
3. Giới thiệu lần lượt các chủ đề, nội dung của
cuộc họp
4. Thu thập thông tin và ý kiến
5. Phân tích và quyết định
6. Phản hồi, đánh giá kết quả

11



2.2. Quy trình tổ chức cuộc họp Thôn
Trước cuộc họp
• Thông báo đến Thôn thời gian, mục đích, nội dung cuộc
họp?
• Xác lập kênh thông tin liên lạc ?

• Vai trò của đại diện Xã, Trưởng thôn?
• Thu thập thông tin cơ bản về • (Bí thư chi bộ/thôn người kinh, Già làng,
ông trùm họ đạo)
thôn
• Tuyên tuyền trực tiếp tại một • Phân công trong Nhóm TTV - Cộng tác
số hộ dân được chọn lựa
viên là người dân?
• Người phiên dịch?

Kiểm tra: địa điểm họp, số lượng, thành phần người dự, bố trí chỗ ngồi
• Nơi dán bộ posters, treo băng rôn ?
• Kiểm tra âm thanh, ánh sáng...
Rà soát
• Kịch bản các bước điều phối cuộc họp
• Nội dung trình bày về BĐKH - REDD - UNREDD
• Bộ câu hỏi dẫn dắt thảo luận

Chuẩn bị kịch bản về cách đón
dân ?
Phân công nhiệm vụ cụ thể
trong Nhóm TTV

• Trình bày trực quan dựa vào bộ posters

của chương trình?
• Dùng từ và câu đơn giản, dễ hiểu, ngắn
gọn?

Hỏi: “Còn thiếu gì không?”
• Điều phối để huy động sự cùng tham gia
-Tiếp xúc với Trưởng thôn trước khi họp ít nhất một ngày, chỉ dẫn chi tiết tỉ mỉ cho trưởng thôn
của người họp?
về kịch bản, chuẩn bị (ghi ra giấy cho Trưởng thôn), cách nói về nội dung khi đi mời bà con. • Bộ câu hỏi định hướng thảo luận?

12


Trong cuộc họp

Sau cuộc họp
Vai trò của Già làng?
Chụp ảnh lưu niệm?

Cách giữ liên lạc sau họp?

Cách huy động hiểu biết của người dân?

Trình bày và đối thoại

Thu thập thêm thông tin từ một số người dân, cán bộ địa phương?

Biến đổi khí hậu?

RỪNG


REDD???

• Quản lý thời gian?
• Cách ứng xử thân thiện
• Xử lý tình huống với phản ứng của người dân?

• Để lại bộ poster và các tờ rơi cho thôn?
• Xếp lịch và đối tượng để tiếp tục quay lại truyền thông?
Đánh giá nhanh cuộc họp có sự cùng
tham gia?

Họp nhóm TTV rút kinh
nghiệm?

• Vai trò của trưởng thôn, già làng trong biểu quyết đồng thuận
Hỏi: “Điều gì cần cải tiến?”
• Quan sát, ghi nhận xu thế đồng thuận?
• Chụp ảnh giao lưu với bà con sau cuộc họp.
• Khi bỏ phiếu, chú ý hướng dẫn người không biết chữ (đặc biệt • Họp nhóm tuyên truyền viên với trưởng thôn và ban ngành đoàn thể
đồng bào dân tộc).
thôn rút kinh nghiệm.

13


Chương trình đề xuất áp dụng
TT

Các bước, hoạt động


Người thực hiện

Thời gian

I. Bước chuẩn bị
Yêu cầu: Các TTV có thể đến thôn trước một khoảng thời gian phù hợp để làm quen với trưởng thôn, nắm
được tình hình kinh tế - xã hội của thôn, thảo luận kỹ với trưởng thôn về công tác chuẩn bị, tốt nhất là thông
qua tuyên truyền lưu động.

14

1

Gửi giấy mời (có thể TTV cùng đi)

Trưởng thôn

trước cuộc họp

2

Phát tờ rơi

Trưởng thôn

cùng lúc gửi
giấy mời

3


Dán áp phích tại UBND xã, nhà họp thôn

Cán bộ xã, TTV

trước cuộc họp

4

Truyền thanh thông báo hàng ngày kết hợp với
tuyên truyền lưu động

Cán bộ xã, thôn, TTV

trước cuộc họp

5

Chọn địa điểm họp và sắp xếp phòng họp

Trưởng thôn, TTV

trước cuộc họp

6

Chuẩn bị tài liệu phát cho người dân

TTV


trước cuộc họp


TT

Các bước, hoạt động

Người thực hiện

Thời gian

II.Bước thực hiện:
Lưu ý:
• Có thể kéo dài từ 90ph – 120ph, ban ngày hoặc đêm tùy theo điều kiện cụ thể của thôn.
• Với các địa điểm không có điện, cần chuẩn bị loa phát thanh và không tổ chức vào ban đêm.
7

Văn nghệ, làm quen lẫn nhau.

TTV

trước cuộc họp
chính thức

8

Giới thiệu chương trình, mục đích cuộc họp.

Trưởng thôn


5p

9

Phát biểu của đại diện chính quyền.

Cán bộ xã

5p

10

Trình bày về BĐKH, REDD và các hoạt động sắp tới
tại địa bàn.

TTV

20-30p

11

Phát biểu của đại diện cộng đồng.

Già làng, mục sư (nếu có)

5-10p

12

Thảo luận.


Người dân, cán bộ thôn, TTV 30-45p

13

Tuyên truyền viên giới thiệu các nguyên tắc tham
vấn cộng đồng trước khi người dân bỏ phiếu/biểu
quyết đồng thuận.

TTV hỗ trợ trưởng thôn

14

Kết thúc cuộc họp

TTV

15p

15


2.3.Chuẩn bị trước cuộc họp Thôn
• Liên hệ, khảo sát và cùng với cán bộ Xã, Thôn quyết định chọn: địa điểm, thời
gian cuộc họp, số lượng người dân đại diện tham gia cuộc họp, đại biểu khác
tham dự.
• Thành phần tham gia họp: Đại diện chính quyền Huyện/Xã, tuyên truyền viên,
đại diện các hộ gia đình, cán bộ hỗ trợ tổ chức (Kiểm lâm (địa bàn), Đoàn TN,
Phụ nữ)
• Tìm hiểu trước một số nét văn hóa tiêu biểu, cách tiếp xúc và những điều cấm

kỵ của người dân tộc tại địa bàn tổ chức cuộc họp
• Nghiên cứu kỹ tờ Phiếu lấy ý kiến đồng thuận :”Giúp bạn đưa ra quyết định về
Chương trình UN-REDD”
• Chọn hoặc tìm người sẵn sàng hỗ trợ dịch thuật tiếng dân tộc trong cuộc họp
(nếu người điều phối không biết tiếng dân tộc)
• Trang trí, bố trí sơ đồ tổ chức, loa đài, ánh sáng, bàn ghế/chỗ ngồi cho người
dự họp, nơi để đính Bộ tranh của chương trình, nơi để ghi lại ý kiến thảo luận....

16


3. Phương pháp tiến hành cuộc họp
3.1. Trực quan hoá:
Các thông tin về:
(a) Biến đổi khí hậu, (b) REDD và (c) Chương trình UN-REDD tại Lâm Đồng đều được trình bày trực quan
trong Bộ tranh với hình ảnh minh họa đơn giản, dễ hiểu (Xem Phụ lục 1)
-Thuận lợi của việc sử dụng Bộ tranh:
• Các thông tin/ý kiến “phức tạp” trở nên dễ hiểu hơn với ngôn ngữ trực quan, giảm đi sự hiểu sai.
• Thu hút chú ý cho người theo dõi.
• Thảo luận để đi đến nhất trí được dễ dàng hơn do thông tin được trình bày rõ ràng.
Trực quan hoá các ý kiến thảo luận:
Khi điều kiện cho phép, có thể dùng phương tiện phù hợp (bút dạ, giấy A0, bảng viết,...) để ghi lại tóm tắt các
nhóm ý kiến của người tham dự. Lưu ý ghi các ý kiến dưới hình thức phù hợp dễ theo dõi (sơ đồ, danh mục,
hình ảnh…..)

17


3.2.Chuẩn bị Phần mở đầu bài trình bày
Đoạn giới thiệu:

Trong khoảng một vài phút đầu tiên, bắt đầu bằng:






Những vấn đề ‘nóng’, có thể được nhiều người quan tâm và mang tính thời sự .
Một nhận xét ‘gây sốc’
Một loạt số liệu thống kê đơn giản về chủ đề hoặc bằng những con số gây ấn tượng
Câu chuyện cười nhẹ nhàng, dễ hiểu, ngắn gọn
Một đoạn thơ hoặc lời ca ‘nổi tiếng’, hoặc gắn với giai thoại địa phương. Sử dụng trích dẫn từ một người
nổi tiếng, từ các phương tiện truyền thông đại chúng
• Một câu hỏi (không cần phải trả lời)
Câu chủ đề:
Để định hướng ý kiến chủ đạo mà buổi họp đang hướng đến (giống như bảng chỉ đường). Giống như tiêu
đề 1 cuốn sách: ‘thật ngắn gọn’ – Không: quá dài, quá phức tạp, quá nhiều thông tin. Ví dụ: Chủ đề buổi nói
chuyện của tôi là……; Hôm nay tôi và mọi người sẽ bàn về …., nói về …..

18


3.3. Dẫn dắt nội dung bài trình bày:
Cách tiếp cận

Công thức

Tạo chú ý thông qua Quá khứ - Hiện tại – Tương lai
sự thay đổi


Cách tiến hành
Điều gì đã xảy ra trong quá khứ? – Điều gì đang xảy ra?
– Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? (gắn liền với các quan
điểm của bạn).

Trình bày trực tiếp Quan điểm – Lý do – Minh họa bằng ví Đưa ra một nhận định cá nhân, nhấn mạnh một điều gì
quan điểm
dụ - Quan điểm
đó – Giải thích tại sao bạn có nhận định và cảm xúc như
vậy? – Những ví dụ thực tiễn minh họa rõ cho quan điểm
của bạn? – Trở lại và nói lại (có thể với cách khác) quan
điểm ban đầu của bạn.
Khám phá và phân
tích hệ thống

Phân tích lôgic theo 6 câu hỏi: Điều gì? Điều gì xảy ra, nguyên nhân? Ai gây ra vấn đề, ai có liên
Ở đâu? Tại sao? Ai? Như thế nào? Khi quan?........
nào?

Kêu gọi hành động

Mở đầu – Xác định tác động – Kêu gọi
sự hưởng ứng – Tuyên bố hành động

Thu hút sự chú ý của người nghe bằng một thông tin, sự
kiện… - Tạo ra sự quan tâm bằng cách chỉ ra rằng vấn đề
này ảnh hưởng đến họ như thế nào – Đưa ra mong muốn
người nghe hưởng ứng để có sự thay đổi – Đề xuất và
tuyên bố hành động chung


Một số cấu trúc khác: Vấn đề - Nguyên nhân - Mục tiêu – Giải pháp; Trước – Sau; Mục tiêu - Thuận lợi – Khó khăn –
Giải pháp………
(Nguồn: Jong Fernandez, InWEnt, 2008)

19


3.4.Gợi ý về cách trình bày có hiệu quả
1.Phân công rõ ràng nhiệm vụ trong Nhóm điều phối.
2.Bố trí chỗ làm việc thoải mái, hợp lý để nhiều người cùng thấy được thông tin từ Bộ tranh và thuận lợi cho
theo dÕi thảo luận.
3.Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, vật dụng (lưu ý cả dự phòng).
4.Thông tin sắp xếp trình bày hợp lý.
5.Sử dụng và chỉ vào các hình ảnh trong Bộ tranh.
6.Không đứng che lấp bảng, tranh ảnh.
7.Nói mạch lạc, rõ ràng, dễ nghe.
8.Đặt vấn đề rõ ràng: bối cảnh, mục tiêu...
9.Dẫn chứng sự kiện, con số xác thực... tại địa phương để minh họa.
10.Chọn lựa trọng tâm nội dung cân đối với thời gian trình bày.
11.Cẩn thận khi dùng từ ngữ (chính xác, phù hợp, đơn giản, dễ hiểu....).
12.Giảm bớt lời giải thích dài dòng.
13.Cách trình bày sinh động. Không nhìn, đọc liên tục từ giấy cầm tay.

20


14.Không nói nhiều và liên tục. Có điểm dừng, điểm nhấn khi cần thiết.
15.Thể hiện được sự cảm xúc theo mạch nội dung của chủ đề.
16.Tư thế đứng không gò bó. Sử dụng ‘ngôn ngữ cơ thể’ hài hòa.
17.Thay đổi không khí làm việc tránh đơn điệu, nhàm chán.

18.Nghe kịp thời và chính xác ý kiến của người dự.
19.Mắt luôn theo dõi người nghe.
20.Nên nêu rõ nội dung định hướng thảo luận.
21.Kiểm soát và điều phối được các mâu thuẫn xảy ra trong người dự.
22.Đánh giá và điều chỉnh được tình hình làm việc.
23.Cần có tóm tắt, kết luận rõ ràng khi kết thúc.

21


3.5. Thảo luận:

3.5.1. Hỏi câu hỏi:
Dạng câu hỏi
- Câu hỏi đóng: dẫn đến câu trả lời CÓ hoặc KHÔNG, dùng cho câu trả lời nhanh, khi cần đưa ra quyết định,
nhưng không cung cấp nhiều thông tin
Ví dụ: Chúng ta có cam chịu nhìn cảnh cây trồng chết dần do thời tiết ngày càng nóng lên và nguồn nước ngày
càng cạn kiệt dần không?
- Câu hỏi mở: kích thích suy nghĩ và tạo ra nhiều hướng trả lời, dùng khi cần trao đổi thông tin giữa người tham
dự, bắt đầu từ các từ nghi vấn: Cái gì? Tại sao? Khi nào? Như thế nào? Ở đâu? Ai?
Ví dụ: sau khi trình bày Bộ tranh về Rừng – BĐKH - REDD,
TT viên có thể dẫn dắt thảo luận toàn thể theo các câu hỏi gợi ý sau:
“Từ bài trình bày và các tranh vẽ,
1.Bạn thích thú điều gì?
2.Bạn thấy lo lắng và không muốn điều gì xãy ra?
3.Thông tin có dễ hiểu không? Có điều gì làm Bạn khó hiểu không?

22



4.Bạn có đồng ý rằng có phải rừng bị mất/suy thoái góp phần dẫn đến BĐKH không?
5.Theo Bạn, chúng ta nên làm gì đối với rừng (để vừa có thu nhập ổn định, vừa tránh được tác hại của biến
đổi khí hậu)? Hoặc: Vậy Bạn có ủng hộ việc cùng nhau bảo vệ rừng để người dân vừa có nguồn nước, thức
ăn từ rừng,… vừa được hưởng lợi từ việc giảm BĐKH?
6.Bạn có điều gì chưa hiểu về REDD?
7.Bạn có ủng hộ việc giữ rừng để sau này có thêm lợi ích từ REDD không?
(Theo Bạn, có thể nên hỏi người dân câu hỏi gì ngoài 7 câu hỏi trên để dẫn dắt nhận thức tốt nhất cho phần
biểu quyết thỏa thuận tiếp theo dưới sau đây)
8.TTV hỏi xem người dân có câu hỏi gì khác nữa không?”
Ngoài ra, TTV cần tự xây dựng và chuẩn bị trước một bộ câu hỏi dẫn dắt hỗ trợ khác.
3.5.2. Thảo luận nhóm:
Trong trường hợp cần thiết, có thể chia nhóm thảo luận tại chỗ ngay trong phòng họp cho những vấn đề phức
tạp, được nhiều người quan tâm, và có thể giúp cho sự đồng thuận đi đến quyết định của người dân tốt hơn

23


Nội dung thảo luận tại nhóm:
• Xác định các Thuận lợi / Khó khăn
• Mô tả Vấn đề / Xác định các mong muốn và việc nên làm tiếp theo
• Xác định Nguyên nhân / Giải pháp / Trở ngại
Qui tắc làm việc nhóm:







Bố trí chỗ làm việc hợp lý để mọi người đều tham gia thuận lợi

Bố trí người điều phối, người ghi chép và người trình bày kết quả
Cùng thống nhất nội dung thảo luận, qui tắc làm việc và phân bổ thời gian thực hiện
Cho cá nhân có thời gian tự suy nghĩ và đưa ra các ý kiến
Thảo luận chung và thống nhất chọn lựa ý kiến
Chuẩn bị đại diện trình bày kết quả

Qui mô nhóm:
• Nhóm 2 người, nhóm 3-5 người, nhóm 6-8 người...
• Nhóm lớn chung cho toàn bộ người tham dự

24


3.5.3. Vai trò của tuyên truyền viên:
• Đảm bảo việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý (thường ngồi theo vòng cung, chữ U, vòng tròn...để mọi người có
thể nhìn thấy mặt nhau, hoặc theo vị trí các nhóm có định hướng trước)
• Hãy để mọi người thoải mái - đừng làm họ ngại. Bắt đầu buổi làm việc bằng cách giải toả sự năng nề về
tâm lý, sự lo lắng của người dự (ví dụ như câu hỏi gây sự tò mò, câu chuyện vui…)
• Nói cho mọi người biết mục đích của buổi thảo luận
• Trình bày chủ đề làm việc thật rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, thu hút sự chú ý.
• Câu hỏi nên được viết ra trên bảng, giấy hoặc được nhắc lại rõ ràng
• Hướng dẫn qui tắc thảo luận, giới hạn thời gian nói...và bảo đảm là các qui tắc đều được giám sát
• Khuyến khích, lôi cuốn mọi người cùng thảo luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của họ, ngay cả khi quan
điểm của họ khác của bạn. Trung gian, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến.
• Bắt đầu từ vấn đề chung chuyển dần lần lượt sang từng vấn đề cụ thể
• Sử dụng kỹ thuật trực quan (bộ tranh, chữ viết – sơ đồ trên giấy…) để bảo đảm các điểm thảo luận chính
đều được mọi người biết và các giai đoạn thảo luận đều có thể xác định được mọi lúc
• Sẵn sàng cho “việc thăm dò”, ví dụ như; “Tôi không chắc là tôi hiểu, xin giải thích kỹ hơn…” hoặc “Anh có
thể cho tôi một ví dụ về những gì anh đang nói không?”


25


×