Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 214 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyền Đức Ân

GIẢNG VĂN
Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
(LỊCH SỬ VÀ TRIỂN VỌNG)

Chuyên ngành: Phƣơng pháp giảng dạy Văn học
Mã số: 5-07-02
Luận án Phó tiến sĩ khoa học Sƣ phạm - Tâm lý

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Phó giáo sƣ Trần Thanh Đạm

Thành phố Hồ Chí Minh
* 1995 *


A. PHẦN DẪN NHẬP
I. Tính cấp thiết của đề tài:
1. Giảng văn là môn học ( nói đúng hơn là một phân môn) đƣợc dạy học từ lâu ở
trƣờng phổ thông. Nguồn kiến thức văn chƣơng phong phú sinh động qua các giờ học văn đã
lƣu lại những kỉ niệm khó mờ phai trong tâm khảm bao thế hệ học sinh đối với bài học về con
ngƣời và cuộc sống có sức kết dính và lan tỏa sâu rộng mãi. Giảng văn có sức cuốn hút mạnh
bởi nó đƣa ngƣời học bƣớc vào lĩnh vực hoạt động ở đó có sự hòa quyện của rung động và
suy nghĩ, của "thực" và "mơ" để cũng từ đó bƣớc vào một thế giới "có khả năng gây ra
những tác động không hạn chế, gợi lên những liên tưởng bất tận"... (54.1, 19). Do đó, trong
hệ thống các môn học của nhà trƣờng phổ thông, môn văn - thông qua giờ giảng văn - có vị


trí và nhiệm vụ đặc biệt.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu để không ngừng bổ sung hoàn thiện khoa học giảng văn là
một vấn đề đƣợc chú ý từ lâu và nó trở nên cấp thiết khi nền giáo dục đang bƣớc vào đổi mới,
cải cách sâu rộng. Đặt vấn đề nghiên cứu khoa học về giảng văn tức là tìm hiểu, xem xét, xử
lý các vấn đề lí luận và thực tiễn của quá trình dạy học văn trong nhà trƣờng. Quá trình này
vốn có tác động liên hệ giữa nhiêu yếu tố ở những cấp độ khác nhau. Về mặt chủ quan chúng
ta thƣờng đề cập tới những vấn đề thuộc đặc trƣng, tính chất, nhiệm vụ của môn học, từng
xem xét các yếu tố cấu thành giảng văn. Về mặt khách quan, cũng nhƣ các môn học nói
chung, giảng văn không tách khỏi sự tác động của điều kiện, môi trƣờng hoạt động giáo dục
trong mối quan hệ với hoàn cảnh, tình hình chính trị - xã hội chung của đất nƣớc. Nhƣ Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Chế độ nào, nhà trường ấy".

2


2. Từ nhiêu năm gần đây, khi đánh giá chất lƣợng giáo dục đào tạo của nhà trƣờng
phổ thông, chúng ta đã từng đề cập tới một thực trạng đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm đó là sự
giảm sút của chất lƣợng dạy học các môn. Đặc biệt đối với môn văn, môn học vừa mang tính
khoa học lại vừa là nghệ thuật, trải qua một thời gian trì trệ xơ cứng bởi những tác động của
quan điểm dạy học áp đặt, chủ quan duy ý chí, chúng ta đã dạy văn theo điệu "sáo", và đã có
phần máy móc khi đồng nhất văn chƣơng với tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lịch sử.
2. Bƣớc vào thời kì đổi mới việc dạy học văn theo tinh thần của cải cách giáo dục
(CCGD), nhờ không khí dân chủ hóa, với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, nhờ mở rộng cửa
đón nhận, tiếp cận hệ thống kiến thức khoa học đa nghành, thói quen của lối tƣ duy cũ, duy ý
chí, kiểu áp đặt và tiếp nhận thông tin một chiều đã dần dần bị loại bỏ trong dạy học. Nhƣng
từ đây cũng xuất hiện một xu hƣớng của bệnh ấu trĩ tả khuynh "Đó là từ chối tất cả những gì
có dính dáng đến cách dạy truyền thống". Điều này đã có ảnh hƣởng tới việc xây dựng một
cơ sở vững chắc cho đổi mới dạy học văn, làm cho yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy học gặp
mâu thuẫn : quyết tâm đổi mới thì mạnh mẽ, nhận thức lí luận về đổi mới khá đa dạng phong
phú, và thực tiễn dạy học vốn là sinh động, phức tạp, trong khi đó, việc dự kiến, định hƣớng

lại có phần bị động, khiên cƣỡng, nóng vội. Đến nay, sau khi hoàn thành việc thay sách cải
cách ở bậc PTTH, chúng ta bƣớc đầu có cơ hội để rút ra những bài học kinh nghiệm về hiệu
quả của công việc đã làm, càng hiểu sâu hơn về điều kiện để thực hiện một khối lƣợng lớn
vấn đề đang đặt ra trƣớc mắt.
4. Có thể nói những bƣớc tiến triển đáng khích lệ cũng nhƣ những

3


mặt còn hạn chế, lúng túng của quá trình đổi mới dạy học văn trong thời gian qua đƣợc thể
hiện chủ yếu qua quan niệm về giảng văn. Giảng văn là điểm qui chiếu của các quan điểm đổi
mới toàn diện về các vấn đê thuộc nội dung và phƣơng pháp dạy học văn. Vì tác phẩm văn
chƣơng là cơ sở là khâu trọng tâm để trau dồi, tích lũy kiến thức văn học, hình thành, phát
triển năng lực văn cho học sinh. Vừa qua trong các bài viết trao đổi, tranh luận trên báo chí
hoặc phát ngôn qua diễn đàn của các cuộc hội thảo, bồi dƣỡng cho giáo viên, vấn đề thay đổi
quan điểm giảng văn đƣợc đề cập khá sôi nổi phong phú. Dù đứng ở góc độ nào các ý kiến
trao đổi đều đồng tình phải từ bỏ lối giảng văn xƣa cũ. Nhƣng sau những năm bắt tay để xoay
chuyển tình hình dạy văn nhƣ chúng ta mong muốn, những vấn đề về khoa học giảng văn đã
đề cập vẫn chƣa làm cho đa số ngƣời dạy cảm thấy yên tâm. Những quan điểm lí luận và
phƣơng pháp cách tân còn cần đƣợc thử thách để chúng ta bắt tay vào công việc đổi mới dạy
văn một cách có bài bản cả về lí thuyết lẫn thực hành.

II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
1. Kể từ khi văn chƣơng đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng thì cũng đồng thời có sự lí
giải, quan niệm về văn và cảm thụ văn. Đó là chuyện đã có từ xƣa. Chúng ta vẫn còn lƣu giữ
khá nhiều kiến giải sâu sắc của cổ nhân bàn về văn chƣơng. Tiếp theo là các công trình
nghiên cứu về dạy học Văn của các nhà nghiên cứu, nhà sƣ phạm qua các thời kỳ. Nhƣng từ
chuyện bàn luận văn chƣơng tới việc dạy học văn chƣơng bao giờ cũng có một khoảng cách
khá xa giữa cái thực thể sinh động và sự chính xác khoa học, giữa sự có thể và không thể
giảng giải ( Khả giải bất khả giải chi gian ).


4


Môn giảng văn đƣợc định hình với tƣ cách một môn học kể từ thời kì nhà trƣờng
Pháp-Việt với việc "phỏng theo lối bình giảng Âu-Tây" qua cuốn sách đầu tiên nói về giảng
văn là "Quốc văn trích diễm" (Dƣơng Quảng Hàm). Nhƣng bƣớc phát triển rõ rệt của giảng
văn đƣợc bắt đầu từ sau cách mạng tháng Tám. Giảng văn thu hút sự quan tâm của các nhà sƣ
phạm, nhà nghiên cứu với sự ra đời của những công trình khởi đầu: "Giảng văn Chinh phụ
ngâm" (Đặng Thai Mai) "Việt Nam thi văn giảng luận" (Hà Nhƣ Chi)... Đến khi cuộc kháng
chiến chống Pháp kết thúc, trƣớc yêu cầu xây dựng nhà trƣờng mới trong giai đoạn quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, môn Văn thực sự tìm thấy vị trí, tác dụng quan trọng của nó qua một
loạt các công trình nghiên cứu về giảng văn lần lƣợc xuất hiện: Mấy vấn đề giảng văn trong
nhà trường (Tạ Phong Châu), Giáo trình giảng dạy văn học (Đại học sƣ phạm), Tu từ học với
vấn đề giảng dạy ngữ văn (Đinh Trọng Lạc), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại
thể (nhiều tác giả), Những vấn đề nghiên cứu khoa học về giảng văn (Trần Thanh Đạm),
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Cảm thụ văn học - Giảng dạy văn học (Phan
Trọng Luận), Dạy văn dạy cái hay cái đẹp (Nguyễn Duy Bình), Giảng văn dưới ánh sáng
ngôn ngữ học (Đái Xuân Ninh), Suy nghĩ về giảng văn (Lê Trí Viễn).
Trong quá trình chuẩn bị triển khai cải cách giáo dục ( C.C.G.D ), đặc biệt từ sau đại
hội VI của Đảng với đƣờng lối đổi mới đƣợc khẳng định, mọi quan điểm tƣ duy về lí luận
đều có sự nhận thức lại. Theo hƣớng đổi mới tƣ duy giáo dục, tƣ duy khoa học, chúng ta có
điều kiện thuận lợi để trao đổi, thảo luận những vấn đề có quan hệ và tác động tới chất lƣợng
dạy học văn. Có thể nói trong lịch sử dạy học văn ở nhà

5


trƣờng phổ thông, chƣa hề có một cuộc thảo luận nào diễn tiến với qui mô lớn và hào hứng
nhƣ vậy : từ số lƣợng đôi tƣợng tham gia thảo luận cho tới nội dung đề tài thảo luận. Hầu nhƣ

các khía cạnh quan trọng của công việc dạy văn đều đƣợc đƣa ra trao đổi tranh luận. Chúng ta
đặt vấn đề nhìn lại bản chất môn học (văn là gì ?) về mục đích dạy học (dạy văn là dạy cái gì
và để đạt tới mục đích nào ?), về phƣơng pháp dạy văn (xem xét các yếu tố trong quá trình
dạy học tác phẩm văn chƣơng). Trong tinh thần thẳng thắn, cởi mở, các ý kiến trao đổi đã cố
gắng đào sâu suy nghĩ để tìm ra "con đường đổi mới việc dạy học văn". Nhờ đó,trong một
thời gian tƣơng đối ngắn, môn giảng văn đã thu nhận đƣợc nhiêu sự lí giải, nhận thức mới.
Đó là điều kiện thuận lợi để đƣa việc dạy học giảng văn chuyển sang bƣớc phát triển mới.
2. Cho tới nay, chƣa có một công trình, một chuyên luận nghiên cứu sâu về lịch sử
phát triển của môn giảng văn ở trƣờng phổ thông Việt Nam. Trong một số công trình nghiên
cứu về dạy học văn, các tác giả có nói đến nguồn gốc, đặc trƣng tính chất cùng kĩ thuật giảng
văn ở một số thời điểm. Nhƣng nhìn chung vẫn còn thiếu một tài liệu lí giải trình bày vấn đề
giảng văn theo lịch sử quan niệm nhƣ một số công trình của nƣớc ngoài đã làm. Điều này đã
dẫn đến một hệ quả là khi trao đổi tranh luận về dạy học giảng văn chúng ta không tránh khỏi
những mâu thuẫn, nhầm lẫn do thiếu cơ sở khái quát đánh giá. Đặc biệt, hƣớng tiếp cận theo
lịch sử quan niệm nhƣ vậy rất cần có vị trí xứng đáng trong các giáo trình về phƣơng pháp
dạy văn sử dụng trong các trƣờng sƣ phạm. Bởi vì, có tìm hiểu, đánh giá đầy đủ, chính xác
thành tựu của giảng văn qua từng thời kỳ, chúng ta mới tìm ra bài học bổ ích thiết thực giúp
cho sự kế thừa và phát huy những mặt mạnh vốn

6


có của một môn học cũng nhƣ biết tiếp tục công việc với những suy nghĩ mới mẻ để có thể
cách tân việc dạy học đúng nhƣ mong muốn.

III. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Xuất phát từ nhận thức về vai trò tác dụng của giảng văn trong khóa trình dạy và
học văn nói chung, từ những yêu cầu đổi mới việc dạy học giảng văn hiện nay cũng nhƣ
những ý kiến trao đổi, thảo luận, qua việc triển khai CCGD ở trƣờng PTTH, chúng tôi đi sâu
nghiên cứu, tìm hiểu nhằm làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về quan điểm dạy học giảng

văn. Trong luận án này, chúng tôi tập trung tìm hiểu môn giảng văn qua quá trình hình thành,
phát triển của nó. Từ đó đi đến một cách nhìn tổng quát về giảng văn. Có thể xem đây là cách
tiếp cận lịch sử quan niệm. Do đó, nội dung nghiên cứu có phần thiên về đúc rút, tổng kết
quan niệm môn học, việc tìm hiểu phƣơng pháp dạy học giảng văn chỉ có tính kết hợp.
2. Nhằm tìm hiểu nghiên cứu quá trình hình thành phát triển của quan điểm giảng văn
trong nhà trƣờng phổ thông ở Việt Nam cũng nhƣ đề xuất hƣớng tiếp cận mà chúng tôi thấy
phù hợp với yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa dạy học văn, luận án sẽ đề cập tới phạm vi nghiên
cứu sau đây :
2.1 - Theo hƣớng nghiên cứu lịch sử quan niệm chúng tôi căn cứ vào các thời kỳ phát
triển của trƣờng PTTH Việt Nam, bắt đầu từ khi nhà trƣờng Pháp - Việt ra đời cho tới Cách
mạng tháng Tám thắng lợi tạo ra nhà trƣờng mới - nhà trƣờng mang tính dân chủ và xã hội
chủ nghĩa - tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa hiện nay, chúng tôi tìm ra bƣớc tiến triển của
khoa học giảng văn ở trƣờng PTTH. Qua đó nhận ra những thành tựu, những hạn chế cùng
những điểm có thể kế thừa và

7


cần phải cách tân để hoàn thiện việc dạy học giảng văn ở trƣờng PTTH.
2.2- Dựa vào những thành tựu đã đạt đƣợc về mặt nhận thức lí luận chủ yếu là các
công trình chuyên luận tƣơng đối tiêu biểu cũng nhƣ qua thực tiễn dạy học giảng văn, chúng
tôi cố gắng lí giải cơ sở khoa học - thực tiễn của giảng văn mà các nhà sƣ phạm, nhà nghiên
cứu giáo dục Việt Nam đã góp công xây dựng qua nửa thế kỷ. Đi đến thống nhất quan điểm
về giảng văn là một quá trình xây dựng công phu cả về mặt học thuật lẫn nghệ thuật sƣ phạm.
Kinh nghiệm của thực tiễn dạy học văn thời gian qua đã chứng minh điều đó. Trên đà tiến
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, trƣớc yêu cầu phát triển của khoa học
giảng văn trong giai đoạn đổi mới hiện nay, chúng ta cần tìm ra lời đáp cho những câu hỏi
bức xúc đối với tình hình dạy học văn ở trƣờng học nƣớc ta.
2.3- Các thế hệ nhà giáo, nhà nghiên cứu sƣ phạm đã kế tục nhau khai phá con đƣờng
nghiên cứu khoa học giảng văn, những thành tựu đạt đƣợc cũng hạn chế nhƣ đã nói trên

không thoát khỏi ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - xã hội. Nhƣng có thể nói, hiện nay điều
kiện thuận lợi khá nhiêu. Chúng ta cần nắm lấy cơ hội đó để góp sức làm cho việc dạy học
văn phát huy đƣợc tác dụng và hiệu quả xứng đáng. Do vậy, từ những suy nghĩ, những kinh
nghiệm mà bản thân đã tích lũy đƣợc qua quá trình giảng dạy văn ở trƣờng phổ thông và sƣ
phạm, chúng tôi cố gắng đê xuất một số suy nghĩ góp phần vào việc cải tiến cách dạy học
giảng văn ở trƣờng PTTH hiện nay.

IV. Những đóng góp của luận án:
Với suy nghĩ và cách làm qua nội dung vừa đề cập ở phần trên,

8


luận án sẽ có ý nghĩa về các mặt sau :
4.1- Về lí luận : Có thể xem luận án là một công trình tổng kết hệ thống các quan
điểm về dạy học giảng văn đƣợc vận dụng từ lâu nay. Từ đó có sự tiếp thu, kế thừa và chọn
lọc để tìm ra cách tiếp cận hợp lí, đúng đắn cho việc dạy học giảng văn. Trong quá trình
nghiên cứu nói đó, chúng tôi cũng có tìm hiểu cách dạy học văn qua công trình của một số
tác giả nƣớc ngoài để bổ sung cho lí luận dạy học giảng văn ở nƣớc ta, vừa có sự kết hợp
giữa truyền thống và hiện đại vừa nâng cao sức lôi cuốn, hấp dẫn của môn học có vi trí và tác
dụng đặc biệt trong nhà trƣờng.
4.2- Về thực tiễn : Từ sự lí giải các quan điểm về nội dung và phƣơng pháp dạy học
giảng văn, luận văn giúp cho những ngƣời có quan tâm tới việc dạy học văn, các giáo viên
văn ở trƣờng PTTH có thêm tƣ liệu làm cơ sở bổ sung những hiểu biết cần thiết về khoa học
giảng văn. Đây cũng là một công trình góp phần giúp đỡ cho việc giảng dạy bộ môn phƣơng
pháp dạy văn ở trƣờng sƣ phạm bổ khuyết những điểm còn hạn chế, đặc biệt giúp cho sinh
viên khoa ngữ văn có điều kiện nắm bắt sự phát triển của khoa học giảng văn để có sự chú
tâm thấu đáo hơn vào công việc vốn thử thách nhiều về trình độ kiến thức và năng lực sƣ
phạm của ngƣời giáo viên.


V. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa vào cơ sở của phƣơng pháp triết học là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau đây :
1)- Phƣơng pháp khảo cứu, phân tích tài liệu : Để miêu tả, tái hiện một cách khách
quan lịch sử hình thành và phát triển của khoa

9


học giảng văn, chúng tôi nghiên cứu các sách báo, tài liệu đã xuất bản. Trong đó, có một số
tài liệu, công trình đƣợc phổ biến hẹp nhƣ các báo cáo chuyên đề, tài liệu bồi dƣỡng, các văn
bản của cơ quan chỉ đạo...
2)- Phƣơng pháp hệ thống.
3)- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu.
***

10


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIẢNG VĂN Ở TRƢỜNG
PHỔ THÔNG TRUNG HỌC VIỆT NAM.
I. Các chặng đƣờng phát triển của giảng văn ở trƣờng phổ thông trung
học:
1. Sự phân chia thời kì:
Truyền thống dạy học văn ở nhà trƣờng nƣớc ta có từ lâu đời, gắn với truyền thống
lịch sử văn hóa nghệ thuật của dân tộc trong quá trình xây dựng nền độc lập tự chủ. Lịch sử
dạy học văn cũng chuyển biến theo quá trình xây dựng phát triển của nhà trƣờng qua các thời
kì:
- Nhà trƣờng dƣới chế độ phong kiến.

- Nhà trƣờng Pháp - Việt (thời thực dân Pháp đô hộ ).
- Nhà trƣờng mới từ sau cách mạng tháng Tám .
Chúng tôi sẽ lần lƣợt tìm hiểu bƣớc phát triển của giảng văn qua từng thời kỳ nói đó,
sẽ nghiên cứu sâu 02 thời kì sau, còn thời nhà trƣờng phong kiến chỉ điểm lại với ý nghĩa hệ
thống.
2. Tìm hiểu các thời kì phát triển của giảng văn ở trường trung học Việt Nam
2.1 - Thời kỳ nhà trƣờng phong kiến :
Kể từ khi giành đƣợc độc lập sau hơn 1.000 năm chịu ách đô hộ của phong kiến
Trung Hoa, chế độ phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển. Nhà nƣớc phong kiến đã
xây dựng trƣờng học với mục đích đào tạo tầng lớp quan lại phục vụ cho chế độ. Văn chƣơng
có tác dụng góp phần quan trọng đào tạo các bậc tú tài cử nhân và trên nữa là Phó bảng, Tiến
sĩ. Đó là thƣớc đo năng lực trình độ của ngƣời học theo quan niệm danh vọng của một thời
"Lều chiếu là thang danh vọng... Thềm trường ấy là cửa cân đai..." (50.2,7). Qua các triều
Ngô, Đinh và tiền Lê là những triều đại ngắn ngủi lại luôn đƣơng đầu với

11


ngoại xâm nên nền móng giáo dục còn thiếu vững chắc. Đến khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng
Long, nhà nƣớc phong kiến tập quyền có sự ổn định, phát triển, các vua nhà Lý có điều kiện
tổ chức việc giáo dục. Năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho xây dựng văn miếu làm nơi thờ
Khổng Tử, đánh dấu việc gắn nền học thuật theo tƣ tƣởng Nho giáo. Năm 1076, trƣờng học
đầu tiên ở Kinh đô dƣợc mở đó là Quốc Tử Giám. Tiếp đó, vua Lý Nhân Tông mở khóa thi
chọn ngƣời có tài văn chƣơng vào Hàn Lâm Viện. Sang đời Trần việc học đƣợc mở rộng.
Trƣờng Quốc Tử Giám lúc đầu chỉ dành cho con em tầng lớp quan lại sau đã thu nhận những
thanh niên có tài đức trong dân chúng đƣợc vào nghe giảng. Năm 1253 vua Trần Thái Tông
lập Quốc Học Viện để những ngƣời có học thức cao đến giảng các tác phẩm lớn của Nho
giáo. Đến cuối thế kỉ XIV Hồ Quí Ly có công cải cách một bƣớc việc học bằng mở thêm
trƣờng ở các địa phƣơng (lộ, phủ, châu) cử những học quan đến đó dạy dỗ. Vào cuối thời hậu
Lê giáo dục đƣợc đẩy mạnh, vua Lê Thái Tổ mở rộng trƣờng Quốc Tử Giám cho con em tầng

lớp quan lại cùng ngƣời có tài trong dân chúng vào học, đồng thời mở thêm trƣờng học ở các
địa phƣơng gọi là lộ học. Đây là thời điểm nền giáo dục phong kiến ở nƣớc ta phát triển ở
mức cao. Năm Hồng Đức thứ 14 (1483) nền đại học đầu tiên ở nƣớc ta đƣợc tổ chức với qui
mô khá lớn. Đó là Thái Học Viện đặt sau văn miếu, trong đó có Minh luận đƣờng và hai dãy
giảng đƣờng ở phía đông và phía tây dành cho các xá Sinh đến nghe giảng. Vào thời Quang
Trung, tuy trị vì ngắn ngủi nhƣng nhà vua có chính sách giáo dục tiến bộ: trƣờng học đã mở
tới thôn xã. Quang Trung có chủ trƣơng xây dựng một nên học thuật hoàn toàn dân tộc, ngƣời
giao cho Nguyễn Thiếp (La Sơn phu tử) dịch sách

12


chữ Hán ra chữ Nôm, thay việc học chữ Hán thành chữ Nôm. Nhƣng khi triều Nguyễn giành
lại ngôi báu, các vua Nguyễn lại củng cố địa vị thống trị của Nho giáo, ấn định việc học việc
thi chỉ dùng chữ Hán. Trong thời Nguyễn, ngoài trƣờng Quốc tử giám tại kinh đô Huế và một
số trƣờng của Đốc học, Huấn đạo và Giáo thụ ở mấy tỉnh lớn, các trƣờng trong nƣớc phần lớn
là trƣờng tƣ do các thầy đồ, thầy khóa, ông cử, ông tú hoặc các ông nghè, ông bảng mở ra để
dạy con em trong vùng. Trƣờng phân ra 3 cấp học : Tiểu tập, Trung tập và Đại tập.
Nhà trƣờng của chế độ phong kiến có đóng góp vào việc xây dựng nên móng đầu tiên
của giáo dục dân tộc. Tuy vậy, về bản chất, nó gắn chặt với quyền lợi của tầng lớp thống trị
và là công cụ để giai cấp phong kiến truyền bá, áp đặt ý thức hệ tƣ tƣởng phong kiến dựa vào
Nho giáo - học thuyết chính thống của Khổng Mạnh - lấy ý thức hệ của chế độ Tông pháp với
đại gia đình làm nên tảng, lấy khái niệm Trung, Hiếu làm tôn chỉ. Vì thế, dễ hiểu văn chƣơng
là môn học góp phần đắc lực nhất để ngƣời học phải khuôn theo quan điểm Nho giáo là mẫu
mực cho việc dựng nƣớc, trị dân. Văn chƣơng là điểm qui chiếu của triết học, lịch sử, đạo
đức là một thứ giáo khoa tổng hợp theo quan điểm "văn sử bất phân", "văn triết bất phân",
"văn dĩ tải đạo", từ Tam tự kinh, Sơ học vân tân, Ấu học ngũ ngôn thi cho đến bộ Tứ thƣ,
Ngũ kinh đều đƣợc quán triệt ý thức Nho giáo, lấy đạo thánh hiền làm "chân lí tuyệt đối,
được truyền thụ từ đời Tam hoàng, Ngũ đế cho tới ngày nay, áp dụng khắp bốn biển Không
sai, thi thố qua muôn đời cũng vẫn đúng". Nội dung dạy học giáo điêu nói đó đã dẫn tới

phƣơng pháp dạy học nhồi sọ, áp dặt. Vì "nguyên tắc ngự trị cách dạy đạo lí văn chương là
nguyên tắc quyền uy. Uy tín của thánh hiền, của các nhà nho

13


ngày xưa, được tôn trọng như là chân lí tuyệt đối. Khi "đức thánh hiền" đã dạy rằng khi "tiên
nho" đã giảng rằng, thôi thì cậu học trò chớ có suy nghĩ, bàn bạc, phê phán gì nữa..."
(50.2,9). Cái lối dạy dựa trên quyền uy của cổ nhân, của ngƣời trên nhƣ vậy đã quyết định
phƣơng pháp học: nghe thầy giảng - học thuộc lòng - nhớ suốt đời, một lối học vẹt không hơn
không kém. Kết quả là ngƣời học bị tuớc bỏ khả năng suy nghĩ độc lập về mặt tƣ tƣởng, thiếu
tính sáng tạo về mặt học thuật.
Tuy vậy, đánh giá một cách khách quan, chúng ta cũng thấy rằng nền giáo dục phong
kiến - trong điều kiện lịch sử cụ thể của nó - cũng có đóng góp tích cực cho nên quốc học của
dân tộc qua chín thê kỉ tồn tại. Cho dù có rập khuôn theo học chế của các vƣơng triều Trung
Hoa, nên giáo dục phong kiến Việt Nam vẫn lƣu lại những điểm son về một số thành tựu của
nó. Đó là sự vun đắp cho tinh thần cần cù, hiếu học, thái độ tôn sƣ trọng đạo và tình cảm yêu
mến văn chƣơng, ý thức bảo tồn truyền thống văn hiến dân tộc. Chúng ta thƣờng biết tên tuổi
các văn nhân lỗi lạc để lại cho mai hậu những trƣớc tác trứ danh. Đó là Trƣơng Hán Siêu với
những bài phú, bài kí nổi tiếng, Trần Thái Tông với "Khóa hư lục", Nguyên Trãi với "Ức trai
thi tập" - "Quân trung tư-mệnh tập" đặc biệt với áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo",
Lê Văn Hƣu với bộ "Đại Việt sử kí", Phan Phu Tiên với "Đại Việt sử kí tục biên", Ngô Sĩ
Liên với "Đại Việt sử kí toàn thứ", Lê Quí Đôn với những bộ sách khảo cứu uyên bác, nhất là
bộ "Vân đài loại ngữ" và "Phủ biên tạp lục", Phan Huy Chú với "Lịch triều hiến chương".
Đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo văn chƣơng nghệ thuật, một loạt tác phẩm viết bằng văn nôm
xuất hiện xứng đáng đỉnh cao của nghệ thuật cổ điển Việt nam. Đó là Chinh phụ ngâm của
Đoàn Thị Điểm, Hoa Tiên của

14



Nguyễn Huy Tự, thơ của bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hƣơng và áng văn kiệt tác Truyện
Kiều của Nguyễn Du. Những thành tựu ƣu việt đó là kết tinh của trí tuệ và tâm hồn của ngƣời
xƣa đã vƣợt lên những rào cản của lối học tầm chƣơng trích cú, thoát ra khỏi sự gò ép theo
khuôn mẫu cứng nhắc của văn học cổ Trung Hoa để giữ gìn, phát huy bản sắc văn học dân
tộc bằng cách bộc lộ tình cảm yêu nƣớc, thƣơng dân sâu sắc và tìm ra phƣơng thức sáng tạo
trong biểu đạt nghệ thuật cũng nhƣ vận dụng nhuần nhị điển cố văn chƣơng Trung Hoa một
cách thích hợp, sinh động sát với thực tế Việt nam.
Điểm lại cách dạy học văn của nhà trƣờng xƣa, chúng ta thấy có các hình thức nhƣ
sau:
a) Lối giảng sách: Theo định kì, thấy giảng giải các kinh truyện rồi ngƣời học phải
thuộc làu, phải ghi nhớ, phải nắm từng chi tiết, từng câu từng chữ của trong kinh sách kể cả
lời giáo huấn của các thầy đƣợc xem là những môn đệ chính thống của Khổng Mạnh.
b) Lối làm văn: Đây là một công việc đòi hỏi ngƣời học phải thể hiện sự chịu khó dùi
mài rèn luyện trí nhớ để thuộc lầu luật làm văn, làm thơ, làm phú, làm tứ lục theo thể thức
văn chƣơng Trung Quốc. Muốn vậy, từ năm này sang năm khác học sinh phải học đặt câu,
điền chữ, làm câu đối rồi dần dần tập viết một bài luận, một bài văn sách, một bài thơ cổ
phong, Đƣờng luật hay một bài phú. Đây là phần luyện tập bắt buộc có tính chất rập khuôn
nó đã bóp chết sự độc lập sáng tạo về tƣ duy của ngƣời học.
c) Lối bình văn, bình thơ: Là một cách biểu hiện sự cảm thụ văn chƣơng có truyền
thống lâu đời ở nƣớc ta. Trên thực tế, thời ông cha ta còn học chữ Hán, bình văn, bình thơ
trƣớc hết là đọc bài văn bài thơ

15


lên với giọng ngân nga, trầm bổng, có âm điệu êm ái. Dần dần nó trở thành một biện pháp trợ
thủ đắc lực cho việc giảng giải và thƣởng thức văn chƣơng. Nhờ lối bình này, nhƣ chúng ta
đã thấy, các nhà giáo, các học giả đời trƣớc đã đem đến cho ngƣời học, ngƣời đọc những
nhận xét, phát hiện sâu sắc về giá trị của những áng thơ văn nổi tiếng qua các thời. Hình thức

này thể hiện nét đặc thù của cảm thụ và truyền thụ văn chƣơng tinh tế mang dấu ấn sâu sắc
của lối dạy văn truyền thống ở nhà trƣờng ta, nó đƣợc các nhà giáo, các nhà phê bình văn học
vận dụng và phát huy.
2.2- Thời kỳ nhà trƣờng Pháp - Việt :
Sau khi xâm lƣợc và đặt ách đô hộ nƣớc ta, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện âm mƣu
cai trị thuộc địa lâu dài. Theo kế hoạch đó, nên giáo dục phong kiến bị bãi bỏ đầu tiên ở Nam
bộ, tiếp đến là Bắc bộ và Trung bộ. Nhà nƣớc thực dân qui định lại việc học, bậc học theo hệ
thống :
a) Bậc ấu học dạy ở các trƣờng tổng sƣ, tốt nghiệp với bằng tuyển sinh.
b) Bậc tiểu học dạy ở các trƣờng phủ huyện (do các huấn đạo, giáo thụ phụ trách) tốt
nghiệp với bằng khóa sinh.
c) Bậc trung học dạy ở các trƣờng tỉnh (do đốc học phụ trách) để luyện học sinh đi thi
hƣơng.
Nhà trƣờng Pháp - Việt bắt đầu hình thành. Mục đích của chúng là đào tạo một lớp
ngƣời phục vụ cho chế độ thực dân, biến ngƣời dân bản xứ thành ngƣời tôi trung thành của
"mẫu quốc". Thực dân Pháp tự gắn cho mình sứ mệnh "khai hóa" thuộc địa, đem nền văn
minh mới để mở mang dân trí ở xứ ta. Đó là một chiêu bài lừa mị đã bị sự thật lịch sử vạch
trần. Tuy nhiên, nhà trƣờng Pháp - Việt, một kiểu nhà trƣờng

16


"nhập nội", ngoài mục đích phục vụ cho chính sách thuộc địa nó cũng góp phần tạo nên bộ
mặt của nhà trƣờng mới ở nƣớc ta vào thế kỉ này. Tổ chức và cách thức điêu hành nó có thay
đổi căn bản, mang tính hiện đại hơn: học chế đƣợc phân nhiêu cấp từ tiểu học lên đến cao
đẳng, ở mồi cấp đêu đặt yêu cầu rõ ràng về trình độ theo chƣơng trình cụ thể, hợp lí. Tri thức
cung cấp cho học sinh bao gồm nhiêu bộ môn khoa học kể từ cấp tiểu học, trung học, học
sinh đƣợc làm quen với những kiến thức cơ bản về toán, lí, hóa, sinh, văn, sử, địa, luân lí...
Chính vì thế, nó đã có sức lôi cuốn một lớp thanh thiếu niên hăm hở bƣớc vào học đƣờng với
những ngỡ ngàng mới lạ qua những buổi tựu trƣờng, những ngày nghỉ, những cuốn giáo khoa

thƣ thơm mùi mực in, các bài kiểm tra, các kì thi chuyển cấp.... Rồi theo đà tiến của nhà
trƣờng, một lớp giáo chức, lớp học sinh mới ngày mỗi đông. Họ nói tiếng Pháp sành sỏi,
thuộc làu lịch sử Pháp, văn hóa Pháp, bởi vì trong nhà trƣờng thời đó, tiếng Việt đƣợc xếp
vào vị trí thứ yếu, mỗi tuần học 2 giờ (xem nhƣ học một ngoại ngữ). Môn văn chƣơng có
trong chƣơng trình dĩ nhiên phải chú ý tới văn chƣơng Pháp. Dẫu sao, so với cách học trong
các trƣờng học chứ Hán trƣớc đây, môn văn trở thành một môn học có tính khoa học và nghệ
thuật rõ rệt sâu sắc hơn, phƣơng pháp dạy học cũng có sự thay đổi hợp lý. Ngƣời ta chú ý đến
sự phối hợp giữa các giờ học: ngữ pháp, giảng văn, làm văn để các phân môn này có sự hỗ
trợ nhau trong một mục đích chung . Đặc biệt chúng ta cần chú ý tới sức lôi cuốn mạnh mẽ
bởi nguồn cảm xúc, hứng thú đƣợc bồi đắp, nuôi dƣỡng qua giờ giảng văn. Việc dạy học văn
của trƣờng Pháp - Việt đã nhằm vào các nội dung với mức độ và yêu cầu sau đây:

17


a) Ở cấp tiểu học và cao đẳng tiểu học: dạy học văn nhằm vào yêu cầu phát âm cho
đúng, biểu hiện tƣ tƣởng tình cảm khi đọc to bài văn và đọc bài thuộc lòng, chứng minh sự
hiểu biết về ngữ pháp, ngữ nghĩa về đại ý, bố cục bài văn, về giá trị văn chƣơng bài trích
giảng và về ý nghĩa cảm tƣởng, nhận xét của học sinh đối với một số vấn đề đƣợc nêu lên qua
việc bình giảng. Lên bậc cao đẳng tiểu học, sách tập đọc và giảng văn dùng những công trình
biên soạn dựa theo giáo khoa của trƣờng cao đẳng tiểu học ở bên Pháp. Nội dung của các văn
tuyển này trích dẫn tác phẩm của các nhà văn cổ điển Pháp. Kết cấu của một bài trích giảng
thƣờng đƣợc mào đầu bằng phần tiểu dẫn, tóm tắt tiểu sử tác giả, nội dung tác phẩm đƣợc
trích, đôi lúc còn xen vào những tóm tắt về thời đại, tƣ trào nghệ thuật mà tác phẩm ra đời.
Hỗ trợ cho giảng văn, học sinh đƣợc hƣớng dẫn tham khảo các sách văn học sử. Nói chung
trong hai năm đầu cấp cao đẳng tiểu học, học sinh học và đọc thuộc lòng những đoạn văn
vần, văn xuôi có giá trị văn chƣơng, chú ý tới hình tƣợng văn chƣơng, âm hƣởng, tiết tấu
hoặc có nội dung đặc sắc có thể bồi dƣỡng nâng cao óc quan sát và khả năng suy nghĩ phê
phán của học sinh. Việc nắm hiểu từ ngữ cùng qui tắc ngữ pháp cũng là một yêu cầu quan
trọng thông qua giảng văn. Từ đó giúp học sinh vào hai năm cuối bậc cao đẳng tiểu học, có

thể học những bài văn khó hơn: những bài văn thời Trung cổ, thời văn hóa phục hƣng, những
bài văn nghị luận, những bài văn trữ tình, anh hùng ca có giá trị trong lịch sử văn học. Học
sinh cũng bƣớc đầu làm quen với các khuynh hƣớng, trƣờng phái văn học qua các thời kỳ.
b) Ở cấp trung học (tú tài bản xứ) : nội dung văn học đã phong phú, vẫn dựa trên cơ
sở của tập đọc, trả lời câu hỏi đọc thuộc lòng, giảng

18


văn đƣợc mở rộng qui mô và phạm vi của nó với những điểm nổi bật nhƣ sau :
+ Nội dung chƣơng trình sắp xếp có hệ thống dựa theo tiến trình lịch sử văn học.
+ Tác phẩm đƣợc sắp xếp theo loại thể: văn học dân gian anh hùng ca, văn chƣơng
nghệ thuật, văn nghị luận tƣ tƣởng, văn hùng biện, kịch (bi kịch, hài kịch, kịch dram) hồi kí
lịch sử, lí luận văn học.
+ Có những phần cấu kết theo hƣớng đồng tâm, tác phẩm đƣợc học từ cấp dƣới vẫn
tiếp tục giảng và học thuộc ở bậc trung học, dĩ nhiên với yêu cầu phân tích cao hơn, sâu hơn.
+ Giảng văn đƣợc hỗ trợ của một số môn nhƣ : triết học, logic học, phƣơng pháp luận,
lịch sử văn minh thế giới, nhất là lịch sử phát triển xã hội và văn hóa Pháp.
Tóm lại, có thể nói lối dạy văn trong nhà trƣờng Pháp - Việt đã đặt cơ sở cho bƣớc
tiến của công việc dạy học văn để dần dần đƣa nhà trƣờng hội nhập với xu hƣớng phát triển
của thời đại - dù trong khuôn khổ của quan điểm giáo dục tƣ sản - Cũng cần thấy rằng nhờ
mở mang hiểu biết, nhờ sự tích lũy nguồn cảm xúc dồi dào từ nguồn văn chƣơng Pháp. "Từ
cái hay của một câu thơ của Raxin ( Racine ), cái hào hùng của một đoạn Huygô ( Hugo )
đến cái âm điệu não nùng của một trang Véclen ( Verlaine ) cái tương giao (
correspondances ) tinh vi, bất ngờ trong Bôđơle ( Baudelaire ).." (81.2,48) mà bao lớp thanh
niên của thời "trường tây" nhƣ gặp "chỗ trũng, nước nào cũng tuôn" đã dâng trào khát vọng
đến với văn chƣơng. Và vốn liếng đó theo họ thành hành trang để bƣớc vào cuộc đời dù họ
làm gì, là nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, bác sĩ hoặc những viên chức. Lớp ngƣời đó, vẫn nhƣ lời
bộc bạch của Lê


19


Trí Viễn "... trong cái rủi lại có cái may. Nắm được tiếng Pháp là nắm được một sinh ngữ
khá phổ biến trên thế giới, một chìa khóa quan trọng mở cửa cho mình nhiều tri thức nhân
loại" (81.2,49).
Vậy là văn chƣơng có cơ hội để tỏa ý nghĩa và tác dụng của nó. Ý nghĩa, tác dụng đó
đƣợc nhân thêm nhiêu lần nhờ vai trò của giảng văn - một môn học bắt đầu đƣợc định hình dĩ nhiên cũng nhập từ nhà trƣờng Pháp. Vào thời bấy giờ, ngƣời ta có thể dễ dàng làm quen
khái niệm giảng văn trong các sách nói về dạy văn của ngƣời Pháp viết. Nhƣng công trình
biên soạn lần đầu bằng tiếng Việt đê cập tới công việc của giảng văn là cuốn Quốc văn trích
diễm của Dƣơng Quảng Hàm (1928). Đây là cuốn giáo khoa quốc văn đƣợc biên soạn dùng
cho các trƣờng sƣ phạm và cao đẳng tiểu học. Vì vậy, nội dung cuốn sách gồm một số kiến
thức tổng quát về văn học sử, về loại thể văn học và phần chủ yếu là tuyển các bài văn đƣợc
giảng dạy theo chƣơng trình. Xét ở góc độ phƣơng pháp dạy văn, chúng ta thấy lối tiếp cận
của tác giả "là phỏng theo lối bình giảng Âu - Tây để giúp các giáo sư và học sinh châm
chước đó mà biến hóa đặt để thêm ra" (23.1,IX). Tác giả đã căn cứ từ tiếng Pháp thuật ngữ
Explication de Textes để dẫn giải rõ về "Khoa giảng nghĩa bài và học quốc văn - chọn các
bài tản văn hoặc vận văn trích ở các thơ truyện và các sách vở cũ hay lấy ở trong nền văn
kim đương thành lập, các bài cắt nghĩa cứ do thiển nhập thâm : trước hết lựa những bài
thông thường rồi đến những bài văn - pháp càng cao dần lên.
Phát biểu đại ý và cách bố cục của bài văn, nói rõ các ý tứ liên lạc thế nào, cắt nghĩa
kỹ về sự chọn tiếng về những chỗ lời văn bóng bẩy, về nghĩa các chữ nho để cho các học trò
được thêm các danh từ về văn chương và khoa học thông thường, cùng am hiểu các phép tắc
chính về

20


cú pháp của quốc văn.
Nhân sự giảng văn, nói cho học trò biết các điều đại cương về các lối vận văn và tản

văn chính của ta và các phép tắc chính về mỗi lối ấy cùng sự trạng và công trước tác của các
nhà thi sĩ, văn sĩ có tiếng của ta" (23.1,VI). Dƣơng Quảng Hàm đã đƣa ra một cấu trúc bài
giảng văn theo trình tự sau :
1. Giới thiệu tiểu sử tác giả
2. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
3. Tìm xuất xứ đại ý
4. Giảng nghĩa "ý tưởng" cùng "lời văn" của tác phẩm (xem phụ lục 1: "Kiều ở lầu
Ngưng Bích").
Các bài văn đƣợc chọn trích giảng theo chƣơng trình đều đƣợc hƣớng dẫn phân tích
theo cấu trúc đó. Đây là một qui trình giảng văn theo khuôn mẫu của nhà trƣờng Pháp, đƣợc
các nhà giáo từng qua đào tạo ở nhà trƣờng Pháp - Việt tiếp nhận và truyền bá, nó trở thành
kỹ thuật giảng văn mới thay thế cho lối dạy giảng văn trong trƣờng phong kiến trƣớc đây.
Cũng dễ hiểu, lối giảng văn nói đó giữ độc tôn trong suốt thời kì nhà trƣờng Pháp - Việt và
còn để lại ảnh hƣởng cho tới hiện nay.
2.3- Thời kì nhà trƣờng mới sau Cách mạng tháng Tám:
Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: nền
độc lập tự chủ giành lại sau hơn 80 năm thuộc Pháp đã làm biến đổi mọi thể chế chính trị - xã
hội, dựng nên nhà nƣớc dân chủ đầu tiên ở nƣớc ta. Nhà trƣờng Pháp - Việt, sản phẩm của
chế độ thực dân đƣợc thay thế bằng nhà trƣờng dân chủ với mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp
đào tạo hoàn toàn mới.
Nhìn tổng quát, việc dạy học văn trong nhà trƣờng từ sau cách

21


mạng tháng tám đã gắn với các giai đoạn sau đây :
a) Giai đoạn 1945 -1954
Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập thầy trò dƣới mái trƣờng mới
lần đầu "sung sướng hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt nam, một nền giáo dục của một
nước độc lập" (Hồ Chí Minh). Thể hiện cho ý chí bảo vệ quyên độc lập tự chủ trên lĩnh vực

văn hóa giáo dục đó là việc chấm dứt sự kềm tỏa 80 năm dƣới ách đô hộ của thực dân Pháp,
lần đầu tiên trong nhà trƣớng nƣớc ta, các môn học đều đƣợc giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ
"chấm dứt nỗi tủi nhục của tiếng Việt trong các học hiệu nước ta thời Pháp thuộc" (50.1,8).
Nhiệm vụ đặt ra nặng nề, lớn lao nhƣ vậy nhƣng hầu nhƣ chúng ta bắt tay vào công
việc với hai bàn tay trắng, trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Dựa
trên phƣơng châm Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, nội dung văn học ở trƣờng phổ thông đã
chú ý giáo dục truyền thống dân tộc, xây dựng thế giới quan khoa học, mở rộng cửa để làm
cho trƣờng học gắn liên với cuộc sống đang biến đổi sâu rộng. Năm 1950, chúng ta tiến hành
cải cách giáo dục lần 1, chƣơng trình văn học đƣợc chỉnh lý, tài liệu giáo khoa đƣợc biên
soạn, cải tiến, đội ngũ giáo viên trải qua thâm nhập thực tế chiến đấu, sản xuất và qua các kỳ
chỉnh huấn chính trị dần dần nắm đƣợc đƣờng lối, phƣơng châm giáo dục của Đảng. Theo đà
tiến bộ của quá trình xây dựng nhà trƣờng dân chủ, việc dạy học văn thực sự đã có bƣớc
chuyển biến, thay đổi về bản chất: "giảng văn trong nhà trường không còn chỉ là câu chuyện
chữ nghĩa, văn chương mà trở thành vũ khí chính trị có tác dụng cổ vũ, giáo dục tinh thần
yêu nước, đánh giặc, xây dựng cuộc sống mới. Từ tình trạng xa rời, biệt lập với chính trị
trong nhà trường cũ, giảng

22


văn trong nhà trường mới gắn liền, hòa hợp với chính trị: chính trị yêu nước và cách mạng "
(18.3,5).
Có thể nói tới công trình mở đầu cho việc nghiên cứu giảng văn ở thời kỳ này:
1) Giảng văn Chinh phụ ngâm (Đặng Thai Mai - 1950): Tác giả đặt vấn đề tìm hiểu
về giảng văn, áp dụng phƣơng pháp đó vào việc phân tích một bài trích giảng, phân tích toàn
khúc ngâm, chú thích lại khúc ngâm với những gợi ý cho giáo viên khi soạn giảng về khúc
ngâm. Tác giả đã nêu quan niệm về giảng văn: "giảng văn trước hết là theo dõi trong nếp (
pli ) áng văn, tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật của một tác giả. Hiểu
như vậy, giảng văn trước hết là chỉ rõ sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kỹ
thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương" (50.1,12). Chúng ta lĩnh hội đƣợc từ quan

điểm này điển cơ bản, mấu chốt của giảng văn qua việc xử lý các yếu tố tạo nên chỉnh thể và
thể hiện giá trị của tác phẩm văn chƣơng đó là "tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình
thức" - những phạm trù lí luận của khoa mỹ học dƣới ánh sáng của quan điểm khoa học biện
chứng. Có thể xem đây là một định nghĩa đầu tiên về giảng văn trong nhà trƣờng mới.
Tiếp đến, tác giả đã nêu tác dụng của khoa giảng văn về hai phƣơng diện :
1. "Về phương diện chủ quan, một kĩ thuật giảng văn sâu sắc và chính xác cũng là
một động cơ để xây dựng và bồi dưỡng trong tâm hồn người nghe, người đọc những hứng thú
văn chương dồi dào và đúng đắn". Nhấn mạnh tác dụng quan trọng nổi bật này tác giả chỉ
đúng mục đích của giảng văn. Cái khó của công việc giảng văn nhƣ chúng ta

23


vẫn thƣờng nói, cần làm sao giải quyết tốt mối quan hệ giữa "cảm" và "hiểu", giữa "cảm thụ"
và "truyền thụ", bởi nó đan kết mọi sự tinh vi, phức tạp cùng sự đa dạng, sinh động của hiện
tƣợng văn chƣơng. Ở chỗ này, ngƣời viết có sự mổ xẻ vấn đề dƣới cái nhìn khoa học thấu
đáo.
2. "Đứng về một phương diện khác mà nói thì ngoài việc luyện văn cho học sinh, khoa
giảng văn cũng là một phương tiện để kiến thiết học thuật và tư tưởng".
Đây là một nội dung quan trọng trong mục tiêu dạy văn. "Kiến thiết học thuật và tư
tưởng" phải chăng là con đƣờng dẫn dắt học sinh vƣơn tới nỗ lực để bồi đắp, rèn luyện năng
lực độc lập suy nghĩ, tính chủ động sáng tạo cũng nhƣ trau dồi tình cảm, nhận thức tƣ tƣởng
để trở thành những nhân cách phát triển, những chủ thể có ý thức tham gia vào quá trình giáo
dục. Tác giả đã xác định: "Chúng ta sẽ cố gắng nhận định dần dần cho thấu đáo nội dung và
hình thức của áng văn, tác dụng của thiên tài, ảnh hưởng của lịch sử thời đại trong công
cuộc xây dựng văn nghệ, địa vị cùng ảnh hưởng tác phẩm trong tư tưởng văn học Việt Nam
"(50.1,15). Từ những cơ sở lí luận này, tác giả đi vào việc phân tích khúc ngâm ở phần tiếp
theo của cuốn sách nhằm tìm đến một "kỹ thuật giảng văn" đúng đắn. Để chỉ rõ sự thống nhất
giữa nội dung và hình thức, kĩ thuật và tƣ tƣởng ông đã phát hiện những "trọng tâm hứng
thú" của áng văn, của cách tả cảnh, tả ngƣời. Ở đây chúng ta đọc đƣợc nhiều điều thú vị về

quan niệm nhân sinh, về quan niệm thế giới về khái niệm không gian, thời gian... Những bình
diện nghiên cứu mà thi pháp học hiện đại quan tâm tìm hiểu. Quan điểm bao trùm của Đặng
Thái Mai là quan điểm lịch sử, ông "để ý đặc biệt đến quan niệm nhân

24


×