Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài thảo luận số 03 môn luật HS phần các tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.34 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ


MÔN HÌNH SỰ (PHẦN CÁC TỘI PHẠM)
BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 3


30. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124
BLHS)
Nhận định Đúng
Vì Tội vứt bỏ con mới đẻ ( Điều 124 BLHS) có cấu thành vật chất. Hậu quả nạn nhân bị
tử vong dây là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Nếu hậu quả chết người này
chưa xảy ra thì chưa cấu thành tội pham.
31. Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được quy định là tình tiết
định khung của tội giết người tại điểm h Khoản 1 Điều 123 BLHS
Nhận định sai
Vì hành vi chiếm đoạt bộ phận trên cơ thể người không chỉ là tình tiết định khung của tội
giết người tại điểm h Khoản 1 Điều 123 mà hành vi này còn cấu thành một tội phạm khác
được quy định tại Khoản 1 Điều 154 về tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc cơ thể người
khác.
33.

36. Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải
người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công chức, viên chức hoặc
người lao động của các cơ quan Nhà nước.
Nhận định sai.
Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật là
hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc công chức, viên chức, người lao
động thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.


Hành vi phạm tội của tội này xâm phạm quyền làm việc của công dân được Hiến pháp
năm 2013 quy định tại Điều 35.
Đối tượng của tội phạm này là người làm việc trong các cơ quan nhà nước, trường học,
bệnh viện, tổ chức xã hội, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được tuyển dụng
trong biên chế là công chức, viên chức nhà nước hoặc là người lao động theo hợp đồng.
Căn cứ vào quy định của Khoản 1, Điều 162, BLHS về Tội buộc công chức, viên chức
thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật:
“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi
sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng
khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:


a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc”.
Theo quy định của Điều 162, đối tượng của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc
sa thải người lao động trái pháp luật không chỉ là công chức, viên chức hoặc người lao
động của các cơ quan Nhà nước. Theo quy định trên, đối tượng của tội phạm này còn là
người lao động, tức người lao động làm việc hay không làm việc trong cơ quan nhà nước
đều là đối tượng tác động của tội phạm này.
40. Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu thành
Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS).
Nhận định sai.
Không phải mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu
thành Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS). Theo quy định tại Điều
182 BLHS, trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác cấu thành tội
này khi thuộc một trong các trường hợp:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống
như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì mối quan hệ đó.

42. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy
định trong cấu thành Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 BLHS.
Nhận định này là sai.
Vì giao cấu thuận tình với người cùng dòng máu trực hệ không chỉ là hành vi quy định
trong cấu thành của Tội loạn luân quy định ở Điều 184 BLHS mà còn được quy định ở
trong các cấu thành tội phạm khác ở dạng cấu thành tội phạm tăng nặng. Ví dụ đối với
hành vi giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu trực hệ là người dưới 13 tuổi thì
sẽ cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 BLHS hoặc đối với hành vi
giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu trực hệ là người từ 13 đến 16 tuổi thì sẽ


cấu thành Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 BLHS.
Bài tập 15:
a) Căn cứ vào tình huống đã cho thì A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1

Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào vô ý làm chết
người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến
05 năm”
Dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội vô ý làm chết người)
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một trong những khách
thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống quyền được tôn trọng và
bảo vệ tính mạng. Đối tượng của tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và
bảo vệ về tính mạng. Đó là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế
giới khách quan với tư cách là con người– thực thể tự nhiên và xã hội. Như vậy, trong

tình huống trên A tước đoạt tính mạng của người bẻ măng, xâm phạm tới quan hệ nhân
thân được luật hình sự bảo vệ.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn.
Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người.
Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có
thể là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành những tập quán sinh hoạt,
mọi người đều biết và thừa nhận. Trong tình huống trên thì A vì do quá tự tin vào khả
năng bắn sung của mình .
– Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết người.
Hậu quả này là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Trong tình huống trên thì hành vi của A đã
gây ra hậu quả làm cho người bẻ măng chết
– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: QHNQ giữa hành vi vi phạm
và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Người có hành vi vi phạm chỉ phải
chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu
quả này hay nói cách khác là giữa hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có
QHNQ với nhau. Trong tình huống trên thì hậu quả chết người của A là do hành vi A bắn
con gà rừng nhưng đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của người bẻ măng.
* Mặt chủ quan của tội phạm:


Trong trường hợp này, A phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Bởi vì A
tuy thấy hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ
không xảy ra nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả chết người đó.
– Về lí trí: A nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở
chỗ thấy trước hậu quả làm chết người do hành vi của mình có thể gây ra nhưng đồng
thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, sự thấy trước hậu quả làm chết người
ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả
người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu đó quả xảy ra.
– Về ý chí: A không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho Người bẻ măng,

nó thể hiện ở chỗ, sự không mong muốn hậu quả của A gắn liền với việc A đã loại trừ khả
năng hậu quả xảy ra. A đã quá tự tin vào khả năng bắn không bao giờ trượt của mình,
như vậy sẽ không thể nào bắn trúng được người bẻ măng. Như vậy, hình thức lỗi của X
trong trường hợp trên là lỗi vô ý vi quá tự tin.
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt
độ tuổi luật định. Trong khuôn khổ của tình huống đã cho thì là người có đủ năng lực
TNHS và đạt độ tuổi luật định.
=> Từ những phân tích về các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên, xét thấy có đủ cơ sở để
kết luận A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015.
b) Trong trường hợp nạn nhân bị thương nặng.
Tổn thương từ 31% thì hành vi của A sẽ cấu thành tội vô ý gây thương tích (Điều 138)
Khách thể:
• Xâm phạm quyền được bảo vệ tính mạng của người bẻ măng.
• Đối tượng tác động: người bẻ măng.
Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS. Mặt khách quan:
• Hành vi: vô ý gây thương tích cho người bẻ măng khi mà A đang bắn gà rừng.
• Hậu quả: làm người bẻ măng bị thương nặng.
• Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (hành vi của A là nguyên
nhân trực tiếp gây ra thương tích cho người bẻ măng.
Mặt chủ quan: lỗi vô ý vì quá tự tin.
c) Trong trường hợp nạn nhân bị thương với tỉ lệ tổn thương tỉ lệ tổn thương cơ thể
21%.


Tổn thương từ dưới 31% thì hành vi của A sẽ không phạm tội.
Bài tập 16:
Ông M có phạm tội.
Ông M phạm Tội xúi giục người khác tự sát được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 131.
Vì hành vi của ông M đã thỏa mãn CTTP của loại tội phạm này.

Về khách thể của tội phạm tội này: xâm phạm đến tính mạng của bà H.
Về mặt khách quan: hành vi ông M buông những lời lạnh lùng: “Bà làm gì mặc
xác bà. Tôi cần một chữ ký của bà vô tờ đơn gửi tòa thôi”. Là hành vi cố ý kích
động, thúc đẩy bà H tự tử.
- Về mặt chủ quan: lỗi của ông M là lỗi cố ý kích động, thúc đẩy làm bà H tự tử.
- Về chủ thể: ông M đủ điều kiện về chủ thể chịu TNHS.
Ngoài ra ông M còn phạm Tội không cứu giúp người khác đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng tại Khoản 1 Điều 132 BLHS 2015.
-

Đối tượng tác động là bà H đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đó là
bà H leo lên thành cửa sổ.
- Mặt khách quan: ông M thấy bà H leo lên cửa sổ tự tử mà không ngăn cản dù
khoảng cách giữa ông M và thành cửa sổ là 5m. Hậu quả là bà H rơi xuống đất vỡ
hộp sọ mà chết. Mối quan hệ nhân quả là hành vi không ngăn cản của ông M là
hành vi dẫn đến bà H tử vong.
- Về mặt chủ quan: đây là lỗi cố ý của ông M.
Bài tập 19:
-



×