Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài thảo luận số 07 môn luật HS phần các tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.58 KB, 9 trang )

Câu 50: Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn
vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất
ma túy theo Điều 247 BLHS.
Nhận định sai
Không phải mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi
phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy
theo Điều 247 BLHS . Theo quy định tại Khoản1, Điều 247 BLHS hành vi trồng cây
thuốc phiện để cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chưa chất ma
túy khi:
-Đã được dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hanhg vi này hoặc đã bị kết án về tội này , chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm
-Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3000 cây.
Do vậy nếu có hành vi trồng cây thuốc phiện nhưng không thuộc các trường hợp trên thì
không cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy.
Câu 52: Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận
chuyển trái phép chất ma túy ( Điều 250 BLHS ).
Nhận định sai.
Vì trong trường hợp người vận chuyển trái phép mà tuý với mục đích sản xuất mua bán
tang trữ trái phép chất ma tuý thì sẽ cấu thành tội sản xuất trai phép chất mà tuý điều 248
hay tội tàng trữ trái phép chất mà tuý điều 249 BLHS.
Câu 55: Hành vi buôn bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành
Tội buôn lậu.(Điều 188 BLHS).
Nhận định sai.
Hành vi buôn bán trái phép chất ma túy qua biên giới không là hành vi cấu thành Tội
buôn lậu.(Điều 188 BLHS).Đối tượng của Tội buôn lậu là các loại tài sản thông
thường,không có tính năng đặc biệt.Vì ma túy là một loại hàng hóa có tính năng đặc biệt
nên dù có hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới thì không cấu thành Tội
buôn lậu mà là đối tượng tác động của các tội phạm về ma túy.
Câu 59: Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm
HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy cứu


trách nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định


khung tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều 255
BLHS).
Trả lời:
Nhận định sai.
Trong trường hợp trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội: Tội tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy và Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148).
CSPL: điểm b tiểu mục 6.3 mục II TTLT 17/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định
tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS 1999.
b) “Gây bệnh nguy hiểm cho người khác” quy định tại điểm g khoản 2 Điều 197 của
BLHS là trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (có thể biết hoặc không
biết) đã gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người sử dụng chất ma túy như HIV/AIDS,
viêm gan B, lao…
Trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người
khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì cùng với
việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo
quy định tại điểm g khoản 2 Điều 197 của BLHS, người này còn bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 117 của BLHS hoặc
tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 118 của BLHS.
Câu 60: Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy ( Điều 256 BLHS).
Nhận định sai.
Vì hành vi chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi được quy định trong cấu
thành tội phạm của Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 256
BLHS. Theo đó Thông tư liên tịch số 17/2007 thì chứa chấp việc sử dụng trái phép chất
ma tuý được hiểu là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình
hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng
vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy

nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy chất ma túy.
Bài tập 29: Hành vi của A đã phạm Tội sản xuất , buôn bán hàng giả là lương thực,
thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193 BLHS 2015).
Mì chính là loại phụ gia thực phẩm được phép sử dụng. Hành vi vận chuyển số bột ngọt
xuất xứ từ Trung Quốc được đóng gói nhãn hiệu Thai Fermentition Ind được kiểm định
chỉ có hàm lượng chất chính chỉ đạt 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước nên
đây được coi là dấu hiệu của hàng giả.


Khách thể của tội phạm: xâm hại đến trật tự kinh tế về sản xuất hàng hóa, làm ảnh hưởng
đến sự ổn định của thị trường, lợi ích của người tiêu dùng và tính mạng sức khỏe của
người.
Mặt khách quan của tội phạm: số bột ngọt trên đã được A sản xuất dưới hành vi mua số
lượng lớn bột ngọt kém chất lượng từ Trung Quốc đem về san chia ra các gói nhỏ được in
bao bì của các nhãn hiệu nổi tiếng như Ajinomoto, A-one, Miwon...., sau đó A vận
chuyển đi tiêu thụ.
Mặt chủ quan: hành vi của A là lỗi cố ý trực tiếp mặc dù A biết hành vi đó làm phạm tội
nhưng vẫn làm.
Mặt chủ thể của tội phạm: A đủ năng lực để chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật
định.
Bài tập 32: Hành vi trên của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước (Điều 203, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội mua bán trái phép hóa đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước:
Dấu hiệu
- Khách thể: Xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với các loại hóa đơn, chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước đang lưu thông trên thị trường.
- Đối tượng tác động: Hóa đơn thu nộp vào ngân sách nhà nước. Cụ thể là hóa đơn bán
hàng hóa.

- Hành vi:
+ Mua, bán hóa đơn ghi nội dung không chính xác theo quy định của pháp luật: Trong
qua trình kinh doanh, có nhiều khách hàng mua với số lượng ít nhưng A vẫn ghi hóa đơn
với số lượng lớn hơn.
+ Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung nhưng không có hàng hóa kèm theo: Nhiều người
không mua hàng nhưng A vẫn ghi khống hóa đơn bán hàng. Và thu của họ 5% trên tổng
số tiền ghi thêm vào hoá đơn. Số tiền đã thu lợi bất chính 87,5 triệu đồng.
Như vậy, A đã có hành vi mua bán trái phép hóa đơn thu nộp ngân sách nhà nước. A đáp
ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường (nếu có đủ độ tuổi luật định).
Lỗi: cố ý trực tiếp.


Bài tập 36: Tội danh đối với hành vi của A là Tội hủy hoại rừng theo quy định tại
Điều 243 BLHS vì hành vi của A đã đủ yếu tố cấu thành tội này:
Khách thể: xâm phạm đến chế độ quản lý, chế độ bảo vệ của nhà nước và phát triển rừng
Đối tượng tác động: 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên do UBND xã
Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lí, bảo vệ
Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã thuê người chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên do
UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lí, bảo vệ để chiếm đất trồng keo lai
+ Hậu quả: gây thiệt hại cho nhà nước gần 300 triệu đồng
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của A là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cho Nhà nước
Chủ thể: A (chủ thể thường) có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định
của pháp luật.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A biết hành vi của mình là xâm phạm đến tài nguyên do
Nhà nước bảo vệ và quản lí nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.
Bài tập 39:A phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Điều 244 BLHS Vì hành vi của A đã thỏa mãng các yếu tố cấu thành tội này như
sau:
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý

hiếm, gây mất cân bằng sinh thái.
Đối tượng tác động là bộ xương hổ, trọng lượng 15kg, thuộc nhóm 1B, nằm trong sách
đỏ Việt nam.
-Khách quan: hành vi của A là vận chuyển trái phép bộ phận là bộ xương của con hổ nằm
trong sách đỏ Việt nam.
-Chủ quan: A thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
-Chủ thể: A đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đủ NLTNHS.
Bài tập 46:
A 17 tuổi bị bắt quả tang đang mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng
0,155g. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong các tình huống sau:
a. A là con nghiện nên mua về để sử dụng cho cá nhân.
b. A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.


c. A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.
Trả lời:
a. A là con nghiện nên mua về để sử dụng cho cá nhân.
Trường hợp này A phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 249
BLHS 2015.
- Chủ thể: chủ thể thường là A, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu
trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Điều 21.
- Khách thể: sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
+ Đối tượng tác động là 3 tép heroin.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng 0.155g và A mua về để sử
dụng.
- Mặt chủ quan
+ Lỗi: cố ý trực tiếp. A biết được việc tàng trữ 3 tép ma túy để sử dụng là trái với quy
định của pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện.
b. A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.

Trường hợp này A phạm vào Tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò là đồng phạm
theo quy định tại Điều 251 BLHS 2015.
- Chủ thể: chủ thể thường là A, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu
trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Điều 21.
- Khách thể: sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
Đối tượng tác động là 3 tép heroin.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A mua dùm B 3 tép heroin với trọng lượng 0.155g để BLHS sử dụng
- Mặt chủ quan
+ Lỗi: cố ý trực tiếp. A biết được việc mua dùm B 3 tép ma túy để B sử dụng là trái với
quy định của pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện.
c. A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.


Trường hợp này A phạm vào Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều
250 BLHS 2015.
- Chủ thể: chủ thể thường là A, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu
trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Điều 21.
- Khách thể: sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
+ Đối tượng tác động là 3 tép heroin.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A mang 3 tép heroin với trọng lương 0.155g đến cho người mua do mẹ A sai.
- Mặt chủ quan
+ Lỗi: cố ý trực tiếp. A biết được việc mang 3 tép ma túy đến cho người mua là trái với
quy định của pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện.
Bài tập 46:
A 17 tuổi bị bắt quả tang đang mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng
0,155g. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong các tình huống sau:
a. A là con nghiện nên mua về để sử dụng cho cá nhân.
b. A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.

c. A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.
Trả lời:
a. A là con nghiện nên mua về để sử dụng cho cá nhân.
Trường hợp này A phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 249
BLHS 2015.
- Chủ thể: chủ thể thường là A, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu
trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Điều 21.
- Khách thể: sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
+ Đối tượng tác động là 3 tép heroin.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng 0.155g và A mua về để sử
dụng.


- Mặt chủ quan
+ Lỗi: cố ý trực tiếp. A biết được việc tàng trữ 3 tép ma túy để sử dụng là trái với quy
định của pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện.
b. A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.
Trường hợp này A phạm vào Tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò là đồng phạm
theo quy định tại Điều 251 BLHS 2015.
- Chủ thể: chủ thể thường là A, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu
trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Điều 21.
- Khách thể: sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
Đối tượng tác động là 3 tép heroin.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A mua dùm B 3 tép heroin với trọng lượng 0.155g để BLHS sử dụng
- Mặt chủ quan
+ Lỗi: cố ý trực tiếp. A biết được việc mua dùm B 3 tép ma túy để B sử dụng là trái với
quy định của pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện.
c. A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.

Trường hợp này A phạm vào Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều
250 BLHS 2015.
- Chủ thể: chủ thể thường là A, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu
trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Điều 21.
- Khách thể: sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
+ Đối tượng tác động là 3 tép heroin.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A mang 3 tép heroin với trọng lương 0.155g đến cho người mua do mẹ A sai.
- Mặt chủ quan
+ Lỗi: cố ý trực tiếp. A biết được việc mang 3 tép ma túy đến cho người mua là trái với


quy định của pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện.
Bài tập 47: A thuê cửa hàng để bán vật liệu xây dựng. Cơ quan công an bắt quả tang
B đang sử dụng trái phép chất ma túy trong cửa hàng của A.
Hãy xác định tội danh đối với A trong các tình huống sau:
a. B là bạn của A. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng của
mình để hút heroin.
– A phạm tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 256
BLHS.
- Chủ thể thường là A, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu trách nhiệm
hình sự theo Điều 12, Điều 21.
- Khách thể : sự xâm phạm các chính sách của Nhà nước đối với các chất ma túy
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A cho B vào cửa hàng của mình để hút heroin.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp, A biết được hành vi sử dụng chất heroin của B là trái pháp luật
nhưng vẫn đồng ý cho B vào cửa hàng mình để sử dụng.
b. A mua giùm cho B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Khi B đến cửa hàng của A để lấy
heroin thì lên cơn nghiện nên A đã cho B sử dụng heroin ngay tại cửa hàng của

mình.
A phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý theo Điều 251 BLHS và Tội chứa chấp việc sử
dụng trái phép chất ma tuý theo Điều 256 BLHS.
- Chủ thể thường là A, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu trách nhiệm
hình sự theo Điều 12, Điều 21.
- Khách thể : sự xâm phạm các chính sách của Nhà nước đối với các chất ma túy.
Đối tượng tác động là 0,2 gram heroin.
- Mặt khách quan:


+ Hành vi: A mua dùm cho B 0,2 gram heroin, và A cho B sử dụng heroin ngay tại nhà
mình khi B đang lên cơn nghiện.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp vì A biết được hành vi mua dùm heroin và cho B sử dụng heroin tại
nhà mình là trái với quy định của pháp luật nhưng A vẫn thực hiện.
c) A và B đều nghiện ma túy. A đã mua 0,2 gam heroin và rủ B đến cửa hàng của A
để cùng sử dụng
- A phạm vào Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 251 BLHS và tội tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy theo Điều 255 BLHS.
- Chủ thể thường là A, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu trách nhiệm
hình sự theo Điều 12, Điều 21.
- Khách thể : sự xâm phạm các chính sách của Nhà nước đối với các chất ma túy.
Đối tượng tác động là 0,2 gram heroin.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A mua 0,2 gram heroin và rủ B đến cửa hàng của A để cùng sử dụng.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp vì A biết hành vi mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là
trái với quy định của pháp luật nhưng A vẫn thực hiện.




×