Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài thảo luận số 09 môn luật HS phần các tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.74 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HÌNH SỰ (PHẦN CÁC TỘI PHẠM)
BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 9

I.

Nhận định

Câu 1: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi
công gây tai nạn chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Nhận định này là sai.
Theo Khoản 1,Điều 3,TTLT 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy
định thì hành vi khách quan của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
(Điều 260, BLHS) phải là hành vi tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định;
trường hợp điều khiển phương tiện trong công trường thi công thì không được xem là


đang tham gia giao thông đường bộ, hậu quả làm chết người thì sẽ không cấu thành tội
này, nhưng ở đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng khác nếu thỏa mãn
dấu hiệu cấu thành tội phạm đó. Ví dụ các tội có liên quan như: Tội vô ý làm chết người
(Điều 128); Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính (Điều 129) hoặc Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, về an toàn ở những nơi
đông người (Điều 295).
Câu 4: Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của
người khác thì chỉ bi truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép (Điều
266 BLHS 2015)
Nhận định sai.


Nếu trong trường hợp thực hiện hành vi đua trái phép các phương tiện giao thông đường
bộ không gắn động cơ mà gây hậu quả thiệt hại cho tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho
sức khỏe, tài sản của người khác thì sẽ cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ Điều 260 BLHS 2015.
Câu 9. Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội :
Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép
vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
Nhận định sai.
Vì chỉ khi trong trường hợp hai hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí
đó được thực hiện độc lập với nhau thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về
từng hành vi cấu thành từng tội độc lập theo nguyên tắc phạm nhiều tội: Tội tàng trữ trái
phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng
(Điều 304 BLHS). Còn nếu trong trường hợp, người phạm tội thực hiện nhiều hành vi
phạm tội có liên quan chặt chẽ với nhau thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội
là Tội tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng theo Điều 304 BLHS.
Câu 11: Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS)
Nhận định sai.
Vì nếu có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia mà vì mục đích chống chính quyền nhân dân thì còn có thể cấu thành tội


phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy
định tại Điều 114 BLHS
Câu 12. Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ
cấu thành Tội gây rối trật tư công cộng (Điều 318 BLHS).
Nhận định sai.
Vì có những hành vi tuy gậy rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng nhưng
đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác thì người có hành vi gây rối chỉ cấu thành tội phạm

tương ứng mà không cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng.
Ví dụ: Một nhóm thanh niên trong đó có A đuổi đánh B để trả thù, trong lúc đuổi đánh đã
la hét làm huyên náo cả tuyến đường, gây ách tắc giao thông 2 giờ và lúc bắt được B A đã
dùng dao đâm một nhát vào tim khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Hành vi của A tuy có gây
rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng (tắt nghẽn đường phố) nhưng không cấu
thành Tội gây rối trật tự công cộng mà cấu thành Tội giết người.
Cơ sở pháp lý: Điều 318, Điều 123 BLHS 2015.
Câu 15. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
Nhận định sai.
Vì theo Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
ngày 22/10/2010 thì “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã
được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ
được dùng đánh bạc.
Với hướng dẫn này thì tiền mang theo của người chơi bạc kể cả chưa sử dụng nhưng các
cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có đủ căn cứ xác định sẽ được dùng để đánh bạc thì vẫn
được coi là tang vật vụ án. Để xác định tiền mang theo người sẽ được dùng để đánh bạc
hay không các cơ quan tố tụng thường căn cứ lời khai của các nhân chứng, của các đồng
phạm và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ.
Như vậy, căn cứ để xác định tiền dùng để đánh bạc không chỉ là tiền được trực tiếp thu
ngay tại chiếu bạc. Trong trường hợp số tiền, tài sản mang theo của từng người nếu cơ
quan chức năng chứng minh được số tài sản đó sẽ được sử dụng vào việc đánh bạc thì
vẫn bị coi là tài sản dùng để đánh bạc.


Câu 17. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác
phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp do người khác phạm tội mà có (Điều
323).

Nhận định sai.
Đối tượng tác động của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có là tài sản, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác, bất động sản,
động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu
hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản. Tuy
nhiên, các loại tài sản do phạm tội mà có thuộc các loại như ma túy, vũ khí quân sự, thuốc
nổ, chất phóng xạ, hàng cấm, hàng giả, chất độc khi đủ yếu tố cấu thành các tội phạm
tương ứng thì người chứa chấp hoặc tiêu thụ những tài sản đó về tội bị xử lý về tội phạm
tương ứng mà không bị xử theo Điều 323. Ví dụ, một người không hứa hẹn trước mà
chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là ma túy thì có thể sẽ bị xử lý về Tội
tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249. Vì vậy, không phải mọi hành vi
không hứa hẹn trước mà chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có được đều cấu
thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 323.
Cơ sở pháp lý: Điều 232, điểm b khoản 10 Điều 2 TTLT số 09/2011/TTLT-BCA-BQPBTP-NHNNVN-VKNDTC-TANDTC.
Câu 20: Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm
người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS)
Nhận định sai
Vì Đối tượng tác động của tội mua dâm người dưới 18 tuổi phải là người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 18 tuổi, nếu mua dâm người dưới 18 tuổi nhưng lại dưới 13 tuổi thì không cấu
thành tội mua dâm người dưới 18 tuổi mà cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
(điểm b, khoản 1, Điều 142 BLHS).
II.

Bài tập

Bài tập 1:
a. Đám đua xe bị bắt giữ trong đó có cả A và họ không gây tai nạn gì.
Tội danh mà A đã phạm là Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265, BLHS). Hành vi của A
đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội tổ chức đua xe trái phép:
- Khách thể: Xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ và trật tự công cộng.

- Đối tượng tác động: Những người tham gia đua xe.


- Mặt khách quan
+ Hành vi: A tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy tham gia vào cuộc đua xe ngay trên
đường phố. Đồng thời, A là người đứng ra điều hành cuộc đua xe: tuyên bố treo giải đua
xe với giải thưởng một xe Dream “đập thùng” cho người thắng trong cuộc đua, thông qua
điều kiện của cuộc đua là các tay đua phải dùng xe không thắng.
- Chủ thể: A thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường (Nếu có đủ
độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan: A thực hiện hành vi trên với lỗi cố ý.
- Trong trường hợp này, những người tham gia đua xe trái phép không gây tai nạn gì nên
họ không phạm vào Tội đua xe trái phép (Điều 266, BLHS). Tuy nhiên những người này
đã phạm Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318, BLHS).
Hành vi của những người đua xe đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội gây rối trật
tự công cộng:
- Khách thể: Xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm
việc, vui chơi…ở nơi công cộng.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Những người tham gia đua xe đã có hành vi tụ tập và đua xe ngay trên đường
phố, hành vi này ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của khu phố đó, 8 làm cho người
dân hoang mang lo sợ, làm giảm trật tự trị an nơi công cộng. Như vậy, những người này
gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, Chủ thể trật tự, an toàn xã hội.
- Chủ thể: Những người đua xe thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể
thường (Nếu có đủ độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan: Những người đua xe thực hiện hành vi trên với lỗi cố ý.
b. Trong quá trình đua xe do không làm chủ được tốc độ B và C đã tông phải
một chị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều làm chị này chết vì chấn thương
sọ não.
Tội danh mà B và C đã phạm là Tội đua xe trái phép (Điều 266, BLHS).

Hành vi của B và C đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội đua xe trái phép:
- Khách thể: Xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ và trật tự công cộng.


- Mặt khách quan:
+Hành vi: B và C tham gia cuộc đua xe trái phép do A tổ chức. Trong quá trình đua xe do
không làm chủ tốc độ nên B và C đã tông phải một phụ nữ đang đi xe đạp Mặt khách
quan cùng chiều.
+ Hậu quả: người phụ nữ đi xe đạp cùng chiều tử vong – có hậu quả làm chết người.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của B và C là nguyên Chủ thể
Mặt chủ quan nhân trực tiếp khiến cho người phụ nữ đi xe đạp tử vong.
- Chủ thể: B và C thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể thường (Nếu đạt độ
tuổi luật định).
- Mặt chủ quan: B và C thực hiện với lỗi vô ý.
c. Đám đua xe bị các chiến sỹ công an dùng biện pháp bắt giữ đã chạy thoát một
số theo nhiều ngã ngách khác nhau. Trong quá trình bỏ chạy do xe không
thắng nên đã gây tai nạn ở một đường phố khác làm một người bị thương
với tỷ lệ thương tật 65%.
Tội danh mà những người này đã phạm là Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ (Điều 260 BLHS) vì tỷ lệ thương tật là 65% nên đủ yếu tố cấu thành tội này
(yêu cầu tỉ lệ thương tật phải trên 61%). Lúc này, những người tham gia đua xe trái phép
đã bỏ chạy theo nhiều ngã ngách khác nhau nên không còn đang trong cuộc đua xe nữa,
do đó họ không phạm vào Tội đua xe trái phép (Điều 266, BLHS).
Hành vi trên đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội này:
- Khách thể: sức khoẻ của người khác.
- Đối tượng tác động: người đi đường.
-Mặt khách quan:
+ Hành vi: Trong quá trình bỏ chạy do xe không thắng nên đã gây tai nạn ở một đường
phố khác.
+ Hậu quả: Làm cho một người bị thương với tỷ lệ thương tật là 65% (đáp ứng tỷ lệ

thương tật của tội này là 61% trở lên).
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của những người này là
nguyên nhân gây thiệt hại về thể chất cho người đi đường.


Những người này thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường (nếu
đạt độ tuổi luật định).
Những người này phạm tội với lỗi vô ý.
Bài tập 4:
A và B phạm tội phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia Điều 303 BLHS
2015.
- Về mặt chủ quan: hành vi của A và B được thực hiện với lỗi cố ý.
- Về mặt chủ thể: A và B là các chủ thể thường có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
- Về mặt khách thể: A và đã xâm phạm tới sự an toàn của các công trình, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia, qua đó, xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân. Đối tượng tác động ở đây là các bộ đèn tim đường băng, vì
các bộ đèn này hoạt động nhằm dẫn đường cho các máy bay hạ cất cánh hành vi của A và
B đã xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh hàng không cũng như tính mạng sức khỏe của
các hành khách trên chuyến bay theo quy định tại nghị định 126/2008.
- Khách thể của tội phạm: hành vi tháo trộm đèn của A và B làm mất một phần tác dụng
của công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.



×