Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Eximbank Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.05 KB, 2 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
I. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, chất lượng tín dụng và quản lý các rủi ro tín dụng tại các NHTM
trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm
2008 gây ra cùng với sự sụp đổ của hệ thống các ngân hàng tại Mỹ và Châu Âu.
Hơn nữa, trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế WTO, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại
trong nước trước sự tham gia của các Ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là
nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Do vậy, đề tài “Một số
giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Eximbank Việt
Nam – Chi nhánh Cầu Giấy” được lựa chọn để nghiên cứu.
II. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
9 Nghiên cứu những cơ sở lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro
tín dụng của ngân hàng thương mại.
9 Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân
hàng Thương mại cổ phần Eximbank Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy.
9 Đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Eximbank Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trong thời gian tới.
- Đối tượng: Nghiên cứu một số các rủi ro tín dụng thường gặp và quản lý các
rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Phạm vi: Nghiên cứu hoạt động tín dụng và cách thức quản lý các rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Eximbank Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy từ
năm 2008 đến năm 2010 từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng, chất lượng quản lý một số rủi ro tín dụng thường gặp tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Eximbank Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy
III. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
Kết cấu của luận văn được chia thành 3 chương chính, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng




thương mại
Chương 2: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2009 2010
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trong giai đoạn tới.
Các đóng góp mới của tác giả trong luận văn bao gồm 3 nhóm giải pháp nhằm hạn
chế các rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cầu
Giấy như sau:
- Giải pháp 1: Kiện toàn bộ máy nhân sự phòng tín dụng tổng hợp
- Giải pháp 2: Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu xuống mức kế hoạch được giao
- Giải pháp 3: Xây dựng chiến lược khách hàng cụ thể, có trọng tâm
IV.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích chi tiết
- Phương pháp chuyên gia
V. Kết luận:
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi
nghiên cứu về rủi ro tín dụng, tác giả đã đưa ra những định hướng cơ bản và đề xuất
một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với Eximbank Cầu Giấy trong thời
gian tới.
Tác giả mong muốn đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện
công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank Cầu Giấy, tạo môi trường tín dụng an toàn
và hiểu quả để chi nhánh đạt được mục tiêu kinh doanh cao nhất, đưa Eximbank Cầu
Giấy trở thành chi nhánh dẫn đầu trong việc kiểm soát an toàn rủi ro tín dụng trong hệ
thống Eximbank Việt Nam và đủ sức cạnh tranh với các NHTM trong và ngoài nước.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn
khoa học là PGS. TS Lê Quân. Xin chân thành cảm ơn tới Eximbank Cầu Giấy và các
đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài: ”Một số giải pháp hạn

chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cầu
Giấy”. Lời cuối, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô trong
hội đồng luận văn để đề tài được hoàn thiện hơn.



×