Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BÙI THỊ NGỌC DUNG

SỰ PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN
TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 504 - 08

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN NGỌC THÊM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1997


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BÙI THỊ NGỌC DUNG

SỰ PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN
TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC


MÃ SỐ : 504 - 08

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN NGỌC THÊM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1997


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Trần Ngọc Thêmngười thầy đã giành nhiều thời gian và công sức, trục tiếp Hướng dẫn chúng tôi hoàn thành
đề tài.

Chúng tôi cũng xin được cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của PGS. Cao Xuân Hạo,
cùng quý thầy cô khoa Ngữ văn, phòng nghiên cứu khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh và các bạn đồng nghiệp đã giúp chúng tôi hoàn luận án này.

Thành phố Hồ Chí Minh
02/12/1997


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 4
I. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................... 5
II. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................................... 6
III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ........................................................................................ 7
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................................ 7
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ......................................................................... 7

VI. Cấu trúc luận văn: ............................................................................................................ 8
CHƢƠNG MỘT: NGỮ PHÁP VĂN BẢN VÀ SỰ PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN ...................... 9
I. Lịch sử vấn đề: ................................................................................................................. 10
II. Cơ sở lý luận ................................................................................................................... 15
CHƢƠNG HAI: PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN Ở CẤP ĐỘ LỚN ............................................... 21
I. Văn bản có sự tƣơng ứng giữa tiêu đề bộ phận và tiêu đề chung: .................................... 22
II. Các tiêu đề bộ phận không tƣơng ứng với tiêu đề văn bản: ............................................ 24
III. Giữa các tiêu đề bộ phận không tƣơng ứng nhau: ......................................................... 29
IV. Tiểu kết: ......................................................................................................................... 34
CHƢƠNG BA: PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN Ở CẤP ĐỘ NHỎ ................................................ 36
I. Những văn bản phân đoạn hợp lý: .................................................................................... 37
II. Loại lỗi 1 – Nhập đoạn tùy tiện: ...................................................................................... 39
III. Loại lỗi 2 – tách đoạn tùy tiện: ...................................................................................... 53
IV. Loại lỗi 3 – thứ tự các đoạn lộn xộn: ............................................................................. 60
V. Phần hỗ trợ của các văn bản giáo khoa: .......................................................................... 67
CHƢƠNG BỐN: TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ.................................................................. 78
I. Tổng quan: ........................................................................................................................ 79
II. Đánh giá .......................................................................................................................... 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 114

Trang 3


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

MỞ ĐẦU

Trang 4



Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

I. Lý do chọn đề tài:
Văn bản sách giáo khoa phổ thông từ xƣa đến nay đã đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình học tập của học sinh cũng nhƣ trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy của thầy.
Vì đó là những văn bản có tính pháp qui, chi phối nội dung bài dạy của thầy và bài học của
trò. Gần hai mƣơi năm qua, việc thay sách cấp I, chỉnh lý sách cấp II và thí điểm sách phân
ban ở cấp III đã có nhiều đóng góp để hoàn thiện sách giáo khoa ở các cấp. Qua thực tiễn,
những ƣu điểm của sách giáo khoa đã đƣợc khẳng định, đồng thời theo đó các nhƣợc điểm
của văn bản giáo khoa cũng đƣợc bộc lộ. Chắc chắn, những nhƣợc điểm của sách giáo khoa
đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy, học tập của giáo dục phổ thông. Vì vậy, để phấn đấu
hoàn chirnh các văn bản sách giáo khoa tối ƣu, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giảng
dạy, học tập ở phổ thông, chúng ta cần thiết phải xem xét, đánh giá thực trạng các văn bản
sách giáo khoa hiện hành.
Tuy vậy, việc đánh giá, nhận xét sách giáo khoa rất phức tạp. Nó bao gồm nhiều
phƣơng diện. Ở luận văn này, chúng tôi chỉ xin đi vào phƣơng diện ngữ pháp văn bản.
Phƣơng diện này đã có những cơ sở khoa học, làm căn cứ cho việc khảo sát sự phân đoạn văn
bản các loại.
Khi xem xét sự phân đoạn văn bản của một cuốn sách giáo khoa, cần chỉ ra ngƣời
biên soạn đã dựa trên những nguyên tắc phân đoạn nào. Những nguyên tắc ấy đã phù hợp với
loại văn bản đó chƣa, đã góp phần tích cực đem lại tính hiệu quả cho văn bản hay chƣa ?
Đối lập với những văn bản phân đoạn hợp lý sẽ là những văn bản phân đoạn chƣa hợp
lý. Có thể coi đó là những văn bản mắc lỗi. Tức là so với cái chuẩn, văn bản đó chƣa đạt.
Chẳng hạn, tiêu đề của các mục, tiểu mục không tƣơng ứng với tiêu đề văn bản, sự phân đoạn
trong từng mục, tiểu mục không theo nguyên tắc nào...
Ngữ pháp văn bản đang trong quá trình phát hiện và miêu tả, cho nên các loại lỗi văn
bản ít hiển nhiên hơn. Để thấy đƣợc chúng, cần phải phân tích và biện luận. Trong khi đó,
ngữ pháp từ, câu đã đƣợc miêu tả kỹ càng, cho nên lỗi dùng từ, lỗi đặt câu khá hiển nhiên.
Song hậu quả của các loại lỗi trên xem ra lại rất khác nhau. Vì tác hại của lỗi tỉ lệ


Trang 5


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

thuận với kích thƣớc của nó. Các lỗi dùng từ đặt câu chỉ gây tác hại trong nội bộ câu, còn lỗi
văn bản sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tiếp thu toàn văn bản. Vì vậy, trong việc nghiên cứu
ngôn ngữ sách giáo khoa, cần hết sức chú trọng các loại lỗi ở cấp độ văn bản.
Trên thực tế, các văn bản sách giáo khoa nói chung đều có thể có những văn bản đƣợc
phân đoạn hợp lý và những văn bản mắc lỗi phân đoạn. Chúng tôi chọn các văn bản khoa học
sách giáo khoa phổ thông để nghiên cứu. Bởi lẽ các văn bản ấy cũng nằm trong sự đánh giá
nói chung ở trên, riêng những văn bản mắc lỗi phân đoạn, có thể ảnh hƣởng của chúng đối
với việc tiếp thu còn rõ rệt hơn nhiều so với các văn bản văn học.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn góp một ý kiến nhỏ để nhìn nhận thực trạng các
văn bản khoa học sách giáo khoa hiện hành về phƣơng diện ngữ pháp văn bản, chỉ ra những
nguyên tắc phân đoạn chủ yếu của các văn bản. Trên cơ sở đó đề xuất cách chữa ở mức độ
đơn giản đối với các văn bản mắc lỗi. Ở chừng mực nhất định, chúng tôi xin đƣợc biên soạn
lại một số văn bản theo hƣớng khắc phục các loại lỗi văn bản và đảm bảo tính chính xác,
khoa học của một văn bản khoa học. Tất cả đều nhằm đem lại hiệu quả tiếp thu cho văn bản
khoa học sách giáo khoa phổ thông.

II. Mục tiêu nghiên cứu:
Chất lƣợng giáo dục ở bậc học phổ thông đang đƣợc nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều
ngƣời quan tâm. Nhiều nhà giáo dục đã đƣa ra các nguyên nhân làm cho chất lƣợng giảng
dạy, giáo dục giảm sút. Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu một nguyên nhân
chính - sách giáo khoa. Nếu sách giáo khoa chƣa khoa học, chặt chẽ thì chƣa thể dạy tốt và
học tốt đƣợc.
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi mạnh dạn đề xuất hƣớng đi : phải
kiểm tra lại, biên soạn lại sách giáo khoa theo hƣớng chú trọng đến vai trò của ngữ pháp văn
bản.


Trang 6


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Chúng tôi nghiên cứu toàn bộ các văn bản trong sách giáo khoa Kỹ thuật 7 trồng trọt
lâm nghiệp của các tác giả Trần Quí Hiểu, Đỗ Nguyên Ban (Nxb. Giáo dục, 1993).
Các văn bản giáo khoa này đƣợc nghiên cứu ở cả hai cấp độ : Sự phân đoạn văn bản
thành các mục, tiểu mục và phân đoạn mục, tiểu mục thành các đoạn.

IV. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích : Mỗi văn bản đều đƣợc phân tích ở hai cấp độ :
Cấp độ lớn : tƣơng quan giữa tiêu đề của mục. tiểu mục với nội dung văn bản.
Cấp độ nhỏ : Cách phân đoạn trong từng mục, tiểu mục.
Trong quá trình phân tích xác định các nguyên tắc phân đoạn văn bản, chúng tôi sẽ
nêu ra những trƣờng hợp phân đoạn hợp lý. Trƣờng hợp không hợp lý tức là có lỗi, sẽ đƣợc
nêu cách sửa chữa khắc phục.
- Phương pháp phân loại : Phân loại các văn bản theo các nguyên tắc phân đoạn,
phân loại lỗi phân đoạn ở từng cấp độ. Cấp độ nào có thể chia nhỏ thì chia tiếp để các loại lỗi
cụ thể và dễ chữa hơn.
- Phương pháp kiểm tra đối chứng : Những văn bản mắc lỗi tiêu biểu đƣợc biên soạn
lại. Cả hai văn bản đó đều đƣợc cho dạy thử ở hai lớp cùng cấp, cùng trình độ. Sau đó, đối
chiếu kết quả kiểm tra của hai lớp để khẳng định hƣớng biên soạn văn bản.

V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ngữ pháp văn bản đã và đang đƣợc đƣa vào giảng dạy ở các cấp học. Một khi học
sinh đã có những hiểu biết nhất định về bộ môn khoa học này thì việc biên soạn các văn bản
sách giáo khoa không thể nằm ngoài quỹ đạo của ngữ pháp văn bản. Hơn nữa, chính những

cơ sở lý luận của ngữ pháp văn bản sẽ giúp các nhà biên soạn phƣơng pháp xây dựng văn
bản, tóm tắt văn bản, chính lý, hiệu đính...

Trang 7


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

Với đề tài này, ngữ pháp văn bản sẽ mỏ rộng phạm vi nghiên cứu của mình tới các
văn bản khoa học sách giáo khoa phổ thông. Thực tế nghiên cứu ấy sẽ góp phần khẳng định
sự cần thiết của ngữ pháp văn bản đối với việc biên soạn văn bản giáo khoa (những văn bản
khoa học). Đó là một lĩnh vực ít ngƣời quan tâm.

VI. Cấu trúc luận văn:
Ở luận văn này ngoài mở đầu và kết luận có 4 chƣơng :
Chương I bàn về lịch sử vấn đề ngữ pháp văn bản và nêu các cơ sở lý luận của đề tài.
Chương II trình bày sự phân đoạn văn bản ở cấp độ lớn, gồm các tiểu mục :
1. Sự phân đoạn văn bản của các văn bản khoa học giáo khoa (những văn bản
không mắc lỗi).
2. Các loại lỗi phân đoạn.
Chương III trình bày sự phân đoạn văn bản ở cấp độ nhỏ gồm các tiểu mục :
1. Sự phân đoạn văn bản của các văn bản không mắc lỗi.
2. Các loại lỗi phân đoạn.
Chưương IV trình bày kết quả kiểm tra đối chứng.

Trang 8


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông


CHƢƠNG MỘT: NGỮ PHÁP VĂN BẢN VÀ SỰ PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN

Trang 9


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

I. Lịch sử vấn đề:
Việc nghiên cứu ngôn ngữ sách giáo khoa bao giờ cũng phải nhằm vào mục đích cuối
cùng là hoàn chỉnh các văn bản ấy. Song do những hoàn cảnh ngẫu nhiên có tính chất lịch sử,
trong suốt một thời gian dài, ngành ngôn ngữ học chỉ đặt ra cho mình nhiệm vụ nghiên cứu
các đơn vị từ câu trở xuống. Với phạm vi nghiên cứu nhƣ thế, ngôn ngữ học ngày càng bộc lộ
những hạn chế và bất lực của mình trƣớc những nhu cầu của lý luận và thực tiễn :
"Không đủ khả năng giải thích nhiều hiện tƣợng biểu hiện trong phạm vi câu nhƣng
lại liên quan tới những cơ chế ngoài câu nhƣ : hiện tƣợng điệp, đối...
Không đủ đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của việc xây dựng văn bản, trong đó có
môn làm văn trong nhà trƣờng. Không đủ giúp cho học sinh viết đƣợc những bài văn mạch
lạc, đúng và hay... liên quan đến vấn đề này là những nhu cầu của công tác biên tập, xuất
bản...
Không đủ đáp ứng nhu cầu thực tiễn của việc phân tích tác phẩm văn học. Cái quan
trọng đối với một tác phẩm văn học là câu trúc văn bản hoàn chỉnh của nó thì lại là cái "ngoài
rìa" đối với ngôn ngữ học.
Không đủ đáp ứng những nhu cầu cấp bách của việc tự động hóa các qui trình xử lý
thông tin ngôn ngữ"1
Để khắc phục những nhƣợc điểm đó, ngôn ngữ học đã phải vƣợt qua giới hạn câu. Kết
quả là đã hình thành một bộ môn mới nghiên cứu các đơn vị trên câu gọi là ngữ pháp văn
bản.
Tuy ngữ pháp văn bản đã hình thành nhƣng trong những năm 50 và 60 còn ít ngƣời
biết và để ý đến sự tồn tại của ngành này. Có thể coi đó là giai đoạn hình thành và tự khẳng
định của ngữ pháp văn bản.

Bƣớc sang những năm 70, ngữ pháp văn bản đã nhanh chóng đạt tới thời kỳ phát triển
rầm rộ. Lĩnh vực này ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học làm việc ở những
bộ phận khác nhau (ngữ pháp, ngữ nghĩa, phong cách học, ngữ âm học) thuộc những xu
hƣớng hết

1

Trần Ngọc Thêm - Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt - Nxb KHXH H, 1985 Trang 11, 12.

Trang 10


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

sức khác nhau (từ các nhà ngôn ngữ học truyền thống cho tới các nhà ngôn ngữ học cấu trúc,
ngôn ngữ tạo sinh...) Quan tâm đến ngôn ngữ học văn bản còn có cả các nhà nghiên cứu
thuộc các ngành khoa học khác, trƣớc hết là văn học. Các lĩnh vực khác nhau và các xu
hƣớng khác nhau đều tìm thấy ở đây một miếng đất mới để áp dụng những phƣơng pháp của
mình, đồng thời cũng hy vọng tìm thấy ở đây những phƣơng pháp, những cách nhìn mới để
giải quyết những bế tắc của mình.
Ngôn ngữ học văn bản là tên gọi chung của ba bộ phận chủ yếu cấu thành ra nó, đó là
: lý thuyết văn bản đại cƣơng, phong cách học văn bản và ngữ pháp văn bản. Tuy là ba bộ
phận khác nhau, song chúng đều có chung một đối tƣợng nghiên cứu là các văn bản hoàn
chỉnh.
Đối tƣợng chủ yếu nhất của ngữ pháp văn bản là văn bản, dƣới văn bản là đoạn văn,
và dƣới đoạn văn là phát ngôn. Cũng có những tác giả cho rằng đối tƣợng của ngữ pháp văn
bản còn là chỉnh thể cú pháp trên câu (CTC) - một đơn vị cú pháp ở cấp độ lớn hơn câu.
Văn bản tồn tại ở những dạng nào ? Theo Trần Ngọc Thêm, văn bản có thể tồn tại ở cả
dạng viết và dạng nói. Quan niệm này khái quát đƣợc tất cả các loại cấu trúc ngôn từ con
ngƣời dùng để thông tin (một thông tin hoàn chỉnh, trọn vẹn). Cũng có ý kiến chỉ thừa nhận

sản phẩm ngôn ngữ hoàn chỉnh ở dạng viết mới là văn bản.
Khái niệm văn bản là cơ sở giúp các nhà ngôn ngữ học văn bản phân tích, đánh giá
các văn bản theo đúng nghĩa của nó.
Có thể thấy mấy chục năm gần đây, ngôn ngữ học văn bản đã có những ứng dụng
thiết thực và hữu hiệu trong nhà trƣờng (làm văn và giảng văn), trong việc đề ra các phƣơng
pháp xây dựng văn bản, phân tích văn bản, tóm tắt văn bản, giúp công tác biên tập - xuất bản,
chỉnh lý, hiệu đính... Cho nên bộ môn khoa học này đã đƣợc phát triển hết sức nhanh chóng.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản đến nay đã đƣợc gần 20 năm.
Ngôn ngữ học văn bản đã đƣợc đƣa vào nghiên cứu và giảng dạy ở Trƣờng Đại học Tổng
hợp Hà Nội (nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) từ năm 1978. Thời gian này và những năm
tiếp theo các cơ sở liên quan tới giáo dục phổ thông có nhu cầu ứng dụng cao nhƣ Đại học Sƣ
phạm Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục, Đại học Sƣ phạm Quy

Trang 11


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

Nhơn, Đại học Sƣ phạm Vinh, Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh... cũng rất chú ý
đến lĩnh vực này.
Trong nhà trƣờng, ở môn làm văn, học sinh chỉ mới đạt đƣợc kết quả đáng kể trong
việc sử dụng từ, tạo câu, còn khi viết bài văn hoàn chỉnh, phần đông các em còn non yếu. Bởi
vì đoạn văn, bài văn không thể là sản phẩm của việc lắp ghép chắp nối các câu một cách tùy
tiện, không thể chỉ là sự tập hợp giản đơn của những câu đúng ngữ pháp. Muốn viết đúng một
đoạn văn, một bài văn cần phải tuân theo những qui tắc tổ chức chặt chẽ gọi là qui tắc cấu tạo
văn bản. Từ năm 1989, một số tri thức ngữ pháp văn bản đã đƣợc ứng dụng vào việc luyện
viết đoạn văn, bài văn (môn làm văn) trong nhà trƣờng, chủ yếu là ở những vấn đề sau :
"Qui tắc liên kết các câu, sử dụng; các phƣơng tiện hình thức để xác lập các đơn vị
lớn hơn câu là đoạn văn, bài văn.
- Vai trò và chức năng của đoạn văn trong văn bản, cấu trúc và các kiểu dạng đoạn

văn. Cách tách đoạn và liên kết đoạn.
- Vai trò của từ và câu trong văn bản...
- Kết hợp với lý thuyết hoạt động lời nói, tìm hiểu qui trình và các thao tác sản sinh
văn bản"1
Nhờ có ngữ pháp văn bản, học sinh mới có thể biết triển khai ý một cách mạch lạc,
lập dàn ý, kết cấu hợp lý cho một bài viết, phân đoạn văn bản một cách khoa học, viết văn có
mạch đoạn rõ ràng, khúc triết, tạo ra một chuỗi câu liên tiếp.
Dần dần, ngữ pháp văn bản không còn là môn học xa lạ đối với học sinh, sinh viên.
Đối với giáo viên ngữ văn cấp II, III, hàng năm đều đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao về những tri
thức cơ bản của ngữ pháp văn bản.
Từ những yêu cầu đặt ra cho con ngƣời trong đời sống xã hội nhƣ : cần hiểu sâu văn
bản (đọc hiểu và nghe hiểu) không phải là sự tiếp nhận thụ động mà phải đạt tới trình độ tự
giác, chủ động, sáng tạo; đồng thời cần phải xây dựng sản sinh văn bản (viết và nói) cũng ở
trình độ tự giác

1

Đình Cao - Lê A - Làm văn - Nxb Giáo dục, 1989 - Trang 20.

Trang 12


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

chủ động sáng tạo, chúng ta có thể khẳng định rằng : "Ở trƣờng học phổ thông cơ sở và phổ
thông trung học cần coi trọng sự giảng dạy văn bản. Đào tạo cho học sinh năng lực phân tích
tiếp nhận, thẩm định văn bản và năng lực xây dựng, sản sinh văn bản là một mục tiêu chính
của các môn học tiếng Việt, văn học và làm văn"1
Cùng với việc đƣa ngữ pháp văn bản vào nhà trƣờng, nhiều công trình nghiên cứu về
ngữ pháp văn bản ra đời, nhằm góp phần hoàn thiện lý thuyết ngữ pháp văn bản. Ở Việt Nam,

phải kể đến các công trình nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm, tác giả đã làm sáng tỏ nhiều vấn
đề đang còn mới mẻ thuộc lĩnh vực ngữ pháp văn bản. Việc chỉ ra hệ thống liên kết trong văn
bản tiếng Việt là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá tính mạch lạc hoàn chỉnh của các loại
văn bản (Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt - Nxb KHXH Hà Nội, 1985). Tác giả cũng đã
đƣa ra những cơ sở ban đầu cho việc xác lập qui trình xây dựng văn bản (Tiến tới xây dựng lý
thuyết làm văn - NCGD - 1984 - 12). Nhiều bài báo của tác giả từ 1980 đến 1990 đã cho thấy
vai trò quan trọng của ngữ pháp văn bản, tính ứng dụng thiết thực của nổ trên nhiều lĩnh vực.
1983, trong bài "Đoạn văn trong các văn bản sách giáo khoa phổ thông " (văn bản văn
học), tác giả đã chỉ rõ phải nghiên cứu văn bản giáo khoa ở cấp độ đoạn văn văn bản. Vì nếu
đoạn văn và văn bản mắc lỗi thì đó là lỗi ở cấp độ lớn nhất, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tiếp
thu toàn văn bản. Tác giả cũng đã nêu ra các nguyên tắc phân đoạn đoạn văn, các loại lỗi
phân đoạn thƣờng gặp trong các vãn bản sách giáo khoa văn học.
Cùng với sự phân đoạn, khái niệm đoạn văn cũng đƣợc tác giả nêu ra một cách hoàn
chỉnh, rõ ràng, trong bài "bàn về đoạn văn nhƣ một đơn vị ngôn ngữ" - Ngôn ngữ số 3 - 1984
: "Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, gồm một chuỗi phát ngôn đƣợc xây dựng theo một
cấu trúc và mang một nội dung nhất định (đầy đủ hoặc không đầy đủ), đƣợc tách ra một cách
hoàn chỉnh về hình thức : ở dạng nói, nó có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng
quãng ngắt hơi dài. Ở dạng viết nó bắt đầu bằng dấu mở đoạn (gồm thụt đầu dòng + viết hoa)
và kết thúc bằng
1

Hoàng Tuệ - về vấn đề văn bản và giảng dạy văn bản - Viện ngôn ngữ học - ủy ban KHXH Việt Nam - 1989 Trang 9.

Trang 13


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

dấu ngắt đoạn (gồm dấu ngắt phát ngôn: 5 dấu (dấu chấm, dấu than, dấu hỏi, dấu ba chấm,
dấu hai chấm + xuống dòng)1. Cũng trong bài viết này, tác giả đã nêu ra cách phân loại đoạn

văn. Về mặt cấu trúc, các đoạn văn có thể đƣợc chia thành hai loại: hoàn chỉnh và không
hoàn chỉnh. Về mặt nội dung, các đoạn văn cũng có thể đƣợc chia làm hai loại: hoàn chỉnh và
không hoàn chỉnh.
Trong thời gian vừa qua, một số luận án về ngữ pháp văn bản đƣợc bảo vệ. Xuất phát
từ hệ thống liên kết văn bản của tác giả Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Thị Việt Thanh đã đi vào
hệ thống liên kết lời nói, chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt của nó so với hệ thống
liên kết văn bản. 1995, có luận án của Trịnh Sâm "Tiêu đề văn bản tiếng Việt và sự phát triển
cửa nó từ 1865 đến nay", qua khảo sát 10.120 tiêu đề đã nêu ra những điểm có tính qui luật
về cấu trúc - chức năng của tiêu đề, và đề xuất những nguyên tắc thiết yếu về tiêu đề đúng và
hay; cũng nhƣ đƣa ra những khuyến cáo cụ thể để tránh những điều vi phạm về đặc điểm
hành chức của tiêu đề.
Ngoài ra, có một số cuốn sách có tính chất giáo trình, hƣớng dẫn giáo viên của Đỗ
Hữu Châu. Nguyễn Thị Ngọc Diệu, Diệp Quang Ban đề cập đến những vấn đề khác nhau của
liên kết văn bản. Đinh Trọng Lạc đi vào nghiên cứu phong cách học văn bản.
Về sách nƣớc ngoài, chúng ta có dịch giới thiệu : Văn bản với tƣ cách đối tƣợng
nghiên cứu của ngôn ngữ học của I.R.Galperin (Nxb KHXH Hà Nội - 1987); Ngữ pháp văn
bản của O.I.Moskalslaja (Nxb Giáo dục - 1996).
Với mấy chục năm hình thành, phát triển, ngữ pháp văn bản đã tự khẳng định mình
qua những ứng dụng thiết thực hữu hiệu trên nhiều lĩnh vực. Bộ môn khoa học này xứng
đáng với lòng mong đợi của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều thầy cô giáo và học sinh sinh viên
các cấp. Chắc chắn trong tƣơng lai, ngữ pháp văn bản sẽ hoàn thiện mình và vƣơn tồi những
tầm cao mới.

1

Trần Ngọc Thêm - Bàn về đoạn văn nhƣ một đơn vị ngôn ngữ - Ngôn ngữ số 3 - 1984 - Trang 43.

Trang 14



Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

II. Cơ sở lý luận
Trong bài viết "một số vấn đề ngôn ngữ học văn bản trong việc biên soạn sách giáo
khoa phổ thông", tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: "Sách giáo khoa là một hệ thống liên
hoàn, theo chiều ngang chia thành nhiều bộ môn, còn theo chiều dọc thì chia thành nhiều lớp,
nhiều cấp. Dù xét theo chiều ngang hay chiều dọc, mỗi cuốn sách giáo khoa cũng đều đƣợc
cấu tạo từ một hệ thống các bài, mỗi bài có thể xem nhƣ một văn bản tƣơng đối hoàn chỉnh...
Nhƣ thế, đơn vị của sách giáo khoa chính là văn bản"1.
Trong việc biên soạn sách giáo khoa phổ thông, có những việc gì cần bàn về phƣơng
diện ngôn ngữ học văn bản. Cần xuất phát từ chức năng, mục đích của sách giáo khoa. Sách
giáo khoa có hai chức năng cơ bản : chức năng thứ nhất là chức năng cung cấp kiến thức và
chức năng thứ hai là chức năng phát triển khả năng giao tiếp ngôn ngữ của học sinh. Để giúp
cho sách giáo khoa thực hiện tốt chức năng cung cấp kiến thức một cách chính xác và dễ
dàng, ngôn ngữ học văn bản cho thấy cần tiến hành tổ chức nghiên cứu sách giáo khoa ở cấp
độ đoạn văn và văn bản nhằm hai mục đích :
a. Phát hiện các loại lỗi và các khiếm khuyết khác của sách giáo khoa hiện hành về
phƣơng diện văn bản.
b. Đề xuất các cách sửa chữa nói riêng và cách xây dựng những văn bản sách giáo
khoa tối ƣu có khả năng giúp cho việc lĩnh hội chúng có hiệu quả nhất nói chung.
Trong số các loại lỗi có thể có ở cấp độ văn bản, đáng lƣu ý là ba loại lỗi sau đây :
a. Lỗi liên kết: Trong văn bản, các câu gắn bó với nhau bằng một hệ thống các
phƣơng tiện liên kết. Các phƣơng tiện này không chỉ có tác dụng làm cho các văn bản đỡ rời
rạc, mà chủ yếu là giúp cho việc thể hiện nội dung đƣợc mạch lạc, rõ ràng và ngắn gọn. Do
vậy, việc sử dụng cẩu thả các phƣơng tiện liên kết sẽ gây trở ngại lớn cho việc tiếp thu.

1

Trần Ngọc Thêm - Một số vấn đề ngôn ngữ học văn bản trong việc biên soạn sách giáo khoa phổ thông - In
trong Những vấn đề ngôn ngữ SGK, NXB GD, H.,1983, trang 45


Trang 15


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

b. Lỗi phân đoạn : Việc phân chia văn bản ra thành các đoạn văn chính là một công
việc cấu trúc hóa văn bản. Trƣớc hết, nó đòi hỏi ngƣời viết phải tự mình suy nghĩ kỹ càng,
nắm vững và rõ ràng điều mình muốn nói. Sau nữu, nó giúp cho ngƣời đọc tiếp thu một cách
dễ dàng và nhanh chóng. Nhƣ vậy, việc phân đoạn sai rõ ràng là sẽ khiến cho ngƣời đọc hiểu
sai và không nắm đƣợc nội dung văn bản.
c. Lỗi lập đề cƣơng : Lỗi đề cƣơng chính là lỗi có kích thƣớc lớn nhất. Sai sót ở đây
phản ánh tƣ duy lộn xộn của ngƣời viết. Vì vậy, nó gây trở ngại lớn cho việc tiếp thu.
Việc chỉ ra các loại lỗi cơ bản ở cấp độ văn bản của sách giáo khoa là một đóng góp
quan trọng của ngôn ngữ học văn bản trong việc biên soạn, chỉnh lý sách giáo khoa phổ
thông. Đồng thời nó cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết : phải đƣa ra trong các sách giáo khoa
những văn bản mẫu mực (đối với từng phong cách).
Phân chia văn bản ra thành các đoạn văn không phải là một công việc tùy tiện tùy
thuộc vào ý muốn chủ quan của ngƣời viết mà nó tuân theo những nguyên tắc khách quan
nhất định. Trong bài viết : đoạn văn trong các văn bản sách giáo khoa phổ thông (văn bản văn
học), tác giả Trần Ngọc Thêm trình bày vai trò của đoạn văn, các nguyên tắc phân đoạn đoạn
văn, đồng thời chỉ ra những loại lỗi đoạn văn thƣờng gặp trong ngôn ngữ sách giáo khoa
(những văn bản có tính chất văn học). Theo tác giả, "việc phân chia văn bản ra thành các
đoạn văn là một sự phân đoạn hình thức. Nhƣng sự phân đoạn hình thức này có chức năng
phản ánh sự phân đoạn về mặt nội dung. Nó giúp ngƣời viết diễn đạt ý của mình đƣợc rõ
ràng, rạch ròi hơn, đồng thời cũng giúp cho ngƣời đọc hiểu văn bản đƣợc dễ dàng, nhanh
chóng hơn"1.
Nhƣ vậy, sự phân đoạn văn bản thành đoạn văn sẽ đƣợc coi là đúng nếu nó phù hợp
với sự phân đoạn nội dung thành các ý. Thiếu sự phù hợp ấy thì sự phân đoạn sẽ sai. Nghĩa là
muốn đánh giá đƣợc sự phân đoạn văn bản thành đoạn văn đúng hay sai, cần xác định đƣợc

sự phân đoạn nội dung thành các ý.
1

Trần Ngọc Thêm - Đoạn văn trong các văn bản sách giáo khoa phổ thông in trong Những vấn đề ngôn ngữ
sách giáo khoa, NXBGD, H, 1983 Tr 96

Trang 16


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

Vậy căn cứ vào đâu để biết đƣợc sự phân đoạn nội dung ? Tác giả Trần Ngọc Thêm
nêu ra hai cơ sở : Thứ nhất là căn cứ vào câu hỏi trong sách giáo khoa. Về nguyên tắc các câu
hỏi này là cái phản ánh sự phân đoạn nội dung, mỗi câu hỏi nêu lên một ý. Thứ hai : những
sách không có câu hỏi hoặc có câu hỏi nhƣng không đƣợc biên soạn tốt thì dấu hiệu hình thức
của việc phân đoạn tốt nhất là dấu hiệu nằm ngay trong văn bản.
Theo chúng tôi, dấu hiệu nằm ngay trong văn bản là những dấu hiệu rất đáng tin cậy.
Hệ thống tiêu đề văn bản, tiêu đề các mục, tiểu mục là cơ sở quan trọng để biết sự phân đoạn
nội dung của ngƣời biên soạn.
Qua quan sát các loại văn bản có cấu trúc đa dạng và phong phú, nhất là văn bản văn
xuôi văn học, đặc biệt là những văn bản có câu hỏi đƣợc biên soạn tốt, đƣợc phân đoạn hợp
lý, tác giả Trần Ngọc Thêm nêu ra các nguyên tắc phân đoạn nhƣ sau :
a. Phân đoạn theo sự thay đổi các thông số :
Văn bản đƣợc cấu tạo từ bốn yếu tố (gọi là các thông số của văn bản) : Không gian K,
thời gian T, chủ thể C, vận động V của chủ thể. Ranh giới của các đoạn văn, tức là nơi có sự
chuyển ý thể hiện bằng việc xuống dòng, đƣợc đánh dấu bằng sự thay đổi của một số trong số
bốn thông số ấy với sự giữ nguyên các thông số còn lại. Chính sự thay đổi của các thông số
phản ánh sự thay đổi các ý và sự phát triển nội dung của văn bản.
Việc thay đổi hoặc giữ nguyên các thông số trong văn bản có thể có dạng tƣờng minh
(đƣợc thể hiện bằng ngôn ngữ) hoặc hàm ẩn (không đƣợc thể hiện bằng ngôn ngữ nhƣng có

thể suy luận ra đƣợc).
Phân đoạn dựa vào sự thay đổi của thông số là cách phân đoạn khách quan. Nó tạo ra
các ý độc lập. Song có lúc độ dài đoạn văn không cân xứng với nhau, thì việc tiếp thu nó gặp
khó khăn : ngắn quá không tạo cấp độ mới tiếp thu vụn vặt, dài quá cũng khó tiếp thu. Do đó,
mối quan hệ giữa lƣợng và chất trong việc phân đoạn văn bản cũng rất quan trọng. Tác giả
đƣa ra nguyên tắc phân đoạn tiếp theo.

Trang 17


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

b. Phân đoạn theo sự cân xứng về độ dài :
Cách phân đoạn này giúp ích cho ngƣời đọc, ngƣời nghe. Tuy vậy, cách này dẫn đến
hậu quả : Các đoạn văn khác nhau về cấp độ nhƣng ngang nhau về hình thức kiểu cá mè một
lứa. Nhƣ thế về lôgic không chặt chẽ.
c. Phân đoạn nhấn mạnh :
Khi viết (nói), ngƣời viết cần có sự nhấn mạnh để hƣớng ngƣời đọc vào một điểm
quan trọng nào đó. Chỗ đó có thể đƣợc tách thành một đoạn.
Để khắc phục nhƣợc điểm của từng nguyên tắc phân đoạn, ngƣời biên soạn văn bản
cần sử dụng các nguyên tắc một cách linh hoạt.
Nguyên tắc phân đoạn văn bản ra đời làm căn cứ cho việc xem xét, đánh giá cách
phân đoạn của nhiều loại văn bản. Việc chỉ ra các loại lỗi phân đoạn trong các văn bản sách
giáo khoa văn học đã cho thấy thực trạng biên soạn sách giáo khoa hiện hành về phƣơng diện
ngữ pháp văn bản, đồng thời nó cũng góp phần chỉ rõ tác hại của các loại lỗi văn bản đối với
việc cung cấp kiến thức cho học sinh.
Mỗi cuốn sách giáo khoa đều đƣợc cấu tạo từ một hệ thống các bài, mỗi bài có thể
xem nhƣ một văn bản tƣơng đối hoàn chỉnh. Ở các sách giáo khoa khoa học, mỗi bài còn
đƣợc chia thành các mục, tiểu mục. Mỗi mục, tiểu mục đều có đầu đề riêng, diễn tả một nội
dung trọn vẹn. Vì vậy, chúng cũng có thể đƣợc xem nhƣ những tiểu văn bản. Có thể coi mỗi

bài nhƣ thế là một văn bản phức, nghĩa là một văn bản có thể gồm những tiểu văn bản. Tên
gọi của văn bản cũng nhƣ tên gọi của các mục, tiểu mục là tiêu đề. Theo tác giả Hồ Lê "tiêu
đề của toàn văn bản là tiêu đề chung, tiêu đề của mỗi đoạn văn là tiêu đề bộ phận"1.
Từ các khái niệm tiêu đề của Hồ Lê, Trịnh Sâm đã chỉ rõ vai trò và cƣơng vị của tiêu
đề trong văn bản : "Trong cấu trúc văn bản, tiêu đề lúc nào cũng có ý nghĩa chi phối. Tiêu đề
chung đứng đầu văn bản, đại diện cho toàn văn bản và có quan hệ mật thiết với nội dung văn
bản. Tiêu đề bộ phận có 3 chức năng :

1

Hồ Lê - Qui luật ngôn ngữ - Quyển 2 - Nxb KHXHH1996, Trang 82.

Trang 18


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

a. Khái quát nội dung đoạn văn mà nó định danh.
b. Cụ thể hóa từng phần nội dung của tiêu đề chung,
c. Làm một móc xích trong dây chuyền nối tiêu đề chung với các tiêu đề bộ phận"1.
Những cơ sở trên đƣợc coi là tiêu chuẩn để đánh giá các tiêu đề văn bản. Nếu tiêu đề
chung và tiêu đề bộ phận thể hiện đúng vai trò chức năng của mình trong văn bản thì đó là
một cấu trúc văn bản hợp lý. Ngƣợc lại thiếu sự phù hợp trên thì có nghĩa cấu trúc văn bản
bất hợp lý.
Quan hệ giữa tiêu đề chung và tiêu đề bộ phận trong một văn bản là một biểu hiện
trong quan hệ nội tại của văn bản. Ngoài ra, các văn bản giáo khoa còn phải nằm trong một
hệ thống nhất định, có quan hệ với môi trƣờng xung quanh. Đó chính là những quan hệ bên
ngoài của văn bản.
Trong một cuốn sách giáo khoa, văn bản này phải có quan hệ với văn bản khác. Quan
hệ đó sẽ qui định vị trí của từng văn bản trong hệ thống. Đặc biệt trong sách giáo khoa khoa

học, vị trí của từng bài không thể tùy tiện. Có thể lấy một số bài trong sách Kỹ thuật 7 để xem
xét:
Bài 1, 2, 3, 4, 5, cùng trong một nhóm nói về đất trồng trọt. Hệ thống này sẽ qui định
trình tự sắp xếp của các bài. Trƣớc tiên phải là khái niệm về đất trồng (bài 1), sau đó học sinh
đƣợc thực hành về một số loại đất trồng (bài 2). Tiếp theo phải là những tính chất cơ bản của
đất trồng (bài 3), rồi mới đến kỹ thuật làm đất (bài 4) và các biện pháp cải tạo đất (bài 5). Thứ
tự các bài trên đƣợc sắp xếp nhƣ vậy là hợp lý.
Ngoài mối quan hệ của văn bản với hệ thống của nó, văn bản còn có mối quan hệ với
những văn bản có cùng kiểu tiêu đề (trong một hệ thống khác hoặc cùng hệ thống). Ví dụ bài
34 "chăm sóc vƣờn ƣơm cây rừng" và bài 37 "chăm sóc rừng trồng". Sự phân đoạn của hai
văn bản ấy phải có sự tƣơng ứng. Nếu sự phân đoạn của văn bản này khác với sự phân đoạn
của văn bản kia, có nghĩa là có văn bản mắc lỗi phân đoạn.

1

Trịnh Sâm - Tiêu đề văn bản tiếng Việt và sự phát triển của nó từ 1865 đến nay - Tóm tắt luận án PTS. 1995 Trang 5.

Trang 19


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

Cũng xét trong mối quan hệ bên ngoài của văn bản, văn bản trong sách giáo khoa phải
có quan hệ với văn bản cùng tên gọi trong sách giáo viên, cả về nội dung kiến thức và cấu
trúc văn bản.
Ngoài những đặc điểm đã trình bày ở trên, văn bản giáo khoa kỹ thuật 7 còn có đặc
thù riêng : mỗi văn bản đều có phần hỗ trợ đi kèm. Phần này bao gồm : ghi nhớ và câu hỏi.
Trong lời nói đầu cuốn sách, ngƣời biên soạn đã ghi : "Ở cuối mỗi bài học phần "ghi nhớ" là
phần tóm tắt những kiến thức chính, bắt buộc các em phải nắm thật chắc. Sau phần ghi nhớ,
là phần câu hỏi và bài tập, giúp các em củng cố kiến thức". Điều đó có nghĩa phần ghi nhớ

phải tóm tắt đủ những ý chính của văn bản, phần câu hỏi cũng phải nêu đầy đủ những kiến
thức chính của bài. Có thể coi một văn bản giáo khoa Kỹ thuật 7 lý tƣởng là : nội dung văn
bản phù hợp với ghi nhớ, câu hỏi và mục đích yêu cầu đặt ra trong sách giáo viên.

Trang 20


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

CHƢƠNG HAI: PHÂN ĐOẠN VĂN BẢN Ở CẤP ĐỘ LỚN

Trang 21


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

Dựa trên những đặc điểm cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu, chúng tôi phân tích từng
văn bản cụ thể. Trƣớc tiên là xem xét mối quan hệ giữa các tiêu đề bộ phận với tiêu đề chung
của toàn văn bản. Tiêu đề chung chính là tiêu đề văn bản, các tiêu đề bộ phận chính là các
tiêu đề của mục và tiểu mục.
Có 40 văn bản tham gia phân tích, trong đó có 27 văn bản có sự tƣơng ứng giữa tiêu
đề bộ phận và tiêu đề chung, 13 văn bản không có sự thống nhất đó.

I. Văn bản có sự tƣơng ứng giữa tiêu đề bộ phận và tiêu đề chung:
Phân tích những văn bản đƣợc coi là không mắc lỗi, chúng tôi thấy chúng chủ yếu
đƣợc phân đoạn theo nguyên tắc thay đổi các thông số.
Ví dụ: Bài 3 TÍNH CHẤT ĐẤT TRỒNG ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT
I. Tính chất đất trồng
II. Độ phì nhiêu của đất.
Bài 26 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC LÚA

I. Bón phân cho lúa
II. Làm cỏ cho lúa
III. Tƣới tiêu nƣớc cho lúa
Nguyên tắc phân đoạn của 2 văn bản trên là dựa vào sự thay đổi của chủ thể.
Bài 9 PHƢƠNG PHÁP GIEO TRỒNG
I. Yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng
II. Phƣơng pháp gieo hạt
III. Phƣơng pháp trồng

Trang 22


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

Bài 9, các tiêu đề bộ phận không tƣơng ứng về cấp độ (giữa I với II, III), xuất hiện
một tiêu đề bộ phận (I) không tƣơng ứng với chủ đề văn bản, về lôgic không chặt chẽ nhƣng
văn bản trở nên dễ hiểu, ngƣời đọc dễ tiếp thu . Nội dung các mục I, II, III tƣơng ứng với
nhau. Đó chính là cách phân đoạn dựa theo sự cân xứng về độ dài.
Bài 4 KỸ THUẬT LÀM ĐẤT
I. Ý nghĩa của việc làm đất
II. Những công việc chủ yếu của làm đất
Bài 37 CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG
I. Ý nghĩa của việc chăm sóc rừng trổng
II. Nội dung chăm sóc rừng trồng
Bài 15 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
I. Những nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh
II. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
Cả 3 bài trên đều xuất hên một tiêu đề bộ phận không tƣơng ứng với tiêu đề văn bản
(mục I). Thực ra có thể coi đó là phần mở đầu của văn bản, các tiêu đề bộ phận đứng sau
(mục II) là phần thân bài. Đây là loại văn bản không có phần kết.

Ngoài ra có 6 văn bản hƣớng dẫn thực hành. Sách giáo khoa Kỹ thuật 7 dùng ký hiệu
À để chỉ những bài thực hành. Hầu hết tiêu đề bộ phận trong các văn bản thực hành đều
giống nhau.
Bài 10 ∆ PHƢƠNG PHÁP GHÉP CÂY
I. Những công việc chuẩn bị
II. Nội dung bài thực hành
1. Chọn cành ghép để lấy mắt
2. Chuẩn bị gốc ghép
3. Kỹ thuật ghép

Trang 23


Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông

Bài 22 ∆ QUAN SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY LÚA
I. Công việc chuẩn bị
II. Nội dung bài thực hành
1. Quan sát rễ lúa
2. Quan sát thân lúa
3. Quan sát nhánh lúa
4. Quan sát lá lúa
5. Quan sát hình thái bông lúa.
III. Tổng kết viết thu hoạch
Trong các bài thực hành các tiêu đề bộ phận vẫn thống nhất với tiêu đề văn bản. Vì
bài thực hành thì phải có chuẩn bị thực hành và nội dung thực hành, các tiêu đề bộ phận đã cụ
thể hóa từng phần nội dung của tiêu đề chung, đồng thời cũng khái quát đƣợc nội dung đoạn
mà nó mang tên. cấu trúc văn bản nhƣ vậy làm cho ngƣời học dễ hiểu và hiểu đúng, đủ yêu
cầu văn bản. Sự phân đoạn nhƣ vậy là hợp lý.
Nhìn chung những văn bản phân đoạn hợp lý, chủ yếu là phân đoạn theo nguyên tắc

thay đổi các thông số (14/27), 6 văn bản thực hành cũng có thể coi là phân đoạn theo nguyên
tắc này. Còn 7 văn bản phân đoạn theo sự cân xứng về độ dài, kiểu văn bản có phần mở bài,
thân bài, không có kết bài.
Những văn bản đƣợc coi là mắc lỗi, tức những văn bản không có sự thống nhất giữa
tiêu đề chung và tiêu đề bộ phận, chúng tôi thấy có hai trƣờng hợp : tiêu đề bộ phận không
tƣơng ứng với tiêu đề chung; các tiêu đề bộ phận không tƣơng ứng với nhau.

II. Các tiêu đề bộ phận không tƣơng ứng với tiêu đề văn bản:
"Tính hoàn chỉnh nghĩa của văn bản thể hiện ở sự thống nhất chủ đề của nó. Chủ đề
đƣợc hiểu là hạt nhân nghĩa của văn bản, nội dung cô

Trang 24


×