Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.05 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN
ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC
HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI THỊ KIM THANH

Hà Nội, 2009
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN


ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

Hà Nội, 2009
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬNError!

Bookmark

not

defined.
1.1. ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM............................ Error! Bookmark not defined.

1.1.1. Khái niệm “sinh viên” ................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm “Nhận thức” ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Khái niệm “ Thái độ” .................... Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Khái niệm “Hành vi” ..................... Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Khái niệm “Tình dục” ................... Error! Bookmark not defined.
1.1.6. Khái niệm “quan hệ tình dục trước hôn nhân”Error!


Bookmark

not defined.
1.1.7. Trinh tiết ở nữ giới và vấn đề chưa quan hệ tình dục ở nam giới
................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. CÁC LÝ THUYẾT CƠ SỞ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀIError! Bookmark not
defined.

1.2.1. Lý thuyết giới ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội........... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý ........ Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Lý thuyết trao đổi .......................... Error! Bookmark not defined.
1.3. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ KHÍA CẠNH TÌNH DỤC TRONG LỊCH SỬ ..... Error!
Bookmark not defined.

1.3.1. Tổng quan nhận thức về tình dục trong lịch sửError! Bookmark
not defined.
1.3.2. Quan điểm tình dục tại Việt Nam . Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VẤN
ĐỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƢỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
................................................................................................. Error! Bookmark not defined.

3


2.1. NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƢỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Error!
Bookmark not defined.

2.1.1. Nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề tình dục trước hôn

nhân ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân trong sinh viên ..... Error!
Bookmark not defined.
2.1.3. Hành vi của sinh viên đối với vấn đề QHTDTHN trong sinh
viên .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI
CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƢỚC HÔN
NHÂN TRONG SINH VIÊN............................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Ảnh hưởng của phong tục tập quánError!

Bookmark

not

defined.
2.2.2. Các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi . Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Nhóm bạn ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Gia đình ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Nhà trường .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Các hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng ............. Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................ Error! Bookmark not defined.

Kết luận ................................................... Error! Bookmark not defined.
Khuyến nghị ............................................ Error! Bookmark not defined.

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Niên giám thống kê của Bộ Y tế năm 2004 cho thấy: hàng năm hệ thống y
tế cả nước tiếp nhận từ 1,3 đến 1,5 triệu ca nạo phá thai. Tuy nhiên, nếu thống kê
được đầy đủ số liệu từ các cơ sở y tế tư nhân thì con số nạo phá thai ở nước ta
không dừng lại ở con số 1,5 triệu ca/năm. Nhưng cũng không cần đến con số đầy
đủ như vậy, Việt Nam cũng "đủ tiêu chuẩn" xếp thứ 3 về tỉ lệ nạo phá thai và
đứng đầu thế giới về tỉ lệ nạo phá thai vị thành niên.
Trong tài liệu "Triển khai thực hiện "chỉ thị 54-CT/TW của ban bí thư
Trung ương Đảng khoá IX về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống
HIV/AIDS trong tình hình mới" của Ban khoa giáo Trung ương tháng 2 năm
2006", tình dục được xác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
HIV/AIDS. Và thanh niên là lực lượng có nguy cơ mắc HIV/AIDS cao. Tỉ lệ
nhiễm HIV ở độ tuổi 20 - 29 tăng từ 15% năm 1993 đến 6% năm 2002. Bác
sỹ Nguyễn Huy Nga, giám đốc Uỷ ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS
trong cuộc nói chuyện tại thủ đô Wasington về tình hình HIV/AIDS và bệnh
cúm gia cầm tại Việt Nam ngày 19/7/2006 đã cho biết, tính đến năm 2006 con
số nhiễm HIV tại Việt Nam đã lên tới 280.000 người với chừng 60.000 người
đã phát triển thành AIDS và 54.000 người đã tử vong
Những hậu quả này đã khiến cho thực trạng QHTDHN trở thành một
vấn nạn trong xã hội nước ta hiện nay. Để cổ xuý đúng đắn những hành vi
hợp lý và loại bỏ những hành vi bất hợp lý, hơn bao giờ hết thực tiễn cuộc
sống đặt ra yêu cầu phải có những tìm hiểu thấu đáo về quan hệ tình dục trước
hôn nhân của lớp thanh niên, từ quan điểm, nhận thức tới thái độ, hành vi.
Sinh viên là một bộ phận có hàm lượng tri thức cao, song sự tiếp nhận thông
tin và quan điểm cũng như hành vi của họ có thực sự “tiến bộ” hơn trong lớp
thanh niên nói chung?. Mỗi ngày vẫn có hàng loạt các ca nạo phá thai ngoài ý
muốn trong sinh viên? Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới những tình trạng này?.

5



Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên với các vấn đề xung quanh việc
QHTDTHN như thế nào?
Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra từ thực tiễn cuộc sống yêu thôi thúc
tác giả muốn có một cái nhìn đầy đủ từ nhận thức tới thái độ, hành vi của sinh
viên về vấn đề QHTDTHN trong sinh viên - Một vấn đề mà trong lịch sử nó
đã từng là một giá trị không được phép bước qua.
2. Tổng quan nghiên cứu
Kể từ sau Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairo tháng 9
năm 1994, ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tình dục và các vấn
đề liên quan. Có thể chia các nghiên cứu khoa học về tình dục và các vấn đề
liên quan ở Việt Nam thành 3 khuynh hướng chính:
Khuynh hướng thứ nhất nghiên cứu tình dục như một bộ phận của
sức khoẻ sinh sản (SKSS). Khuynh hướng nghiên cứu này bao gồm nhóm
các nghiên cứu về tình dục và sức khoẻ sinh sản của học sinh, sinh viên. Đặc
điểm của nhóm đề tài này là nghiên cứu tình dục như là một bộ phận của
SKSS. Do đó, thành công của các nghiên cứu này không thể chỉ ra được mối
quan hệ giữa SKSS, SKTD với sức khoẻ nói chung của con người. Đây là
thiếu sót cần khắc phục trong kỷ nguyên HIV/AIDS" hiện nay (chữ dùng của
Anna Runeborg trong "Tình dục - sức mạnh siêu phàm") [01 ; 30]
Năm 1999 "Điều tra Vị thành niên và biến đổi xã hội ở Việt Nam" do
viện xã hội học tiến hành tại 6 tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
thu được kết quả 10% nam vị thành niên và 5% nữ trong độ tuổi 15 - 22 đã có
QHTD trước hôn nhân.
Trong năm 2003, Bộ y tế cùng với tổ chức phi chính phủ, trong đó có
Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ bảo trợ trẻ em (UNICEF)... đã tiến hành
cuộc điều tra quốc gia về SKSS thanh thiếu niên. Đây là cuộc điều tra có quy
mô lớn và kết quả thu được có đóng góp rất lớn đối với công tác nghiên cứu
về SKSS VTN. Điều tra VTN tại 6 tỉnh trong cuộc điều tra này cho thấy ở các


6


tỉnh, thành, tỷ lệ nam thanh niên QHTD trước hôn nhân là từ 0% đến 19%, nữ
thanh niên QHTD trước hôn nhân là từ 2% đến 9%.
Khuynh hướng thứ hai nghiên cứu tình dục với tư cách là một vấn
nạn xã hội, là nguyên nhân mang lại những hậu quả tiêu cực cho xã hội.
Khuynh hướng này bao gồm 2 nhóm nghiên cứu chính:
- Nhóm 1: Nhóm các đề tài nghiên cứu về HIV/AIDS và các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục.
Năm 1999, nghiên cứu "Nhận thức và thái độ của sinh viên các trường
Đại học về tình dục và ma tuý liên quan đến HIV/AIDS" do PTS. Phạm Đình
Huỳnh -Học viện Chính trị Quốc gia HCM chủ nhiệm là điển hình cho nhóm
đề tài này. Tuy nhiên đề tài này mới chỉ dừng lại ở phân tích các yếu tố tác
động đến nhận thức và thái độ của sinh viên về HIV/AIDS, chứ chưa chỉ ra
các hành vi tình dục có nguy cơ cao để phòng tránh. Mặt khác, đề tài chưa
đưa ra một khẳng định cần thiết; tình dục là nguyên nhân chính dẫn đến
HIV/AIDS.
- Nhóm 2: Nhóm các đề tài nghiên cứu về tình dục và nạo phá thai
Nhóm đề tài này đã chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng các biện
pháp tình dục an toàn. TDAT không chỉ để ngăn chặn STDs/AIDS khi có
quan hệ với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao, mà còn để kiểm soát sự
mang thai và tránh có thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai. Nhóm đề tài
này cũng không nhắc đến TDAT như là một giải pháp cơ bản, mà trái lại,
thuật ngữ này cũng ít được các đề tài này nhắc đến.
Năm 1996, phòng XHH về môi trường và sức khoẻ cộng đồng, Viện xã
hội học đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Tình dục và nạo phá thai trước hôn
nhân của nữ thanh niên tại Hà Nội". Trong đề tài này, các nhà nghiên cứu đã
tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai trước hôn nhân của nữ

thanh niên ở Hà Nội. Kết quả phỏng vấn sâu của đề tài này cho thấy nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến nạo phá thai trước hôn nhân ở nữ thanh niên ở Hà Nội
chủ yếu là do các bạn nữ có quan niệm là đằng nào cũng lấy nhau nên không
7


cần phải giữ gìn. Mặt khác, khi thực hiện hành vi QHTD, các bạn nữ không
chú ý và sử dụng các biện pháp phòng tránh thai. Điều này cũng được nhóm
nghiên cứu lý giải từ nguyên nhân về kênh thông tin. Vào những năm đầu
thập kỷ trước, tình dục hiếm khi được bàn luận một cách công khai. Điều đó
dẫn đến khó khăn trong việc tuyên truyền và TDAT và SKSS để giúp thanh
niên tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao.
Các đề tài về vấn đề tình dục ở nước ta nhìn chung đều tập trung trả
lời câu hỏi: Tình dục mang lại hậu quả gì? Bởi vậy vấn đề mà các đề tài này
cố gắng giải quyết là khắc phục nhanh hậu quả xã hội tiêu cực do tình dục
mang lại.
Khuynh hướng nghiên cứu thứ ba dựa trên quan điểm coi tình dục là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống, bản thân hành vi tình dục
không phải là tác nhân dẫn đến tiêu cực xã hội, mà cái cách người ta nhìn
nhận về tình dục mới dẫn đến những việc tiêu cực đó. Khuynh hướng này
thực sự là sự bổ sung cho những hạn chế tồn tại trong công tác nghiên cứu
tình dục ở Việt Nam.
Năm 1999, khi tìm hiểu về vấn đề tình dục trong đô thị tại xã hội Việt
Nam đương đại, tác giả T.Gammeltoft đã rút ra một kết luận khá thú vị, đó là
việc thanh niên đô thị QHTDTHN không phải là "một phút yếu lòng", một sự
sa ngã hay sự quy thuận để đánh đổi lấy một cái gì đó. Ngược lại, đó là sự lựa
chọn hợp lý trong logic hành động của họ, là quyết định chủ quan của bản
thân họ chứ không phải vì bất cứ một nguyên nhân khách quan nào xô đẩy.
“Quyết định QHTDTHN ở thanh niên không chỉ nhằm mục đích thoả mãn
tình cảm nhục dục, mà còn có thể hướng tới một nền tảng vững chắc cho cuộc

hôn nhân tương lai”.
Tác giả Khuất Thu Hồng khi đánh giá về tổng quan nghiên cứu tình dục
tại Việt Nam thì cho rằng: "Các nghiên cứu gần đây đã tăng sự chú ý đến tình
dục của thanh niên, tập trung vào sự thay đổi trong kiến thức, thái độ và thực
hành tình dục của họ. Những nghiên cứu này được định hướng bởi sự gia tăng
8


nhanh chóng việc mang thai trước hôn nhân và phá thai trong thanh niên,
cũng như sự gia tăng số lượng thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS". [11 ;35] Theo
tác giả, để giải thích về nguyên nhân, người ta kết nối sự phát triển kinh tế, sự
thay đổi về nhân khẩu và sự thay đổi về xã hội nhanh chóng với việc tăng tuổi
kết hôn của thanh niên, sự kiểm soát lỏng lẻo của gia đình ảnh hưởng tới họ
trong khi các thể chế xã hội như nhà nước và các tổ chức đoàn thể khác tỏ ra
kém hoà nhập với xã hội.
Đề tài nghiên cứu này của tác giả cũng nằm trong khuynh hướng thứ
ba, xuất phát điểm coi tình dục là một phần tất yếu của cuộc sống, nghiên cứu
sẽ là sự bổ sung cần thiết không chỉ ở khía cạnh đối tượng tìm hiểu là sinh
viên, nhóm đối tượng nòng cốt đại diện cho thế hệ trẻ, mà còn thể hiện ở các
kết quả nghiên cứu và khía cạnh tiếp cận. Đề tài muốn tìm hiểu từ nhận thức,
thái độ tới hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn
nhân trong chính sinh viên, xem xét giữa nhận thức, thái độ tới hành vi có
khác nhau nhiều không và điều gì làm nên sự khác nhau đó. Sinh viên khác
với thanh niên khác trong xã hội là đã được học về chương trình chăm sóc sức
khỏe, tình dục an toàn điều đó cũng có nghĩa họ đã biết được những tác hại và
hệ quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân, cũng như các cách phòng tránh
hay kiềm chế bản thân. Tuy nhiên đây cũng là nhóm đối tượng được tiếp cận
nhiều nguồn thông tin khác nhau và nhiều quan điểm khác nhau từ các
phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy thì quan điểm, thái độ và trong hành
vi của họ có điều khác với những nhóm đối tượng khác? Những câu hỏi này

đã thôi thúc tác giả tìm lời giải trong đề tài này. Vì thế, đề tài không chỉ là sự
đóng góp vào thực tế với những đề xuất về mặt giải pháp mà còn là sự bổ
sung cần thiết cho việc nhận thức.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

9


Hành vi tình dục và tình dục an toàn từ lâu đã được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu như triết học, tâm lý học, y học, văn học…. Bên cạnh
những ngành khoa học nghiên cứu đó thì xã hội học cũng đang khẳng định vị
trí, vai trò của mình với tư cách là một ngành khoa học độc lập trong hệ thống
khoa học xã hội. Theo cách tiếp cận xã hội học, đề tài nghiên cứu, xem xét,
đánh giá và nhìn nhận vấn đề một cách khoa học để có thể lý giải và chứng
minh một số quan điểm và khía cạnh dưới góc độ xã hội học, từ đó có thể
phân biệt với cách nhìn của một số ngành khoa học xã hội khác.
Bằng phương pháp nghiên cứu xã hội học, đề tài góp phần làm phong
phú thêm kho tàng nhận thức lý luận xã hội học, nâng cao nhận thức về lý
thuyết xã hội cho chính bản thân và những người quan tâm. Đồng thời đề tài
còn vận dụng một số lý thuyết phạm trù cơ bản của xã hội học vào nghiên cứu
nhằm làm rõ hành vi quan hệ tình dục cũng như đo lường quan điểm, thái độ
và hành vi của sinh viên nói riêng và của giới trẻ nói chung về vấn đề này. Cụ
thể là việc vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết xã hội học thực nghiệm (lý
thuyết giới, thuyết hành động xã hội, lý thuyết trao đổi…) nhằm đánh giá một
cách rõ ràng các yếu tố tác động, các tác nhân khách quan và chủ quan tác
động tới hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình dục trong sinh viên
hiện nay.
Việc vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu cũng góp phần
giúp tác giả cũng như những người quan tâm hiểu biết một cách khoa học và

có quan niệm đúng đắn hơn về vấn đề QHTDTHN trong sinh viên. Từ đó có
thể hiểu rõ hành vi cũng như những yếu tố tác động, chi phối hành vi của SV bộ phận nòng cốt trong giới trẻ hiện nay. Qua đó sẽ đưa ra được những giải
pháp, những kiến nghị phù hợp góp phần phục vụ công tác xây dựng chính
sách xã hội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

10


Trong xã hội ngày nay với sự phát triển của toàn xã hội trên mọi lĩnh
vực, thì việc nghiên cứu về hành vi QHTDTHN trong sinh viên và những khía
cạnh liên quan có một ý nghĩa xã hội rất lớn. Đây là thế hệ sẽ gánh trọng trách
xã hội, tương lại của đất nước, quan điểm thái độ và hành vi của họ sẽ là điển
hình, là phần đại diện quan trọng, là phần định hướng cho quan điểm, thái độ
và hành vi của giới trẻ nói chung về vấn đề QHTDTHN. Vì thế, việc nghiên
cứu này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được những chương
trình phù hợp cho một vấn đề nhạy cảm, tế nhị nhưng quan trọng trong sinh
viên, trong giới trẻ hiện nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giúp nhà
trường, gia đình sinh viên và chính bản thân sinh viên có “cái nhìn toàn cảnh”
vào bản chất vấn đề từ đó có những quyết định đúng đắn và phù hợp cho việc
xây dựng những chương trình quản lý đối với sinh viên.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình
dục trước hôn nhân của sinh viên
4.2. Khách thể
Sinh viên trường ĐH KHXH&NV
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2008 đến tháng 8/2009
- Địa bàn nghiên cứu: Trường ĐH KHXH&NV

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích
- Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi về vấn đề quan hệ tình dục trước
hôn nhân của sinh viên đại học. Từ đó đề xuất các kiến nghị mang tính khả thi.
5.2. Nhiệm vụ

11


- Khảo sát quan điểm, thái độ của sinh viên trường ĐH KHXH&NV về
vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân
- Tìm hiểu các yếu tố là nguyên nhân hình thành nên quan điểm thái độ đó
- Tìm hiểu sự lựa chọn hành vi tình dục trong sinh viên
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố dẫn tới sự lựa chọn hành vi tình
dục trong sinh viên
- Tìm hiểu hành vi của sinh viên đối với việc QHTDTHN trong sinh viên.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận xã hội học Mác Xít.
Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây sẽ là kim chỉ nam xuyên suốt cho quá trình
nghiên cứu.
- Đảm bảo tính khách quan: Nghiên cứu nhận thức, thái độ, hành vi
của sinh viên về vấn đề QHTDTHN như nó vốn có, như chúng tồn tại trong
thực tế, cố gắng ghi nhận chi tiết những biểu hiện của chúng, tránh phán đoán
một cách chủ quan, thiếu căn cứ khoa học và manh định kiến của người nghiên
cứu. Cố gắng để kết quả nghiên cứu phản ánh đúng nhất thực tế vốn có.
- Nghiên cứu sự vật, hiện tƣợng đặt trong mối quan hệ của chúng,
đó là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Với đề tài này, cố gắng tìm ra
các mối liên hệ và tác động của nhận thức, thái độ, hành vi với các yếu tố

khác có liên quan để tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng.
- Nghiên cứu sự vật, hiện tƣợng trong sự phát triển: Mỗi sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát
triển. Khi tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên về vấn đề
QHTDTHN tác giả cố gắng tìm hiểu quá trình của hiện tượng này và xu
hướng phát triển của nó.

12


- Nghiên cứu sự vật trong một chỉnh thể toàn vẹn của nó: nhận thức,
thái độ, hành vi của sinh viên về vấn đề QHTDTHN là một hiện tượng xã hội
bao gồm và chịu tác động của những yếu tố khách quan và chủ quan người
thực hiện hành vi. Do vậy theo nguyên tắc này tác giả cố gắng đặt nó trong
chỉnh thể bản thân hiện tượng và tìm hiểu các yếu tố tác động đó.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Đây là đề tài khá tế nhị. Và vì vậy tác giả phải sử dụng song hành cả
hai phương pháp: Khảo sát định lượng và phương pháp định tính nhằm thu
được thông tin sát thực tế nhất. Trong đó, phỏng vấn anket và phỏng vấn sâu
được sử dụng như phương pháp chủ yếu thu thập thông tin. Ngoài ra các
phương pháp bổ trợ khác cũng được áp dụng trong đề tài: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu: Khảo sát qua các báo Dân trí, VNexpress, Tuổi trẻ, các tài
liệu tiếng Việt và ấn phẩm tiếng Anh
- Mô tả mẫu chọn
- Phỏng vấn bảng hỏi: 360 phiếu
Khoa báo, khoa ngữ văn, khoa xã hội học là 3 khoa được tác giả trong
đề tài này lựa chọn để khảo sát nghiên cứu. Với lý do, sinh viên khoa Báo sau
khi ra trường sẽ làm những người có vai trò quan trọng trong việc định hướng
thái độ của cộng đồng. Khoa xã hội học lại có đặc thù riêng, sau này ra trường
sẽ trở thành những cán bộ nghiên cứu các vấn đề xã hội. Họ sẽ là những

người phải có tư tưởng tiên tiến đồng thời phải luôn giữ mình khách quan
nhất có thể. Họ đóng vai trò quan trọng trong phát hiện và định hướng nhận
thức cộng đồng. Sinh viên khoa ngữ văn được tiếp cận với những giá trị nhân
văn từ các ấn phẩm, họ có thể sẽ có những đặc điểm khác với hai khoa trên.
Do đó, người nghiên cứu đã chọn các khoa đó để thu thập thông tin cho đề tài.
Trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn sâu với 25
sinh viên 10 sinh viên có bạn bè hoặc bản thân đã từng có QHTDTHN. Vì
đây là đề tài khá tế nhị như đã khẳng định, nên phương pháp phỏng vấn sâu
được tác giả thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau: hỏi chuyện tâm tình,
13


chát qua yahoo, qua mail, điện thoại. Đồng thời tác giả cũng tiến hành 3 thảo
luận nhóm, mỗi nhóm 5 người.
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Vấn đề trinh tiết hiện nay không còn là yếu tố chính gắn với sự ràng
buộc về hôn nhân.
- Đại đa số sinh viên dù có quan điểm đồng tình nhưng bản thân vẫn
chưa sẵn sàng với hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân. Sinh viên lúng
túng trong việc xác định được một giá trị đích thực cho bản thân về vấn đề
này.
- Các phương tiện truyền thông đại chúng là tác nhân quan trọng ảnh
hưởng tới nhận thức, thái độ và làm biến đổi hành vi trong sinh viên về vấn đề
QHTDTHN trong sinh viên
- Vai trò, sự kiểm soát của gia đình ít có ảnh hưởng tới hành vi quan hệ
tình dục trước hôn nhân trong sinh viên.

14



DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Anna Runeborg, “Tính dục - một sức mạnh siêu phàm”.
2. Ban khoa giáo Trung ương (2006), “Triển khai thực hiện chỉ thị 54 CT/TW
của Ban bí thư trung ương Đảng khoá IX về tăng cường lãnh đạo phòng
chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, Hà Nội.
3. Ban khoa giáo Trung ương (2005), “Báo cáo hội thảo khoa học về ảnh
hưởng của HIV/AIDS đến phát triển kinh tế - xã hội”, Hà Nội.
4. Ban khoa giáo Trung ương - Uỷ ban dân số, gia đình, trẻ em Việt Nam
(2006),“Báo cáo kết quả hoạt động năm 2005”, Hà Nội.
5. Bộ Y tế - Tổng cục Thống kê – UNICEF – WHO (2005), “Điều tra quốc
gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” (SAVY), Hà Nội.
6. Đại học Y Thái bình, “Hội thảo khoa học về sức khỏe sinh sản”, 1998.
Thái Bình
7. Đỗ Văn Thắng – Phan Thành Huấn (2003), “Giáo trình SPSS”, (dành cho
sinh viên khối ngành KHXH-NV), NXB ĐHQG TPHCM, TPHCM.
8. Phạm Minh Hạc (1996), “Tâm lý học Đại học sư phạm”, Hà Nội.
9. Học viện báo chí và tuyên truyền, Khoa Văn hóa Việt Nam (1998), “Giáo
trình cơ sở Văn hoá Việt Nam”.
10.Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003): Thông tin chuyên đề:
Dân số và phát triển, Hà nội, Hà Nội
11.Khuất Thu Hồng, (2005)“Tổng quan tình hình nghiên cứu tình dục tại Việt
Nam”, Thư viện Viện nghiên cứu và phát triển. Hà Nội
12.Khuất Thu Hồng, (2005) bài giảng “Một số vấn đề lý luận về tình dục”,
Thư viện Viện nghiên cứu và phát triển. Hà Nội

15



13.Phạm Đình Huỳnh, (1999)“Nhận thức và thái độ của sinh viên các trường
đại học về tình dục và ma tuý liên quan đến HIV/AIDS”, Hà Nội
14.Lê Ngọc Hùng (1998), “Xã hội học đại cương”, NXB Đại học Quốc gia.
Hà Nội
15.Vũ Quang Hà (biên dịch) (2001), “Các lý thuyết xã hội học” - tập 1, 2,
NXB Đại học Quốc gia Hà nội, Hà Nội.
16.Vũ Tuấn Huy (dịch) (2003), “Sử dụng NVIVO trong nghiên cứu định
tính”, Hà Nội.
17.Nhạc Phan Linh, “Tác động truyền thông về Sức khoẻ sinh sản đến sinh
viên đại học hiện nay”, 2002.
18. Vũ Mạnh Lợi (1999), “Bạo lực gia đình trên cơ sở giới - Trường hợp Việt
Nam”, Hà Nội.
19.Phân viện báo chí tuyên truyền - Quỹ dân số Liên hợp quốc (2000),
“Tuyên truyền vận động dân số và phát triển”, Hà Nội.
20.Phản Ninh (2005), “Thân phận tình yêu”.Hà Nội
21. Phòng Xã hội học về môi trường và sức khoẻ cộng đồng, Viện Xã hội học
(1996) “Tình dục và nạo thai trước hôn nhân của nữ thanh niên tại Hà nội”,
Hà Nội.
22.Vũ Hồng Phong, “Ép buộc tình dục trong hôn nhân từ quan điểm của nam
giới”, Tạp chí Xã hội học số 2, 2006.
23.Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh,(2001) “Phương pháp nghiên cứu
xã hội học”, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
24.Tina Gammeltoft, “Là một người đặc biệt đối với ai đó” (Vấn đề tình dục
tại đô thị trong xã hội Việt Nam đương đại), chuyên san Giới và tình dục
số 11/2006, NXB Thế giới.
25.Lê Thị Thu Trang (2006), “Nhận thức, thái độ và hành vi tình dục học
sinh PTTH”, Hà Nội.

16



26.GS.TS Trần Ngọc Thêm (2008), Cần hướng đạo từ tình yêu và hạnh phúc
lâu dài. Hà Nội.
27.Uỷ ban quốc gia dân số/kế hoạch hoá gia đình (2001), “Chiến lược truyền
thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số sức khoẻ sinh sản/kế hoạch
hoá gia đình giai đoạn 2001-2005”, Hà Nội.
28.Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại
dâm (2004), “Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam
đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”, NXB Y học, Hà Nội.
29.Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em Việt Nam (2002), “Báo cáo quốc gia tại hội nghị dân số châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 5 tại Bangkok –
Thái Lan tháng 12/2002”, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà nội.
30.Niên giám thống kê y tế 2000 – 2003. (Thư viện Viện nghiên cứu và phát
triển xã hội).
31.Tạp chí Gia đình trẻ số 11, 2007
32.Niên giám thống kê y tế 2004 – 2005. (Thư viện Viện nghiên cứu và phát
triển xã hội).
33.Tâm lý học đại cương, NXB Chính trị Quốc gia, 1996.
34.Từ điển Xã hội học, NXB Thế giới.
35.Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Tài liệu nƣớc ngoài
36.Ajen and Fishbein, “Understanding attitudes and predicting social
behavior”, 1980.
37.National Population & Health care in Thailand & Philipines, Ford (Thư
viện Viện nghiên cứu và phát triển xã hội).
38. Produce Health care, Ford (Thư viện Viện nghiên cứu và phát triển xã hội).
39.Sexology, Ford (Thư viện Viện nghiên cứu và phát triển xã hội).

17




×