Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào phong cách học tập cho Sinh viên ngành Sư phạm Tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.93 KB, 24 trang )

A. GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư – một cuộc cách mạng được xây dựng dựa trên cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ ba về cách mạng kĩ thuật số và điện tử.
Trong bối cảnh đó, GD phổ biến là những nơi mà con người, máy móc,
sự vật được kết nối để tạo ra việc học tập được cá thể hóa và hoàn toàn
quyết định, tự quyết định của bản thân theo một phong cách thích nghi
khác nhau. Sự thích nghi và đổi mới này tạo ra một môi trường sinh thái
mới ở đó sự sáng tạo được là nền tảng của GD 4.0. Vì vậy, để đáp ứng
với GD 4.0 với xu hướng số hóa, các cơ sở đào tạo đặc biệt là các trường
đại học (ĐH) phải nhanh chóng đổi mới chương trình, đổi mới các mô
hình dạy học (mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp
dạy – học, phương thức kiểm tra - đánh giá kế quả đầu vào, đầu ra,…)
nhằm đào tạo người lao động nói chung và cho thế hệ giáo viên trong thế
kỷ XXI nói riêng không những về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, phương
pháp mà còn đào tạo giáo viên cả về mặt CNTT và truyền thông (ICT).
Công văn số 5444/BGDĐT-GDĐH, ngày 16 tháng 11 năm 2017 của
Bộ giáo dục và đào tạo (2017) về áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các
ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) trình độ đại học, yêu
cầu các trường Đại học tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác đào
tạo, áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp (Blended
learning) và đào tạo thực hành tại doanh nghiệp. Triển khai hệ thống đào
tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn tài nguyên dùng chung.
Từ những nhu cầu cần thiết đó, việc đào tạo SV đại học nói chung và
SV Sư phạm Tin học nói riêng đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định của
chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên. Không những CNTT và xã hội kĩ
thuật số làm thay đổi phong cách sống, hành vi con người trong kĩ nguyên
4.0 mà còn xem xét đến việc quản lí học tập trong khía cạnh xã hội học
tập và học tập ảo, tạo dựng cơ hội học tập cho nhiều người đặc biệt là các
SV. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, ngành GD cần “Tập trung mục


tiêu phát triển năng lực và tư duy sáng tạo của người học, đề cao vấn đề
dạy phương pháp học tập cho người học hơn là dạy nội dung học tập”.
Đổi mới dạy học nói chung, đổi mới mô hình dạy đào tạo trong các trường
ĐH nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết trong thời kì
1


hội nhập. Quá trình dạy học cần coi trọng đồng thời cả hoạt động dạy học
và hoạt động trải nghiệm để hình thành và phát triển ở người học năng lực
nghề nghiệp, vận dụng tổng hợp và linh hoạt tri thức, kỹ năng để giải
quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Hoạt động dạy
của giảng viên và hoạt động học của SV phải bảo đảm sự thống nhất,
tương tác. Từ những phân tích nêu trên và xuất phát từ nhu cầu thực tế
cùng khả năng của bản thân giảng dạy trong nhiều năm qua với “lớp học
đảo ngược”, “lớp học trực tuyến đồng bộ và không đồng bộ" và trên “lớp
học truyền thống”(giáp mặt). Nhằm kết hợp ưu điểm của dạy học trực
tuyến (đồng bộ và không đồng bộ) và dạy học truyền thống (giáp mặt)
đồng thời hướng đến cá nhân hóa người học luận án được chọn là: “Dạy
học kết hợp (B-Learning) dựa vào phong cách học tập cho Sinh viên
ngành Sư phạm Tin học”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phát huy hiệu
quả trong giảng dạy kết hợp các môn học/học phần ngành Sư phạm Tin
học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV chuyên ngành CNTT
ở các trường ĐH nói chung và ở các trường ĐHSP đào tạo SV ngành Sư
phạm Tin học nói riêng.
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng mô hình lí thuyết về dạy học kết hợp (B-Learning) dựa trên
PCHT nhằm phát triển năng lực người học, đồng thời vận dụng mô hình
đó để thiết kế dạy học kết hợp trong đào tạo SV ngành Sư phạm Tin học
bậc ĐH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra của
chương trình.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào phong
cách dạy học tập.
- Khảo sát và đánh giá về thực trạng năng lực sử dụng CNTT, PCHT và
vận dụng dạy học kết hợp trong đào tạo SV ngành Sư phạm Tin học bậc
ĐH.
- Xây dựng mô hình lí thuyết về dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào
PCHT, đồng thời vận dụng mô hình đó để thiết kế khóa học kết hợp vào
dạy học cho SV ngành Sư phạm Tin học trình độ ĐH, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình.

2


- Xây dựng hệ thống quản lí học tập và quản lí nội dung trực tuyến
(LMS/LCMS) theo mô hình dạy học kết hợp dựa vào PCHT.
- Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy học kết hợp dựa vào PCHT học
phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và học phần “Lí thuyết ngôn ngữ
và tính toán” tại khoa Tin học trường ĐH Sư Phạm- ĐH Đà Nẵng, đánh
giá kết quả đạt được.
- Đánh giá kết quả học tập cuối khóa của 4 nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm, từ đó phân tích xử lí số liệu và kiểm định phương sai, độ lệch
chuẩn của hai lớp đối chứng và thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi
của mô hình dạy học đã đề xuất.
4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học cho SV ngành Sư phạm
Tin học ở các trường ĐH.
Đối tượng nghiên cứu: Mô hình dạy học kết hợp (B-Learning) dựa
vào phong cách học tập.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dạy học kết hợp (BLearning) dựa vào phong cách học tập cho SV ngành Sư phạm Tin học

bậc ĐH. Áp dụng thiết kế dạy học phần “Kiểm tra - Đánh giá trong giáo
dục”, thiết kế dạy học học phần “Lí thuyết ngôn ngữ và tính toán (Lí
thuyết tính toán) cho SV khoa Tin học thuộc trường ĐHSP- ĐH Đà Nẵng.
Thiết kế hệ thống quản lí học và nội dung trực tuyến (LMS/LCMS) hỗ trợ
dạy học kết hợp với nhiều phương thức kết hợp có các tỉ lệ (trực tuyến,
giáp mặt khác nhau). Khảo sát đánh giá thực trạng một số trường Đại học.
Tổ chức khảo nghiệm sư phạm 4 lớp thuộc Khoa Tin học, Trường ĐHSP
- ĐH Đà Nẵng.
5 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được mô hình dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào
phong cách học tập cùng các các nguyên tắc, phương pháp thiết kế khóa
học và tiến trình tổ chức dạy học kết hợp và hệ thống hỗ trợ dạy học trực
tuyến phù hợp với thực tiễn và các đặc điểm của quá trình dạy học SV
ngành Sư phạm Tin học bậc đại học thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy
học và kết quả học tập cho SV.

3


6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và
các nguồn tài liệu khoa học có liên quan đến lý luận và công nghệ dạy học
hiện đại; dạy học số; dạy học trực tuyến; dạy học phát triển năng lực và
tư duy sáng tạo; dạy học dựa vào PCHT ngành Sư phạm Tin học có liên
quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Một số phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu đề tài như sau:
6.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát

Sử dụng phiếu khảo sát làm công cụ để thu thập ý kiến của giảng viên
về thực trạng việc ứng dụng dạy học kết hợp, dạy học kết hợp dựa vào
PCHT (PCHT) và năng lực sử dụng CNTT của giảng viên đáp ứng cho
dạy học trực tuyến trong dạy học kết hợp ở các trường ĐH.
Sử dụng phiếu khảo sát thu thập thông tin trực tiếp và trực tuyến làm
công cụ để thu thập ý kiến của SV về năng lực sử dụng CNTT và nhu cầu
học kết hợp nhằm đánh giá sự sẵn sàng học tập kết hợp của SV ở trường
ĐH.
Sử dụng phiếu khảo sát thu thập thông tin trực tiếp và trực tuyến làm
công cụ để thu thập ý kiến về PCHT của SV mô hình VAK/VARK và một
số mô hình PCHT khác liên quan.
Sử dụng phiếu khảo sát làm công cụ để thu thập ý kiến của chuyên
gia về đề cương chi tiết học phần “Kiểm tra - Đánh giá trong giáo dục”
dạy học kết hợp hướng phong cách học tập.
Sử dụng phiểu khảo (trực tiếp và trực tuyến) sát làm công cụ để thu
thập ý kiến của SV đánh giá về chất lượng của khóa học kết hợp học phần
Kiểm tra đánh giá trong giáo dục sau khi đã tổ chức dạy học.
6.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính
khả thi của việc sử dụng bản thiết kế khóa học và tiến trình tổ chức dạy
học kết hợp hướng PCHT hai học phần Kiểm tra đánh giá trong GD và Lí
thuyết tính toán cho SV ngành Sư phạm Tin học trường ĐHSP-ĐH Đà
Nẵng.

4


6.2.3 Phương pháp chuyên gia
Lập phiếu xin ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về tính
khả thi của mô hình dạy học kết hợp đặc biệt là hệ thống hỗ trợ dạy học

trực tuyến LMS/LCMS có Website được thiết kế dựa
vào PCHT trong dạy học cho SV ngành Sư phạm Tin học trình độ đại học
và đề cương chi tiết học phần “Kiểm tra - Đánh giá trong giáo dục”; theo
mô hình đề xuất.
6.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thu thập số liệu, thông
tin, tư liệu ... có liên quan đến các nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu của luận
án. Áp dụng các kỹ thuật thống kê như phân nhóm, chỉ số, tính phương
sai, độ lệch tiêu chuẩn..., đồng thời xử lí số liệu thu được bằng phần mềm
Excell 2013 nhằm đảm bảo cho kết quả nghiên cứu có tính chính xác, đủ
độ tin cậy.
7 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án
7.1 Về mặt lý luận
Xây dựng khung lý thuyết về dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào
PCHT dành cho SV Sư phạm Tin học trong trường ĐH, góp phần phát
triển cơ sở lý luận về dạy học kết hợp, dạy học kết hợp dựa vào PCHT,
đổi mới phương pháp dạy học với sự kết hợp ưu điểm của dạy học trực
tuyến và dạy học giáp mặt.
7.2 Về mặt thực tiễn
- Đề xuất nguyên tắc, phương pháp thiết kế khóa học và tiến trình tổ
chức dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào PCHT trong dạy học cho SV
ngành Sư phạm Tin học trình độ ĐH.
- Xây dựng và thiết kế hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến đồng bộ và
không đồng bộ (LMS/LCMS) trong khóa học kết hợp dựa vào PCHT.
- Vận dụng để thiết kế và tổ chức dạy học các khóa học kết hợp (BLearning) dựa vào phong cách học tập theo mô hình PCHT VAK học
phần/môn học “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục“; “Lí thuyết tính toán”
trong đào tạo ngành Sư Phạm Tin học chuyên ngành CNTT bậc đại học
cho 4 lớp tại Khoa Tin học, Trường ĐHSP-ĐH Đà Nẵng.
8 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận án gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học kết hợp (B-Learning)
dựa vào phong cách học tập cho SV ngành Sư phạm Tin học.
5


Chương 2. Dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào phong cách học
tập cho Sinh viên ngành Sư phạm Tin học trình độ đại học.
Chương 3. Khảo nghiệm Sư phạm và đánh giá.
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ DẠY HỌC
KẾT HỢP (B-LEARNING) DỰA VÀO PHONG CÁCH HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC
Trong chương này, luận án đã trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu,
cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học kết hợp dựa vào phong cách học
tập.
1.1. Tổng quan
Trên cơ sở phân tích, khái quát về dạy học B-Learning, dạy học dựa
vào PCHT, dạy học kết hợp dựa vào PCHT phát triển năng lực người học
của các tác giả trước đó cũng như đặc thù của đào tạo theo mô hình kết
hợp, Luận án đã đưa ra khung lý luận của dạy học kết hợp dựa vào PCHT,
cụ thể:
Luận án tổng hợp các nghiên cứu liên quan như: Các khái niệm, các
nghiên cứu liên quan đến dạy học trực tuyến, phương pháp dạy học kết
hợp, dạy học kết hợp phát triển tư duy bậc cao, giải quyết vấn đề. Các
nghiên cứu liên quan đến phong cách học tập, dạy học dựa vào PHCT,
dạy học kết hợp dựa vào PCHT... Việc xem xét các nghiên cứu liên quan
giúp luận án xác định hướng nghiên cứu, các thuật ngữ, phương pháp và
các kỹ thuật phân tích nhằm đưa ra các giả thuyết. Việc tổng hợp các tài
liệu liên quan cũng giúp xác định các công cụ để đánh giá các biến và nó
hữu ích trong giai đoạn thảo luận những kết luận của nghiên cứu. Những

nghiên cứu liên quan đến những sở thích học tập của người học và hiệu
quả khi dạy học kết hợp có tính đến yếu tố PCHT người học. Tuy nhiên,
việc kết hợp PCHT vào dạy học kết hợp còn nhiều vấn đề khó khăn mà
các nhà nghiên cứu gặp phải, trong đó một trong những nghiên cứu tìm
cách phân chia thời gian dạy học trực tuyến và dạy học giáp mặt vẫn còn
ít nhà giáo dục nhắc đến. Mặc dù có một số nghiên cứu đã đề cập đến dạy
học kết hợp dựa vào PCHT, tuy nhiên chưa phân tích kĩ và chưa đưa ra
tiến trình dạy học cụ thể cho một khóa học. Việc thiết kế khóa học kết
hợp dựa vào PCHT như thế nào cũng chưa nhiều nhà nghiên cứu đề ra.
Trong dạy học kết hợp, ngoài việc sử dụng các phương pháp dạy học
(PPDH) trên lớp học giáp mặt thì cũng rất ít nghiên cứu đưa ra giải pháp
6


nào thuận lợi cho việc dạy học trực tuyến thời gian thực (đồng bộ) và ít
nhà nghiên cứu xây dựng tỉ lệ kết hợp % trực tuyến và % giáp mặt. Đây
là một số vấn đề được luận án tập trung nghiên cứu và xây dựng.
Trên cơ sở của các nghiên cứu còn tồn tại, luận án thiết kế mô hình
dạy học kết hợp dựa vào PCHT với đầy đủ các thành tố trong mô hình
dạy học. Điều đặc biệt trong luận án đó là việc xây dựng quy trình thiết
kế khóa học kết hợp theo một tỉ lệ % trực tuyến và % giáp mặt được dao
động ngược chiều nhau, với các phương thức khác nhau dựa vào PCHT
của người học. Luận án xây dựng website dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy
học kết hợp với cách đánh giá khóa học theo đánh giá quá trình học trựcc
tuyến và giáp mặt khác nhau. Người học lựa chọn những tỉ lệ thích hợp,
đồng thời linh hoạt thời gian học ngoài lớp học qua các kênh hình, kênh
tiếng hay kênh chữ được tích hợp trong các bài giảng điện tử E-learning.
Với việc thiết kế khung “bản vẽ” chi tiết về mô hình làm căn cứ cho việc
thiết kế và cài đặt khóa học trực tuyến trong dạy học kết hợp dựa vào
PCHT. Đặc biệt, chương 1 đề xuất mô hình dạy học kết hợp dựa vào

PCHT và cách đánh giá trên mô hình kết hợp dựa vào PCHT. Cách đánh
giá này làm cơ sở để đánh giá kết quả học tập của SV sau khi học thực
nghiệm với mô hình đề xuất. Tuy vậy, để kiểm tra năng lực “đầu vào” của
cả giảng viên và SV xem liệu giảng viên có năng lực để thực hiện và áp
dụng mô hình này vào dạy học, cũng như SV đã sẵn sàng cho khóa học
kết hợp này không. Đây là một vấn đề rất quan trọng và được khảo sát
trong phần cuối của chương 1 này.
1.2. Các khái niệm liên quan đề tài
Nghiên cứu trong chương 1, luận án đã đề xuất một số khái niệm trong
luận án cụ thể:
+ Về phong cách học tập: Có thể hiểu khái niệm PCHT như sau: "PCHT
là một cấu trúc phức hợp đa mặt, đa thành tố. Đó là tổ hợp những phẩm
chất/nét nhân cách, năng lực/kỹ năng thể hiện được cái riêng, có tính ổn
định về các chiến lược học, thái độ, động cơ, hứng thú học với phong
cách giảng dạy của giảng viên, nhằm đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức,
tương tác phù hợp với môi trường học tập".
+ Về khái niệm dạy học kết hợp là sự kết hợp dạy học truyền thống (giáp
mặt) dạy học trực tuyến (qua mạng) với các phương thức kết hợp khác
nhau

7


+ Về năng lực học tập: Theo từ điển Tâm lý học, NL học tập là đặc trưng
được hình thành trong cuộc sống của cá nhân người học thể hiện ở những
NL lĩnh hội thông tin khoa học, thực hiện hoạt động họa tập, ghi nhớ tài
liệu học tập, giải quyết nhiệm vụ, thực hiện dạng kiểm tra học tập khác
nhau và tự đánh giá.
+ Về dạy học kết hợp dựa vào PCHT: Dạy học kết hợp dựa vào PCHT
là sự kết hợp của dạy học giáp mặt và dạy học trực tuyến dựa vào những

khác biệt về năng lực, sở trường, về thái độ, động cơ, sự hứng thú, phương
thức học được ưa thích và các điều kiện học tập,...của người học nhằm
tăng cường tính tương tác và phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực của
sinh viên trong học tập, tạo thuận lợi để phát triển năng lực đáp ứng
chuẩn đầu ra của chương trình dạy học.
1.3. Cấu trúc chính của mô hình dạy học kết hợp
1.3.1. Các thành phần chính trong mô hình dạy học kết hợp
1.3.1.1 Các thành phần
Năm 2005, M. Carman đã đề xuất năm thành phần chính trong
MHDH kết hợp (Hình 1.2)
4. Kiểm tra đánh giá
3. Tự học

1. Hoạt động đồng bộ

5. Tài nguyên
hỗ trợ

2. Hoạt động cộng tác

Hình 1.2. Các thành phần chính trong mô hình dạy học kết hợp

1.3.2. Các mô hình dạy học kết hợp
Có nhiều nghiên cứu và đề xuất mô hình dạy học kết hợp một trong
số mô hình được vận dụng nhiều nhất hiện nay là mô hình Michael B.
Horn and Heather Staker (2011,2012). Mô hình này được đề xuất năm
2011 và được phát triển vào năm 2012 gồm 4 mô hình trọng tâm như: (1)
Station Rotation (trạm xoay vòng); (2) Lab Rotation (Xoay vòng trong
phòng Lab); (3) Flipped Classroom (mô hình lớp học đảo ngược); (4)
Individual Rotation (xoay vòng đặc thù). Trong 4 mô hình đó, lớp học đảo

ngược là một trong những mô hình được vận dụng nhiều nhất trên thế
giới. Với ý nghĩa của mô hình lớp học đảo ngược thì việc dạy học phát
8


triển năng lực bậc cao (phân tích, đánh giá, sáng tạo) được tiến hành trên
lớp học, còn những năng lực nhận thức bậc thấp (nhớ, hiểu, vận dụng)
được tiến hành ở nhà (trước phiên đối mặt trên lớp) (xem Hình 1.9)
Lớp học đảo
ngược

Lớp học giáp mặt

Học ở nhà

Sán
g
tạo
Đánh
giá

Học ở nhà

Phân
tích
Áp dụng

Học trên lớp

Học trên lớp


Hiểu
Nhớ

Hình 1.9. Biểu diễn sự khác nhau giữa hai mô hình
1.3.3. Công nghệ trong dạy học kết hợp
Trong dạy học kết hợp, công nghệ có vai trò giám sát hoạt động của người
học và sự tiến bộ trong quá trình học tập. Những nghiên cứu này cũng chỉ
ra rằng, khó khăn của SV và GV trong quá trình dạy và học đó là yếu tố
công nghệ. Công nghệ được sử dụng để thực hiện môi trường học tập kết
hợp là rất quan trọng đối với việc học tập hiệu quả, sự chấp nhận và sự
hài lòng của sinh viên. Chính vì vậy, luận án xây dựng hệ thống quản lý
học tập và nội dụng trực tuyến (LMS/LCMS) nhằm giúp giảng viên dạy
hoc trực tuyến thuận tiện hơn trong dạy học kết hợp.
1.4. Phong cách học tập
1.4.1. Phân loại phong cách học tập
Theo nghiên cứu của Coffield và cộng sự (2004) đã thống kê có
71 mô hình về PCHT (learning styles models) đáng chú ý trên thế giới
và ông đã nghiên cứu đánh giá 13 mô hình trong số đó. Nhóm tác giả
Coffield và cộng sự (2004) cho rằng các lý thuyết về PCHT (learning
styles theories) không phải là duy nhất mà theo 3 xu hướng nghiên cứu:
mang tính lý thuyết (theoretical), mang tính sư phạm (pedagogical) và
mang tính thương mại (commercial).
9


1.4.2. Mô hình phong cách học tập Fleming VAK
Mô hình của VAK/VARK của Fleming ra đời từ năm 1987,
đã xây dựng nên bộ công cụ phân loại PCHT được sử dụng cho nhiều
đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau.

Theo mô hình này, có 4 loại PCHT là người học kiểu nhìn
(visual), người học kiểu nghe (auditory), người học kiểu viết (write),
người học kiểu vận động (kinaesthetic). Mô hình này hiện nay đang
được sử dụng rộng rãi trong giáo dục, đặc biệt là cho đối tượng học sinh
nhỏ tuổi như mầm non, tiểu học.
Tuy nhiên, để phù hợp với đối tượng là SV luận án phát triển
mô hình của Fleming VAK/VARK và bằng cách áp dụng mô hình Kim
tự tháp học tập để xây dựng PCHT phù hợp áp dụng trong luận án.
Như vậy, luận án đề xuất 3 nhóm PCHT cải tiến của VAK được
cho dưới đây:
V – Kiểu nhìn là chủ đạo: Bao gồm ba kiểu khác nhau. Tuy nhiên, với
kiểu PCHT này tập trung chủ yếu là kiểu nhìn, tức là tỉ lệ % cao hơn so
với hai kiểu nghe (A) và kiểu vận động.
A – Kiểu nghe là chủ đạo: Bao gồm ba kiểu khác nhau. Tuy nhiên, với
kiểu PCHT này tập trung chủ yếu là kiểu nghe, tức là tỉ lệ % cao hơn so
với hai kiểu nhìn (V) và kiểu vận động (K).
K – Kiểu điều hoạt (vận động) là chủ đạo: Bao gồm ba kiểu khác nhau.
Tuy nhiên, với kiểu PCHT này tập trung chủ yếu là kiểu vận động, tức là
tỉ lệ % cao hơn so với hai kiểu nghe (A) và kiểu nhìn.
1.5. Mô hình dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào phong cách học
tập trong đào tạo ngành Sư phạm Tin học chuyên ngành Công nghệ
thông tin trình độ đại học.
1.5.1. Đào tạo ngành Sư phạm Tin học trình độ đại học
1.5.2. Đặc điểm nổi bật của mô hình dạy học kết hợp dựa vào phong
cách học tập
-Nâng cao chất lượng học tập: Vì việc dạy học trên lớp là giáp mặt và dạy
học trực tuyến trong mô hình kết hợp dựa vào PCHT tập trung chủ yếu
dựa vào phong cách của người học nên tạo cơ hội cho người học phát huy
hết những sở trường của bản thân, nâng cao tính năng động, hướng người
học đến thế giới thực dù khi học trực tuyến thông qua công nghệ webRTC

và facebook, zoom và một số công nghệ khác. Các chiến lược học tập trên
lớp giáp mặt và trực tuyến với các phương pháp dạy học hiệu quả như (sử
dụng mô hình lớp học đảo ngược, mô hình dạy học theo dự án, mô hình
dạy học nêu và giải quyết vấn đề, mô hình dạy học trải nghiệm…) là
10


những phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, giúp người học
nâng cao tư duy phản biện, tư duy sáng tạo là những bậc nhận thức cao
trong thang nhận thức Bloom.
- Thu hút người học thông qua tương tác
- Các giờ học trên lớp và cấu trúc chương trình linh hoạt hơn
- Cộng tác ngoài lớp học
- Tính năng hội thảo qua Audio/Video conferencing
- Cá nhân hóa việc học tập theo phong cách của người học
- Thay đổi mô hình dạy học phù hợp phong cách người học
- Đánh giá quá trình theo tỉ lệ % học trực tuyến và % giáp mặt
1.5.3. Cấu trúc và các thành tố trong mô hình lí thuyết dạy học kết hợp
dựa vào phong cách học tập cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học
Mô hình dạy học (MHDH) kết hợp dựa vào PCHT là loại mô hình lí thuyết
mô tả cấu trúc, chức năng của hệ thống dạy học hướng phong cách học
tập, qua tìm hiểu cơ sở lí thuyết học tập của các MHDH hiện đại và có
cấu trúc cơ bản gồm 11 thành tố: (1) Bối cảnh xã hội và nghề nghiệp; (2)
Điều kiện về người dạy và người học; (3) Mục tiêu dạy học trong mô hình
kết hợp; (4) Nội dung dạy học kết hợp; (5) Phương pháp và kĩ thuật dạy
học; (6) Học liệu và phương tiện dạy học; (7) Đánh giá trên MHDH kết
hợp dựa vào PCHT; (8) Nội dung; (9) Người học; (10) Người dạy; (11)
Môi trường trực tuyến và giáp mặt.
Phương thức kết hợp trong mô hình dạy học
Bảng 1.3. Phân chia phương thức trực tuyến – giáp mặt

PHƯƠNG THỨC KẾT HỢP THEO TỈ LỆ
Trực tuyến
Phần trăm
Giáp mặt(%)
Phần trăm
(%)
(%)
(%)
Trực tuyến
10
Giáp mặt
90
Trực tuyến
20
Giáp mặt
80
Trực tuyến
30
Giáp mặt
70
Trực tuyến
40
Giáp mặt
60
Trực tuyến
50
Giáp mặt
50
Trực tuyến
60

Giáp mặt
40
Trực tuyến
70
Giáp mặt
30
Trực tuyến
80
Giáp mặt
20
Trực tuyến
90
Giáp mặt
10

11


1.5.3.1 Mục tiêu dạy học
1.5.3.2 Nội dung dạy học
1.5.3.3 Phương pháp dạy học
1.5.3.4 Học liệu và Phương tiện dạy học
1.5.3.5 Đánh giá
Tập trung của MHDH này là đánh giá năng lực học tập, năng lực hợp tác
nhóm, năng lực cá nhân của SV. Với mô hình kết hợp dựa vào PCHT luận
án đề xuất thiết kế đánh giá kết hợp gồm đánh giá trực tuyến và đánh giá
trực tiếp (giáp mặt) kết quả SV theo tỉ lệ x% giáp mặt và y% trực tuyến
gồm:
Đánh giá các nhân trực tuyến và trực tiếp tỉ lệ x% giáp mặt và y% trực
tuyến

- Đánh giá nhóm trực tuyến và trực tiếp tỉ lệ x% giáp mặt và y% trực tuyến
- Đánh giá đồng đẳng trực tuyến và trực tiếp tỉ lệ x% giáp mặt và y% Trực
tuyến
- Đánh giá giữa kì trực tuyến và trực tiếp tỉ lệ x% giáp mặt và y% trực
tuyến
- Đánh giá cuối kì trực tuyến và trực tiếp tỉ lệ x% giáp mặt và y% trực
tuyến
Kết quả điểm môn học/học phần =
= (Kết quả điểm giữa kì)*m% +(Kết quả điểm cuối kì)* n%=
100%
Trong đó:
- Kết quả giữa kì (m%) = [(Điểm bộ phận 1)*k1+ (điểm bộ phận 2)* k2
+ (điểm kiểm tra giữa kì)* k3] * (x% giáp mặt) + [(Điểm bộ phận 1)* k1
+ (điểm bộ phận 2)* k2 + (điểm kiểm tra giữa kì)* k3] * (y% trực tuyến)
- Kết quả cuối kì (n%) = [(Điểm bộ phận 1)*p1 + (điểm bộ phận p2)*
k2 + (điểm kiểm tra cuối kì)* p3] * (x% giáp mặt) + [(Điểm bộ phận 1)*
p1 + (điểm bộ phận 2)* p2 + (điểm kiểm tra cuối kì)* p3] * (y% trực
tuyến)
- k1, k2, k3: lần lượt là hệ số của điểm bộ phận 1, điểm bộ phận 2 và điểm
kiểm tra giữa kì.
- p1, p2, p3: lần lượt là hệ số của điểm bộ phận 1, điểm bộ phận 2 và điểm
kiểm tra cuối kì.
- Điểm bộ phận 1 (k1 hoặc p1) = điểm chuyên cần + điểm bài tập cá nhân
+ đánh giá cá nhân (giáp mặt+ trực tuyến)
- Điểm bộ phận 2 (k2 hoặc p2) = điểm bài tiểu luận tháng + điểm bài tập
12


nhóm (tuần hoặc tháng) + đánh giá nhóm (giáp mặt+ trực tuyến).
1.5.4. Điều kiện và môi trường dạy học trực tuyến và giáp mặt

1.5.5. Mới quan hệ giữa phong cách học tập và các thành tố trong mô
hình dạy học
Trong mục 1.2.1 đã khái niệm PCHT và mục 1.5.2 đã phân tích về các
thành tố trong quá trình dạy học cho thấy rằng, mối quan hệ giữa PCHT
và các thành tố trong quá trình dạy học được biểu thị trong hình 1.32.
Hình 1.32. Mối quan hệ giữa PCHT và các thành tố trong MHDH

Kết luận chương 1
Chương 1 của luận án đã phản ánh các kết quả nghiên cứu tổng quan
các vấn đề có liên quan đến luận án, vai trò của mô hình kết hợp, đặc điểm
của PCHT và lợi ích mà PCHT mang lại, những vấn đề lí luận và thực tiễn
nghiên cứu áp dụng các mô hình kết hợp, mô hình PCHT và sự kết hợp dạy
học kết hợp với PCHT trong dạy học. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần
nghiên cứu và triển khai tại Việt Nam trong thời kì hội nhập và đáp ứng
cuộc CMCN 4.0, từ đó xác định rõ hướng nghiên cứu cho luận án. Qua
nghiên cứu tổng quan các kết quả nghiên cứu và cơ sở khoa học của luận
án, chương 1 đã đạt được những kết quả chính sau:
1. Đưa ra các nhận xét chung về tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên
quan đến đề tài của luận án và đưa ra các định hướng nghiên cứu của luận
án.
2. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan như: Các khái niệm, các nghiên cứu liên
quan đến dạy học trực tuyến, phương pháp dạy học kết hợp, dạy học kết hợp
13


phát triển tư duy bậc cao, giải quyết vấn đề. Các nghiên cứu liên quan đến
PCHT, dạy học dựa vào PHCT, dạy học kết hợp dựa vào PCHT... Việc xem
xét các nghiên cứu liên quan giúp luận án xác định hướng nghiên cứu, các thuật
ngữ, phương pháp và các kỹ thuật phân tích nhằm đưa ra các giả thuyết. Việc
tổng hợp các tài liệu liên quan cũng giúp xác định các công cụ để đánh giá các

biến và nó hữu ích trong giai đoạn thảo luận những kết luận của nghiên cứu.
Những nghiên cứu liên quan đến sở thích học tập của người học và hiệu quả
khi dạy học kết hợp có tính đến yếu tố PCHT người học. Tuy nhiên, việc kết
hợp PCHT vào dạy học kết hợp còn nhiều vấn đề khó khăn mà các nhà nghiên
cứu gặp phải, trong đó một trong những nghiên cứu tìm cách phân chia thời
gian dạy học trực tuyến và dạy học giáp mặt vẫn còn ít nhà GD nhắc đến. Mặc
dù có một số nghiên cứu đã đề cập đến dạy học kết hợp dựa vào PCHT, tuy
nhiên chưa phân tích kĩ và chưa đưa ra quy trình dạy học cụ thể cho một khóa
học hay bài học. Việc thiết kế khóa học kết hợp dựa vào PCHT như thế nào
cũng chưa nhiều nhà nghiên cứu đề ra. Trong dạy học kết hợp, ngoài việc sử
dụng các PPDH trên lớp học giáp mặt thì cũng rất ít nghiên cứu đưa ra giải
pháp nào thuận lợi cho việc dạy học trực tuyến thời gian thực và ít nhà nghiên
cứu xây dựng tỉ lệ kết hợp % trực tuyến và % giáp mặt. Đây là một số vấn đề
được luận án tập trung nghiên cứu và xây dựng.
3. Trên cơ sở của các nghiên cứu còn tồn tại, luận án thiết kế mô hình dạy học
kết hợp dựa vào PCHT với đầy đủ các thành tố trong mô hình dạy học. Điều
đặc biệt trong luận án là việc thiết kế khóa học kết hợp theo một tỉ lệ % trực
tuyến và % giáp mặt được dao động ngược chiều nhau, với các phương thức
khác nhau dựa vào PCHT của người học. Người học lựa chọn những tỉ lệ thích
hợp, đồng thời linh hoạt thời gian học ngoài lớp học qua các kênh hình, kênh
tiếng hay kênh chữ được tích hợp trong các bài giảng điện tử E-learning.

14


CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ DẠY HỌC KẾT HỢP (B-LEARRNING)
DỰA VÀO PHONG CÁCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
2.1. Dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập cho SV ngành Sư
phạm Tin học trình độ đại học

2.2. Thiết kế khóa học kết hợp dựa vào phong cách học tập cho Sinh
viên ngành Sư phạm Tin học bậc đại học.
2.2.1. Lập kế hoạch thiết kế khóa học kết hợp dựa vào phong cách học
tập
Nếu coi mục tiêu cuối cùng của việc dạy là giúp đỡ người học đạt được
mức độ cao hơn của việc học và trưởng thành theo mục tiêu đào tạo thì
công tác lập kế hoạch trong giảng dạy bao gồm hai việc chính đó là: (1)
Tạo lập một kế hoạch trợ giúp toàn diện để người học đạt được mục tiêu
đề ra của khóa học; (2) Trợ giúp người học tạo lập một kế hoạch học tập
khả thi để đạt được các mục tiêu đề ra của chính mình trong khuôn khổ
của khóa học được cung cấp. Về tổng thể, để triển khai khóa học kết hợp
hiệu quả thì GV cần lập được kế hoạch chi tiết dựa trên việc thu thập
những thông tin quan trọng liên quan đến khóa học.

Hình 2.2. Sơ đồ 6 bước lập kế hoạch thiết kế khóa học kết hợp

15


2.2.2. Thiết kế khóa học kết hợp dựa vào phong cách học tập cho SV
ngành Sư phạm Tin học trình độ đại học
Thiết kế học tập kết hợp tập trung vào thể loại tri thức và hoạt
động học tập được đề xuất bởi Huang và Zhou (2005) và Dhanya Krishnan
(2011) và đã được điều chỉnh cho nghiên cứu này. Bao gồm 3 giai đoạn:
(1) Điều tra và phân tích người học trước khi học, (2) thiết kế các hoạt
động và nguồn lực, (3) Đánh giá.

Hình 2.4. Các giai đoạn thiết kế khóa học kết hợp dựa vào PCHT

16



2.2.3. Phát triển phần mềm hỗ trợ dạy - học trực tuyến theo mô hình dạy
học kết hợp dựa vào phong cách học tập.
Phần mềm được thiết kế là website
2.3.4. Tiến hành đào tạo trên khóa học kết hợp dựa vào PCHT.
2.3.5. Đánh giá và chỉnh sửa trên khóa học kết hợp dựa vào PCHT
2.3.6. Tổ chức quá trình dạy học kết hợp dựa vào PCHT
2.3.6.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình
2.3.6.2 Tiến trình tổ chức dạy học

Hình 2.21. Tổ chức quá trình dạy học kết hợp dựa vào PCHT
2.3. Thiết kế dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập VAK học
phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và “Lí thuyết tính toán”
cho Sinh viên ngành Sư phạm Tin học trình độ đại học.

17


2.3.1. Đặc điểm của học phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và “Lí
thuyết tính toán” trong chương trình Cử nhân Sư phạm Tin học trình độ
đại học
2.3.2. Thiết kế đề cương chi tiết học phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo
dục” và “ Lí thuyết tính toán” theo mô hình dạy học kết hợp dựa vào
phong cách học tập VAK.
Trên cơ sở định hướng của mô hình lí thuyết dạy học kết hợp dựa
vào PCHT đã trình bày ở trên, luận án tiến hành thiết kế đề cương chi tiết
môn học “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục”, bao gồm: xác định CĐR của
môn học/học phần; xác định mục tiêu môn học/học phần, cấu trúc lại nội
dung của môn học để chuyển tải CĐR đã thiết kế trong chương trình; xác

định hệ thống PPDH và đánh giá kết quả học tập đáp ứng CĐR của môn
học/học phần; xác định hệ thống học liệu và phương tiện dạy học; lịch
trình giảng dạy, tỉ lệ % dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến (trong
luận án chọn 70% face to face và 30% online). Với tỉ lệ này thì SV học
tập trên lớp 9 tuần (trừ 1 tuần thi học kì) và 6 tuần học trực tuyến, trong
đó có 2 tuần học trực tuyến có giảng viên trực tiếp giảng dạy (trực tuyến
đồng bộ) 4 tuần SV tự học trực tuyến qua các bài giảng Scorm, video, file
text được giảng viên thiết kế sẵn có tương ứng với PCHT của VAK gồm
3 nhóm PCHT (kiểu nhìn, kiểu nghe và kiểu điều hoạt).
Thông qua đề cương môn học, SV sẽ phát huy được tính chủ động trong
học tập dựa vào PCHT của bản thân, hình thành động cơ học tập và tự
hoàn thành nhiệm vụ học tập. Vì thế, việc thiết kế đề cương chi tiết môn
học “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và “Lí thuyết tính toán” theo
MHDH đã đề xuất cần đảm bảo ít nhất 22 thành phần
2.3.3. Thiết kế nguồn học liệu cho khóa học học phần “Kiểm tra đánh giá
trong giáo dục” và “Lí thuyết tính toán” theo mô hình phong cách học
tập VAK cải tiến
Nguồn học liệu luôn có vị trí quan trọng trong mọi mô hình dạy học đặc
biệt đối với mô hình phong cách học tập VAK cải tiến là một mô hình mà
sử dụng các kênh hình (động, tĩnh), kênh chữ (lời thoại…), kênh tiếng
(audio và video). Qua các kênh thông tin đó SV tương tác để khám phá
tri thức, khai thác các sự kiện, lĩnh hội kiến thức và cùng với sự định
hướng, hướng dẫn của giảng viên giúp các SV phát huy năng lực bậc cao
(phân tích, đánh giá, sáng tạo) trong quá trình học. Với mỗi đơn vị kiến
18


thức, có rất nhiều phương pháp để giúp SV lĩnh hội, cùng một nội dung
như nhau nhưng có nhiều cách thể hiện khác nhau (chẳng hạn thể hiện
qua kênh chữ, qua kênh hình ảnh hay qua kênh tiếng…).

2.4.5. Thiết kế các bài dạy học trong dạy học kết hợp dựa vào phong cách
học tập VAK học phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục”.
Trên cơ sở đó, luận án tiến hành thiết kế các bài học trong học
phần/môn học “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và Lí thuyết tính toán”
cho SV năm 2,3 ngành Sư phạm Tin học gồm các giờ lí thuyết (truyền
thống và trực tuyến), thảo luận (Seminar - truyền thống và trực tuyến) và
bài tập thực hành (truyền thống và trực tuyến).
2.4.6. Thiết kế các công cụ đánh giá và công thức đánh giá khóa học kết
hợp dựa vào PCHT VAK
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
1. Dạy học kết hợp dựa vào PCHT VAK cho SV ngành Sư phạm
Tin học là một MHDH dựa vào năng lực và PCHT cá nhân, theo hướng
mở, có tính tích hợp và phân hóa đối tượng SV hướng vào người học, lấy
người học làm trung tâm. Dạy học dựa vào PCHT của SV là một trong
những hoạt động sẽ đem lại hiệu quả trong quá trình khám phá kiến thức
cũng như trải nghiệm học tập của SV. Tuy nhiên, để dạy học kết hợp dựa
vào PCHT của SV theo mô hình VAK, giảng viên cần nhận thức được các
nguyên tắc thiết kế mô hình dạy học kết hợp đồng thời đánh giá rõ PCHT
của từng SV, hướng người học (SV) vào việc học trong thời đại số (thời
đại công nghệ 4.0).
2. Muốn dạy học kết hợp dựa vào PCHT theo mô hình VAK đạt
hiệu quả thì giảng viên phải tuân thủ một số bước của tiến trình dạy học
được thiết kế và đề xuất trong sơ đồ Hình 2.21, đồng thời sử dụng một số
PPDH đảm bảo tính khoa học, có tác dụng kích thích hứng thú học tập
của các nhóm PCHT khác nhau. Việc tổ chức dạy trên lớp truyền thống
với các phiên đối mặt khác nhau có sự hỗ trợ của E-learning thông qua hệ
thống quản lí học tập trực tuyến và nội dụng (LMS/LCMS) với mô hình
lớp học đảo ngược sẽ một phần giúp SV đạt được mục tiêu của môn
học/học phần. Việc giảng viên thiết kế một kế hoạch cụ thể và học liệu
điện tử là khâu quan trọng giúp SV khi học trực tuyến ở nhà hay trước khi

19


lên học trên lớp học truyền thống hiệu quả. Bên cạnh đó, giảng viên thiết
kế kế hoạch dạy học chi tiết cho từng tuần học và một mẫu đề cương kèm
theo cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong việc tổ chức
hoạt động dạy học trên hai môi trường trực tuyến và truyền thống.
3. Luận án đã phân tích và thiết kế mới một hệ thống hỗ trợ quản
lí học tập trực tuyến và nội dung LMS/LCMS như một số hệ thống quản
lí học tập khác (Moodle, Sakai, eFront…). Đặc biệt, hệ thống LMS/LCMS
mà luận án đề xuất có một số chức năng thuận tiên hơn cho người học, đó
là việc thiết kế khung nhìn cho toàn bộ một khóa học trên một màn hình.
SV có thể học lại những kiến thức cũ hay kiến thức của những tuần học
trước đó. Việc thiết kế này nhằm giúp SV thuận tiện hơn trong quá trình
học. Đặc biệt hơn, hệ thống đã tích hợp được một chức năng “truyền hình
trực tiếp” với sự hỗ trợ của công nghệ WebRTC giúp cho giảng viên có
thể tương tác hay dạy học trực tuyến đồng bộ trên trang web học tập
.
4. Luận án đề xuất một quy trình thiết kế khóa học kết hợp dựa
vào PCHT và tiến trình tổ chức dạy học kết hợp dựa vào PCHT với mục
đích kích thích học tập dành cho SV và giúp học cá biệt hóa với PCHT
của họ nhằm giúp SV/nhóm SV phát huy những thế mạnh của bản thân.
Các phương pháp dạy học được đề xuất phù hợp với PCHT SV. Tuy
nhiên, ở một môi trường khác nhau với những SV khác nhau thì giảng
viên có thể điều chỉnh linh hoạt về PPDH hay việc tổ chức linh hoạt các
hoạt động dạy học trên lớp truyền thống và lớp học trực tuyến sao cho
phù hợp với từng đối tượng SV tại các đơn vị đào tạo nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học kết hợp trong thời đại công nghệ 4.0.

20



CHƯƠNG 3. KIỂM NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1 Mục đích thực nghiệm và đánh giá
Về thực nghiệm: Kiểm nghiệm là một trong những nội dung quan
trọng của nghiên cứu, nhằm mục đích:
- Xác định mức độ hoàn thành của nghiên cứu so với mục đích đề ra;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng mô hình dạy học kết hợp dựa vào phong cách
học tập học phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và học phần “Lí
thuyết tính toán” của SV khoa Tin học.
- Kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của đề tài.
Về đánh giá: Sau khi tiến hành thực nghiệm luận án tập trung đánh
giá năng lực SV qua các tham số: Năng lực nhận thức; Năng lực tự học;
Năng lực sử dụng CNTT.
3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.2.1 Mục đích, đối tượng, phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm
TN lần 1: Toàn bộ nội dung kiến thức của học phần Kiểm tra đánh
giá trong giáo dục với 3 chương và được chia thành 9 nội dung, 45 tiết
(30 lí thuyết và 15 thực hành) và diễn ra trong thời gian 16 tuần học (bao
gồm kiểm tra cuối kì). Nội dung cụ thể theo Phụ lục 3.
TN lần 2: 8 tuần của học kì 2 năm học 2017-2018 với học phần Lí
thuyết tính toán. Nội dung từng chương cụ thể theo Phụ lục 3.
3.2.2 Tiêu chí và công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm.
Bảng 3.2. Phân loại điểm hệ 10 và hệ chữ
Phân loại Phân loại điểm theo giá trị
Phần trăm đạt được
4.0
95-100
A+
4.0

90-94
A
3.7
85-89
A+
3.3
80-84
B
3.0
75-79
B
2.7
70-74
B+
2.4
65-69
C
2.0
62-64
C
1.7
59-61
C1.3
55-58
D+
1.0
50-54
D
0.0
<=49

F

21


Công thức tính điểm giữa kì và cuối kì được đề xuất mô hình dạy học kết
hợp dựa vào PCHT là công thức 70-30 (70% giáp mặt và 30% trực tuyến)
dựa theo mục 1.5.2.7.
3.2.3 Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Định lượng
Hình 3.3. Đồ thị tần suất hội
TN lần 1:
tụ lùi điểm giữa kì TN1-ĐC1
Trong hình 3.3, đường hội tụ lùi
tần suất điểm của lớp TN nằm
phía trên, bên phải so với
đường hội tụ lùi tần suất điểm
của lớp ĐC. Từ đó cho thấy, kết
quả điểm số chung giữa kì của
SV lớp TN cao hơn so với lớp
ĐC.
Trong hình 3.4, đường hội tụ lùi
tần suất điểm của lớp TN1 nằm
phía trên, bên phải so với
đường hội tụ lùi tần suất điểm
của lớp ĐC1. Từ đó cho thấy,
kết quả điểm số bài kiểm tra của
SV lớp TN cao hơn so với lớp
ĐC.
Hình 3.6. Đồ thị tần suất hội tụ

tiến lớp TN2 và ĐC2 giữa kì
150
100

50
0
F

D+ C-

B

B+ A-

Tần suất hội tụ tiến (%)

150
100
50
0
A+ A A- B+ B B- C+ C C- D+ D F
Tần suất hội tụ lùi fi (TN)
150

Tần suất hội tụ lùi fi (DC)

100
50
0
A+ A A- B+ B B- C+ C C- D+ D F

Tần suất hội tụ lùi fi (TN)
Tần suất hội tụ lùi fi (DC)

Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ lùi
TN1-ĐC1 cuối kì.
TN lần 2: Trong hình 3.6, đường tần
suất hội tụ tiến điểm của lớp TN nằm
phía trên, bên phải so với đường hội tụ
lùi tần suất điểm của lớp ĐC. Từ đó
cho thấy, kết quả điểm số chung giữa
kì của SV lớp TN cao hơn so với lớp
ĐC.

Tần suất hội tụ tiến(%)

22


Nhận xét chung kết quả sau khi triển khai thực nghiệm:
- Điểm trung bình nhóm TN1 giữa kì (nhóm thực hiện mô hình dạy
học kết hợp dựa vào PCHT) là 8.35 cao hơn so với nhóm ĐC1 (nhóm
không thực hiện mô hình dạy học kết hợp dựa vào PCHT) 7.85.
- Điểm trung bình nhóm TN1 cuối kì (nhóm thực hiện mô hình dạy
học kết hợp dựa vào PCHT) là 8.35 cao hơn so với nhóm ĐC1 (nhóm
không thực hiện mô hình dạy học kết hợp dựa vào PCHT) 7.79.
- Tần xuất hội tụ lùi điểm của nhóm TN1 giữa kì và cuối kì (nhóm
thực hiện mô hình dạy học kết hợp dựa vào PCHT) nằm trên tần suất hội
tụ lùi điểm của nhóm ĐC1 (nhóm không thực hiện mô hình dạy học kết
hợp dựa vào PCHT).
- Điểm trung bình nhóm TN2 giữa kì (nhóm thực hiện mô hình dạy

học kết hợp dựa vào PCHT) là 8.10 cao hơn so với nhóm ĐC2 (nhóm
không thực hiện mô hình dạy học kết hợp dựa vào PCHT) 7.43.
- Với độ tin cậy 95% thì sự khác nhau về kết quả giữa khóa học cuối
khóa học của 2 lớp TN1, TN2 và lớp ĐC1, ĐC2 đã thể hiện rõ “Dạy học
kết hợp (B-Learning) dựa vào PCHT VAK” mang lại kết quả tốt trong
dạy học học phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và “Lí thuyết tính
toán” với sự tích cực và những hoạt động trải nghiệm trên 2 môi trường
trực tuyến và truyền thống.
Định tính: SV phản hồi khá tích cực về hoạt động giảng dạy của
giảng viên. Phần lớn các em cho rằng giờ dạy đạt ở mức tốt và rất tốt, các
tiêu chí của giờ giảng cũng đạt từ mức khá trở lên. Tỉ lệ % SV lớp TN
đánh giá giờ giảng ở mức rất tốt chiếm 72,6% và cao hơn nhiều so với lớp
ĐC (43,5%). Phản ứng của SV đối với việc tổ chức dạy học của GV trong
dạy học kết hợp. Các phản ứng của SV về MHDH kết hợp với các khía
cạnh khác nhau như Seminar trực tiếp Online với phần mềm Zoom.vn
giúp SV hợp tác nhóm tốt hơn, học được nhiều hơn qua góp ý của các
nhóm khác và các thành viên khác.
Ở môi trường giảng viên tổ chức dạy học truyền thống có 87.5%
sinh viên báo cáo rằng môi trường trên lớp giúp họ phát triển năng lực
bậc cao (phân tích, đánh giá, sáng tạo). Chỉ có 7,5% SV cho rằng môi
trường trực tiếp truyền thống không thể hiểu được và không giúp hiểu các
chủ đề. Nhìn chung, các SV cảm thấy rằng các buổi gặp mặt trực tiếp giúp
tìm hiểu chi tiết chủ đề. Chỉ 2,5% cho rằng trải nghiệm học tập được cung
cấp thông qua các Seminar nhóm không mang tính lại hiệu quả.

23


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Đối với phương pháp thực nghiệm sư phạm: Kết quả định lượng đã

chứng minh giả thuyết khoa học của luận án khi thực hiện chiến lược dạy
học kết hợp với hai nhóm TN đối chứng cho SV SP tin chuyên ngành
CNTT trong trường ĐHSP-ĐHĐN, đã có sự khác biệt về kết quả học tập
của 2 nhóm này và nhóm TN hiệu quả hơn khi thực hiện dạy học có tác
động so với nhóm ĐC.
Đối với phương pháp lấy ý kiến đánh giá của SV: Qua ý kiến đánh giá
và phản hồi của SV khi tham gia trực tiếp với khóa học đã khẳng định mô
hình dạy học kết hợp dựa vào PCHT đã tác động đến SV.
Đối với phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Kết quả đồng ý lến đến hơn
90% của các chuyên gia cũng nhằm khẳng định MHDH trong luận án
được đề xuất mang lại hiệu quả và có thể mở rộng không chỉ đào tạo SV
ngành Sư phạm Tin học mà còn mở rộng cho các SV đang học tại các
ngành khác và các trường ĐH khác trong cả nước.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này là một nỗ lực để tìm ra hiệu quả của chiến lược dạy học
kết hợp dựa vào PCHT trong đào tạo SV ngành Sư phạm Tin học trình độ
ĐH, nhằm giúp SV phát triển năng lực bậc cao ( phân tích, đánh giá, sáng
tạo), giúp SV phát triển tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, kỹ năng xử
lý những vấn đề trong chuyên môn nghề nghiệp cảu bản thân. Kết quả cho
thấy mô hình này có ảnh hưởng tích cực đến SV ngành Sư phạm Tin học.
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án và kết quả thực
nghiệm đề tài: “Dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào phong cách
học tập cho SV ngành Sư phạm Tin học trình độ ĐH” đã đạt được kết
quả khả quan.
KHUYẾN NGHỊ
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN ÁN
1. Nghiên cứu có thể được nhân rộng với các đối tượng khác bao gồm cả
SV các chuyên ngành khác nhau.
2. Các nghiên cứu có thể được thực hiện với kích thước mẫu tăng lên và

nhiều thiết kế khóa học với tỉ lệ % trực tuyến và % trực tiếp khác nhau
với nhiều PCHT khác nhau nhằm kiểm nghiệm với độ phức tạp hơn để có
được kết luận đáng tin cậy hơn.

24



×