§Þa lý ®Þa ph ¬ng
Có một miền quê thắp sáng ngàn vạn bát hương cháy hết thời gian trên
hai nghĩa trang uy nghi, trầm mặc. Chỉ một dòng sông vỏn vẹn hơn 100 m
mà cả dân tộc phải ròng rã gần 20 năm chiến đấu hy sinh mới qua được bờ
bên kia; Nơi chưa qua hạn đã đến mùa mưa bão để câu thơ cứ đau đáu cõi
lòng: "Gió Lào ơi thôi đừng thổi nữa, những đồi sim không đủ quả nuôi
người". Bấy nhiêu đó thôi để thấy Quảng Trị là mảnh đất của những thử
thách khắc nghiệt. Từ khi còn thuộc quận Nhật Nam đời Hán cho đến thời
điểm trở thành một tỉnh với các đơn vị hành chính toàn vẹn như hiện nay
(có 8 huyện, 2 thị xã với hơn 60 vạn dân), có thể nói Quảng Trị đã nếm trải
hầu hết những "vận hạn" của cuộc sống. Nhưng có lẽ những "vận hạn" ấy
đã bị khuất phục bởi những con người kiên cường trên mảnh đất này.
Truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó đã hình thành cho người
Quảng Trị một bản lĩnh không chịu khuất phục trước khó khăn, gian khổ
để vượt lên chiến thắng thiên tai, địch họa. Quá trình tồn tại và phát triển
của Quảng Trị là quá trình con người tự chinh phục, đấu tranh, sáng tạo để
khẳng định mình. Ý thức tin tưởng vào ngày mai "còn da lông mọc, còn
chồi nảy cây" đã trở thành nền tảng cho người Quảng Trị vượt lên tất cả và
chiến thắng. Đất và người Quảng Trị cứ thế chạm khắc vào lịch sử dân tộc
với bao biến cố thăng trầm dâu bể.
Đi qua bao biến cố của lịch sử, Quảng Trị lại trở về giữa lòng dân tộc
bằng chính nội lực của mình. Là một tỉnh Bắc Trung Bộ, Bắc giáp tỉnh
Quảng Bình, Nam giáp Thừa Thiên-Huế, Đông giáp Biển Đông, Tây giáp
nước CHDCND Lào, Quảng Trị có các điểm huyết mạch giao thông quan
trọng: quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam, đường Hồ Chí Minh với hai nhánh
chạy dọc ở phía Tây và quốc lộ 9 được nâng cấp thành đường Xuyên Á nối
Đông Bắc Thái Lan, Myanmar, Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các
cảng biển miền Trung: Cửa Việt, Chân Mây, Vũng Áng, Đà Nẵng tạo ra
một điểm thuận lợi để giao lưu kinh tế và phát triển kinh tế khu vực miền
Trung.
Quảng Trị ngày nay là một hình ảnh đầy sức sống của thời kỳ đổi mới.
Là một tỉnh nông nghiệp với trên 60 vạn dân khơi đầu sản lượng lương
thực hàng năm chưa đến 10 vạn tấn đến nay đã có hơn 20 vạn tấn. Từ
những đồi bãi hoang vu, cỏ tranh xơ xác ken dày hố pháo đến nay xanh bạt
ngàn cây cao su, cà phê. Kỳ vỹ và khoáng đạt là những con rồng nước
Thạch Hãn, Trúc Kinh, Bảo Đài, Kinh Môn… mang dòng nước mát tắm
tưới cho những cánh đồng hai vụ rợp vàng quẩy cong đòn ghánh. Tuy còn
non trẻ nhưng nền công nghiệp tỉnh nhà với những bước khởi động tích
cực đã góp phần lớn trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt
1
§Þa lý ®Þa ph ¬ng
qua hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, lịch sử đã để lại trên
mảnh đất này một hệ thống di tích lịch sử cách mang có giá trị tiêu biểu,
mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Không những thế, Quảng Trị còn nổi
tiếng với những di tích, danh thắng tiêu biểu làm say đắm lòng người. Với
nhiều dự án du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng, Quảng Trị đang và sẽ là
điểm đến hấp dẫn của du khách và các nhà đầu tư.
Để hội nhập với cả nước, trong khu vực và trên thế giới, đồng thời để tạo
động lực thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, tỉnh Quảng Trị
đã hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010. Trong
đó, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một số Khu công nghiệp trọng
điểm như: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang, Khu kinh tế-
thương mại đặc biệt Lao Bảo…Các cụm công nghiệp ở các huyện, thị xã.
Khẩn trương hoàn thành các dự án lớn như: Công trình Thuỷ Lợi-Thuỷ
điện Quảng Trị, Nhà máy Xi Măng 35 vạn tấn/năm tại Cam Lộ, Nhà máy
nghiền Clinker Nam Đông Hà 25 vạn tấn/năm, dự án năng lượng điện gió
tỉnh Quảng Trị ... Tăng cường quảng bá, xúc tiến, kêu gọi vốn đầu tư phát
triển công nghiệp. Khuyến khích đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ-
kỹ thuật mới phù hợp với sản xuất. Xây dựng và đăng ký Sở hữu công
nghiệp và bảo hộ thương hiệu sản phẩm. Áp dụng hệ thống quản lý quốc tế
về chất lượng, môi trường vào kinh doanh, sản xuất. Hiện nay Tỉnh đã
hoàn thành việc xây dựng đề án thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh
Quảng Trị, thực hiện chính sách "một cửa" để tạo điều kiện thuận lợi nhất
trong việc cấp giấy phép cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hợp
tác với tỉnh Quảng Trị.
Với một tình cảm chân thành nồng hậu, Quảng Trị luôn mở rộng cửa
chào đón du khách đến thăm quan, các nhà đầu tư và bạn bè gần xa quan
tâm, hợp tác làm ăn, chung tay xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng
phát triển giàu mạnh!
I.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ ,PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ
PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH:
1.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Phạm vi: Bắc giáp Qu¶ng Bình
Nam giáp Thừa Thiên Huế
Đông giáp Biển Đông
Tây giáp Lào
Diện tích: 4 696 km
2
Ý nghĩa:
Quảng Trị có các quốc lộ ngang qua như số 1,9, 14, 15 và các tỉnh lộ:
64, 68, 71, 72, 73, 74, 75 ,76... Hệ thống đường thủy , đường bộ ở Quảng Trị
2
Địa lý địa ph ơng
an thnh mng li dc ngang trờn a bn, tin li cho phỏt trin kinh t,
giao lu hng húa, to mi kinh t liờn vựng v quc t...
Song, ton b a bn Qung Tr nm gn trong vựng nhit i giú
mựa, li vo v trớ c cu a hỡnh phc tp, sau lng l nỳi, trc mt l
bin, dc cao, s khc nghit ca khớ hu gõy thit hi ln cho ngh
nụng, ngh bin, ngh rng... tn phỏ cỏc cụng trỡnh nh , cụng nghip,
giao thụng, quc phũng.
2.S PHN CHIA HNH CHNH
Quỏ trỡnh hỡnh thnh tnh
Sau khi ỏnh bi Tõy Sn, lờn ngụi Hong , thỏng 8-1801, Gia Long
ly hai huyn Hi Lng v Minh Linh lp ra dinh Qung Tr. Riờng phớa tõy
li t o Cam L, mi vic cng man, t man u thuc dinh Qung tr.
n nm Minh Mng th 4 (1823), min nỳi t chõu Hng Húa thuc
o Cam L.
Nm 1827, Minh Mng i dinh Qung Tr thnh trn Qung Tri. V
t Ca Chõu Cam L. n nm 1831, mi i trn thnh tnh Qung Tr
v ci o Cam L thnh ph Cam L. Nm 1834, ci chõu Hng Húa
thnh huyn Hng Húa...
1906 th xó Qung Tr c thnh lp
Sau hip nh Gi Ne V (20-7-1954), tnh Qung Tr tm thi chia
lm hai vựng, mt vựng do Nh nc Vit Nam dõn ch cng hũa qun lớ,
mt vựng thuc ch thc dõn kiu mi ca M qun lớ.
Nm 1976, sau khi thng nht nc nh, c nc quỏ lờn ch
ngha xó hi, thc hin ch trng Trung ng: Qung Bỡnh, Qung Tr,
Tha Thiờn Hu c sỏng lp thnh tnh Bỡnh-Tr-Thiờn.
Thỏng 7-1989, tnh Qung Tr c lp li.
Cỏc n v hnh chớnh:
- Tnh Qung Tr cú 8 huyn - 2 th xó:
Cú hai th xó: Qung Tr, ụng H
Cú tams huyn th:Vnh Linh, Gio Linh, Triu Phong, Hi Lng, Cam L,
Hng Húa, ak Rụng,Huyn o Cn C
HNG HO
Hng Hoỏ - mónh t ca hng trm nm ỏnh gic, gi vng biờn
cng, l ngn c nờu cao lũng kiờn cng, khụng chu khut phc trc
bt c mt lc lng thự ch no, ó ghi vo trang s chúi chang, v vang
muụn thu. Triu Nguyn trong quỏ trỡnh cai tr t nc ó chỳ ý n Khe
Sanh - Hng Hoỏ. Nm 1831 Hng Hoỏ l mt trong 4 huyn ca tnh
3
§Þa lý ®Þa ph ¬ng
Quảng Trị. Năm 1850, huyện Hướng Hoá đổi thành huyện Thành Hoá, có 3
châu 9 tổng. Năm 1886, đế quốc Pháp chiếm đóng Quảng Trị, cắt 9 châu của
huyện Thành Hoá sát nhập vào tỉnh Sa vẵn na khẹt (Lào), còn lại 9 tổng lập
lại huyện Hướng Hoá. Là vùng đất có nhiều dấu tích văn hoá từ thời tiền sử,
Hướng Hoá là một trong những địa bàn cư trú sớm của người nguyên thuỷ
trên đất nước ta. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số nơi trên địa bàn
huyện những chiếc rìu, bôn đá - công cụ lao động của người nguyên thuỷ.
Hướng Hoá được giới chuyên môn đánh giá là một trong những nơi có chiều
dày lịch sử sớm nhất tỉnh nhà.
Nét đặc trưng phân biệt rất rõ giữa mãnh đất Hướng Hoá và các huyện
thị khác trong tỉnh là con người và văn hoá nơi đây. Đồng bào người Pa Kô,
Vân Kiều - chủ nhân của vùng đất này trước kia, có những nét đặc sắc văn
hoá riêng với cuộc sống cộng đồng và phong tục, tập quán độc đáo hoà lẫn
với khí thiêng sông núi tạo nên một Hướng Hoá có một không hai. Hoà mình
vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ cùng dân tộc cả nước, người Pa Kô, Vân
Kiều đi theo ánh sáng của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại để góp sức làm nên
những trận chiến đại thắng, đem lại hoà bình, ấm no cho nhân dân, bảo vệ
vẹn toàn bờ cõi. Trong cuộc chiến đấu này, người Vân Kiều, Pa Kô lấy Họ
Hồ của Bác để làm Họ của mình. Nơi đây có những người con anh dũng ra
đi sẵn sàng quên bỏ tuổi xuân để cống hiến cho một ngày mai tươi đẹp để
tên gọi mãi lưu danh. Một Giã Đá - người con gái Vân Kiều được Bác Hồ
đặt tên bởi lòng anh dũng, quả cảm trên mọi nẻo của chiến trường đạn bom,
kiên trung, sắt đá trước những đòn tra tấn của kẻ thù trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Một Giã Vừng - người con gái
Pa Kô sinh ra trong một gia đình cựu trào cách mạng vượt núi, hy sinh một
đười không chồng, không con để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của
dân tộc. Băng rừng, lội suối Giã Vừng trực tiếp cầm súng bắn hạ máy bay
địch và diệt hàng trăm tên lính mỹ - ngụy; tiếp đạn, lương thực cho đồng đội
dù có đi dưới làn bom đạn chị cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ... và nhiều
nữa những người con của dân tộc đã ngã xuống vì một ngày mai chiến
thắng. Nơi đây, những trận thắng lớn của quân và dân Hướng Hoá đã làm
cho quân địch rút đi rồi vẫn kinh hoàng khiếp sợ với tiếng vang của những
chiến dịch Đường 9 Khe Sanh, Làng Vây, cụm cứ điểm Tà Cơn... đã vang
4
§Þa lý ®Þa ph ¬ng
dội không chỉ trong nước mà cả toàn thế giới. Nơi đây, đã và đang từng ngày
hàn gắn vết thương chiến tranh, phát huy những tiềm năng vốn có. Con
người và mảnh đất này đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất,
văn hoá tinh thần được chú trọng phát huy, phát triển. Với nền văn hoá độc
đáo của một vùng sơn cước, Hướng Hoá là nơi các đồng bào Pa Kô, Vân
Kiều và Kinh sinh sống hoà thuận, cùng nhau phấn đấu xây dựng, bảo tồn và
phát huy tạo nên một bản sắc văn hoá đậm đà chất riêng. Những lễ hội
truyền thống như lễ đâm trâu, tục mừng mùa lúa mới, độc đáo hơn là tục đi
sim của người Pa Kô, Vân Kiều mang nhiều ý nghĩa. Kết hợp với những
mùa lễ hội, các phong tục, những nhạc cụ cồng chiêng không thể thiếu được
cùng những vũ điệu làm say đắm lòng người được thể hiện bởi các nghệ
nhân. Đến Hướng Hoá, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi những ngôi
nhà sàn sống qua nhiều thế hệ định cư lâu đời ở khắp mọi nơi trên địa bàn và
cuộc sống hòa thuận mang tính cộng đồng cao của đồng bào người dân tộc
thiểu số Pa Kô, Vân Kiều. Mỗi một mảnh đất có một đặc tính, đặc điểm,
truyền thống riêng. Với Hướng Hoá không thể kể hết những chứng tích lịch
sử và văn hoá, sẽ từng ngày trang sử Hướng Hoá không chỉ lưu mà còn dày
thêm để chói ngời muôn đời sau.
CAM LỘ: MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI
Đã có lần bạn từng nghe âm vang câu hát: "Nắng chiều về qua Đông Hà
Cam Lộ, thắp sáng bùng núi rừng miền Tây, dòng sông xanh uốn quanh co
ôm giải đất, trong tiếng ca mừng giải phóng... ". Cam lộ, mảnh đất nho nhỏ
nằm giữa lòng Quảng Trị thân thương, đã cùng cả dân tộc đi suốt cuộc
trường chinh chống thù trong giặc ngoài để dựng nước và giữ nước, đã từng
trải qua biết bao mất mát, đau thương bởi đạn bom huỷ diệt và những cuộc
đối đầu tàn khốc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược. Mảnh đất ấy cũng là địa danh chói ngời truyền thống
anh hùng cách mạng với những dấu ấn lịch sử thật đậm nét: Sơn phòng Tân
sở - kinh đô dã chiến, là nơi Vua Hàm Nghi hạ chiếu cần vương chống
Pháp, khởi đầu phong trào cứu nước cuối thế kỷ XIX. Cũng từ Tân sở, 80
năm sau lại khởi đầu phong trào Đồng khởi phá tan ách kìm kẹp của Mỹ
nguỵ trên toàn Quảng Trị. Thành huyện Cam Lộ - đã trở thành trụ sở Chính
phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, là nơi hội tụ ý chí
5
§Þa lý ®Þa ph ¬ng
khát vọng đấu tranh thống nhất của toàn thể nhân dân Miền Nam. Đường 9
anh hùng, đường Hồ Chí Minh huyền thoại với bao kỳ tích thắng Mỹ ở đồi
241, đồi không tên, suối La la... cùng với Khe sanh, dốc Miếu một thời làm
nức lòng nhân dân cả nước và bè bạn năm châu.
Chiến tranh đã đi qua, người dân Cam Lộ trở về quê hương với đôi
quang gánh trên vai, cùng nhau bắt tay lấp hố bom xây cuộc sống, quyết
không chịu lùi bước trước cái khó, cái nghèo, sự khắc nghiệt về thời tiết của
một vùng quê mà có lần nhà thơ Chế Lan Viên đã ngậm ngùi từ " Những
ruộng đói mùa những đồng khô đói quả " cho đến " Những đồi tranh ăn độc
gió Lào". Vươn lên từ trong gian khó, Cam Lộ giờ đây đang từng ngày thay
da đổi thịt, góp phần cùng cả tỉnh, cả nước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho toàn dân; đang nỗ lực hết sức mình vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh - một chế độ xã hội mà tất cả
mọi người, mọi dân tộc tiến bộ trên thế giới hằng mong ước.
Từng được coi là sơn bảo của Quảng Trị, Cam lộ từ buổi nguyên sơ đã là
một vùng đất phồn thịnh về sản xuất và buôn bán trao đổi. Lê Quý Đôn đã
mô tả trong Phủ Biên tạp lục của mình: " hai bên tả hữu phía trên sông Hiếu
giang thì dân ở các động sách cày cấy chăn nuôi rất nhiều ..." Sách Đại Nam
thực lục tiền biên cũng mô tả rằng: Song song với sự phát triển nông
nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở Cam Lộ cũng được thịnh hành
như nghề làm bún bánh ở làng Cẩm Thạch, mỹ nghệ vàng bạc ở làng An
Xuân, làm giấy ở Phổ Lại, đúc đồng ở Phước Tuyền... Đặc biệt là hoạt động
thương mại với các luồng buôn khắp nơi về với Cam Lộ qua hai chợ là Chợ
Phiên và chợ Sòng.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, xu thế phát triển chung của cả tỉnh, cả
nước đã và đang đem lại cho Cam Lộ nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển.
Đó là lợi thế của một vùng nông lâm nghiệp đa dạng với nhiều chủng loại
sản phẩm có giá trị kinh tế cao như gỗ rừng trồng, đại gia súc, lúa, lạc, hồ
tiêu, cao su, cây ăn quả; đó là lợi thế của địa bàn là giao điểm của nhiều trục
giao thông quan trọng: Quốc Lộ 1, Quốc lộ 9, Đường Hồ Chí Minh với
nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển thương mại, công nghiệp và mở rộng
các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Thử thách, cam go của chiến tranh và
thiên nhiên khắc nghiệt đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết và sự cần cù,
6
§Þa lý ®Þa ph ¬ng
chịu khó, hiếu học của người dân Cam Lộ. Với truyền thống đó, Cam Lộ
quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, biến những tiềm năng đang có
thành lợi thể để phát triển, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Với tấm lòng rộng mở và mong muốn được giao lưu, hợp tác với bè bạn gần
xa, Cam Lộ xin được tự giới thiệu về mình, mong được bạn đọc đón nhận
bằng tình cảm chân thành và nồng thắm nhất.
TRIỆU PHONG
Huyện Triệu Phong có diện tích tự nhiên là 350 Km
2
,dân số 109.579
người, bao gồm 18 xã và 01 thị trấn, gồm 22.360 hộ. Địa hình được phân
chia trên 3 vùng rõ rệt (gò đồi, đồng bằng, miền biển và vùng cát). Dân
đông, nguồn lao động dồi dào. Nhân dân chịu nhiều gian khổ do hậu quả
chiến tranh và thời tiết khắc nghiệt.
Những năm qua triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội,
trong điều kiện những khó khăn cơ bản chi phối quá trình tổ chức thực hiện
nghiệp vụ, đó là: Nền kinh tế thuần nông; chất lượng cây trồng, con nuôi
còn thấp; đất hoang hóa vùng cát còn nhiều nhưng nghèo dinh dưỡng đòi
hỏi đầu tư lớn; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển; lao động thiếu việc làm còn nhiều và hầu hết chưa được đào tạo; trình
độ, năng lực của cán bộ còn bất cập, nhất là kiến thức quản lý hành chính,
quản lý kinh tế; tính năng động sáng tạo hạn chế; tư tưởng trông chờ, ỷ lại,
bao cấp của một bộ phận nhân dân còn nặng nề.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, huyện có những lợi thế so sánh
như: Nằm trên quốc lệ 1A và giữa 2 thị xã Đông Hà và Quảng Trị, có bờ biển
dài 17Km, có cửa lạch là điều kiện thuận lợi để trao đổi hàng hóa, phát triển
ngành nghề, dịch vụ; vùng đồng bằng có nhiều thuận lợi trong việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi đưa lại hiệu quả kinh tế cao; đất đai chưa sử
dụng ở vùng cát còn nhiều là điều kiện thuận lợi để dãn dân, lập làng sinh
thái, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng và nuôi trồng thủy
sản; vùng gò đồi có khả năng phát triển kinh tế trang trại trồng trọt kết hợp
chăn nuôi đại gia súc và trồng cây nguyên liệu cho các nhà máy.
VĨNH LINH
Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị Phía Đông giáp biển
7
§Þa lý ®Þa ph ¬ng
Đông; phía Tây giáp huyện Hướng Hóa; phía Nam giáp huyện Gio Linh và
phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Dân số 92.793 ngườ, toàn
huyện có 22.623 hộ; 22 xã, thị trấn; 191 làng, bản, khóm, phố.
Năm 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chi bộ cộng sản
đầu tiên của Vĩnh Linh được thành lập. Ngày 23/8/1945, cùng với Quảng
Bình và Thừa Thiên Huế, quân và dân Vĩnh Linh, Quảng Trị thực hiện thành
công cuộc cách mạng Tháng tám lịch sử, thiết lập chính quyền dân chủ nhân
dân.
Ngày 30/3/1947, thực dân Pháp trở lại xâm lược Vĩnh Linh. Thực hiện
lời kêu gọi trường kì kháng chiến của chính phủ, năm vạn người dân Vĩnh
Linh dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy đã triệt để tản cư, lập làng chiến đấu,
xây dựng chiến khu tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh, nhiều địa danh đã
đi vào lịch sử: Chiến khu Thủy Ba, làng chiến đấu Vĩnh Hoàng lập nên nhiều
chiến công vang dội như trận Hạ Cờ- Chấp Lễ diệt 300 lính Âu Phi, bắn rơi
máy bay, đốt cháy hàng chục xe quân sự Pháp; trận bức rút đồn Thủy Cần…
Với chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết,
Vĩnh Linh trở thành địa đầu giới tuyến. Ngày 25/8/1954, tên thực dân Pháp
cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương sang bờ Nam. Vĩnh Linh hoàn toàn giải
phóng. Và cũng ngày này, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh chọn làm ngày
truyền thống của mình. Mười năm hòa bình ngắn ngủi (1954 - 1964) Đảng bộ
và nhân dân Vĩnh Linh được sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ, đồng bào cả
nước và bằng tất cả sự thông minh, năng động cần cù của mình, Vĩnh Linh đã
nhanh chóng đổi thịt thay da. Từ một vùng quê nghèo "ăn cơm bữa diếp" (ba
ngày mới có một bữa cơm) trở thành "viên kim cương đầu giới tuyến" như
nhà văn Nguyễn Tuân đã ca ngợi.
Ngày 8/2/1965, thất bại trước chiến trường miền Nam, Mỹ leo thang mở
rộng chiến tranh ra miền Bắc, Vĩnh Linh bước vào cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và chi viện cho chiến trường miền Nam.
Để đảm bảo cho chiến đấu, 4,5 vạn người dân Vĩnh Linh (người già, trẻ
em) được sơ tán ra miền Bắc. Lực lượng còn lại bám trụ quê hương vừa sản
xuất vừa chiến đấu ở cả ba chiến trường (bảo vệ Vĩnh Linh, chi viện cho
đảo Cồn Cỏ, chia lửa với bà con Gio Linh, Cam Lộ). Bảy năm chiến đấu
kiên cường chống chiến tranh phá hoại khốc liệt của giặc Mỹ, quân và dân
Vĩnh Linh tiếp tục lập nên nhiều chiến công vang dội, xứng đáng với vị trí
lịch sử mà tổ quốc giao phó.
Ngày 1/1/1967, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Vĩnh Linh - một
địa phương tương đương cấp tỉnh đầu tiên của cả nước được Quốc hội và
8
§Þa lý ®Þa ph ¬ng
Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đến nay
toàn huyện có 36 đơn vị, 17 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng
LLVT và Anh hùng lao động, 185 bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện 9 mẹ
còn sống đang được phụng dưỡng), nhiều đơn vị hai lần được tuyên dương
anh hùng. Đặc biệt quân và dân Vĩnh Linh có 8 lần được Bác Hồ gửi thư
khen. Trên mảnh đất Vĩnh Linh lũy thép anh hùng hiện có 68 di tích lịch sử
văn hóa được Trung ương, Tỉnh xếp hạng và có 3 di tích là địa đạo Vịnh
Mốc, đôi bờ Hiền Lương, bến đò B Tùng Luật được xếp hạng đặc biệt cấp
quốc gia.
Không những anh hùng trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong sản xuất,
Vĩnh Linh còn là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa rất đáng tự hào.
Là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng, hàng trăm người có học vị
tiến sĩ; học hàm giáo sư, phó giáo sư; nhà văn, nhà báo, nghệ nhân, nghệ sỹ
có tên tuổi tiêu biểu như giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Vân, nghệ sĩ nhân dân
Châu Loan…
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, Vĩnh Linh chỉ có hai bàn tay trắng và mặt
đất nham nhở hố bom. Toàn bộ cơ sở vật chất mà nhân dân Vĩnh Linh gom
góp chắt chiu đã bị giặc Mỹ ném bom hủy diệt hoàn toàn. Từ năm 1975-
1985, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, cán bộ và nhân dân Vĩnh
Linh đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của địa phương để bước vào thực
hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo. Đến thời điểm này có
thể nói rằng so với mặt bằng chung cả nước thì Vĩnh Linh vẫn còn nghèo và
phải phấn đấu nhiều nhưng so với điểm xuất phát từ con số không thì Vĩnh
Linh bây giờ đã có bước tiến xa, làng quê đang từng ngày đổi mới.
Để lập nên chiến công hiển hách trong chiến đấu, vững bước trưởng thành
trong xây dựng, biết bao con em quê hương, đồng chí đồng bào trong cả nước
đã đổ máu xương, mồ hôi trong sự nghiệp chiến đấu xây dựng và trưởng
thành của Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh. Công ơn này, Đảng bộ và nhân
dân Vĩnh Linh đời đời ghi nhớ...
9
§Þa lý ®Þa ph ¬ng
HẢI LĂNG
Nằm ở dãi đất miền Trung, Hải Lăng là một huyện của tỉnh Quảng Trị
có bề dày về văn hoá, lịch sử và truyền thống chống giặc ngoại xâm. Trải
qua hơn 600 năm hình thành và phát triển, Hải Lăng không chỉ giữ nguyên
tên gọi của mình mà còn giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc. Đến với Hải Lăng hôm nay, chúng ta không chỉ biết những Di tích lịch
sử văn hoá lâu đời như: các di tích Chàm ở Hải Xuân, Hải Ba; Miếu Ngô
Văn Sở; nhà thờ La Vang; khoán ước Phú Kinh và 65 Di tích lịch sử văn
hoá được Trung ương, tỉnh xếp hạng (02 di tích xếp hạng cấp Quốc gia:
Đình làng Câu Nhi (Hải Tân) và Vụ thảm sát Mỹ Thủy (Hải An), mà còn
biết thêm nhiều về Hồ Như Lệ, nhạc cổ truyền Phú Hải, Hội chày cù Đơn
Quế, Hội vật xã Hải Khê, Hội bưng đá làng Hưng Nhơn, Hội đua thuyền
truyền thống của các làng, xã hoặc thưởng thức văn hoá ẩm thực, dân dã
nhưng ngon có tiếng ở mảnh đất này như: Bánh ướt Phương Lang, cháo bột
Kẻ Diên, rượu Kim Long, canh ám làng Lam, mắm đam Trà Trì, nước mắm
Mỹ Thủy…
Không những vậy, Hải Lăng còn là một vùng quê hiếu học, học với một
khát vọng thành người hơn là mưu cầu danh lợi. Chính vì thế mà mảnh đất
này đã sản sinh ra những danh nhân lịch sử và văn hoá như: Đặng Dung,
Tiến sỹ Bùi Dục Tài, Nguyễn Văn Hiển, Nguyễn Trừng, Nguyễn Đức
Hoan, nhạc sỹ Trần Hoàn và nhiều vị tiến sỹ khác.
Hiện nay, Hải Lăng có 234 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 14/21 xã, thị
trấn, 04 đơn vị và 08 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng LLVT nhân dân. Huyện Hải Lăng được phong tặng đơn vị Anh hùng
LLVT nhân dân.
Tự hào và phát huy truyền thống của quê hương, Hải Lăng đã và đang
thực hiện có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá cơ sở. Đến nay, nhiều thiết chế văn hoá được xây dựng; nhiều cổ
vật, báu vật và di vật được sưu tầm, bảo quản. Toàn huyện có 100% làng,
khóm, cơ quan, đơn vị, trường học phát động xây dựng văn hoá, trong đó có
34% làng, khóm và 74% cơ quan đơn vị trường học và 58% hộ gia đình
được công nhận đạt chuẩn văn hoá. Xây dựng mới nhà bảo tàng - thư viện
10