Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân loại cơn động kinh trẻ em tại bệnh viện nhi đồng I Thành pố Hồ Chí Minh - Tô Hồng Đức, Nguyễn Quang Vinh, Trần Diệp Tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.12 KB, 5 trang )

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: />
PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Article
CITATIONS

READS

0

224

3 authors, including:
Duc To
International SOS
1 PUBLICATION   0 CITATIONS   
SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Classification of Epilepsy in Children View project

All content following this page was uploaded by Duc To on 04 July 2018.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008

Nghiên cứu Y học


PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tô Hồng Đức*, Nguyễn Quang Vinh**, Trần Diệp Tuấn***

TÓM TẮT
Mục đích: Phân loại cơn theo Hiệp Hội Chống Động Kinh Thế Giới 1981 (ICES) trên bệnh nhi động kinh mới được
chẩn đoán hoặc chưa điều trị.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhi động kinh (ĐK) tại Bệnh Viện Nhi Đồng I TP Hồ Chí
Minh (BVNĐI) từ tháng 4/2006 đến tháng 3/2007.
Kết quả: Có 99 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, gồm 53 nam và 46 nữ, tỷ lệ nam nữ là 1,15:1. Đến từ các tỉnh là 77 ca
(78%). Chúng tôi ghi nhận có 47 ca (47,5%) có cơn cục bộ, trong đó cơn cục bộ đơn giản là 10 ca (10,1%), cơn cục bộ
phức tạp là 4 ca (4%), và cơn cục bộ toàn thể hóa là 33 ca (33,3%). Có 38 ca là cơn toàn thể, chiếm tỷ lệ 38,4%. Cơn
không phân loại được là 14 ca (14,1%). Có 33 ca (33,3%) là ĐK triệu chứng. Theo dõi từ 3 tháng trở lên có 86 ca (86,9%),
bỏ trị 13 ca (13,1%). Đáp ứng sớm có 63/86 ca (73,3%).
Kết Luận: Kết quả phân loại được chiếm tỉ lệ khá cao bằng phân loại cơn động kinh theo ILAE 1981. Đây là cách
phân loại đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với hoàn cảnh của các nước đang phát triến như nước ta, khi mà các phương
tiện hỗ trợ chẩn đoán còn hạn chế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cần có các chương trình giáo dục trong
cộng đồng để nâng cao hiểu biết về bệnh động kinh.

ABSTRACT
CLASSIFICATION OF PEDIATRIC EPILEPTIC SEIZURES IN CHILDREN HOSPITAL No1
AT HO CHI MINH CITY
To Hong Duc, Nguyen Quang Vinh, Tran Diep Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 3 – 2008: 172 - 177
Objectives: To classify epileptic seizures based on the 1981 International Classification of Epileptic Seizures (ICES)
for children with newly diagnosed or untreated epilepsy.
Methods: A case-series study of 99 epileptic children at Children Hospital No1 HCMC from 4/2006 to 3/2007.
Results: Ninety-nine patients were enrolled in this study with 53 boys and 46 girls (male to female ratio is 1.15:1).
There were 77 cases (78%) came from provinces. Out of 99 patients, 47 (47.5%) were classified as partial seizures,
including simple partial seizures in 10 cases (10.1%), complex partial seizures in 4 cases (4%), and 33 cases (33.3%) with

secondarily generalized seizures. Thirty-eight patients (38.4%) were classified as generalized seizures. Unclassified
seizures comprised of 14 cases (14.1%). Thirty-three out of 99 patients were symptomatic epilepsy. Eighty-six cases
(86.9%) were followed up for more than 3 months, and early responding to antiepileptic drug was found in 63 out of 86
patients (73.3%).
Conclusions: Based on the 1981 ICES, the frequency of patients with classifiable seizures were high in this study. This
classification is rather simple and suitable for developing countries such as Vietnam, where diagnostic facilities are limited.
Furthermore, the results also suggest that health education is necessary to improve the awareness of epilepsy in the publics.
League Against Epilepsy: ILAE) đã đưa ra hệ thống phân
* Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
* Bệnh Viện Nhi Đồng I TPHCM
*** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, động kinh (ĐK) chiếm
từ 0,5-1% dân số(14). Ở các nước đang phát triển tỷ lệ này
cao hơn gấp 2-5 lần, trong đó trước 6 tuổi chiếm 60%(4).
Bệnh lý ĐK tại các nước đang phát triển chưa thật sự được
ngành y tế quan tâm mặc dù đây là một bệnh có thể chữa
khỏi được(14)
(4)
. Phần lớn bệnh nhân
ở các nước đang phát triển không được điều trị bằng thuốc
chống động kinh. Ước tính vào khoảng 85% bệnh nhân
này hoặc là không được điều trị hoặc là được điều trị
không thích hợp (Meinardi và cs 2001). Một trong những
trở ngại chính đó là vấn đề chẩn đoán bệnh ĐK.
Hiệp Hội Chống Động Kinh Thế Giới (International

loại cơn ĐK (1981), phân loại ĐK và hội chứng ĐK
(1989) nhằm giúp thống nhất trong báo cáo, nghiên cứu và

thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, tại Thành Phố Hồ Chí
Minh (TPHCM) chưa có nghiên cứu nào thật sự sử dụng
hệ thống phân loại này trong ĐK trẻ em. Những năm gần
đây, tuy có những hệ thống phân loại khác đã được đề
nghị, nhưng chưa được chấp nhận. Do đó, phân loại của
ILAE là phân loại được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay. Hệ thống phân loại cơn ĐK của ILAE 1981 tuy
đã sử dụng đến các phương pháp khách quan như đo EEG
lâu dài và ghi hình video, nó vẫn còn đơn giản hơn nhiều
so với phân loại ĐK và hội chứng ĐK của ILAE 1989.
Phân loại ILAE 1989 đòi hỏi phải phân định được hội
chứng ĐK toàn thể hay cục bộ và bệnh sinh của ĐK. Phân
loại cơn ĐK theo ILAE 1981 đơn giản, chỉ dựa trên 3 yếu
172


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008
tố: (1) biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh, (2) biểu hiện
của điện não đồ (EEG) trong cơn, và (3) biểu hiện của
EEG ngoài cơn. Tuy không giúp xác định được bệnh lý
ĐK và hội chứng ĐK cụ thể, nhưng dựa trên bệnh sử đáng
tin cậy và EEG, các thầy thuốc thường có thể phân loại
được cơn ĐK, xác lập chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị
thích hợp.
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này để khảo sát khả
năng áp dụng phân loại cơn ĐK theo ILAE 1981 cho trẻ từ
1 tháng đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Đồng thời
khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị,
và các yếu tố liên quan đến đáp ứng sớm và bỏ trị.


ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu Y học
ĐK, hoặc có nguyên nhân kích gợi, hoặc đã được điều trị
trước đó, hoặc theo dõi không đầy đủ và khai thác được
bệnh sử không đáng tin cậy. Như vậy số bệnh nhi trong
nghiên cứu của chúng tôi là 99. Ngòai ra, chúng tôi cũng
thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đối với trẻ nghi
ngờ có tổn thương cấu trúc, có 45 trẻ được thực hiện siêu
âm no, 11 trẻ có CT (computed tomography) scan não và 3
trẻ được thực hiện MRI (magnetic resonance imaging) não.

KẾT QUẢ
Có 99 bệnh nhi tham gia nghiên cứu, bé trai 53 ca và
gái 46 ca. Tỷ lệ nam trên nữ là 1,15:1. Có 77 bệnh nhi đến
từ các tỉnh, chiếm tỷ lệ 78%. Lý do vào viện do co giật là
92 ca (92,9%), cơn mất ý thức và ngã là 3 ca (3%), nhức
đầu là 2 ca (2%), rối loạn tiền đình – thị giác là 2 ca (2%),
và mất ý thức là 1 ca (1%). Tiền sử bệnh lý thần kinh là 40
ca (40,4%), chậm phát triển tâm vận là 26 ca (26,3%), sốt
co giật là 14 ca (14,1%). Số ngày trung bình trước khi đến
cơ sở y tế sau cơn ĐK đầu tiên và đến BVNĐI lần lượt là
83±216 ngày (dao động từ 1 đến 1460 ngày) và 212±466
ngày (dao động từ 1 đến 3190 ngày). Chỉ có 22 (22,2%) trẻ
được đưa ngay đến cơ sơ y tế ngay sau cơn co giật đâu
tiên. Trong khi đó, có đến 11 ca (11,1%) sau 6 tháng mới
được đưa đến cơ sở y tế lần đầu và 26 trẻ (26,3%) sau 6
tháng mới đến khám lần đầu tiên tại BVNĐI.
Chẩn đoán động kinh chỉ dựa trên bệnh sử và biểu
hiện lâm sàng mà không có sự hỗ trợ của EEG có thể thực

hiện được trên 91 ca (91,9%). Trong đó, phân loại được
cơn động kinh là 32 ca, chiếm tỉ lệ 35,2% (32/91 ca).

Chúng tôi tiến hành phân loại cơn ĐK theo hệ thống
phân loại ILAE 1981 cho 99 trẻ từ 1 tháng tới 15 tuổi mới
được chẩn đoán ĐK (chưa được chẩn đoán và điều trị
trước đó) tại khoa Nhiễm – Thần Kinh BVNĐI từ tháng
4/2006 đến tháng 3/2007. Trẻ được chẩn đoán ĐK khi có ít
nhất 2 cơn kịch phát (xuất hiện đột ngột, thời gian ngắn,
phục hồi nhanh, có tính định hình, liên quan đến vận động,
cảm giác, giác quan, ý thức và tâm thần) mà không có yếu
tố kích gợi (yếu tố kích gợi là các yếu tố như sốt, nhiễm
trùng hệ thần kinh trung ương, chấn thương, xuất huyết
não, rối loạn điện giải…). Hai cơn kịch phát phải cách
nhau ít nhất là 24 giờ. Cơn ĐK của trẻ được phân loại theo
bảmg phân loại ILAE 1981, tuy nhiên, do chúng tôi không
đủ điều kiện để thực hiện các EEG theo dõi liên tục, EEG
có kèm ghi hình vidéo, EEG nội sọ … nên phân loại của
chúng tôi chủ yếu dựa vào (1) khai thác bệnh sử cẩn thận
Phân loại cơn động kinh theo bảng phân loại của
và tỉ mỉ và (2) EEG trong 20 phút theo qui cách đang thực
ILAE 1981
hiện tại BVNĐI (đặt điện cực theo hệ thống 10-20, bao
Chúng tôi ghi nhận có 47 ca (47,5%) có cơn cục bộ,
gồm 2-3 nghiệm pháp tăng thông khí và kích thích ánh
trong
đó cơn cục bộ đơn giản là 10 ca (10,1%), cơn cục bộ
sáng). Chủ yếu là các EEG được thực hiện ngoài cơn. Ban
phức
tạp

là 4 ca (4%), và cơn cục bộ toàn thể hóa là 33 ca
đầu chúng tôi ghi nhận có 129 bệnh nhi có thể đưa vào
(33,3%).

38 ca là cơn toàn thể, chiếm tỷ lệ 38,4%. Cơn
nhóm nghiên cứu, nhưng sau khi khai thác bệnh sử cẩn
không phân loại được là 14 ca (14,1%). (Xem Bảng 1).
thận và thực hiện EEG, thì 30 bệnh nhi bị loại khỏi lô
nghiên cứu do hoặc là cơn kịch phát của trẻ không phải là
Bảng 1. Phân loại cơn ĐK theo ILAE 1981 và phân bố theo nhóm tuổi
Loại cơn
Đơn giản
Cảm giác
Vận động
Thực vật
Tâm thần
Phức tạp
Rối loạn ý thức từ đầu
Rối loạn ý thức trong cơn
Toàn thể hóab
Đơn giản
Phức tạp
Đơn giản-phức tạp
2. Toàn
Cơn vắng ý thức
thể
Cơn giật cơ
38
Cơn co cứng
(38,4%)

Cơn co cứng co giật
Cơn co giật
Cơn mất trương lực cơ
3. Không xếp loại được
Tổng cộng

1. Cục bộ
47
(47,5%)

1-12 tháng

1

1
4

13-23 tháng

2-5 tuổi

6-10 tuổi

2

1a
3

2
2


1
1

1

1

1
6

4
5
2

3
2

5

11-15 tuổi

1
2
3
12
2

2
6


2
27

4
19

2
4
1
1
5
25

2

3
21

7

Số ca (tỉ lệ)
10 (10,1%)
2
8

4 (4,0%)
3
1
33 (33,3%)

9
22
2
1
2
7
24
3
1
14 (14.1%)
99 (100%)

173


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008
a

1 ca vừa có cơn vận động vừa có cơn cảm giác; b
Trong đó cơn vận động là 30 ca và cơn cảm giác là 3
ca (1 ca vừa có cơn vận động vừa có cơn cảm giác), và
1 cơn tâm thần. Trong số này có 1 ca có biểu hiện mất
trương lực cơ và 2 ca có biểu hiện của động tác tự
động.

Động kinh không co cứng hoặc co giật – Phân
loại khi không có EEG
Điểm đáng lưu ý là chúng tôi ghi nhận 8 bệnh nhân
không có biểu hiện co cứng hoặc co giật trong nghiên
cứu này, chiếm tỉ lệ là 8%. Trong đó biểu hiện lâm sàng

là mất trương lực cơ có 2 ca; động kinh thể cảm giác gồm
nhức đầu 2 ca, tiền đình 1 ca, và thị giác 1 ca; động kinh
thể tâm thần 1 ca; và cơn vắng ý thức là 1 ca.

Điện não đồ và hình ảnh não (siêu âm não
xuyên thóp, CT scan và MRI)
Tất cả 99 ca đều được thực hiện EEG ngoài cơn.
Kết quả EEG với sóng ĐK điển hình (sóng gai, sóng
nhọn, đa gai, phực hợp sóng gai-sóng chậm, phức hợp
đa sóng gai-sóng chậm, đợt sóng ức chế, đợt sóng
chậm, sóng hypsarrythmia trong hội chứng West) l 56
ca (56,6%), không điển hình (hoạt động điện bất
thường nhưng không điển hình cho ĐK) là 15 ca
(15,2%), không bất thường l 28 ca (28,3%) (Xem bảng
2).
Bảng 2. Kết quả EEG theo loại cơn ĐK
Tính chất EEG (số ca)\
Sóng ĐK điển hình (56)
Cục bộ 1 bên
Cục bộ 2 bên – đa ổ
Toàn thể hóa
Toàn thể
Sóng ĐK không điển hình
(15)
EEG không bất thường (28)
Tổng cộng

ĐK cục ĐK toàn ĐK không
bộ
thể

phân loại
6
2
14
13

34
2

12
47 ca

2
38 ca

14
14 ca

Siêu âm não xuyên thóp được thực hiện trên 45 trẻ
nhũ nhi, trong đó 11 ca có bất thường, gồm dãn não
thất, dị tật não bẩm sinh và khối choán chỗ bất thường.
Hình ảnh CT scan não được làm trên 11 ca, bất thường
gặp trên 8 ca, gồm u não, xuất huyết não, di chứng
chấn thương sọ não, u xơ củ và dị tật teo một bán cầu
đại não trong hội chứng Sturge-Weber. MRI được thực
hiện trên 3 ca, và đều cho kết quả bình thường. Bằng
cách kết hợp các chi tiết trong khai thác bệnh sử, thăm
khám thần kinh tổng quát và kết quả hình ảnh học,
chúng tôi ghi nhận động kinh triệu chứng trong 33 ca
(33,3%). Trong đó nguyên nhân bất thường não bẩm

sinh

6
ca
(6,1%),
chu
sinh
là 19 ca (19,2%), và sau thời kỳ chu sinh là 8
ca (8,1%).

Kết quả điều trị bƣớc đầu
Điều trị ban đầu đa số là đơn trị. Nghiên cứu của
chúng tôi ghi nhận có 97 ca (98%) là đơn trị. Trong đó
chủ yếu là dùng valproic acid gồm 82 ca (82,8%), ngoài
ra còn có carbamazepin, phenobarbital và phenytoin.
Theo dõi từ 3 tháng trở lên thực hiện được trên 86 ca

Nghiên cứu Y học
(86,9%), bỏ trị 13 ca (13,1%). Trong 86 ca được theo dõi
trong 3 tháng thì có 63 ca có đáp ứng sớm (sau 3 tháng
dùng thuốc có giảm ≥ 75% cơn động kinh trở lên so với
ban đầu), chiếm tỉ lệ 73,3%. Trong 23 ca thuộc nhóm
không đáp ứng sớm, thì có 17 ca có giảm về tần số cơn
và thời gian của mỗi cơn; và 6 ca hoàn toàn không đáp
ứng nhưng không có ca nào có tăng tần số cơn so với
trước khi điều trị.

BÀN LUẬN
Tỉ lệ phân loại được trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi là 85,9%. Đây là một tỉ lệ khá cao. Các

nghiên cứu được thực hiện tại các nước phát triến và
đang phát triển có tỉ lệ phân loại được dao động từ
71% đến gần 98%(9). Nghiên cứu của Shah(10) có
phương pháp gần giống chúng tôi nhất như về phân
loại, lứa tuổi và địa điểm là tại bệnh viện, các tỷ lệ gần
giống về ba nhóm lớn, tuy nhiên trong nhóm ĐK cục
bộ có tỷ lệ ĐK đơn giản thấp hơn và phức tạp cao hơn
của chúng tôi. Nghiên cứu trong nước có của Lê Thị
Khánh Vân (2003), tuy nhiên chưa theo cách phân loại
của ILAE nên kết quả cũng khác (không có nhóm
không phân loại được). Nghiên cứu của Hoàng Viết
Bôn (2001) có cách phân loại theo ILAE cho tỷ lệ
tương tự như nghiên cứu của chúng tôi, nhưng đây là
nghiên cứu chủ yếu về kiến thức thái độ hành vi, chưa
đi sâu vào các thể lâm sàng.
Tỉ lệ ĐK cục bộ trong nghiên cứu của chúng tôi là
47,5%. Theo Sananayake, tỷ lệ ĐK cục bộ ở các nước
đang phát triển (54 -73%) cao hơn ở các nước phát
triển (33 – 66%)(9). Kết quả của chúng tôi cho tỷ lệ cục
bộ cao phù hợp với nhận định này, lý do có thể là do tỷ
lệ này phản ảnh tần suất khá cao của ĐK triệu chứng
tại các nước đang phát triển, mắc phải sau tổn thương
chu sinh, nhiễm trùng và chấn thương đầu. Chúng tôi
tin rằng tỉ lệ ĐK cục bộ ở lô nghiên cứu của chúng tôi
cơ lẽ còn cao hơn, nhưng do chúng tôi phân loại chủ
yếu dựa vào bệnh sử biểu hiện lâm sàng mà không có
các phương tiện trợ giúp khác như video, nên có thể đã
phân loại một số trường hợp ĐK cục bộ toàn thể hóa
vào nhóm ĐK toàn thể. Trong nhóm ĐK cục bộ thì
cơn cục bộ toàn thể hóa chiếm ưu thế (33/47 ca). Giải

thích lý do có tỷ lệ cao hơn các nhóm khác trong ĐK
cục bộ có thể là sau khi bị thể cục bộ đơn giản hoặc
phức tạp ban đầu bệnh nhân không đi khám và điều trị
cho tới lúc họ chuyển qua giai đoạn toàn thể hóa.
Tỉ lệ ĐK toàn thể trong nghiên cứu của chúng tôi
là 38,4%. Trong đó chỉ có một ca là ĐK cơn vắng ý
thức. Theo một số nghiên cứu thì ĐK cơn vắng ý thức
ít gặp ở các nước nhiệt đới hơn ở các nước vùng ôn
đới(9). Ngoài ra, ĐK cơn vắng cũng thường gặp ở lứa
tuổi lớn hơn. Chúng tôi cũng ghi nhận 3 ca ĐK với cơn
co giật, là một dạng cơn ĐK tương đối hiếm. Phần lớn
các cơn toàn thể là cơn co cứng co giật gồm 24 ca.
Tỉ lệ không phân loại được trong nghiên cứu của
chúng tôi là 14,1%, có cao hơn so với nghiên cứu của
Sananayake(9). Trong các trường hợp được chẩn đoán
ĐK khi chưa đo EEG (91 bệnh nhân - 91,9%), nếu
không có EEG chỉ phân loại cơn được 35,2%, nếu có
EEG phân loại được 85,9%. So sánh với Sananayake
174


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008
(1250 bệnh nhân trẻ em và người lớn), tỷ lệ này lần
lượt là 95,6% và 97,1%; đây là một trong những báo
cáo có tỷ lệ phân loại được cao nhất trên thế giới(9).
Sananayake phân loại cơn toàn thể khi không có EEG
bằng lâm sàng, sau khi có EEG phải chuyển 30 ca
(2,4% trên tổng số) sang loại cục bộ (nhóm toàn thể
hóa thứ phát). Vì vậy để tránh lầm lẫn này, chúng tôi
xếp những ca có biểu hiện lâm sàng toàn thể (không có

yếu tố giúp xác định khác) khi chưa có EEG hoặc sau
đo EEG có kết quả bình thường vào loại không phân
loại được, cũng do sự khác nhau này chúng tôi có tỷ lệ
không phân loại được cơn cao hơn của Sananayake.
Ngoài ra, có lẽ còn do thời gian theo dõi của chúng tôi
ngắn chỉ trong 3 tháng.
Về 8 ca không co cứng hoặc co giật, khả năng
chẩn đoán ĐK chủ yếu là dựa trên lâm sàng, tuy nhiên
không thể xác định sớm đây là ĐK nếu không có EEG.
Điều này cho thấy khi áp dụng bảng phân loại chỉ cần
dựa trên lâm sàng và EEG, hiệu quả phân loại cơn rất
tốt. Tuy nhiên cần chú ý dù có EEG, một số ca không
co gòng hoặc co giật vẫn có thể bị bỏ sót nếu EEG
bình thường hoặc không nghĩ tới nên không chỉ định.
Chúng tôi nhận thấy với 28,3% EEG bình thường,
15,2% không điển hình đã khẳng định việc chẩn đoán
ĐK không bao giờ bị loại trừ chỉ vì kết quả EEG
không thấy sóng ĐK điển hình(1,13). Siêu âm não có
24,2% bất thường trên tổng số được chỉ định (11/45
ca), xét nghiệm này đơn giản, vô hại, ít tốn kém và hữu
ích khi cho biết những thông tin quan trọng về dãn não
thất, khối bất thường, dị tật não bẩm sinh… giúp định
hướng chẩn đoán nguyên nhân và cho thêm xét nghiệm
khác. Về nguyên nhân gây ĐK triệu chứng, nhiều nhất
là bệnh lý chu sinh với 19,2% (ngạt, sinh non…), kế
tới mới là bệnh lý thần kinh, chứng tỏ vấn đề quản lý
và đề phòng bệnh lý chu sinh còn cần được quan tâm.
Trong nghiên cứu, chúng tôi đánh giá tỷ lệ đáp
ứng sớm vì đây là yếu tố tiên lượng thuyên giảm về lâu
dài, bất kể nguyên nhân(3). Dù chủ yếu là đơn trị

(98%), tỷ lệ đáp ứng sớm khả quan trên số theo dõi
điều trị đầy đủ trong 3 tháng đầu (63/86 ca, 73,3%),
nhóm không đáp ứng sớm cũng không thấy tăng tần số
cơn. Tỷ lệ bỏ trị còn rất cao (13,1%) và không liên
quan với nhóm tuổi, giới, địa chỉ, tiền sử bệnh lý thần
kinh. Do đó, cần chú ý tư vấn và giúp người thân hiểu
rõ về sự cần thiết của quá trình điều trị và theo dõi lâu
dài trong điều trị ĐK.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng ghi nhận tỷ
lệ vào cơ sở y tế lần đầu ở ngày đầu là 22,2% dù co
giật là tình trạng gây lo lắng cho thân nhân. Đây là một
tỷ lệ thấp đáng ngạc nhiên. Tỉ lệ bệnh nhi được đưa
đến cơ sở y tế cao nhất ở tuần 2-4 (25 ca, chiếm
25,6%), có thể do một số ca có cơn thưa hoặc chỉ sau
2-4 tuần đầu thì tần số cơn mới tăng đáng kể. Trong
khi đó, có đến 11 ca (11,1%) sau 6 tháng mới được
đưa đến cơ sở y tế lần đầu và 26 trẻ (26,3%) sau 6
tháng mới đến khám lần đầu tiên tại BVNĐI. Điều trị
chậm càng có nguy cơ khó trị(1) và trẻ nên được đến
khám chuyên khoa ngay sau khi có cơn co giật không
kèm sốt đầu tiên(11).

Nghiên cứu Y học
KẾT LUẬN
Đây là nghiên cứu phân loại cơn ĐK theo ILAE
1981 ở trẻ em được khám và điều trị tại BVNĐ1. Với
khai thác bệnh sử chi tiết và EEG ngoài cơn, kết quả
phân loại được chiếm tỉ lệ khá cao, tuy có thể có một
số lầm lẫn khi xếp loại do chúng tôi không có EEG
liên tục và video để quay phim theo dõi. Dù vậy, đây

là phân loại mà chúng ta có thể xử dụng được, đặc biệt
là tại một nước đang phát triến và thiết các phương
tiện chẩn đoán khác như nước ta. Với việc phân loại
cơn như vậy, tuy không giúp xác định được bệnh lý
ĐK và hội chứng ĐK cụ thể, nhưng dựa trên bệnh sử
đáng tin cậy và EEG, các thầy thuốc thường có thể
phân loại được cơn ĐK, xác lập chẩn đoán và lên kế
hoạch điều trị thích hợp. Điều trị với đơn trị cho tỷ lệ
đáp ứng sớm cao, nhưng tỷ lệ bệnh nhân đến điều trị
muộn và bỏ trị cũng rất cao, chứng tỏ công tác tuyên
truyền về bệnh ĐK cần được chú ý quan tâm hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.
10.

11.

12.
13.


Bazil CW, Morrell MJ, Pedley TA (2005). Epilepsy. In: Rowland
LP. Merritt’s Neurology, 11th edition, pp. 992-1034. Lippincott
Williams & Wilkins, Philadelphia
Bùi Song Hương, Lê Nam Trà, Hoàng Cẩm Tú (2005). Một số đặc điểm
lâm sàng và điện não đồ của động kinh cục bộ ở trẻ em. Tạp chí nghiên
cứu y học, số phụ trương 35 (2): 92 - 95
Guerrini R (2006). Epilepsy in children. The Lancet, 367(9509): 499524
Hoàng Cẩm Tú (1996). Bệnh động kinh trẻ em dưới 6 tuổi tại Viện
bảo vệ sức khoẻ trẻ em, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược. Đại
Học Y Khoa Hà Nội, tr. 1-7
Lê Thị Khánh Vân (2003), Đặc điểm bệnh động kinh tại Bệnh Viện
Nhi Đồng II TPHCM, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược
TPHCM, tr. 5-60
Marson A, Jacoby A, Johnson A, Kim L, Gamble C, Chadwick D
(2005). Immediate versus deferred antiepileptic drug treatment for
early epilepsy and single seizures: a randomised controlled trial. The
Lancet, vol 365, June: 2007-2013
Ngô Viết Bôn (2001). Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi của các
bà mẹ có con bị động kinh tại Bệnh Viện Nhi Đồng I TPHCM. Y Học
TPHCM, số phụ bản 5(4): 86 - 88
Phan Việt Nga (2002). Nghiên cứu chẩn đoán và theo dõi kết quả
điều trị động kinh toàn thể ở trẻ em. Luận án tiến sĩ khoa học y dược,
Học Viện Quân Y, tr. 1-24
Senanayake N (1993). “Classification of Epileptic Seizures: A
Hospital-Based Study of 1,250 Patients in a Developing Country”.
Epilepsia, 34(5): 812-818
Shah NK, Rajadhyaksha BS, Shah VS , Shah NS, Desai VG (1992).
Experience with the International League Against Epilepsy
Classifications of Epileptic Seizures (1981) and Epilepsies and Epileptic
Syndrome (1989) in epileptic children in a developing country. Epilepsia,

33(6): 1072-1077
Stokes T, Shaw EJ, Juarez GA, Camosso SJ, Baker R (2004). The
diagnosis and management of the epilepsies in adults and children in
primary and secondary care, 1st edition, pp. 12-75. National
Collaborating Centre for Primary Care, London.
Trần Thu Hương (1996). Nghiên cứu động kinh tự phát ở trẻ em
dưới 15 tuổi. Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược. Đại Học Y Khoa
Hà Nội, tr.1-41.
Wallace JS, Farrell K (2004). Epilepsy in children, 2nd edition,
pp.21-81, 123-148. Arnold, London.

World Health Organization (2004). Epilepsy in the Western
Pacific Region, 1st edition, pp. 3-10. Regional Office for the
Western Pacific, Manila

175
View publication stats



×