Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự thay đổi một số đặc điểm khớp cắn từ giai đoạn bộ răng sữa sang giai đoạn bộ răng hỗn hợp ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.48 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHỚP CẮN TỪ GIAI ĐOẠN
BỘ RĂNG SỮA SANG GIAI ĐOẠN BỘ RĂNG HỖN HỢP Ở TRẺ EM
Bùi Minh Khánh*,Nguyễn Thị Kim Anh**

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá một số đặc điểm khớp cắn bộ răng sữa bao gồm tương quan răng cối sữa
thứ hai, tương quan răng nanh sữa và khe hở linh trưởng. Đồng thời khảo sát sự thay đổi của các đặc điểm khớp
cắn này khi chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn hợp.
Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu dọc thuần túy được thực hiện trên 106 cặp mẫu hàm của 53 trẻ ở hai


giai đoạn: bộ răng sữa (3-5 tuổi) và bộ răng hỗn hợp (7-9 tuổi). Các đặc điểm khớp cắn ở giai đoạn bộ răng sữa và
những thay đổi của những đặc điểm này khi chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn hợp được quan sát và đánh giá
trực tiếp trên mẫu hàm thạch cao. Tương quan răng cối sữa thứ hai được đánh giá theo tiêu chuẩn của Baume
(1950), tương quan răng nanh sữa được đánh giá dựa trên phân loại của Foster và Hamilton (1969).
Kết quả:Ở bộ răng sữa: Tỉ lệ tương quan răng cối sữa thứ hai có mặt phẳng tận cùng của dạng thẳng là
51%, dạng bậc xuống gần là 32,1%, dạng bậc xuống xa là 9,4%;Trong khi đó, tỉ lệ từng loại tương quan răng
nanh sữa là 58,5% Hạng I, 22,6% Hạng II, 13,2% Hạng III; Khe hở linh trưởng (KHLT) hàm trên xuất hiện với
tỉ lệ 81,1% cao hơn so với hàm dưới (60,4%). Ở bộ răng hỗn hợp: Tương quan răng cối sữa thứ hai thay đổi có ý
nghĩa: giảm tỉ lệ tương quan dạng thẳng và tăng tỉ lệ tương quan dạng bậc xuống gần; Tương quan răng nanh
sữa hạng I đa số không thay đổi và chiếm tỉ lệ cao nhất (86,2%); Khe hở linh trưởng hàm dưới đóng gần như toàn
bộ (98,2%).
Kết luận:Những đặc điểm khớp cắn bộ răng sữa có sự thay đổi có ý nghĩa khi chuyển sang giai đoạn bộ răng

hỗn hợp.
Từ khóa: Mặt phẳng tận cùng, bộ răng hỗn hợp, bộ răng sữa, khe hở linh trưởng, tương quan răng nanh sữa.

ABSTRACT
OCCLUSAL CHANGES FROM PRIMARY DENTITION TO MIXED DENTITION IN CHILDREN
Bui Minh Khanh, Nguyen Thi Kim Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 24 - 30
Objectives: The purpose of this study was to evaluate the changes in primary molar and canine
relationships, the primate spaces in transition from primary to mixed dentition on 53 Vietnamese children living
in Ho Chi Minh city.
Method: The longitudinal study investigated 106 samples of 53 children (39 boys, 16 girls) between two
periods of time: primary dentition (3-5 years of age) and mixed dentition (7-9 years of age). Some occlusal features

of primary dentition and changes from primary to mixed dentition were observed directly on dental casts. The
terminal plane was assessed using Baume classification (1950) and primary canine relationships were determined
using Foster and Hamilton classification (1969).
Results: The findings indicated the prevalence of terminal plane relationship as follows: 51% flush terminal
plane, 32.1% mesial step, 9.4% distal step in primary dentition. While the prevalence of class I primary canine
* BS RHM Khóa 2008- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM
** Bộ môn NKCS- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Bùi Minh Khánh ĐT: 0979735759
Email:

24


Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

Nghiên cứu Y học

relationship accounted for 58.5%,22.6% with Class II and 13.2% with Class III; The prevalence of primate space
in maxilla was high (81.1%) in comparison to the mandible (60.4%). During the transition to mixed dentition,
there was a statistically significant change in second molar relationship with a decrease in flush terminal plane
and increase in mesial step (p<0.001); Class I primary canine relationship maintainedthe highest level of 86.2%;
The majority of primate space in the mandible closed completely in transition to mixed dentition (98.2%).

Conclusion: Significant changes in certain features of occlusion in primary dentitionwere observed in
transition to mixed dentition.
Keywords: Terminal plane, Primary dentition, Mixed dentition, Primate space, Primary canine
relationship.
được ghi nhận giảm có ý nghĩa tương quan mặt
ĐẶT VẤN ĐỀ
phẳng tận cùng dạng thẳng và tăng có ý nghĩa
Bộ răng sữa giữ một vai trò quan trọng trong
mặt phẳng tận cùng dạng bậc xuống gần, điều
việc hình thành và phát triển khớp cắn ở bộ răng
này sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành tương
vĩnh viễn. Một số dạng sai lệch có thể được phát

quan hạng I ở bộ răng vĩnh viễn sau này.Tại Việt
hiện và chẩn đoán ở giai đoạn bộ răng sữa. Do
Nam, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận tỉ
đó, những thông tin về đặc điểm khớp cắn bộ
lệ sai khớp cắn ở trẻ em lẫn người trưởng thành,
răng sữa rất cần thiết trong việc tiên lượng khớp
tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá và ghi
cắn của bộ răng vĩnh viễn sau này.Trong đó,
nhận sự thay đổi các đặc điểm khớp cắn khi
tương quan răng cối sữa thứ hai, tương quan
chuyển từ bộ răng sữa sang bộ răng hỗn hợp.
răng nanh sữa là một trong những đặc điểm

Mục tiêu nghiên cứu
quan trọng được sử dụng để đánh giá tương
1- Xác định tương quan của răng cối sữa thứ
quan theo chiều trước sau của bộ răng sữa và
hai, tương quan răng nanh sữa ở hai giai đoạn:
đồng thời cho phép chúng ta phần nào đánh giá
bộ răng sữa (3-5 tuổi) và bộ răng hỗn hợp (7-9
tương quan hạng xương ở trẻ em. Ngoài ra, sự
tuổi).
hiện diện khe hở giữa các răng ở bộ răng sữa sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để đạt được sự sắp xếp
tốt giữa các răng vĩnh viễn và đồng thời giảm

nguy cơ chen chúc xảy ra ở bộ răng vĩnh viễn(9).
Otuyemt và Cs(13) ghi nhận rằng khe hở phổ biến
nhất ở bộ răng sữa là khe hở linh trưởng. Vì vậy,
sự có mặt của khe hở linh trưởng được xem là
một trong những đặc điểm lý tưởng ở bộ răng
sữa và ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến bộ răng
vĩnh viễn sau này. Các đặc điểm khớp cắn này
đã được ghi nhận bởi nhiều tác giả trên thế
giới(5,8,9,Error! Reference source not found.).
Khớp cắn của bộ răng sữa luôn diễn ra
những thay đổi trong suốt quá trình tồn tại, đặc
biệt là giai đoạn chuyển sang bộ răng hỗn hợp.

Sự thay đổi này đã được quan sát bởi Onyeaso
CO, Isiekwe MC (2008) trên trẻ da màu ở
Nigieria, châu Phi(12). Nghiên cứu tương tự cũng
được thực hiện trên dân số Brazil, Nam Mỹ của
Dutra(6) Trong đó, tương quan răng cối sữa II

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

2- Xác định tỉ lệ có khe hở linh trưởng ở bộ
răng răng sữa (3-5 tuổi) và tỉ lệ đóng khe hở linh
trưởng ở hàm dưới trong giai đoạn bộ răng hỗn
hợp (7-9 tuổi).


ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Là nghiên cứu dọc mô tả, khảo sát một số
đặc điểm khớp cắn của bộ răng sữa (từ 3-5 tuổi)
và sự thay đổi của những đặc điểm khớp cắn
này ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp (từ 7-9 tuổi).

Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mẫu hàm thạch cao của
287 trẻ em (151 nam và 136 nữ), đây là những trẻ
tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc

răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996 – 2010)”
được thực hiện tại khoa Răng Hàm Mặt, Trường
Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

25


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

- Đối tượng nghiên cứu được chọn theo các

tiêu chuẩn sau:

Phương pháp nghiên cứu
a- Tương quan răng cối sữa II

Tiêu chuẩn tổng quát
Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt
Nam, dân tộc Kinh
Không mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát
triển đầu mặt và cung răng.
Tiêu chuẩn chọn mẫu hàm tham gia nghiên cứu
Mẫu hàm chất lượng tốt ở cả bộ răng sữa và

bộ răng hỗn hợp và đánh giá được các đặc điểm
khớp cắn cần khảo sát trên mẫu hàm.
Chọn mẫu ở giai đoạn bộ răng sữa(9,12,16)
Có đầy đủ răng sữa trên cả hai cung hàm của
bộ răng sữa.
Chưa mọc răng vĩnh viễn.
Không có bất thường số lượng răng trên
cung hàm.
Không bị sâu răng hay sâu nhưng đã được
trám ở mặt tiếp cận.
Không bị vỡ, gãy các răng.
Chọn mẫu ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp(6,8,12)

Răng cối sữa II vẫn còn và ăn khớp với nhau
trên cả hai cung răng.
Răng nanh sữa và răng cối sữa I hàm dưới
vẫn còn trên cung răng.
Không sâu răng ở mặt nhai và mặt bên ảnh
hưởng tới những đặc điểm khớp cắn cần quan
sát.
Chưa từng được điều trị chỉnh hình răng
mặt trước đây.
Mỗi trẻ được chọn phải có đủ 2 cặp mẫu hàm
thỏa đầy đủ tiêu chuẩn chọn mẫu (một ở giai
đoạn bộ răng sữa, một ở giai đoạn bộ răng hỗn

hợp). Kết quả có 53 trẻ được chọn. Như vậy,
nghiên cứu được thực hiện trên 106 cặp mẫu
hàm: 53 cặp ở giai đoạn bộ răng sữa (3-5 tuổi) và
53 cặp ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp (7-9 tuổi).

26

Dạng thẳng

Bậc xuống gần

Bậc xuống xa


Hình 1: Tương quan mặt phẳng tận cùng của răng
cối sữa II ở bộ răng sữa
Tương quan mặt phẳng tận cùng của răng cối
sữa II ở lồng múi tối đa xác định theo phân loại
của Baume (1950)(9) được chia làm 3 dạng:
Dạng thẳng: khi mặt xa của răng cối sữa II
trên và dưới nằm trên cùng một mặt phẳng theo
chiều đứng
Bậc xuống gần: khi mặt xa răng cối sữa II hàm
dưới ở phía trước (tức phía gần) so với mặt xa
của răng cối sữa II hàm trên;

Bậc xuống xa: khi mặt xa răng cối sữa II hàm
dưới ở phía sau (tức phía xa) so với mặt xa của
răng cối sữa II hàm trên.

b- Tương quan răng nanh sữa
Xác định tương quan răng nang sữa theo tiêu
chuẩn củaFoster và Hamilton (1969)(16): được chia
thành 3 loại(Hình 2).
A- Tương quan răng nanh sữa hạng I: khi
múi nhọn răng nanh sữa trên nằm ở cùng mặt
phẳng với mặt phía xa của răng nanh sữa hàm
dưới ở khớp cắn trung tâm.

B- Tương quan răng nanh sữa hạng II: khi
múi nhọn răng nanh sữa trên nằm về phía trước
so với mặt phía xa của răng nanh sữa hàm dưới
ở khớp cắn trung tâm.
C- Tương quan răng nanh sữa hạng III: khi
múi nhọn răng nanh sữa trên nằm về phía sau so
với mặt phía xa của răng nanh sữa hàm dưới ở
khớp cắn trung tâm.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

Hạng III

Nghiên cứu Y học

Hạng II

Hạng I

Hình 2: Phân loại tương quan răng nanh sữa ()


c- Khe hở linh trưởng (KHLT)

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tương quan răng cối sữa II (RCsII)

Không có KHLT

Có KHLT

Hình 3: Xác định khe hở linh trưởng bằng dây đồng
đường kính 0,5mm
Dùng dây đồng đường kính 0.5 mm để xác

định có hay không có khe hở linh trưởng
Đối với hàm trên: nếu dây đồng được đưa dễ
dàng từ mặt nhai đến cổ răng ở khoảng kẽ răng
giữa răng nanh sữa và răng cửa bên sữa thì ghi
nhận là có khe hở, ngược lại thì không có khe hở.
Đối với hàm dưới: nếu dây đồng được đưa dễ
dàng từ mặt nhai đến cổ răng ở khoảng kẽ răng
giữa răng nanh sữa và răng cối sữa I thì ghi nhận
là có khe hở, ngược lại thì không có khe hở.

Tỉ lệ từng loại tương quan RCsII ở giai đoạn
bộ răng sữa (3-5 tuổi) khi quan sát ở cả hai bên

hàm được thể hiện ở Bảng 1. Kết quả cho thấy
tương quan mặt phẳng tận cùng dạng thẳng
chiếm tỉ lệ cao nhất (51%) và tương quan dạng
bậc xuống xa chiếm tỉ lệ thấp nhất(9,4%). Trong
nghiên cứu của Nanda(7) tỉ lệ này là 52% dạng
thẳng và 9% bậc xuống xa. Còn theo Bhayya(9) có
52,5% tương quan dạng thẳng và 8,4% bậc xuống
xa ở tương quan răng cối sữa II. Tuy nhiên, một
số tác giả khác lại ghi nhận tương quan dạng bậc
xuống gần chiếm tỉ lệ cao nhất và tương quan
dạng bậc xuống xa chiếm tỉ lệ thấp nhất(1,2).
Bảng1: Tỉ lệ % các loại tương quan mặt phẳng tận

cùng răng cối sữa II
Thẳng
N
(%)

Xử lý số liệu

27
(51)

Bậc
xuống

gần
17
(32,1)

Bậc
xuống
xa
5
(9,4)

Bất
đối

xứng
4
(7,5)

Tổng
cộng
53
(100)

Các số liệu được nhập vào máy tính, lưu giữ
và xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows.
Bảng 2. Sự thay đổi tương quan RCsII khi chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn hợp

Tương quan răng cối sữa II
(giai đoạn bộ răng sữa)
*

Dạng thẳng
*
Bậc xuống gần
*
Bậc xuống xa
Tổng cộng

Tương quan răng cối sữa II (giai đoạn bộ răng hỗn hợp)

Dạng thẳng
Bậc xuống gần
Bậc xuống xa
n
(%)
n
(%)
n
(%)
23
39,7
35

60,3
0
0
0
0
37
100
0
0
5
45,4
2

18,2
4
36,4
28
26,4
74
69,8
4
3,8

Tổng cộng
n

58
37
11
106

(%)
54,7
34,9
10,4
100

Phép kiểm Mcnemar, P <0.001 (*) Quan sát tương quan RCsII ở từng phần hàm (bên trái và bên phải): 106 phần hàm


Khi chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn hợp,
tương quan răng răng cối sữa II có những thay
đổi có ý nghĩa: giảm tỉ lệ tương quan dạng thẳng
và tăng tỉ lệ tương quan dạng bậc xuống gần

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

(P<0,001) (Bảng 2). Ở giai đoạn bộ răng sữa,
chúng tôi quan sát được tỉ lệ tương quan mặt
phẳng tận cùng dạng thẳng chiếm tỉ lệ cao nhất
(54,7%), khi chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn

hợp tương quan dạng bậc xuống gần chiếm tỉ lệ

27


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

cao nhất (69,8%). Trong nghiên cứu gần đây của
Z.Kirzioglu(8) kết quả cho thấy tương quan dạng
thẳng chiếm tỉ lệ cao nhất (64,3%) ở giai đoạn bộ

răng sữa, khi chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn
hợp thì tương quan dạng bậc xuống gầnchiếm
ưu thế (66,3%). Miranda da Silva, Gleiser (2008)(4)
nghiên cứu trên trẻ em ở Brazin cũng cho kết
quả tương tự. Sự thay đổi tương quan RCsII là
do trong nghiên cứu có hơn 60% tương quan
dạng thẳng đã chuyển thành tương quan dạng
bậc xuống gần khi chuyển sang giai đoạn bộ
răng hỗn hợp, điều này làm tăng tỉ lệ tương
quan dạng bậc xuống gần từ 34,9% ở giai đoạn
bộ răng sữa lên đến 69,8% ở giai đoạn bộ răng
hỗn hợp. Theo Bishara, tương quan răng răng cối

sữa II dạng bậc xuống xa vẫn giữ nguyên tương
quan trong quá trình phát triển của bộ răng và
dẫn đến hình thành tương quan hạng II ở răng
cối lớn vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu cho thấy trong tổng số 11 phần hàm
(10,4%) có tương quan dạng bậc xuống xa ở giai
đoạn bộ răng sữa thì có 5 phần hàm (45,4%)
chuyển sang tương quan dạng thẳng, 2 phần
hàm (18,2%) chuyển sang bậc xuống gần và 4
phần hàm (36,4%) vẫn giữ tương quan bậc
xuống xa khi chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn
hợp, điều này làm giảm tỉ lệ tương quan dạng

bậc xuống xa từ 10,4% ở bộ răng sữa xuống còn
4% ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp. Tỉ lệ này theo
Z.Kirzioglu(8) là 22,4% ở bộ răng sữa, giảm xuống
còn 11,2% ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp.
Tsourakis(2) đã ghi nhận sự thay đổi tương quan
răng cối sữa II chủ yếu xảy ra ở tương quan dạng
thẳng; tương quan dạng bậc xuống gần và bậc
xuống xa tồn tại tương đối bền vững trong quá
trình phát triển. Hiện tượng thay đổi tương quan
răng cối sữa II khi chuyển sang giai đoạn bộ răng
hỗn hợp đã được lý giải bởi nhiều tác giả. Trong
nghiên cứu của Clinch(2) trên 61 mẫu khi chuyển

sang bộ răng hỗn hợp, tác giả đã quan sát được
sự di chuyển về phía gần của cung răng hàm
dưới cùng với nền của xương hàm dưới do đó
làm thay đổi tương quan vùng răng cối sữa. Tác
giả Nanda (1973)(11) thì cho rằng nguyên nhân

28

thay đổi tương quan ở vùng răng cối sữa khi tuổi
tăng dần có thể do sự kết hợp cả hai quá trình di
gần của cung răng dưới và sự dịch chuyển về
phía trước và xuống dưới của hàm dưới do sự

tăng trưởng.

Tương quan răng nanh sữa (RNs)
Bảng 3: Tỉ lệ % các loại tương quan răng nanh sữa
(giai đoạn bộ răng sữa)

N (%)

Hạng I

Hạng II


Hạng III

Bất đối
xứng

31
(58,5)

12
(22,6)

7

(13,2)

3
(5,7)

Tổng
cộng
53
(100)

Về tương quan răng nanh sữa ở giai đoạn bộ
răng sữa, kết quả trong nghiên cứu cho thấy:

tương quan hạng I chiếm tỉ lệ cao nhất (58,5%),
theo sau là tương quan hạng II (22,6%), tương
quan hạng III (13,2%) và tỉ lệ có tương quan bất
đối xứng hai bên hàm là 5,7% . Abu Alhaija(1) ghi
nhận tương quan hạng I vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất
giai đoạn bộ răng sữa (57%), theo Z. Kirzioglu(8)
nhận thấy tỉ lệ này là 75,5%. Qua nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy tương quan răng nanh sữa
hầu hết là đối xứng ở hai bên hàm, tỉ lệ có tương
quan bất đối xứng hai bên hàm là rất ít (5,7%). Tỉ
lệ này trong nghiên cứu của Abu Alhaija(1) là
10,3%.

Bảng 4: Sự thay đổi tương quan RNs khi chuyển
sang giai đoạn bộ răng hỗn hợp
Tương quan răng Tương quan răng nanh sữa Tổng cộng
nanh sữa
(giai đoạn bộ răng hỗn hợp)
(giai đoạn bộ
Hạng I Hạng II Hạng III
răng sữa)
n (%) n (%) n (%) n (%)
*

56 86,2 3 4,6


6

9,2

65

61,3

*

9 33,3 17 63


1

3,7

27

25,5

*

5 35,7 0


9

64,3 14

13,2

Hạng I

Hạng II

Hạng III


Tổng cộng

0

70 66 20 18, 16 15,1 106 100
9

Phép kiểm Mcnemar, P=0,252
(*) Quan sát tương quan RNs ở từng phần hàm (bên
trái và bên phải): 106 phần hàm
Giống như tương quan răng cối sữa II, khi

khảo sát sự thay đổi của tương răng nanh sữa

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
chúng tôi quan sát trên từng phần hàm (tổng
cộng 106 phần hàm ở từng giai đoạn). Khi
chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn hợp, tương
quan răng nanh sữa thay đổi không có ý nghĩa
(P>0,05) và tương quan hạng I vẫn duy trì và
chiếm ưu thế (66%). Tỉ lệ này trong nghiên cứu

của Da Silva (2008)(4) là 74%. Theo Di Nicolo’
(2001)(9), tương quan hạng I răng nanh sữa vẫn
chiếm ưu thế khi chuyển từ giai đoạn bộ răng
sữa sang giai đoạn bộ răng hỗn hợp theo sau vẫn
là tương quan hạng II và hạng III răng nanh sữa.
Trong tất cả các phần hàm có tương quan hạng I
ở giai đoạn bộ răng sữa thì có 56 phần hàm
(86,2%) vẫn duy trì tương quan hạng I, 3 phần
hàm (4,6%) chuyển sang tương quan hạng II và 6
phần hàm (9,2%) chuyển sang tương quan hạng
III ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp. Trong nghiên
cứu của chúng tôi có 33,3% tương quan hạng II

và 35,7% tương quan hạng III răng nanh sữa
chuyển sang hạng I ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp.

Nghiên cứu Y học

Di Nicolo’(4) cũng nhận thấy rằng tương quan
hạng III răng nanh kết hợp với sự xuất hiện khe
hở linh trưởng ở bộ răng sữa sẽ có xu hướng
chuyển sang tương quan hạng I ở giai đoạn bộ
răng hỗn hợp. Theo Clinch(2) và Moyers(15), sự di
xa của răng nanh sữa xảy ra ở hàm dưới, và răng
nanh hàm trên di gần là yếu tố chính làm cho

tương quan hạng III chuyển thành hạng I ở giai
đoạn bộ răng hỗn hợp. Ngoài ra, tốc độ phát
triển khác nhau giữa hai xương hàm cũng được
cho là nhân tố không kém phần quan trọng cho
sự phát triển này. Như vậy, những yếu tố bao
gồm hình dạng cung răng, khe hở linh trưởng,
sự di chuyển của răng và cung răng trên nền
xương hàm, hay khác biệt ở sự phát triển của
xương hàm thì góp phần ảnh hưởng lên sự thay
đổi của tương quan răng nanh sữa trong quá
trình phát triển của bộ răng.


Khe hở linh trưởng

Bảng 5:Tỉ lệ phân bố khe hở linh trưởng ở hai bên hàm
Tần suất

Đặc điểm KHLT (giai đoạn bộ răng sữa)
Có KHLT
Có khe hở linh trưởng một
hàm HT/HD
Hàm Dưới
HT
HD


Hàm Trên
N (%)

2 bên

1 bên

2 bên

1 bên


41(77,3%)

2(3,8%)

24(45,3%)

8(15,1%)

Trong nghiên cứu, khe hở linh trưởng hàm
trên xuất hiện với tỉ lệ 81,1% cao hơn so với khe
hở linh trưởng hàm dưới (60,4%). Kết quả này
tương tự như trong nghiên cứu Mahmoodian(9):

khe hở linh trưởng xuất hiện ở 95% hàm trên và
90% hàm dưới, theo Abu Alhaija(1) thì tỉ lệ này
là 69,6% ở hàm trên và 51,2% ở hàm dưới. Kết
quả cũng tương tự với những nghiên cứu trước
đây trên cộng đồng trẻ em Nigerian, Iran, Irac,
Ấn Độ, Trung Quốc. Nhìn chung, khe hở linh
trưởng xuất hiện với tỉ lệ cao ở bộ răng sữa và
khe hở linh trưởng hàm trên nhiều hơn khe hở
linh trưởng ở hàm dưới. Kết quả của nghiên
cứu còn cho thấy: tỉ lệ khe hở linh trưởng chỉ
xuất hiện ở hàm trên chiếm 24,5%, trong khi đó
tỉ lệ này ở hàm dưới là 3,8%. Tỉ lệ không có khe

hở linh trưởng ở cả hai hàm là 15,1% (Bảng 5).

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

13(24,5%)

2(3,8%)

Không có
KHLT ở cả 2
hàm


8(15,1%)

Khi chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn hợp,
chúng tôi chỉ khảo sát sự đóng khe hở linh
trưởng hàm dưới mà không khảo sát sự đóng
khe hở linh trưởng hàm trên do ở giai đoạn này
hầu như các răng cửa sữa hàm trên đều đã
được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Kết quả cho
thấy khe hở linh trưởng hàm dưới đóng gần
như toàn bộ với tỉ lệ 98,2% trong tổng số 56 phần
hàm hàm dưới có khe hở linh trưởng được quan
sát ở giai đoạn bộ răng sữa. Baume(3) cho rằng

hiện tượng đóng khe hở linh trưởng là do sự di
chuyển về phía gần của các răng cối sữa khi
răng cối lớn vĩnh viễn I mọc, điều này cũng làm
thay đổi tương quan mặt phẳng tận cùng ở
răng cối sữa II làm cho tương quan mặt phẳng
tận cùng dạng bậc xuống gần ngày càng chiếm
ưu thế. Tuy nhiên, Clinch(8) đã xác nhận sự đóng
khoảng khe hở linh trưởng và các khoảng hở

29



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

phía trước là do sự mọc răng cửa vĩnh viễn làm
di xa răng nanh, điều này cũng làm thay đổi
tương quan răng nanh sữa.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu dọc trên 53 trẻ, bằng cách
quan sát trực tiếp các đặc điểm khớp cắn trên
mẫu hàm ở giai đoạn bộ răng sữa (3-5 tuổi) và

giai đoạn bộ răng hỗn hợp (7-9 tuổi), chúng tôi
đưa ra một số kết luận như sau:
Tỉ lệ tương quan răng cối sữa II ở giai đoạn
bộ răng sữa (3-5 tuổi) lần lượt: 51% dạng thẳng,
32,1% bậc xuống gần, 9,4% bậc xuống xa và 7,5%
có tương quan bất đối xứng hai bên hàm. Khi
chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn hợp: một số
khớp cắn có tương quan dạng thẳng và dạng bậc
xuống xa chuyển thành bậc xuống gần làm tăng
tỉ lệ tương quan dạng bậc xuống gần lên 69,8%.
- Tỉ lệ từng loại tương quan răng nanh sữa ở
giai đoạn bộ răng sữa (3-5 tuổi) lần lượt là 58,5%

Hạng I, 22,6% Hạng II, 13,2% Hạng III và 5,7% có
tương quan bất đối xứng hai bên. Khi chuyển
sang giai đoạn bộ răng hỗn: tương quan răng
nanh sữa hạng I đa số không thay đổi (86,2%);
Trong một số trường hợp răng nanh sữa có
tương quan hạng III có thể chuyển sang tương
quan hạng I (35,7%).
Khe hở linh trưởng hàm trên xuất hiện với tỉ
lệ 81,1% cao hơn so với hàm dưới(60,4%). Tỉ lệ
không có khe hở linh trưởng ở cả hai hàm là
15,1%. Khi chuyển sang giai đoạn bộ răng hỗn
hợp, khe hở linh trưởng hàm dưới đóng gần như

toàn bộ (98,2%)

3.

4.

5.

6.

7.
8.


9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

Dentistry, the Center for Advanced Dental Education at Saint
Louis University, in St. Louis, Missouri, USA.
Baume LJ (1950) Physiological tooth migration and its
significance for the development of occlusion.II- The
biogenesis of the accessional dentition. J Dent Res.;29:123-27.
Da Silva LP, Gleiser R (2008). Occlusal Development Between
Primary and Mixed Dentitions: A 5-year Longitudinal Study, J
Dent Child; 75: 287-94.

Deepak P Bhayya, Tarulatha R Shyagali, Uma B Dixit,
Shivaprakash (2012). Study of occlusal characteristics of
primary dentition and the prevalence of maloclusion in 4 to 6
years old children in India, Dent Res J (Isfahan); 9(5): 619-23.
Dutra A L T; Berto P M; Vieira L D S; de Toledo O A (2009).
Longitudinal changes in the molar relationship from primary
to permanent dentition, ConScientiae Saúde; 8(2) :171-176.
Hoàng Tử Hùng (2001). Cắn khớp học, Nhà xuất bản Y học,
chi nhánh thành phố Hồ chí Minh, trang 38-42.
Z. Kirzioglu, S. Simsek, Y. Yilmaz (2013). Longitudinal
occlusal changes during the primary dentitionand during the
passage from primary dentition to mixed dentition among a

group of Turkish children ;14(2):97-103.
Mahmoodian J, Afshar H, Hadjhashem M (2004).
Determination of Primate Space on 4 to 5 Years Old Children
of Tehran’s Kindergarten in 2000, Journal of Dentistry, Tehran
University of Medical Sciences, Tehran, Iran 2004; 1(1):21-26
Nagham H. Al-Sahaf (2005). Spacing in the Normal
Deciduous Dentition among Urban and Rural Children in
Baghdad Province. Iraqi Orthod J; 1(2): 13-17.
Nguyễn Thị Kim Anh, Hoàng Tử Hùng (1994). Đặc điểm hình
thái đường rìa cắn- đỉnh múi ngoài cung răng dưới theo ba
chiều trong không gian, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học
Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TPHCM, tr. 24-30.

Onyeasoa C O; Isiekwe M C (2008). Occlusal Changes from
Primary to Mixed Dentitions in Nigerian Children, Angle
Orthodontist, Vol 78, No 1: 64-6.
Otyuemi O, Sote E (1997). Occlusal relationship & spacing or
crowding of teeth in dentition of 3-4- year-old child Nigerian.
Int J Pediatr Dent; 7(3): 155-60.
Samir E. Bishara (2001). Textbook of Orthodontics. Univerity
of Iowa, 51-60.
Suma G, Usha Mohan Das (2010). Crowding, Spacing And
Closed Dentition And Its Relationship With Malocclusion In
Primary Dentition, IJCDS; Nov 1(1): 16-19
Talebi M, Ajami B, Sahebalam R. (2013). Evaluation of the

Occlusion and Arch Dimensions in the Primary Dentition of
an Iranian Population. J Dent Mater Tech; 2(1): 11-6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

30

Abu Alhaija1 E. S. J. & .Qudeimat M. A (2003). Occlusion and
tooth/arch dimensions in the primary dentition of preschool

Jordanian children, International Journal of Paediatric Dentistry;
13: 230–239.
Tsourakis AK (2013). Dental and skeletal contributions to
molar occlusion development, degree of Master of Science in

Ngày nhận bài báo:

08/02/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:
02/03/2015
Người phản biện: TS Trần Thị Nguyên Ny

Ngày bài báo được đăng:

10/04/2015

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



×