Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm giải phẫu thông liên nhĩ trên siêu âm tim qua thực quản tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.1 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU THÔNG LIÊN NHĨ TRÊN SIÊU ÂM TIM
QUA THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Trịnh Phượng Kiều*, Đỗ Nguyên Tín **

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá các đặc điểm giải phẫu của thông liên nhĩ (TLN) lỗ thứ hai khảo sát bằng siêu âm tim
qua thực quản (SATQTQ).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2014 trên 105 bệnh nhi được
chẩn đoán TLN lỗ thứ hai đơn thuần và có chỉ định đóng lỗ thông bằng dụng cụ, đã được SATQTQ.
Kết quả: Tuổi trung bình (TB) là 3,94 tuổi, nữ/nam = 2,5/1. Cân nặng TB 16,02 kg, trong đó có 81% ca ≥ 10
kg. Tỷ lệ thành công 66.7%. Kích thước TB của lỗ TLN 14.68 ± 5,06 mm, vách liên nhĩ (VLN) 30,6 ± 5,24 mm.
Không có mối liên quan giữa tuổi, giới, cân nặng và kết quả can thiệp (p > 0,05). Có 15 hình thái khác nhau của lỗ
TLN, trong đó hình dạng lệch phía động mạch chủ thường gặp nhất (35,2%), lỗ trung tâm (19,05%). Kích thước
TB lỗ TLN, VLN theo cân nặng, tuổi và kết quả can thiệp khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ kích thước
lỗ TLN/VLN theo cân nặng, tuổi và kết quả can thiệp khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kích thước
rìa sau, rìa tĩnh mạch chủ trên và rìa tĩnh mạch chủ dưới liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả can thiệp (p <
0,05).
Kết luận: TLN có nhiều hình dạng khác nhau. Bệnh nhân có độ tuổi và cân nặng càng lớn thi kích thước TB
lỗ TLN và VLN càng lớn. Thiếu rìa động mạch chủ không phải là chống chỉ định trong đóng TLN bằng dụng cụ.
Thiếu rìa sau, rìa tĩnh mạch chủ trên hoặc rìa tĩnh mạch chủ dưới, nguy cơ thất bại can thiệp cao.
Từ khóa: Thông liên nhĩ (TLN), vách liên nhĩ (VLN), siêu âm tim qua thực quản (SATQTQ).

ABSTRACT
MORPHOLOGY OF ATRIAL SEPTAL DEFECT ASSESSED BY TRANSESOPHAGEAL
ECHOCARDIOGRAPHY AT CHILDREN HOSPITAL 1
Trinh Phuong Kieu, Do Nguyen Tin
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 81 - 86


Objectives: The goal was to assess the morphology of the ostium secundum atrial septal defect (ASDos) by
transesophageal echocardiography (TEE).
Methods: The retrospective cohort study was performed from January 2010 to April 2014. Consecutive
patients (n = 105) diagnosed as isolated ASDos and indicated transcatheter ASDos closure were performed by
TEE.
Results: The median age at diagnosis was 3.94 years, female/male ratio = 2.5/1. The median weight was
16.02 kg (81% cases ≥ 10 kg) . The success rate was 66.7%. The median diameter of the ASDos was 14.68 ± 5.06
mm and of the atrial septum was 30.6 ±5.24 mm. There was no correlation between age, gender, weight and the
intervention result (p > 0.05). 15 morphological variations in the ASDos were found: anterior ASDos (35.2%),
central ASDos (19.05%). The median diameters of the ASDos and the atrial septum were associated with age,
weight and the intervention result (p < 0.05). The ratio between the ASDos’diameter and atrial septum’s one was

* Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tác giả liên hệ: BS Trịnh Phượng Kiều,

Chuyên Đề Nhi Khoa

ĐT: 0937468898,

Email:

81


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015

not associated with age, weight and the intervention result (p > 0.05). The diameters of the posterior rim, the
superior vena cava rim and the inferior vena cava rim were associated with the intervention result (p < 0.05).

Conclusions: There were several morphological variations in the ASDos. The older and heavier the patient
was, the larger the median diameters of the ASDos and the atrial septum were. Deficiency of the aortic rim was
not contraindicated in transcatheter ASDos closure. The risk of unsuccessful procedure increased when there was
deficiency in the posterior rim, the superior vena cava rim or the inferior vena cava rim.
Key words: atrial septal defect (ASDos), atrial septum, transesophageal echocardiography (TEE).

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO, tần suất tim bẩm sinh chiếm
khoảng 0,7 – 0,8% trẻ sinh sống, trong đó thông
liên nhĩ (TLN) khá phổ biến, chiếm 7 – 15%, xếp
hàng thứ 5 trong các bệnh tim bẩm sinh. Tại Việt
Nam, theo số liệu thống kê của BV Nhi Đồng 1
từ 1997 – 2002 có 3614 trẻ bị TBS, trong đó TLN
chiếm 14,5%(5,19,21). Đánh giá giải phẫu của lỗ TLN
rất quan trọng trong việc quyết định can thiệp
bằng dụng cụ hay phẫu thuật cũng như thành
công hay thất bại của can thiệp. Siêu âm tim qua
thực quản (SATQTQ) tốt hơn SATQTN trong
việc đánh giá giải phẫu TLN lỗ thứ hai(4,6,8,11)
nhưng là phương pháp xâm lấn, cần gây mê khi
thực hiện ở trẻ em và cần bác sỹ được huấn
luyện về kỹ năng thực hiện. Trên thế giới và Việt
Nam đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm của
vách liên nhĩ và lỗ bầu dục trên SATQTQ trong
can thiệp đóng TLN(2,9,12,20). Tuy nhiên, các nghiên
cứu trước đây chỉ tập trung vào việc mô tả số rìa
thiếu và tỷ lệ thành công trong đóng TLN bằng
dụng cụ, chưa đánh giá mối liên quan của giải
phẫu lỗ thông trong việc thành công hay thất bại
can thiệp bằng dụng cụ. Vì vậy, mục tiêu nghiên

cứu của chúng tôi là sử dụng SATQTQ để đánh
giá các đặc điểm giải phẫu của TLN lỗ thứ hai, từ
đó nêu ra ứng dụng của phương pháp này trong
can thiệp.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ của bệnh
nhân có TLN lỗ thứ hai.
Xác định các đặc điểm giải phẫu của TLN lỗ
thứ hai (kích thước lỗ thông, các rìa) khảo sát
bằng SATQTQ.

82

So sánh đặc điểm TLN lỗ thứ hai giữa hai
nhóm can thiệp bằng dụng cụ thành công và thất
bại trên SATQTQ.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu.
Dân số mục tiêu
Tất cả bệnh nhi đã được chẩn đoán TLN lỗ
thứ hai đơn thuần, có triệu chứng lâm sàng,
SATQTN có chỉ định đóng lỗ thông, nhập bệnh
viện Nhi Đồng I trong thời gian từ tháng 1/2010
đến tháng 4/2014.

Dân số nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi đã được chẩn đoán TLN lỗ
thứ hai đơn thuần, có triệu chứng lâm sàng,

SATQTN có chỉ định đóng lỗ thông bằng dụng
cụ, được SATQTQ, nhập Bệnh viện Nhi Đồng I
trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2014.

Cỡ mẫu
Lấy trọn. Chọn mẫu liên tiếp từ tháng 1/2010
đến tháng 4/2014.

Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả các bệnh nhi có TLN lỗ thứ hai, ≥ 6 kg,
SATQTN có luồng thông T-P đáng kể (Qp/Qs >
1.5) hoặc thất phải lớn hoặc tăng áp động mạch
phổi và được SATQTQ

Tiêu chí loại trừ
Có tật tim bẩm sinh khác đi kèm với TLN lỗ
thứ hai (bất thường tĩnh mạch phổi về tim toàn
phần, Ebstein, chuyển vị đại động mạch, thiểu
sản thất trái, thiểu sản van 3 lá, thiểu sản động
mạch phổi không kèm thông liên thất).

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Kiểm soát sai lệch
Kiểm soát sai lệch chọn lựa: Người thực hiện
đề tài trực tiếp thăm khám bệnh nhân và xem xét
tiêu chuẩn chọn vào và tiêu chuẩn loại trừ để
chọn vào mẫu nghiên cứu.

Kiểm soát sai lệch thông tin: Các biến số
được định nghĩa rõ ràng và đo lường được, thu
thập thông tin theo một mẫu bệnh án nghiên
cứu thống nhất, SATQTQ do bác sĩ của khoa Tim
mạch thực hiện.

Các bước tiến hành
Tất cả trẻ em trong nhóm nghiên cứu sẽ
được SATQTQ do các bác sĩ cột 1 khoa Tim
mạch thực hiện (có bằng cấp siêu âm và ít nhất 5
năm kinh nghiệm) và mô tả đặc điểm TLN trên
SATQTQ. Tra cứu hồ sơ bệnh án của các trường
hợp được chỉ định SATQTQ nhập viện Nhi đồng
1 từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2014.

Xử lý và phân tích số liệu
Bằng Excel 2007 và phần mểm thống kê SPSS
16.0.
Thống kê mô tả: Các biến định tính được thể
hiện dưới dạng tỷ lệ %. Các biến định lượng
được thể hiện dưới dạng trung bình kèm độ lệch
chuẩn.
Thống kê phân tích: T test, chi bình phương,
one way ANOVA.

KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm dân số chung: n=105 bệnh nhân
Đặc điểm chung
≤1
Tuổi

>1
≥ 10 kg
Cân nặng
< 10 kg
Thành công
Kết quả chung
Thất bại

Nhận xét: Tuổi trung bình 3,94 tuổi (0-14
tuổi), nữ/nam = 2,5/1, cân nặng trung bình 16,02
kg (6-14 kg).
Bảng 2: Mối liên quan giữa các đặc điểm dân số và
kết quả can thiệp

Số ca
32
73
85
20
70
35

Tỷ lệ (%)
30,5
75,2
81
19
66,7
33,3


Thành Thất bại Chi bình
công (ca) (ca)
phương
≤1
22
10
0,09
>1
48
25
0,102
Nam
19
11
0,21
Nữ
51
24
≥ 10 kg
55
30
0,772
< 10 kg
15
05

Đặc điểm chung
Tuổi
Giới
Cân

nặng

Thu thập và xử lý dữ liệu

Nghiên cứu Y học

p
0,764
0,749
0,647
0,38

Nhận xét: Như vậy không có mối liên quan
giữa các đặc điểm dân số (tuổi, giới, cân nặng) và
kết quả can thiệp (p > 0,05).

Các đặc điểm lỗ TLN và các rìa
Bảng 3: Giá trị trung bình của kích thước lỗ TLN
Độ lệch GT lớn GT nhỏ
chuẩn nhất
nhất
14,68 5,06
36
6
30,6
5,24
47
21
0,48
0,13

0.82
0,25

GTTB
Kích thước TLN (mm)
Kích thước VLN (mm)
Tỷ lệ TLN/VLN

Bảng 4. GTTB của kích thước lỗ TLN theo đặc
điểm dân số
Kích thước lỗ
thông (số ca)
≤1
Tuổi
>1
Nam
Giới
Nữ
≥ 10 kg
Cân
nặng
< 10 kg
Thành
Kết quả
công
can thiệp
Thất bại

≥ 10
mm

21
66
23
64
73
14

< 10
mm
11
07
7
11
12
06

54

16

33

2

Chi bình
phương

p

9,62


0,002

1,13

0,29

22,87

0,09

4,83

0,028

Nhận xét: Kích thước lỗ liên quan có ý nghĩa
thống kê với tuổi và kết quả can thiệp với p lần
lượt là 0,002 và 0,028 (<0,05).

Bảng 5:

Cân nặng

≥ 10 kg
< 10 kg

Chuyên Đề Nhi Khoa

GTTB
15,27 ± 5,18

12,16 ± 3,63

Kích thước TLN
Kiểm định (t/F)
2,54

p
0,012

GTTB
31,46 ± 5,35
26,9 ± 2,68

Kích thước VLN
Kiểm định (t/F)
3,64

p
0,000

83


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015

Nghiên cứu Y học

Tuổi
Kết quả can
thiệp


≤1
>1
Thành công
Thất bại

GTTB
12,83 ±5,2
15,49 ± 4,8
13,72 ±4.57
16,6 ±5,5

Kích thước TLN
Kiểm định (t/F)
6,46

0,013

2,85

0,005

Nhận xét: Kích thước trung bình lỗ TLN,
VLN theo cân nặng, tuổi và kết quả can thiệp
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 6:
Độ lệch Kiểm
chuẩn định (t/F)

Tỷ lệ TLN/VLN


GTTB

≥ 10 kg
< 10 kg
≤1
Tuổi
>1
Thành
Kết quả
công
can thiệp
Thất bại

0,48
0,45
0,45
0,49

0,13
0,14
0,14
0,12

0,46

0,13

0,51


0,13

Cân
nặng

p

0,92

0,36

2,55

0,11

1,61

Hình thái
Số ca
Khiếm khuyết rìa ĐMC
37
Trung tâm
20
Khiếm khuyết rìa TMCT, TMCD
02
Khiếm khuyết rìa sau
09
Khiếm khuyết rìa ĐMC và sau
05
Khiếm khuyết rìa TMCD

09
Khiếm khuyết rìa ĐMC, sau và TMCD
06
Khiếm khuyết rìa ĐMC, sau và TMP
01
Khiếm khuyết rìa TMP, TMCT
01
Khiếm khuyết rìa sau, TMCD
05
Khiếm khuyết rìa ĐMC, TMCT, TMCD
01
Khiếm khuyết rìa ĐMC, TMCT
01
Khiếm khuyết rìa sau, TMCT
01
Khiếm khuyết rìa ĐMC, TMCD
05
Khiếm khuyết rìa ĐMC, TMP, TMCT,
01
TMCD

Tỷ lệ (%)
35.2
19.05
1,9
8,6
5,08
8,6
5,7
0,95

0,95
5,08
0,95
0,95
0,95
5,08
0,95

Bảng 8: Mối liên quan giữa đặc điểm các rìa và kết
quả can thiệp

Rìa TMP

84

Đặc điểm
< 5mm
≥ 5mm
Rìa ĐMC
< 5mm
≥ 5mm
Rìa sau
< 5mm
≥ 5mm
Rìa
TMCT
< 5mm
≥ 5mm
Rìa
TMCD

< 5mm

0,11

Bảng 7: Hình thái lỗ TLN

Rìa nhĩ
thất

GTTB
28,35 ± 4.34
31,59 ± 5,33
29,5 ± 4,4
32,74 ± 6,15

Kích thước VLN
Kiểm định (t/F)

p

9,17

0,003

3,06

0,003

Thành Thất bại Chi bình
p

công (ca) (ca)
phương
02
02
25
15
0,51
0,48
45
20
53
18
6,28
0,012
17
17
69
29
9,26
0,002
01
06
64
13
35,16
0,000
06
22

Bảng 9:


Nhận xét: Tỷ lệ kích thước lỗ TLN/VLN theo
cân nặng, theo tuổi và theo kết quả can thiệp
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với trị số p
lần lượt là 0,36; 0,098; 0,11 (> 0,05).

Thành Thất bại Chi bình
công (ca) (ca)
phương
≥ 5mm
68
35
1,02
< 5mm
02
00
≥ 5mm
68
33
0,52

Đặc điểm

p

p
0,31
0,47

Rìa nhĩ thất

Rìa TMP
Rìa ĐMC
Rìa sau
Rìa TMCT
Rìa TMCD

≥ 5 mm ( số ca – tỷ < 5 mm ( số ca –
lệ %)
tỷ lệ %)
103 – 98,1
02 – 1,9
101 – 96,2
04 – 3,8
40 – 38,1
65 – 61,9
71 – 67,6
34 – 32,4
98 – 93,3
07 – 6,7
77 – 73,3
28 – 26,7

Kích thước rìa sau, rìa TMCT và rìa TMCD
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả
can thiệp (p lần lượt là 0,012; 0,002; 0.000 < 0,05).
Kích thước rìa nhĩ thất, rìa TMP và rìa ĐMC
không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với
kết quả can thiệp (p lần lượt là 0,31; 0,47; 0,48 >
0,05.


BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số chung
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình là 3.94 tuổi, tương đương với nghiên cứu
của Pan XB (4,2 ± 1,2) (13) nhưng nhỏ hơn
Daberechi K (9 tuổi) (4) và Sahin M (7,9 tuổi) (17).
Tỷ lệ đóng TLN bằng dụng cụ cao ở lứa tuổi 2-5.
Tỷ lệ nữ chiếm đa số, nữ/nam = 2,5/1, tương
đương với các nghiên cứu khác (1).
Cân nặng trung bình 16,02 kg, trong đó có
81% ca ≥ 10kg , chiếm đa số. Điều này tương
đương với Pan XB (18,2 ± 4,2 kg) nhưng thấp

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
hơn Daberechi K (31,5 kg) và Sahin M (26,9kg) (17)
vì các nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở trẻ lớn
và người lớn.
Tỷ lệ thành công 66,7%, thấp hơn so với
nghiên cứu của Rastogi N (97%) (16). Nguyên
nhân chủ yếu của thất bại đóng TLN bằng dụng
cụ do không đủ rìa đóng bằng dụng cụ.
Không có mối liên quan giữa các đặc điểm
dân số (tuổi, giới, cân nặng) và kết quả can thiệp
(p > 0,05). Không có sự khác biệt về tuổi, giới
giữa nhóm có lỗ TLN < 15 mm và nhóm có TLN
> 15 mm. Điều này khác với Rastogi N, cân nặng
bệnh nhân (p = 0,031) là yếu tố quan trọng quyết

định thành công của thủ thuật.

Các đặc điểm lỗ TLN và các rìa
Theo nghiên cứu của chúng tôi, GTTB của lỗ
TLN 14,68 ± 5,06 mm, VLN 30,6 ±5,24 mm, kích
thước này tương tự với các nghiên cứu Sahin M
(11.4 mm, 38,5 mm), Ana Quaresma (15,6 ± 8,6
mm), Pan XB (13,4 ± 3,3 mm) (15,13,17).
Kích thước lỗ liên quan có ý nghĩa thống kê
với tuổi và kết quả can thiệp với p lần lượt là
0,002 và 0,028 (<0,05). Kích thước trung bình lỗ
TLN, VLN theo cân nặng, tuổi và kết quả can
thiệp khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết
quả cho thấy kích thước trung bình của lỗ TLN ở
nhóm có cân nặng ≥ 10 kg và nhóm thất bại can
thiệp lớn hơn so với nhóm cân nặng < 10 kg và
nhóm can thiệp thành công. Kích thước lỗ thông
(p = 0,030) là yếu tố quan trọng quyết định thành
công của thủ thuật (16). Kích thước trung bình lỗ
TLN lớn ở những bệnh nhân cần can thiệp có độ
tuổi lớn hơn. Kích thước trung bình VLN càng
lớn ở bệnh nhân có cân nặng càng lớn, tuổi càng
lớn và khả năng thất bại can thiệp cao.
Tỷ lệ kích thước lỗ TLN/VLN theo cân nặng,
theo tuổi và theo kết quả can thiệp khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên
có 1 nghiên cứu cho rằng tỷ lệ đóng TLN thành
công cao khi tỷ số kích thước lỗ TLN/VLN ≤ 0,35,
tỷ số kích thước rìa ĐMC/lỗ TLN > 0,75 và tỷ số
kích thước rìa nhĩ thất/lỗ TLN >1,0. Càng có


Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

nhiều yếu tố trên thì tỷ lệ đóng thành công càng
cao (p < 0,001) (9).
Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 15 hình
thái khác nhau của lỗ TLN, trong đó hình
dạng khiếm khuyết rìa ĐMC thường gặp nhất
(35,2%), lỗ trung tâm (19,05%). Kết quả tương
tự Podnar nghiên cứu trên 190 bệnh nhân
TLN có 24.2% TLN lỗ trung tâm. Có 13 hình
thái TLN khác nhau.
Kích thước rìa sau, rìa TMCT và rìa TMCD
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả
can thiệp (p < 0,05). Thiếu rìa sau, rìa TMCT và
rìa TMCD, nguy cơ thất bại can thiệp càng cao.
Kích thước rìa nhĩ thất, rìa TMP và rìa ĐMC
không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với
kết quả can thiệp (p > 0,05). Thiếu rìa ĐMC
chiếm đa số (61,9%) tương tự với các nghiên cứu
khác. Theo Podnar thiếu rìa ĐMC chiếm 42,1%
trên SATQTQ. Có mối liên quan giữa kích thước
lỗ TLN và số rìa thiếu (γ=0,558, P <0,001)(10).

KẾT LUẬN
TLN có nhiều hình dạng khác nhau. Kích
thước trung bình lỗ TLN và VLN lớn hơn ở
những bệnh nhân có độ tuổi và cân nặng lớn

hơn. Thiếu rìa ĐMC không phải là chống chỉ
định trong đóng TLN bằng dụng cụ. Thiếu rìa
sau, rìa TMCT và rìa TMCD, nguy cơ thất bại can
thiệp cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.
6.

Biliciler-Denktas G (2012), "Role of Transesophageal
Echocardiography in Transcatheter Occlusion of Atrial Septal
Defects", Atrial septal defect, pp. 85-98.
Chan KC, Godman MJ (1993), "Morphological variations of
fossa ovalis atrial septal defects (secundum): feasibility for
transcutaneous closure with the clam-shell device", Br Heart J.,
69, pp.52 -55.
Co-Burn JP, William DE (2008), "Atrial Septal Defects", Moss
and Adams' Heart Disease in Infants, Children, and
Adolescents: Including the Fetus and Young Adults, 7th
Edition, chapter 30, pp. 632 - 644.
Daberechi KA (2014), Atrial septal defects: Pattern, clinical
profile, surgical techniques and outcome at Innova heart

hospital: A 4-year review, Niger Med J.; 55(2): pp.126–129.
Đào Hữu Trung (2006), "Thông liên nhĩ", Bệnh học tim mạch
tập 2, Nhà xuất bản Y học TP HCM, tr. 398 - 403.
Driscoll DJ (2006), "Left-to-Right Shunts", Fundamentals of
Pediatric Cardiology, 1st Edition, chapter 9, pp. 75 - 88.

85


Nghiên cứu Y học
7.

8.

9.

10.

11.
12.

13.

14.

15.

86

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015


Elzenga NJ (2000), "The role of echocardiography in
transcatheter closure of atrial septal defects", Cardiol Young,
10, pp.474-483.
Gullace G (1982), "Reliability of subcostal TD
echocardiography to detect atrial septal defect", G Ital Cardiol,
12, pp.59 - 63.
Mehmet Burhan Oflar (2013), "Evaluation of morphological
characteristics of septal rims affecting successful transcatheter
atrial septal defect closure in children and adults", Postep
Kardiol Inter, 3, pp.205–211.
Mohammad Sahebjam, Reyhaneh Zavar, Masoumeh LotfiTokaldany, Hakimeh Sadeghian, Arezou Zoroufian (2009),
“Transesophageal Echocardiographic Characteristics of
Secundum-Type Atrial-Septal Defect in Adult Patients”, J Teh
Univ Heart Ctr: 4: pp.240-243.
Myung KP. (2008), "Electrocardiography", Pediatric
cardiology for Practitioners 5th edition, chapter 3, pp.68-101.
Ngô Thị Cẩm Hoa (2009), "So sánh kết quả siêu âm tim qua
thành ngực, qua thực quản với kết quả phẫu thuật tim ở tẻ
tim bẩm sinh", Luận văn thạc sỹ y khoa ĐHYD, TPHCM.
Pan XB, Pang KJ, Hu SS, Ouyang WB, Zhang FW, Zhang
DW, Guo GL, Ge Y, Li SJ (2009), “Safety and efficacy of
percutaneous transcatheter closure of atrial septal defect under
transesophageal echocardiography guidance in children”,
Zhonghua Xin Xue Guan Bing Za Zhi.41(9):pp.744-6
Podnar T, Martanovic P, Gavora P, Masura J (2001),
“Morphological variations of secundum-type atrial septal
defects: feasibility for percutaneous closure using Amplatzer
septal occluders”, Catheter Cardiovasc Interv 53(3):pp.386–
391.

Quaresma A, Providência R, Quintal N, Costa M, Quintal I,
Santos MJ, Santos AP, Lopes P, Leitão-Marques A (2010), “The
importance of echocardiography in the diagnosis and
treatment of ostium secundum-type atrial septal defect”, Rev
Port Cardiol, 29 (09): pp.1397-1404.

16.

17.

18.

19.

20.

21.

22.

Rastogi N, Smeeton NC, Qureshi SA.(2009),”Factors related to
successful transcatheter closure of atrial septal defects using
the Amplatzer septal occluder”, Pediatr Cardiol.;30(7):pp.88892.
Sahin M, Ozkutlu S, Yıldırım I, Karagöz T, Celiker A. (2011),
“Transcatheter closure of atrial septal defects with
transthoracic
echocardiography”,
Cardiol
Young.;21(2):pp.204-8.
Sheung-Fat Ko, Chi-Di Liang, Hon-Kan Yip, Chung-Cheng

Huang, Shu-Hang Ng, Chien-Fu Huang, Min-Chi Chen
(2009), “Amplatzer Septal Occluder Closure of Atrial Septal
Defect: Evaluation of Transthoracic Echocardiography,
Cardiac CT, and Transesophageal Echocardiography”.
AJR:193.
Van der Linde D et al. (2011), "Birth prevalence of congenital
heart disease worldwide: a systematic review and metaanalysis", J Am Coll Cardiol, 58, pp.2241-2247.
Võ Phan Thảo Trang. (2012). "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng các trường hợp thông liên nhĩ được chỉ định đóng bằng
dụng cụ ở Bệnh viện Nhi đồng 2", Luận văn tốt nghiệp nội
trú, Chuyên ngành Nhi khoa, ĐH Y dược TP HCM.
Vũ Minh Phúc (2006), "Bệnh tim bẩm sinh", Nhi khoa chương
trình đại học tập II, Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr. 43 67.
Zhao SH, Wang C, Jiang SL, Huang LJ, Xu ZY, Ling J, Zheng
H, Zhang GJ, Lü B, Lü JH, Jin JL, Yan CW, Wang H, Liu
YL, Dai RP.(2006), “Morphological features of secundum atrial
septal defect in adult and implications for transcatheter
closure”, Zhonghua Xin Xue Guan Bing Za Zhi.;34(11):pp.98790.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện đánh giá bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

09/02/15.
13/02/15.
22/06/15.

Chuyên Đề Nhi Khoa




×