Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương 4: Các bệnh thiếu dinh dưỡng thường gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 50 trang )

NĂM HỌC 2013- 2014

BÀI GiẢNG

Dành cho chương trình SP Mầm Non
Thực hiện: Thân Thị Diệp Nga

1



BẠN CÓ BiẾT?

 Khẩu phần ăn thiếu – thừa dinh dưỡng kéo dài,
bệnh tật, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không hợp lí
là nguyên nhân trực tiếp của bệnh suy dinh
dưỡng, béo phì và các bệnh về thiếu vi chất
khác.Sức khỏe kém kìm hãm phát triển kinh
tế. Đe dọa tới bà mẹ và trẻ em
 Hãy tin vào vai trò quan trọng của dinh dưỡng,
sự hiểu biết đúng về dinh dưỡng sẽ giúp bạn
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ một cách hữu hiệu
nhất!


DINH DƯỠNGTRẺ EM

CHƯƠNG IV:
CÁC BỆNH THIẾU
DINH DƯỠNG
THƯỜNG GẶP




THIẾU DD
PROTEIN
NĂNG LƯỢNG

THỪA CÂN
BÉO PHÌ
KHÔ MẮT
DO THIẾU
VITAMIN A

CÁC BỆNH THIẾU
DINH DƯỠNG

BƯỚU CỔ
THIỂU TRÍ
DO THIẾU
I ỐT
THIẾU MÁU
DO
THIẾU SẮT

CÒI XƯƠNG
DO THIẾU
VITAMIN D


I.


BỆNH SUY DINH DƯỠNG DO THIẾU
PROTID – NĂNG LƯỢNG

 1. Nguyên nhân
­ Do ăn thiếu lượng.
­ Do ăn đủ lượng nhưng thiếu chất: hay gặp ở trẻ 4 
đến 6 tháng tuổi do khi đổi từ bú mẹ sang ăn dặm 
không biết cách cho trẻ ăn.
­ Do ốm đau kéo dài: hay gặp sau các bệnh nhiễm 
trùng (tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp, sởi…).
­ Bệnh hay gặp ở trẻ đẻ non, mẹ chết sau khi đẻ, 
mẹ thiếu sửa, trẻ có bệnh bẩm sinh.
­ Do người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về dinh 
dưỡng.


Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ 
em qua các năm Cập nhật ngày: 04/02/2013 


I.

BỆNH SUY DINH DƯỠNG DO THIẾU
PROTID – NĂNG LƯỢNG

 2. Biểu hiện của bệnh
Bệnh hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi.
a. Dấu hiệu có giá trị quyết định là
Cân nặng và phù.
Suy dinh dưỡng thể thông thường khi cân nặng của trẻ dưới 

80% so với cân nặng của lứa tuổi (biểu đồ tăng trưởng).
Suy dinh dưỡng nặng khi có một trong 3 biểu hiện sau:
­  Cân nặng của trẻ dưới 60% so với cân nặng của lứa tuổi.
­  Trẻ xuất hiện phù chân, mu bàn tay.
­  Cân nặng của trẻ dưới 60% so với lứa tuổi, kết hợp có 
phù (thể này rất nặng, dễ tử vong).


I.

BỆNH SUY DINH DƯỠNG DO THIẾU
PROTID – NĂNG LƯỢNG

 b. Các dấu hiệu khác
­ Trẻ ăn kém dần hoặc không chịu ăn, đi ngoài phân sống.
­ Da xanh, có lở loét trên da, da nhăn nhúm như da ông già.
­ Lớp mỡ dưới da mỏng ( rõ nhất là lớp mỡ dưới da bụng).
­ Cơ: teo, do đó chân tay trẻ khẳng khiu.
­ Tóc: thưa, đổi màu, dễ rụng, khô.
­ Thần kinh: trẻ thờ ơ với xung quanh,  hay quấy khóc.
­ Hay bị nhiễm trùng tái phát: như viêm tai, viêm phổi.
Chậm lớn và có các biểu hiện của thiếu vitamin : trẻ sợ ánh 
sáng, quáng gà do thiếu vitamin A. Trẻ bị lở loét miệng, 
chảy máu chân răng do thiếu vitamin C…
Cần phát hiện ngay từ giai đoạn trẻ bị sút cân (dựa vào biểu 
đồ tăng trưởng).


 3. Chăm sóc trẻ khi bị bệnh
Thể thông thường

- Nuôi con bằng sữa mẹ (mẹ mất sữa vẫn tiếp tục cho
bú để gây lại phản xạ tiết sữa).
- Cho trẻ ăn dặm ĐÚNG CÁCH
- Khi trẻ ốm: không được cho trẻ ăn kiêng, nên cho trẻ
ăn chế độ bình thường (nhưng thức ăn nên chế biến
dạng lỏng, dễ tiêu – chia làm nhiều bữa) và ăn thêm một
bữa trong 1 ngày, uống thêm nước khi trẻ sốt cao.
-Khi trẻ lên 1 tuổi: mỗi ngày cho trẻ ăn 3 – 4 bữa, thức
ăn nấu nhừ, cho trẻ chơi ngoài trời đề phòng còi xương,
cho ăn thêm dầu cá, vitamin A.
-Tiêm chủng đầy đủ, điều trị kịp thời các bệnh nhiễm
trùng.
­


 4. Phòng bệnh
- Phải chăm sóc trẻ từ giai đoạn bào thai.
-Cho trẻ bú sớm sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 4
đến 5 tháng đầu, bú kéo dài 18 đến 24 tháng.
- Cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, tiêm chủng đủ,
khám sức khoẻ định kì.
- Điều trị sớm kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn.
- Nếu trẻ đẻ non, mẹ mất sữa, mẹ chết sau khi đẻ, trẻ có
dị tật cần chăm sóc trẻ theo phương pháp do bác sĩ
hướng dẫn cụ thể.


II. BỆNH BÉO PHÌ

 Thế nào là trẻ thừa cân – béo phì?

Thừa cân béo phì là hiện tượng tích luỹ không
bình thường của các tế bào mỡ trong cơ thể và
có cân nặng vượt quá cân nặng “cần có” so với
chiều cao của cơ thể trẻ.
.


DI TRUYỀN

NGUYÊN NHÂN
BÉO PHÌ

GIA ĐÌNH
DINH
DƯỠNG

ÍT
VẬN ĐỘNG


II. BỆNH BÉO PHÌ

 1. Nguyên nhân của bệnh thừa cân – béo phì
a. Nguyên nhân do di truyền
Người béo phì thường mang tính chất gia đình
(yếu tố gen), do thói quen ăn uống của gia đình.
Theo kết quả điều tra:
Bố mẹ béo phì, có khả năng 80% trẻ bị béo phì.
Một trong hai người béo phì, có khả năng 40%
trẻ bị béo phì.

Bố mẹ bình thường có khả năng 7% trẻ bị béo
phì.
.


II. BỆNH BÉO PHÌ
 b. Nguyên nhân do dinh dưỡng
­ Thói quen ăn uống là một nguyên nhân quan trọng gây béo 
phì. Năng lượng đưa vào cơ thể lớn hơn năng lượng tiêu hao 
do đó làm mất cân bằng quá trình hấp thụ, tích trữ và tiêu 
thụ mỡ trong cơ thể.
­ Thừa cân – béo phì thường gặp ở trẻ có thói quen ăn nhiều 
vào buổi tối, thích ăn ngọt và béo như các món ăn xào, bánh 
kẹo, nước ngọt.
­ Trẻ được nuôi bằng sữa bột và có tính “háu bú” mà người 
chăm sóc trẻ không kiểm soát được lượng sữa trẻ phải dùng 
hằng ngày.
.


II. BỆNH BÉO PHÌ
  c. Nguyên nhân do nếp sống ít hoạt động thể lực
- Trẻ ít vận động làm tăng tích luỹ mỡ, hạn chế sự phát
triển của cơ bắp. Ngược lại, trong quá trình vận động
mỡ trong cơ thể thường giảm, khối cơ bắp tăng dần lên.
- Xem truyền hình nhiều cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ
thừa cân vì trong lúc xem trẻ còn đòi ăn vặt, thích ăn
những món ăn do ti vi quảng cáo.
- Trẻ ít hoạt động vui chơi, chạy nhảy vì sống trong môi
trường chật hẹp, nhà cao tầng…

.


II. BỆNH BÉO PHÌ
 d. Nguyên nhân do gia đình
Cha mẹ có quan niệm sai lầm hoặc thiếu kiến thức về
nuôi dạy con.
Cha mẹ quan tâm và cưng chiều thái quá theo ý thích
của trẻ về ăn uống đối với những trẻ “háu ăn”, ít vận
động.
.


II. BỆNH BÉO PHÌ
 2. Biểu hiện của bệnh
Ở trẻ em dưới 6 tuổi có rất nhiều cách khác nhau để xác
định trẻ có thừa cân béo phì hay không, nhưng thực tế
để đánh giá chuẩn xác nhất là dựa vào chỉ số cân nặng
so với chiều cao (cân nặng so với chiều cao: CN/CC;
cân nặng so với tuổi: CN/tuổi; theo NCHS: National
Centre for Health Statistics).
Chỉ số CN/ CC > + 2SD thì chẩn đoán trẻ là thừa cân,
béo phì.
Chỉ số CN/ tuổi > + 3SD chẩn đoán trẻ có khả năng béo
phì.
.


II. BỆNH BÉO PHÌ
Ví dụ:

Bé gái được 4 năm 5 tháng tuổi, cao 110 cm, cân nặng
24 kg. Tra bảng NCHS về chỉ số CN/ CC ta có tương
ứng với chiều cao 110 chỉ ở ngưỡng + 2SD là 22,2 kg.
Cân nặng hiện có của bé là 24 kg vượt quá ngưỡng +
2SD. Vậy bé bị béo phì.
Theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng. Nếu
đường tăng trưởng của trẻ tăng nhanh hơn đường cong
tăng trường chuẩn và không phải vì lí do “lớn bù” do
giảm cân trước đó thì có thể trẻ mắc chứng thừa cân –
béo phì.


II. BỆNH BÉO PHÌ
 3. Hậu quả của béo phì
Béo phì ở trẻ em ức chế tâm sinh lí và khó khăn trong
sinh hoạt:
Cuộc sống kém thoải mái, con người trì trệ.
Phản ứng chậm chạp, kém lanh lợi, dễ buồn ngủ.
Béo phì thường làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong:
bệnh về xương khớp, hô hấp, tim mạch, cao huyết áp…
Trẻ béo phì thường tự cảm thấy mình xấu xí. Chúng tự ti
và cảm thấy bị hắt hủi. Những điều này thường kéo dài
sang thời kì trưởng thành.
Sự phân biệt đối xử với trẻ béo phì cũng thường gặp
trong nhà trường, trong nhóm bạn.


II. BỆNH BÉO PHÌ
 4. Điều trị và phòng bệnh béo phì
Vì trẻ em đang còn lớn lên, mục đích điều trị không phải

là giảm cân mà tăng cân với tốc độ chậm (tăng 50 –
100g / tháng).
Chế độ ăn calo thấp, cân đối, ít béo, ít đường, đủ đạm,
vitamin, chất khoáng, nhiều rau quả được kết hợp với
tập luyện ở môi trường thoáng, giàu oxi và lao động thể
lực thường xuyên.
Một bữa ăn sáng tốt sẽ làm giảm sự ham muốn ăn dặm
(ăn vặt) trong giờ giải lao. Kích thích trẻ chơi thể thao và
rèn luyện cơ thể.
Hạn chế thời gian trẻ xem ti vi, chơi game… Tăng
cường hoạt động thể lực cho trẻ.


II. BỆNH BÉO PHÌ
 4. Điều trị và phòng bệnh béo phì
- Bất kì một chương trình điều trị hạn chế thực phẩm
nào áp dụng cho trẻ em, cũng phải được đặt dưới sự
giám sát của bác sĩ hay chuyên viên dinh dưỡng nhằm
đảm bảo an toàn, nếu không đứa trẻ sẽ bị tước đi
những chất dinh dưỡng thiết yếu.
- Tốt nhất là thay đổi thói quen ăn uống của cả gia
đình Bằng cách này, trẻ không cảm thấy mình bị tách
riêng và là cơ hội tốt để trẻ tuân thủ kế hoạch mới về
các bữa ăn.


III. BỆNH THIẾU VITAMIN A
 1. Nguyên nhân
- Vì trẻ không được bú mẹ
- Ăn thiếu chất

- Kiêng khem.
- Do mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt sau bệnh sởi,
bệnh về gan; sau khi bị tiêu chảy (do không hấp thu
được vì ruột bị tổn thương


III. BỆNH THIẾU VITAMIN A
 2. Biểu hiện của bệnh
-Tổn thương ở mắt: Khởi đầu trẻ hay bị quáng gà do
mắt kém thích nghi với bóng tối, tiếp theo trẻ hay nhắm
mắt sợ ánh sáng, rồi chảy nước mắt khi có ánh sáng, do
giác mạc mắt bị khô. Mức độ nặng hơn nếu không được
điều trị là giác mạc nhăn nheo và mờ đi.
- Trẻ chậm chạp, đờ đẫn, chậm lớn, da khô bong vẩy.
- Trẻ hay bị bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, tiêu chảy
tái phát nhiều lần.
- Bệnh thiếu vitamin A có thể xảy ra cấp tính (hay gặp
sau bệnh suy dinh dưỡng, bệnh sởi) và thường gây biến
chứng tổn thương ở mắt.


III. BỆNH THIẾU VITAMIN A
 Cần chẩn đoán sớm hoặc nghi ngờ khi:
- Trẻ có dấu hiệu quáng gà, sợ ánh sáng.
- Trẻ hay bị bệnh nhiễm trùng tái phát.
- Da trẻ khô bong vẩy.
-



×