Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

X-quang phổi thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.79 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

X QUANG PHỔI THƯỜNG QUI
TRONG CHẨN ĐOÁN TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP
Hoàng Bùi Hải, Nguyễn Đạt Anh
Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả một số bất thường thường gặp trên phim Xquang phổi và phân
tích vai trò hình ảnh Xquang phổi thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp. Nghiên cứu mô tả
hồi cứu, thực hiện từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 3 năm 2012, trên 141 bệnh nhân vào cấp cứu với các
dấu hiệu nghi ngờ tắc động mạch phổi cấp. Kết quả cho thấy tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên
cứu là 59,6
18,17. Trong các bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp, Xquang phổi bình thường: 17/57
(29,8%); tràn dịch màng phổi: 14/57 (24,6%), xẹp phổi: 10/57 (17,5%), vòm hoành nâng cao: 4/57 (7%), giãn
cung động mạch phổi: 6/57 (10,5%), thâm nhiễm nhu mô phổi: 6/57 (10,5%), dấu hiệu Westermark: 2/57
(3,5%) và dấu hiệu Hampton’s hump: 2/57 (3,5%). Độ nhạy: 70,2%; độ đặc hiệu: 32,1%; giá trị chẩn đoán
dương tính: 41,2%; giá trị chẩn đoán âm tính: 61,4%. Nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu thay đổi trên
Xquang phổi thường quy ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp thường gặp là: tràn dịch màng phổi, xẹp phổi,
vòm hoành nâng cao. Tuy nhiên Xquang phổi thường qui có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp trong chẩn đoán
tắc động mạch phổi cấp.
Từ khoá: X-quang phổi, Tắc động mạch phổi cấp

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

sàng, việc phát hiện nhiều khi là tình cờ. Để

thường gặp và có nguy cơ gây tử vong cao

có được quyết định cho bệnh nhân được khảo
sát tắc động mạch phổi đôi khi chỉ là những

cho bệnh nhân. Tại Hoa Kỳ và châu Âu, tỷ lệ


tắc động mạch phổi cấp mới mắc là 1,8/1000.

triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thường
qui có thay đổi. Nếu như mười năm về trước

Mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 200.000 người
tử vong vì căn bệnh này. Tổng hợp hầu hết

chụp mạch phổi còn là một phương tiện chẩn
đoán không thể thay thế, thì dần dần kỹ thuật

các nghiên cứu giải phẫu bệnh học đã cho
thấy chỉ có 30% tắc động mạch phổi cấp được

này không còn được sử dụng rộng rãi trong

Tắc động mạch phổi cấp là một bệnh

chẩn đoán trước tử vong. Nhờ vào những tiến

thực hành lâm sàng cũng như trong y văn
nữa. Thực tế, các thăm dò ít xâm nhập hoặc

bộ trong chẩn đoán và điều trị mà từ năm
1990, tỷ lệ tử vong liên quan đến tắc động

không xâm nhập đóng vai trò chủ đạo trong
các phác đồ chẩn đoán hiện nay, nhiều nghiên

mạch phổi cấp ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể so

với những năm trước đó [1; 2].

cứu sử dụng cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò hơn
là chụp động mạch phổi [3; 4]. Tuy nhiên, ở

Chẩn đoán xác định tắc động mạch phổi

Việt Nam những kỹ thuật này mới bước đầu

cấp là một thách thức đối với các bác sỹ lâm

được cập nhật, và chỉ có ở một số cơ sở y tế
chuyên sâu như ở bệnh viện Chợ Rẫy, năm

Địa chỉ liên hệ: Hoàng Bùi Hải, Bộ môn Hồi sức cấp cứu,
Trường Đại học Y Hà Nội.
Email:
Ngày nhận: 15/08/2015
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015

TCNCYH 98 (6) - 2015

2006 báo cáo 22 trường hợp [5], bệnh viện
Nhân dân Gia Định, năm 2009 báo cáo 7
trường hợp được chẩn đoán tắc động mạch
phổi cấp bằng máy cắt lớp vi tính đa dãy đầu
dò [6].

1



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hiện nay, ở nước ta việc chẩn đoán và

trên phim cắt lớp vi tính không có huyết khối

điều trị tắc động mạch phổi cấp vẫn còn chưa
thành hệ thống, việc nghiên cứu các kỹ thuật

trong động mạch phổi. Cả 2 nhóm bệnh nhân
được đưa vào nghiên cứu phân tích số liệu để

mới trong chẩn đoán và điều trị tắc động mạch
phổi cấp chỉ dừng lại ở một số bệnh viện có

đánh giá giá trị của X quang phổi trong chẩn
đoán tắc động mạch phổi cấp.

trang thiết bị hiện đại. Vai trò của lâm sàng,
của cận lâm sàng cơ bản như thế nào vẫn còn

Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lần đầu
trong vòng 14 ngày.

là câu hỏi lớn chưa được trả lời, bên cạnh vai
trò của các thang điểm lâm sàng, vai trò của
điện tim đã được quan tâm [7; 8] thì chưa có
nghiên cứu nào về vai trò của X.quang phổi
thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch
phổi cấp. Kết quả nghiên cứu ở bệnh viện

được trang bị có thể giúp cho các bác sĩ lâm

Tiêu chuẩn loại trừ
- Xquang phổi không đủ tiêu chuẩn.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.

sàng ở tuyến cơ sở chưa được trang bị kỹ

2. Phương pháp

thuật cao có thể định hướng sớm tới chẩn
đoán tắc động mạch phổi cấp. Vì thế, nghiên

2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu.

cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số bất thường thường gặp
trên X quang phổi thường qui của bệnh nhân
tắc động mạch phổi cấp.
2. Phân tích giá trị của X quang phổi trong
chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

- Tiêu chuẩn chẩn đoán tắc động mạch
phổi cấp.
Tắc động mạch phổi cấp: bệnh nhân trong

đối tượng nghiên cứu, cắt lớp vi tính đa dãy
đầu dò động mạch phổi xác định có huyết khối
mới trong động mạch phổi ở bất cứ vị trí nào.
Không tắc động mạch phổi cấp: bệnh nhân

1. Đối tượng

trong đối tượng nghiên cứu, cắt lớp vi tính đa
dãy đầu dò động mạch phổi không tìm thấy

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

huyết khối trong bất cứ vị trí nào của động

Tất cả các bệnh nhân trên 18 tuổi, nhập

mạch phổi.
Phim được chụp bởi máy cắt lớp vi tính 64

viện khoa cấp cứu có các triệu chứng như
khó thở, đau ngực, ngất, ho ra máu, tụt huyết
áp, sốc không rõ nguyên nhân được chụp
X quang phổi thường qui và đều được chụp
cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò động mạch phổi
có thuốc cản quang. Sau khi có kết quả chụp
cắt lớp vi tính 64 dãy động mạch phổi, bệnh
nhân được phân thành hai nhóm:
1. Nhóm tắc động mạch phổi khi trên phim
cắt lớp vi tính 64 dãy có huyết khối động mạch
phổi, hoặc 1 nhánh động mạch phổi;

2. Nhóm không tắc động mạch phổi khi

2

2.2. Nội dung nghiên cứu

dãy hiệu Siemens, của khoa Chẩn đoán hình
ảnh bệnh viện Bạch Mai và được đọc bởi hai
bác sỹ có kinh nghiệm về cắt lớp vi tính đa
dãy đầu dò động mạch phổi. Kết quả được
đọc trên máy tính, đọc theo protocol của khoa
Chẩn đoán hình ảnh. Kết quả được mô tả qua
phiếu trả kết quả có ký xác nhận của người
đọc, sau đó được gửi trở lại khoa Cấp cứu
kèm theo phim in và một đĩa in có thể đọc lại
trên máy tính.
- Phim X quang phổi thường qui được chụp

TCNCYH 98 (6) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
chụp tại giường hoặc chụp tại khoa Chẩn đoán hình ảnh. Phim được in ra và được đọc bởi 01
bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ cấp cứu.
- Qui trình nghiên cứu
Lâm sàng nghi ngờ

X quang phổi

Nghi ngờ

tắc động mạch phổi cấp

Chụp cắt lớp vi tính đa dãy
đầu dò động mạch phổi

Loại trừ theo tiêu chuẩn
loại trừ bệnh nhân

Xử lý số liệu
Hình 1. Sơ đồ qui trình nghiên cứu
3. Xử lý số liệu

lựa chọn vào nghiên cứu, bệnh nhân và gia

Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống

đình được giải thích kỹ việc cần thiết phải làm
chẩn đoán, cũng như nguy cơ có thể gặp phải

kê y học. Mô tả dưới dạng tỷ lệ phần trăm với
các biến định tính, dạng trung bình, trung vị
với các biến định lượng. Để tìm giá trị thay đổi
trên phim xquang ngực thẳng với chẩn đoán
tắc động mạch phổi cấp chúng tôi sử dụng
test χ2 nếu giá trị mong đợi trong các ô ≥ 5;
fisher’s exact test nếu giá trị mong đợi trong
các ô < 5. Để tìm hiểu giá trị của chẩn đoán,
chúng tôi tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị
chẩn đoán dương tính, âm tính qua bảng 2,
xác định OR bằng test Mantel Haezentel. Biểu

hiện kết quả với khoảng tin cậy 95%.

khi làm một số thăm dò như chụp cắt lớp vi
tính đa dãy đầu dò động mạch phổi: nguy cơ
nhiễm tia, dị ứng thuốc cản quang, suy thận…
sau đó gia đình bệnh nhân ký vào bản đồng ý
tham gia nghiên cứu. Kết quả chẩn đoán chỉ
nhằm mục đích để nghiên cứu và điều trị cho
bệnh nhân, mọi thông tin được giữ bí mật
tuyệt đối.

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung và lâm sàng
Nghiên cứu thu thập được 141 bệnh nhân

4. Đạo đức nghiên cứu

có đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu, trong đó có

Bệnh nhân được khám và điều trị cấp cứu

57/141 (40,4%) bệnh nhân có tắc động mạch
phổi cấp.

như phác đồ của khoa phòng. Trước khi được
TCNCYH 98 (6) - 2015

3



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên
cứu là 59,6

18,17, trong đó có bệnh nhân

cao tuổi nhất 92 tuổi và cũng là bệnh nhân có
tắc động mạch phổi cấp; so sánh tuổi trung
bình của hai nhóm cho thấy nhóm bệnh nhân
tắc động mạch phổi cấp có tuổi trung bình là
54,2

17,24 so với 63,2

17,99 ở nhóm bệnh

nhân không tắc động mạch phổi cấp. Tỷ lệ nữ
ở nhóm tắc động mạch phổi cấp (54,4%) cao
hơn ở nhóm không tắc động mạch phổi cấp
(40,5%).
2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân
tắc động mạch phổi cấp

Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp
Tắc động mạch
phổi cấp

Không tắc động
mạch phổi cấp


n = 57, (%)

n = 84, (%)

Khó thở

47 (82,5)

71 (84,5)

> 0,05*

Đau ngực kiểu màng phổi

25 (43,9)

24 (28,6)

> 0,05*

Ho ra máu

10 (17,5)

3 (3,6)

< 0,01*

49 (86)


74 (88,1)

> 0,05*

89,4 ± 8,33

90,2 ± 9,47

> 0,05

42 (73,7)

58 (69)

> 0,05*

4 (7)

2 (2,4)

> 0,05**

Tụt huyết áp (huyết áp tối đa < 90

11 (19,3)

6 (7,1)

> 0,05*


Đau bắp chân hoặc đùi 1 bên

29 (50,9)

26 (47,3)

< 0,05*

Sưng bắp chân hoặc đùi 1 bên

27 (47,4)

21 (43,8)

< 0,01*

Triệu chứng

Thở nhanh (thở > 20 lần/phút)
SpO2
Nhịp tim nhanh (> 100 ck/ph)
Ngất

(*): test

p

2

, (**): Fisher’s exact test.


Có 82,5% trường hợp tắc động mạch phổi cấp có khó thở; 73,7% nhịp tim nhanh; 43,9% đau
ngực kiểu màng phổi, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tắc động mạch
phổi cấp chỉ có dấu hiệu ho ra máu và sưng chân hoặc đùi 1 bên là gặp tỷ lệ có ý nghĩa thống kê
(p < 0,01; test χ2).
2. Vai trò của X quang phổi thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp
Có 70,2% bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp và 67,9% các trường hợp không tắc động
mạch phổi cấp có X quang phổi bất thường. X quang phổi chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp
có độ nhạy: 70,2% (95% CI: 57,3 - 80,5); độ đặc hiệu: 32,1% (95% CI: 23,1 - 42,7); giá trị chẩn
đoán dương tính: 41,2 (95% CI: 32-51,2); giá trị chẩn đoán âm tính: 61,4% (95% CI: 46,6 - 74,3);
OR: 1,1 (95% CI: 0,7 - 1,6); test χ2 (bảng 2).

4

TCNCYH 98 (6) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Vai trò của X quang phổi thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp
Tắc động mạch
phổi cấp (%)

Không tắc động mạch
phổi cấp (%)

Tổng (%)

Bất thường

40 (70,2)


57 (67,9)

97 (68,8)

Bình thường

17 (29,8)

27 (32,1)

44 (31,2)

Tổng

57 (100)

84 (100)

141 (100)

X quang phổi

3. Một số bất thường trên phim X quang của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp
Dấu hiệu Westermark
Dấu hiệu Hampton’s Hump
Vòm hoành cao
Thâm nhiễm nhu mô phổi
Dãn động mạch phổi
Xẹp phổi

Tràn dịch màng phổi
Bình thường

Biểu đồ 1. Một số bất thường về X quang phổi thẳng ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp
(n = 57)
Trong các bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp thì X quang phổi bình thường gặp ở 17/57
(29,8%); tràn dịch màng phổi: 14/57 (24,6%), xẹp phổi: 10/57 (17,5%), vòm hoành nâng cao: 4/57
(7%), giãn cung động mạch phổi: 6/57 (10,5%), thâm nhiễm nhu mô phổi: 6/57 (10,5%), dấu hiệu
vùng phổi quá sáng (dấu hiệu Westermark): 2/57 (3,5%) và dấu hiệu nhồi máu phổi (dấu hiệu
Hampton’s hump): 2/57 (3,5%) trường hợp.

Hình 1. Hình ảnh vòm hoành nâng cao ở trên phim X quang phổi
TCNCYH 98 (6) - 2015

5


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nhân nghi ngờ thường cao hơn [10]; theo

IV. BÀN LUẬN
Phân tích 141 trường hợp vào bệnh viện
cấp cứu có biểu hiện nghi ngờ tắc động mạch
phổi cấp cho thấy, đặc điểm về độ tuổi trung
bình của bệnh nhân là 59,6

18,17 trong đó

có một bệnh nhân cao tuổi nhất là 92 tuổi,
một bệnh nhân thấp tuổi nhất là 20 tuổi. Khi

so sánh tuổi trung bình của hai nhóm tắc
động mạch phổi cấp và không tắc động mạch
phổi cấp, tuổi trung bình của nhóm tắc động
mạch phổi cấp là 54,2

17,24, thấp hơn của

nhóm không tắc động mạch phổi cấp là 63,2
17,99, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,
p < 0,05.

nghiên cứu của Elliot và cộng sự có
2322/2454 (95%) bệnh nhân tắc động mạch
phổi cấp được chụp X quang tim phổi, trong
đó kết quả bình thường là 24%, tràn dịch
màng phổi là 23%, vòm hoành nâng cao là
20%, cung động mạch phổi giãn là 19%, xẹp
phổi là 18%, và thâm nhiễm nhu mô là 17%.
Đặc biệt trong đó các tác giả cho thấy có
27% các bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp
bóng tim to, kết luận bóng tim to là dấu hiệu
thường gặp nhất trên X quang tim phổi của
bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp. Tuy
nhiên cả giãn cung động mạch phổi và bóng
tim to đều không có tương quan với chẩn

Trong nghiên cứu của Stein và cộng sự
báo cáo năm 2007, tuổi trung bình của bệnh

đoán giảm vận động thất phải trên siêu âm

tim, không có ý nghĩa giá trị tiên lượng tử

nhân tắc động mạch phổi cấp là 50

vong của tắc động mạch phổi cấp [12].

17 tuổi,

thấp hơn tuổi trung bình của bệnh nhân không
tắc động mạch phổi cấp 57

17 tuổi, p <

Khi đánh giá về vai trò của phim X quang

0,0001. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ

phổi trong chẩn đoán tắc động mạch phổi
cấp. Kết quả nghiên cứu có 70,2% bệnh

nữ chung là 46,1%, nhưng ở nhóm tắc động
mạch phổi cấp là 54,4% và ở nhóm không tắc

nhân tắc động mạch phổi cấp và 67,9% các

động mạch phổi cấp là 40,4%. Nghiên cứu
của Stein và cs, tỷ lệ nữ ở nhóm bệnh nhân
tắc động mạch phổi cấp là 58%, ở nhóm
không tắc động mạch phổi cấp là 62% [6].
Trong các bệnh nhân tắc động mạch phổi

cấp thì X quang phổi bình thường gặp ở 17/57
(29,8%); tràn dịch màng phổi: 14/57 (24,6%),

trường hợp không tắc động mạch phổi cấp
có X quang phổi bất thường. Phương pháp
chẩn đoán này có độ nhạy ở mức độ không
cao 70,2% (95% CI: 57,3 - 80,5); độ đặc hiệu
thấp ở mức 32,1% (95% CI: 23,1 - 42,7); giá
trị chẩn đoán dương tính là 41,2 (95% CI: 32 51,2) và giá trị chẩn đoán âm tính là 61,4%

xẹp phổi: 10/57 (17,5%), vòm hoành nâng

(95% CI: 46,6 - 74,3). Kết quả này cũng được
các tác giả khác trên thế giới tổng kết mặc dù

cao: 4/57 (7%), giãn cung động mạch phổi:
6/57 (10,5%), thâm nhiễm nhu mô phổi: 6/57

các thay đổi trên X quang phổi thường gặp
đặc biệt ở người lớn tuổi khi nghi ngờ tắc

(10,5%), dấu hiệu vùng phổi quá sáng so với
vùng xung quanh hoặc so với phổi bên còn lại

động mạch phổi cấp, nhưng X quang phổi
thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch

(dấu hiệu Westermark): 2/57 (3,5%) và dấu
hiệu nhồi máu phổi (dấu hiệu Hampton’s


phổi cấp có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao

hump) gặp ở 2/57 (3,5%) trường hợp, tương

và có thể xem xét chụp X quang phổi để loại
trừ bệnh lý khác, nhưng một khi đã có chỉ định

đồng với kết quả nghiên cứu của Worsley DF
và cộng sự, dấu hiệu Hampton’s hump và

chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi thì không
nhất thiết phải chụp X quang phổi thường qui

Westermark hiếm gặp nhưng tỷ lệ ở các bệnh

[9; 11; 13].

6

TCNCYH 98 (6) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

V. KẾT LUẬN
Những dấu hiệu thay đổi trên X quang phổi
thường quy ở bệnh nhân tắc động mạch phổi
cấp thường gặp là: tràn dịch màng phổi, xẹp
phổi, vòm hoành nâng cao. X quang phổi
thường quy thường thay đổi ở các bệnh nhân

nghi ngờ tắc động mạch phổi, nhưng giá trị
chẩn đoán, độ nhạy, độ đặc hiệu không cao.
Vì thế, khi đã có chỉ định chụp cắt lớp vi tính
động mạch phổi ở bệnh nhân nghi ngờ tắc
động mạch phổi cấp thì không cần thiết chụp
X quang phổi thường quy.

Lời cám ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bệnh
nhân và thân nhân của họ đã đồng ý tham gia
nghiên cứu này. Chúng tôi xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, nhân
viên khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực,
khoa Chẩn đoán hình ảnh, Viện tim mạch
Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai trong suốt quá
trình lthực hiện nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

5. Lê Thượng Vũ, Đặng Vạn Phước
(2006). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
22 trường hợp thuyên tắc phổi chẩn đoán tại
Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí
Minh; 10(1), 32.
6. Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc
Thụy (2009). Báo cáo loạt ca lâm sàng thuyên
tắc phổi do huyết khối được chẩn đoán tại
bệnh viện nhân dân Gia Định. Tạp chí Y học
thành phố Hồ Chí Minh, 13(6), 103 - 111.
7. Hoàng Bùi Hải, Nguyễn Tuấn Đạt,

Nguyễn Đạt Anh, Đỗ Doãn Lợi (2013). Giá
trị thang điểm Geneva cải tiến so với thang
điểm Wells trong chẩn đoán tắc động mạch
phổi cấp. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 81(1),
39 - 45.
8. Hoàng Bùi Hải, Nguyễn Đạt Anh, Đỗ
Doãn Lợi (2013). Giá trị của điện tim trong
chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp. Tạp chí
Nghiên cứu Y học, 84(4), 8 - 13.
9. Stein PD, Saltzman HA, Weg JG
(1991). Clinical characteristics of patients with
acute pulmonary embolism. Am J Cardiol, 68,
1723 - 1724.

1. Guidelines on the diagnosis and man-

10. Worsley DF, Alavi A, Aronchick JM,

agement of acute pulmonary embolism
(2008). European Heart Journal 29, 2276 –
2315 doi:10.1093/eurheartj/ehn310.

et al (1993). Chest radiographic findings in
patients with acute pulmonary embolism: observations from the PIOPED Study. Radiology;

2. Taylor Thompson, Charles A Hales
(2013). Overview of acute pulmonary embolism. Uptodate, This topic last updated.

189, 133.


3. Quiroz R, Kucher N, Zou KH et al
(2005). Clinical validity of a negative computed
tomography scan in patients with suspected
pulmonary embolism: a systematic review.
JAMA; 293(16), 2012 - 2017.
4. Winer-Muram HT, Rydberg J, Johnson MS et al (2004). Suspected acute pulmonary embolism: evaluation with multi-detector
row CT versus digital subtraction pulmonary
arteriography. Radiology, 233(3), 806 - 815.
TCNCYH 98 (6) - 2015

11. Stein PD, Terrin ML, Hales CA et al
(1991). Clinical, laboratory, roentgenographic,
and electrocardiographic findings in patients
with acute pulmonary embolism and no preexisting cardiac or pulmonary disease. Chest,
100: 598.
12. Dalen JE (1994). Clinical diagnosis of
acute pulmonary embolism. In: Morpurgo M,
ed. Pulmonary embolism. New York: Marcel
Dekker, inc, 67 - 78.
13. Elliott CG, Goldhaber SZ, Visani L et
al (2000). Chest radiographs in acute pulmo7


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nary embolism. Results from the International Cooperative Pulmonary Embolism Registry. Chest,
118(1), 33 - 8.

Summary
ROUTINE THORACIC RADIOGRAPHY IN DIAGNOSING
ACUTE PULMONARY EMBOLISM

To describe some common abnormalities in acute pulmonary embolism (APE) and to analyse
the role of chest X-rays findings on diagnosing APE. Patients in emergency setting with suspected
APE signs. This was a cross-sectional study from December 2006 to March 2012. 141 patients
were included in the study, the average age was 59.6 ± 18.17. The APE prevalence was 40.4%.
There was 70.2% patients with APE and 67.9% of patients without APE who had abnormal
findings on routine chest X-rays (p > 0.05). In the APE, normal chest x.ray was found in 17/57
(29.8%); pleural effusion: 14/57 (24.6%), atelectasis: 10/57 (17.5%), diaphragm elevation: 4/57
(7%), pulmonary artery distention: 6/57 (10.5%), infiltrated pulmonary parenchyma: 6/57 (10.5%),
Westermark’s signs: 2/57 (3.5%) and Hampton’s hump sign: 2/57 (3.5%). Sensitivity was of
70.2%; specificity of 32.1%; positive diagnostic value was 41.2%; negative diagnostic value was
61.4%. Although abnormalities on chest radiography such as pleural effusion, atelectasis,
diaphragmatic elevation are common findings in patients diagnosed for APE, x-rays are neither
sensitive nor specific diagnostically.
Keywords: Chest x-rays, acute pulmonary embolism

8

TCNCYH 98 (6) - 2015



×