Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiến thức, thái độ đối với kỹ năng mềm của học sinh sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.89 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI KỸ NĂNG MỀM
CỦA HỌC SINH-SINH VIÊN
Tạ Văn Trầm*, Trần Thanh Hải*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề Kỹ năng mềm là các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống
Mục tiêu Khảo sát kiến thức, thái độ đối với kỹ năng mềm của học sinh-sinh viên (HSSV) Trường Cao đẳng
Y tế Tiền Giang năm 2010.
Phương pháp: cắt ngang mô tả.
Kết quả: 30% HSSV không biết về kỹ năng mềm; 48,3% HSSV cho rằng kỹ năng mềm là quan trọng; đa số
HSSV có kiến thức nhất định về các kỹ năng mềm cần thiết và cho rằng các câu lạc bộ là môi trường tốt nhất cho
sự phát triển kỹ năng mềm, ngoài ra, các môi trường khác cũng quan trọng: lớp học, làm thêm…
Kết luận: Kiến thức của HSSV về kỹ năng mềm còn thấp.
Từ khóa: thái độ, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng.

ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE ON SOFTSKILLS OF STUDENTS OF TIEN GIANG MEDICAL COLLEGE
Ta Van Tram, Tran Thanh Hai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 183 - 188
Background Soft skills are important skills in our life
Objectives To investigate the knowledge, attitude on soft skills of students at Tien Giang Medical College in
2010.
Study design Cross- sectional.
Results 30% of the students donot know about softskills, 48.3% believe that softskills are important, almost
of them know what sort of softskills are necessary and believe that clubs are the best invironment for developing
their softskills….
Conclusion Knowledge, attitude on soft skills of students is low.


Key words: attitude, soft skill, hard skill.

ĐẶT VẤN ĐỀ

xử lý công việc và giao tiếp của mỗi người, các

Ngày nay, bằng cấp và kinh nghiệm không
phải là những thứ duy nhất mà các nhà tuyển
dụng quan tâm khi tìm kiếm nhân viên bởi điều
đó chưa đủ đảm bảo cho người đi xin việc có
một công việc thành công trong tương lai. Ngoài
trình độ học vấn, nhà tuyển dụng còn căn cứ vào
yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong

yếu tố này được gọi là kỹ năng mềm(1,2). Kỹ năng
mềm thường không được học trong nhà trường,
không liên quan đến kiến thức chuyên môn,
không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính
đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của
từng người. Chúng quyết định khả năng làm
việc, là thước đo hiệu quả trong công việc của

* Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm

184

ĐT: 0913771779

Email:


Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

mỗi người. Những kỹ năng cứng ở nghĩa trái

KẾT QUẢ

ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả
năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về

Mức độ hiểu biết của HSSV về kỹ năng
mềm

chuyên môn. Những người sử dụng lao động coi

Bảng 1: Mức độ hiểu biết về kỹ năng mềm của HSSV

trọng các kỹ năng mềm, bởi vì các nghiên cứu
cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu
quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền
thống hay còn gọi là kỹ năng cứng.
Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là
phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này . Kỹ năng
(4)


mềm ngày càng phổ biến trong ông việc và ngày
càng được đánh giá cao. Cuộc sống hiện đại với
môi trường làm việc ngày càng năng động,
nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì kỹ năng mềm
là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người
trẻ.
Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này
nhằm đánh giá kiến thức, thái độ của HSSV
Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang đối với kỹ
năng mềm, từ đó làm cơ sở để có các biện pháp
rèn luyện kỹ năng mềm trong HSSV nhà trường.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng
Học sinh điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế
Tiền Giang.

Chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ, cỡ mẫu nghiên cứu là 240

Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
- Xây dựng bộ câu hỏi: gồm 14 câu hỏi.
- Phát phiếu cho người được phỏng vấn
tự trả lời.

Thời gian thực hiện
Tháng 9 - 10/2010.

Xử lý số liệu

Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Exel.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Mức độ
Không biết
Đã từng nghe nói
Hiểu rõ
Hiểu rất rõ

Số lượng
72
150
18
0

Tỉ lệ%
30,0
62,5
7,5
0

Hiểu biết về tầm quan trọng của kỹ năng
mềm
Bảng 2: Hiểu biết của HSSVvề tầm quan trọng của
kỹ năng mềm
Mức độ
Không quan trọng
Bình thường
Quan trọng

Rất quan trọng

Số lượng
14
38
116
72

Tỉ lệ%
5,9
15,8
48,3
30,0

Quan điểm về tỷ lệ giữa kỹ năng chuyên
môn và kỹ năng mềm phù hợp
Bảng 3: Quan điểm của HSSV về tỷ lệ giữa kỹ năng
chuyên môn và kỹ năng mềm phù hợp
Tỉ lệ KNCM/KNM
>1
=1
<1

Số lượng
40
180
20

Tỉ lệ%
16,7

75,0
8,3

Quan điểm về những kỹ năng mềm cần thiết
cho HSSV
Bảng 4: Quan điểm của HSSV về những kỹ năng
mềm cần thiết
Kỹ năng
Thuyết trình
Lảm việc nhóm
Giao tiếp
Tự học
Giải quyết vấn đề
Quản lý thời gian

Số lượng
20
44
116
14
06
40

Tỉ lệ%
8,3
18,3
48,3
5,8
2,5
16,7


Môi trường tốt nhất cho sự phát triển kỹ
năng mềm
Bảng 5: Quan điểm của HSSV về môi trường tốt
nhất cho sự phát triển kỹ năng mềm
Môi trường
Câu lạc bộ
Lớp học
Làm thêm

Số lượng
82
48
38

Tỉ lệ%
34,2
20,0
15,8

185


Nghiên cứu Y học
Môi trường
Cả 3 môi trường trên

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Số lượng
72


Tỉ lệ%
30,0

Mức phí có thể trả cho một khóa học kỹ
năng mềm
Bảng 6: Mức phí HSSV có thể trả cho một khoá học
kỹ năng mềm
Mức phí
50.000 đ
100.000 đ
200.000 đ
Miễn phí

Số lượng
80
54
06
100

Tỉ lệ%
33,3
22,5
2,5
41,7

Phương pháp trau dồi kỹ năng mềm
Bảng 7: Phương pháp trau dồi kỹ năng mềm của
HSSV
Phương pháp

Tự trau dồi
Phương tiện truyền thông
(sách báo, internet )
Qua bạn bè
Qua thầy cô
Qua các lớp kỹ năng

Số lượng
30
52

Tỉ lệ%
12,5
21,7

80
28
50

33,3
11,7
20,8

BÀN LUẬN
Mức độ hiểu biết về kỹ năng mềm
Số lượng lớn HSSV không biết về kỹ năng
mềm (30%), trong khi tỉ lệ biết rõ còn thấp
(7,5%) cho thấy nhu cầu trang bị kỹ năng mềm
cho HSSV là vấn đề cấp bách. Kỹ năng mềm là
những bí quyết quyết định thành công bên

cạnh kiến thức chuyên môn. Đây là một kỹ
năng đóng vai trò quan trọng khi HSSV ra
trường, chính thức công tác tại các cơ quan.
Thế nhưng việc đưa môn học này vào giảng
dạy vẫn chưa được nhiều trường học quan
tâm. Các kỹ năng mềm đóng vai trò quan
trọng trong việc định hình phong cách sống và
làm việc, tuy nhiên đây vẫn là một khái niệm
khá mới mẻ với HSSV Việt Nam(1,2). Theo một
nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu
Giáo dục Việt Nam, có đến 83% sinh viên tốt
nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu kỹ năng
mềm, 37% sinh viên ra trường không tìm được
việc làm do không đáp ứng đươc nhu cầu về
kỹ năng mềm. Điều đó lý giải tại sao rất nhiều
sinh viên sớm bươn chải, đi làm thêm khi còn

186

đi học đã thành công hơn những “mọt sách”.
Đã có không ít những sinh viên chỉ biết chăm
chú với bài vở, đạt điểm rất cao nhưng ra
trường không xin được việc làm hoặc chỉ làm
nhân viên bình thường. Người Việt thường
gọi những người bằng cấp không cao nhưng
sớm thành đạt là những người “lanh”, thực
chất “lanh” cũng là kỹ năng mềm(5). Dù thiếu
trầm trọng kỹ năng mềm nhưng nhiều người
trẻ vẫn không biết mình đang thiếu và nếu
nhận thức được cái sự thiếu ấy của mình, cũng

chưa hẳn tìm được cách để trang bị thật
nhanh, kịp với nhu cầu của cuộc sống(4).

Hiểu biết về tầm quan trọng của kỹ năng
mềm
Chỉ có 48,3% và 30% HSSV được khảo sát
cho rằng kỹ năng mềm là quan trọng và rất quan
trọng. Theo Bộ LĐTB-XH, cứ 2.000 hồ sơ xin việc
được nộp thì chỉ có 40 hồ sơ đạt yêu cầu về
chuyên môn và kỹ năng cần thiết(8). Đây chưa
hẳn là một con số tuyệt đối chính xác nhưng
cũng đủ để đánh giá thực trạng tổng quan về
chất lượng thật của sinh viên so với yêu cầu thực
tế của xã hội. Đặc biệt, tháng 10-2009, Viện
Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm
TPHCM) công bố kết quả khảo sát 2.000 HSSV
tại 4 thành phố lớn nhất cả nước (Hà Nội,
TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) thì hơn 80% HSSV
lạc quan và có nhiều ước mơ đẹp cho tương lai
nhưng lại thiếu hẳn khả năng hoạch định tương
lai, đặc biệt là kỹ năng sống và thái độ dám dấn
thân. Một nghịch lý rất khó lý giải là: người Việt
Nam thường đạt giải cao trong các cuộc thi Quốc
tế (toán, vật lý, cờ vua, robotcom…) nhưng lại
chưa thành đạt nhiều trong công việc. Năm nào
nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc
quốc tế – điều mà nhiều nước trong khu vực
phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của
lao động Việt Nam thì chắc chắn chúng ta dừng
ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế? Rõ ràng là

có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy
và nhu cầu xã hội. Tại Việt Nam, trong nhiều
năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần lên tiếng
đề cập đến kỹ năng mềm cũng như tầm quan

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
trọng của kỹ năng này(5). Có được kỹ năng mềm
vững không những giúp con đường học tập của
các bạn trẻ trở nên suôn sẻ, thuận lợi, tạo bước
đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại
hạnh phúc trong cuộc sống. Nhận định đúng
tầm quan trọng của kỹ năng mềm, thế hệ HSSV
cần lưu tâm hơn nữa trong việc trau dồi kỹ năng
cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường. Bởi kiến thức không phải là tất cả và để
giải quyết công việc thì không chỉ có kiến thức.
Trong khi hiện nay đa số các trường vẫn chưa
thật sự lưu tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm
cho sinh viên, thì việc tự trau dồi hoặc đăng ký
các khóa học bồi dưỡng là điều nên làm ngay từ
bây giờ của mỗi chúng ta(1).

Quan điểm về tỷ lệ giữa kỹ năng chuyên
môn và kỹ năng mềm phù hợp
Đa số HSSV cho rằng tỷ lệ giữa kỹ năng
mềm và kỹ năng cứng bằng 1 là phù hợp.
Thực tế cho thấy, những người thành đạt chỉ

có 25% là do trình độ chuyên môn, bằng cấp
hay chứng chỉ, 75% còn lại được quyết định
bởi những kỹ năng mềm mà họ được trang bị.
Các nhà khoa học thế giới cho rằng để thành
đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ
cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ
logic) chỉ chiếm 15%. Nghiên cứu của Công ty
Giải pháp Nguồn nhân lực L&A cho biết 80%
thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ
năng mềm chứ không chỉ nhờ vào kỹ năng
cứng (kiến thức chuyên môn)(1,4).

Những kỹ năng mềm cần thiết cho HSSV
HSSV có kiến thức nhất định về các kỹ năng
mềm cần thiết như: kỹ năng gao tiếp (48,3%),
làm việc nhóm (18,3%), quản lý thời gian
(16,7%). Trong đó, những kỹ năng mà xã hội cần
như khả năng lãnh đạo, biết làm việc độc lập,
tham gia các hoạt động xã hội, có niềm đam mê
trong lĩnh vực nào đó, năng khiếu, sở thích…
không hề được HSSV đánh giá cao. Người Việt
Nam đặc biệt yếu kỹ năng mềm vì nền văn hóa
Việt là văn hóa cộng đồng, mọi cái tôi cá nhân
đều bị triệt tiêu, mọi sự khác biệt đều bị cô lập và

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

phản ứng. Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy “trứng

không được khôn hơn vịt”. Ở nhà, chúng ta
không được phép nghĩ và làm trái ý bố mẹ. Đến
trường, chúng ta không được nghĩ và làm trái
với những gì thầy cô dạy. Và kết quả là kỹ năng
tư duy sáng tạo của chúng ta bị giết chết ngay từ
khi chưa kịp sinh ra. Học sinh nào dám giải bài
theo cách khác với cách của thầy dạy thì lập tức
bị trừ điểm, thậm chí bị đánh rớt vì không đúng
với đáp án. Và vì chỉ biết nhìn thẳng nên kỹ
năng nhận định và giải quyết vấn đề của chúng
ta cũng yếu nốt. Vì quen sống trong cái tôi đơn
độc, chúng ta trở thành những “viên kim cương”
vững chắc lúc nào không hay. Những “viên kim
cương” ấy không thể liên kết với cát, xi măng
được và chúng ta không biết làm việc nhóm.
Chúng ta chỉ được dạy cách lắng nghe (vừa nghe
vừa ngủ gật vì mỗi lần phát biểu chính kiến là ta
bị “dập” và vì bị nghe nói dài lê thê không đầu
không cuối nhiều quá) nên ta không biết “cách
trình bày” (kỹ năng thuyết trình). Và cũng vì chỉ
biết nghe hoặc nói một chiều nên kỹ năng giao
tiếp của chúng ta cũng kém tuốt. Những kỹ năng
mềm khác cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Nếu
như trước đây, những người như nói trên được
xem là ngoan hiền, mẫu mực được mọi người
quý mến thì trong thời mở cửa hội nhập lại trở
nên lạc hậu, thiếu khả năng thích ứng. Nhiều
bạn trẻ học rất chăm, có nhiều bằng cấp, chứng
chỉ tốt nhưng vẫn không vượt qua nổi vòng
phỏng vấn tuyển dụng vì những câu hỏi “chẳng

đâu vào đâu”. Và rồi khi làm việc thực tế thì
chúng ta lại thiếu linh hoạt trong khi môi trường
xung quanh luôn biến đổi và đòi hỏi mỗi ngày
một cao hơn. Thế là ta thất bại. Theo các chuyên
gia nhân sự(1,4): việc chuẩn bị hành trang cho
công việc tương lai cần được chú ý ngay từ lúc
còn ngồi trên ghế nhà trường và các kỹ năng
hình thành không phải một sớm một chiều mà là
cả một quá trình dài liên tục rèn luyện, trau dồi:
kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời
gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao
tiếp…, những kỹ năng như tự tin phát biểu trước
đám đông, khả năng làm việc tập thể, khả năng

187


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

lãnh đạo là những tiêu chuẩn thế mạnh mà một
HSSV mới ra trường có thể tạo ấn tượng đến các
nhà tuyển dụng. Môi trường làm việc hiện nay
đòi hỏi nhân viên không chỉ hoàn thành các công
việc được giao mà còn phải biết cách nắm bắt các
cơ hội để đạt được nhiều thành tích hơn. Mơ ước
về một công việc hấp dẫn, phù hợp với bản thân
là một mong muốn chính đáng của bất kỳ một
bạn trẻ nào. Nhưng để đạt được mơ ước đó, chắc

chắn sẽ phải bỏ thời gian và công sức rèn luyện
các kỹ năng ngay, chuẩn bị càng kỹ càng thì
thành công càng chắc chắn.

Môi trường tốt nhất cho sự phát triển kỹ
năng mềm
Phần lớn HSSV cho rằng các câu lạc bộ là
môi trường tốt nhất cho sự phát triển kỹ năng
mềm, ngoài ra, các môi trường khác cũng quan
trọng: lớp học, làm thêm…Hầu hết những bạn
trẻ khi mới chập chững va chạm vào môi trường
tập thể, thường rất e dè, ngại ngùng, không
tránh khỏi những va vấp hoặc cảm thấy thiếu tự
tin. Nhưng cũng không nên vì thế mà chùng
chân. Cần va chạm thật nhiều, chúng ta mới có
thể tự tin giao tiếp, ứng xử và trau dồi kỹ năng
mềm. Tại trường học, hiện nay các bạn trẻ có thể
trau dồi khả năng giao tiếp, ứng xử, thuyết trình
và kỹ năng mềm thông qua các hội thảo chuyên
đề, sinh hoạt các câu lạc bộ hoặc thảo luận ở các
diễn đàn mở…Ngoài ra, nhà trường cũng cần
thành lập câu lạc bộ kỹ năng mềm, câu lạc bộ
học thuật,….. Thực tế, giáo dục trong nhà trường
ở ta lâu nay đã "bỏ quên" mảng đào tạo kỹ năng
sống. Nhu cầu "tự đào tạo bản thân" tăng lên
cùng với sự phát triển xã hội. Thiết nghĩ, tiến
hành đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy cho
HSSV là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong
thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên để việc đào tạo thực
sự có hiệu quả, cần phải tiến hành từng bước,

đồng loạt, đặc biệt là đào tạo chất lượng diễn giả.
Đó thực sự là vấn đề nên lưu tâm trong lúc này.
ĐHQG Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước
đưa đào tạo kỹ năng mềm vào chương trình đào
tạo bắt buộc cho sinh viên bằng việc thực hiện đề
án đào tạo kỹ năng mềm (kỹ năng sống, học tập

188

và làm việc hiệu quả) theo hình thức E-learning
cho sinh viên hệ chất lượng cao, cử nhân tài
năng, tiên tiến, trình độ quốc tế… và sinh viên
các hệ đào tạo khác có nhu cầu(2). Khái niệm "kỹ
năng mềm" không còn xa lạ với những người trẻ
muốn tìm việc làm. Nhưng để có thể giao tiếp,
đàm phán, làm việc nhóm... tốt không đơn giản.
Chưa có một công ty hay cá nhân nào tự nhận
mình là chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm, bởi
đây là một "môn học" đặc biệt đòi hỏi sự linh
hoạt, mềm dẻo.

Mức phí có thể trả cho một khóa học kỹ
năng mềm
Được miễn phí học kỹ năng mềm là điều lý
tưởng nhất cho HSSV, tuy nhiên với mức kinh
phí 50.000 đ/khóa cũng có thể được đa số HSSV
chấp nhận được (33,3%). Điều này cũng phù hợp
với tình hình kinh tế của HSSV và đây cũng là
căn cứ tốt cho việc xác định kinh phí tổ chức các
khóa đào tạo kỹ năng mềm trong phạm vi

trường học.

Phương pháp trau dồi kỹ năng mềm
Phần lớn HSSV trau dồi kỹ năng mềm qua
bạn bè (33,3%), phương tiện truyền thông
(21,7%), các lớp học kỹ năng (20,8%)….Tuy quan
trọng là thế, nhưng hiện nay, hầu hết các bạn trẻ
phải tự tích lũy kỹ năng mềm bởi chưa có nhiều
các khóa đào tạo về kỹ năng mềm được đưa vào
giảng dạy tại các trường lớp chính quy. Khi
trường học không có nội dung đào tạo kỹ năng
mềm, nhiều trung tâm đã mở ra các lớp đào tạo
để đáp ứng nhu cầu cho bạn trẻ. Hầu hết các
trung tâm đều giảng dạy theo hình thức trải
nghiệm (trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, trò chơi,
bài tập…). Các giảng viên dựa trên cách tiếp cận
người học để khơi dậy sự vận động của học viên.
Cách làm này khá hiệu quả, nhưng thực tế cho
thấy, những lớp học này vẫn đìu hiu vì ít bạn trẻ
chịu bỏ thời gian và tiền bạc để giam mình vào
một lớp học dạng như thế này. Cách hiệu quả
hơn là tạo các sân chơi mở để các bạn trẻ được
vui chơi, vừa được giải trí vừa tự thu lượm kỹ
năng cho mình. Câu trả lời cho câu hỏi “Điều gì

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
quyết định đến thành công của việc thực hiện kỹ

năng mềm?” thật ra lại khá đơn giản: Đó không
phải vì điều kỳ diệu từ những kỹ năng học được
mà chính là thái độ cầu tiến trong mỗi người, sẵn
sàng học hỏi và thay đổi, cũng như chấp nhận
thất bại một cách đúng đắn. Kỹ năng mềm có thể
được học và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi và
không chỉ bó hẹp trong những tiêu chuẩn, chuẩn
mực mà sách vở và các chuyên gia đã liệt kê. Và
như vậy, chỉ cần có ý chí cầu tiến, sẵn sàng thay
đổi và hòa đồng, mỗi người có thể đưa ra những
khái niệm và tự rèn luyện kỹ năng mềm cho
chính mình, với nhiều cách khác nhau. Như vậy,
cách duy nhất để trau dồi kỹ năng mềm là phải
luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình
một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống
cần thiết(4,8,2).

mềm, ngoài ra, các môi trường khác cũng quan
trọng: lớp học, làm thêm.
- Được miễn phí học kỹ năng mềm là điều lý
tưởng nhất cho HSSV, tuy nhiên với mức kinh
phí 50.000 đ/khóa cũng có thể được đa số HSSV
chấp nhận được (33,3%).
- 33,3% HSSV trau dồi kỹ năng mềm qua bạn
bè, phương tiện truyền thông (21,7%), các lớp
học kỹ năng (20,8%)….

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.
6.

KẾT LUẬN
7.

- 30% HSSV không biết về kỹ năng mềm.
- 48,3% và 30% HSSV cho rằng kỹ năng mềm
là quan trọng và rất quan trọng.
- HSSV có kiến thức nhất định về các kỹ
năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp
(48,3%), làm việc nhóm (18,3%), quản lý thời
gian (16,7%). Trong đó, những kỹ năng khác mà
xã hội cần không hề được HSSV đánh giá cao.
- Phần lớn HSSV cho rằng các câu lạc bộ là
môi trường tốt nhất cho sự phát triển kỹ năng

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

8.

9.
10.

11.


Đỗ Cao Bảo Châu (2010). Năng lực của người cán bộ quản lý,
5-12.
/> /> />/ee21.pdf

Phạm Phúc Tuy (2010). Bồi dưỡng năng lực tự quản cho học
sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp;12-20.
Phan Thị Dương (2005). Cơ hội tìm việc làm của ĐD sau khi
tốt nghiệp. Hội nghị khoa học kỹ thuật Điều dưỡng tỉnh Tiền
Giang năm 2006
Phí Thị Nguyệt Thanh, Nguyễn Trần Hiển, Trương Minh Tiến
(2008). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề
nghiệp của sinh viên cử nhân điều dưỡng trong các cơ sở đào
tạo. Tạp chí Y học thực hành số 7 (612+613): 138-141.
Tạ Văn Trầm (2008). Thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh
điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, 3-20
Tống Xuấn Tám, Phan Thị Thu Hiền (2010). Làm thế nào để tổ
chức nhóm khoa học và đánh giá việc học nhóm công bằng
đến từng học sinh?; 6-18
Võ Văn Tân (2006). Khảo sát sự hài lòng nghề nghiệp Điều
Dưỡng. Hội nghị khoa học kỹ thuật Điều dưỡng tỉnh Tiền
Giang; 12-15.

189



×