Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và xử trí ban đầu của các bà mẹ về sốt ở trẻ em ≤ 5 tuổi tại một số xã, huyện núi thành, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.26 KB, 43 trang )




1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở người nhiệt độ bình thường của cơ thể từ 36
0
C đến 37
0
C khi cao trên
37
0
C được xác định là sốt. Sốt là triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh và do
nhiều nguyên nhân gây ra.
Theo sinh lý bệnh học thì về cơ bản sốt là một phản ứng bảo vệ, vì khi
sốt làm tăng số lượng bạch cầu, tăng khả năng thực bào của bạch cầu, tăng tế
bào của hệ liên võng, tăng sinh kháng thể và bổ thể, tăng chuyển hoá năng
lượng ở gan, đặc biệt là tăng quá trình phosphoryl hoá (có thể tăng 30 – 40%),
tăng chức phận hàng rào bảo vệ của gan, tăng chức năng tổng hợp đạm, tổng
hợp urê, tăng sản xuất fibrinogen [6]. Nhiệt độ cao do sốt còn có tác dụng ức
chế sự sinh sản của một số virut ( cúm, bại liệt ). Sốt còn làm tăng nội tiết tố
có tác dụng chống viêm và chống dị ứng, tăng khả năng phân huỷ vi khuẩn,
tăng các chức phận sinh lý,v.v Nhưng khi sốt cao và kéo dài có thể dẫn đến
rối loạn chuyển hoá các chất, rối loạn các chất và rối loạn các chức phận cơ
quan, tạo nên vòng xoắn bệnh lý [6].
Cụ thể sốt cao có thể gây những tác hại như:
- Mất nước nhiều do thở nhanh và vã mồ hôi làm rối loạn các chức
năng hoạt động của cơ thể.
- Co giật có thể co giật nhẹ, co giật toàn thân hoặc co cứng gáy.
- Mê sảng, nói lảm nhảm.


- Ngoài ra sốt cao thường bị nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, sút cân, đái
ít, táo bón
Trong thực hành lâm sàng hàng ngày, chúng tôi nhận thấy sốt và các
biến chứng của sốt gây ra ( như: co giật, nói nhảm ) là triệu chứng khiến cho



2
các bà mẹ và gia đình lo lắng, hốt hoảng đưa trẻ đến phòng cấp cứu, phòng
khám bệnh
Để có cơ sở cho công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ về sốt và thái
độ xử trí sốt cao ban đầu cho cộng đồng sát hợp với thực tế, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và xử trí ban đầu của
các bà mẹ về sốt ở trẻ em ≤ 5 tuổi tại một số xã, huyện Núi Thành, Tỉnh
Quảng Nam”.
Nhằm mục tiêu :
1. Mô tả kiến thức, thái độ và xử trí ban đầu của các bà mẹ về sốt ở trẻ
em ≤ 5 tuổi tại một số xã, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về sốt của
các bà mẹ.











3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐỊNH NGHĨA SỐT
Sốt khi thân nhiệt cơ thể vượt quá giới hạn bình thường, nhiệt độ ở
nách ≥ 37
0
5

C.
Trẻ có sốt là triệu chứng chính khi: mẹ khai bị sốt từ mấy hôm trước,
hoặc đang có nhiệt độ nách ≥ 37
0
5

C hoặc sờ thấy nóng.
Phát hiện triệu chứng sốt bằng cách hỏi bà mẹ, sờ vào ngực trẻ ở vùng
nách hoặc đo nhiệt độ [6]
1.2. CƠ CHẾ CỦA SỐT
Những kết quả sinh lý bệnh đầu tiên của sốt đã đạt được trên súc vật
với việc chiết suất vi khuẩn. Nhưng khó mà tách phản ứng nhiệt trong các
phản ứng khác và người ta đã nhận thấy là một số vi khuẩn về thành phần hay
về những chất hóa học lại có thể gây ra cùng phản ứng nhiệt.
Những cơ chế khởi điểm của sốt : Những yếu tố gây sốt ngoại sinh
[6],[7],[8].
1.2.1. Những tác nhân nhiễm khuẩn
–Tác nhân vi khuẩn
Khi người ta tiêm cho thỏ một liều độc tố của khuẩn Coli từ 1-3mg/kg,
sốt sẽ xuất hiện sau 15-30 phút và đạt đỉnh cao giữa 90 và 120 phút.

Phản ứng này chống nội tiết tố vi khuẩn, chủ yếu do lipo-polisacarit
Lipit A gồm một nhân diglucosamit este hóa và amin hóa do một acid béo dài
chuỗi như 2 ceto 3 desoxytonat và một gốc pyrophotphat là nguyên nhân phản
ứng vì khi lipo – polisacarit bị hủy thì hết sốt [21].



4
Năm1955 Atkins và Wood cho thấy rằng tiêm nội độc tố cho thỏ gây
sốt do trung gian của một số chất mà tác giả gọi là chất gây nhiệt nội sinh.
Nhóm Pickering đã chứng minh song song rằng khi nội độc tố được ủ với
máu toàn phần, thì sau khi tiêm phản ứng sốt sẽ nhanh hơn và không nhanh
nếu chỉ đem ủ nội độc tố với huyết tương thôi [21], [31].
Những chất rút ra từ cầu khuẩn gram dương cũng tạo sốt. Với tụ cầu
một liều 10
8
khuẩn cần thiết để gây sốt, Atkins đã chứng minh rằng : đối
chiếu với tụ cầu mức độ sốt tùy thuộc vào số bạch cầu và vi khuẩn, tụ cầu thì
giải tỏa nội độc tố còn liên cầu thì tiết độc tố làm đỏ da [28].
Như những khuẩn gram âm, khuẩn gram dương chứa chất trong màng
vỏ chất peptoglican khiến các chất rút ra từ khuẩn chết tạo ra nhiệt vì điều trị
bằng lysozym làm mất đi đặc tính này. Gần đây người ta đã có thể chứng
minh được rằng chất Muyramin dipeptit gây phản ứng tối đa.
- Tác nhân nấm.
Những chiết xuất từ nấm chết gây sốt cho vật. Những polisacarit rút ra
từ vách cryptococ tạo phản ứng nhiệt. Những chiết xuất từ protein cũng làm
tăng nhiệt nhưng chỉ trên những con vật đã được cảm ứng như vậy loại sốt
này có thể do cơ chế khác gây ra [25].
- Tác nhân siêu vi khuẩn.
Nhiễm trùng do những siêu vi khuẩn chết tip influenza hay coc-sac-ki

gây sốt. Hình như những phân tử Glucido Lipit trong ngưng kết tố hồng cầu
của siêu vi khuẩn là nguyên nhân của sốt vì nếu bị hủy đi thì khả năng gây
bệnh cũng mất.



5
Trong mọi các tác nhân nhiễm khuẩn, đã chứng minh rằng sự nung ủ
các vi khuẩn mà cơ thể giết chết với bạch cầu đơn nhân monocyt có thể hình
thành ra chất gây nhiệt nội sinh [5], [7].
1.2.2. Sốt gắn liền với phản ứng kháng nguyên kháng thể
Đem tiêm tĩnh mạch một kháng nguyên cho một con vật đã gây cảm
ứng trước có thể trong một số điều kiện, gây sốt nhanh không khác gì một đáp
ứng với nội tiết tố. Trái lại không sốt nếu con vật không được cảm ứng. Đem
tiêm huyết tương của con vật đã được cảm ứng cho một vật tiếp nhận thì phản
ứng nhiệt xuất hiện khi tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch, nhưng nếu đem tiêm
tế bào lách hay tế bào bạch – hạch thì không gây phản ứng nào cả. Hơn nữa
lại có mối liên quan chặt chẽ giữa tỉ lệ kháng thể đặc hiệu với phản ứng sốt.
Tiêm tĩnh mạch một hợp phức kháng sinh kháng thể cho thực nghiệm không
gây cảm ứng sẽ tạo ra sốt [25], [31].
Những thực nghiệm này có thể thực hiện sau quá trình cảm ứng bằng
kháng sinh vi khuẩn hay sau gây miễn dịch cho vật bằng protein lạ (thí dụ
albumin huyết thanh người) hoặc bằng hapten của thuốc trong vài trường hợp
trước sự hiện diện của quá nhiều kháng sinh hợp phức kháng nguyên –kháng
thể cố định ngay bổ thể rất cần thiết để tạo ra sốt.
Những hiện tượng này gắn liền với sự hiện diện của hợp phức kháng
nguyên, kháng thể đóng vai trò quan trọng trên người trong một vài cơn sốt
do thuốc (khi tiêm benzyl Penicillin) hay vấn đề tương kị máu khi truyền mà
sốt cao là dấu hiệu của truyền nhầm nhóm máu [7] [31]
Trong mọi trường hợp ta đã chứng minh rõ ràng sự tổng hợp của gây

nhiệt nội sinh.




6
1.2.3. Sốt gắn liền với nhạy cảm ngoại lai
Những thực nghiệm đã cho ta thấy rằng phản ứng sốt chỉ xuất hiện khi
nào có cộng tác giữa lymphocyte kích hoạt với đại thực bào. Khi mà có kích
thích kháng nguyên các lymphocyt T sẽ bị cảm thụ. Cũng vẫn những
lympocyt này đặt trước cùng kháng sinh ấy sẽ tiết ra chất lymphokin thuộc
loại protein, kích thích sự sản xuất chất gây nhiệt nội sinh lại có mối tương
quan rất chặt chẽ giữa tỉ lệ lymphokin và dương tính của phản ứng ngoài da.
Sự giải cảm thụ bằng những liều nhỏ tăng dần và liên tiếp của kháng
nguyên sẽ làm giảm đáp ứng tao nhiệt, đồng thời giảm cả phản ứng ngoài da
và tỉ lệ lymphokin. Tiêm liên tiếp nội độc tố vi khuẩn dần dà đưa đến tình
trạng “dung nạp nội độc tố” được coi như một thể của giải cảm thụ.
Lại một lần nữa trong cơn sốt đi kèm với những hiện tượng nhạy cảm
hoãn lại, người ta có thể chứng minh sự tổng hợp của gây nhiệt nội sinh.
1.2.4. Sự gắn liền với những chất khác nhau
Trong những dẫn xuất Steroit, etiocholanolon đã được nghiên cứu kĩ
nhất. Chất này đem tiêm vào cơ bắp gây sau 8 tiếng một cơn sốt đạt đỉnh cao
vào giờ thứ 12 và hết sau 24 giờ.
Chỉ riêng có dẫn xuất 5 beta gây sốt (dẫn xuất 5-alpha không gây sốt).
Trong những chất hữu cơ, acid poly – inosinic polycytidic gây sốt trên vật
thực nghiệm, nhưng trên người thì không. Chất muyramil dipeptit (MDP) gây
sốt cao và phóng đại phản ứng miễn dịch, nó là phần năng động của bổ trợ
Freund.
Sau hết biomycin kháng sinh chống khối u dùng trong điều trị gây sốt
cả ở người và vật [25].





7
1.2.5. Sự kết hợp với một khối u
Trên người về mặt lâm sàng có vài loại u kèm theo sốt : Ung thư thận,
tụy, bệnh máu ác tính. Năm 1974 Bodel đã chứng minh là những ung thư này
tổng hợp tự phát một chất gây nhiệt nội sinh. Tuy nhiên, cơ chế tạo tổng hợp
này (hiện tượng miễn dịch) chưa được làm rõ [5], [7].
1.2.6. Những căn nguyên khác
Trong những trường hợp khác, chẳng hạn hoại tử các mô, hiện tượng
huyết khối, tắc mạch có cơn sốt thoáng qua chưa rõ cơ chế.
1.3. CÁC THỂ SỐT THƢỜNG GẶP
Sốt có thể chỉ là triệu chứng cảm cúm thông thường, nhưng cũng có thể
là dấu hiệu của cúm A H1N1! Sốt cũng có thể là biểu hiện của các căn bệnh
trầm trọng khác như nhiễm khuẩn huyết, áp xe phổi, lao
1.3.1. Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
Đó là tình trạng sốt dai dẳng cả tuần lễ nhưng không tìm được nguyên
nhân. Các trường hợp cần lường đến là:
Bệnh nhiễm khuẩn như lao, áp xe phổi, nhiễm khuẩn mủ huyết, nhiễm
khuẩn đường mật, đường niệu, túi thừa đại tràng bội nhiễm, sốt thương hàn,
phó thương hàn, bệnh Brucella, bệnh sốt rét sơ nhiễm
Nếu đã loại trừ các trường hợp nhiễm khuẩn thì nguyên nhân có thể là
ung thư phổi, ung thư hệ tiêu hóa, tuyến tiền liệt, hệ sinh dục Đôi khi sốt lại
do dược phẩm.
Với sốt không rõ nguyên nhân, đôi khi phải có hội chẩn với ý kiến
đóng góp của bác sĩ nhiều khoa mới xác định được nguyên nhân [7].




8
1.3.2. Sốt do bệnh truyền nhiễm
Sốt xuất huyết: Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn Aedes egypti truyền
bệnh, có thể lây lan thành dịch rất nhanh. Do đó, nếu có người nhiễm bệnh,
cần thông báo cho y tế địa phương biết để có kế hoạch phòng chống. Biểu
hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4
ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da thành từng đám rải rác, có thể
xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu phân có máu
Trường hợp trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, chân
tay lạnh, trẻ lờ đờ, đây là biểu hiện của sốc, cần phải cấp cứu kịp thời. Trẻ có
nghi ngờ bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng thuốc hạ sốt loại aspirin
vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu. Nên cho uống giảm sốt loại paracetamol
với liều lượng và dạng thuốc cho trẻ em [3].
Sốt rét: Bệnh sốt rét quay trở lại từ thập niên 70 với các ký sinh trùng
đã đề kháng với nhiều loại thuốc cổ điển. Bệnh sốt rét đã làm Châu Phi phải
chi khoảng 12 tỷ USD mỗi năm, chiếm hết 40% ngân sách phục vụ cho sức
khỏe cộng đồng và làm giảm thu nhập bình quân đầu người dân. Theo báo
cáo gần đây của Viện Y học IOM, bệnh sốt rét đang tái phát leo thang. Cần bổ
sung nguồn thuốc mới thay thế các thuốc cũ đã bị đề kháng với giá thành rẻ
hơn mới chiến thắng được bệnh này [31].
Sốt do viêm não, viêm màng não mủ: Viêm não Nhật Bản do nhiễm
virus thường xuất hiện theo mùa, nhất là cuối hè, đầu mùa mưa. Tác nhân
truyền bệnh là muỗi Culicinea tritaeniorhyunchus, thưòng có ở nông thôn,
chích vào gia súc và người. Thường trẻ em mắc bệnh nhiều hơn người lớn,
nhưng trong nhiều trường hợp dịch bệnh, nhất là ở các trại nuôi heo thì người
lớn bị nhiễm cũng nhiều như trẻ em, 80% bệnh nhân sống sót sau cơn cấp




9
tính. Các di chứng của bệnh thường là liệt dai dẳng, mất điều hoà trương lực,
chậm phát triển trí tuệ và rối loạn tính cách [7], [27], [35]
Viêm màng não mủ hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh gây tử vong cao dù
được điều trị đúng cách, để lại nhiều di chứng. Muốn phòng ngừa, biện pháp
tốt nhất là tiêm chủng [7], [26]
1.3.3. Cúm gia cầm
Tỷ lệ tử vong cao và diễn ra nhanh khiến căn bệnh này trở thành nguy
hiểm. Thời gian ủ bệnh thường chỉ trong vòng 48 giờ, sau đó xuất hiện các
triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, sốt ho, khó thở. Bệnh diễn biến nhanh, suy hô
hấp, ngưng tim dẫn đến tử vong [7], [23].
1.3.4. Sốt do các nguyên nhân khác
Viêm amidan: Sốt cao 39-40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước
miếng nhiều. Trẻ trong tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm
amidan cũng rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.
Viêm họng cấp: Thường xảy ra vào thời tiết lạnh, nhiều nhất là mùa
đông, gặp ở cả người lớn và trẻ em. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên là đau
họng khi nuốt, kèm theo sốt, nói khàn tiếng Nguyên nhân gây bệnh thường
là do loại vi khuẩn liên cầu tan máu bêta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp,
biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em. Trẻ có biến chứng thấp tim cần
được điều trị chu đáo và phải được theo dõi điều trị kéo dài, có khi suốt từ
tuổi thiếu niên đến năm 23-25 tuổi [28].



10
1.4. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY SỐT HAY GẶP
1.4.1. Sốt trong vài ngày
Nguyên nhân ở vùng miệng, họng: Thường gặp ở trẻ em mọc răng sữa,
người lớn mọc răng khôn; viêm họng, viêm amiđan, đau lợi, đau họng, nuốt

khó và đau, đôi khi ho. Khám thấy lợi, họng, amiđan sưng, đỏ, có khi có mủ
hoặc giả mạc. Cần chụp răng, khám họng.
Nhiễm khuẩn ở bộ máy hô hấp: Viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm
màng phổi, apxe phổi, thường có biểu hiện sốt, ho khạc đờm hay máu, đau
ngực, khó thở. Cần chụp X-quang lồng ngực, xét nghiệm đờm, máu.
Nhiễm khuẩn hệ thống thận-tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm mủ bể
thận, viêm cầu thận cấp. Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ít,
nước tiểu đục hay hồng, có phù, đau vùng thắt lưng. Cần xét nghiệm nước
tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận, siêu âm, chụp X-quang vùng
thận-tiết niệu.
Nhiễm khuẩn ở gan mật: Viêm đường mật, áp-xe gan, viêm gan do
virus. Thường kèm theo sốt, vàng da, vàng mắt, đau vùng gan.Viêm khớp, cơ,
thấp tim: Tại vùng cơ, khớp, sưng, nóng, đỏ, đau; cầm nắm các đồ vật khó,
hạn chế hoặc không đi lại được. Cần chụp X-quang khớp, xét nghiệm máu
lắng máu, xét nghiệm yếu tố về khớp.
Nhiễm khuẩn não – màng não : Có sốt, nôn, nhức đầu. Có khi co giật,
liệt nữa người, hôn mê. Xét nghiệm nước não tủy, máu.
Tắc tia sữa, áp-xe vú: Do nhiễm khuẩn tuyến sữa, biểu hiện vú sưng,
đau, nóng, đỏ. Sữa chảy ra màu trong hay vàng.



11
Sốt có phát ban: Thường do các loại virus. Gặp ở các bệnh sởi, thủy
đậu, rubêon. Thường có viêm long đường hô hấp, nên thấy hắt hơi, sổ mũi,
ho. Sau khi sốt 3 ngày đến 1 tuần thì phát ban rõ.
Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột liên tục từ 2 đến 7 ngày. Sau đó có
biểu hiện xuất huyết như: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, kinh nguyệt
kéo dài, có những chấm hoặc mảng xuất huyết ở dưới da, đôi khi có xuất
huyết nội tạng. Xét nghiệm máu bạch cầu hạ.

Cúm: Sốt, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy [7], [15], [16].
1.4.2. Sốt kéo dài (trên 10 ngày)
Các trường hợp sốt liên tục gồm:
Thương hàn: Sốt kéo dài, liên tục, kèm theo li bì, hoảng hốt, mê sảng,
môi khô, lưỡi trắng, phân lỏng. Đau bụng vùng hố chậu phải. Đặc biệt nhiệt
độ tăng nhưng mạch không tăng tương ứng.
Lao: Sốt nhẹ dai dẳng, thường sốt về chiều, kém ăn, sút cân. Nếu lao
phổi thường ho, khạc đờm kéo dài, có thể ho ra máu.
Viêm nội tâm mạc bán cấp loét sùi: Trên người có bệnh tim, sốt dai
dẳng, lách to, tiểu ra máu, ngón tay dùi trống. Cần cấy máu, siêu âm tim.
Bệnh leptospira: Khởi phát đột ngột, sốt cao kéo dài. Có dấu hiệu kiệt
nước, da vàng đỏ, tổn thương về gan, thận, dấu hiệu thần kinh như mê sảng,
hoảng hốt, đau các bắp cơ [5], [18], [29].
1.4.3. Các trƣờng hợp sốt có chu kỳ
Sốt rét: Thường gặp ở vùng núi cao, đôi khi ở vùng đồng bằng. Biểu
hiện ban đầu là cơn rét run, sau đó sốt nóng 40-41 độ C, kết thúc cơn sốt là vã
mồ hôi. Hết sốt, người bệnh trở lại bình thường… Hôm sau lại lên cơn sốt và
thường xảy ra đúng vào giờ hôm trước.



12
Sốt hồi quy: Sốt cao liên tục trong vòng 1 tuần sau đó hết sốt vài
ngày, rồi lại sốt cơn tiếp theo. Toàn thân mệt nhọc, bơ phờ. Gan, lách to,
đau. Xét nghiệm máu tìm thấy xoắn khuẩn hồi qui [5], [31].
1.4.4. Các trƣờng hợp sốt dao động
Nung mủ sâu: Ở các cơ quan như áp-xe gan, mủ bể thận, áp xe não,
nhiễm khuẩn huyết và sốt kéo dài ở người nhiễm HIV …
Các nhiễm khuẩn ngoại khoa: Gồm các bệnh viêm nhiễm trước và
sau mổ ở các vết thương; viêm da, cơ, hậu bối, bỏng nhiễm khuẩn, viêm

ruột thừa, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn đường mật, viêm xương…
Ngoài ra, sốt có thể không do nhiễm khuẩn mà do cơ thể phản ứng
lại các tác nhân gây bệnh: say nóng, say nắng, sau tiêm chủng văcxin, sau
truyền máu. Sốt có thể do tiêu hủy tổ chức (sau chảy máu, sau gãy xương),
do rối loạn nội tiết (cơn cường giáp) hay do tăng sinh tổ chức (trong ung
thư và bệnh về máu) [7], [9], [24].
Trong thực tế, không phải bệnh nào cũng đầy đủ các triệu chứng của
nó, mà có thể bị che lấp bởi dấu hiệu của các bệnh khác kèm theo. Cho nên
khi bị sốt, cần đến bác sĩ để được khai thác các triệu chứng và khám xét
một cách toàn diện, được theo dõi và kịp thời xử trí đúng đắn.
Ngày nay, với các trang thiết bị hiện đại, việc tìm nguyên nhân sốt có
nhiều thuận lợi, nhiều người bệnh được cứu chữa khỏi. Tuy nhiên, đôi khi
vẫn gặp những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân, việc chẩn trị cần phải
có các thầy thuốc giàu kinh nghiệm lâm sàng thì người bệnh mới có thể
qua khỏi được.





13
1.5. HẬU QUẢ SỐT CAO ĐỐI VỚI TRẺ EM
1.5.1. Hậu quả tốt
- Sốt có tác dụng trên các mầm bệnh hoặc trực tiếp do tăng nhiệt độ
kích thích các phản ứng tự vệ của cơ thể, hoặc gián tiếp qua nhiều trung gian
- Nhiều công trình cho thấy nhiệt độ có tác dụng ức chế sinh trưởng của
vi khuẩn
- Chất gây sốt nôi sinh là tiền đề của nhiều sự biến đổi trong nội môi và
hàng loạt đáp ứng kích thích có lợi cho cơ thể, gia tăng sản sinh bạch các bạch
cầu đa nhân trung tính, phòng thích các lysosyme và lactoferin

- Tăng bài tiết corticosteroids, glucagon, insuline với những tác dụng
chuyển hóa thứ phát
- Sốt tạo điều kiện cho virus tiêu hủy lysosome, gây chết tế bào, kéo
theo sự chết của virus.
- Sốt tác dụng gián tiếp qua trung gian interfero, ức chế không đặc hiệu
sự tổng hợp của nhiều chất và sự sinh trưởng của virus
1.5.2 Hậu quả xấu
- Sốt cao ở trẻ em thường gây co giật nhất là đối với trẻ dưới 5 tuổi, co
giật làm cho bà mẹ lo lắng và hoang mang, đây cũng là lý do trẻ được đi
khám và là một trong những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân mà chương trinh
xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh ( IMCI: Integrated Management of
Childhood Illness) khuyến cáo chuyển viện, thật vậy cũng khó mà nhận biết
ngay là co giật lành tính do hậu quả của sốt cao hay là biểu hiện của một bệnh
lý não – màng não nặng nề hay co giật do nguyên nhân khác ở một trẻ có sốt.
- Sốt cao kéo dài gây mất nước và điện giải qua vả mồ hôi và tăng nhịp thở
- Gây kiềm hô hấp
- Sốt cao kéo dài gây vỡ hồng cầu, gây thiếu máu, tăng chuyển hóa và
tăng nhịp thở



14
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các bà mẹ có con ≤ 5 tuổi ở xã Tam Hiệp và Thị Trấn huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Xã Tam Hiệp và Thị Trấn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2008.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Chọn mẫu
Chọn tất cả các bà mẹ có con ≤ 5 tuổi ở xã Tam Hiệp và Thị Trấn
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
2.2.3. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng :
N =
2
2
α/2
d
p).p.(1Z 

N =
2
2
)05,0(
0,50,5x x 1,96
= 384
Tỉ lệ kiến thức, thái độ đúng của các bà mẹ; giả sử là 50% với khoảng
tin cậy 95% và độ chính xác là 5%.
- Z: Độ tin cậy .Với độ tin cậy 95% Z=1,96(=0,05)




15
- P : Tỷ lệ ước lượng 50%
- d : Sai số tối đa cho phép chấp nhận được =5%
Để nhằm hạn chế phiếu không hợp lý phải loại bỏ, thêm 10% cỡ mẫu
Cỡ mẫu : 415 bà mẹ
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
- Kiến thức, thái độ và xử trí ban đầu của các bà mẹ về sốt ở trẻ em ≤ 5 tuổi.
- Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và xử trí của các bà mẹ
2.2.5. Các biến số nghiên cứu
- Đối với mẹ
+Tuổi: < 20 tuổi, 20 - 29 tuổi, 30 - 39 tuổi, ≥40 tuổi
+Trình độ học vấn: Mù chữ, tiểu học, trung học cơ sở , trung học phổ
thông, trung cấp, cao đẳng, đại học
+ Nghề nghiệp: Nông, buôn bán, công nhân viên chức, nội trợ, khác
+ Kiến thức , thái độ và xử trí khi con bị sốt
- Các dấu hiếu của sốt: nóng, khát nước, khác
- Cách phát hiện sốt: bằng sờ tay, bằng nhiệt kế, khác
- Sốt có nguy hiểm đối với trẻ em không
- Các biến chứng do sốt
- Khi trẻ sốt chị làm gì: Mua thuốc điều trị, đưa đến cơ sở y tế, xử trí
ban đầu, bằng nhiều cách
- Xử trí ban đầu trước khi đưa đến cơ sở y tế
+ Lau mát bằng nước ấm, nước lạnh, nước đá, rượu cồn, bằng thứ khác
+ Uống thuốc: Thuốc sẵn có, mua thuốc về dùng, sử dụng theo hướng
dẫn của bác sỹ.
+ Các xử trí khác: Chích lễ



16

- Chăm sóc khi trẻ sốt:
+ Ăn bình thường
+ Ăn nhiều bữa
+ Uống nhiều nước
+ Không mặc nhiều quần áo
+ Không chích lễ
+ Con thứ mấy
- Đánh giá mức kiến thức sốt của mẹ
+ Kiến thức đúng khi trả lời đúng trên 70% câu hỏi
+ Kiến thức chưa đúng trả lời từ dưới 70% câu hỏi
- Đánh giá thái độ về sốt của mẹ
+ Thái độ đúng khi trả lời sốt là nguy hiểm
+ Thái độ chưa đúng khi trả lời sốt là không nguy hiểm
2.2.6. Phƣơng tiện nghiên cứu
Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra về các nội dung kiến thức cần khảo sát
để thu thập số liệu.
2.2.6. Xử lý số liệu
- Loại bỏ những mẫu không đạt yêu cầu.
- Giám sát loại các đối tượng nếu có nghi ngờ.
2.2.7. Phân tích số liệu
+ Các bộ câu hỏi sau khi được phỏng vấn xong sẽ được kiểm tra tính
phù hợp, sự hoàn tất của bộ câu hỏi. Dữ kiện sẽ được mã hoá và nhập vào
máy tính, sử dụng phần mềm EXELL.
+ Phân tích kết quả:



17
- Thống kê mô tả tình hình chung của quần thể nghiên cứu thông qua
các biến số, chỉ số, số liệu có được từ chương trình Analysis, dùng biểu đồ.

- Test thống kê trong phân tích số liệu: Trong luận văn này được sử
dụng 
2
test, bảng 2 hàng, 2 cột. Test 
2
được áp dụng khi so sánh nhiều (>2)
tỷ lệ quan sát, nhiều (>2) phân phối quan sát. Trong trường hợp này, khi so
sánh ta cần áp dụng 
2
test.
- Test 
2
còn được áp dụng để nhận định các mối liên quan giữa hai
hiện tượng có nhiều số liệu:
(Qi – Li)

2
= ∑
Li
Trong đó:
 Qi: Là tần số thực nghiệm (tần số quan sát)
 Li: Là tần số lý thuyết (tần số mong đợi)
So sánh 
2
tính được với 
2
α
trong bảng 
2
Nếu 

2
≥ 
2
α
: sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê với α < 0,05.
Nếu 
2
≤ 
2
α
: sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng hai hàng cột : 
2
α
= 3,841
Sử dụng 
2
test cho bảng 2 x 2
Thường sử dụng công thức tính nhanh (chỉ cho bảng 2 x 2):

2
= n ( ad – bc )
2
/ efgh
Điều kiện áp dụng test 
2

cho bảng 2 x 2 là tất cả 4 giá trị mong đợi của
bảng phải > 5. Trong trường hợp điều kiện này không được áp dụng (thường
xảy ra khi nghiên cứu với mẫu nhỏ mà tỷ lệ quan sát thấp), ta phải dùng công
thức 
2
hiệu chỉnh của Yates (Yates correction for continuity) ký hiệu là 
2
c
:

2
c
= n ( [ad – bc ] – ½ n ) / efgh



18
2.2.8. Sai số và kiểm soát sai số:
- Sai số đo thông tin: Hạn chế bằng cách tập huấn kỹ cho nhóm điều tra.
- Sai số nhớ lại: Đối với mục có bệnh hay không có bệnh, hạn chế chỉ
hỏi các bà mẹ các dấu hiệu trong vòng 2 tuần gần đây.
- Sai số do người điều tra: Hạn chế bằng cách kiểm tra sai sót trong
từng bảng câu hỏi, điều tra lại những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu.



19
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi của mẹ
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của mẹ
Tuổi mẹ
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
< 20
5
1,2
20 – 29
168
40,5
30 – 39
206
49,6
 40
36
8,7
Tổng cộng
415
100,0

1.2
40.5
49.6
8.7
0
5
10
15

20
25
30
35
40
45
50
< 20 20 - 29 30 - 39 >=40

Biểu đồ 1: Phân bố nhóm tuổi của mẹ
- Nhận xét: Tuổi của các bà mẹ chủ yếu từ 30 – 39 tuổi chiếm tỉ lệ
49,6%, < 20 tuổi 1,2%.
Tỷ lệ %
Tuổi mẹ



20
3.1.2. Trình độ học vấn của mẹ
Bảng 3.2. Học vấn của mẹ
Trình độ học vấn
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Mù chữ
0
0
Tiểu học
12
2,9
Trung học cở sở

182
43,9
Trung học phổ thông
148
35,7
Trung cấp, cao đẳng, đại học
73
17,5
Tổng cộng
415
100,0

- Nhận xét: Các bà mẹ học vấn trung học cơ sở chiếm tỉ lệ cao nhất là
43,9% tiếp đến là trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 35,7,0%.
3.1.3. Nghề nghiệp của mẹ
Bảng 3.3. Nghề nghiệp của mẹ
Nghề nghiệp của mẹ
Số bà mẹ
%
Nông
128
30,8
Buôn bán
66
15,9
Công chức
92
22,2
Nội trợ
29

7,0
Nghề khác
100
24,1
Tổng cộng
415
100,0

- Nhận xét: Bà mẹ nghề nông chiếm 30,8%, công chức chiếm 22,2%,
buôn bán chiếm 15,9%, nghề khác: 24,1%.



21
3.1.4. Số con
Bảng 3.4. Số con của bà mẹ
Số con
Số bà mẹ
%
1
171
41,2
2
174
41,9
3
59
14,2
≥4
11

2,7
Tổng cộng
415
100,0

41.2
41.9
14.2
2.7
1
2
3
>=4

Biểu đồ 3.2. Số con của bà mẹ

- Nhận xét: bà mẹ có 4 con: 2,7%, bà mẹ có 3 con: 14,2%, bà mẹ có 2
con: 41,9% và bà mẹ có 1 con 41,2% .



22
3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU VỀ SỐT CỦA CÁC
BÀ MẸ
3.2.1. Kiến thức của các bà mẹ
Bảng 3.5. Các dấu hiệu phát hiện sốt
Dấu hiệu
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Nóng

318
76,6
Khát nước
68
16,4
Khác
29
7,0
Tổng cộng
415
100,0

- Nhận xét: dấu hiệu phát hiện sốt là nóng chiếm tỉ lệ cao nhất 76,6%,
dấu hiệu khát nước chiếm 16,4%.
Bảng 3.6.Cách phát hiện sốt
Phƣơng tiện
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Bằng nhiệt kế
95
22,9
Bằng sờ
320
77,1
Tổng cộng
415
100,0

- Nhận xét: Bà mẹ biết phát hiện con bị sốt bằng đo nhiệt kế 22,9% và
77,1% bà mẹ phát hiện sốt bằng sờ tay.

3.2.2. Kiến thức về biến chứng của sốt
Bảng 3.7. Hiểu biết của mẹ về biến chứng của sốt
Kiến thức
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Có biết
165
39,8
Không biết
250
60,2
Tổng cộng
415
100,0
- Nhận xét: bà mẹ biết biến chứng do sốt chiếm 39,8 %, bà mẹ không
biết biến chứng do sốt gây ra chiếm 60,2%



23
Bảng 3.8. Các biến chứng bà mẹ biết do sốt gây ra
Các biến chứng
Số bà mẹ
n = 165
Tỷ lệ %
Co giật
62
37,6
Nói sảng
95

57,6
Mất nước
8
4,8

- Nhận xét: Các biến chứng bà mẹ biết do sốt gây ra như nói sảng
chiếm cao nhất 57,6%, tiếp đến là biến chứng co giật chiếm 37,6% , còn biến
chứng mất nước chiếm 4,8% .
Bảng 3.9. Kiến thức về xử trí trẻ sốt
Nội dung
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Mua thuốc dùng
121
29,2
Đưa đến y tế
130
31,3
Xử trí ban đầu rồi đưa đến y tế
63
15,2
Bằng nhiều cách (lau mát,dùng thuốc,
đua đến y tế )
83
20,0
Chích lễ
18
4,3
Tổng cộng
415

100,0

- Nhận xét: Khi trẻ bị sốt thì có 31,3% đưa trẻ đến y tế gần nhất, 29,2%
mua thuốc về dùng, 15,2% xử trí ban đầu rồi đưa đến y tế và 20,0% bà mẹ thì
dùng nhiều cách khi trẻ sốt như vừa lau mát vừa dùng thuốc và đưa trẻ đến y
tế, 4,3 % bà mẹ chích lễ khi trẻ sốt.



24
Bảng 3.10. Kiến thức về chăm sóc trẻ sốt
Nội dung
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Ăn uống bình thường
218
52,5
Ăn nhiều bữa
176
42,4
Uống nhiều nước hơn bình thường
357
86,0
Không mặc nhiều quần áo
121
29,2

52.5
42.4
86.0

29.2
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Ăn uống bình
thƣờng
Ăn nhiều bữa Uống nhiều nƣớc
hơn bình thƣờng
Không mặc nhiều
quần áo
Nội dung
Tỷ lệ
%

Biểu đồ 3.3. Kiến thức về chăm sóc trẻ sốt

- Nhận xét: kiến thức bà mẹ chăm sóc trẻ sốt như bà mẹ cho trẻ uống
nhiều nước hơn bình thường có 86,0%; 52,5% bà mẹ tiếp tục cho trẻ ăn uống
bình thường; 42,4% bà mẹ trả lời nên cho trẻ sốt ăn nhiều bữa trong ngày;
29,2% bà mẹ không cho trẻ mặc nhiều quần áo khi bị sốt.




25
3.2.3. Kiến thức về sử dụng thuốc khi trẻ bị sốt
Bảng 3.11. Dùng thuốc paracetamol khi trẻ bị sốt
Dùng thuốc
Số bà mẹ
%

355
85,5
Không
22
5,3
Tùy trường hợp dùng thuốc
hay không dùng thuốc
38
9,2
Tổng cộng
415
100,0

- Nhận xét: Biết dùng thuốc khi trẻ bị sốt 85,5% bà mẹ, không dùng
thuốc 5,3% và chỉ có 9,2% bà mẹ thì tùy trường hợp mà nên dùng thuốc hay
không dùng.
Bảng 3.12. Sự hiểu biết về tác hại của thuốc hạ nhiệt Paracetamol
Tác hại của thuốc hạ nhiệt Paracetamol
Số bà mẹ
%
Có biết
250
60,2

Không biết
165
39,8
Tổng cộng
415
100,0

- Nhận xét: 60,2% bà mẹ biết tác hại của thuốc hạ nhiệt Paracetamol,
39,8% bà mẹ không biết tác hại của thuốc Paracetamol.

×